Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN đạt giải cáp huyện: Kinh nghiệm sử dụng mẫu vật nhằm nâng cao chất lượng giờ thực hành môn sinh học 8 ở trường THCS Nga Hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.3 KB, 16 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay giáo viên dạy bộ môn Sinh học 8 về giải phẫu sinh lí người ở các
trường khi tiến hành các thí nghiệm phục vụ viêc dạy và học thường gặp nhiều
khó khăn về mặt thiết bị cũng như về phương pháp.
Trong đổi mới phương pháp dạy học, tích cực hóa hoạt động của học sinh
và việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp với từng nội dung, từng đối
tượng học sinh, từng phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên phải có sự
đổi mới cả về tư duy và phương pháp dạy học.
Để thực hiện tốt phương pháp dạy học, người giáo viên nhất thiết phải có
những phương pháp giảng dạy phù hợp, sáng tạo và xinh dộngđể thúc đẩy học
sinh hoạt động tích cực trong học tập, lĩnh hội tri thức mới và năm bài ngay tại
lớp. Từ đó có kiến thức cơ sở để vận dụng vào cuộc sống, giải thích các hiện
tượng thực tế trong tự nhiên.
Mặt khác tùy từng đối tượng học sinh, tùy vào cơ sở vật chất của nhà
trường mà giáo viên vận dụng các phương pháp dạy học sáng tạo khác nhau vào
giảng dạy để đạt được kết quả cao nhất. Vì vậy tôi luôn trăn trở tìm ra "Kinh
nghiệm sử dụng mẫu vật nhằm nâng cao chất lượng giờ thực hành môn sinh học
8 ở trường THCS Nga Hưng" làm đề tài nghiên cứu của mình.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở nhận thức.
Trong lí luận dạy học thì sự hình thành và chiếm lĩnh kiến thức của học
sinh trải qua hai giai đoạn từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lí tính. Trong
dạy học giáo viên phải thiết kế, tổ chức cho học sinh tiếp thu kiến thức cũng
phải trải qua hai giai đoạn trên. Vì vậy việc sử dụng mẫu vật thật trong dạy học
rất quan trọng, đặc biệt là mẫu vật thật khi dạy các bài thực hành trong chương
trình Sinh học lớp 8.
Về tâm lí lứa tuổi thì học sinh lớp 8 đã quen với phương pháp học ở cấp
THCS, song nhận thức của các em đang còn đơn giản, chủ yếu từ trực quan xinh
động nên việc sử dụng mẫu vật thật để tìm tòi nắm bắt kiến thức dạy học có sử
dụng mẫu vật và mô hình sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy học thực hành.


2. Cơ sở thực tiễn.
Là đối tượng học sinh lớp 8, các em đã quen với phương pháp học tập môn
sinh học do các em đã được làm quen ở các lớp 6 và lớp 7. Vì vậy việc sử dụng
mẫu vật thật để dạy học thực hành rất thuận lợi.

1


Khi quan sát mẫu tht giáo viên cho học sinh quan sát tổng thể, sau đó đặt
ra những câu hỏi mang tính chất kích thích tò mò, tạo tình huống có vấn đề và
phát triển vấn đề, đồng thời hớng học sinh vào một mục tiêu cụ thể, xây dựng
các giả thiết và lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
Trong quá trình thực hiện theo phơng pháp này tôi nhận thấy học sinh học
sôi nổi, không đơn điệu và học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức một cách tự
tin, chắc chắn hơn. Chính mẫu vật tht đã đem đến kiến thức, nhng nếu ta không
biết cách khai thác kiến thức từ phơng tiện đó thì những phơng tiện đó chỉ dùng
để minh họa cho kiến thức.
II. THC TRNG S DNG MU VT PHC V DY HC THC
HNH MễN SINH HC 8 TRNG THCS NGA HNG NM HC 2013-2014.
1. Thc trng chung.
dựng, mu vt v cỏc phng tin phc v cho cỏc bi thc hnh nh
trng cũn ớt, mt s dựng c cp thỡ cht lng thp v cng ó h hng
nhiu cha ỏp ng yờu cu dy hc b mụn. Vi lng dựng nhu vy
giỏo viờn rt khú khn trong ging dy cng nh cha gõy hng thỳ hc
tp cho hc sinh c bit l khi dy cỏc bi thc hnh.
Vic dy cỏc bi thc hnh chng trỡnh sỏch giỏo khoa i vi giỏo viờn
cũn nhiu lỳng tỳng, cha trit , c bit l trong khõu t chc cỏc hot ng
cho hc sinh. Trong quỏ trỡnh t chc cho hc sinh hc tp cũn gng ộp v cũn
mang tớnh hỡnh thc mt s tit dy. Lng kin thc hc sinh tip thu trong
tit hc bi thc hnh cha m bo theo mc tiờu bi hc. Do vy hc sinh

cha tớch cc hc tp, cha chu khú tỡm tũi, suy ngh phỏt hin ra kin thc
mi. Nguyờn nhõn ú l do dựng dy hc v phng phỏp dy hc cha sỏng
to v cũn nhiu hn ch.
Mt khỏc cht lng hc sinh khụng ng u, nhiu hc sinh cha chỳ
tõm hc tp, cha hc bi c v chun b bi, cha chun b mu vt trc nh
theo yờu cu ca giỏo viờn, nờn vic giỏo viờn ỏp dng, trin khai cỏc hot ng
hc tp yờu cu hc sinh quan sỏt, tho lun nhúm theo hng tớch cc húa
gii quyt vn t ra cũn rt khú khn khi dy cỏc bi thc hnh.
2. Thc trng giỏo viờn.
Hin nay do nhu cu s dng cụng ngh thụng tin trong cỏc tit dy ngy
cng ph bin cỏc nh trng. Vỡ vy trong ging dy b mụn Sinh hc 8
cng khụng phi l ngoi l trong vic trin khai ng dng cụng ngh thụng
tin vo trong cỏc tit dy. Tuy nhiờn vic ng dng cụng ngh thụng tin trong
cỏc tit dy cng cũn nhiu vn phi gii quyt lm rừ. õy bn thõn
2


tôi chỉ nói đến thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các giờ
thực hành.
Không hiểu do giáo viên ngại khó hay do điều kiện nhà trường không có
kinh phí cho các giờ thực hành nên đối với các giờ thực hành hiện nay đa số
giáo viên chỉ trình chiếu các nội dung thực hành trên phần mềm violet hoặc
Power point cho học sinh quan sát nên hầu hết học sinh không được rèn luyện
các kỹ năng thực hành.
Mặt khác giáo viên dạy môn Sinh học 8 thường hay gặp phải những khó
khăn trong quá trình dạy học như: đồ dùng phục vụ cho việc dạy học chưa đáp
ứng đầy đủ cho việc dạy học, giáo viên đôi khi còn lúng túng trong việc lựa
chon, sử dụng đồ dùng, phương pháp dạy các bài thực hành vân chưa hiệu quả.
Một số giáo viên khi dạy các bài thực hành còn ngại khó, ngại vất vả đặc biệt
đối với những nhà trường chưa có phòng thực hành Hóa- Sinh, cũng như chưa

có phụ tá thí nghiệm.
3. Thực trạng học sinh.
Việc học tập ở các em học sinh khối 8 nói chung và bộ môn Sinh học nói
riêng các em chưa quen với phương pháp học tập các bài thực hành ở bậc
THCS, các em đang còn quen với cách học đòi hỏi tư duy trực quan, chưa có
khả năng phân tích tổng hợp khái quát kiến thức.
Trước khi ứng dụng đề tài nghiên cứu này tỷ lệ học sinh tiếp thu kiến thức
trong các bài thực hành thường chưa cao và kiến thức của các em nắm được
cũng chưa sâu và chưa chắc chắn. Cụ thể:
+ Tổng số học sinh: 37
+ Loại giỏi: 3 học sinh, chiếm tỷ lệ 8,1%
+ Loại khá: 10 học sinh, chiếm tỷ lệ 27%
+ Loại trung bình: 19 học sinh, chiếm tỷ lệ 51,3%
+ Loại yếu- kém: 5 học sinh, chiếm tỷ lệ 13,6%
III. GIẢI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các giải pháp:
* Yêu cầu về kiến thức khi sử dụng mẫu vật và phương tiện khi dạy các
bài thực hành:
+ Thông qua dạy các bài thực hành giúp hình thành ở học sinh có tố chất tư
duy của nhà nghiên cứu.
+ Củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh, hình thành được các đơn vị
kiến thức bài học mà học sinh cần đạt được.

3


+ Qua dạy các bài thực hành học sinh phát hiện được kiến thức mới đồng
thời liên hệ với kiến thức đã học để giải thích được hiện tượng sinh học xảy ra.
* Yêu cầu kỹ năng khi sử dụng mẫu vật và phương tiện khi dạy các bài
thực hành:

+ Giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, và đầy đủ các loại mẫu vật và
các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo giờ dạy thành công.
+ Trong khi tiến hành dạy học giáo viên phải:
Nêu mục tiêu mẫu vật và phương tiện, tên của từng loại mẫu vật phải đảm
bảo mỗi học sinh nhận thức rõ mục tiêu của từng loại mẫu vật, phương tiện để
làm gì?
Hướng dẫn học sinh cách tiến hành tìm hiểu mẫu vật dụng cụ, phải đảm
bảo mỗi học sinh nhận thức rõ mục đích của nó trong làm thí nghiệm như thế
nào? Bằng cách nào?
Qua giờ dạy yêu cầu học sinh phải mô tả nắm được bản chất kết quả thí
nghiệm; Học sinh phải viết ra (hoặc nói ra) các kết quả mà mình quan sát thấy
trong quá trình làm thí nghiệm. Từ đó phân tích, so sánh, nhận xét, giải thích để
rút ra kết luận cần thiết.
+ Hình thành cho học sinh kỹ năng hợp tác, học tập theo nhóm để phát huy
hết khả năng, năng lực học tập của từng học sinh.
* Yêu cầu về thái độ khi sử dụng mẫu vật và phương tiện khi dạy các bài
thực hành:
+ Học sinh phải tự giác, tích cực học tập.
+ Trong quá trình thực hành học sinh cần chú ý đến những đặc điểm của
mẫu vật và dụng cụ, thiết bị.
Để hoàn thành tốt mục tiêu bài học cũng như giúp giáo viên áp dụng thành
công phương pháp dạy học tích cực, và nhẹ nhàng trong từng tiết dạy nhưng học
sinh vẫn hăng say tích cực học tập lĩnh hội tốt kiến thức ngay tại lớp. Với suy
nghĩ đó tôi đã đưa ra một số giải pháp sau:
2. Lập kế hoạch giảng dạy:
Đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp dạy các bài thực hành cần phải chuyên
tâm vào tiết dạy, nghiên cứu kỹ SGK, SGV, tài liệu tham khảo liên quan, làm
thử các thí nghiệm trực quan trước khi lên lớp. Đồng thời phải nắm bắt được
từng đối tượng học sinh trong lớp giảng dạy thuộc bộ môn của mình bằng cách
kiểm tra kiến thức ít nhất 3 lần bằng hình thức trắc nghiệm hoặc kiểm tra viết tại

lớp sau đó thống kê kết quả kiểm tra và phân loại học sinh. Qua kết quả phân
tích đánh giá phân loại học sinh, giáo viên lên kế hoạch giảng dạy cho cả năm
4


học, cụ thể đến từng tuần học, thông qua kế hoạch giảng dạy giáo viên thiết kế
bài dạy đối với từng tiết học cụ thể có tính sáng tạo phù hợp với đối tượng học
sinh, cũng như việc chuẩn bị phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu đề ra.
3. Rà soát các bài thực hành trong chương trình:
Trong quá trình nghiên cứu nội dung chương trình SGK, SGV để định hướng thiết
kế giáo án dạy các bài thực hành thì ở mỗi tiết dạy giáo viên cần phải luôn luôn có suy
nghĩ làm thế nào để giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức một cách nhanh nhất, hiệu
quả nhất đặc biệt trong mỗi tiết dạy học sinh phải sôi nổi học tập hoàn thành được
nhiệm vụ do giáo viên đề ra. Để có được điều đó người giáo viên phải tận tâm với nghề,
luôn luôn phải tìm tòi suy nghĩ để tìm ra con đường dạy học ngắn nhất.
4. Lập kế hoạch cho học sinh sưu tầm mẫu vật phục vụ cho các bài
thực hành trong chương trình:
- Trong chương trình các bài dạy các bài thực hành có mẫu vật thật yêu cầu
học sinh sưu tầm đầy đủ và các mẫu vật phải có ở địa phương.
- Mẫu vật sưu tầm cần sống.
- Mẫu vật sưu tầm cần phải đảm bảo vệ sinh.
- Mẫu vật sưu tầm cần đảm không ô nhiễm môi trường.
- Mẫu vật sưu tầm cần mang tính đặc trưng và dễ khai thác kiến thức.
5. Một số bài tiêu biểu cần sử dụng mẫu vật thật dạy bài thực hành
Sinh học lớp 8 như sau:
Bài 5: THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO VÀ MÔ
I. Mục tiêu:
- Kiến thức:
+ Chuẩn bị được tiêu bản tạm thời và mô cơ vân.
+ Phân biệt những điểm khác nhau của mô, mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết.

+ Quan sát và vẽ tế bào trong các tiêu bản làm sẵn: Tế bào niêm mạc miệng
mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết…
- Kỹ năng:
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát tế bào và mô dưới kính hiển vi.
+ Rèn kỹ năng sử dụng kính hiển vi, quan sát và vẽ tế bào.
- Thái độ:
+ Giáo dục tư tưởng cho học sinh thấy tầm quan trọng của tế bào.
+ Giáo dục ý thức nghiêm túc bảo vệ máy, vệ sinh phòng sau khi thực hành.
II. Phương pháp và chuẩn bị:
1. Phương pháp thực hành quan sát.
2. Chuẩn bị: như SGK.
5


III. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1: Yêu cầu của bài thực hành.
GV nhấn mạnh yêu cầu quan sát so sánh các loại mô.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành.
1. Làm tiêu bản và quan sát tế bào mô cơ vân.
GV hướng dẫn cho học sinh làm tương tự bài trong SGK. Lưu ý học sinh
thực hiện.
HS: Đọc SGK làm theo hướng dẫn của GV
GV: Chia tổ đổi lại cho nhau khi thực hiện.
HS: Các nhóm làm quan sát và nhận xét.
GV: Theo dõi thao tác của HS điều chỉnh khi HS làm sai.
HS: Trao đổi thống nhất ý kiến.
GV: Yêu cầu HS điều chỉnh kính hiển vi.
GV: Yêu cầu HS quan sát tế bào dưới kính và nhận xét thống nhất ý kiến.
HS: Quan sát nhận xét thống nhất ý kiến ghi nhận kết quả.
GV: Yêu cầu học sinh thấy được màng, nhân, vân ngang, tế bào dài.

Hoạt động 3: Quan sát tiêu bản và các loại mô khác.
Mục tiêu: Phân biệt những điểm khác nhau của mô, mô biểu bì, mô cơ, mô
liên kết.
Các hoạt động
- Quan sát và vẽ tế bào trong các tiêu bản làm sẵn: Tế bào niêm mạc miệng
(mô biểu bì, mô cơ, mô liên kết)
GV: Yêu cầu HS quan sát các mô và vẽ hình.
HS: Các nhóm điều chính kính để thấy rõ tiêu bản, lần lượt quan sát → vẽ
hình.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát được thành phần cấu tạo, hình dáng tế bào ở
mỗi mô.
GV: Theo dõi hoạt động của các nhóm giải đáp thắc mắc của HS.
HS: Quan sát được thành phần cấu tạo, hình dáng tế bào ở mỗi mô.
1. Làm tiêu bản tế bào mô cơ vân.
a. Cách làm tiêu bản mô cơ vân.
- Rạch da đùi ếch lấy 1 bắp cơ, hoặc cơ vân thịt nạc lợn còn tươi yêu cầu
lấy ở bắp cơ to, đùi ếch to mặt khác cơ phải có màu đỏ tươi thì việc quan sát mới
dễ dàng.
- Dùng kim nhọn rạch dọc bắp cơ.
- Dùng ngón trỏ và ngón cái ấn 2 bên mép rạch.
6


- Lấy kim mũi mác gạt nhẹ, và tách 1 sợi mảnh, yêu cầu khi lấy phải rất
nhẹ nhàng, tránh bị đứt ngang, lấy quá nhiều sợi tơ cơ thì việc quan sát sẽ
khó khăn.
- Đặt sợi mảnh mới tách lên lam kính, nhỏ DD sinh lý 0.65% NaCl.
- Đậy lamen, nhỏ axit axetic.
b. Quan sát tế bào.
- HS phải thấy được các phần chính: Màng, tế bào chất, nhân, vân ngang, tế

bào dài…
2. Quan sát tiêu bản và các loại mô khác
- Mô biểu bì: Tế bào xếp xít nhau.
- Mô sụn: Chí có 2-3 tế bào tạo thành nhóm.
- Mô xương: Tế bào nhiều.
- Mô cơ: Tế bào nhiều và dài.
Trả lời: Cách làm tiêu bản, khi quan sát,
GV nhận xét:
- Khen các nhóm làm việc nghiêm túc có kết quả tốt.
- Phê bình các nhóm chưa chăm chỉ và kết quả chưa tốt để rút kinh nghiệm.
Đánh giá:
- Trong khi làm tiêu bản mô cơ vân các em gặp khó khăn gì?
- Lý do gì làm cho mẫu vật của 1 số nhóm chưa đạt yêu cầu.
GV: Yêu cầu các nhóm làm vệ sinh, dọn sạch lớp.
+ Thu rửa dụng cụ, lau khô.
Tiết 30:

THỰC HÀNH
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết lắp đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho
Enzim hoạt động.
- HS biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng.
- Phân tích kết quả thí nghiệm về vai trò và điều kiện hoạt động của
enzim.
2. Kỹ năng:
- Rèn thao tác tiến hành thí nghiệm: Đong, đo, nhiệt độ… thời gian.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập tính kiên trì, nghiêm túc.

7


II. CHUẨN BỊ
- GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm: 8 ống nghiệm nhỏ (10ml), 2 ống đong chia
độ, 2 giá để ống nghiệm, 2 đèn cồn, 1 cuộn giấy đo độ pH, 1 phễu có bông lọc, 1
bình thủy tinh, cặp nhiệt kế, cặp ống nghiệm, phích nước nóng, hồ tinh bột 1% dd
HCl 2%, dd iốt 1%, thuốc thử Strôme (3ml dd NaOH 10% + 3ml dd CuSO4 2%).
- HS: Trong 5 phút đầu giờ, mỗi nhóm chuẩn bị 24 ml nước bọt loãng (lấy
6ml nước bọt + 18ml nước cất lắc đều rồi lọc qua phễu và bông lọc) và hồ tinh
bột.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của GV- HS
Yêu cầu đạt được
Hoạt động 1:
Chuẩn bị thí nghiệm:
GV yêu cầu HS đọc nội dung bài 26
I.Chuẩn bị thí nghiệm:
trước khi đến lớp và cho các tổ trưởng
-2 HS nhận và kiểm tra dụng cụ,
thí nghiệm phân công nhiệm vụ cho vật liệu thí nghiệm.
từng nhóm. GV chia lớp thành các tổ
-1 HS chuẩn bị nhãn cho ống
thí nghiệm (khoảng 9-10 em)
nghiệm.
Từng HS đọc trước bài 26 SGK ở
-2 HS chuẩn bị dung dịch nước
nhà để nắm được nội dung và công việc bọt hòa lẫn đã lọc.
cần tiến hành thí nghiệm.
-1 HS chuẩn bị 2 ml nước bọt đã

lọc, đun sôi.
-2 HS chuẩn bị bình thủy tinh có
nước nóng ở 37 0C.
Hoạt động 2:Tiến hành thí nghiệm:
GV yêu cầu HS chuẩn bị vật liệu vào
các ống nghiệm trước khi lên lớp.
-Rót hồ tinh bột vào các ống
GV cho HS đặt giá ống nghiệm có nghiệm A, B, C, D mỗi ống 2ml,
chứa các vật liệu vào bình thủy tinh rồi đặt vào các giá.
nước ấm 37 0C trong 15 phút, rồi quan
-Dùng các ống hút lấy các vật
sát xem có hiện tượng gì xảy ra và giải liệu khác:
thích.
+2 ml nước lã cho vào ống A.
GV chỉ định một vài HS trình bày thí
+2 ml nước bọt cho vào ống B.
nghiệm và giải thích.
+2 ml nước bọt đã đun sôi cho
GV theo dõi, nhận xét, đánh giá và nêu vào ống C.
ra đáp án đúng
+2 ml nước bọt cho vào ống D +
Toàn bộ HS quan sát sự biến đổi xảy ra vài giọt dung dịch HCl (2%).
trong các ống nghiệm A, B, C, D rồi ghi kết
quả và giải thích vào bảng 27 ở vở bài tập.
HS trình bày kết quả và giải thích, các
em khác nghe, nhận xét, bổ sung.
8


Các ống

nghiệm
Ống A
Ống B
Ống C

Hiện tượng
(độ trong)
Không đổi
Tăng lên
Không đổi

Ống D

Không đổi

Giải thích
Nước lã không có enzyme biến đổi TB
Nước bọt có enzyme biến đổi tinh bột
Nước bọt đun sôi đã hỏng enzyme
Do HCl đã hạ thấp pH nên enzyme trong nước
bọt không hoạt động.

Hoạt động 3: Kiểm tra kết quả thí nghiệm và giải thích:
GV yêu cầu HS chia phần dung dịch
II. Kết quả thí nghiệm và giải
trong mỗi ống nghiệm thành 2 ống xếp thích:
thành 2 lô (lô 1 và 2).
Tiếp đó GV yêu cầu HS nhỏ dung
Nhỏ vào các ống nghiệm của lô
dịch iốt 1% vào các ống nghiệm của lô 1 1, mỗi ống 5-6 giọt iốt 1%, rồi lắc

lắc đều và nhỏ dung dịch strôme vào các đều và nhỏ vào các ống nghiệm của
ống nghiệm của lô 2 lắc đều và đặt vào lô 2, mỗi ống 5-6 giọt dung dịch
bình thủy tinh nước 370 C. theo dõi kết quả Strôme, lắc đều, đặt vào bình thủy
ghi vào bảng 26.2 vở bài tập và giải thích. tinh nước 370 C.
GV lưu ý HS:
Đáp án:
Tinh bột + iốt → màu xanh.
Đường + strôme → đỏ nâu.
GV nghe HS trình bày, phân tích, nhận
xét và giúp các em nêu ra đáp án đúng
Các ống
Hiện tượng
Giải thích
nghiệm
(màu sắc)
Ong A1
Có màu xanh
Nước lã không có enzyme
biến tinh bột thành đường.
Ong A2
Không có màu đỏ nâu
Ong B1
Không có màu xanh
Nước bọt có enzyme biến tinh
bột thành đường.
Ong B2
Có màu đỏ nâu
Ong C1
Có màu xanh
Enzim trong nước bọt bị đun

sôi không có khả năng biến tinh
Ong C2
Không có màu đỏ nâu
Ong D1
Có màu xanh
Enzim trong nước bọt không
hoạt động ở pH a xít-tinh bột
Ong D2
Không có màu đỏ nâu
- Kết quả: + Ống B1 có đường nên không chuyển màu xanh.
+ Ống B2 có đường nên chuyển màu đỏ nâu.
Củng cố kết luận:
Mỗi HS tự làm báo cáo thu hoạch ở nhà và nộp cho GV đánh giá theo yêu
cầu SGK (kiến thức và kỹ năng).
- Thực chất biến đổi hóa học của thức ăn trong khoang miệng là gì? Khi
nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì sao?
9


TIẾT 46: THỰC HÀNH TÌM HIỂU CHỨC NĂNG CỦA TỦY SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
+ Tiến hành thành công các thí nghiệm quy định, từ kết quả quan sát thí nghiệm.
+ Mô tả được cấu tạo và trình bày chức năng tủy sống (chất xám và chất trắng)
+ Đối chiếu với cấu tạo của tủy sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu
tạo và chức năng.
2. Kỹ năng: Rèn luyện: Rèn luyện kỹ năng thực hành.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức kỷ luật, ý thức vệ sinh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Ếch 1 con, bộ đồ mổ: đủ cho các nhóm, dung dịch HCl 0,3%, 1%.

2. Học sinh: Ếch 1 con, khăn lau, bông, kẻ sẵn bảng 44 vào vở
- Vị trí: Nằm trong ống xương sống từ đốt sống cổ I đến hết đốt thắt lưng II
- Hình dáng: Hình trụ dài 50cm.
Có hai phần phình là phình cổ và phình thắt lưng.
- Màu sắc: Màu trắng bóng.
- Màng tủy: 3 lớp: Màng cứng, màng nhện, màng nuôi → bảo vệ và nuôi
dưỡng tủy sống.
+ Chất xám: Nằm trong, có hình cánh bướm.
+ Chất trắng: Nằm ngoài; bao quanh chất xám.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV- HS
Yêu cầu đạt được
Hoạt động I: Tìm hiểu chức năng của tủy sống:
I.Tìm hiểu chức năng của tủy sống:
GV yêu cầu Hs tiến hành các thí
nghiệm 1, 2, 3 trên ếch tủy, quan sát và
ghi kết quả vào cột trống của bảng 44
SGK (phiếu học tập).
GV hướng dẫn HS kỹ thuật hủy não
ếch (SGV trang 190 Sinh Học 8).
GV lưu ý HS:
-Nếu dùng axít kích thích thì sau mỗi
lần kích thích, nhúng chân ếch vào cốc
nước lã để rửa axít và dùng bông hoặc
Kết quả:
khăn khô thấm nước rồi mới kích thích
-Thí nghiệm 1: ếch co chi bị kích
tiếp.
thích.
-Nếu dùng lửa thì để xa khi kích

-Thí nghiệm 2: ếch co cả hai chi.
thích nhẹ, để gần khi kích thích mạnh.
-Thí nghiệm 3: ếch co toàn thân
10


GV yêu cầu các nhóm trình bày kết
quả của các thí nghiệm 1, 2, 3.
GV nhận xét và xác định kết quả thí
nghiệm.
GV nêu câu hỏi:
? Từ kết quả thí nghiệm trên em có
dự đoán gì về chức năng của tủy sống?
GV theo dõi HS trình bày, phân tích,
chỉnh lý và chốt lại.
GV nêu vấn đề: để làm rõ các phán
đoán trên, chúng ta cần tiến hành thí
nghiệm sau:
Bước 2:
GV tiến hành thí nghiệm 4, 5 trên
ếch tủy.
GV yêu cầu HS giải thích thí nghiệm
4, 5.
GV nghe HS giải thích, nhận xét, lưu
ý: kích thích chi sau thì chi trước không co
và ngược lại là do đường liên hệ giữa chi
trên và chi dưới bị cắt đứt. GV kết luận:
Bước 3: GV tiến hành thí nghiệm 6
và 7 trên ếch tủy.
GV yêu cầu HS giải thích kết quả thí

nghiệm 6 và 7.
GV theo dõi HS phát biểu, nhận xét
và nhấn mạnh: kích thích mạnh vào chi
trước, chi trước không co. kích thích mạnh
vào chi sau, chi sau vẫn co là do trong tủy
sống có nhiều căn cứ điều khiển sự vận
động của chi.

và cả 4 chi.

GV treo tranh phóng to H 44.1 và
44.2 SGK cho HS quan sát và yêu cầu các
em đối chiếu với kết quả thí nghiệm (1, 2,
3, 4, 5, 6, 7) để nêu lên chức năng của
từng phần (chất trắng, chất xám).
GV dựa vào tranh phân tích cho HS
rõ: tủy sống gồm chất xám ở giữa và chất

II. Nghiên cứu cấu tạo của tủy sống:

Tủy sống có nhiều căn cứ thần
kinh điều khiển sự vận động của chi.
Các căn cứ đó phải liên hệ với
nhau theo đường liên hệ dọc.
-Thí nghiệm 4: kích thích mạnh
vào chi sau bằng HCl 3% thì chi sau
co, chi trước không co.
-Thí nghiệm 5: kích thích rất
mạnh vào chi trước bằng HCl 3% thì
chi trước co, chi sau không co.

Kết luận:
Trong tủy sống các căn cứ thần
kinh liên hệ với nhau theo đường liên
hệ dọc.
-Kích thích mạnh chi trước bằng
HCl 3%, chi trước không co.
-Kích thích rất mạnh vào chi sau
bằng HCl 3% chi sau vẫn co.

Kết luận:
Tủy sống có nhiều căn cứ thần
kinh điều khiển sự vận động của các
chi.
Hoạt Động 2:
Nghiên cứu cấu tạo của tủy sống:

Tủy sống được bảo vệ trong cột
sống, từ đốt sống cổ I đến đốt thắt
lưng thứ II dài khoảng 50 cm, có
phình cổ và phình thắt lưng. Tủy sống
được bọc trong lớp màng tủy (màng
11


trắng Bao bọc xung quanh. Chất xám là cứng, màng nhện và màng nuôi). Tủy
căn cứ của các phản xạ vận động còn chất sống gồm chất xám (là căn cứ thần
trắng là các đường dẫn truyền dọc nối các kinh) và chất trắng (là các đường dẫn
căn cứ trong tủy sống với nhau và với bộ truyền xung thần kinh)
não.GV nghe học sinh trình bày, chỉnh lý
bổ sung và nêu đáp án.

Củng cố:
1. Hoàn thành bảng 44 vào vở bài tập.
2. Trả lời các câu hỏi sau:
+ Các trung khu điều khiển phản xạ do thành phần nào của tủy sống đảm
nhận? Thí nghiệm nào chứng minh điều đó?
+ Các căn cứ thần kinh liên hệ với nhau nhờ thành phần nào? Thí nghiệm
nào chứng minh điều đó?
Dặn dò:
Học cấu tạo của tủy sống. Hoàn thành báo cáo thu hoạch.
- Đọc trước bài: "Dây thần kinh tủy"
* Những chú ý khi sử dụng mẫu vật:
Để đảm bảo được tính trực quan cũng như sự thành công của giờ dạy, giáo
viên phải ưu tiên sử dụng mẫu vật tươi sống còn sống, kích thước to để học sinh
dễ dàng quan sát… bài thực hành nào có tranh nên sử dụng tranh để học sinh
củng cố kiến thức. Sau khi thực hành phải vệ sinh sạch sẽ.
IV. KIỂM NGHIỆM.
1. Kết quả đạt được của đề tài.
Sau quá trình áp dụng việc sử dụng mẫu vật thật vào dạy học thực hành
môn Sinh học 8 ở trường THCS Nga Hưng- huyện Nga Sơn năm học 2014-2015
tôi đã thu được những kết quả như sau:
- Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, linh hoạt, sáng tạo phù
hợp với đặc trưng bộ môn, phù hợp với chương trình sách giáo khoa của Bộ giáo
dục và đào tạo để đạt được hiệu quả sư phạm cao là một tất yếu có vai trò to lớn
trong sự nghiệp giáo dục hiện nay.
- Việc sử dụng mẫu vật thật vào dạy học môn Sinh học 8 nói riêng và môn
sinh học nói chung là rất quan trọng và cần thiết. Nó chống lại cách dạy chay mà
một số giáo viên ngại chuẩn bị đồ dùng đã làm thui chột khả năng tư duy quan
sát, tự nghiên cứu cũng như mất đi lòng yêu thích học tập bộ môn Sinh học của
các em.
- Dạy và học là công việc đòi hỏi người giáo viên phải có: tư chất, trí tuệ,

kỹ thuật, khoa học, nghệ thuật, sáng tạo phù hợp. Vì vậy người giáo viên cần
12


phải không ngừng nâng cao tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để vận dụng các phương
pháp dạy học sáng tạo phù hợp với từng đối tượng học sinh như: cải tiến sáng
tạo những phương tiện dạy học có hiệu quả, phải phát huy được tính tích cực
hoạt động học tập của học sinh, tránh dạy sai phương pháp, dạy chay hoặc sử
dụng phương pháp không hợp lí,…
- Qua đề tài này phần nào đã khắc phục được một số hạn chế khi sử dụng
đồ dùng như: tranh ảnh, mô hình không lột tả hết được đặc điểm của nội dung
mà có mẫu vật thật mới thể hiện hết được, góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục.
2. Kết quả cụ thể sau khi áp dụng đề tài.
Dưới đây là kết quả kiểm tra một bài thực hành của học sinh lớp 8 khi đã áp
dụng dạy học có sử dụng mẫu vật thật vào giảng dạy thực hành.
* Đề bài:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án trả lời đúng:
Câu 1. Dung dịch dùng làm chất kích thích trong thí nghiệm tìm hiểu chức năng
của tủy sống là gì?
A. Nước
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch H2SO4
D. Dung dịch muối NaCl
Câu 2. Hiện tượng quan sát được trong bước 1 của thí nghiệm tìm hiểu chức
năng của tủy sống là gì?
A. Chi sau và chi trước đều co
B. Chi sau co, chi trước không co
C. Chi sau không co, chi trước co

D. Cả 2 chi đều không co
Câu 3. Vị trí của tủy sống là ở đâu?
A. Trong xương ống
B. Trong xương sườn
C. Trong cột sống
D. Giữa các đốt sống
Câu 4 . Thí nghiệm tìm hiểu chức năng của tủy sống gồm mấy bước?
A. Một bước
B. Hai bước
C. Ba bước
D. Bốn bước
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Nêu cấu tạo ngoài của tủy sống (vị trí; hình dạng màu sắc; màng tủy)?
Câu 2: (2,5 điểm)
Nêu cách làm tiêu bản để quan sát tế bào mô cơ vân?
Câu 3: (2,5 điểm)
Nêu thí nghiệm tìm hiểu thành phần hóa học của xương?
13


* Kết quả:
+ Tổng số học sinh: 37
+ Loại giỏi: 8 học sinh, chiếm tỷ lệ 21,6%
+ Loại khá: 15 học sinh, chiếm tỷ lệ 40,5%
+ Loại trung bình: 12 học sinh, chiếm tỷ lệ 32,4%
+ Loại yếu- kém: 2 học sinh, chiếm tỷ lệ 5,5%
C.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
1. Kết luận.
Qua kết quả đã trình bày ở trên, ta thấy khi sử dụng các mẫu vật, thiết bị

dạy học một cách hợp lí và có hiệu quả thì đa số học sinh hiểu bài, nắm vững
trọng tâm và mục tiêu bài học. Từ kết quả đó giúp chúng ta mạnh dạn khẳng
định rằng: Đưa mẫu vật thật vào giảng dạy các bài thực hành là một phương
pháp dạy học tích cực mang đến thành công trong tiết dạy.
Học sinh tích cực, sôi nổi quan sát mẫu vật thật các bài thực hành và thảo
luận nhóm tìm ra cách giải thích những đặc điểm cấu tạo, sinh lí của cơ thể, từ
đó hăng say phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung rút ra két luận đúng, đồng thời
vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế. Chính từ những điều đó đã nói lên tác
dụng và hiệu quả rõ rệt của việc vận dụng quan sát mẫu vật thật các bài thực
hành vào giảng dạy ở bộ môn Sinh học 8.
Giáo viên đã sử dụng phương pháp dạy học mới phù hợp với đối tượng học
sinh, thực hiện các mẫu vật thật trực quan thành công trong tiết dạy, kết hợp linh
hoạt các phương pháp dạy học các bài thực hành môn Sinh học 8 ở trường
THCS Nga Hưng năm học 2014-2015 đã phát huy được tính tích cực học tập
của học sinh. Qua đó giáo viên không còn phải giải thích dài dòng nhưng học
sinh vẫn nắm và hiểu được bài ngay tại lớp với hiệu quả cao.
2. Đề xuất.
Qua việc vận dụng đề tài sáng kiến kinh nghiệm này vào giảng dạy, tôi đã
rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một vài ý kiến như sau:
- Giáo viên dạy các bài thực hành cần chuẩn bị công phu mẫu vật và đồ
dùng khác, các mẫu vật phải tươi sống, kích thước và trọng lượng phải đủ lớn để
dễ làm thực hành. Nên chọn những loại mẫu vật sẵn có tại địa phương để tránh
tốn kém.
- Trong các giờ thực hành giáo viên cần chia nhóm học sinh, hướng dẫn và
giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
- Đối với những bài có tranh ảnh thì cần dùng để củng cố kiến thức cho
học sinh.
14



- Các cấp quản lí cần thường xuyên quan tâm đến cơ sở vật chất phục vụ
cho công tác dạy và học trong các nhà trường.
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi mới chỉ ra một số bài tiêu biểu trong
chương trình Sinh học 8. Tuy nhiên trong chương trình còn nhiều bài có thể áp
dụng được nhưng cần phải có thời gian để kiểm chứng tính hiệu quả.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp để đề
tài được hoàn thiện hơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 06 tháng 4 năm 2015
TÔI CAM KẾT KHÔNG COPY.

Nguyễn Hoàng Mạnh

15


MỤC LỤC
Nội dung
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1. Cơ sở nhận thức
2. Cơ sở thực tiễn
II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẪU VẬT PHỤC VỤ DẠY HỌC …
1. Thực trạng chung.
2. Thực trạng giáo viên.
3. Thực trạng học sinh.

III. GIẢI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các giải pháp.
2. Lập kế hoạch giảng dạy
3. Rà soát các bài thực hành trong chương trình
4. Lập kế hoạch cho học sinh sưu tầm mẫu vật…
5. Một số bài tiêu biểu cẩn sử dụng mẫu vật thật…
IV. KIỂM NGHIỆM.
1. Kết quả đạt được của đề tài
2. Kết quả cụ thể sau khi áp dụng đề tài
C.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận.
2. Đề xuất

Trang
1
1
1
1
1
2
2
2
3
3
3
4
5
5
5
12

12
13
14
14
14

16



×