Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ đào tạo, PHỔ cập CHUYÊN môn NGÀNH NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG LĨNH vực NÔNG NGHIỆP ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.08 KB, 46 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế ở nước ta, nông nghiệp,
nông thôn có vai trò rất quan trọng. Trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội, Đảng ta
đã xác định rõ vai trò của phát triển nông nghiệp, từ Đại hội V (1982), nông
nghiệp được Đảng ta coi là “mặt trận hàng đầu”.
Thực hiện quá trình đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, Đại hội VIII đã
xác định CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm trong
những năm trước mắt. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 do
Đại hội XI của Đảng thông qua đã khẳng: “Tiếp tục phát triển và đưa nông
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học ... Nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn”[4, tr...].
Phát triển những quan điểm trên, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
của Đảng tiếp tục khẳng định: “ Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông
nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải
luôn luôn coi trọng đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới
xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và
bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; tạo điều kiện
từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch” [5,tr].
CNH,HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn công nghiệp chế biến với thị
trường, thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá ứng dụng các thành
tựu khoa học và công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị kỹ
thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản xuất hàng hoá
trên thị trường.
Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn phải ưu tiên phát triển


2


lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người. Trong đó vấn đề
người lao động có trình độ chuyên môn ngành nghề trong quá trình sản xuất
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó trực tiếp thúc đẩy việc thực hiện quá trình
phát triển CNH, HĐH trong nông nghiệp, nông thôn và hiện thực hóa Đường
lối, quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế nông
nghiệp ở nước ta hiện nay. Vì vậy tác giả chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp
cử nhân kinh tế chính trị là: “Đào tạo, phổ cập chuyên môn ngành nghề cho
người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phát triển lực lượng sản xuất, ưu tiên phát huy nguồn lực con người và
đào tạo chuyên môn ngành nghề cho người lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp ở nước ta trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là
những chủ trương lớn của Đảng. Liên quan đến vấn đề này, trong những năm
qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều chủ đề hội thảo khoa học ở các
cấp đã được tiến hành, nhiều bài viết đã được đăng tải trên sách báo, tạp chí
như:
- Con đường CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn [9].
- CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn một số vấn đề lý luận và thực
tiễn [10].
- Nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam [11].
- Nông nghiệp nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới quá khứ
và hiện tại [12].
Vấn đề nguồn lực con người trong quá trình CNH, HĐH đất nước đã
được bàn đến từ nhiều góc độ khác nhau. Song vấn đề chất lượng nguồn nhân
lực nông nghiệp, nông thôn, trong đó vấn đề “Đào tạo, phổ cập chuyên môn
ngành nghề cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta
hiện nay” thì chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích:
Phân tích làm rõ tính tất yếu, đánh giá thực trạng của đào tạo, phổ cập



3
chuyên môn ngành nghề cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp; xác
định những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đào tạo, phổ cập
trình độ chuyên môn ngành nghề cho người lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp ở nước ta.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu một cách tương đôí có hệ thống về vai trò chuyên môn ngành
nghề của người lao động trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới,
tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người nông dân ở thời kỳ CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đào tạo, phổ cập chuyên
môn ngành nghề cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Bước đầu đưa ra những quan điểm và giải pháp chủ yếu để đào
tạo,phổ cập và phát triển chuyên môn ngành nghề cho người lao động trong
sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Luận văn không đi vào nghiên cứu sâu vấn đề phát triển nguồn lực con
người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói chung mà chỉ
nghiên cứu việc “Đào tạo, phổ cập chuyên môn ngành nghề cho người lao
động” trong phát triển kinh tế nông nghiệp (lĩnh vực nông nghiệp theo nghĩa
hẹp bao gồm: chăn nuôi, trồng trọt và các dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi,
trồng trọt) ở nước ta hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, đường lối của Đảng ta về vai trò của nguồn lực con người trong sự
nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Những luận điểm khoa học về
đào tạo, phổ cập, nâng cao kiến thức chuyên môn ngành nghề cho người lao
động trong phát triển kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin kết hợp với phương pháp logíc, lịch sử, phương pháp tổng hợp so


4
sánh, sử dụng số liệu thống kê để làm rõ nội dung. Đồng thời tác giả có tham
khảo một số công trình khoa học đã được công bố.
6. Kết cấu của luận văn
Gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo.

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO,


5
PHỔ CẬP CHUYÊN MÔN NGÀNH NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.1. Đào tạo, phổ cập chuyên môn ngành nghề cho người lao động
trong lĩnh vực nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết hiện nay
1.1.1. Đào tạo, phổ cập chuyên môn nghành nghề cho người lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp
- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm
thay đổi những vật thể của tự nhiên thành các vật có ích.
Chính sự hoạt động có mục đích, có ý thức đó đã làm cho hoạt động
của con người khác với hoạt động theo bản năng của loài vật - Sự phân công
lao động xã hội càng sâu sắc, tính xã hội hoá nền sản xuất càng cao thì tính
chất xã hội và vai trò của sức lao động, của nhân tố con người ngày càng tăng
lên, nhất là trong điều kiện kinh tế, tri thức. Nó đặt ra những yêu cầu mới đối

với sức lao động, đòi hỏi phải nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên
môn, ngành nghề của người lao động một cách thích ứng.
Tuân thủ quy luật của quá trình sản xuất vật chất, để phát triển kinh tế
nông nghiệp một cách có hiệu quả thì việc đào tạo, phổ cập, nâng cao những
kiến thức cơ bản trong sản xuất nông nghiệp cho người nông dân dặc biệt là
người nông dân sản xuất các mặt hàng nông nghiệp có giá trị kinh tế cao và
hàng xuất khẩu; những người sản xuất ở khu vực vùng sâu vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc ít người là một yêu cầu khách quan và mang tính cấp thiết
trong nền sản xuất kinh tế hàng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta
hiện nay.
- Nông nghiệp (theo nghĩa rộng) là ngành kinh tế sinh học bao gồm:
nông, lâm, ngư nghiệp, bảo đảm nhu cầu lương thực - thực phẩm cho xã hội,
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cung cấp hàng nông sản cho thị
trường trong nước và xuất khẩu.
- Nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) là những hoạt động kinh tế bao gồm:


6
chăn nuôi các loại gia súc gia cầm, trồng trọt các nhóm cây lương thực, thực
phẩm ngắn ngày và các dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi và trồng trọt.
- Đào tạo chuyên môn ngành nghề là toàn bộ những hoạt động giáo
dục được tổ chức thực hiện bởi những hình thức đào tạo chuyển giao và
nhận chuyển giao nhằm trang bị cho người lao động có những kỹ xảo, kỹ
năng nghề nghiệp và tri thức cần thiết tạo ra sự thay đổi hành vi nghề
nghiệp của người lao động trong sản xuất vật chất nói chung, sản xuất
nông nghiệp nói riêng.
- Đào tạo, phổ cập chuyên môn ngành nghề cho người lao động trong
lĩnh vực nông nghiệp ( theo nghĩa hẹp) là quá trình thực hiện tổng thể các
hoạt động giáo dục có tổ chức, được tiến hành trong những khoảng thời gian
nhất định, kết hợp với phát huy vai trò của các tổ chức, các cán bộ khuyến

nông, hội nông dân trong việc phổ biến hướng dẫn những cách làm hay,
những kinh nghiệm tốt, những kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt để nâng cao trình
độ chuyên môn ngành nghề trong sản xuất cho người nông dân trong quá
trình thực hiện các mục tiêu sản xuất, nhằm tạo ra năng suất, chất lượng và
hiệu quả cao của ngành kinh tế nông nghiệp .
Như vậy, đào tạo chuyên môn ngành nghề cho người lao động trong
sản xuất nông nghiệp bao gồm các hoạt động đào tạo của các cơ sở, các
trường đào tạo trên lĩnh vực nông nghiệp nhằm tạo ra một đội ngũ những
người lao động có trình độ chuyên môn chăn nuôi, trồng trọt ở bậc trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học...Nhằm đáp ứng yêu cầu trong sản xuất
nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa ở nước ta hiện nay.
Cùng với những hoạt động đào tạo chính quy trong các trường lớp, cần
đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức các lớp huấn luyện ngắn hạn về một số
mô-đun nghề nghiệp để thực hiện việc chuyển giao lỹ thuật, phổ cập (có tính
chất xã hội hóa) những kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt và các hoạt động kỹ
thuật phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp của người nông dân, đặc biệt là
người nông dân ở vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa


7
1.1.2. Cơ sở lý luận để thực hiện đào tạo, phổ cập chuyên môn ngành
nghề cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp
Một là, từ quy luật sản xuất vật chất, phát triển kinh tế nói chung và
kinh tế trên lĩnh vực nông nghiệp nói riêng đòi hỏi phải đào tạo, phổ cập
chuyên môn ngành nghề cho người lao động.
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác
động (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của
giới tự nhiên để tạo ra của cải cho xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầu tồn tại và
phát triển phong phú, vô tận của con ngời. Trong quá trình đó, con ngời phải
sử dụng lao động của mình với những trình độ chuyên môn ngành nghề để có

phương pháp, cách thức sản xuất vật chất và chinh phục tự nhiên một cách
phù hợp và đạt được hiệu quả tối ưu. Ph.Ăngghen khẳng định: “Lao động là
điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người” [1, tr.641].
Trong điều kiện nước ta quá độ đi lên xây dựng CNXH, bỏ qua chế độ
TBCN từ một nền nông nghiệp lạc hậu thì việc thực hiện phát huy lao động
sáng tạo và lao động có chuyên môn ngành nghề của con người, để phát triển
kinh tế nông nghiệp nâng cao đời sống vật chất của nhân dân thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH là một vấn đề
có tính quy luật khách quan của quá trình cách mạng Việt Nam. Quy luật này
đã được Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển cụ thể trong điều kiện
thực tế ở Việt Nam. Người chỉ rõ: “… Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta
là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH… có công nghiệp
và nông nghiệp hiện đại…”[3, tr.10]
Hai là: quan điểm phát triển kinh tế hàng hoá trong lĩnh vực nông
nghiệp của Đảng. Thời cơ, thách thức trong phát triển kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường đòi hỏi phải đào tạo phổ
cập chuyên môn ngành nghề cho người lao động.
Trong phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay,
có sự đóng góp của sản xuất nông nghiệp. Do đó trong quá trình đưa nông
nghiệp lên thành nền kinh tế hàng hoá phải có đội ngũ lao động có trình độ


8
chuyên môn ngành nghề cao, áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào quá trình
sản xuất để đưa sản xuất nông nghiệp lên một trình độ cao, bảo đảm thu nhập
của người nông dân được nâng lên xấp xỉ bằng thu nhập chung của xã hội và
thoả mãn nhu cầu của thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định:
“Tăng cường sự chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh
CNH,HĐH nông nghiệp và nông thôn… nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,

cải thiện đời sống nông dân và dân cư ở nông thôn”[4,tr].
Đảng ta còn khẳng định: “Đẩy nhanh CNH,HĐH nông nghiệp và nông
thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu
thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng” [4, tr.168].
Thực hiện sản xuất hàng hoá trong phát triển kinh tế nông nghiệp trên cơ
sở phát huy lợi thế, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của từng vùng, phát huy
vai trò, trình độ chuyên môn ngành nghề của người lao động thực hiện tốt
quan điểm đường lối của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về phát triển
nông nghiệp cần thấy rõ, quá trình sản xuất hàng hoá trong phát triển kinh tế
nông nghiệp ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn sau:
- Sau 20 năm đổi mới tính chất hàng hoá của nền nông nghiệp Việt Nam
thể hiện được một cách rõ nét ở tỷ suất hàng hoá của các nông sản chủ yếu.
Từng vùng, từng địa phương đã có những sản phẩm hàng hoá đặc thù, hình
thành nhiều vùng sản xuất gạo ở đồng bằng Sông Cửu Long đồng bằng Sông
Hồng. Hiện nay có khoảng 50% lúa gạo, 90% cà phê, 60% chè là sản phẩm
hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu [8, tr. 45].
- Quá trình CNH,HĐH đất nước và thực hiện đường lối phát triển khoa
học công nghệ, giáo dục đào tạo của Đảng, chúng ta đã đào tạo ra một đội ngũ
lao động có trình độ tương đối toàn diện, nhờ đó mà ngành nông nghiệp cũng
có điều kiện để ứng dụng những thành tựu khoa học đặc biệt là sinh học vào
quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời thông qua đó


9
mà trình độ chuyên môn ngành nghề của người lao động trong sản xuất nông
nghiệp cũng được nâng cao.
- Đảng ta luôn luôn có đường lối đúng đắn nhằm phát triển nông nghiệp
nông dân và nông thôn trong sự nghiệp đổi mới đất nước, giải phóng sức lao
động, phát triển sản xuất hàng hoá ở nông nghiệp, nông thôn. Đó là một quá
trình phát triển trong nhận thức và việc tổ chức thực hiện của Đảng ta từ Chỉ

thị 100 – CT/TW của Ban Bí thư khoá VI, Nghị quyết Trung ương 5 khoá
VII, Nghị quyết Trung ương 4 khoá VIII Nghị quyết 06 của Bộ Chính trị khoá
VI và đến Đại hội X của Đảng.
Sản xuất nông nghiệp nước ta đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá,
phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá (tốc độ bình quân 4,2% năm)
từ một nền nông nghiệp tự cung tự cấp lạc hậu, thiếu lương thực triền miên,
đến nay cơ bản đã là nền sản xuất hàng hoá, bảo đảm an ninh lương thực quốc
gia, có tỷ suất hàng hoá ngày càng cao, một số mặt hàng xuất khẩu có thị
phần khá lớn trong khu vực và trên thế giới như: gạo, hồ tiêu, hạt điều, cà
phê, chè ... Đã hình thành một vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với
công nghiệp chế biến. Khoa học - kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trong nông
nghiệp góp phần tăng giá trị nông phẩm và kim ngạch xuất khẩu.
Đến nay hơn 90% diện tích lúa 60% diện tích ngô, nhiều giống cây
trồng, vật nuôi khác được sử dụng giống mới, năng suất cao. Mức độ cơ giới
hoá khâu làm đất tăng lên 54% năm 2000 và 64% năm 2005, phần lớn khâu
tưới nước, tuốt lúa, xay xát lúa gạo, đã được cơ giới hoá [8, tr.46]
Bước đầu hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung gắn với các cơ sở
nông nghiệp chế biến từ lúa gạo ở đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng
Sông Hồng, cà phê Tây Nguyên, Cao su Đông Nam Bộ, mía đường miền
Trung…
Những thành tựu trong sản xuất nông nghiệp nói trên đã phần nào chứng
minh quá trình CNH, HĐH và phát triển lực lượng sản xuất, trình độ lao động
sản xuất, chuyên môn ngành nghề của người sản xuất nông nghiệp đã tăng lên


10
đáng kể. Đây chính là những điều kiện tốt và mở ra những thuận lợi quan
trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp của thời kỳ đẩy mạnh
CNH,HĐH đất nước vẫn còn trong tình trạng gặp nhiều khó khăn trong sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đó là:
Sản xuất nông nghiệp ở nước ta với trình độ chuyên môn ngành nghề
trong canh tác và sản xuất hàng hoá nông nghiệp ở nhiều vùng còn hạn chế,
chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có của người lao động trong nền
kinh tế nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch chậm, chưa theo sát thị trường, nhiều
nơi còn phân tán, manh mún, nhiều yếu tố tự phát, ở các tỉnh miền núi còn
mang nặng tính tự cấp tự túc. Trong phát triển nông nghiệp nặng về trồng trọt
(80%). Phần lớn sản phẩm nông nghiệp mới ở dạng sơ chế. Dịch vụ sản xuất
còn chưa theo kịp yêu cầu của sản xuất hàng hoá.
Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất chậm. Trình độ
khoa học và công nghệ trong nhiều lĩnh vực nông nhiệp còn lạc hậu nên năng
suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nông nghiệp còn
thấp, kém hiệu quả và thiếu bền vững. Giá trị thu được trên mỗi đơn vị diện
tích còn thấp. Năng suất ngô nước ta chỉ bằng 60% trung bình của thế giới và
30% của Mỹ, chi phí để sản xuất mỗi kg tăng trọng lợn cao hơn 45 - 50% các
nước tiên tiến… trình độ cơ giới hoá, điện khí hoá còn thấp. Công tác nghiên
cứu, chuyển giao khoa học - kỹ thuật còn nhiều bất cập. Thông tin và công
nghệ thông tin chưa được chú trọng như một nguồn lực để phát triển kinh tế
nông nghiệp.
Lao động nông nghiệp có khoảng 30 triệu người chiếm 56% dân số nông
thôn nhưng chỉ có 8% được đào tạo, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động chỉ đạt
73%. Theo thống kê, công tác đào tạo nghề cho người lao động, lao động
chưa qua đào tạo nghề, trình độ thấp còn rất lớn. Điều này đã ảnh hưởng
không nhỏ đến quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn và quá trình phát


11
triển, lực lượng sản xuất nhằm tăng năng xuất, chất lượng, hiệu quả của nền
sản xuất nông nghiệp. Các ngành nghề và dịch vụ ở nông nghiệp chưa thu hút

được lực lượng có trình độ, có chuyên môn ngành nghề mà chủ yếu là lao
động thủ công.
Quan hệ sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp
hàng hoá theo cơ chế mới. Thực tế quá trình chuyển đổi hợp tác xã theo luật
hợp tác xã hiệu quả thấp. Đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của dân ở
nhiều vùng còn thấp kém, chênh lệch thu nhập đang tăng lên, làm cho người
nông dân không thiết tha gắn bó với đồng ruộng. Đây chính là yếu tố tác động
lớn đến sự say mê sáng tạo trong quá trình sản xuất của người nông dân. Vì
vậy đã trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm trong cạnh tranh hội
nhập kinh tế quốc tế.
Những sản phẩm nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế khi Việt
Nam ra nhập WTO đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt cả về chất lượng, giá
thành cả về chủng loại sản phẩm làm cho giá trị kinh tế tính bằng tiền của các
sản phẩm nông nghiệp không cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, ổn định, bền vững lâu dài.
Những hạn chế, yếu kém trên đây đã tác động trực tiếp đến thu nhập,
mức sống của người lao động trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời không
kích thích được sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở nông thôn và vì vậy mà
người lao động, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa không thiết tha với sản xuất
hàng hoá, họ tự phát sản xuất theo phương thức tự cấp tự túc, theo kinh
nghiệm, không tích cực trao đổi kinh nghiệm, học hỏi nâng cao trình độ
chuyên môn ngành nghề cho mình trong sản xuất. Vì vậy, để phát triển kinh
tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường thì vấn đề
đầu tiên cần phải quan tâm đó là phát triển nhân tố con người, đào tạo, phổ
cập chuyên môn ngành nghề cho người lao động.
Ba là: thực hiện CNH,HĐH và phát triển lực lượng sản xuất trong
kinh tế nông nghiệp, đòi hỏi phải phát triển nhân tố con người, đào tạo, phổ


12

cập chuyên môn ngành nghề cho người lao động.
CNH,HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển nền sản xuất nông nghiệp từ
trình độ thủ công lên sản xuất bằng máy móc và các phương pháp tiên tiến
của thời đại để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả nâng sản xao.
Theo quan điểm của Đảng ta, tại Hội nghị Trung ương 5 (Khoa IX):
“CNH,HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị
trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành
tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh hoạt, đưa thiết bị, kỹ
thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp, nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa
trên thị trường” [25, tr. 93].
Trong quá trình tiến hành CNH,HĐH nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông
nghiệp sẽ được chuyển dịch theo hướng sau.
- Trên cơ sở phát triển trồng trọt, trước hết là sản xuất thức ăn gia súc,
đưa chăn nuôi phát triển nhanh hơn và tỷ trọng của nó lớn hơn tỷ trọng trồng
trọt, đáp ứng nhu cầu ăn ngày càng ngon và đủ dinh dưỡng cho con người,
điều đó cũng tương ứng với nhu cầu ngày càng cao của ngành chăn nuôi về
chuyên môn kỹ thuật của người lao động .
- Cùng với phát triển cây lương thực thì phải tăng cường chuyển dịch
sang sản xuất các loại rau, đậu cao cấp, cây ăn quả và cây công nghịêp và
những cây có giá trị xuất khẩu cao.
Để chuyển dịch giữa chăn nuôi với trồng trọt có tỷ trọng hợp lý và thực
hiện CNH,HĐH thành công cần phải có trình độ khoa học kỹ thuật, nguồn
vốn và đặc biệt là trình độ chuyên môn ngành nghề cho người lao động trong
lĩnh vực nông nghiệp.
Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên là
trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Trong các yếu tố của lực lượng
sản xuất bao gồm: người lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động thì



13
yếu tố người lao động với những tri thức khoa học, kỹ xảo, kỹ năng, chuyên
môn ngành nghề trong quá trình sử dụng công cụ lao động tác động vào đối
tượng lao động để sản xuất ra sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất. Mặt khác
con người còn là chủ nhân sáng tạo, cải tiến những công cụ lao động và tìm
phương pháp tác động vào đối tượng lao động một cách tối ưu, có hiệu quả để
cho ra những sản phẩm ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao, đáp ứng
được nhu cầu của con người và sự phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy xã hội
phát triển.
Do đặc trưng sinh học - xã hội riêng có của mình, con người, trong nền sản
xuất xã hội có sức mạnh và kỹ năng lao động thần kinh - cơ bắp. Trong lao
động, sức mạnh và kỹ năng ấy đã được nhân lên gấp nhiều lần. Hơn nữa, lao
động của con người ngày càng trở thành lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ
với hàm lượng chất xám cao đặc biệt là trong điều kiện của khoa học công nghệ
hiện nay, đã làm cho con người trở thành một nguồn lực đặc biệt của sản xuất, là
nguồn lực cơ bản, nguồn lực vô tận. Đúng như Lênin khẳng định: “lực lượng sản
xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [2, T.30,
tr.430].
Đối với quá trình sản xuất nông nghiệp một quy luật khách quan bất biến
đó là người lao động trong quá trình sản xuất vật chất của mình họ phải sử
dụng, cải tiến công cụ lao động, tìm ra phương pháp cách thức sử dụng công
cụ lao động đó một cách có hiệu quả nhất để sản xuất ra những sản phẩm
nông nghiệp có số lượng ngày càng nhiều, chất lượng cao với những giá trị sử
dụng khác nhau để không ngừng đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm
ngày càng đa dạngvà phong phú của con người và xã hội.
Để đạt được điều đó cần phải đào tạo, phổ cập trình độ chuyên môn
ngành nghề sản xuất cho người lao động trong khu vực kinh tế nông nghiệp.
Đây là một yêu cầu đòi hỏi khách quan trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH ở
nước ta hiện nay.

Bốn là: Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và ngành nông


14
nghiệp nói riêng đòi hỏi phải đào tạo chuyên môn ngành nghề cho người lao
động.
- Sản xuất nông nghiệp ở nước ta, người nông dân chủ yếu canh tác và
sản xuất theo kinh nghiêm, thói quen mang tính tập quán, nhỏ lẻ, tự cấp tự túc
hiệu quả kinh tế thấp. Hiện nay do những tác động của cuộc cách mạng khoa
học công nghệ, do yêu cầu của sự nghiệp CNH,HĐH đất nước thì những thói
quen, tập quán đó không còn phù hợp, nó trở thành lực cản của quá trình phát
triển kinh tế nói chung và sự phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng. Vì
những sản phẩm làm ra dựa trên những thói quen lac hậu, với hiệu quả kinh tế
thấp năng suất chất lượng kém, không đáp ứng được nhu cầu của con người
và xã hội. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và trong phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hện nay thì
những sản phẩm đó càng trở nên không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế
đất nước. Vì vậy phải đào tạo, phổ cập chuyên môn ngành nghề trong sản
xuất nông nghiệp cho người nông dân ở nước ta hiện nay là một yêu cầu đòi
hỏi tất yếu khách quan nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, đáp
ứng yêu cầu của đời sống nhân dân cũng như hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay.
- Ngày 7/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức
thương mại thế giới (WTO) chúng ta được tiếp cận với thị trường toàn cầu,
tham gia thiết lập một trật tự thế giới mới công bằng và tiếp tục khẳng định vị
thế ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế. Song bên cạnh những cơ
hội lớn, trước yêu cầu của hội nhập, chúng ta phải đối mặt với những thách
thức hết sức khó khăn như cạnh tranh gay gắt hơn, sâu, rộng hơn; phân phối
lợi ích không đồng đều giữa các nước có nền kinh tế phát triển ở những trình
độ khác nhau dẫn đến những biến đổi phức tạp trong cơ cấu kinh tế trong

nước. Sự đan cài các lợi ích kinh tế giữa các quốc gia sẽ tạo ra những nguy cơ
tiềm ẩn có thể dẫn tới những mất ổn định về kinh tế. Trong đó không thể


15
không nói đến những tác động ảnh hưởng trên lĩnh vực nông nghiệp trong
điều kiện đất nước đang hội nhập sâu sắc.
Thực hiện chủ trương của Đảng, của Chính phủ và trên cơ sở phát huy
thế mạnh thổ nhưỡng từng vùng, ngành nông nghiệp đã từng bước chuyển
dịch theo hướng đầu tư thâm canh, tăng năng suất chất lượng để tạo thuận lợi
trong xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Trong đó đặc biệt là xuất khẩu
gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, chè và những mặt hàng có nhiều thuận lợi trong
quá trình sản xuất theo hướng kinh tế hàng hoá; có tính ổn định cao trong điều
kiện có sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới, những mặt hàng được
các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Kết quả sản xuất và xuất khẩu sản phẩm
nông nghiệp có tác dụng tăng thu nhập của người nông dân trong quá trình
sản xuất và ổn định cuộc sống.
Mặt khác trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, trước những cam
kết của Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế khi Việt Nam ra nhập
WTO thì những sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam khi xuất khẩu trên thị
trường thế giới còn đứng trước những khó khăn thách thức lớn như:
Trong quá trình sản xuất, chưa gắn sản xuất với chế biến và thị trường,
nhất là thị trường thế giới trong bối cảnh hội nhập. Chất lượng và tính bền
vững và tăng trưởng chưa cao, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng đất đai
và thế mạnh thổ nhưỡng từng vùng. Cơ cấu giống vật nuôi cây trồng còn
mang nặng tính truyền thống, chậm chuyển đổi sang sản xuất hàng hoá. Chất
lượng sản phẩm nông nghiệp, tuy có tiến bộ nhưng về cơ bản vẫn còn khoảng
cách xa với yêu cầu thị trường và chưa ổn định. Đặc biệt trước yêu cầu của thị
trường thế giới hiện nay, ngoài chất lượng sản phẩm thì việc đảm bảo vệ sinh
an toàn lương thực, thực phẩm cũng còn nhiều yếu kém, không đáp ứng được

yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường thế giới. Trong đó đặc biệt là mặt
hàng tươi sống như củ, quả xuất khẩu. Do đó việc cạnh tranh trên thị trường
thế giới còn có rất nhiều khó khăn, yếu kém.


16
Những khó khăn yếu kém trên đây của mặt hàng nông nghiệp nước ta có
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do trình độ canh tác, trình độ sản xuất
hàng hoá nông nghiệp, trình độ khai thác chế biến, bảo quản của người nông
dân Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, về vệ
sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe trên thị trường thế giới. Mặt khác những
thói quen, tập quán canh tác truyền thống của tư tưởng sản xuất nhỏ lẻ, manh
mún đã cản trở việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ, nhất là
công nghệ sinh học vào quá trình sản xuất. Điều đó ảnh hưởng đến việc nâng
cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất hàng hoá nông
nghiệp đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Những tập quán
đó cần được thay thế bằng trình độ chuyên môn ngành nghề của người lao
động.
Vì vậy phải đào tạo, phổ cập chuyên môn ngành nghề cho người lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay là một yêu cầu khách
quan.
Năm là: vấn đề năng suất, chất lượng hiệu quả và việc chuyển dịch cơ
cấu trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc
tế. Đòi hỏi phải đào tạo chuyên môn ngành nghề cho người lao động.
Nội dung quan trọng số một của công cuộc đổi mới kinh tế nông nghiệp
do Đảng ta đề ra là: chuyển nền nông nghiệp đang còn tự cấp tự túc ở nhiều
vùng sang sản xuất hàng hóa ; từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nguồn lực, tiềm năng, các lợi thế so sáng
của từng vùng theo hướng sản xuất hàng hóa và CNH,HĐH nông nghiệp,
nông thôn.

Đánh giá quá trình năng suất, chất lượng và hiệu quả, việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm đổi mới ở nước ta có thể tiếp
cận từ nhiều khía cạnh khác nhau, song tác giả xin đề cập một số khía cạnh cơ
bản sau đây:
- Năng suất, chất lượng và cơ cấu nông nghiệp trong tổng thể cơ cấu


17
kinh tế quốc dân.
Việt Nam là một nước hiện đang được xếp trong nhóm các nước đang
phát triển có thu nhập thấp; các ngành công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển,
do đó nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong suốt tiến trình hơn 20
năm đổi mới, đặc biệt những năm đầu của thời kỳ đổi mới, khi mà nền kinh tế
lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, dân thiếu đói về lương thực,
thực phẩm trên diện rộng, phải nhập khẩu khối lượng lương thực hàng năm
khá lớn để đảm bảo đời sống nhân dân, trong đường lối phát triển kinh tế
Đảng ta luôn đặt nông nghiệp vào vị trí quan trọng hàng đầu.
Thực hiện đường lối của Đảng trong phát triển kinh tế nông nghiệp,
trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nông nghiệp luôn đạt tốc độ tăng trưởng
cao nhờ sự thay đổi cơ chế, chính sách phù hợp với quy luật phát triển và phù
hợp lòng dân (thời kỳ từ 1991 ÷ 1995 tăng 6,1% và từ năm 1995 đến nay luôn
giữ mức tăng trưởng bình quân 3,5 đến 4% năm.[12, tr. 45] Đặc biệt trong
năm 2007 vừa qua tổng sản phẩm của kinh tế nông nghiệp chiếm 20,23%
tổng sản phẩm trong nước (GDP).
Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn còn bộc lộ những tồn tại, yếu kém
như:
Sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn quá manh mún nhỏ lẻ, theo thống
kê mỗi hộ nông dân chỉ có 0,4 đến 0,6ha đất nông nghiệp, song được chia từ 7
đến 9 mảnh ruộng khác nhau. Do đó, với trên 12 triệu hộ nông dân, cả nước ta
hiện nay có tới trên 80 triệu mảnh ruộng [27, tr.1].Điều đó đã ảnh hương đến

việc ứng dụng KHKT vào sản xuất để tăng năng suất lao động.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của nước ta
tuy có được tăng cường, nâng cấp, song nhìn chung vẫn chưa đồng bộ, chưa
hiện đại chẳng hạn như:
Hệ thống kênh mương chủ yếu bằng đất, việc tưới tiêu chủ yếu mới giải
quyết được cho cây ngắn ngày như lúa, hoa màu, còn lại các cây công nghiệp
dài ngày, cây ăn quả diện tích được tưới còn ít.


18
Việc thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa trong sản xuất nông nghiệp
mới được thực hiện ở một số nơi như vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn lại
chủ yếu mới chỉ được thực hiện ở khâu làm đất…
Đặc biệt trong áp dụng (công nghệ sinh hoạc, công nghệ của thế kỷ 21)
để tạo giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt
còn yếu kém.
Vì thế năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, và hiệu quả của sản
xuất nông nghiệp nước ta còn thấp, chẳng hạn: hiện nay năng suất lúa của ta đạt
48,2tạ/ha thì của Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Pháp đạt 80tạ/ha, năng suất ngô
của nước ta là 34,9tạ/ha thì Úc, Mỹ, Pháp đạt 80tạ/ha [12, tr.251].
- Cơ cấu sản xuất nội tại của ngành nông nghiệp.
Trong hơn 20 năm đổi mới sản xuất nông nghiệp tuy đã có sự chuyển
đổi theo hướng phát huy lợi thế so sánh để đạt được hiệu quả cao trên diện
tích sản xuất, song còn chậm và ở trong tình trạng một ngành nông nghiệp lạc
hậu. Xét về mặt giá trị, tỷ trọng ngành trồng trọt trong tổng giá trị nông
nghiệp vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu nội bộ ngành (Xem bảng 1).
Bảng 1: Giá trị sản xuất nông nghiệp, tính theo giá trị thực tế
Năm

2000


Trồng trọt

Tổng số (Tỷ
đồng = 100%

129.140,5

Chăn nuôi
%

Dịch vụ

Tỷ đồng

%

Tỷ đồng

Tỷ đồng

%

101.034,

78,2

23.960,2

19,3 3.136,6


2,4

7
2001

115.000

92.000

77,9

19.300

19,6 2.800

2,5

2002

122.200

98.100

76,7

21.200

21,1 2.900


2,2

2003

127.700

101.800

75,4

22.900

22,4 3.000

2,2

2004

132.800

106.400

76,3

23.400

21,6 3.000

2,1


2005

137.100

107.800

76

26.200

21,5 3.100

2,1

Nguồn: Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2005
Phân tích các số liệu thống kê trong bảng cho chúng ta thấy rất rõ bức
tranh cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta sau 20 năm đổi mới đang mất cân


19
đối; về mặt tỷ trọng thì giá trị ngành chăn nuôi mới đạt trên dưới 22%. Và tỷ
trọng ngành dịch vụ nông nghiệp lại cực kỳ thấp kém mới đạt 2%. Trong khi
đó ngành trồng trọt trên dưới 78%. Đây là điều hết sức bức xúc đã và đang đặt
ra với nông nghiệp nước ta trong tiến trình công nghiệp hoá và hội nhập kinh
tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Trong trồng trọt, cây chủ lực nhất vẫn là lúa, giai đoạn từ năm 1995
đến nay diện tích gieo trồng lúa trên 7 triệu ha, sản lượng lúa tăng 10, 84 triệu
tấn, bình quân mỗi năm tăng trên 1 triệu tấn thóc. Đặc biệt những năm gần
đây do chuyển đổi cơ cấu cây trồng, do mở mang các khu công nghiệp, đô thị
mới, chuyển đổi nuôi thuỷ sản, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả nên diện

tích trồng lúa đang trong xu thế ngày càng bị thu hẹp dần, song năng xuất và
sản lượng lúa vẫn tăng (năng suất tăng từ 3,39 tấn bình quân năm 1995 lên 4,
9 tấn năm 2005 và sản lượng lúa cũng tăng lên tương ứng từ 24,9 triệu tấn
năm 1995 lên 35,8 triệu tấn năm 2005).
Theo kết quả nghiên cứu do Viện nghiên cứu chính sách lương thực
quốc tế công bố năm 2001, sản lượng lúa của Việt Nam tăng cao chính là do
sự tác động của khoa học công nghệ và ứng dụng những thành tựu khoa học
công nghệ đó vào quá trình sản xuất nông nghiệp cùng với những kinh
nghiệm canh tác của người nông dân đã làm cho mức tăng sản lượng lúa lên
đến 60%.
Do đó trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong gieo trồng lúa nói
riêng cần phải coi trọng đầu tư nhiều hơn nữa cho nghiên cứu chuyển giao
khoa học công nghệ, đào tạo, phổ cập chuyên môn ngành nghề cho người lao
động để xác định quy mô tối ưu của sản xuất lúa; điều đó đã và đang trở thành
yêu cầu cấp bách trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Bên cạnh việc phát triển cây lúa thì các loại cây ở vùng đất dốc (những
loại nông sản dùng để sản xuất thức ăn gia súc) lại đang có xu thế suy giảm.
Đây là điều cần phải có sự cân đối để đảm bảo cho việc thúc đẩy đàn gia súc,
gia cầm của Việt Nam phát triển. Vì so với trồng trọt thì chăn nuôi hiện nay


20
đang trong tình trạng chậm phát triển. Trong khi đó yêu cầu của một nền nông
nghiệp tiến bộ luôn đi liền với sự phát triển mạnh mẽ chăn nuôi và chăn nuôi
phải chiếm tỷ trọng trên dưới 50% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp. Mặt khác
thì hiệu suất và chất lượng chăn nuôi còn thấp, thêm vào đó tình hình dịch
bệnh kéo dài trên diện rộng, giống mới có năng suất, chất lượng cao phát triển
còn chậm, công nghệ chăn nuôi, công tác thú y, phòng và kiểm dịch động vật
còn nhiều yếu kém… làm cho ngành chăn nuôi của nước ta chậm phát triển,
rủi ro lớn, giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh yếu. Mới đạt 22% giá trị

tổng sản lượng nông nghiệp. Đặc biệt đợt rét đậm, rét hại cuối năm 2007 đầu
năm 2008 đã làm cho hàng chục ngàn gia súc bị chết, làm ảnh hưởng đến thu
nhập, đời sống của nhân dân, đặc biệt là người nông dân ở vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc ít người.
Như vậy, việc chuyển đổi vật nuôi cây trồng của người nông dân hiện
nay, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng được với yêu cầu sản xuất
hàng hóa. Vì sản xuất lúa gạo đem lại hiệu quả thấp hơn so với việc chuyển
sang nuôi, trồng cây con khác. Do đó vấn đề nghiên cứu, lai tạo, ứng dụng các
giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu người
tiêu dùng đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho giai đoạn CNH,HĐH nông
nghiệp hiện nay.
Nguyên nhân mất cân đối trong sản xuất nông nghiệp là: Ngành nông
nghiệp nước ta có điểm xuất phát thấp, sản xuất nhỏ, trình độ kỹ thuật canh
tác lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật thấp kém. Trình độ và kiến thức sản xuất
hàng hóa của đại bộ phận nông dân còn cách xa so với yêu cầu CNH,HĐH.
Tổ chức sản xuất nông nghiệp còn phân tán nhỏ lẻ, chủ yếu theo quy
mô hộ gia đình, lấy sản xuất tự cung, tự cấp làm chính, các vùng sản xuất
hàng hóa tập trung quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại chưa được quan tâm đúng
mức và đầu tư thỏa đáng. đặc biệt là thiếu lao động có trình độ cao.
Để giải quyết được vấn đề trên thì việc đào tạo, phổ cập chuyên môn
ngành nghề để người lao động trong sản xuất nông nghiệp biết ứng dụng các


21
tiến bộ khoa học, biết chuyển đổi vật nuôi cây trồng theo hướng kinh tế hàng
hóa là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Bảo đảm cho nền nông nghiệp nước ta
có đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2. Thực trạng việc đào tạo, phổ cập trình độ chuyên môn ngành
nghề cho người lao động trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay
1.2.1. Thực trạng tỷ trọng, cơ cấu cán bộ KH-KT, người sản xuất giỏi

trong kinh tế nông nghiệp cho thấy việc phát huy vai trò của việc đào tạo,
phổ cập kiến thức chuyên môn ngành nghề cho người nông dân còn nhiều
yếu kém bất cập.
Sản xuất nông nghiệp Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay đã đạt được
nhiều thành tựu quan trọng, đưa nước ta từ nước phải nhập khẩu lương thực
trở thành một cường quốc xuất khẩu các loại nông sản như: gạo, cafê, hồ tiêu,
chè... Đó là do sự thay đổi cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp đó cú những
chuyển biến khỏ mạnh mẽ từ một nền sản xuất nhỏ tự cung tự cấp sang nền
nụng nghiệp sản xuất hàng hoỏ trờn cơ sở hỡnh thành nhiều vựng sản xuất
cỏc giống cõy trồng và vật nuụi cú giỏ trị kinh tế và xuất khẩu.
Nhưng bên cạnh đó nông nghiệp Việt Nam đó và đang bộc lộ một số
yếu kém cần phải được khắc phục như phương thức và công cụ sản xuất cũn
lạc hậu, trỡnh độ sản xuất và quản lý cũn thấp, quy mụ sản xuất manh mỳn,
quy trỡnh sản xuất hàng hoỏ thiếu đồng bộ... dẫn tới năng suất, chất lượng
nông sản không cao, mức độ vệ sinh an toàn của sản phẩm chưa tốt, chưa
được coi trọng, hàng hoá nông sản khó đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng, của xuất khẩu đặc biệt là trước yêu cầu hội nhập với
kinh tế thế giới.
Trước thực trạng đó, Đảng, Nhà nước ta đó ban hành nhiều chủ trương,
chính sách nhằm đẩy mạnh hơn nữa sản xuất nông nghiệp, việc tăng cường
đầu tư, đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp cũng ngày càng được quan tâm ở nhiều địa phương như:
Bỡnh Dương, Cần Thơ, Hà Nội, Hải Phũng, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Thành phố


22
Hồ Chí Minh …đó thiết lập những chương trỡnh và dự ỏn đầu tư nhân lực,
thiết bị để xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao nhằm thúc đẩy
ngành nông nghiệp phát triển bền vững, hướng vào quy hoạch những vùng
trồng cây nông nghiệp không tốn diện tích đất nhưng vẫn cho giá trị kinh tế

cao, đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm đủ sức cạnh tranh được với nông sản
nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu.
Nông nghiệp công nghệ cao là một nền nông nghiệp có yêu cầu vốn
đầu tư lớn được tiến hành với những trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, kết hợp
của nhiều công nghệ với môi trường sản xuất sạch. Đối tượng sản xuất chủ
yếu là cây, con cho hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật sử dụng tại khu nông
nghiệp công nghệ cao là kỹ thuật canh tác tiên tiến, đồng bộ, có tính chuyên
nghiệp. Người quản lý và cụng nhõn sản xuất cú kiến thức, trỡnh độ chuyên
môn giỏi, sản phẩm được tạo ra có năng suất và chất lượng cao, chủ yếu để
xuất khẩu và phục vụ những khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng.
Để phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, ổn định bền vững ở nước ta
hiện nay, chủ trương của Đảng ta và yêu cầu của sự phát triển kinh tế xó hội
đang hướng vào phát triển nền nông nghiệp thông thường truyền thống, kết
hợp với nông nghiệp kỹ thuật công nghệ cao.
Trước thực tiễn yêu cầu của việc xây dựng phát triển nền kinh tế nông
nghiệp đó, ngoài những yếu tố về môi trường, điều kiện tự nhiên trong sản
xuất, những yêu cầu về kỹ thuật...thỡ yờu cầu về nguồn nhõn lực cú vai trũ
quyết định đến việc xây dựng nền kinh tế nông nghiệp có hiệu quả, ổn định và
bền vững. Bởi vỡ khi phỏt triển nông nghiệp công nghệ cao ngoài các yếu tố
trang thiết bị hiện đại cần có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi về chuyờn mụn, tinh
thụng quản trị kinh doanh, người lao động phải có am hiểu về công nghệ sinh
học, kỹ thuật canh tác, hiểu biết về trang thiết bị máy móc, có kiến thức
chuyên môn ngành nghề, biết vận dụng những kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt
và sử dụng tốt các loại trang thiết bị máy móc để thực hiện quỏ trỡnh sản xuất
cú năng suất, chất lượng và hiệu quả.


23
Yờu cầu về nguồn nhõn lực cú trỡnh độ chuyên môn ngành nghề cao
để đáp ứng phát triển kinh tế nông nghiệp hiện nay là vấn đề cấp thiết. Bởi

vỡ:
Hiện nay nông thôn chiếm 75% dân số và lao động trong cả nước,
trong đó có đến 77% số hộ thuần nông (chỉ có thu nhập thuần tuý từ sản xuất
nụng nghiệp). Nhưng chỉ chiếm 47,38% lực lượng lao động được đào tạo
trong cả nước. Đặc biệt trong gần 60% lao động làm việc ở lĩnh vực nông số
được đào tạo mới chỉ chiếm 7% [26, tr. 205]. Điều đó cho thấy cơ cấu lao
động được đào tạo trong ngành nông nghiệp là quá thấp, đây thực sự là trở
ngại lớn nhất khi tiến hành CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn và phát triển
ngành nông nghiệp kỹ thuật cao.
Chất lượng nguồn lao động nông nghiệp nông, thôn thấp hơn rất
nhiều so với các vùng đô thị, tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo cao. Trỡnh độ
văn hoá ở thành thị và nông thôn đang có sự cách biệt tương đối lớn. Nếu ở
thành thị chỉ có khoảng 12% lao động đang làm việc chưa tốt nghiệp tiểu
học, thỡ ở nụng thụn con số đó lớn hơn hai lần. Số lao động tốt nghiệp phổ
thông trung học trở lên tại thành thị chiếm khoảng 38,6%, trong khi ở nông
thôn lại chỉ có 11,1% [16, tr. 96] (Xem bảng 2).
Bảng 2
Phân bố phần trăm theo trỡnh độ văn hoá thành thị - nông nghiệp nông
thôn, tỷ lệ lao động thành thị trong mỗi cấp trỡnh độ.
Đơn vị tính: %
Trỡnh độ giáo dục

Tỷ lệ lao động

Tổng số

Thành thị Nông thôn

Không biết đọc, viết


7,0

3,0

8,1

9,2

Chưa tốt nghiệp tiểu học

15,9

9,2

17,8

12,5

Tiểu học

47,5

32,6

51,6

14,8

Trung học cơ sở


12,6

16,7

11,4

28,5

Trung học phổ thông

7,6

13,4

6,0

38,2

đào tạo

thành thị


24
Công nhân kỹ thuât

2,8

7,3


1,6

55,0

Trung học chuyên nghiệp 3,5

7,7

2,3

47,8

Cao đẳng, đại học

3,1

9,9

1,2

69,4

Sau đại học

0,1

0,3

0,0


94,1

Chung

100

100

100

21,5

Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2005, chuyên khảo về lao
động và việc làm tại Việt Nam - 2006
Số liệu bảng trờn cho thấy rừ ràng, lao động có trỡnh độ văn hoá cao
chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị, tới 94,1% số người cú trỡnh độ sau đại
học đang làm việc tại thành thị. Trong khi đó có tới 8,1% số người không biết
đọc, biết viết, đang làm việc ở khu vực nông thôn. Mà ở nông thôn thỡ chủ
yếu là làm nụng nghiệp với 80% lao động nông nghiệp, 20% lao động phi
nông nghiệp [26, tr. 102]. Do đó có thể thấy rừ trỡnh độ lao động cho phát
triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây và hiện nay cũn
rất thấp. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, người lao động sản xuất giỏi trong
phát triển kinh tế nông nghiệp đặc biệt là trong thực hiện chủ trương phát
triển ngành nông nghiệp công nghệ cao thỡ cũn rất thiếu, chưa đáp ứng với
yêu cầu đũi hỏi của nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta hiện nay.
Mặt khác trong số học sinh tốt nghiệp các ngành nông, lâm, ngư nghiệp
ở các trường trung học chuyên nghiệp chỉ trên 40% làm việc đúng ngành
nghề, cũn trong số sinh viờn tốt nghiệp đại học ở các khoa này thỡ chỉ khoảng
20% làm việc đúng ngành nghề đào tạo. Trong số lao động chuyển ngành
nghề so với ngành nghề đào tạo, chỉ có 42,5% được đào tạo lại, số cũn lại

57,5% làm trỏi nghề coi như chưa đào tạo [26, tr. 112].
Đặc biệt số cán bộ khoa học kỹ thuật và những người lao động có trỡnh
độ kỹ thuật trong sản xuất nụng nghiệp cũn thiếu, trong khi đó sự bất hợp lý
trong cơ cấu lao động được đào tạo cũng như trong phân bố lao động giữa các
ngành và các vùng trong phát triển kinh tế nông nghiệp cũn nhiều bất cập yếu


25
kộm chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH
đất nước.
Đối với người nông dân, trong nhận thức của họ, học hành là con
đường để rời bỏ đời sống vất vả ở nông thôn đi thoát ly làm cán bộ ở chốn thị
thành, có một cuộc sống sung sướng, nhàn hạ hơn. Những quan điểm trên, tuy
có tác động thúc đẩy nâng cao dân trí, nâng cao trỡnh độ học vấn của người
dân ở nông thôn. Nhưng mặt khác nó làm cho "chảy máu chất xám", ở khu
vực nông nghiệp, nông thôn, làm cho cán bộ khoa học kỹ thuật, người có
trỡnh độ tay nghề trong sản xuất nông nghiệp đó ớt lại ngày càng ớt hơn, trở
thành những điểm trắng về cán bộ KHKT nông nghiệp và lao động nông
nghiệp có trỡnh độ cao.
Với nhận thức và mục đích của sự học ở nông thôn Việt Nam nói trên,
cộng với thói quen dựa vào kinh nghiệm hơn là thực nghiệm khoa học, thích
nghi hơn là cải tạo tự nhiên trong truyền thống sản xuất của người tiểu nông,
nên mặc dù rất trọng chữ học nhưng một bộ phận không nhỏ người dân ở
nông thôn Việt Nam không quan tâm nhiều đến kỹ thuật và công nghệ, nhất là
công nghệ hiện đại, không tích cực cải tiến, đổi mới công cụ lao động, áp
dụng những tiến bộ khoa học - công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả trong sản xuất, dẫn tới trỡnh độ KHKT trong sản xuất
nông nghiệp chậm phát triển.
Những vấn đề trên cho thấy dân số sống và làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn có lực lượng lao động dồi dào song chất lượng lao

động cũn hạn chế nhất là về trỡnh độ chuyên môn ngành nghề, kỹ năng lao
động sản xuất. Đồng thời việc khai thác, sử dụng số lao động đó qua đào tạo
lại bất hợp lý và kộm hiệu quả và có sự mất cân đối lớn về cơ cấu lao động
giữa các ngành, vùng trong phát triển kinh tế nông nghiệp . Điều đó cho thấy
việc đào tạo, phổ cập kiến thức chuyên môn ngành nghề cho người nông dân
còn nhiều yếu kém.


×