Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

cong nghiep hoa gan voi hien dai hoa, cong nghiep hoa hien dai hoa gan voi kinh te tri thuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.97 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TPHCM
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
…………..o0o………….

Tiểu luận môn: ĐƯỜNG LỐI CM CỦA ĐẢNG CSVN
Đề tài : CÔNG NGHIỆP HÓA PHẢI GẮN VỚI HIỆN ĐẠI
HÓA ,CÔNG NGHIỆP HÓA,HIỆN ĐẠI HÓA PHẢI GẮN
VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC
GVHD : Nguyễn Đình Cả
Nhóm SVTH

MSSV

Lê Tấn Hiền

15143149

Nguyễn Hữu Tuấn

15145406

Trần Tấn Thành

15145359

Đinh Gia Trí

15143294

Phan Trung Tín



15145388

TP Hồ Chí Minh, 9/12/2016
1


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................1
PHẦN I : MỞ ĐẦU....................................................................................................................2
Việt Nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đây là nhiệm vụ trọng
tâm, bởi vì chỉ có bằng con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa mới đất nước ta mới
trở nên giàu mạnh, đồng thời xây dựng được một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh,
từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, từ đó rút ngắn khoảng cách lạc hậu với các nước
phát triển, hòa vào dòng thác chung của nhân loại................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG...............................................................................................................3
1.Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa:.......................................................................3

1.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: ....................................................................3
1.2.Công nghiệp hóa hiện đại hóa:......................................................................3
2. Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát
triển kinh tế tri thức..............................................................................................................4
2.1 Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa...........................................................................4

2.2 Công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.............5
2.2.1 Khái niệm kinh tế tri thức:.........................................................................5
2.2.2 Vai trò của kinh tế tri thức.........................................................................6
2.2.3 Thực trạng của kinh tế tri thức ở trên thế giới và Việt Nam..................7
2.2.4 Công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.........8
PHẦN III : KẾT LUẬN..........................................................................................................12

PHẦN IV : DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................12

1


PHẦN I : MỞ ĐẦU
Việt Nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đây là nhiệm vụ
trọng tâm, bởi vì chỉ có bằng con đường công nghiệp hóa – hiện đại hóa mới
đất nước ta mới trở nên giàu mạnh, đồng thời xây dựng được một xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội, từ đó rút
ngắn khoảng cách lạc hậu với các nước phát triển, hòa vào dòng thác chung
của nhân loại.
Tuy nhiên để sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa thành công và những
mong muốn đó trở thành hiện thực thì đi đôi với việc củng cố, hoàn thiện quan
hệ sản xuất tiên tiến, chúng ta nhất thiết phải phát triển lực lượng sản xuất với
năng suất lao động xã hội ngày càng cao. Không có lực lượng sản xuất hùng hậu
với năng suất lao động xã hội cao thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội. Mà
muốn có lực lượng sản xuất hùng hậu và năng suất lao động cao thì không thể
chỉ dựa vào nông nghiệp sử dụng lao động thủ công, trái lại phải phát triển mạnh
công nghiệp cùng với đổi mới công nghệ ngày càng hiện đại, tạo nền tảng cho sự
tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hiểu theo cách khác, nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần người Việt, sự phát
triển giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ là nền tảng và động lực của sự
nghiệp công nghiêp hóa – hiện đại hóa đất nước. Hay nói chính xác như quan
điểm của Đảng: “Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức”.
Thực hiện đề tài này, chúng em muốn thể hiện cái nhìn của mình về công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, về nền kinh tế tri thức, vai trò của nền kinh tế tri thức trong
sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đồng thời có thể rút ra được
những kiến thức cần thiết cho mình trong công việc cũng như cuộc sống sau này.


2


PHẦN II: NỘI DUNG
1.Khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
1.1 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
- Công nghiệp hóa là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ
các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế. Đó là tỷ trọng về
lao động, về giá trị gia tăng, v.v.. Đây là quá trình chuyển biến kinh tế-xã hội ở
một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung tư bản nhỏ bé (xã hội
tiền công nghiệp) sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa là một phần
của quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế-xã hội này đi đôi với tiến bộ
công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất năng lượng và luyện kim quy
mô lớn. Công nghiệp hóa còn gắn liền với thay đổi các hình thái triết học hoặc
sự thay đổi thái độ trong nhận thức tự nhiên.
- Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và
công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản
lí kinh tế - xã hội.
1.2.Công nghiệp hóa hiện đại hóa:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sứ lao động thủ công là
chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương
tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại , dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến
bộ khoa học -công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

3


2. Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn
với phát triển kinh tế tri thức

2.1 Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa
- Lịch sử công nghiệp hóa của loài người bắt đầu từ thế kỉ XVII- thế kỉ XVIII, từ
đó đến nay về cơ bản các quốc gia trên thế giới đã tiến hành công nghiệp hóa
trên 300 năm, và trong suốt hơn 300 năm đó các nước tư bản chủ nghĩa đã tiến
hành công nghiệp hóa, trong quá trình công nghiệp hóa đã làm bùng nổ nên các
cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật:
+ Cách mạng hơi nước cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XIX: máy hơi nước nhanh
chóng được sử dụng rộng rãi để tạo động lực cho các ngành công nghiệp.Sự ra
đời của máy hơi nước làm chuyển đổi nông nghiệp thủ công sang công nghiệp cơ
khí, cơ khí hóa, làm giảm sức lao động của con người. Là một bước phát triển
vượt bậc của nhân loại.
+ Cuộc cách mạng điện bắt đầu vào khoảng 1850:Sự ra đời của động cơ đốt
trong cộng với việc phát hiện ra điện và dầu mỏ trong giai đoạn này đã chuyển
đổi từ quá trình cơ khí hóa sang điện khí hóa.
+ Cuộc cách mạng máy tính và tự động hóa bắt đầu khoảng 1969: giai đoạn này
công nghiệp chế tạo ngày càng được số hóa. Việc điều khiển bằng tay được thay
thế bằng máy móc, đưa nhân loại phát triển lên một tầm cao mới
+ Cách mạng công nghiệp số: chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng này
chứng kiến những bước tiến quan trọng trong lĩnh vực trí thông minh nhân tạo,
sự kết nối hàng tỉ người trên thế giới, các khả năng lập trình vi tính mở ra các
nguồn nguyên liệu mới, công nghệ mới, năng lượng mới…
- Như vậy, trải qua hơn 300 năm với 4 cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, các
nước tư bản chủ nghĩa gần như đã hoàn tất xong quá trình công nghiệp hóa hiện
đại hóa, đã tạo ra được một nền tảng, cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng nhu cầu
4


thiết yếu của các quốc gia này, cũng như tạo điều kiện thuận lợi đề phát triển
kinh tế của các quốc gia này và các quốc gia này hiện nay là những nước phát
triển.Trong khi đó, Việt Nam ta tiến hành công nghiệp hóa từ một bước phát

triển thấp, rất thấp:
+ Đặc điểm của nước ta là nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, kém phát triển,
máy móc phục vụ cho nông nghiệp thô sơ, dựa nhiều vào sức lao động chân
tay,..
+ Chúng ta bị chiến tranh tàn phá nặng nề, chiến tranh để lại hậu quả nặng nề
cho con người cũng như là nền kinh tế của nước ta.
+ Chúng ta chưa có bất kì một nền tảng, cơ sở vật chất, kĩ thuật nào cho quá trình
công nghiệp hóa
Như vậy chúng ta tiến tới quá trình công nghiệp hóa từ “ hai bàn tay trắng”, do
đó chúng ta bắt buộc phải tiến hành quá trình công nghiệp hóa.Nhưng nước ta
tận dụng được lợi thế của nước phát triển sau nên có thể tận dụng được sự phát
triển của các quốc gia đi trước, tận dụng quá trình toàn cầu hóa, tận dụng quá
trình hội nhập quốc tế, đặc biệt là tận dụng quá trình chuyển gia công nghệ của
các nước phát triển. Cho nên là một nước đi sau thì Việt Nam có thể kết hợp chặt
chẽ công nghiệp hóa hiện đại hóa để thực hiện chiến lược “đi tắt đón đầu” đi
thẳng vào hiện đại để nhằm rút ngắn khoảng cách về sự phát triển của Việt Nam
với các quốc gia trên thế giới, rút ngắn quá trình về nền tảng cơ sở kĩ thuật hiện
đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Việt Nam cũng như nâng cao đời sống
của nhân dân Việt Nam.
2.2 Công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
2.2.1 Khái niệm kinh tế tri thức:
- Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri
thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng
5


cao chất lượng cuộc sống. Trong nền kinh tế tri thức những ngành kinh tế có tác
động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa nhiều vào tri thức, dựa vào các
thành tựu mới của khoa học, công nghệ. Đó là những ngành kinh tế mới dựa trên
công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và cả những ngành

kinh tế truyền thống như nông nghiệp công nghiệp, công nghiệp dịch vụ được
ứng dụng khoa học công nghệ cao.
2.2.2 Vai trò của kinh tế tri thức
Trong tiến trình lịch sử phát triển của nhân loại con người là động vật duy nhất
có năng lực sáng tạo tri thức, do đó biết lao động sản xuất và tiến dần tới nền
kinh tế dựa vào tri thức là chính. Bởi vậy, kinh tế tri thức là một lịch sử tất yếu
mang tính khách quan. Cũng như kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp,
kinh tế tri thức ra đời không phụ thuộc vào ý chí của một nhóm người nào, mà
hoàn toàn tuân theo quy luật khách quan của sự phát triển lịch sử của xã hội loài
người.
Nền kinh tế tri thức là bước phát triển mới, vượt bậc của lực lượng sản xuất xã
hội, trong đó tri thức trở thành hình thức cơ bản nhất của vốn, sự tăng trưởng
kinh tế từ dựa chủ yếu vào nguồn lực vật chất chuyển sang dựa chủ yếu vào năng
lực trí tuệ con người. Nền kinh tế tri thức hình thành và phát triển là kết quả của
sự phát triển khoa học và công nghệ và kinh tế thị trường.
Kinh tế tri thức mang lại những cơ hội và thách thức lớn trong sự phát triển chưa
từng thấy của nhân loại. Kinh tế tri thức là động lực thúc đẩy tiến trình xã hội
hóa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, làm cho phân công lao động xã hội
phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Kinh tế tri thức được hình thành, phát
triển trên cơ sở các ngành sản xuất sử dụng công nghệ cao. Từ đó mà tác động
mạnh mẽ đến quá trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế..

6


Nó thúc đẩy công nghiệp, không ngừng gia tăng hàm lượng khoa học – kỹ thuật,
công nghệ trong sản phẩm công nghiệp qua đó mà gia tăng giá trị sử dụng, giá trị
trao đổi của sản phẩm công nghiệp.
Nó thúc đẩy trí nghiệp ở các ngành dịch vụ, thông tin, thương mại, tiền tệ… với
nhiều hình thức phong phú. Nó thúc đẩy việc nâng cao đời sống xã hội, hướng

đến một nền văn minh cao hơn.
Kinh tế tri thức mang lại công nghệ kỹ thuật mới, các tư liệu lao động mới, từ đó
các hệ thống máy móc thông minh, tự động hóa sẽ được tạo ra. Quá trình đó sẽ
giúp phát hiện và sáng tạo ra nhiều đối tượng lao động mới, những nguyên liệu
mới, năng lượng mới,…có thể trước đây chưa từng xuất hiện, tạo ra nhiều giá trị
sử dụng mới, đáp ứng thỏa mãn nhu cầu xã hội ngày càng tốt hơn, giảm bớt việc
khai thác các nguồn tài nguyên hiện hữu. Trong nền kinh tế tri thức máy móc
không chỉ thay thế lao động cơ bắp mà còn thay thế lao đông trí óc, nhân lên sức
mạnh trí óc của con người. Sáng tạo và đổi mới là động lực chủ yếu của sự phát
triển kinh tế xã hội. Sự giàu có, cường thịnh của một quốc gia phụ thuộc chủ yếu
vào năng lực trí tuệ, hơn là tài nguyên. Tài nguyên là có hạn, năng lực sáng tạo
của con người là vô hạn; một khi nền kinh tế dựa chủ yếu vào năng lực sáng tạo
của con người, thì khả năng của nền kinh tế là hết sức to lớn. Như Ngân hàng
Thế giới đã đánh giá "Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế Thế
giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức.
Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn
cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền
kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức".
2.2.3 Thực trạng của kinh tế tri thức ở trên thế giới và Việt Nam
- Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, các quốc gia có nền kinh tế và khoa học
công nghệ phát triển đã đề ra những chương trình, chiến lược nhằm hướng nền
7


kinh tế phát triển theo những đặc trưng của kinh tế tri thức. Có thể kể đến những
ví dụ điển hình như: từ 1984 đến nay, mỗi năm chính phủ Mỹ chi hàng trăm tỷ
USD cho hoạt động khoa học, công nghệ. Từ những năm 80 của thế kỷ XX,
chính phủ Nhật đã dành cho chương trình vi điện tử hơn 100 tỷ USD. Những
năm 90 đến nay, nước Nhật đã dành khoảng 3% tổng sản phẩm quốc dân cho
hoạt động nghiên cứu và triển khai. Các nước Tây Âu cũng đẩy mạnh hoạt động

vào lĩnh vực công nghệ cao, như: công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công
nghệ vật liệu mới, điển hình là các nước Đức, Pháp, Italia, Anh, Ba Lan... để đo
lường sự phát triển của kinh tế tri thức tại các quốc gia, hiện nay có chỉ số KEI
(knowledge economy index) của Ngân hàng thế giới. Năm 2012, Thụy Điển,
Phần Lan và Đan Mạch là 3 quốc gia đạt hạng cao nhất thế giới về phát triển
kinh tế tri thức với số điểm lần lượt là 9,43, 9,33 và 9,16.
- Theo xếp hạng về chỉ số kinh tế tri thức (KEI) của World Bank, Việt Nam xếp
thứ 104/146 nước và lãnh thổ trong năm 2012, tăng so với 113/146 vào năm
2000 nhưng vẫn thuộc nhóm trung bình kém. Việt Nam đạt mức này chỉ do yếu
tố công nghệ thông tin có tiến bộ nhanh, còn lại các yếu tố khác của kinh tế tri
thức đều chưa có đóng góp đáng kể. So sánh với những nước trong khu vực
Đông Nam Á, chỉ số KEI của Việt Nam năm 2012 mới chỉ đạt 3,4 điểm, trong
khi Singapore là 8,26 (đã được xếp vào nước có nền kinh tế tri thức hay kinh tế
sáng tạo); Malaysia là 6,10; Thái Lan là 5,21; và Philippine là 3,94
2.2.4 Công nghiệp hóa hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
- Kinh tế tri thức mang lại bước phát triển mới, góp phần phát triển lực lượng sản
xuất Việt Nam. Chất lượng của những cơ sở vật chất – kỹ thuật ngày càng cao,
lực lượng lao động sản xuất và tổ chức quản lý kinh doanh ngày càng có trình độ
cao, sử dụng trí tuệ vào trong sản xuất và quản lý. Nhà nước Việt Nam đổi mới
cơ chế quản lý, phát huy mọi khả năng sáng tạo của người dân. Cụ thể như bây
8


giờ người nông dân đã biết sử dụng công nghệ sinh học tạo ra những giống lúa
mới có ưu điểm vượt bậc so với giống cũ để tăng năng suất lao động.
- Kinh tế tri thức mang lại những cơ hội và thách thức lớn trong sự phát triển của
Việt Nam. Về cơ hội, Việt Nam là nước đi sau, có thể học hỏi kinh nghiệm và
tiếp thu những thành tựu khoa học – kỹ thuật cao của những nước đi trước, nhà
nước Việt Nam nhận định nước ta không thể chần chừ, bỏ lỡ cơ hội lớn, mà phải
đi thẳng vào nền kinh tế tri thức cho nên nhà nước nhận định phải nắm bắt các tri

thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp,
đồng thời phát triển nhanh các ngành dịch vụ dựa vào tri thức, vào khoa học và
công nghệ, chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành kinh tế tri
thức để rút ngắn thời gian thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
đuổi kịp các nước khác. Về thách thức, nếu như không tận dụng được cơ hội, đổi
mới cách nghĩ, cách làm, bắt kịp tri thức mới của thời đại thì sẽ bị tụt hậu xa hơn
về kinh tế so với các nước trên thế giới, không phát triển bền vững và không hội
nhập hiệu quả được vào nền kinh tế tri thức.
- Kinh tế tri thức thúc đẩy công nghiệp Việt Nam phát triển bởi vì nhà nước đã
chú trọng chăm lo phát triển nguồn nhân lực, vật lực, khuyến khích các tập đoàn,
nhà máy, xí nghiệp thực hiện sản xuất sản phẩm dựa vào tri thức như trong công
nghiệp thông tin, tập đoàn Intel Việt Nam sử dụng công nghệ, tri thức để tạo ra
các loại phần cứng, những con chip điện tử cho điện thoại, máy tính… phục vụ
cho đời sống con người chúng ta… từ đó gia tăng giá trị sử dụng, giá trị trao đổi
của các sản phẩm.
- Ngoài ra ở các ngành dịch vụ, thông tin, thương mại, tiền tệ,… của Việt Nam,
kinh tế tri thức cũng góp phần thúc đẩy nâng cao trí nghiệp. Cụ thể là thông qua
internet, tổng công ty hàng không quốc gia Vietnam Airlines có thể cung cấp
thông tin về các tuyến du lịch, đặt khách sạn và vé máy bay, các nhà cung cấp
dịch vụ giải trí có thể truyền tải phim ảnh và âm nhạc đến người nghe, các ngân
9


hàng như Agribank có thể tiến hành các giao dịch trị giá hàng tỷ đồng chỉ trong
vài giây…
- Kinh tế tri thức còn mang lại cho Việt Nam những công nghệ kỹ thuật, tư liệu
lao động để rồi từ đó Học viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu ra những robot
chiến trường, leo thang, phun cát ứng dụng trong dân sự và quân sự. Kinh tế tri
thức cũng mang lại những nguồn vật liệu và năng lượng mới như những nguồn
năng lượng vô hạn như gió, mặt trời,… giúp giảm bớt việc khai thác các nguồn

tài nguyên thiên nhiên hữu hạn như than đá, xăng, dầu…
- Kinh tế nông nghiệp, khởi đầu cách đây khoảng mười ngàn năm, phải dựa
nhiều vào hiểu biết về canh tác, chăn nuôi, thời tiết... tức là những tri thức cơ
bản về nông nghiệp. Nhưng lúc đó đất đai, lao động thủ công lại quan trọng hơn,
nên tri thức chỉ đóng vai trò thứ yếu.
- Đến khoảng giữa thế kỷ XX, quá trình công nghiệp hoá loài người đi lên tư bản
chủ nghĩa dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn nhưng nguồn tài nguyên
thiên nhiên đó hữu hạn, khai thác ngày càng cạn kiệt, môi trường càng ngày càng
ô nhiễm, trong khi dân số thế giới ngày càng tăng, đời sống nhu cầu con người
cũng ngày càng tăng, kinh tế công nghiệp hết tiềm năng phát triển và bắt đầu suy
thoái. Lúc đó con người buộc phải dựa vào tri thức, dựa vào chất xám tạo nên
nguồn vật liệu mới, tạo nên của cải vật chất mới cho con người. Trong bối cảnh
đó cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại xuất hiện và phát triển bùng nổ,
dựa trên những khối tri thức khổng lồ, rất mới và vô cùng phong phú về thế giới
vật chất vĩ mô và vi mô, với thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Lực lượng sản
xuất mới được hình thành dựa trên nguồn lực chủ yếu là tri thức, tạo nên hệ
thống công nghệ cao với máy móc thông minh mà điển hình là máy tính điện tử
(máy điện toán) mô phỏng não người.
- Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất mới này đã dẫn tới một hình thái
kinh tế mới. Đó là một nền kinh tế trong đó việc sáng tạo tri thức, sự lan truyền
10


và quảng bá nhanh tri thức đưa vào ứng dụng là động lực chủ yếu của tăng
trưởng kinh tế, tạo ra của cải, tạo ra việc làm cho tất cả các ngành kinh tế. Trong
nền kinh tế mới, kinh tế tri thức sản xuất chủ yếu dựa vào nguồn lực tri thức. Tài
nguyên và vốn dù quan trọng vẫn chỉ giữ vai trò thứ yếu.
- Tại đại hội X, Đảng nhận định: “Khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy
vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực
lượng sản xuất”. Nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi trên thế

giới kinh tế tri thức đã phát triển. Chúng ta có thể và cần thiết không trải qua các
bước tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển
kinh tế tri thức. Đó là lợi thế của các nước đi sau, không phải nóng vội, duy ý
chí. Vì vậy, Đại hội X chỉ rõ:”Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh
tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.”

11


PHẦN III : KẾT LUẬN
Trong thời đại ngày nay, cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra với tốc
độ vũ bão, hàng loạt công nghệ mới ngày càng hiện đại ra đời. Khoa học và công
nghệ ngày càng thể hiện rõ vai trò là nền tảng, động lực của sự phát triển kinh tế
– xã hội.
Kinh tế tri thức là xu thế phát triển tất yếu, khách quan, đã, đang và sẽ tiếp tục
làm thay đổi một cách mạnh mẽ, sâu sắc nội dung và bước đi của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không chỉ thế kinh tế tri thức còn đòi hỏi tiến trình đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các quốc gia đi sau, trong đó có Việt
Nam, phải được gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.
Đối với Việt Nam, tri thức khoa học công nghệ giữ vai trò cực kì quan trọng và
quyết định đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, vừa là
nền tảng vừa là động lực. Vì vậy, chúng ta cần nhận thức được tầm quan trọng
của tri thức và tri thức khoa học để có thể định hướng được hương phát triển của
đất nước.

PHẦN IV : DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam-NXB Chính trị
Quốc gia
[2]Tài liệu Internet:

- />- />12


13



×