Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tài liệu ôn tập Hoá Dược 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 27 trang )

 KHÁNG SINH HỌ PHOSPHONIC

FOSFOMYCIN
Cấu trúc:
- Cầu nối epoxy rất hoạt động.
- Có liên kết carbon-phospho.
- Carbon bất đối: C1 cấu dạng R, C2 cấu dạng S.
- FDA công nhận năm 1996.
Đặc điểm:
- Kháng sinh rất phân cực, khối lượng phân tử thấp và khả năng khuếch tán cao.
- Không có bất kỳ sự đề kháng nào, có thể phối hợp: aminosid, beta-lactam
- Tan trong nước, hút ẩm, tan nhẹ trong ethanol.
- Kiểm nghiệm: Định tính: phản ứng epoxy, phản ứng nhóm phosphonic, phổ IR…
- Định lượng: chuẩn độ, vi sinh vật (Proteus micrabilis),…
-Dạng dùng: dạng muối natri – luôn tiêm tĩnh mạch; dạng uống – muối monotrometamol
Cơ chế tác động: tác dụng diệt khuẩn
- Ức chế giai đoạn đầu của sinh tổng hợp peptidoglycan ở thành tế bào vi khuẩn, sớm hơn
penicillin và cephalosporin.
- Bất hoạt enzyme pyruvyl transferase, ức chế sự hình thành UDP-M (gọi là “Park nucleotid”)
Phổ kháng khuẩn
Tụ cầu - phế cầu, màng não cầu, Haemophilus, E.coli, Klebsiella, samonella, enterobacter, proteus
micrabilis,….
Điều chế: Trước đây ly trích từ Streptomyces fradax . Ngày nay: pp tổng hợp hóa học từ PCl3
Chế phẩm:
Fosfomycin dinatri
- Dùng phối hợp với một kháng sinh khác.
- Dùng tiêm tĩnh mạch chậm.
- Chỉ định trong nhiễm trùng nặng.
- Dung nạp tốt, rất ít độc.
- Gây phù (do Na+ giữ nước) và làm trầm trọng thêm trong trường
hợp suy thận hoặc suy tim.


Fosfomycin trometamol
- Dùng đường uống. (3 nhóm –CH2OH)
- Chỉ định trong viêm bàng quang cấp không biến chứng ở phụ nữ.


 KHÁNG SINH HỌ PHENICOL

Cơ chế tác dụng: ức chế tổng hợp protein
Đề kháng : Do sự hiện diện của acetyl coenzyme A transferase. Enzyme bất hoạt
chloramphenicol: tạo dẫn chất acetyl hóa, không kết hợp được với Ribosom của vk
Phổ kháng khuẩn: Tương đối rộng, nhưng đề kháng rất nhanh.
- Vi khuẩn gram dương: Streptococcus pneumoniae, Corynbacterium. - Vi khuẩn gram âm:
N.gonorhoea, N.meningitidis, Salmonella, Shigella, Haemophillus, Campylobacter,…
- Vi khuẩn kỵ khí: Clostridium, Bacteroides
Cloramphenicol (1947)
Cấu trúc: gồm 3 phần
+Nhân benzen nitro hóa ở vị trí para (4-Nitrophenyl)
+Chuỗi amino-2-propandiol-1,3
+Nhóm dicloracetyl
Đồng phân D(-)-threo 1R, 2R có hoạt tính sinh học
Điều chế: phương pháp tổng hợp từ paranitroacetophenon, acetophenon, alcol cinamic
paranitrobenzaldehyd, styren hoặc phân lập từ Streptomyces venezuelae
Tính chất vật lý
‒ Ít tan trong nước
‒ Rất tan trong methanol, ethanol, ethyl acetat, aceton.
‒ Năng suất quay cực: +19,5 (dung dich 5% trong ethanol), -25,0 (dung dịch 5% trong ethyl
acetat),…
Tính chất hóa học
‒ Nhóm nitro: khử hóa  phẩm màu azoic với beta-naphtol
‒ Nhóm dicloacetyl: p/ứ với AgNO3/HNO3, phản ứng Fujiwara-Ross (nhóm gem-diclo)

‒ Nhóm alcol bậc nhất: phản ứng tạo ester
Định tính: Phổ: UV, IR. Sắc ký lớp mỏng. Các phản ứng màu. Năng suất quay cực riêng
Định lượng
- Phương pháp vô cơ hóa. Phương pháp quang phổ tử ngoại. Phương pháp sắc ký lỏng. Phương
pháp vi sinh
Chỉ định: Dùng trong nhiễm trùng nặng.
Sốt thương hàn, phó thương hàn. Nhiễm trùng Haemophilus trong não. Nhiễm trùng kỵ khí đặc
biệt nhiễm trùng do Bacteroides.
Dùng cho mắt: nhiễm trùng với vi khuẩn nhạy cảm trong bệnh viêm kết mạc cấp, nhiễm trùng
tuyến lệ, viêm mí mắt do vi khuẩn
Độc tính: -NO2 gây độc trên thần kinh, máu tủy xương
-Độc tính với máu: rối loạn tủy xương, thiếu máu, giảm tế bào lưới.
-Gây hội chứng xám trên trẻ sơ sinh: nôn mữa, thân nhiệt hạ, da xám, choáng
-Trụy tim mạch.
-Tai biến loại Herxheimer: vi khuẩn chết quá nhiều, phóng thích nội độc tố gây ra viêm phúc mạc,
xuất huyết ruột, hạ thân nhiệt bất thình lình, suy tim mạch trầm trọng.
-Không dùng kéo dài 3 tuần.
-Thực hiện kiểm tra huyết đồ, đếm hồng cầu lưới ít nhất 1 lần/1 tuần trong và sau khi dừng điều
trị.


Thiamphenicol
 phân cự, dễ tan trong nước hơn  khó thấm vào tế bào
hơn  Hoạt tính < Chloramphenicol

Không có nitro: không tạo dẫn chất khử hóa gây độc tính
Điều chế: pp tổng hợ từ Methylsulfonyl-4-benzaldehyde
Tính chất: ít tan trong nước, ether, ethyl acetat, rất tan
trong dimethylacetamid, tan trong methanol, tan tương
đối trong aceton, ethanol.

Định tính: Phổ IR. Sắc ký lớp mỏng. Các phản ứng vô cơ hóa
Định lượng: Phương pháp vô cơ hóa
Chỉ định
Hiện diện dạng hoạt tính ở đường mật và tiết niệu Dùng cho nhiễm trùng gan, mật, viêm túi
mật cấp, nhiễm trùng tiết niệu do lậu,...
Dùng trong nhiễm trùng tiêu hóa do Salmonella và trong nhiễm trùng hô hấp với những mầm đề
kháng với những kháng sinh khác
Độc tính trên máu: thuận nghịch (biến mất khi ngưng điều trị)
Chế phẩm: Thislacol, Biothicol
 KHÁNG SINH HỌ MACROLID VÀ CÁC KHÁNG SINH TƯƠNG ĐỒNG
2 nhóm: họ Macrolid và Streptogramin (synergistin)
Cấu trúc gồm nhiều vòng lacton:
+ vòng lacton 14 nguyên tử: Erythromycin, Roxithromycin, Clarythromycin
+ vòng lacton 15 nguyên tử: Azithromycin
+ vòng lacton 16 nguyên tử: Spiramycin
Cơ chế tác dụng: Gắn vào vị trí P của 50S trên ribosome, dẫn đến ngăn cản sự kép dài của chuỗi
peptide bằng sự kết hợp của peptide trên tRNA vào amino acid thông qua men
peptidyltransferase.
 Kháng sinh ít độc tính nhất. Kháng sinh kìm khuẫn. Ngoại trừ dạng estolat, các macrolid khác
có thể dùng cho phụ nữ có thai hoặc trẻ em khi cần thiết.
Phổ kháng khuẩn: chủ yếu vi khuẩn gram dương: do tính thấm tốt hơn trên gram dương)
+ Gram dương : Cầu khuẩn: Staphyloccus, Streptococcus, Pneumococcus…..
Trực khuẩn : Listeria, Corynebacterium (diphteri, acnes), Bacillus anthracis
+ Gram âm : Cầu khuẩn: Neisseria (menigoccus, gonoccus)
Trực khuẩn: Legionella (pneumophilla), Campylobacter (nhạy cảm vừa phải với macrolid),
Haemophillus (nhạy cảm synergistin)
 Macrolid (heterosid)
Cấu trúc: Aglycol (phần không đường) + phần đường (ít nhất phải có đường Osamin)
Định tính
- Phản ứng tạo màu với acid HCl hoặc H2SO4 đđ. Phản ứng nhanh với acid hydrocloric: phân

biệt các macrolids. Phổ IR, SKLM, SK lỏng.
Định lượng
Xác định hoạt lực của kháng sinh: pp so màu; pp
phổ UV; SK khí, HPLC; pp vi sinh vật
- Vòng lacton phải đóng, mở mất hoạt tính


- Gắn –N(CH3)2 ở 4,6 làm tăng hoạt tính
- Carbonyl ở 10: ko thể thiếu. Tăng tác dụng khi thay thế bằng O, S, hoặc một chức amin tự do
hoặc amin thay thế (nhóm N-arylsulfonyl)
- Vị trí 10, 2’, 4’, 12, 13 và N(CH3)2: gắn tốt trên ribosome.
- Vị trí 2: glucosyl hóa: mất hoạt tính kk
- Vị trí 4, 6: cắt phần đường, vị trí 11, 12: dehydrat hóa: giảm tác dụng.
- Tính thân dầu: tăng hoạt lực của chế phẩm, thời gian tác dụng dài hơn, mở rộng phổ gram âm.
Erythromycin: vòng lacton (14nguyên tử) + D-desosamin + L-cladinose
- Gồm Erythromycin A, Erythromycin B, Erythromycin C, Erythromycin D
- Vòng lacton: cắt bỏ phân tử đường – giảm tác dụng.
- Ít tan trong nước, tan nhiều trong ethanol và dung môi hữu cơ..
- Tính base yếu nên không tạo muối với acid, có tính tả triền.
- Thức ăn ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc: uống trước bữa ăn
- Tái hấp thu theo chu trình gan ruột. Chuyển hóa chủ yếu ở gan dưới dạng demethyl hóa mất tác
dụng
- Tránh dùng bừa bãi vì tạo thành chủng đề kháng thuốc nhanh của Streptococcus,
Staphylococcus.
Chế phẩm:
Dạng uống (2%): Erythromycin tablets, Erythromycin Estolate
Dạng tiêm (20%): lọ pha tiêm 1g: thải qua thận ở dạng còn hoạt tính.
Dạng dùng ngoài
Spiramycin: macrolid thiên nhiên
Có 2 phân tử đường amin: bền hơn, thân dầu hơn erythromycin.

- Dùng trong Methicillin-Resistant Staphylococcus (ít thuốc chữa được).
- Kháng sinh dùng cho phụ nữ mang thai: trị nhiễm Toxoplasma.
- Thuốc qua được sữa mẹ, nên không dùng cho con bú.
- Dạng dùng: Spiramycin: nhiễm trùng tai, mũi, họng, phổi, da, đặc biệt nhiễm trùng tuyến tiền
liệt. Rodogyl: phối hợp với Metronidazol trong nhiễm trùng khoang miệng (do tác dụng trên
chủng yếm khí)
Roxithromycin: Dẫn chất bán tổng hợp của Erythromycin.
-Có nhóm Oxim (N-O) bền hơn trong H+, do không tạo dạng hemicetal.
-Kết hợp với protein huyết tương, nên bền hơn.
-Giải phóng từ từ trong quá trình chuyển hóa. Sinh khả dụng tốt hơn Erythromycin.
Hiệu quả hơn trong vi khuẩn gram âm, đặc biệt với Legionella pneumophila.
Phổ hoạt tính vi khuẩn giảm, nhưng hoạt tính mạnh hơn 2-10 lần Erythromycin
Thời gian bán thải 10-12 giờ (Erythromycin: 2,5 giờ).
-Chuyển hóa ở gan, tạo sản phẩm gây độc tính gan.
-Chỉ định trong nhiễm trùng tai,mũi, họng, phế quản, phổi, da, sinh dục. Nhiễm Helicobacter
pylori, Haemophyllus influenza, Vibrio,…
-Chế phẩm: Roxistat
Clarithromycin
- Tác dụng kìm khuẩn và diệt khuẩn trên các vi khuẩn như: Haemophilus influenza,
Streptococcus pneumoniae ,..


- Không tạo hemicetal, giảm sự phân cực. Bền hơn, hấp thu hơn erythromycin. Sinh khả dụng tốt
hơn erythromycin
- Khác với Roxythromycin, phân phối bám vào lớp nhầy niêm mạc ruột cao.
Dùng trị loét dạ dày H. pylori.
- Chất chuyển hóa là 14-hydroxy clarithromycin hoạt tính mạnh khoảng 2 lần so với
clarithromycin.
- Chế phẩm: dạng viên. Kháng sinh này cùng azithromycin được dùng điều trị nhiễm trùng cơ hội
và khó trị ở bệnh nhân bị HIV/AIDS (như nhiễm Mycobacterium avium complex)

Azithromycin
-T1/2: từ 58 – 68 giờ
-Bền trong môi trường acid – sử dụng tốt hơn erythromycin.
-Azithromycin kháng lại cầu khuẩn gram dương kém hơn erythromycin, mạnh hơn đối với
H.Influenzae và các vi khuẩn gram âm khác.
Dirithromycin
Flurithromycin
 Streptogramin (synergistin): cấu trúc giống macrolid nhưng không có nhóm đường
Pristinamycin Ly trích từ môi trường nuôi cấy Streptomyces pristinaespiralis.
Virginamycin Ly trích từ Streptomyces virginiae.
Chế phẩm: SynercidR (Quinupristin-dalfopristin)
+ Quinupristin: Streptogramin B 30%.
+ Dalfopristin: Streptogramin A 70%.
Phổ: gram dương (MRS, PRSP, MRSA,…), không gram âm.


 KHÁNG SINH HỌ LINCOSAMID

Streptomyces lencolnensis
Bán tổng hợp: dạng muối HCl, Phosphat, palmitat.
Tính chất: khá tan trong nước, alcol và dung môi hữu cơ. Là những chất quay cực phải.
Kiểm nghiệm
- Định tính: cho màu tím khi tác dụng với natri nitroprussiat (với Na2CO3).
- Định lượng: phương pháp vi sinh
Cơ chế tác dụng: Ức chế sinh tổng hợp protein. Phân phối tốt ở đa số các mô nhất là mô xương.
Chỉ định:
Dùng trong nhiễm trùng yếm khí nguồn gốc ruột, hay sinh dục.
Điều trị nhiễm trùng da hay xương bởi cầu khuẩn gram+ (ở bệnh nhân dị ứng với β-lactam).
Tác dụng phụ: viêm ruột màng giả nặng (do độc tố của vi khuẩn Clostridium difficile).
 KHÁNG SINH HỌ CYCLIN

- Vòng A/B cis, C12a mang nhóm OH alpha: làm tăng tác
dụng kháng khuẩn.
- Nhóm N(CH3)2 ở vị trí 4 hướng trục.
- Nhóm CH3 (alpha) và OH (beta) ở vị trí 6 là không cần
thiết.
- Độc tính trên thận.
- Tạo phức chelat với ion kim loại hóa trị 2, 3.
-Nguồn gốc thiên nhiên (từ Streptomyces): Tetracyclin
-Nguồn gốc bán tổng hợp: Doxycyclin, Minocyclin
Cơ chế tác dụng: ức chế protein bằng cách kết dính với tiểu đơn vị 30S của ribosom, ngăn tARN
kết hợp với mARN  acid amin không phóng thích khỏi ribosom
Dược động học:
- Hấp thu nhanh qua hệ tiêu hóa: Minocyclin (100%) > Doxycyclin (95%) > Tetracyclin
- Tạo phức với ion kim loại, làm giảm sự hấp thu.
- Chế phẩm sửa, sắt, antacid…làm giảm hấp thu. (ngoại trừ doxycyclin, minocyclin).
- Hoạt tính: Minocyclin > Doxycyclin > Tetracyclin
- Tích lũy trong hệ võng mạc nội mô, lách, tủy xương, ngà răng, men răng
- Không dùng cho trẻ dưới 8 tuổi (tốt nhất là khi chưa thay răng sữa).
- Sử dụng lâu ngày gây rối loạn tạp khuẩn ruột.
- Chỉ định trong nhiễm viêm niệu đạo, cổ tử cung, giang mai, lậu cầu….


 KHÁNG SINH HỌ PEPTID
Cơ chế tác dụng: Kháng sinh diệt khuẩn
-Kháng sinh peptid tác động lên thành tế bào: Bacitracin, vancomycin, teicoplamin
Diệt khuẩn mạnh: gắn kết lên màng tế bào, gây rối tính thấm tế bào.
Độc tính cao, rất khó phát triển thành đề kháng.
-Kháng sinh tác động lên màng sinh chất: colistin
Bacitracin
Là một hỗn hợp kháng sinh, thành phần chính là bacitracin A (40%), B1, B2, B3

Cấu trúc:
-Tan tốt trong nước. Kém bền khi pha thành
dung dịch, khi chịu tác dụng của nhiệt, ánh
-Có nhóm Thiazolidin
sáng, pH.
- Liên kết acid amin qua cầu nối peptid.
Định tính : SKLM (phản ứng Ninhydrin),
-Cấu hình dạng đồng phân D.
phản ứng với CuSO4 cho màu tím.
-Phần phụ là acid béo.
Định lượng : Phương pháp vi sinh vật
Tyrocicin
Hỗn hợp decapeptid, cấu trúc thẳng và vòng, sắp xếp từ Tyrocidin A-E,
Có tác dụng kháng khuẩn,
Chế phẩm: Tyrozets, Mekotricin
Dùng trong nhiễm trùng màng nhầy, xoang miệng, họng, viêm họng, lợi, lưỡi,….
Gramicidin
Polypeptid mạch thẳng có 15 acid amin.
- Dùng ngoài: tác động trên Gram (+).
- Tác dụng diệt khuẩn: như một chất mang ion làm thay đổi tính thấm màng tế bào.
Vancomycin
- Cấu trúc cồng kềnh: hấp thu không tốt. Phức hợp glycopeptid 3 vòng
Ít dùng trong bệnh lý thông thường.
Dùng điều trị MRS: Staphylococcus đề kháng methicillin, viêm ruột do Clostridium difficile, viêm
màng trong tim,…
Teicoplanin
Chế phẩm: Fyranco
So với Vancomycin: T1/2 dài hơn, hấp thu tốt hơn, có thể tiêm bắp, độc tính ít hơn
Polymyxin B sulfat



Kháng sinh dùng ngoài do độc. Cấu trúc decapeptid, vòng heptapeptid, Muối sulfat: proton hóa 5
nhóm amin L-Dab. Không hấp thu qua ruột.
-Dùng tại chổ: dạng dung dịch bôi da, dung dịch nhỏ tai, nhỏ mắt, bơm rửa màng phổi, ổ khớp
nhiễm trùng.
Colistin
Độc tính : Polymyxin B > colistin
Đường dùng: tiêm bắp, tĩnh mạch, đường uống.
THUỐC KHÁNG NẤM
Tình trạng nhiễm nấm (60%)
Nấm sợi
Nấm men
-Loài Aspergilus
Candida (Candida
-Da (hăm tả)
-Nấm
ngoài
da:
albicans),
-Miệng (tưa miệng): nhiễm nấm Candida albicans
Microsporum,
Cryptococcus,
-Máu: nhiễm nấm men xâm lấn hoặc Candida máu Epidermophyton,
Geotrichum,
-Bộ phận sinh dục: viêm âm đạo do nấm men
Trichophyton.
Trichosporon
Kháng nấm toàn thân
Kháng nấm tại chỗ
- Amphotericin B - Flucytosin

- Nhóm imidazole và triazol: Ketoconazole,
- Dẫn chất imidazole và triazol (các conazol):
clotrimazol
Ketoconazol, miconazol, itraconazol, fluconazole
- Nhóm conazol: Econazol, miconazol,
- Các thuốc khác: griseofulvin, terbinafin
terconazol, Oxiconazol, Itraconazol
hydroclorid
• Kháng sinh polyen: Nystatin, amphotericin B, natamycin, candicidin
• Kháng nấm khác: ciclopirox olamin, haloprogin, tolnaftat,naftidin-terbinafin
Cơ chế tác động:
- Chức năng màng: Amphotericin B
- Tổng hợp ergosterol: Fluconazol Itraconazol Voriconazol
- Tổng hợp lanosterol: Naftifine, Terbinafine
Amphotericin B : là KS thuộc họ Macrolid, nhóm Polyen (7 nối đôi)
- Phân lập từ Streptomyces nodosus.
- Cơ chế tác động: Gắn vào sterol của màng tế bào nấm (ergosterol)  Hình thành kênh (pores)
 Tăng tính thấm và vận chuyển các chất  Tổn thương tế bào không hồi phục, tế bào chết
- Tính chất: không tan trong nước, dung dịch bền ở pH 4-10, khi bảo quản ở nhiệt độ thấp và
tránh ánh sáng.
- Kiểm nghiệm: + Định tính: phổ IR, UV
+ Định lượng: phương pháp vi sinh vật
- Amphotericin B khá độc
- Phổ kháng nấm
+Candida, Cryptococcus neoformans, Torulopsis glabrata.
+Các loài: Aspergillus, Blastomyces dermatidis, Coccidioides immitis,…
+Tác dụng hạn chế trên đơn bào Leishmania braziliensis, Naegleria flouteri.
+Không có tác dụng kháng khuẩn.
- Chỉ định
+Nhiễm nấm nội tạng, candida toàn thân (trong máu, viêm màng trong tim, viêm não,…

+Nhiễm Aspergillus ở phổi, nhiễm Histoplasma
+Nhiễm Coccidioides, Cryptococcus, Blastomyces,…


- Uống chỉ có tác dụng tại chổ. Hấp thu kém qua đường tiêu hóa.
Nystatin: KS polyen
- Chế phẩm: Nystatin, NEO-Gynoternam
- Cơ chế tác động như Amphotericin B.
- PKK: Chỉ tác động lên Candida albicans
- Không hấp thu qua da và màng nhầy đường tiêu hóa
Flucytosin
-Điều chế: từ
-Ức chế men thymidylate synthestase, không tổng hợp AND.
-Hấp thu nhanh trong ống tiêu hóa, phân phối tốt trong cơ thể, gắn với protein
huyết tương yếu. Vào được dịch não tủy: 65-90% ở não so với huyết tương.
-Trị liệu đơn: không.
Phối hợp với Amphotericin B trong nhiễm nấm Candida đường tiết niệu, nhất là trong viêm
màng não do nấm Candida và Cryptococcus.
CÁC CONAZOL
Phổ kháng nấm: các
Imidazoles
Triazoles
loài Candida và khá
Ketoconazol, Miconazol, Clotrimazol,
Itraconazol, Fluconazol,
rộng trên các nấm
bifonazol, oxiconazol, sertsconazol,
Voriconazol, Posaconazol,
khác.
flutrimazol, buconazol, econazol

Terconazol, Ravuconazol,
Isavuconazol
Ketoconazol
- Dùng toàn thân, hay tại chổ.
- Thấm hiệu quả vào tế bào keratin như tóc, móng.
- Nồng độ trong dịch não tủy bằng 1% trong huyết tương.
- Nồng độ trong dịch âm đạo tương đương trong huyết tương.
- Tác động Antabuse, đối kháng androgen (gây vú to ở đàn ông, giảm lipido).
Hiệu ứng antabuse: Rượu tạo nên một tỷ lệ bất thường acetaldehyd tích lũy ở mô (ức chế enzym)
kéo theo các dấu hiệu làm tăng như cơn vận mạch, giãn mạch nặng, nhịp tim nhanh, thân nhiệt
tăng cao, buồn nôn, nôn, phát ban da, có thể gây hạ huyết áp, trụy tim mạch có thể đưa đến tử
vong.
- Chế phẩm: Nizoral, ketoconazol
Miconazol
- Dạng tiêm : pha trong dầu
- Dang dùng ngoài: kem, viên đặt âm đạo
-Điều chế từ
- Rất khó tan trong nước. Tan trong alcol.
-Chế phẩm thị trường: Miconazole, Monistat
Itraconazol
Phổ kháng nấm khá rộng, phân phối tốt trong mô.
Sử dụng trong nấm nội tạng do nấm men: Candida albicans, Cryptococcus, Blastomyces.
Dùng trong nấm móng.
Các conazol khác: Fluconazol, Voriconazole


Các kháng nấm khác:
Griseofulvin
Cơ chế: gắn vào vi quản của nấm. Ức chế tổng hợp a.nucleic và quá
trình Polymer hóa của nấm.

Tác động lên nấm ngoài da như trichophyton, Microsporum,
Epidermophyton.
Trị chốc đầu, nấm móng tay, chân, chân lực sĩ (nước ăn chân)
Terbinafin
Trị nấm, phổ kháng nấm rộng.
THUỐC TRỊ VIRUS
Kích thước: virus (0,02-0,4 μm) < Vi khuẩn (0,2-2,0 μm)
Phân loại
 Thuốc trị herpes virus: bệnh Zona
Bệnh zona: mụn đau nhức, ngứa
2 type: Type 1 (HSV-1): gây bệnh ở miệng, mặt, da, thực quản, não
Type 2 (HSV-2): gây nhiễm cơ quan sinh dục
Cơ chế chung: có cấu trúc tương tự base pyrimidin, purinc  can thiệp vào chuỗi ADN bằng cách
ngăn cản sự kéo dài của chuỗi và làm mất khả năng thành lập liên kết diesterphosphat ở 5hydroxyl của các nucleosid
Acyclovir
Idoxuridin (R=I)
Cidofovir
Trifluridin (R=CF3)

Peniclovir

Famiciclovir

Ganiclovir & Valganciclovir

 Peniclovir mạnh gấp trăm lần acyclovir (dùng cho dự phòng, trường hợp kháng acyclovir)
 Cidoflovi: Cấu trúc giống purin được phosphoryl hóa. Can thiệp vào tổng hợp DNA và ức chế
sự sao chép của virus. sử dụng khi đề kháng acyclovir
Foscarnet: Dẫn chất vô cơ duy nhất.
Ức chế tổng hợp acid nucleic do tương tác trực tiếp với AND

polymerase của virus.
 Thuốc trị cúm
3 loại: Chủng A (H1, H5, H7, H9). Chủng B. Chủng C: không gây dịch.
 H5N1, H7N3, H7N7, H9N2, H2N2


Viêc phân loại tùy vào sự hiện diện của các glycoprotein bề mặt:
- glycoprotein gây ngưng kết hồng cầu: Hemagglutinin (H)
- men tan nhầy Neuraminidase (N), (gọi là các yếu tố kháng nguyên của virus).
Amantadin, Rimantadin
Dùng cho virus cúm A (sử dụng trong 48 giờ đầu).
Cơ chế: Ức chế virus ở giai đoạn đầu của quá trình nhân đôi
(mất vỏ nang của virus)
Osetamivir

Zanamivir (Relenza)

Hấp thu qua đường tiêu hóa biến đổi thành
carboxylat nhờ enzym esterase ở gan
Osetamivir phosphate  Osetamivir
carboxylate (dạng tác dụng)
Chế phẩm: Tamiflu
 Thuốc trị viêm gan do virus
Viêm gan: A (lây qua ăn, uống), B (đường máu, mồ hôi, nước tiểu hay quan hệ), C,…
Viêm gan A: điều trị từ dược liệu
Viêm gan B
Viêm gan C
Human
Human interferon Human interferon (dạng tiêm)
interferon

Ribavirin
- Glycoprotein α, β (phần lớn các tế bào), và γ (tế bào
Lamivudin
lympho T).
Adefovir
- Interferon α-2a và α-2b: sản xuất bằng phương pháp
dipivoxil
tái tổ hợp AND từ vi khuẩn E. Coli.
Entercavir
- Tăng hệ thống miễn dịch, chống sinh sản
- Chế phẩm: Intron, Roferon, Pegasys, Pegano
Lamivudin

Ribavirin

Adefovir dipivoxil
Vào cơ thể chuyển hóa
thành Adefovir dạng hoạt
tính nhờ enzyme kinase

Chất tương tự nucleosid

Ribavirin

Ức chế enzyme AND
polymerase (do cạnh tranh
với deoxyadenosin
Triphosphat)



Thuốc trị HIV
1.Nhóm ức chế men sao chép ngược RT (reverse transcriptase)
Nhóm có cấu trúc nucleosid

Zidovudin (AZT) Zalcitabin (DDC) Didanosin (DDI) Stavudin

Abacavir

Ziovudin:
Dưới tác dụng của men thymidinkinanse: AZT  AZT diphosphat  AZT triphosphat. Chất này
ức chế men RT qua cơ chế cạnh tranh với nucleosid-5’-triphosphat (Thymidin)
Zalcitabin (DDC): mạnh gấp 10 lần AZT
Nhóm không có cấu trúc nucleosid

2.Nhóm ức chế men protease
Saquinavir (chất đầu tiên, 1995)
Nelfinavir : Kết hợp với kháng nấm (ketoconazol, fluconazol, itraconazol) hoặc Kháng sinh
macrolid (erythormycin, clarithromycin, Azithromycin)
Phối hợp Ritonavir + Liponavir
Indinavir, Ritonavir, Amprenavir , Tipranavir
3.Thuốc ngăn chặn kết dính thành tế bào
Enfuvirtid: 36 acid amin- Là một phần dẫn chất của PG41 của virus HIV.
Trụ virus (chỉ tác động trên HIV-1), không diệt virus.
Chế phẩm: Fuzeon


THUỐC KHÁNG KÍ SINH TRÙNG
 Thuốc trị sốt rét
- Do ký sinh trùng Plasmodium ký sinh trong hồng cầu: có 4 chủng gây bệnh cho người:
P.falciparum (80-85% sốt rét ác tính), P.vivax (20%: sốt rét lành tính, tiềm ẩn trong gan),

P.malariae & P.ovale (2%)
- Phân loại:
+ Theo tác dụng SH:
- Thuốc diệt tế bào: primaquin (diệt tiệt căn), proguanil (thể tiền hồng cầu)
- Thuốc diệt thể trong máu
- Thuốc diệt thể giao bào
- Thuốc làm ung giao bào
+ Theo tác dụng trị liệu
- Điều trị cắt cơn sốt
- Điều trị tiệt căn
- Thuốc dự phòng
- Thuốc chống lây lan cho cộng đồng
+ Theo cấu trúc hóa học
- Nguồn gốc thiên nhiên Alkaloid quinquina, artemisinin và dẫn chất,…
- Nguồn gốc tổng hợp Dẫn chất 4-amino quinolin, 8-amino quinolin,..
- Chất nghiên cứu mới Ức chế dihydrofolat reductase.
Quinin và các muối
Cấu trúc
chung:

-Quan trọng nhất là 2 cặp đồng phân: Quinidin-Cinchpnin, Quinin-Cinchonidin
-Điều chế: Chiết từ vỏ cây Cinchona: họ Rubiacea
-Tính chất: Tạo dẫn chất không đắng: carbonat quinin (Aristoquinin) hay ethyl carbonat quinin
(Euquinin)
-Kiểm nghiệm : Phản ứng Thaleoquinin
Dd muối loãng quinin + Br2  Orthodiquinon Ortoquinoimin (Thaleoquinin)
(đỏ nhạt)
(xanh lục)
-Ba loại dùng phổ biến ở VN: muối basic: quinin hydroclorid dihydrat, quinin sulfat dihydrat
Muối trung tính: quinin dihydroclorid

- Điều trị cắt cơn sốt – Diệt thể phân liệt trong máu, kể cả KST kháng cloroquin


Artemisinin và dẫn chất
Là hoạt chất chính của cây Thanh hao hao vàng (họ Cúc)
Không có N
Peroxyd nội: quyết định hoạt tính diệt ký sinh trùng
- Bền trong mội trường trung tính
- Bị phân hủy trong mội trường kiềm hoặc acid.
-C=O  -OH (dihydroartemisinin-DHA)
 OR (dẫn chất ether hoặc ester): trị sốt rét tốt hơn
Hiệu lực với P.facliparum đã kháng cloroquin và các thuốc kháng sốt rét khác (đa kháng). Tác
dụng lên thể phân liệt trong hồng cầu
Chế phẩm: Artemotial, Artesunat
Tác dụng phụ, độc tính: Thuốc an toàn nhất trong trị sốt rét. Có thể dùng cho phụ nữ có thai, trẻ
em, người bệnh mãn tính tim gan thận
Dẫn chất quinolin
Primaquin (Dẫn chất 8-amino quinolin): dùng
phòng bệnh, diệt thể tiềm ẩn của P.vivax và
P.malariae. Tiệt căn, chống tái phát
Cloroquin (Dẫn chất 4-amino quinolin): diệt
thể phân liệt trong máu, cắt cơn sốt (đã đề
kháng)

Diệt thể phân liệt
trong máu cả 4 loài

Phòng sốt rét

Diệt thể phân liệt trong

máu, đặc biệt P.falciparum

Chế phẩm: Fansimer (Phòng sốt rét, điều trị cơn cấp tính). Fansidar (Phòng sốt rét cho phụ nữ có
thai, trẻ em Và người chưa miễn dịch (du khách) tới vùng P.Falciparum đã kháng cloroquin.


 Thuốc trị giun sán

Giun tròn:
Sán lá, sán máng
Sán dây
Giun kim, giun đũa, giun tóc, giun móc
Niclosamid
Dẫn chất của benzimidazol
Piperazin
- Mebendazol
Dẫn chất của benzimidazol
- Albendazol Praziquantel
Pyrantel palmoat
Diclofen (sán ở ruột)
Pyrvinium emboat (giun kim)
Bithionol (sán ở gan)
Avermectin, Ivermectin
Oxamniquin
Niclosamid
Dùng cho nhiễm sán dây lợn và sán dây bò, sán lùn
Cơ chế: ức chế sự phosphoryl hóa, oxy hóa yếm khí của ADP
 giảm tổng hợp ATP. Phong bế chu trình Kerbs  tích lũy acid lactic
 RLCH, sản trở nên nhạy cảm với protease của ký chủ
 bị tiêu hủy

Piperazin adipat

Piperazin citrat
Dùng cho nhiễm giun đũa
và giun kim
(ngăn chặn kích thích acetylcholin)

Dẫn chất của benzimidazol
Tác động trên giun đũa, giun kim, giun móc.
Cấu trúc chung:
Tác động lên tubulin,một protein nhị hợp có vai trò thành lập các
vi quản ống khi polymer hóa.  Ức chế thành lập vi quản (ở ruột
của giun tròn và ở vỏ của sán dây).  Ký sinh trùng bị rối loạn về
mặt hình thái và giải phóng enzyme thủy giải  Phong bế tổng
hợp glucose ở ruột của KST, dẫn đến giảm tổng hợp ATP làm KST
chết.

Chế phẩm: Fugacar, Benda, Vidoca, Mebendazol, Albendazol
Chất mới:
Febanten sau khi hấp thu chuyển hóa thành Fenbendazol  Oxfendazol
Neobimin: chuyển hóa thành albendazol
Moranten, Oxantel, CDRI 37-144
Dẫn chất tetrahydropyrimidin
Pyrantel palmoat (giun)

Morantel; (sán máng, sán lá, sán dây)


Oxantel; (tt)


Bithionol; (sán lá gan, bệnh sán ở phổi)

Praziquantel (PZQ); (tt)

Avermectin (giun chỉ, đũa, kim, chí, cái ghẻ..)

Diclorophen; (sán dây, sán lá)

Invermectin; (giun chỉ, kén do KST)

Pyrvinium Embonat; (giun kim)

Oxaniquin (giun, sán)

 Thuốc trị Trichomonas và amib

Bệnh truyền nhiễm ở đường sinh dục. Phụ nữ dễ mắc bệnh hơn nam giới. Tác nhân gây viêm
nhiễm đường âm đạo, âm hộ, nhiều nhất sau Candida albicans.
Dẫn chất 5-nitroimidazol
Cấu trúc: -NO2 cần thiết bắt buộc phải có ở C2 hoặc C5. Nhóm thế N ở vị
trí số 1 là cần thiết
Điều chế:


Cơ chế tác động: Tính khử mạnh  Tham gia vào quá trình oxy hóa khử trong chuyển hóa của
các vi sinh vật yếm khí  Tạo các gốc tự do Tác động vào hệ thống đa enzyme – can thiệp vào
quá trình nhân đôi - làm gãy chuỗi DNA của các sinh vật đơn bào.

Secnidazol


Chỉ định: Trị Helicobacter pylori: Clarythromycin + lanzoprazol + tinidazol
(500 mg/ngày) (30mg/ngày) (1g/ngày)

X 7 ngày

Dẫn chất của thiazol
Aminitrozol
Forminitrozol
Tetonitrozol
Niridazol

Thuốc trị amib
Amib ở mô: Emetin và dẫn chất (dehydoemetin): là các alkaloid, có dibase, ức chế tổng hợp
protein – chuyển dọc mRNA trên ribosom


Amib ở ruột: Paramomycin (hydroxymycin, aminosidin): là KS nhóm aminoid, nhiều –NH2, trị
sán máng và giun
 THUỐC TRỊ UNG THƯ

ĐẠI CƯƠNG:
Ung thư (khối u ác tính) là nhóm bệnh phản ánh sự thay đổi của tế bào về chức năng, số
lượng và khả năng sinh sản. Khi gặp tác nhân kích thích sinh ung thư,các tế bào bình thường
không tuân theo cơ chế kiểm soát của cơ thể,mà trở nên đột biến, tăng sinh một cách vô hạn,
xâm lấn cục bộ hoặc di căn xa đến các bộ phận khác thông qua bạch huyết hay mạch máu.
Khối u lành tính: có vỏ bọc xung quanh, u có ranh giới rõ, thường chỉ phát triển chậm tại chỗ,
không di căn, không xâm lấn sáng mô khác. Ít ảnh hưởng đến tính mạng (trừ TH gây chèn ép đến
cấu trúc sống còn lại.
Khối u ác tính: thường ko có ranh giới rõ, phát triển nhanh, di căn xa và xâm lấn các cơ quan
khác. Đe dọa trực tiếp tính mạng con người.

Top 10 ung thư:
1.K phổi

5.K tuyến tụy

9.K buồng trứng

2.K trực tràng

6.K hệ bạch huyết

10.K não, hệ TK

3.K ngực

7.K máu

4.K tinh hoàn

8.K gan

Nguyên nhân gây bệnh ung thư
 Nguyên nhân bên trong cơ thể

Đột biến gen: Các ADN sai hỏng tạo thành đột biến ở các gen thiết yếu điều khiển quá trình
phân bào và cơ chế quan trọng khác. Sự tích lũy của các đột biến gây sự tăng sinh không thể
kiểm soát tạo thành khối u (khối u lành tính hoặc khối u ác tính).
1. Gene thúc đẩy sự phân chia tế bào (oncogene)
2. Gene kết thúc sự phân chia tế bào: gene p53
3. Gene sửa chữa ADN

4. Gene làm chết tế bào

Yếu tố di truyền: Đa phần các loại ung thư tự phát đơn lẻ, không có cơ sở di truyền. Tuy
nhiên, hội chứng của một số loại ung thư lại có yếu tố di truyền như: Đột biến ở gene BRCA1,
BRCA2 (liên quan đến ung thư buồng trứng, ung thư vú), đột biến di truyền trong gene APC (gây
ung thư đại tràng), đột biến của p53 dẫn đến hội chứng Li-Fraumeni trong bệnh u não, ung thư
vú, sarcoma xương...
 Nguyên nhân bên ngoài cơ thể
- Chất gây ung thư sinh học: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.
- Tác nhân hóa học: thuốc lá, hydrocarbon vòng, amin, aflatoxin, nitrosamin…
- Tác nhân vật lý: tia xạ, tia UV
- Môi trường, dinh dưỡng

Phương pháp điều trị
1.Phẫu thuật

2.Xạ trị

Nguyên tắc điều trị

3.Hóa trị

4.Miễn dịch trị liệu

5.Liệu pháp hormon


1. Phối hợp các thuốc trị ung thư
2. Phối hợp với các thuốc khác làm tăng tác dụng chữa ung thư
3. Phối hợp làm giảm độc tính của các thuốc trị ung thư

4. Liều dùng
5. Thuốc dùng cho ung thư
6. Đường dùng thuốc

Phân loại
1.

Thuốc chống chuyển hóa
(antimetabolites)

7.

2.

Thuốc alkyl hóa (alkylating
agents)

8.

Nhóm taxan (Taxanes)

9.

Ức chế enzym Kinase (Kinase
inhibitors)

10.

Ức chế enzym Histon
deacetylase (Histone deacetylase

inhibitors)

11.

Nhóm Epothilon
(Epothilones)

3.
4.
5.
6.

Alkaloid của cấy dừa cạn
(vinca alkaloids)
Ức chế enzym topoisomerase
(Topoisomerase Inhibitors)
Kháng sinh kháng ung thư
Dẫn chất vitamin A
(Retinoids)

12.

Dẫn chất platin (Platinumbased agents)

Nhóm Ellipticin (Ellipticines)


13. 1.Thuốc chống chuyển hóa (antimetabolites)

Thuốc chống chuyển hoá là những chất có cấu trúc tương tự như chất chuyển

hoá, nên cạnh tranh với chất chuyển hoá, ngăn cản việc tạo thành acid nucleic.
14.

Dẫn chất tương tự base purin

-

6-Mercaptopurin: điều chế từ

15.

Dùng trong điều trị ung thư bạch cầu cấp (acute lymphocytic

16.

leukemia). Thuốc dùng đường uống (1-2.5 mg/kg/ngày). Độc tính chủ yếu là suy tủy, độc gan.
17.

Fludarabin phosphat : điều chế từ 2-Fluoro adenin

Dùng trong điều trị ung thư bạch cầu mạn dòng lympho B (B-cell chronic
lymphocytic leukemia), u lympho không hodgkin (Non-Hodgkin's lymphoma), các loại ung
thư máu khác. Thuốc dùng đường uống, tiêm IV. Độc tính chủ yếu là suy tủy, sốt, nhiễm trùng.
18.

19.
Dẫn chất tương tự base pyrimidin

-


20.

5-Fluorouracil: điều chế từ
Dùng trong điều trị ung thư ống tiêu hóa, ung thư thận, buồng

21.

trứng, cổ tử cung, tuyến tiền liệt, vòm hầu, bàng quang. Dùng đường tiêm IV, bôi ngoài da.
Tác dụng phụ: biếng ăn, buồn nôn, mất vị giác, viêm ruột nặng.
22.

Cytarabin

Dùng trong điều trị ung thư máu (ung thư bạch cầu nguyên bào tủy mạn tính, ung
thư bạch cầu dòng lympho cấp tính). Dùng đường tiêm tĩnh mạch, dưới da. Tác dụng phụ: suy
tủy, nhiễm trùng, hội chứng cytarabin.
23.

24.
25.


26.
Thuốc kháng acid folic

-

Methotrexat : điều chế từ

27.


Dùng trong điều trị ung thư vú, da, đầu, cổ, phổi; ung thư bạch cầu cấp. Dùng
đường uống/tiêm một hoặc hai lần/tuần. Tác dụng phụ: suy tủy, hồng ban, ngứa, buồn nôn,
tiêu chảy…
28.

29.

30. 2.Thuốc alkyl hóa
31. Là những tác nhân alkyl hóa có khả năng gắn kết vào ADN, ARN gây tổn thương

acid nucleic được sử dụng trong điều trị ung thư
Dẫn chất mù tạc nito

32.

Ifosfami
Cyclophosphamid

Melphala
n

Bendamust
n

-

Dẫn chất Nitroso – urea

Chlorambucil


d


33.

Carmustn

Lomustn

Streptozocin

Dẫn chất Triazen và hydrazin

34.

Procarbazin

Dacarbazin

Temozolomid

35. 3. Alkaloid cây dừa cạn

Vindesin, Vinorelbin : 2 dẫn chất bán tổng hợp được sử dụng trong Lâm sàng

36.

Cơ chế tác động: ngăn cản sự phân bào ở giai đoạn metaphase bằng cách gắn lên
1 protein đặc hiệu của tế bào-Tubulin  ức chế chuyển động của vi ống  Phân ly sợi NST,

phân chia tế bào
37.

38.
Vinblastin: Dùng trong điều trị ung thư tinh hoàn di căn, Hodgkin, Sarcoma kaposi, ung
thư mô bào X, u nguyên bào thần kinh. Dùng đường tiêm IV 0.1-0.15 mg/kg, một lần/tuần. Tác dụng
phụ: suy tủy, rối loạn tiêu hóa, nhược cơ, ảo giác, hôn mê, hội chứng tiết ADH (antidiuretic hormone,
hormon chống lợi tiểu) không thích hợp.
39. 4. Ức chế Topoisomerase
40. Podophyllotoxin, Teniposid, Etoposid
41. Cơ chế: Làm hỏng cấu trúc ADN do ức chế men Topoisomerase
42. 5. Kháng sinh kháng ung thư

Các tác nhân xen kẽ

43.

Dactinomycin (Actinomycin D, Cosmegen)

+ Sản xuất khi nuôi cấy Streptomyces
+ Có hoạt tính chống phân bào mạnh
+ Không qua được hàng rào máu não
+ Ức chế sự phiên mã bằng cách gắn kết vào ADN.
+ Chỉ định: ung thư máu trẻ em, ung thư Kaposi, ung thư tinh hoan di căn.
+ Tác dụng phụ: suy tủy, rụng tóc, buồn nôn, tiêu chảy…
44.

Bleomycin A2

+ Chiết xuất từ Streptomyces verticillus gồm hơn 200 dẫn chất.

+ Bleomycin A2 và B2 được sử dung trong trị liệu.
+ Cơ chế tác động:


+ Bẽ gãy AND do các gốc tự do và hydroxid và superoxyd được tạo từ quá trình tạo phức với các
ion kim loại.
+ Ức chế sự gắn kết Thymidin vào AND
+ Không qua được hàng rào máu não.
+ Chỉ định: ung thư tinh hoàn, bệnh Hodgkin và các u bạch huyết khác, ung thư phổi, thực quản,
bàng quang, cổ tử cung, ung thư da.
+ Tác dụng phụ: xơ phổi tiến triển, độc tính trên máu thấp.
45.

Daunorubicin , Doxorubicin

+ Sản xuất bởi Streptomyces peucetius và một số chủng khác.
+ Cơ chế tác động: xen kẽ cấu trúc AND; sinh ra các gốc tự do, hỏng chức năng màng tế bào.
+ Chỉ định: ung thư máu, bệnh Hodgkin và một số bệnh ung thư khác.
+ Tác dụng phụ: độc tính cơ tim không hồi phục…
46. 6. Dẫn chất platin
47.

Cisplatn

Carboplatn

Oxaliplatn

Nedaplatn


+ Cơ chế tác động: tạo cầu nối giữa các dây AND, can thiệp vào ARN làm sai lệch tổng hợp
+ protein.
+ Chỉ định: ung thư tinh hoàn, buồng trứng, biểu bì, bàng quang, màng trong tử cung (Cisplatin);
ung thư buồng trứng, phổi, đầu cổ…
+ Độc tính: suy thận, độc thần kinh, nôn; Carboplatin giảm tác dụng phụ rõ rệt.
 THUỐC KHÁNG LAO
48. Lao là một bệnh xã hội gây ra bởi Mycobacterium tuberculosis do Robert Koch tìm

ra năm 1882, do đó còn gọi là vi trùng Koch hay BK.
49. Hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều có thể bị lao: lao xương, lao hạch, lao phổi

(70%),...
50. Đặc điểm trực khuẩn lao:
51. - Hiếu khí tuyệt đối: khi thiếu O2, BK ngừng phát triển và ở trạng thái ngủ, dạng
này không nhạy cảm với thuốc  Bệnh lý tại phổi: lây nhiễm, bệnh lý ngoài phổi:

không lây, khó điều trị.
52. - Màng TB gồm: mycolic acid (acid béo mạch dài), arabinogalactam,

peptidoglycan
53.  Thuốc muốn tác dụng phải phá vỡ MTB vk  Thuốc chỉ tác dụng khi BK nhân

đôi
54. - Sinh sản chậm 20h/lần  chỉ cần uống thuốc 1 lần/ngày và dùng nhiều ngày.
55. Sau khi tiếp xúc với thuốc, một số BK ở trạng thái ngủ. Lúc này, nên dùng thuốc

cách quãng.
56. - Tỉ lệ đột biến khá cao, cần kết hợp ít nhất 3 loại KS



57. - Trong cơ thể, trực khuẩn lao tồn tại 3 dạng:
+ Dạng 1: sống trong hang lao, nhiều Oxy, pH trung hòa: BK phát triển nhanh, dễ lây, dễ diệt
+ Dạng 2: sống trong đại thực bào, không bị ĐTB tiêu diệt, pH acid, thiếu oxy: BK phát triển

chậm, có thể phá vỡ ĐTB, gây tái phát

+ Dạng 3: sống trong bã đậu, pH trung tính, thiếu oxy: BK sinh sản chậm, gây tái phát
58. Một số thuốc thông dụng:
59. Isoniazid(INH, Rimifom)
60.

60. Điều chế: từ γ-picolin hoặc acid citric
61. Hóa tính:
+ Nhân pyridin bền: khi đốt INH với N2CO3: giải phóng pyridin độc có mùi đặc trưng
+ Phản ứng với thuốc thử dragendroff cho tủa nâu đó (do tích chất giống alkaloid)
+ Tính kiềm: tạo kết tủa với kim loại nặng
+ Tính khử: dươn tính với thuốc thử Fehling
+ Phản ứng màu với PDAB, phản ứng với vanilin
62. Kiểm nghiệm:
63. Định tính: phản ứng màu
64. Thử tinh khiết: Cl-. SO4265. Định lượng: thủy phân INH  Hydrazin  Định lượng bằng iod
66. Tác động dược lý:
+ Thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa, thức ăn có thể giảm sự hấp thu thức ăn
+ Isoniazid bị acetyl hóa ở gan  sản phẩm chuyển hóa mất hoạt tính
+ Isoniazid khuếch tán tới tất cả các mô và dịch cơ thể, đi qua được nhau thai và sữa
+ Nhóm người acetyl hóa chậm: T1/2 >= 3h. Nhóm người acetyl hóa nhanh: T1/2<70 phút
67. Cơ chế tác động: ức chế nhiều enzyme, trong tb Mycobacteria: isonazid cản trở

tổng hợp a.mycolic
68. Tác dụng phụ: độc tính ở gan: phát ban, vàng da.Trên hệ TK gây viêm dây thần


kinh vận động, cảm giác, co giật có thể do INH và vitamin b6 tạo thành chất không
tác dụng hoặc INH tranh chấp với vitamin b6 trên thụ thể
69. Đề kháng: vk làm mất khả năng hoạt hóa của INH hoặc tăng thêm lớp lipid trên

MTB vk
70. Pyrazinamid(PZA)
71.

72.
73.
74.

Điều chế từ


75. Kiểm nghiệm: Định tính: phổi IR, UV (λmax=268nm), đun sôi với NaOH cho mùi

amoniac, nhiệt độ nóng chảy: 1880C – 1910C, phản ứng với FeSO4.
76. Định lượng: bằng pp môi trường khan
77. Tác động dược lực: PZA được dùng chuyên biệt để trị lao. M.tuberculosis nhạy cảm

với PZA giải phóng pyrazinamidase, chuyển PZA  POA (acid pyraninoic) làm
giảm pH xuống dưới pH cần cho sự phát triển của vk

78.
79. Tác dụng phụ: chủ yếu trên gan, ko dùng cho người yếu gan. Có thể gây ức chế thải

trừ a.uric
80. Chỉ định: Chuyên trị lao trong giai đoạn đầu thường với vai trò chống tái phát


trong các phác đồ. Chỉ dùng trong sự phối hợp thuốc chống lao khác. Bị đề khánh
nhanh chóng
81. Ethambutol (Myambutol)
82. Điều chế: 1-nitro propan +

HCHO
83. Hoặc CH3CH2-CH(HOCH2)-NH2

+ Cl-CH2-CH2-Cl  ethabutol
dạng muối HCl
84.
85. Tính chất: màu trắng, dạng muối HCl, phản ứng với CuSO4 trong NaOH cho màu

xanh
86. Kiểm nghiệm: Định tính: phổ IR, phản ứng với CuSO4
87. Định lượng: mt khan: chuẩn độ bằng HClO4 trong mt acid acetic và thủy ngân

acetat, chỉ thị tím tinh thể
88. Tác động dược lực: thường phối hợp với isonazid, pyraziamid. Có td trên chủng đã

kháng INH.
89. Cơ chế: ức chế arabinosyl tranferase, kết quả là ức chế tổng hợp

Lipoarabinomanan
90. Tác dụng phụ: Phản ứng phụ trên dây thần kinh thị giác gây ko phân biệt được

màu xanh. Có thể gây đau đầu, đau khớp, đau bụng. Không nên dùng cho trẻ em.
91.
92.

93.
94. Rifamicin
95. Có nhóm:
96. Điều chế từ Rifamycin
97. T/c: bột màu đỏ. Định tính: IR, UV (λmax = 237, 254, 334, 478 nm)
98. Định tính: bằng pp đo phổ UV ở bước sóng 475 nm


99. Rifamicin ức chế tổng hợp ARN vk bằng cách gắn trên ARN polymerase, cản trở

gắn enzyme vào ADN, ức chế sao chép ARN. (ko gắn trên ARN polymerase ở tế bào
người)
Chỉ định: bệnh lao các thể, bệnh nhiễm khuẩn nặng, dự phòng viêm màng
não, trị phong

100.

Tác dụng phụ trên gan gây viêm gan, có thể làm dịch như nước tiểu, nước
mắt, nước bọt có màu nâu đỏ

101.

Tương tác thuốc: Rifamicin làm tăng chuyển hóa INH ở gan; có thể làm
giảm nồng độ fluconazol, iconazol, ketoconazol; tăng chuyển hóa AZT ở gan

102.
103.

THUỐC KHÁNG CÙI


104.

Phong là bệnh gây ra bởi trực khuẩn Mycobacterium leprae

Ủ bệnh: rất lâu từ vài năm đến vài chục năm với triệu chứng rất khó phân
biệt như là những đốm trắng hay hồng mất cảm giác. Giai đoạn phát bệnh: vết nổi
rõ, rối loạn bài tiết,...

105.

Lây qua niêm mạc mũi, niêm mạc họng, qua da, qua sữa, tinh dịch,... tuy
nhiên, rất khó lây

106.
107.

Nhóm sulfon: Dapson (DDS)
108.

điều chế: từ benzen

T/c: định tính bằng phản ứng diazo
hóa, pp vật lý.

109.
110.

Định lượng bằng pp do nitrit

111.


Cơ chế tác động: ức chế PABA trong tổng hợp a.folic

Tác dụng phụ: tan huyết methemoglobin: da tím tái do sản phẩm chuyển
hóa của sulfon có màu xanh dạng quinolimin.

112.
113.

Dẫn chất

Iminophenazin
114.

Tác dụng kém

115.

Độc tính cao

116.
117.
118.
119.
120.

Clofazimin (Lampren)

Màu đỏ, ko tan trong nước và hấp thu không hoàn toàn từ đường tiêu hóa,
có thể tồn tại lâu trong các u


121.

Cơ chế: gắn lên ADN và ức chế sao chép. Sự gắn này xảy ra ở base guanin
trên chuỗi đơn và cặp G-C trên chuỗi kép ADN. Tăng tính thực bào của BCĐN và
ĐTB

122.

123.

Tác dụng phụ: mẩn đỏ, da thẫm màu

124.
125.

THUỐC KHÁNG KHUẨN HỌ QUINOLON


×