Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu luận HCM người là hiện thân sáng chói của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ tự lực tự cường, đổi mới và sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.99 KB, 10 trang )

BÀI VIẾT :
Hồ Chí Minh sinh nam 1890 mất năm 1969 người là hiện thân sáng chói của tư
tưởng độc lâp dân tộc gắn liền với CNXH, là mẫu mực của tinh thần độc lâp dân
tộc tự chủ, tự lựcc tự cường, đổi mới và sáng tạo
Tư tưởng của người về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH :
Sau khi tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc cho nhân dân ta, Hồ Chí
Minh đã xúc tiến thành lập một chính Đảng cách mạng chân chính ở Việt Nam
và Người đã cùng Trung ương Đảng ta trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa sự
nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam vượt qua mọi gian khổ, khó
khăn, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đất nước, cho sự
nghiệp đấu tranh giải phóng con người, giải phóng nhân loại cần lao, thoát khỏi
mọi áp bức, bất công, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Cũng
chính vì vậy mà vần đề dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng
Việt Nam đã được Người quan tâm, nung nấu suốt cả đời
Người cho rằng giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam -một nước thuộc địa nửa
phong kiến, trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh
đuổi quân xâm lược, đánh đổ bọn tay sai, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho
nhân dân, hoà bình và thống nhất đất nước.
Độc lập, tự do, hoà bình và thống nhất đất nước là khát vọng cháy bỏng của
người dân mất nước. Bởi, mất nước là mất tất cả. Sống trong cảnh nước mất,
nhà tan, mọi quyền lực nằm trong tay quân xâm lược và bọn tay sai thì quyền
sống của con người cũng bị đe doạ chứ nói gì đến quyền bình đẳng, tự do, dân
chủ của mọi người. Nếu có, đó chỉ là thứ tự do cướp bóc, bắt bớ, giết hại và tù
đày của quân xâm lược và bọn tay sai. Chính vì vậy mà “Không có gì quý hơn
độc lập tự do”, một trong những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng
Việt Nam đã trở thành chân lý của dân tộc Việt Nam và của cả nhân loại có
1


lương tri.


Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân – tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã trở
thành mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đó được quán triệt
trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam và nó được thể hiện nổi bật trong
các thời điểm có tính bước ngoặt lịch sử.
Khi trả lời câu hỏi của nữ đồng chí Rôdơ, thư ký Đại hội lần thứ 18 của Đảng
Xã hội Pháp, họp ngày 29 tháng 12 năm 1920: Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho
Quốc tế III? Hồ Chí Minh trả lời: “Rất giản đơn. Tôi không hiểu chị nói thế nào
là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác. Nhưng tôi hiểu rõ một
điều: Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề thuộc địa… Tự do cho đồng bào tôi, độc
lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều
tôi hiểu.” (1)
Cũng ngay tại nước Pháp, giữa năm 1922, sau khi làm việc với Bộ trưởng Bộ
Thuộc địa Pháp Anbe Xarô, Hồ Chí Minh đã nói thẳng với ông ta mong muốn
của mình và của nhân dân Việt Nam rằng: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là:
Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập…” (2)
Năm 1945, đứng trước thời cơ mới của cách mạng nước ta, khi nói chuyện với
đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh khẳng định: “Lúc này thời cơ thuận lợi
đã tới, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho
được độc lập.” (3)
Năm 1966, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không
quân và hải quân, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10
năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí
nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì
quý hơn độc lập tự do.” (4)
Hồ Chí Minh coi mục tiêu đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do của đồng bào
là lẽ sống của mình. Quyền độc lập dân tộc không tách rời quyền con người và
độc lập là điều kiện tiên quyết để mang lại hạnh phúc cho mọi người dân của đất

2



nước mình. Đồng thời, độc lập dân tộc còn là điều kiện để dân tộc Việt Nam
được quyền sống bình đẳng với các dân tộc khác trên thế giới và các dân tộc
trong nước ta được chung sống bên nhau một cách bình đẳng, hoà thuận và cùng
nhau đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
sau khi giành được độc lập dân tộc phải đưa đất nước tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội, nhằm giải phóng con người, giải phóng xã hội, xoá bỏ nghèo nàn
và lạc hậu, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người, mọi dân
tộc.
Giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam nếu chỉ dừng lại ở cuộc
đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân thì sự nghiệp cách
mạng đó mới chỉ đi được một chặng đường ngắn mà thôi. Bởi có độc lập, có tự
do mà nhân dân vẫn đói khổ, thì nền độc lập tự do ấy cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Hồ Chí Minh đã thấu hiểu cảnh sống nô lệ, lầm than, đói rét và tủi nhục của
nhân dân các dân tộc Việt Nam trong thời thực dân, phong kiến. Bởi vậy, một
trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định của sự nghiệp giải
phóng xã hội, giải phóng con người, theo Hồ Chí Minh là phải xoá bỏ nghèo nàn
và lạc hậu, vươn tới xây dựng cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc thật sự cho
tất cả mọi người.
Đó là ước nguyện, là ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh và là ước nguyện
mong mỏi bao đời nay của nhân dân các dân tộc Việt Nam. Người nói: “Tôi chỉ
có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc
lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng
được học hành.” (5)
Thực hiện được ước nguyện đó, theo Hồ Chí Minh chính là nhằm giải quyết một
cách triệt để và thiết thực vấn đề dân tộc ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Thế nhưng đi về đâu và xây dựng một xã hội như thế nào để thực hiện được ước
nguyện đó nhân dân các dân tộc Việt Nam cũng như cho cả nhân loại bị áp bức,
bóc lột? Đó là điều trăn trở, ưu tư không chỉ ở Hồ Chí Minh mà ở tất cả những


3


người có lương tri, trọng đạo lý, trọng nghĩa tình khác. Sự bắt gặp và điểm
tương đồng trong tư duy giữa Hồ Chí Minh với những người sáng lập ra học
thuyết cách mạng và khoa học của thời đại cũng chính là ở chỗ đó.
Chứng kiến cảnh sống lầm than, khổ cực, bị bóc lột tới thậm tệ của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động ở thuộc địa và chính quốc, chứng kiến cảnh
sống trái ngang của bọn tư sản, thực dân giàu có và gian ác, nên con đường giải
phóng xã hội, giải phóng con người mà cả Hồ Chí Minh và C. Mác, Ph.
Ăngghen, V. I. Lênin đều khẳng định là phải tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản, chứ không phải là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, càng
không phải là quay trở lại chế độ phong kiến.
Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định trước sau như một, là chỉ có chủ
nghĩa xã hội mới có đủ cơ sở và điều kiện để thực hiện công cuộc giải phóng
con người một cách triệt để và thiết thực. Tức là thực hiện được đầy đủ các
quyền của con người, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc của tất cả mọi người.
Cũng chính vì vậy mà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và độc lập phải gắn
liền với chủ nghĩa xã hội trở thành nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh,
và là mục tiêu chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam suốt hai phần ba thế kỷ và mãi mãi về sau.
Xuất phát từ hoàn cảnh của Việt Nam, đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông
nghiệp nghèo nàn, hậu quả của bọn thực dân, phong kiến để lại rất nặng nề nên
Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ
mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được học hành, ốm đau có thuốc, già không
lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xoá
bỏ… tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày
càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội.” (6)
Về vấn đề chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam, trước hết, Người khẳng định: Sau khi cơ bản hoàn thành cách mạng dân

4


tộc dân chủ, chúng ta nhất định phải quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có xây
dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta mới thực sự giải phóng được dân tộc, xã hội và
con người. Vì vậy, chủ trương tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược
(miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục hoàn thành cách
mạng giải phóng dân tộc và cách mạng dân tộc dân chủ) là một sáng tạo lớn, có
tính cách mạng cao và phù hợp với thực tiễn đất nước.
Người chỉ rõ bản chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là
"đánh thắng lạc hậu và bần cùng, để xây dựng hạnh phúc muôn đời cho nhân
dân ta, cho con cháu ta"(7). Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam là "từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa
xã hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa... Vì vậy,
nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công
nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến"(8).

Người là hiện thân mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ,tự cường,đổi mới va
sang tạo :
Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, ngay đầu những năm 20 của thế kỷ XX, trên
đất Pháp, Người đã nói "Tổ tiên đã treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm,
chí khí và tự tôn"(2); về sau Người lại khẳng định Việt Nam là "một dân tộc đã tự
cường, tự lập"(3).
Hơn sáu mươi năm hoạt động cách mạng sôi nổi và sáng tạo, Người đã tiếp thụ
chủ nghĩa Mác - Lê-nin kết hợp với truyền thống yêu nước Việt Nam, tinh thần
độc lập, tự chủ, tự lực tự cường dân tộc, tìm thấy con đường cứu nước và giải
phóng dân tộc duy nhất đúng đắn là: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã

hội. Con đường đó đã được vạch ra từ mùa xuân năm 1930, trong những văn
5


kiện do Người soạn thảo được Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thông qua,
trở thành Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Với Cương lĩnh đó, những nét lớn
trong Tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành và con đường cứu nước của Việt
Nam đã được khẳng định.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự thể hiện rõ nét nhất tinh thần
độc lập, tự chủ, sáng tạo của Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong khi giải quyết
những vấn đề của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần phát
triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin trên nhiều vấn đề quan trọng, đặc biệt là lý luận về
cách mạng giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc địa
và phụ thuộc.
Từ những năm 20 của thế kỷ trước, trong khi nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Hồ Chí
Minh đã nêu rõ rằng ở phương Đông có những đặc điểm khác với phương Tây
mà thời mình Mác chưa có điều kiện nghiên cứu, đồng thời mỗi dân tộc lại có
những đặc điểm riêng.
Trong Điều lệ tạm thời của Hội Liên hiệp công nhân quốc tế năm 1864 do Mác
khởi thảo, một tư tưởng cơ bản được nêu lên là: "Sự giải phóng của giai cấp
công nhân phải do bản thân giai cấp công nhân tự giành lấy"(4). Hơn sáu mươi
năm sau, trong Tuyên ngôn của Hội Liên hiệp thuộc địa, Hồ Chí Minh viết:
"Vận dụng công thức của Các Mác, chúng tôi xin nói với anh em rằng, công
cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân
anh em"(5). Người vạch rõ tính chủ động của cách mạng thuộc địa đối với cách
mạng chính quốc: "Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp
bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không
đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong
những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể
giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng

hoàn toàn"(6). Người đã chỉ ra để mỗi người Việt Nam hiểu rằng ta phải tự lực,

6


chủ động làm cách mạng giải phóng mình, không nên chỉ trông chờ "công nông
Pháp cách mệnh thành công thì nhân dân Việt Nam sẽ được tự do" mà cần chủ
động "An Nam dân tộc cách mệnh thành công, thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp
yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ". Chính những luận
điểm sáng tạo, mới mẻ đó đã dẫn Hồ Chí Minh đến những quyết định lịch sử.
Tháng 8-1945, khi thời cơ xuất hiện, Người ra lời kêu gọi "Giờ quyết định cho
vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy, đem sức ta mà
tự giải phóng cho ta"(7). Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của
tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường và sáng tạo của Tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Trong những năm kháng chiến chống xâm lược, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh
thần "dựa vào sức mình là chính". Nếu như trong đấu tranh giành chính quyền,
Người đòi hỏi phải "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta thì những năm kháng
chiến chống xâm lược, tư tưởng ấy của Người là "Dân ta phải giữ nước ta". Khi
miền bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người chỉ rõ: "Trước
đây, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, trường kỳ kháng chiến,
thì ngày nay chúng ta càng phải nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây
dựng nước nhà"(8).
Nhân dân Việt Nam và tất cả những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới
đều biết đến câu nói mang tính thời đại của Hồ Chí Minh: "Không có gì quý hơn
độc lập, tự do". Người nhấn mạnh: "Mỗi một người dân phải hiểu: có tự lập mới
độc lập, có tự cường mới tự do"(9).
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn, độc lập
tự chủ không có nghĩa là biệt lập, đứng một mình. Ngay từ năm 1947, Người đã
chủ trương: "Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với

một ai"(10). Người đề cao việc học tập, tiếp thu sáng tạo kinh nghiệm của các
đảng anh em, đồng thời phê phán mọi sự sao chép, giáo điều.

7


Tư tưởng Hồ Chí Minh là mẫu mực của tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới và
sáng tạo. Trung thành và vận dụng sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp đổi mới, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân vượt qua những thử thách to lớn,
đặc biệt là vào thời điểm chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.
Đảng và nhân dân ta luôn kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội ngay trong lúc sóng to gió cả; nghiêm túc học tập bạn bè, những nước đi
trước, những kinh nghiệm hay và phù hợp nhưng không sao chép, dập khuôn; đã
xác định đường lối đổi mới với các bước đi thích hợp. Thắng lợi của 17 năm đổi
mới là thắng lợi của việc vận dụng sáng tạo và phát triển Tư tưởng Hồ Chí
Minh, trước hết trong việc xác định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
trong giáo dục và rèn luyện cán bộ, đảng viên
Trong thời kỳ đổi mới phải vận dụng sáng tạo người nêu rõ, muốn người ta giúp
cho, thì trước hết mình phải giúp lấy mình đã; và tự lực cánh sinh là một truyền
thống quý báu của cách mạng nước ta. Hồ Chí Minh luôn xác định cách mạng
Việt Nam có mối liên hệ mật thiết với các trào lưu và lực lượng tiến bộ của thế
giới, việc tăng cường các mối liên hệ và hợp tác quốc tế là một trong những điều
giúp ta kháng chiến thắng lợi, kiến quốc thành công. Sức mạnh của Việt Nam là
ở sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân, là ở việc phát huy mọi nguồn lực của đất
nước, đồng thời ở việc đoàn kết tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác quốc tế. Đó cũng
chính là cơ sở để phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Vận dụng vào thực tiễn Việt Nam trong thời kỳ hiện nay
Hiện nay, trong cơ chế kinh tế thị trường, người lao động, dù là người lao động
bình thường, công chức nhà nước hay nhà doanh nghiệp, bên cạnh việc trau dồi
tri thức, kỹ năng, thực hiện tốt chuyên môn nghề nghiệp, việc học tập tu dưỡng

đạo dức, nâng cao ý thức trách nhiệm trước dân tộc, nhân dân, cộng đồng, tập
thể và với chính bản thân, gia đình đang là yêu cầu cấp bách của sự tồn tại và

8


phát triển bền vững. Giữ gìn phẩm giá con người, dù ở bất cứ cương vị nào, là
bổn phận và trách nhiệm của mỗi người.
Vì thế mỗi con người và nhân dân chúng ta cần phải có một nhận thức sâu sắc
hơn, đầy đủ hơn và những hy sinh to lớn của ông cha ta đã để lại. Nâng cao tinh
thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc là lương tâm và
trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam chân chính. Thể hiện ở ý chí vươn lên
quyết tâm vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, góp phần dựng xây đất nước phồn vinh,
sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, theo kịp trình độ các nước
phát triển trong khu vực và thế giới; thực hiện bằng được mong ước của Bác Hồ
kính yêu: “Xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”. Bản thân phải có
tinh thần học hỏi, phát huy thêm truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài;
biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ khoa học hiện đại, các
sáng kiến trong sản xuất, công tác hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu nước là sẵn sàng phấn đấu hy
sinh cho lợi ích chung, việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho tập thể thí quyết chí
làm, việc gì có hại thì tránh. Làm việc gì trước hết phải đặt lợi ích của tập thể,
phải nêu cao trách nhiệm của người lãnh đạo, không tham lam, vụ lợi, vun vén
cá nhân….
Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng
suất, chất lượng, hiệu quả cao. Biết quý trọng công sức lao động và tài sản của
tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức; biết
sử dụng lao động, vật tư tiền vốn của Nhà nước, của tập thể, của chính mình một
cách có hiệu quả. Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phải kiên
quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi với làm,

nói nhiều, làm ít, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc cá nhân, tự lợi, việc
gì có lợi cho mình thì “hăng hái”, tranh thủ kiếm lợi, việc gì không “kiếm chác”

9


được riêng cho mình thì thờ ơ, lãnh đạm. Không làm dối, làm ẩu, bòn rút của
công, ăn bớt vật tư, tiền của Nhà nước và nhân dân.
Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, Đảng viên phải đặt mình trong tổ
chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương. Mọi biểu
hiện dân chủ hình thức, lợi dụng dân chủ để “kéo bè, kéo cánh”, để làm rối loạn
kỷ cương, để cầu danh, trục lợi hoặc chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể,
đứng trên quần chúng. Làm cho nhân dân bất bình, cần phải lên án và loại bỏ.
Trung với nước, hiếu với dân là phải luôn có ý thức giữ đoàn kết toàn dân tộc,
đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan, đơn vị; kiên quyết đấu tranh không khoan
nhượng trước mọi mưu đồ của các thế thù địch..
Qua các chi tiết trên bản thân cũng rút ra được cảm tưởng của bản thân về
cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là cần nâng
cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, kiên quyết đấu tranh chống tâm lý
tự ty, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; phê phán các biểu hiện ảo tưởng trước chủ
nghĩa tư bản./.

10



×