CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688
Phân tích những giá trị và hạn chế của phật giáo (Đạo phật)?
Vì sao ở nước ta hiện nay Đạo phật đang có xu hướng khôi
phục và phát triển.
Phật giáo (Bouddha) cùng với Thiên chúa giáo và Hồi giáo là những tôn
giáo lớn nhất trên thế giới. Phật giáo (Bouddha) được một nhân vật lịch sử là Tất
đạt đa- Cồ Đàm sáng lập khoảng thế kỷ 5 trước công nguyên; Phật giáo
(Bouddha) có nghĩa là “Người tỉnh thức”; theo lịch sử thì tức là lúc Tất đạt đaCồ Đàm có được sau khi tỉnh thức và giác ngộ được.
- Sự phát triển của đạo Phật có thể được chia làm các giai đoạn sau:
+ Giữa thế kỉ thứ 6 đến giữa thế kỉ thứ 5 trước CN: Giai đoạn nguyên thuỷ, do
đức Phật giáo hoá và các đệ tử của Phật truyền bá.
+ Kể từ thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên: Giai đoạn bắt đầu phân hoá ra nhiều
trường phái qua các lần kết tập về giáo pháp.
+ Kể từ thế kỉ thứ 1: Xuất hiện giáo phái Đại thừa với hai tông phái quan trọng
là Trung quán tông và Duy thức tông.
+ Kể từ thế kỉ thứ 7: Sự xuất hiện của Mật tông Phật giáo (Phật giáo Tây Tạng,
Kim cương thừa).
+ Sau thế kỉ thứ 13, Phật giáo được xem là bị tiêu diệt tại Ấn Độ, nơi sản sinh
đạo Phật.
Tuy nhiên Những Giáo lí cơ bản của Phật giáo (Bouddha) là quan trọng nhất.
Nó đã đạt được những nội dung hết sức rộng lớn, ảnh hưỏng hàng nghìn năm tới
văn hoá các nước phương đông; có thể nói phật giáo đã có những đóng góp hết
sức to lớn là hết sức to lớn và quan trọng đối với lịch sử phát triển văn hoá ở các
nước phương đông cụ thể là:
1
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688
- Nhân sinh quan:
Tư tưởng muốn giải thoát chúng sinh khỏi mọi nỗi phiền toái và khổ đau
Phật là người đầu tiên giảng Tứ diệu đế, là giáo pháp trung tâm của đạo Phật, và
cũng là điều mà Phật đã chứng ngộ lúc đạt đạo. Bốn chân lí này chính là câu trả
lời cho câu hỏi của thời đại đó, là: Tại sao con người cứ bị trói buộc trong luân
hồi và liệu con người có cơ hội thoát khỏi nó hay không.
Tứ diệu đế là:
Khổ đế (thực trạng): chân lí về sự khổ cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính
chất khổ não, không trọn vẹn. Sinh, lão bệnh, tử, xa lìa điều mình ưa thích,
không đạt sở nguyện, đều là khổ…. Sâu xa hơn, bản chất của năm nhóm thân
tâm, Ngũ uẩn là các điều kiện tạo nên cái ta, đều là khổ. Có thể kể đến là thụ
biệt ly khổ; oán tằng hội khổ; sở cần bất đắng khổ; ngũ thị uẩn khổ.
Tập đế chân lí về sự phát sinh của khổ: Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn,
Ái tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại
diệt. Các loại ham muốn này là gốc của Luân
Diệt đế (khả năng và mục tiêu) chân lí về diệt khổ: Một khi gốc của mọi tham ái
được tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt.
Đạo đế (con đường): chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để
đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bát chính đạo. Không thấu
hiểu Tứ diệu đế được gọi là Vô minh Phật xác nhận ba đặc tướng của cuộc đời
là vô thường vô ngã và vì vậy mà con người phải chịu khổ . Nhận thức ba dấu
ấn đặc trưng của sự vật đồng nghĩa bước đầu đi vào đạo Phật.
Khổ được giải thích là xuất phát từ ái và vô minh và một khi dứt được những
nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử (hữu luân sa. Cơ chế làm
cho chúng sinh còn vướng mãi trong vòng sinh tử được đạo Phật giải thích bằng
thuyết Duyên khởi . Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng
2
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688
ngộ Niết-bàn Theo Tứ diệu đế, con đường dẫn đến Niết-bàn là Bát chính đạo.
Có thể nói tư tưởng nhân sinh quan trong phật giáo là lòng từ bi, cứu độ chúng
sinh, hướng cho chu gs sinh thoát khỏi kiếp trầm luân khổ ải.
- Thế giới quan: bao hàm nhiều tư tưởng triết học
- Duy vật
- Vô thần
- Biện chứng
- Theo quan niệm này thế giới là vô cùng, vô tận voíư sưu tồn tại của nhiều
cõi giới; thế giới càng khôn gphải do thần linh thượng đế nào sáng tạo ra,
theo quy luật nhân quả thì mỗi một tồn tại có nguyên nhân và điều kiện
trước đó (nhân duyên). Đây chính là cách nhìn biện chứng của sự biến dổi
vạn vật trong thé giới. Họ quan niệm rằng tồn tại chính là sự thống nhát
của 3 thời kỳ: quá khứ, hiện tại và tương lai
- Phạm trù Vô ngã, Vô thưòng của Phật giáo (Bouddha). Trong đó:
+ Chính kiến Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã.
+ Chính tư duy Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của
bốn chân lí một cách không sai lầm.
+ Chính ngữ: Không nói dối hay không nói phù phiếm.
+ Chính Tránh phạm giới luật.
+ Chính mệnh Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật)
như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện.
+ Chính tinh tiến Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu.
+ Chính niệm Tỉnh giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý;
+ Chính định : Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian
3
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688
Mặc có nhiều đóng góp đoioí với sự phát triển văn hoá của một số nước trên thế
giới, tuy nhiên phật giáo thời bấy giờ cũng có nhiều hạn chế; do không làm chủ
được khoa học có lúc, có nới đã chỉ biết gửi mình nới "số phận".
- Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công
nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy
Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm
Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương
Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong
khoảng các năm 168-189.
Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ)
được phiên âm trực tiếp thành Bụt, từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện dân
gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được coi như
một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ
thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi và
được thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành
Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật.
Với vai trò, chức năng và những giá trị nhân văn sâu sắc của mình, Phật
giáo trở thành chỗ dựa trong đời sống văn hóa, tinh thần của một bộ phận quần
chúng. Các chuẩn mực của đạo đức Phật giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi,
nhân cách con người, ảnh hưởng tích cực đến quần chúng.
Đạo lý truyền thống của người Việt Nam đã hình thành trong hàng nghìn
năm, qua đấu tranh trường kỳ của dân tộc để tạo dựng và gìn giữ một đất nước
có chủ quyền, có văn hoá... cũng như tiếp thu các hệ tư tưởng từ các nền văn
minh khác, đặc biệt là Phật giáo, Nho giáo và Lão giáo. Những tư tưởng ấy được
người dân mang theo và vận dụng vào cuộc sống ngay từ những ngày đầu trên
vùng đất mới Gia Định. Trong từng ấy năm, Phật giáo đã tạo cho mình một
phong cách riêng, dần dần chiếm vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh
hưởng khá lớn đến quan niệm sống, chuẩn mực đạo đức đến phong tục tập quán,
4
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688
lễ hội của người dân. Phật giáo đã thay đổi, thích ứng với người dân, Phật giáo
ngày càng gắn bó chặt chẽ giữa đạo với đời, thể hiện tinh thần nhập thế cao, đặc
biệt trong các hoạt động xã hội và lao động sản xuất. Nhiều chùa chiền có đất
cấy lúa, trồng đậu, rau xanh để tự túc lương thực. Một số chùa còn nhận đóng
sách, làm nhang. Đặc biệt là quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lụt hàng năm
được các tăng ni, phật tử thực hiện rất đều đặn.
Với tư tưởng từ bi, cứu khổ, nhiều người coi chùa là ngôi nhà thử hai của mình,
những ngôi chùa ấy trở thành nơi nghỉ ngơi, nơi chia sẻ bớt những khó khăn của
họ lúc thiếu thốn, ốm đau, căng thẳng của cuộc sống đời thường.
Những năm gần đây, đời sống kinh tế của người dân nâng cao, tạo điều
kiện cho nhiều người đi chùa lễ Phật thường xuyên hơn. Ngoài cầu nguyện Phật
ban phúc, phù hộ, người dân còn quan tâm hơn tới việc nghe giảng giáo lý, giáo
luật, lễ nghi, tu tập đức hạnh. Các buổi nghe giảng giáo lý ngày càng thu hút
nhiều người, kể cả những người không phải Phật tử. Để thấm nhuần đạo pháp,
ngoài nghiên cứu giáo lý qua sách vở thì việc nghe giảng trực tiếp là rất quan
trọng, bởi không phải ai nghiên cứu giáo lý qua sách vở cũng có thể hiểu được,
vì giáo lý Phật giáo rất uyên thâm. Thông qua buổi nghe giảng, mọi người có thể
hỏi tăng ni những điều chưa hiểu. Các buổi giảng trang bị cho họ những hiểu
biết về giá trị đạo đức thể hiện trong ngũ giới, thập thiện, lục độ... lấy Đức Phật
làm gương sáng, ghi khắc những giới răn ở trong lòng và thực hiện nó trong đời
sống, giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Phật giáo chủ trương khuyến thiện, tránh ác, giữ tâm trong sạch, cổ xúy hành vi
công ích cứu tế, giúp người neo đơn, cơ nhỡ, tàn tật, trẻ mồ côi, cho thuốc chữa
bệnh... với phương châm:
"Dù xây chín bậc phù đồ,
Không bằng làm phước cứu cho một người".
Đạo Phật đã tạo được cảm tình, niềm tin và sự tôn trọng của nhiều người dân.
Các hoạt động cứu trợ đồng bào bị thiên tai, xoá đói giảm nghèo, xây nhà tình
5
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688
nghĩa, trường học, trạm y tế diễn ra thường xuyên trong những năm qua thật sự
có ý nghĩa sâu sắc, xuất phát từ tư tưởng đại từ đại đức, từ bi, cứu khổ, cứu nạn
của đạo Phật.
Các giá trị đạo đức của Phật giáo đã có ảnh hưởng không ít tới môi trường
sống nhân dân ta, bởi vì đạo Phật là tiếng nói của một con người gửi tới những
con người khác, để cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
Vì thế, đạo Phật mang tính xã hội và đạo đức rất cao. Phật giáo không chỉ dừng
lại ở công việc chia sẻ những khó khăn của xã hội như hòa bình, thịnh vượng,
công bằng, mà còn hướng mọi người lấy điều thiện làm chuẩn mực sống, làm
phương tiện và mục đích để đạt tới hạnh phúc cho con người. Với quan niệm
nhân quả và nghiệp báo "gieo nhân nào thì gặt quả ấy", kiếp trước làm nhiều
điều ác thì kiếp sau sẽ bị báo ứng (ác giả ác báo), các tăng ni, Phật tử đã không
ngừng “gieo nhân lành để gặt quả tốt" bằng những việc làm hữu ích, góp phần
vào sự ổn định, phát triển chung của đất nước
Cùng với sự phát triển của kinh tế, một loạt hiện tượng tiêu cực cũng xuất
hiện, như nghiện hút, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo. Nhiều tăng ni, Phật tử cùng
với nhân dân không sợ khó khăn, nguy hiểm vẫn đến tận cùng ngõ hẻm của các
gia đình có con em lầm lỡ để giáo dục, thăm hỏi, động viên, tặng quà. Những
nghĩa cử cao đẹp mang nặng triết lý nhân sinh ấy giúp nhiều con người lầm lỡ,
đau khổ được an ủi, động viên, hướng thiện.
Trong làm ăn kinh tế, một số người vì sự lôi cuốn của đồng tiền muốn làm
ít hường nhiều, muốn làm giàu nhanh chóng, đã bất chấp thủ đoạn, coi thường
pháp luật chà đạp nghiêm trọng tới đạo đức, lối sống truyền thống. Với quan
niệm tiêu dùng của cải vật chất hợp lý, không quá coi trọng tài sản đến mức trở
thành nô lệ của nó, không ăn của người, cuộc sống an vui giải thoát chỉ đạt được
khi con người đạt được chân thiện mỹ, hạnh phúc của người này có được không
phải bằng cách giẫm đạp lên hạnh phúc của người khác, phải đem an vui đến
cho mọi người, Phật giáo đã phần nào tác động tốt tới nhân cách, lối sống các tín
đồ.
6
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688
Vào những ngày rằm, mồng một, những ngày lễ tết, hay những ngày đại lễ Phật
Đản, Vu Lan (được tổ chức ở chùa Vĩnh Nghiêm - Bắc Giang và nhiều chùa
khác hàng năm), đông đảo khách thập phương với đủ mọi thành phần đã quy tụ
về chùa. Thông qua các đại lễ, họ cảm thấy gắn bó với nhau hơn, tình yêu quê
hương đất nước được khơi dậy (ân đất nước), nhớ ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã
có công nuôi lớn, dưỡng dục mình (ân cha mẹ).
Phật dạy đệ lử nên sống giản dị để loại trừ lòng tham, ăn, mặc, ngủ không
được quá thừa thãi. Phật giáo không chủ trương con người phải sống nghèo đói,
thiếu thốn, mà khuyến khích tiết kiệm, nếu hưởng thụ vật chất quá cao không có
chừng mực sẽ làm cho tinh thần người ta trở nên nhu nhược. Ghi nhớ lời Phật
dạy, đa số tăng ni ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp, nhưng vẫn giữ được sự giản dị
cần thiết. ăn uống cũng đạm bạc tiết kiệm. Lời nói nhỏ nhẹ, từ tốn, chân thật.
Những biểu hiện ấy là tấm gương sáng cho tín đồ noi theo, tác động tích cực tới
suy nghĩ và hành vi của mọi người.
Lấy con người là trung tâm, thấy được nỗi khổ của chúng sinh và mong
muốn chúng sinh thoát khỏi vòng trầm luân biển khổ. Bằng chủ trương cứu nhân
độ thế, từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, đạo Phật hướng con người tu tập nhân tâm,
vượt qua mọi cám dỗ để hoàn thiện dần nhân cách. Những chuẩn mực trong giá
trị đạo đức của Phật giáo mang tính triết lý nhân văn sâu sác ngoài việc hoàn
chỉnh đạo đức, nó còn ăn sâu vào suy nghĩ, hành vi, lối sống của mỗi người dân,
góp phần vào việc giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống. Vì vậy, Nghị quyết
24-NQ/TW năm 1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong
tình hình mới, đã ghi rõ: "Đạo đức tôn giáo có nhiều phù hợp với công cuộc xây
dựng xã hội mới " (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1990). Như vậy, Phật giáo đã ảnh
hường tích cực tới đạo đức, lối sống của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
trong những năm qua.
Xưa kia, trước khi nhập Niết Bàn, Phật tổ từng dặn dò đệ tử không được bói
toán, xem sao, xem tường làm mê hoặc quần chúng. Nhưng một số kẻ lợi dụng
chùa làm nơi bói toán, lên đồng, xem sao, xem tướng, giải hạn... để kiếm tiền
7
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận : 6.280.688
bất chính. Trước cổng chùa bày bán đủ loại sách tử vi, cúng sao, giải hạn không
có nguồn gốc xuất xứ, làm mê hoặc quần chúng. Lợi dụng lòng tốt của khách
đến chùa, một số người trẻ tuổi, lành lặn, khỏe khoắn, lười lao động ngồi dọc lối
vào chùa hành nghề ăn xin, níu kéo làm mất lòng khách. Biểu hiện móc túi, lừa
đảo khách bán đồ giả có xu hướng gia tăng. Trong các ngôi chùa có trang bị
thùng rác, nhưng vẫn có người thiếu ý thức xả rác bừa bãi, gây ô nhiễm môi
trường.
Những năm gần đây, người đến chùa ngày càng đông. Đa số cử chỉ nhã nhặn, ăn
mặc trang nhã, thể hiện sự thành kính ở chốn thiêng liêng. Nhưng vẫn có hiện
tượng một số người trang phục hở hang không phù hợp với cảnh chùa.
Vì vậy để xóa bỏ các hiện tượng tiêu cực như đã nêu, khai thác những ảnh
hưởng tích cực của Phật giáo tới đạo đức, lối sống nhân dân, chính quyền và các
cơ quan chức năng cần có những biện pháp nhằm loại trừ các tệ nạn trên, ổn
định trật tự an toàn xã hội, giữ gìn sự tinh khiết của Phật giáo.
8