Tải bản đầy đủ (.ppt) (64 trang)

Nhà nước pháp luật thế giới cổ trung đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 64 trang )

LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP
LUẬT THẾ GiỚI


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ
PHÁP LUẬT
I. VỀ NHÀ NƯỚC
1. Định nghĩa nhà nước và các khái niệm liên
quan


Định nghĩa
Nhà nước
trong các Từ
điển luật học
trên thế giới


Theo Từ điển Black’s Law,
nhà nước là một hệ thống có
tính chính trị của nhân dân, do
nhân dân tổ chức nên; là hệ
thống nơi mà các phán quyết
của tư pháp và quyết định hành
chính được thực thi thông qua
hành vi của con người cụ thể
được nhà nước trao quyền


Theo Từ điển Oxford,
nhà nước (State) là “a. một


cộng đồng chính trị có tổ chức
dưới hình thức là một chính
quyền (government); một khối
thịnh
vượng
chung
(a
commonwealth); một dân tộc
(a nation). b. một cộng đồng
theo nghĩa một bộ phận của
một nền cộng hòa liên bang, ví
dụ như Hợp chủng quốc Hoa
Kỳ


Theo Từ điển luật học
(Rechtswörterbuch) ở Đức
của tác giả Creifelds, Nhà nước
được hiểu là “một cộng đồng của các
các cá nhân trong một tổ chức chính
trị của mình, tổ chức ấy bao gồm lãnh
thổ (ein Staatsgebiet), dân cư (ein
Staatsvolk) và hệ thống chính quyền
có chủ quyền (eine Staatsgewalt).”


Theo Từ điển lịch sử pháp luật Châu
Âu của tác giả Köbler, nhà nước là
một tổ chức thỏa mãn ba điều kiện dân
cư, lãnh thổ và quyền lực. Nhà nước

trước hết phải có dân cư, bao gồm
những người có cùng chung một quốc
tịch. Ngoài ra, nhà nước nào cũng có
một lãnh thổ giới hạn, trong đó dân cư
sinh sống và tổ chức quyền lực. Bên
cạnh đó, nhà nước phải có chủ quyền,
chủ quyền ấy thể hiện ở việc quản lý
của nhà nước đối với dân cư theo lãnh
thổ, thể hiện ở quyền tự quyết của nhà
nước đó trong các vấn đề đối nội và đối
ngoại.


Định nghĩa Nhà nước trong Từ điển
và Giáo trình luật học ở Việt Nam
Theo Từ điển luật học của tập thể tác giả do tác giả
Nguyễn Đình Lộc (Chủ tịch Hội đồng biên soạn), xuất bản
năm 2006, nhà nước là: “tổ chức quyền lực chính trị của xã
hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư, và chính quyền độc lập,
có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự
xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình”.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ lý luận nhà nước và pháp
luật, tác giả Thái Vĩnh Thắng cũng có cách định nghĩa nhà
nước tương tự và chỉ là thay cụm từ “của xã hội có giai cấp”
bằng “của xã hội”


Về phương diện Giáo trình, hiện nay cũng có
nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhà nước:
Theo giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp

luật do tác giả Lê Minh Tâm (chủ biên): “Nhà nước là
một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ
máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện
các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự
xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp
thống trị trong xã hội.”
Theo giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của
tác giả Nguyễn Minh Đoan: “Nhà nước là tổ chức
quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, một bộ máy
đặc biệt để cưỡng chế và thực hiện các chức năng
quản lý xã hội, phục vụ lợi ích và thực hiện mục
đích của giai cấp thống trị và của toàn xã hội.”


Theo giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của tác
giả Nguyễn Văn Động: “Nhà nước là sản phẩm của xã hội
đã phát triển đến một trình độ nhất định, là tổ chức quyền lực
chính trị đặc biệt của một hay nhiều giai cấp mà tổ chức
quyền lực chính trị đó có bộ máy chuyên nghiệp vừa thực
hiện trấn áp bằng bạo lực, vừa quản lý xã hội và điều tiết các
nhu cầu, lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau
nhằm bảo đảm cho xã hội luôn ổn định, trật tự và an toàn.”
Theo giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
tác giả Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên): “Nhà nước là hình
thức (phương thức) tổ chức xã hội có giai cấp, là tổ chức
quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, có chức năng quản lý
xã hội để phục vụ lợi ích trước hết cho giai cấp thống trị và
thực hiện những hoạt động chung nảy sinh từ bản chất của
xã hội.”



1.3. Xu hướng chung trong quan điểm định nghĩa Nhà
nước hiện đại
1. Xu hướng quan niệm nhà nước trong lịch sử nhân loại
có hai dạng là nhà nước sơ khai/cổ điển (early state)
và nhà nước hiện đại (modern state). Các nhà nước
hiện đại ngày nay phải thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí
nghiêm ngặt thuộc bên trong nhà nước (các tiêu chí của
luật hiến pháp hiện đại) và các tiêu chí ở bên ngoài nhà
nước (các tiêu chí của luật quốc tế hiện đại).
2. Xu hướng nhìn nhận nhà nước là một pháp nhân của
luật công, là công cụ điều hòa các loại lợi ích xã
hội vì con người, đảm bảo công bằng và trật tự xã
hội. Đó là xu hướng từ nhà nước cai trị sang nhà nước
phục vụ nhân dân, từ nhà nước chuyên quyền, độc
đoán, không chịu trách nhiệm sang nhà nước dân chủ,
pháp quyền và nhà nước chịu trách nhiệm.


=> Nhà nước là một pháp nhân
của luật công, Nhà nước dân
chủ, pháp quyền và chịu trách
nhiệm


1.4 Các khái niệm liên quan
- Quyền lực ?
- Quyền lực nhà nước ?
- Chính trị ?
- Quyền lực chính trị ?



- Quân chủ ?
- Quân chủ chuyên chế/tập quyền?
- Quân chủ phân quyền ?
- Quân chủ lập hiến?
- Cộng hòa?
- Cộng hòa quí tộc?
- Cộng hòa dân chủ?
- Cộng hòa nghị viện?
- Cộng hòa Tổng thống?


2. Nguồn gốc, bản chất, xu hướng vận động NN
2.1. Lý thuyết, quan niệm khác nhau về NN, bản
chất của nhà nước trên thế giới
- Thuyết thần quyền: nhà nước là sản phẩm do
Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Nhiệm
vụ của nhà nước là thực hiện ý muốn của Thượng
đế/Chúa. Lý thuyết này tồn tại lâu dài ở thời trung cổ.


- Lý thuyết quyền lực: Machiavelli (1469-1527) cho rằng
bản chất chung của nhà nước là ở việc tổ chức và thực
thi quyền lực, không phụ thuộc vào việc thực thi đó là tốt
hay xấu, phục vụ lợi ích cho ai. Nhà nước là chủ thể nắm
quyền lực tối cao. Machiavelli mong muốn xây dựng một
nhà nước tập quyền mạnh, có khả năng chống lại xu
hướng phân quyền cát cứ và đàn áp của các lãnh chúa.



- Lý thuyết khế ước xã hội: John Locke (16321704), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Charles
Louis Montesquieu (1689-1775): nhà nước là sản phẩm
của một khế ước (hợp đồng) được ký kết trước hết giữa
những con người tự do trên cơ sở mỗi người tự nguyện
nhường một phần trong số quyền tự nhiên vốn có của
mình giao cho một tổ chức đặc biệt đó là nhà nước, để
bảo vệ lợi ích chung.


- Lý thuyết liên kết của Otto von Gierke (cuối thế kỷ
19): Gierke cho rằng thực tế cho thấy là con người luôn
có sự liên kết với nhau. Nhà nước là sự liên kết (cộng
đồng) của các thành viên trong xã hội bởi những lợi ích
chung và sự thỏa thuận về pháp luật. Ông cho rằng
bản chất của nhà nước hiện đại là sự thống nhất
giữa nhà nước và nhân dân. Nhà nước được nhân
dân tổ chức ra.


- Lý thuyết nhà nước phúc lợi
chung: Nhà nước có nhiệm vụ
hiện thực hóa những lợi ích của
số đông người dân. Để đạt được
mục đích này, nhà nước cần phải
được trao nhiều quyền hành một
cách toàn diện, tối đa. Lý thuyết
này cổ vũ cho cảnh sát can thiệp
sâu vào đời sống của cá nhân và
dẫn đến hiện tượng nhà nước

cảnh sát (Polizeistaat) thế kỷ 17,
18.


- Lý luận Macxit về nhà nước: Nhà nước là “sản phẩm
và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể
điều hòa được.” Nhà nước là công cụ, là bộ máy của giai
cấp thống trị về kinh tế để đàn áp các giai cấp đối
kháng. Cùng với tính giai cấp, nhà nước còn có tính xã
hội, là bộ máy quản lý các công việc chung nảy sinh từ
bản chất xã hội.


- Lý thuyết nhà nước giả tưởng của Friedrich Carl
von Savigny (1779–1861), nhà luật học người Đức,
thế kỷ thứ 19: Savigny thừa nhận chỉ có cá nhân mới
có thể có năng lực hành vi và là chủ thể của pháp
luật. Do vậy, nhà nước tồn tại là một sự giả tưởng.


- Lý thuyết “nhà nước là một trật tự pháp lý” của
nhà luật học Hans Kelsen (đầu thế kỷ 20): Kelsen cho
rằng nhà nước và pháp luật luôn có sự thống
nhất. Nhà nước là tổ chức có sứ mệnh bảo vệ công lý,
đảm bảo cho công lý được thực thi. Nhà nước là một
thực thể pháp lý, không có hệ thống pháp luật nào
tách rời nhà nước và cũng không có một nhà nước
nào không quản lý xã hội bằng pháp luật.



- Lý thuyết nhà nước dưới góc độ xã hội học : Đại
diện tiêu biểu là Max Weber, Hermann Heller. Nhà
nước là một tổ chức chính trị với một hệ thống quyền
lực thống nhất trong phạm vi một lãnh thổ nhất định.
Nhà nước tồn tại nhờ hành động của con người, mà
những hành vi này mang dấu ấn của các qui phạm xã
hội. Nhà nước là một mạng lưới các tương tác xã hội.


- Lý thuyết hội nhập của Rudolf Smend (1882 1975): Nhà nước là một thực thể phát sinh từ xã hội. Do
nhu cầu hội nhập, nên nhà nước liên tục tích hợp những
nội dung mới. Nhà nước hiện đại là nhà nước mở và luôn
động. Do chức năng, nhiệm vụ của nhà nước thay đổi liên
tục, nên nhà nước là một thực thể xã hội tinh thần. Sự tồn
tại, vận động, phát triển của nhà nước đến đâu là do
chính người dân của nhà nước đó quyết định


- Lý thuyết Nhà nước sơ khai (early state) và nhà nước
hiện đại (modern state)
Nhà nước sơ khai (early state), hay còn gọi là nhà
nước tiền công nghiệp (pre-industrial state) là phương
thức tổ chức quyền lực chính trị chưa hoàn chỉnh,
chưa mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản của một
nhà nước.
Nhà nước hiện đại. Các học thuyết, tư tưởng đầu tiên về
nhà nước hiện đại (mordern state) chỉ bắt đầu từ thời kỳ Khai
sáng, với những đại diện tiêu biểu như John Locke (16321704), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Charles Louis
Montesquieu (1689-1775) … Các nhà tư tưởng này đều lấy lý
thuyết về quyền tự nhiên làm tiền đề tư tưởng để luận giải



×