Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Câu hỏi về quang hợp (có đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.78 KB, 2 trang )

*Các kênh nào sau đây ở màng trong ty thể sẽ bị ảnh hưởng bởi gradient điện hoá proton xuyên màng
? Giải thích ?
(1) kênh đồng chuyển pyruvate và h+, từ khoang gian màng vào chất nền
(2) kênh đồng chuyển 2h+, hpo42- từ khoang gian màng vào chất nền
(3) kênh đối chuyển ornithine (vào chất nền), citrulline (xoang gian màng)
(4) kênh đối chuyển malate (vào chất nền), citrate (xoang gian màng)
(5) kênh đối chuyển asparate (vào chất nền), glutamate (xoang gian màng)
→trả lời:
Hoạt động bơm proton ở các phức hệ chuỗi truyền điện tử trên màng trong ty thể tạo ra một gradient
điện hoá proton xuyên màng theo hướng h+ đi từ xoang gian màng vào chất nền ty thể (qua kênh atpsynthase)
Kênh (1) đồng chuyển pyruvate và h+ theo hướng thuận với gradient proton xuyên màng ty thể, vì vậy
kênh này hoạt động càng mạnh khi gradient proton càng lớn.
Kênh (2) đồng chuyển 2h+-hpo42- theo hướng thuận với gradient proton xuyên màng ty thể, vì vậy kênh
này hoạt động mạnh hơn khi gradient điện hoá màng của ty thể càng lớn.
Kênh (3) nhờ cô trả lời
Kênh (4) đối chuyển malate-citrate sẽ tăng hoạt động vì citrate tích 3 điện âm, malate tích 2 điện âm. Khi
nồng độ h+ trong xoang gian màng tăng, h+ sẽ có xu hướng kết hợp nhiều hơn với citrate tạo thành acid
citric.
(17) Ở lục lạp, H+được bơm vào xoang thylakoid, ở ti thể, H+được bơm vào xoang gian màng. Tại sao
lục lạp tạo được khuynh độ nồng độ điện hoá H+Cao hơn ti thể.
 Trả lời:
-

-

Tổng diện tích màng thylakoid lục lạp lớn hơn tổng diện tích màng trong ti thể nên có nhiều
chuỗi truyền e hơn do đó bơm được nhiều H+hơn.
Tổng thể tích xoang thylaoid lục lạp bé hơn thể tích xoang gian màng ti thể, mà c m=n/v, n(số mol)
không đổi mà v (thể tích) giảm nên cm tăng cho nên cùng lượng H+được bơm thì nồng độ thay
đổi nhiều hơn.
Màng ngoài ti thể thấm với H+nên H+thấm ra tbc, màng thylakoid chỉ cho H+đi qua atp synthase.


Bên trong xoang thylakoid có quang phân li nước tạo thêm H+cho xoang thylakoid.

(10)Ca2+ và H+đều là ion có thể di chuyển trong tế bào chất, tại sao ion H+di chuyển nhanh hơn Ca 2+, sự
di chuyển này có bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ đông của dung dịch hay không?


Ion H+có điện tích nhỏ hơn ion Ca2+, vì thế một ion H+có khả năng liên kết với ít phân tử nước hơn do đó
vỏ thuỷ hoá của H+nhỏ hơn Ca2+ nên trong dịch bào ion H+có kích thước nhỏ hơn ion Ca 2+ . Vì vậy lực cản
với ion H+thấp hơn nên ion này di chuyển nhanh hơn.
Sự di chuyển của hai ion này bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ đông của nước vì hai ion này đều liên kết với
phân tử nước trong vỏ thuỷ hoá
(13)có những loài vi khuẩn có thể sống trong môi trường kiềm song ph nội bào vẫn bằng 7. Tại sao
chúng không sử dụng khuynh độ gradiant gian màng để tạo atp mà phải dùng có chế tổng hợp thông
thường qua atp synthase.
Vi khuẩn sống trong môi trường kiềm tức là có nồng độ H+nội bào Cao hơn. H+sẽ theo khuynh độ nồng
độ mà di chuyển từ trong ra ngoài. Tế bào qua atp synthase và tạo atp ngoài tế bào. Khi đó atp sẽ bị thất
thoát và tế bào không sử dụng được.
Hơn nữa vi khuẩn có nhu cầu duy trì ph nội bào bằng 7. Sau khi tổng hợp atp cần hoạt động của bơm
proton tiêu tốn atp đưa H+vào tế bào.
(18)lục lạp không có chất vận chuyển atp khỏi lục lạp trong khi ti thể thì có. Vậy phần còn lại của tế bào
lấy năng lượng từ đâu?
Tuy trên lục lạp chất vận chuyển atp ra ngoài, glucose là dạng năng lượng tích trữ được trong quá trình
quang hợp dưới dạng liên kết hoá học lại được vận chuyển ra khỏi lục lạp. Glucose khi đó sẽ tham gia
vào quá trình hô hấp tế bào, tạo atp cho tế bào sử dụng.



×