Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đề cương Quản trị logistics Đại học Thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.75 KB, 17 trang )

Câu 1. Khái niệm, vị trí, chức năng, yêu cầu của hệ thống thông tin logistics (LIS)
- Khái niệm: LIS được hiểu là một cấu trúc tương tác giữa con người, thiết bị, các phương pháp và quy
trình nhằm cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản trị logistics với mục tiêu lập kế hoạch, thực
thi và kiểm soát logistics hiệu quả.
- Vị trí:
+ Là 1 bộ phận của hệ thống thông tin toàn DN.
+ Hướng tới những vấn đề đặc thù của quá trình ra các quyết định logistics: số lượng và quy mô của
mạng lưới cơ sở logistics, hoạt động mua và dự trữ hàng hóa, lựa chọn phương thức vận chuyển và đơn vị
vận tải phù hợp.
- Chức năng:
+ Chức năng tác nghiệp: Khởi xướng và ghi lại các hoạt động và chức năng logistics riêng biệt như:
• Tác nghiệp bán hàng: nhập hàng, phát hàng, lưu trữ dữ liệu từ kế toán với nha kho và mua hàng.
• Tác nghiệp vận chuyển: giao hàng, vận đơn,…
• Nghiệp vụ mua hàng: gửi đơn đặt hàng…
• Nghiệp vụ kho: kiểm kê số lượng, cơ cấu hàng hóa trong kho…
+ Chức năng phân tích và ra quyết định:
• Quy hoạch mạng lưới cơ sở logistics
• Quyết định trinh độ và hệ thống quản trị dự trữ
• Quyết định nguồn hàng
• Lập kế hoạch vận chuyển
• Đo lường và kiểm soát các hoạt động logistics
+ Chức năng hoạch định chiến lược:
• Phát triển và khai thác các cơ hội kinh doanh
• Phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu
• Mở rộng/thu hẹp mạng lưới cơ sở logistics
• Xây dựng lợi thế cạnh tranh về hoạt động logistics
• Xây dựng các mối quan hệ với các đối tác chiến lược
• Phân tích tương quan giữa doanh thu/chi phí/chất lượng DVKH
- Yêu cầu: Thông tin càng nhiều, xác suất để có các quyết định đúng đắn càng lớn.
+ Đầy đủ, sẵn sàng
+ Chọn lọc, chính xác


+ Linh hoạt, kịp thời
+ Dễ sử dụng
- Hệ thống thông tin logistics
+ Hệ thống lập kế hoạch: thiết lập các kế hoạch tầm chiến lược, các kế hoạch tầm chiến thuật.
+ Hệ thống thực thi: bao gồm các kỹ thuật đảm nhiệm các chức năng triển khai logistics trong trời gian
ngắn hạn hoặc dài hạn.
+ Hệ thống nghiên cứu và thu thập thông tin: quan sát môi trường thu thập thông tin bên ngoài, thông tin
có sẵn trong lĩnh vực logistics và trong nội bộ công ty.
+ Hệ thống báo cáo kết quả:
• Báo cáo để lập kế hoạch
• Báo cáo hoạt động
• Báo cáo kiểm soát cụ thể tổng kết chi phí và thông tin hoạt động ở các giai đoạn thích hợp, so
sánh chi phí với ngân sách hiện tại.
Câu 2: KN nhà cung ứng trong mua hàng? Khái quát quy trình lựa chọn nhà cung ứng tiềm năng?
Quy trình đó có vai trò thế nào trong bước "Xác định nhà cung ứng" của nghiệp vụ mua hàng?
- Khái niệm: Nhà cung ứng là các hãng hoặc cá nhân cung cấp các nguồn lực mà doanh nghiệp cần đến
để sản xuất hàng hóa và dịch vụ: tư liệu sản xuất, hàng hóa, sức lao động…
- Quy trình lựa chọn nhà cung ứng tiềm năng:
+ Bước 1: Tổng hợp thông tin
• Tập hợp:
Thống kê các nguồn hàng hiện tại và tiềm năng trên thị trường.
1


Điều tra, thu thập thông tin về những nguồn hàng này.
Phân loại:
- Theo thành phần kinh tế:
Nguồn hàng là công ty TNHH, Cổ phần
Nguồn hàng là công ty liên doanh, 100% vốn nước ngoài
- Theo vị trí trong kênh phân phối:

Nguồn hàng là DN SX: Giá thấp, mặt hàng không đa dạng, dịch vụ không cao.
Nguồn hàng là DNTM bán buôn: Giá cao hơn, mặt hàng đa dạng, dịch vụ tốt hơn.
- Theo quy mô:
Nguồn hàng có quy mô nhỏ và vừa: phạm vi hoạt động hẹp, chất lượng ko cao, chi phí
cao.
Nguồn hàng có quy mô lớn: chi phí thấp, dịch vụ tốt hơn, chất lượng cao và ổn định.
+ Bước 2: Đánh giá nguồn hàng, từ đó lựa chọn được nguồn hàng có ưu thế
• Tiêu chuẩn đánh giá:
- Tiêu chuẩn về Marketing: vị thế, uy tín, thị phần; sự khác biệt về giá, sản phẩm, phân phối…
- Tiêu chuẩn về Tài chính: nguồn vốn, khả năng huy động vốn, phương thức thanh toán linh hoạt.
- Tiêu chuẩn về Hậu cần: khả năng cung ứng đúng với yêu cầu của Doanh nghiệp.
- Tiêu chuẩn về Dịch vụ bổ sung.
• Phương pháp đánh giá (Phương pháp cho điểm): theo bảng sau:
ST
Chỉ tiêu Trọng số Nguồn hàng A
Nguồn hàng B
T
Điểm
Điểm tiêu chuẩn
Điểm
Điểm tiêu chuẩn


 Đánh giá nguồn hàng: Tổng điểm đánh giá => Xếp loại nguồn hàng theo thứ tự ưu tiên

=> Danh sách nguồn hàng tiềm năng (Tiếp xúc, đề nghị, thử nghiệm)
- Bước “Xác định nhà cung ứng” của nghiệp vụ mua hàng:
+ Căn cứ vào phương thức mua
+ Căn cứ vào danh sách xếp loại nhà cung ứng
+ Căn cứ kết quả đánh giá nhà cung ứng sau những lần mua trước

+ Căn cứ vào sự xuất hiện nhà cung ứng mới hấp dẫn
 Vai trò (tự chém)
Câu 3: Các thành phần và sơ đồ của quá trình vận chuyển và vai trò của chúng? Mỗi thành phần
đó có vai trò thế nào trong việc đạt được mục tiêu của người gửi hàng?
- Sơ đồ của quá trình vận chuyển:
Công chúng
Chính phủ
Người gửi

ĐV vận tải

Người nhận

Dòng hàng hóa
Dòng chứng từ/thanh toán
Dòng thông tin
- Các thành phần tham gia quá trình vận chuyển hàng hóa:
+ Người gửi hàng (shipper, còn gọi là chủ hàng): Là người yêu cầu vận chuyển hàng hóa đến địa điểm
nhất định trong khoảng thời gian cho phép. Thành phần này thực hiện các hoạt động như tập hợp lô hàng,
đảm bảo thời gian cung ứng, không để xảy ra hao hụt và các sự cố, trao đổi thông tin kịp thời và chính
xác,… Mục tiêu của người gửi hàng là sử dụng dịch vụ vận chuyển sao cho có thể tối thiểu hóa tổng chi
phí logistics (bao gồm chi phí vận chuyển, dự trữ, thông tin và mạng lưới) trong khi đáp ứng tốt mức dịch
vụ khách hàng yêu cầu.
2


Bởi vậy, người gửi cần hiểu biết về những cơ hội và khó khăn của các phương án vận chuyển khác nhau,
đồng thời cần có kỹ năng đàm phán và thương lượng để có được chất lượng vận chuyển cao với các điều
khoản hợp lý. Người gửi và đơn vị vận tải cần xây dựng được mối quan hệ hợp tác, gắn bó trên cơ sở hai
bên cùng có lợi và phát triển bền vững.

+ Người nhận hàng (consignee, còn gọi là khách hàng): Là người yêu cầu được chuyển hàng hóa đến
đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng số lượng, chất lượng và cơ cấu với mức giá thỏa thuận như theo đơn
đặt hàng đã thông báo với người gửi. Người nhận hàng quan tâm đến chất lượng dịch vụ trong mối tương
quan với giá cả.
+ Đơn vị vận tải (carier): Là chủ sở hữu và vận hành các phương tiện vận tải (ô tô, máy bay, tàu hỏa, tàu
thủy,…) vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và nhanh chóng hoàn trả vốn đầu tư. Mức độ cạnh tranh trên thị
trường DV vận tải sẽ quyết định giá cả, tính đa dạng và chất lượng DV của từng loại hình vận chuyển
hàng hóa. Đơn vị vận tải phải đạt được tính chuyên nghiệp cao trong việc nhận biết nhu cầu của người
gửi và người nhận, hỗ trợ ra quyết định về phương án và lộ trình vận chuyển tối ưu, quản lý tốt nguồn lực
và nâng cao hiệu quả chuyên chở hàng hóa.
Đơn vị vận tải và người gửi hàng phải trao đổi kỹ lưỡng với nhau về các phương án để nâng cao năng lực
vận chuyển. Trong đó, cần rút ngắn thời gian vận chuyển bình quân, tăng hệ số sử dụng trọng tài của
phương tiện, nâng cao hệ số sử dụng phương tiện theo thời gian, nâng cao hệ số sử dụng quãng đường xe
chạy có hàng, tăng vòng quay của xe, cải tiến thủ tục giấy tờ và lề lối làm việc…
+ Chính phủ: Thường là người đầu tư và quản lý hệ thống hạ tầng cơ sở giao thông cho con đường vận
chuyển (đường sắt, đường bộ, đường ống) và các điểm dừng đỗ phương tiện vận chuyển (sân bay, bến
cảng, bến xe, nhà ga, trạm bơm và kiểm soát…). Với mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội quốc gia
và hội nhập kinh tế thế giới, chính phủ xây dựng và quy hoạch các chiến lược giao thông dài hạn cùng các
chính sách và luật lệ nhằm cân đối tổng thể và hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Công chúng: Là thành phần rất quan tâm đến hoạt động vận chuyển hàng hóa nói riêng và GTVT nói
chung vì VC liên quan đến chi phí, môi trường và an toàn XH. Công chúng tạo nên dư luận XH và gây
sức ép để chính phủ và chính quyền các cấp ra quyết định vì mục tiêu an sinh của địa phương và quốc gia.
Câu 4: Nêu lí do công ty nên kết hợp nguồn lực Logistics bên ngoài và bên trong DN? Có DN nào
chỉ sử dụng NL bên ngoài hoặc bên trong không?
- Tầm quan trọng của thuê ngoài dịch vụ logistics tại các DN VN
+ Thuê ngoài logistics mang lại rất nhiều lợi ích cho DN. Trước tiên là giúp giảm vốn đầu tư và giảm chi
phí, do nhà kinh doanh dịch vụ logistics có cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ tốt, khả năng đáp ứng nhu
cầu khách hàng đa dạng với quy mô lớn nên đạt được lợi thế nhờ qui mô, nhờ đó có thể cung cấp cùng
một dịch vụ với chi phí thấp hơn so với DN tự làm.
+ Giúp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng và tăng nhanh tốc độ vận động hàng hóa, do các nhà

cung cấp dịch vụ logistics là các tổ chức kinh doanh logistics chuyên nghiệp nên có khả năng chuyên môn
cao, có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cho DN.
+ Phát triển các mối quan hệ kinh doanh và tăng cường kĩ năng quản lí, thuê ngoài đòi hỏi phải phát
triển các kỹ năng giao tiếp và quá trình hợp tác với nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ logistics và các DN
khác cùng tham gia kinh doanh.
+ Tăng khả năng tiếp cận thông tin với môi trường luôn biến động, thuê ngoài không chỉ đòi hỏi phải
chia sẻ thông tin với nhà cung cấp mà còn phải nắm bắt và phân tích tốt các thông tin môi trường bên
ngoài, giúp thúc đẩy DN thích nghi tốt hơn. Trong những lợi ích kể trên, khả năng giảm chi phí và nâng
cao chất lượng dịch vụ là những lợi ích được các DN quan tâm hàng đầu.
+ Tuy nhiên, thuê ngoài cũng có những rủi ro như khả năng mất kiểm soát đối với hoạt động logistics do
quy trình nghiệp vụ bị gián đoạn, trong trường hợp này chất lượng dịch vụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng,
dự trữ cao hơn mức cần thiết hoặc thời gian đáp ứng đơn hàng kéo dài. Chi phí hợp tác quá cao cũng là
lỗi thường gặp khi DN đánh giá quá thấp những nỗ lực và chi phí cần thiết để phối hợp hoạt động giữa
các bên như chi phí về tích hợp hệ thống thông tin, chi phí giao tiếp và chi phí thiết kế qui trình. Việc phát
sinh những chi phí không đáng có như chi phí sửa chữa các sự cố cũng làm tăng đáng kể tổng chi phí
logistics. Dò rỉ dữ liệu và thông tin nhạy cảm do DN phải chia sẻ thông tin về nhu cầu và khách hàng với
các nguồn cung ứng. Các nhà cung cấp phục vụ rất nhiều khách hàng nên nguy cơ rò rỉ thông tin có thể
3


xảy ra. Việc sử dụng tường lửa (firewalls) giữa DN với 3PLs giúp giảm bớt nguy cơ này nhưng lại giảm
khả năng thích ứng giữa hai bên.
 Thuê ngoài logistics mang lại rất nhiều lợi ích cho DN nhưng cũng đem đến những hạn chế nhất định. Do
vậy, các công ty nên kết hợp nguồn lực Logistics bên trong và bên ngoài DN một cách hợp lý để có thể
khai thác tối đa những lợi ích mà các nguồn lực này mang lại cũng như giảm đến mức tối thiểu những hạn
chế của nó, từ đó đạt được hiệu quả KD lớn nhất.
- Có DN nào chỉ sử dụng NL bên ngoài hoặc bên trong không?
Hiện nay không có DN nào chỉ sử dụng NL bên ngoài hoặc bên trong DN. DN nào cũng sử dụng kết hợp
nguồn lực bên ngoài và bên trong DN để có thể đạt được hiệu quả kinh doanh tối đa.
Câu 5: Khái niệm dịch vụ khách hàng? Phân tích mối quan hệ dịch vụ khách hàng với doanh thu

và chi phí. Liên hệ thực trạng về dịch vụ khách hàng tại các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam.
- Khái niệm:
+ DVKH là tất cả những gì mà DN cung cấp cho KH – người trực tiếp mua hh và DV của công ty.
+ DVKH là quá trình sáng tạo và cung cấp những lợi ích gia tăng trong chuỗi cung ứng nhằm tối đa hóa
tổng giá trị tới khách hàng.
+ Trong phạm vi 1 DN, DVKH đề cập đến 1 chuỗi các hoạt động đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu mua
sắm của KH thường bắt đầu bằng hoạt động đặt hàng và kết thúc bằng việc giao hàng cho khách. Trong 1
số trường hợp có thể tiếp tục với các dịch vụ vận tải, bảo dưỡng và các kỹ thuật hỗ trợ khác.
- Mối quan hệ DVKH với doanh thu và chi phí
+ Mức DVKH và tổng chi phí logistics có quan hệ tỷ lệ thuận. Khi nâng trình độ DV lên các mức cao hơn
đòi hỏi phải tăng cường chi phí logistics.
+ Mối quan hệ giữa các mức DV và doanh thu được biểu diễn trên đồ thị qua đường cong chữ S nằm
ngang, cho thấy các mức DV tăng dần không phải luôn tạo ra những mức doanh thu lớn hơn. Khi mức
DV đạt gần tới 100%, doanh thu hầu như không tăng, thậm chí trong 1 số trường hợp có thể suy giảm.
 Khi đã biết doanh thu và chi phí logistics tương ứng tại các mức DV, chúng ta có thể xác định được mức
DV tối ưu bằng cách xác định mức DV mà tại đó cho phép DN đạt được lợi nhuận tối đa.
- Liên hệ thực tế tại BigC Thăng Long (Câu 11)
Câu 6: Vai trò và chức năng của LIS? Lợi ích của nó khi ứng dụng công nghệ thông tin? Việc ứng
dụng mã vạch trong siêu thị mang lại lợi ích gì?
- Vai trò và chức năng của LIS (Câu 1)
- Lợi ích của LIS khi ứng dụng công nghệ thông tin: Một số ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt
động quản trị logistics:
+ Trao đổi dữ liệu điện tử EDI: Là sự truyền thông tin từ máy tình này sang máy tính khác bằng phương
tiện điện tử theo 1 tiêu chuẩn đã được thỏa thuận về cấu trúc thông tin.
• Quy trình hoạt động:
- Chuẩn bị tài liệu điện tử
- Dịch dữ liệu để chuyển đi
- Truyền tải dữ liệu
- Dịch dữ liệu đến
- Xử lý dữ liệu điện tử

• Lợi ích:
- Được thiết kế nhằm mang lại hiệu quả tối đa cho việc truyền tải các chứng từ thương mại (đơn
đặt hàng, hóa đơn…).
- Cho phép tích hợp và trao đổi thông tin giữa các ứng dụng mà ko cần sự can thiệp của con
người.
- Giảm chi phí cho việc truyền tải thông tin.
- Tiết kiệm thời gian.
- Tăng tính chính xác của thông tin.
- Khả năng kiểm soát hoạt động truyền tải thông tin.
+ Hệ thống mã số mã vạch: Là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa
trên ngtắc: đặt cho đối tượng cần quản lý 1 dãy số (hoặc dãy chữ và số), sau đó thể hiện dưới dạng mã
4





vạch để máy quét có thể đọc được. Trong quản lý hàng hóa, người ta gọi dãy số và dãy vạch đó là MSMV
của hh.
• Cấu tạo:
- Mã số GS1:
. Là 1 dãy chữ số nguyên
. Mỗi loại hàng hóa sẽ có dãy số duy nhất để nhận dạng đơn nhất trên toàn thế giới.
. Một cấu trúc mã số tiêu chuẩn dùng để nhận dạng sản phẩm hàng hóa trên các quốc gia (vùng) khác
nhau, tương tự như cấu trúc mã số điện thoại để liên lạc quốc tế.
- Mã vạch GS1 (bar Code):
. Là 1 dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được thiết kế theo 1 ngtắc mã hóa nhất định để thể
hiện mã số (hoặc cả chữ lẫn số) dưới dạng các thiết bị đọc có gắn đầu Laser (Scanner) nhận và đọc được.
. Thiết bị đọc được kết nối với máy tính và mã vạch được giải mã thành dãy số một cách tự động, từ đó
đưa ra các dữ liệu liên quan đến hàng hóa đang lưu trữ trong cơ sở dữ liệu về sản phẩm hàng hóa.

• Ưu điểm:
- Hiệu suất
- Chính xác
- Thông tin nhanh
- Thỏa mãn khách hàng
• Một số loại MSMV:
- Mã vạch tuyến tính (1 chiều): có 1 hàng duy nhất các thanh mã vạch tương tự như hàng rào. Tất
cả dữ liệu được mã hóa trong chiều rộng ngang.
- Mã vạch 2 chiều: Dữ liệu được mã hóa trong cả 2 chiều ngang và dọc. Khi dữ liệu được mã hóa,
kích thước của mã vạch có thể được tăng lên trong cả 2 hướng ngang và dọc.
+ Công nghệ RFID: Là việc ứng dụng sóng điện từ có tần số vô tuyến cho cơ chế truyền dữ liệu không
dây, không tiếp xúc, dùng để nhận dạng tự động và theo dõi vật thể có gắn thẻ.
• Gồm 2 thành phần:
- Thẻ RFID có gắn chíp silicon cùng ăng ten radio.
- Bộ đọc cho phép giao tiếp với thẻ và truyền dữ liệu tới hệ thống máy tính trung tâm.
Dữ liệu trong thẻ RFID được thu nhận bởi đầu đọc RFID. Sóng điện từ phát ra từ đầu đọc RFID kích hoạt
thẻ RFID, làm cho thẻ RFID có khả năng phát sóng dù không có nguồn năng lượng. Nhờ có khả năng
phát sóng, thẻ RFID gửi dữ liệu chứa trong nó cho đầu đọc.
Lợi ích:
- Bộ nhớ của con chíp có thể chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với 1 mã vạch.
- Có thể đính lên bất cứ sản phẩm nào, từ vỏ hộp đồ uống, đế giày, quần bò cho đến trục ô tô.
- Giảm chi phí thông tin do các thẻ RFID có thể lưu bằng điện tử một khối lượng lớn thông tin
được gắn vào đồ vật. Các thông tin đó có thể được thay đổi và cập nhật tại điểm sd bởi sự tương tác của
bộ đọc.
- Tăng độ cxác do hệ thống RFID cho phép thông tin được lưu lại 1 cách tức thời và bất cứ đâu.
- Cập nhật thông tin trạng thái bởi việc kết hợp các bộ cảm biến trên chíp đã cho phép chúng có
khả năng thu thập các dữ liệu về các trạng thái mà chúng đã trải qua.
- Những ưu điểm nổi bật của việc bán hàng và thanh toán bằng mã vạch:
+ Thời gian thanh toán nhanh, tránh trường hợp gây ùn tắc nhất là trong những thời điểm cao điểm như
ngày lễ tết, ngày nghỉ, cuối tuần hoặc trong thời gian cao điểm mua hàng trong ngày của siêu thị. Tích

hợp với máy in hóa đơn tiện dụng nhanh chóng.
+ Ngân quỹ chính xác tuyệt đối: Rất phù hợp với siêu thị khi nhân viên làm theo ca và phải bàn giao sổ
sách chứng từ, tiền mặt cho ca sau và nhà Quản lý yên tâm không phải có mặt tại siêu thị mà vẫn đảm bảo
Tiền - Hàng cân đối và số lượng tồn kho như thế nào.

5


+ Xây dựng hình ảnh thương hiệu của siêu thị tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh (như đa số các cửa
hàng bán lẻ) bởi tính chuyên nghiệp và minh bạch về giá cả, không mất nhiều thời gian chờ tính toán giúp
cho khách hàng muốn quay trở lại mua hàng vào lần sau.
+ Sử dụng máy in tem nhãn trên các sản phẩm giúp cho nhân viên và chủ kinh doanh dễ quản lý sản phẩm
hơn với nhiều mặt hàng hàng hơn. Đối với nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong thời gian làm việc,
và họ sẽ hết sức mình phục vụ khách hàng chu đáo hơn mà không bị phân tâm.

6


Câu 7: Bản chất và mục tiêu của logistic TMĐT (E.Logistic) là gì? Tác động của TMĐT tới hoạt
động logistics. Sự khác biệt Logistic truyền thống và E-Logistic?
- Bản chất và mục tiêu của logistics thương mại điện tử:
+ E-Logistics là quá trình hoạch định chiến lược, thiết kế và thực thi tất cả các yếu tố cần thiết của hệ
thống, quy trình, cơ cấu tổ chức và tác nghiệp logistics để hiện thực hóa và vật chất hóa cho hoạt động
TMĐT.
=> Mục tiêu của E-Logistics: hiện thực hóa và vật chất hóa cho hoạt động thương mại điện tử.
+ Bản chất của E-Logistics là dịch vụ khách hàng.
- Tác động của TMĐT tới hoạt động logistics:
+ Tính thông tin: khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng, chất lượng thông tin đầy đủ, chính xác và
đáng tin cậy; sự linh hoạt trong việc truy xuất, tìm kiếm và phân loại thông tin => các quyết định trong
quản trị logistics có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu luôn biến động của thị trường.

+ Tính tương tác: môi trường giao tiếp hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và chính xác hơn => giảm thời
gian đáp ứng đơn hàng, tối ưu hóa dự trữ… trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng.
+ Tính cá nhân hóa: hiệu ứng mạng khiến các DN phải chú ý nhiều hơn tới nhu cầu KH, đảm bảo về sự
thuận tiện, thời gian và chất lượng DVKH.
- Sự khác biệt giữa Logistics truyền thống và E-Logistics:
Đặc điểm
Logistics truyền thống
E-Logistics
- Đơn đặt hàng
- Dự báo được
- Đa dạng, biến động, quy mô
- Chu kỳ đáp ứng đơn đặt hàng
- Theo tuần
nhỏ
- Khách hàng
- Đối tác chiến lược
- Chu kỳ ngắn, theo ngày
- Dịch vụ khách hàng
- Thụ động, cứng nhắc
- Rộng hơn
- Nhập hàng
- Theo kế hoạch và lịch cụ thể
- Đáp ứng, linh hoạt
- Mô hình phân phối
- Định hướng nhà cung ứng
- Đúng thời điểm cần hàng
- Nhu cấu khách hàng
- Ổn định, nhất quán
- Định hướng khách hàng
- Loại hình vận chuyển

- Lô hàng quy mô lớn
- Có tính chu kỳ
- Địa điểm giao hàng
- Tập trung
- Quy mô nhỏ
- Kinh doanh quốc tế
- Thủ công
- Phân tán hơn
- Tự động hóa
Câu 8: So sánh vận chuyển công cộng và vận chuyển riêng? Nếu doanh nghiệp bán buôn muốn xây
dựng 1 đội xe để phục vụ nhu cầu của mình thì cần lưu ý nhưng yếu tố cơ bản nào?
- So sánh vận chuyển công cộng và vận chuyển riêng
Vận chuyển công cộng
Vận chuyển riêng
- Các cty VC công cộng có trách nhiệm cung cấp - Các DN sx – KD có PTVT và tự cung cấp dịch
DV VC phục vụ công dân và nền kinh tế quốc dân vụ vận chuyển cho riêng mình.
với mức giá chung do Nhà nước quy định mà ko có
sự phân biệt đối xử.
- PTVT chủ yếu là các phương tiện trọng tải lớn, có - PTVT chủ yếu là ô tô trọng tải vừa và nhỏ, chủ
thể VC qua đường bộ, đường sắt, đường sông, yếu vận chuyển qua đường bộ.
đường biển, đường hàng không.
- Địa bàn hoạt động, các điểm dừng đỗ cố định, lịch - PTVT có tính linh hoạt và cơ động, đồng thời
trình không thay đổi trong 1 khoảng tgian nhất cũng là công cụ quảng cáo di động hữu hiệu.
định.
- Vận chuyển nhanh với độ tin cậy cao, xử lý
- Vận chuyển chậm hơn.
hàng hóa phức tạp.
- Chất lượng DV cao, loại hình DV đa dạng và
- Chất lượng DV thấp, loại hình DV ko đa dạng và linh hoạt, chu kỳ hoạt động ngắn, phản ứng
ít linh hoạt.

nhanh chóng, kiểm soát chặt chẽ và mức độ tiếp
xúc với khách hàng cao.
- Không có các thủ tục hành chính rườm rà.
- Thủ tục hành chính phức tạp.
- DN tự chịu trách nhiệm về an toàn hàng hóa
- Các đơn vị VT chịu trách nhiệm hoàn toàn về của mình.
hàng hóa trên lộ trình.
- DN tự chủ động cho quá trình VC để đảm bảo
7


- DN ko thể tự chủ động cho quá trình VC, do các chất lượng DVKH và tính ổn định của quá trình
đơn vị VT không thể luôn thỏa mãn các yêu cầu sx-KD.
vận chuyển đặc biệt của mỗi khách hàng.
- Doanh nghiệp bán buôn muốn xây dựng 1 đội xe để phục vụ nhu cầu của mình thì cần lưu ý:
+ Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn và có thể nảy sinh thêm 1 số vấn đề về lao động và quản lý.
+ Việc sử dụng vận chuyển riêng không chỉ đơn thuần là quyết định về vận tải mà còn là quyết định về tài
chính và tổ chức. Đây là quyết định có tính chiến lược và dài hạn, cần có sự cân đối tổng thể về năng lực
phục vụ khách hàng với năng lực tài chính và mục tiêu của DN.
Câu 9: Dự trữ là gì? Các hình thức dự trữ và chức năng của nó? Khi vấn đề vốn dự trữ hạn chế thì
phải cân đối dự trữ chu kỳ và dự trữ bảo hiểm như thế nào?
- Khái niệm: Dự trữ là các hình thái kinh tế của sự vận động các sản phẩm hữu hình – vật tư, nguyên liệu,
bán thành phẩm, sản phẩm… - trong hệ thống Logistics nhằm thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng
với chi phí thấp nhất.
- Chức năng: + Cân đối cung – cầu
+ Điều hòa biến động
+ Giảm chi phí
+ Tạo được sự chuyên môn hóa trong sản xuất
- Phân loại:
+ Theo vị trí trong hệ thống logistics: DT nguyên vật liệu → DT bán thành phẩm → DT sản phẩm trong

sản xuất → DT sản phẩm trong lưu thông.
+ Theo hình thái vận động của SP trong hệ thống logistics: DT tại các cơ sở logistics, DT hàng hóa trên
đường vận chuyển.
+ Theo vị trí trên dây chuyền cung ứng:
DT của nhà sản xuất → DT trong bán buôn → DT trong bán lẻ → DT trong tiêu dùng.
+ Theo các yếu tố cấu thành dự trữ: DT chu kỳ, DT bảo hiểm, DT trên đường.
+ Theo mục đích dự trữ: DT thường xuyên, DT thời vụ.
+ Theo giới hạn dự trữ: DT tối đa, DT tối thiểu, DT bình quân.
- Khi vấn đề vốn dự trữ hạn chế thì phải cân đối dự trữ chu kỳ và dự trữ bảo hiểm như thế nào?
+ DT chu kỳ: đảm bảo hàng hóa bán cho hoạt động bán ra giữa 2 kỳ nhập hàng kế tiếp.
Dck = m. t
m: mức bán/sử dụng hàng hóa bình quân 1 ngày đêm
t: thời gian thực hiện việc mua hàng/chu kỳ đặt hàng
+ DT bảo hiểm: để khắc phục những biến động của nhu cầu hoặc chu kỳ nhập hàng.
Db = δ. z
δ: độ lệch tiêu chuẩn chung
z: hệ số tương ứng với xác suất có sẵn sản phẩm để tiêu thụ
Câu 10: Thực trạng hoạt động logistics tại Chi nhánh Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina tại
HN
1. Dịch vụ khách hàng
- Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina nói chung và chi nhánh công ty tại Hà Nội nói riêng luôn cam
kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm ngon và có chất lượng tốt nhất trên thị trường.
- CN cty TNHH thực phẩm Orion Vina luôn nỗ lực và tận tình phục vụ KH với trình độ dịch vụ tốt nhất.
- CN cty cũng cam kết đem đến cho NTD những sp đúng tiêu chuẩn, chất lượng cùng với trình độ DVKH
tốt nhất với tiêu chí: luôn đảm bảo giao hàng đúng số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm cho KH.
- Nếu hàng hóa hết hạn sử dụng mà các NPP chưa bán được thì có thể đổi hoặc trả lại cho nhà máy. CN
cty luôn có những chính sách ưu đãi về giá cho KH nhằm thúc đẩy quá trình mua hàng một cách nhanh
chóng.
8



- Sau khi nhận được đơn đặt hàng của khách thì bộ phận bán hàng nhanh chóng trả lời và cung cấp những
thông tin cần thiết về hàng hóa mà KH cần thông qua điện thoại, fax hay email. CN cty luôn đảm bảo
thực hiện giao hàng theo đùng cam kết đã được ghi trong hợp đồng. Khi thực hiện giao hàng cho khách,
nếu có lỗi xảy ra phải nhanh chóng xem xét để đổi cho khách hàng hàng hóa theo đúng yêu cầu.
2. Hệ thống thông tin
- HTTT kịp thời, chính xác là nền tảng đảm bảo thành công cho mọi doanh nghiệp. Đặc biệt đối với chi
nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina tại Hà Nội, khi hàng hóa chỉ thông qua duy nhất nhà phân
phối độc quyền là công ty TNHH Thượng mại Á Long. Nếu những nhân viên kho của Công ty Á Long
kiểm tra chính xác số lượng hàng hóa xuất, nhập, còn tồn kho và báo kết quả về nhà máy một cách chính
xác và nhanh nhất thì bộ phận sản xuất của chi nhánh công ty mới có những kế hoạch điều chỉnh kịp thời
về hàng hóa, từ đó có thể tránh được những chi phí và tổn thất không đáng có cho công ty.
- CN cty còn sử dụng máy vi tính để lưu trữ các chứng từ hóa đơn, báo cáo tồn kho, báo cáo tài chính và
một số nghiệp vụ khác. Ngoài ra CN cty cũng sử dụng máy vi tính để liên lạc với KH, liên lạc giữa các
phòng ban trong công ty, liên lạc giữa các CN với nhau để thông tin đến được nhanh và chính xác hơn.
- Hiện nay, CN cty dùng mạng Internet và mạng Lan để kết nối và liên lạc với nhau. Ngoài ra, CN cty còn
sử dụng một số phần mềm trong quản lý, kiểm soát, kế toán để có thể thực hiện các công việc một cách
hiệu quả và nhanh chóng.
3. Quản lý dự trữ
Hàng hóa dự trữ của công ty gồm cả sản phẩm và nguyên vật liệu
- Về nguyên vật liệu, công ty có 2 kho riêng, đối với từng loại nguyên liệu như: đường, sữa, bột mỳ,
trứng, khoai tây, dầu, vừng và một số hương phụ liệu khác. Tùy và biến động thị trường đối với từng
nhóm nguyên liệu mà chi nhánh công ty có những kế hoạch dự trữ khác nhau. Hơn nữa, đối với thị trường
nhạy cảm như đường và bột mỳ có sự lên xuống thất thường, chi nhánh công ty có những kế hoạch mua
tại từng thời điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung, nguyên vật liệu được chi nhánh ước tính dự trữ cho hoạt
động sản xuất trong vòng 1 tháng để phòng những biến động trong quá trình mua và nhập khẩu.
- Về sản phẩm, công ty có kho dự trữ để phòng nhu cầu tăng bất thường của khách hàng. Hàng hóa trong
kho được quản lý theo quy định nhập trước- xuất trước. Hàng hóa được xếp theo thứ tự các nhãn hàng,
ngành hàng một cách trật tự, ngăn nắp, đảmbảo hàng hóa không bị ẩm mốc, méo mó hay cháy nổ.
Tuy nhiên, chi nhánh công ty không thể tránh khỏi việc xảy ra tình trạng thừa hay thiếu hàng hóa. Đôi

khi, do dự báo nhu cầu sai hay chưa nắm bắt những thông tin kịp thời nên đã xảy ra tình trạng hàng hó tồn
kho.
4. Quản trị vận chuyển
Hiện tại, công ty có 7 xe 5 tấn & 7 xe 15 tấn. Tất cả đều có chất lượng tốt do mới đưa vào sử dụng năm
2008. Hàng hóa của công ty đều được đóng trong các thùng lớn, cộng với hàng hóa được vận chuyển với
số lượng lớn đến đại lý cấp 1 và các siêu thị lớn nên xe vận chuyển của công ty phải có trọng tải lớn. Vào
những thời điểm mùa vụ, hàng hóa phải vận chuyển nhiều, công ty vẫn phải thuê thêm xe bên ngoài vận
chuyển. Do đó, nhiều khi không chủ động trong việc giao hàng cho đại lý hoặc siêu thị được. Đây cũng là
một trong những vấn đề công ty đang cố gắng khắc phục.
Mặt khác, nhân viên lái xe của công ty vừa là người chịu trách nhiệm vận chuyển và xác nhận kết quả
thực hiện đơn hàng cho công ty ngay tại địa điểm giao hàng. Vì thế, không tránh khỏi sơ xuất khi các lái
xe chưa được đào tạo chuyên môn cũng như kiến thức nghiệp vụ trong việc giao hàng.
9


Hàng hóa của chi nhánh công ty được vận chuyển từ kho bán hàng của nhà máy tới các kho của nhà phân
phối. Nhà phân phối tiếp nhận hàng hóa của chi nhánh công ty tại kho của mình. Sau đó, việc vận chuyển
hàng hóa đến tay người tiêu dùng là công việc của nhà phân phối.
5 Quản trị kho hàng
* Quy hoạch mạng lưới kho: Hệ thống kho của chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina gồm có:
- Kho NVL: cung ứng đầu vào cho sx. Kho này có số lượng là 2 kho, diện tích sàn mỗi kho là 7000 m2
- Kho thành phẩm: hàng hóa sản xuất xong chuẩn bị giao cho khách và hàng hóa dùng để dự trữ. Kho này
có 1 kho với diện tích sàn là 10 000 m2
- Kho phế phẩm và bao bì sản phẩm: những hàng hóa bị lỗi, không đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng
sản phẩm. Kho này có 1 kho với diện tích sàn là 5000 m2
- Kho bán hàng : có 2 kho mỗi kho có diện tích sàn là 10 000 m2
Ngoài ra cty TNHH TP Orion Vina còn có 4 phân xưởng sx với diện tích sàn mỗi phân xưởng là 10000
m2.
Đặc điểm vị trí của kho: tất cả các kho nguyên liệu, kho thành phẩm, kho bán hàng, kho phế liệu và bao
bì sản phẩm đều được bố trí trong khu vực nhà máy.

* Thiết kế kho hàng hóa: Hàng hóa trong kho được sắp xếp đúng theo quy cách để giảm tối đa những lỗi
hỏng cho sản phẩm và những tác động làm biến đổi nguyên vật liệu vì nguyên vật liệu chủ yếu là bột mì
và đường cho nên cần phải bảo quản thật cẩn thận.
* Đảm bảo thiết bị trong kho: Trong kho bố trí đầy đủ các thiết bị di chuyển xếp đồ như: Các xe đẩy tay,
xe nâng hàng,.., các thiết bị bảo quản hàng hóa, các thiết bị giao nhận hàng.
Công ty cũng bố trí bộ phận nhân sự nằm trong bộ phận logistic của công ty với 79 người gồm có : 1 Thủ
kho, 2 Trưởng Giám sát kho hàng, 4 Nhân viên giám sát kho hàng, 4 Nhân viên số liệu, 4 Nhân viên quản
lý hóa đơn chứng từ, 4 Nhân viên quản lý kho, 23 Nhân viên bốc xếp và nhân viên làm việc trong kho.

6. Quản trị vật tư và mua hàng
Chi nhánh công ty TNHH thực phẩm Orion Vina không chỉ là công ty kinh doanh mà còn là một công ty
sản xuất, do đó việc quản trị vật tư và mua hàng là vô cùng cần thiết.
Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là bột mì với đường, một số hương liệu và phụ gia khác. Hầu hết
những nguyên liệu này công ty đều phải nhập khẩu. Và việc lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu là do
công ty TNHH thực phẩm Orion Vina quyết định, chi nhánh chỉ việc liên hệ và nhập nguyên vật liệu.
Việc nhập khẩu này do công ty vận chuyển lo thủ tục hải quan và chịu trách nhiệm vận chuyển về tận nhà
máy của chi nhánh công ty. Quản trị vật tư là do kho nguyên vật liệu đảm nhiệm. Theo kế hoạch của bộ
phận sản xuất xác định nhu cầu vật tư mà chi nhánh công ty cần mua.

10


Câu 11: Thực trạng dịch vụ khách hàng tại Big C Thăng Long (Hà Nội)
1. Dịch vụ trước bán
- Cách thức quảng cáo: Big C sử dụng đa dạng các phương thức quảng cáo như: qua báo, đài, tạp chí, tờ
rơi, trên xe buýt, qua websise,…
- Dịch vụ gửi xe miễn phí: Big C có chỗ để xe khá rộng với sức chứa khoảng 350 xe ô tô, taxi và 1200 xe
máy, xe đạp, phân làm 2 khu riêng biệt cho xe ô tô và xe máy, xe đạp.
- Dịch vụ gửi đồ: Để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh cũng như giảm cồng kênh cho khách
hàng khi vào mua sắm, Big C đã bố trí các khu gửi đồ miễn phí tại tầng 1 gần bãi để xe và trên tầng 2 gần

lối vào siêu thị.
- Hệ thống pano chỉ dẫn: Ngay khi bước chân vào siêu thị, khách hàng có thể tìm cho minh lối đi lên tầng
2, khu mua sắm chính thông qua hệ thống pano chỉ dẫn. Các tấm pano chỉ dẫn này được ghi bằng cả tiếng
Việt và tiếng anh nhằm phục vụ cả khách hàng trong nước và nước ngoài.
- Hệ thống thang máy tại BigC được lắp đặt hợp lý tại 2 cửa vào chính của siêu thị đem lại sự tiện lợi và
hỗ trợ khách hàng di chuyển lên xuống một cách dễ dàng, thuận tiện, nhất là sau khi mua sắm phải xách
theo nhiều đồ nặng.
2. Dịch vụ trong bán
- Dịch vụ mặt hàng: Hàng hóa mà Big C cung cấp đa dạng về cơ cấu, phong phú về chủng loại, đảm bảo
về chất lượng, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
- Trưng bày hàng hóa: Trong siêu thị Big C, hầu hết các loại hàng hóa khác nhau được xếp riêng biệt ở
từng gian hàng. Các kệ hàng được bố trí, sắp xếp một cách khoa học, khoảng cách giữa 2 kệ hang khá
rộng, đủ để 2 người đi ngược chiều nhau một cách dễ dàng.
- Chương trình khuyến mãi: Cứ đều đặn hàng tuần, hàng thàng, Big C đều đưa ra các chương trình
khuyến mãi, giảm giá rất hấp dẫn thu hút lượng lớn khách mua hàng tới Big C.
- Mua hàng trả góp: Đại siêu thị Big C đã tiên phong so với các siêu thị khác trên địa bàn thành phố Hà
Nội khi chính thức cung cấp loại hình dịch vụ bổ trợ mới, đó là dịch vụ mua hàng trả góp.
- Xe đẩy hàng tiện dụng: Thay vì phải xách hàng nặng nhọc và mỏi tay như khi mua hàng ở chợ hay các
siêu thị nhỏ, bạn có thể chọn cho mình một chiếc giỏ nhựa xinh xắn, chắc chắn hay một chiếc xe đẩy
bằng inox được đặt ngay lối vào siêu thị.
- Bầu không khí trong siêu thị: Đến với Big C, khách hàng được hòa mình trong không khí nhộn nhịp của
những ngày hội mua sắm.
- Phòng thử đồ tiện lợi: Nếu khách hàng đã vừa mắt với một sản phẩm quần, áo trong siêu thị thì hoàn
toàn có thể mặc thử chúng, bởi Big C đã xây dựng hệ thống các phòng thử đồ rất tiện lợi, phân thành 2
dãy riêng biệt dành cho nam và nữ.
- Dịch vụ thanh toán:
+ Big C có tới 48 quầy thu ngân hoạt động hiệu quả phục vụ tối đa nhu cầu thanh toán của khách hàng.
+ Tại Big C chúng ta có thể thanh toán bằng nhiều hình thức như:
• Tiền mặt: VND, USD, EURO.
• Thẻ thanh toán: TCB Fast Access, Connect 24h, Visa, Master Card, American Express Card.

- Phiếu mua hàng.
- Biên nhận mua hàng.
3. Dịch vụ sau bán
- DV bao gói hàng hóa: Hầu hết các sản phẩm được bày bán tại BigC đều có bao bì, nhãn mác rất đẹp mắt
đảm bảo đầy đủ các thông số cần thiết về tính năng của sản phẩm, cách sử dụng, thành phần nguyên liệu.
- DV gói quà tặng: Cũng giống như các siêu thị hay cửa hàng bách hóa khác, BigC cũng có DV gói quà
tặng miễn phí cho khách hàng vào những ngày lễ đặc biệt.
- DV vận chuyển hàng hóa đến tận nhà: Nếu khách hàng mua hàng hóa cồng kềnh không thể tự vận
chuyển được và có hóa đơn mua hàng trên 200.000đ, nhân viên của BigC sẽ chuyển đến tận nhà cho
khách trong vòng 24h và trong phạm vi 10km, hoàn toàn miễn phí.
- Hàng hóa đã mua tại BigC có thể được đổi trả lại.
- DV bảo hành, bảo dưỡng hàng hóa: Các sản phẩm điện tử như ti vi, tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, điện
thoại di động… đều được BigC bảo hành và bảo dưỡng trong thời hạn bảo hành của sản phẩm.
11


- DV giải quyết khiếu nại khách hàng: BigC thị luôn quan tâm, lắng nghe ý kiến đóng góp của khách
hàng để ngày càng hoàn thiện các DV đang cung cấp.
4. Các dịch vụ khác
- Khu vui chơi giải trí giành cho trẻ em.
- Quầy đồ ăn nhanh.
- Chỗ nghỉ chân.
- Nhà vệ sinh hiện đại.
5. Đánh giá chung về DVKH tại siêu thị BigC Thăng Long
- Mặt đạt được: Xét một cách tổng thể BigC TL cung ứng tương đối đầy đủ các DVKH giống như hầu hết
các DN bán lẻ khác, bao gồm các DV trước bán, DV trong bán, DV sau bán. Điểm vượt trội của siêu thị
BigC so với các siêu thị nội địa là do BigC có sức mạnh tài chính, quy mô lớn, có kinh nghiệm quản lý,
chiến lược KD hiệu quả nên các DVKH mà siêu thị BigC cung cấp khá đa dạng và phong phú.
- Những mặt tồn tại: DV gửi xe ô tô miễn phí nhưng an ninh cho các phương tiện này tại siêu thị không
đảm bảo, bởi một số ô tô đã bị mất gương chiếu hậu tại siêu thị. Giá cả của DV vui chơi giải trí, ẩm thực

quá cao chưa thực sự phù hợp với đối tượng khách hàng có mức thu nhập trung bình. Các ngăn gửi đồ
còn thiếu chưa đủ đáp ứng nhu cầu vào những ngày cuối tuần, dịp lễ tết.
Câu 12: Tại sao doanh nghiệp phải dự trữ hàng hóa?
Dự trữ hàng: Là các hình thái kinh tế của vận động hàng hóa trong hệ thống logistics nhằm thỏa mãn nhu
cầu của sản xuất và tiêu dùng với chi phí thấp nhất.
Sự cần thiết phải dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp
a. Dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp là sự cần thiết đối với xã hội
Dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp là một bộ phận của dự trữ xã hội. Dự trữ xã hội hình thành do yêu
cầu đảm bảo tính liên tục của tái sản xuất xã hội . Dự trữ xã hội bao gồm:
- Dự trữ nguyên vật liệu và bán thành phẩm trong khâu sản xuất
- Dự trữ hàng hóa trong khâu lưu thông (thành phẩm trong kho của các doanh nghiệp sản xuất và sản
phẩm trong kho của các doanh nghiệp cung ứng).
Vai trò:
+ Dự trữ hh trong DN là điều kiện cần thiết của lưu thông và quá trình tái sx XH và là một bộ phận quan
trọng của quá trình tái sx XH, là một bộ phận quan trọng trong hợp thành tổng dự trữ XH nói chung.
+ Dự trữ hh trong DN đảm bảo cho hoạt động sx KD và quá trình tái sx diễn ra liên tục. Dự trữ hh trong
lưu thông nhằm giải quyết các mâu thuẫn giữa sx và TD: mâu thuẫn giữa sx tập trung với TD phân tán và
ngược lại, mâu thuẫn giữa sản xuất có tính thời vụ với tiêu dùng quanh năm và ngược lại, mâu thuẫn về
khoảng cách giữa nơi sản xuất và tiêu dùng.
+ Do yêu cầu đòi hỏi khách quan để thực hiện các chính sách về chính trị, văn hóa, xã hội nên dự trữ
đóng vai trò quan trọng để thực hiện các chính sách này (ví dụ dự trữ cứu đói quốc gia)
b. Doanh nghiệp dự trữ hàng hóa còn bởi chính bản thân doanh nghiệp
- Dự trữ hàng hóa trong doanh nghiệp là lực lượng vật chất chủ yếu để đáp ứng nhu cầu đầy đủ, đồng bộ,
liên tục của khách hàng, nhờ dự trữ mà DN có khả năng chiếm lĩnh thị phần thị trường.
- Nếu dự trữ được duy trì hợp lý có thể làm tăng nhanh vòng quay hàng hóa, sử dụng có hiệu quả vốn
kinh doanh, tiết kiệm chi phi khấu hao, chi phí bảo quản và duy trì hàng hóa nâng cao hiệu quả kinh
doanh.
- Dự trữ hàng hóa được xem là công cụ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong quá trình
sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải cạnh tranh nếu muốn có chỗđứng trên thương trường.
Vì vậy cần thiết phải có những biện pháp để cạnh tranh với đối thủ và dự trữ hàng hóa là một trong những

công cụ canh tranh hiệu quả của doanh nghiệp.
Câu 13: Cho biết các chiến lược cơ bản hình thành dự trữ cơ bản tại doanh nghiệp?
Tùy thuộc vào: - Yêu cầu khách hàng
- Nhu cầu dự trữ của doanh nghiệp
- Hệ thống dự trữ “kéo” – Hệ thống dự trữ phân tán
+ Là hệ thống trong đó, các đơn vị của DN hoạt động độc lập, việc hình thành và điều tiết dự trữ do từng
đơn vị đảm nhiệm (kéo hút sản phẩm vào dự trữ tại đơn vị).
12


+ Mỗi cơ sở logistics dự trữ độc lập so với các cơ sở logisics khác trong kênh.
+ Việc hình thành dự trữ được tính toán tùy thuộc vào điều kiện của từng cơ sở.
+ Đây là hệ thống dự trữ phân tán thích hợp với các DN hoạt động độc lập trên các thị trường rộng lớn,
hoạc việc tập trung quản trị dự trữ sẽ gây nhiều tốn kém và không hiệu quả.
- Hệ thống dự trữ “đẩy” – Hệ thống dự trữ tập trung
+ Là hệ thống do một trung tâm điều tiết dự trữ chung (quyết định “đẩy” sản phẩm vào các đơn vị).
+ Không chỉ phụ thuộc vào điều kiện của từng cơ sở logistics (nhu cầu và dự trữ hiện có) mà còn phụ
thuộc vào yêu cầu tập trung và phân phối dự trữ của cả hệ thống.
+ Áp dụng khi DN cần tập trung dự trữ và nhập lượng hàng hóa lớn để phân phối hợp lý cho cả hệ thống.
+ Hệ thống này khá phức tạp nhằm tối ưu dự trữ cho cả hệ thống, trong điều kiện hiện nay do phát triển
thông tin, hệ thống này càng được áp dụng rộng rãi.
Câu 14: Nêu ưu điểm và hạn chế cơ bản của vận tải đường sắt? Cho biết thực trạng vậnchuyển
hàng hóa trên tuyến đường sắt ở Việt Nam hiện nay?
- Ưu điểm: Đường sắt có chi phí cố định cao (tàu, nhà ga, bến bãi) và chi phí biến đổi thấp. Thường
thíchhợp với các loại hàng có trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều, và cự li vận chuyển dài. Ví
dụ các nguyên vật liệu như than, gỗ hóa chất và hàng tiêu dùng giá trị thấp như giấy, gạo, thực phẩm với
khối lượng cả một toa hàng.
- Nhược điểm: Mặt hạn chế của vận chuyển đường sắt là kém linh hoạt. Tàu hỏa chỉ có thể cung cấp DV
từ ga này đến ga kia, chứ không thể đến một địa điểm bất kỳ theo yêu cầu của DN. Bên cạnh đó, tàu hỏa
thường đi, đến theo lịch trình cố định, tần suất khai thác di chuyển không cao, tốc độ chậm. Chính vì có

những đặc trưng như vậy, nên mặc dù có giá cước tương đối thấp, đường sắt vẫn ít được áp dụng trong
logistics như mộtphương thức vận tải độc lập, mà thường được phối hợp sử dụng với các phương tiện
khác.
- Thực trạng tại Việt Nam:
Đường sắt VN là một trong những ngành công nghiệp lâu đời của VN. Mạng lưới đường sắt tiếp tục
được triển khai xây dựng trên khắp lãnh thổ Việt Nam nhưng sau thời kỳ chiến tranh, Hệ thống đường sắt
bị hư hại nặng nề. Kể từ năm 1896, trong công cuộc xây dựngtái thiết đất nước, Chính phủ Việt Nam tiến
hành khôi phục lại các tuyến đường săt chính và cácga lớn, đặc biệt là tuyến Đường sắt Bắc Nam.
Đường sắt Việt Nam đã thực sự trở thành một hình thức giao thông vận chuyển hành khách và hàng
hóa quan trọng, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đất nước từng bước đi lên. Tính đến hiện tại, hệ
thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2652km, trong đó tuyến đường chính Hà Nội - thành phố Hồ
Chí Minh dài 1726km được gọi là Đường sắt Bắc Nam. Ngoài ra còn có các tuyến đường sắt ngắn từ Hà
Nội đi Hải Phòng (hướng đông), Lạng Sơn (hướng bắc), Lào Cai (hướng tây bắc).
Chính phủ mà cụ thế là thông qua Tổng cục đường sắt VN, luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho ngành
đường sắt. Mỗi năm, hàng nghìn tỉ đồng được nhà nước chi cho công tác vận hành, quản lý, đồng thời đổi
mới phương tiện, sữa chữa nâng cấp các tuyến đường đặc biệt là dự án áp dụng công nghệ thông tin điện
tử vi tính trong các hoạt động vận hành và quản lý. Về cơ bản, song song cùng việc vận hành đảm bảo
vận chuyển hành khách, hàng hóa được thông suốt,ngành đường sắt đã từng bước nâng cấp các tuyến
đường sắt hiện có, nâng cao an toàn và rútngắn đáng kể thời gian chạy tàu. Các cầu và ga trên đường sắt
Thống Nhất đã được cải tạo vànâng cấp.
Thực trạng đường sắt Việt Nam đang đối mặt với yếu tố phá sản bởi phần tỷ phần vận tải đường sắt
chỉ còn 7% vận tải hành khách, thấp nhất trong tất cả các loại hình vận tải đường bộ, đường hàng không,
đường biển, đường sông.
+ Tổng công ty Đường sắt VN vẫn bất lực vì không đủ tàu, đủ toa để đáp ứng nhu cầu của hành khách.
Nhưng nếu bóc tách chỉ tiêu lượt hành khách lên tàu thì 5 năm trỏ lại đây con số cứ ngày một giảm đi.
+ Những năm qua kinh tế thế giới có những chuyển biến liên tục về giá cả nguyên nhiên vật liệu đặc biệt
là dầu mỏ và than đá. Cộng với đó là sự bất thường của khí hậu trái đất.
+ Bên cạnh đó phương tiện vận tải thiếu, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, nguồn kinh phisđảm bảo hoạt
động ngày càng khó khăn, luồng hàng, tình trạng vi phạm an toàn hành lang ATGT đường sắt diễn ra khá
phức tạp. Nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chỉ tiêu lượt khách lêntàu, đó là sự cạnh tranh ngày càng

gay gắt giữa các phương tiện vận tải.
13


+ Một thực trạng cũng hết sức lo ngại khác của ngành đường sắt: vấn đề an toàn đường sắt. Nóxuống cấp
một cách nghiêm trọng và đã đe dọa đến tính mạng nhân dân, tính mạng của hànhkhách những vụ lật tàu
rất nghiêm trọng.
+ Bên cạnh những nguyên nhân khách quan từ thiên nhiên, từ sự thiếu cẩn trọng của cácphương tiện,
người dân đi qua đường sắt thì tuyến đường bị sạt lở, đứt gãy, hệ thống trạm gác,đèn báo tại các khu vực
dân sinh còn thiếu kém, là nguyên nhâ chủ quan từ phía ngành đường sắt.
Câu 15: Nêu những ưu điểm hạn chế cơ bản của ngành vận tải đường bộ? Cho biết thực trạngvận
chuyển hàng hóa bằng đường bộ của Việt Nam hiện nay?
- Ưu điểm: Chi phí cố định thấp (ô tô) và chi phí biến đổi trung bình (nhiên liệu, lao động và bảo dưỡng
phương tiện). Ưu điểm nổi bật của đường bộ chính là có tính cơ động và tính tiện lợi cao, có thểđến được
nơi, mọi chỗ , với lịch trình vận chuyển rất linh hoạt. Bởi vậy đây là phương thức vậnchuyển nội địa phổ
biến, cung cấp dịch vụ nhanh chóng đáng tin cậy, an toàn thích hợp vớinhững lô hàng vừa và nhỏ, tương
đối đắt tiền với cự li vận chuyển trung bình và ngắn.
- Nhược điểm: Không vận chuyển được hàng hóa với cự li xa và khối lượng lớn. Thời gian vận chuyển
vớicự li xa thường mất nhiều.
- Thực trạng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ ở Việt Nam:
Theo thống kê, lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ tăng dần đều qua mỗi năm, vớirất nhiều
loại hình dịch vụ đa dạng bởi số lượng nhà cung cấp đông đảo. Phương thức vậnchuyển này thực sự là
một bộ phận quan trọng của mạng lưới logistics của nhiều doanh nghiệp vìkhả năng đáp ứng yêu cầu của
khách hàng rất hiệu quả.
Trong những năm vừa qua lực lượng vận tải ôtô phát triển nhanh chóng cả về số lượng vàchất lượng..
Chất lượng phương tiện đã được cải thiện, nhiều xe chất lượng tốt được đưa vàokhai thác, dịch vụ vận tải
được nâng lên rõ rệt. Về mặt tích cực, việc phát triển nhanh chóng củalực lượng vận tải ôtô đã đáp ứng
nhu cầu đi lại của nhân dân, đồng thời thoả mãn nhu cầu VC hh phục vụ đời sống và phát triển kinh tế.
Hai loại hình vận tải khách bằng xe buýt và taxi về cơ bản được tổ chức và quản lý và điềuhành tập
trung. Hình thức kinh doanh vận tải theo hợp đồng cũng được dùng phổ biến.

Ưu điểm là đã nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoáphục vụ đời
sống toàn xã hội và phát triển đất nước. Các doanh nghiệp vận tải đặc biệt là ngườilao động trong ngành
vận tải ôtô phần lớn đã có chuyển biến về nhận thức phù hợp với cơ chế thịtrường, tạo cho khách hàng có
niềm tin với ngành vận tải ôtô.
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu thì cơ chế thị trường đã có một số tác động tiêu cực đếnngành vận tải
ôtô; đó là sự canh tranh gay gắt dẫn đến một số bộ phận doanh nghiệp, hộ KD xuất hiện tư tưởng thực
dụng, sẵn sàng làm những việc có lợi cho doanh nghiệp cho bảnthân mình mà không quan tâm đến lợi ích
xã hội, lợi ích của các đơn vị khác. Ví dụ như chở quátải trọng, ép giá hành khách…
Do nguyên nhân cơ bản từ góc độ quản lý đó là nhận thức về ngành sản xuất vận tải ôtô chưađúng,
chưa đầy đủ dẫn đến chưa đưa ra được những cơ chế phù hợp, văn bản quản lý chắp váthiếu đồng bộ,
không có định hướng chiến lược cho phát triển ngành.. Sản phẩm vận tải là sảnphẩm trừu tượng, sản
phẩm vận tải chỉ có khi có người hoặc có hàng hoá trên xe di chuyển từ điểm này đến điểm khác bởi vậy
nếu không có chiến lược đầu tư phương tiện, tổ chức mạng lướituyến vận tải hợp lý và thu gọn các đầu
mối quản lý thì sẽ tạo nên trật tự vận tải không ổn địnhvà lãng phí xã hội rất lớn.
Câu 16: Nêu những ưu điểm và hạn chế cơ bản của vận tải đường thủy? Cho biết thực trạngvận
chuyển hàng hóa bằng đường thủy của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?
- Ưu điểm: Đường thủy có chi phí cố định trung bình (tàu thủy và thiết bị trên tàu) và chi phí biến đổithấp
(do khả năng vận chuyển khối lượng hàng lớn nên có lợi thế về quy mô) do đó đây làphương tiện có tổng
chi phí thấp nhất( 1/6 so với vận tải hàng không, 1/3 so với đường sắt, ½ sovới đường bộ). Thích hợp với
những thứ hàng cồng kềnh, lâu hỏng, giá trị thấp (vật liệu xâydựng, than đá, cao su) và hàng đồ rời (cà
phê, gạo) trên các tuyến đường trung bình và dài.
- Hạn chế: tốc độ chậm, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và các tuyến đường vận chuyển có hạn (phụ
thuộc vào mạng lưới sông ngòi và bến bãi). Cũng như đường sắt, tính linh hoạt của vận chuyển đường
thủy không cao, mức độ tiếp cận thấp.
- Thực trạng ở Việt Nam:
14


Đối với vận chuyển thương mại quốc tế đây là phương tiện thống trị, đặc biệt là khi có sự rađời của
các loại tàu biển lớn, hiện đại có khả năng chinh phục được thiên nhiên ở mức độ nhất định.

Với lợi thế về vị trí địa lý, vận tải biển là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhất trong số lĩnh vựcvận tải
công nghiệp ở Việt Nam. Từ nhiều năm nay, lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăngtrưởng bình quân
đạt tốc độ 15%/năm. Có thể thấy, quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển ViệtNam đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030 đã có những thay đổi có tính chiến lược, nhằmphát triển hệ thống cảng biển xứng
tầm quốc tế, thu hút được sự quan tâm của hãng tàu lớn, nhàkhai thác cảng hàng đầu thế giới đến đầu tư
và thúc đẩy phát triển ngành Hàng hải Việt Nam. Cụthể, tập trung xây dựng một số cảng nước sâu cho tàu
trọng tải lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưVân Phong - Khánh Hòa; cảng cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng, Bà
Rịa - Vũng và vùng kinh tế trọng điểm khác khi có điều kiện; cảng chuyên dùng cho các liên hợp hóa
dầu, luyện kim, trungtâm nhiệt điện chạy than (tiếp nhận được tàu trọng tải 10-30 vạn DWT hoặc lớn
hơn).
Cục hàng hải cho biết, gần đây do tác động chung của hoạt động hàng hải - thương mại thế giới và
những khó khăn trong nước (thiếu tàu dầu, tàu chở khí hóa lỏng, tàu container; giá cướcvận tải giảm, giá
nhiên liệu tăng, trượt giá...) nên phần lớn các doanh nghiệp vận tải biển (nhất làcác chủ tàu tư nhân) đều
có lợi nhuận thấp và vẫn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinhdoanh, phổ biến là tình trạng khan hiếm
nguồn hàng; không ít phương tiện chỉ vận tải hàng mộtchiều hoặc chạy “rỗng”; nhiều tuyến phải đỗ dài
ngày do thiếu hàng chuyên chở. Do đó thu không đủ bù chi phí -> nguy cơ dẫn đến phá sản là không thể
tránh khỏi. Bên cạnh đó, các doanhnghiệp vận tải biển lại bị thiệt thòi bởi khó tiếp cận với nguồn tài
chính hỗ trợ thông qua các góikích cầu của Chính phủ.
Bên cạnh đó, hiện nay, hạ tầng giao thông kết nối cảng biển với các khu dân cư, khu côngnghiệp mặc
dù đã được Chính phủ quan tâm đầu tư xây dựng, tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ vớiđầu tư xây dựng hạ tầng
cảng biển, chưa đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa xếp dỡ quahệ thống cảng biển. Tình trạng trên
là một trong những nguyên nhân dẫn đến ách tắc giao thôngvà ứ đọng hàng hóa tại các cảng biển.
Đáng chú ý, thời gian gần đây, tai nạn hàng hải có xu hướng tăng lên. Tai nạn xảy ra trên hảiphận
quốc tế và trên các luồng hàng hải Việt Nam. Bên cạnh đó, số lượng tàu vận tải của cácdoanh nghiệp Việt
Nam bị lưu giữ tại các cảng nước ngoài do khiếm khuyết kỹ thuật vẫn chưagiảm, ảnh hưởng không nhỏ
đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển chung của Ngành.
Ngoài ra, vận tải hàng hóa bằng đường biển đang gặp khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệtvới đội tàu
trong và ngoài nước. Cước phí vận tải giảm trong khi giá nhiên liệu tăng. Giá xếp dỡ hàng hoá tại cảng
biển (đặc biệt là hàng container) thấp do đội tàu Việt Nam không giành đượcquyền vận tải và bị các hãng
tàu nước ngoài ép phí THC (phí xếp dỡ tại cảng).

Mô hình quản lý cảng theo các chuyên gia đánh giá vẫn còn nhiều bất cập. Mặc dù có nhiều cơ quan,
tổ chức đồng thời tham gia vào công tác quản lý hoạt động tại cảng biển, nhưng chưa cócơ quan chịu
trách nhiệm điều phối chung về sự đồng bộ trong đầu tư khai thác hạ tầng cảng biểnvà hạ tầng kết nối
cảng biển, dẫn đến hiệu quả khai thác cảng thấp.

15


Đề cương Quản trị Logistics kinh doanh (1)
Câu 1: Trình bày các quyết định cơ bản trong quản trị mua hàng? Cho biết các phương thức
mua và chính sách thời điểm mua.......................................................................................................... 1
Câu 2: Cho biết tầm quan trọng của nhà cung ứng trong quản trị mua hàng của DN. Mức độ
quan hệ giữa DN và nhà cung ứng có ảnh hưởng gì đến thời gian và chi phí mua hàng của DN......... 3
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa dự trữ và mua hàng. Khi doanh nghiệp mua các mặt hàng
dễ kiếm, có nhiều nhà cung ứng gần về khoảng cách thì cần chú ý đến chi phí dự trữ hay chi phí
mua hàng? Tại sao?................................................................................................................................ 6
Câu 4: Các thành phần chính tham gia vào hoạt động vận chuyển hàng hóa? Cho biết các căn cứ
để lựa chọn đơn vị vận tải thích hợp trong hệ thống logistics của DN.................................................. 8
Câu 5: Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển hàng hóa. Cho biết 3 nhân tố có
tác động mạnh nhất đến chi phí vận chuyển.......................................................................................... 9
Câu 6: Hãy trình bày những hiểu biết về “vận tải đa phương thức” và xu hướng phát triển
của nó tại Việt Nam................................................................................................................................ 10
Câu 7: Khái niệm và chức năng của kho hàng hóa? Phân biệt 2 loại kho: kho công cộng và
kho dùng riêng. Ưu điểm và hạn chế của từng loại kho......................................................................... 12
Câu 8: Phân tích mối quan hệ giữa mua hàng, dự trữ và nghiệp vụ kho. Cho biết đâu là hoạt động
chính yếu, đâu là hoạt động phụ trợ trong các hoạt động nói trên......................................................... 14
Câu 9: Nêu khái niệm, chức năng của bao bì hàng hóa nói chung và của bao bì logistics nói riêng.
Vẽ mô hình mô tả và giải thích về quá trình thu hồi loại bao bì là vỏ chai thủy tinh tại một đơn vị
sản xuất nước giải khát/bia mà bạn biết................................................................................................. 16
Câu 10: Cho biết khái niệm và mục tiêu của tiêu chuẩn hóa bao bì. Tiêu chuẩn hóa bao bì có

ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của vận tải đa phương thức................................................... 17
Câu 11: Vẽ sơ đô dòng logistics ngược. Cho biết những thách thức trong việc tổ chức hoạt động
logistics ngược trong các doanh nghiệp hiện nay...................................................................................18
Câu 12: Nêu khái niệm và vẽ mô hình cấu trúc hệ thống thông tin logistics (LIS) tại DN?
Cho biết các chức năng của hệ thống này.............................................................................................. 19
Câu 13: Phân tích vai trò của LIS trong chu kỳ xử lý và thực hiện đơn đặt hàng của KH................... 21
Câu 14: Những lợi ích chính mà một hệ thống thông tin logistics ứng dụng công nghệ
hiệu quả mang lại................................................................................................................................... 24
Câu 15: Đánh giá về khả năng ứng dụng của khoa học và công nghệ vào LIS tại các DN
Việt Nam hiện nay..................................................................................................................................25
Câu 16: Cho biết các loại hình DN DV logistics cơ bản. Lấy ví dụ minh họa cho loại hình
DN DV logistics phổ biến ở VN............................................................................................................ 27
Câu 17: Vị trí và tầm quan trọng của logistics trong chuỗi cung ứng. Cho VD minh họa................... 29
Câu 18: Nêu khái niệm và đặc điểm của logistics quốc tế. Quá trình toàn cầu hóa có tác động
như thế nào tới hoạt động logistics quốc tế............................................................................................ 30
Câu 19: Mô hình hóa quá trình quản trị logistics quốc tế. Nêu các giải pháp vượt qua thách thức
của logistics quốc tế................................................................................................................................32
Câu 20: Vai trò và sự phát triển của logistics trong các chuỗi cung ứng toàn cầu? Khi tham gia
vào các chuỗi cung ứng này, các DN cần có những thay đổi gì để thích nghi với sự kéo dài,
trải rộng và tính phức tạp của chuỗi....................................................................................................... 33
Câu 21: Đánh giá thực trạng phát triển của ngành logistics Việt Nam hiện nay...................................36
Câu 22: Xu hướng phát triển trong tương lai của ngành logistics.........................................................42
Câu 23: Quản trị dự trữ ở Công ty Viettel............................................................................................. 45

16


Đề cương quản trị logistics kinh doanh (2)
Câu 1: Khái niệm, vị trí, chức năng, yêu cầu của hệ thống thông tin logistics (LIS)......................... 1
Câu 2: KN nhà cung ứng trong mua hàng? Khái quát quy trình lựa chọn nhà cung ứng

tiềm năng? Quy trình đó có vai trò thế nào trong bước "Xác định nhà cung ứng" của
nghiệp vụ mua hàng?........................................................................................................................... 1
Câu 3: Các thành phần và sơ đồ của quá trình vận chuyển và vai trò của chúng? Mỗi thành
phần đó có vai trò thế nào trong việc đạt được mục tiêu của người gửi hàng?................................... 2
Câu 4: Nêu lí do công ty nên kết hợp nguồn lực Logistics bên ngoài và bên trong DN?
Có DN nào chỉ sử dụng NL bên ngoài hoặc bên trong không?........................................................... 3
Câu 5: Khái niệm dịch vụ khách hàng? Phân tích mối quan hệ dịch vụ khách hàng với
doanh thu và chi phí. Liên hệ thực trạng về dịch vụ khách hàng tại các doanh nghiệp
bán lẻ tại Việt Nam.............................................................................................................................. 4
Câu 6: Vai trò và chức năng của LIS? Lợi ích của nó khi ứng dụng công nghệ thông tin?
Việc ứng dụng mã vạch trong siêu thị mang lại lợi ích gì?................................................................. 4
Câu 7: Bản chất và mục tiêu của logistic TMĐT (E.Logistic) là gì? Tác động của TMĐT
tới hoạt động logistics. Sự khác biệt Logistic truyền thống và E-Logistic?........................................ 6
Câu 8: So sánh vận chuyển công cộng và vận chuyển riêng? Nếu doanh nghiệp bán buôn muốn
xây dựng 1 đội xe để phục vụ nhu cầu của mình thì cần lưu ý nhưng yếu tố cơ bản nào?................. 6
Câu 9: Dự trữ là gì? Các hình thức dự trữ và chức năng của nó? Khi vấn đề vốn dự trữ hạn chế
thì phải cân đối dự trữ chu kỳ và dự trữ bảo hiểm như thế nào?......................................................... 7
Câu 10: Thực trạng hoạt động logistics tại Chi nhánh Công ty TNHH Thực phẩm Orion Vina
tại Hà Nội............................................................................................................................................. 7
Câu 11: Thực trạng dịch vụ khách hàng tại Big C Thăng Long (Hà Nội).......................................... 9
Câu 12: Tại sao doanh nghiệp phải dự trữ hàng hóa?......................................................................... 10
Câu 13: Cho biết các chiến lược cơ bản hình thành dự trữ cơ bản tại doanh nghiệp?........................ 11
Câu 14: Nêu ưu điểm và hạn chế cơ bản của vận tải đường sắt? Cho biết thực trạng vận chuyển
hàng hóa trên tuyến đường sắt ở Việt Nam hiện nay?......................................................................... 11
Câu 15: Nêu những ưu điểm hạn chế cơ bản của ngành vận tải đường bộ? Cho biết thực trạng
vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ của Việt Nam hiện nay?........................................................... 12
Câu 16: Nêu những ưu điểm và hạn chế cơ bản của vận tải đường thủy? Cho biết thực trạng
vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay?........................... 12

17




×