HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN XUÂN QUYẾT
NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 62.31.01.05
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI – 2016
Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn: GS.TS. PHẠM THỊ MỸ DUNG
Phản biện 1: PGS.TS. NGÔ THỊ THUẬN
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. LÊ TRỌNG HÙNG
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phản biện 3: PGS.TS. NGUYỄN HỮU ĐẠT
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi
giờ, ngày
tháng
năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tổng kết Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05/08/2008 của Hội nghị lần thứ 7
(khóa X) về “nông nghiệp, nông dân và nông thôn” và Quyết định số 800/QĐ-TTg
ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010–2020. Phát triển nông thôn đã đạt
được một số thành tựu bước đầu, nhưng nhìn chung nông thôn nước ta còn kém phát
triển, mà một trong những lí do quan trọng là CSHT giao thông yếu kém.
Cả nước có khoảng 272.861km đường GTNT (chiếm 82% chiều dài đường
bộ). Ước tính tổng nhu cầu vốn xây dựng, nâng cấp và bảo trì là 151.404 tỉ đồng (nhu
cầu vốn cho xây dựng mới là 43.109 tỷ đồng, nâng cấp là 90.383 tỷ đồng và cho bảo
trì là 17.912 tỷ đồng). Giai đoạn 2004-2010 đầu tư cho CSHT GTNT chiếm gần 1%
GDP nên đã có tác động giảm nghèo từ 18% xuống còn 9,5%. Điều đó có nghĩa là cứ
đầu tư cho GTNT 1% GDP thì tỷ lệ nghèo giảm được 1,5%/năm.
Đồng Nai có 8.506 km đường GTNT, đường huyện 1.374,4km (chiếm 16,2%),
đường xã 1.592,4km (18,7%) và đường thôn xóm 4.432,5 (52,1%), còn lại là đường
ra đồng ruộng. Tỷ lệ bê tông/nhựa/cứng hoá chỉ mới có 4.403km (51,8%), với đường
huyện 21,5%, đường xã 19,1%, đường thôn xóm 50,9%. Năm 2014 phát triển được
522,5km đường GTNT với số vốn là 802,5 tỷ đồng, trong đó: NSNN chiếm 84,8%,
người dân đóng góp 0,2%, các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn đóng góp 15%.
Hàng năm, Tỉnh Đồng Nai có tổ chức tổng kết, đề ra kế hoạch phát triển CSHT
GTNT với các chương trình huy động sự tham gia của cộng đồng người dân nhưng
vẫn chưa làm sáng tỏ các vấn đề như: 1)Giải pháp khuyến khích, tăng cường sự tham
gia của cộng đồng đã vận dụng đầy đủ cơ sở lý luận, thực tiễn, qui định và qui chế về
sự tham gia của cộng đồng hay chưa? 2)Thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong
phát triển CSHT GTNT đã được đánh giá, phản ánh toàn diện và đúng thực chất
chưa? 3)Trên cơ sở thực tiễn địa phương thì giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng
đồng trong phát triển CSHT GTNT như thế nào?
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của
cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT để đề xuất các giải pháp tăng cường sự
tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai đến năm 2020,
tầm nhìn 2030.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá và làm rõ thêm cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về sự tham gia
của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT.
- Đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT
và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT
GTNT tỉnh Đồng Nai thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong
phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
1
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT (thực trạng,
nội dung, kết quả, mức độ, hình thức, phương thức,… tham gia).
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
CSHT GTNT.
- Các cơ chế chính sách cho phát triển CSHT GTNT và cho sự tham gia của
cộng đồng.
- Các tác nhân liên quan đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT
GTNT.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian nghiên cứu, là nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng
trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai, là hệ thống các loại CSHT đường
GTNT trên địa bàn, cụ thể: Đường liên xã trong huyện, Đường liên thôn, liên xóm,
và Đường ngõ hẻm; CSHT GTNT khác (hệ thống cấp, thoát nước, cầu, cống,…).
Trong mỗi vùng sẽ chọn 01 huyện đại diện để nghiên cứu, là Nhơn Trạch (Vùng 1),
Trảng Bom (Vùng 2), Vĩnh Cửu (Vùng 3), Xuân Lộc (Vùng 4).
Giới hạn nội dung nghiên cứu, Sự tham gia của cộng đồng người dân (CĐND),
cộng đồng doanh nghiệp (CĐDN), cộng đồng đoàn thể (CĐĐT) và cộng đồng chính
quyền (CĐCQ), trong các nội dung như: cung cấp thông tin, đóng góp ý kiến, đóng
góp nguồn lực vật chất vào các giai đoạn: Xác định nhu cầu qui hoạch, lập dự toán và
chính sách tham gia, thi công xây dựng, bảo trì bảo dưỡng, thụ hưởng và đánh giá
hiệu quả CSHT GTNT…
Giới hạn thời gian nghiên cứu, Nghiên cứu thực trạng tham gia của cộng đồng
trong phát triển CSHT GTNT giai đoạn 2010-2015, trong đó sử dụng thông tin thứ
cấp từ 2010-2015 và thông tin sơ cấp từ 2013-2015. Đề xuất giải pháp cho đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về lý luận
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về loại cộng đồng,
các hoạt động tham gia chủ yếu của cộng đồng. Trong đó, sự tham gia của cộng đồng
trong thụ hưởng và đánh giá hiệu quả CSHT GTNT là nội dung ít được quan tâm
nghiên cứu trước đây.
Phân tích và làm rõ các hình thức và mức độ tham gia của cộng đồng và tổng kết
kinh nghiệm về huy động sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT ở
một số nước trên thế giới như: Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan,...; Tập hợp một số
kinh nghiệm, mô hình huy động, tăng cường sự tham gia của cộng đồng của các địa
phương trong nước như tỉnh Phú Thọ, Bình Dương,...
1.4.2. Về thực tiễn
Luận án đã đánh giá thực trạng tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT
GTNT Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2015 cho thấy các mặt đã đạt được là: cộng đồng
tham gia đóng góp nguồn lực vật chất cho phát triển CSHT GTNT tăng khá đều hàng
năm, đối tượng cộng đồng tham gia được mở rộng, đặc biệt là CĐDN, vì địa phương
là khu kinh tế trọng điểm, các doanh nghiệp tập trung trên địa bàn nhiều,... Tuy nhiên
2
sự tham gia của cộng đồng xét theo nội dung tham gia còn tồn tại các hạn chế... Qua
đó, phân tích làm rõ những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn, hạn chế và các yếu
tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT.
Luận án đã đề xuất 06 nhóm giải pháp tăng cường sự tham của cộng đồng trong
phát triển CSHT GTNT, phù hợp với điều kiện của từng loại cộng đồng, từng vùng
của tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn,
khung lý thuyết về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT. Qua đó
đề cao vai trò của cộng đồng trong các hoạt động phát triển CSHT GTNT, góp phần
phát triển KT-XH, an sinh xã hội, quốc phòng,... của Việt Nam nói chung và vận dụng
linh hoạt các giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT
GTNT với điều kiện đặc thù của các vùng, các địa phương nói riêng.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án đã chỉ ra nội dung tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT
GTNT và phân tích kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và các yếu
tố ảnh hưởng tới sự tham gia của cộng đồng. Qua đó, đề xuất cải tiến mô hình và quy
trình tham gia góp phần khuyến khích tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong
phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai.
Luận án đã chỉ ra được các chủ thể và sự phối hợp giữa các chủ thể cộng đồng
khi tham gia vào phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai. Từ đó, đề xuất các giải pháp
tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
PHẦN 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT
TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
2.1.1. Cộng đồng
Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng nhưng tóm lại: Cộng đồng là một
thực thể xã hội, bao gồm một nhóm hay nhiều nhóm người sống cùng nhau trên một khu
vực địa lí, chia sẻ với nhau điều kiện và môi trường sống, có sự gắn kết cao, đồng thuận
về ý chí, ứng xử theo quy tắc nhất định và cùng theo đuổi mục đích phát triển chung.
Đề tài chọn bốn loại cộng đồng chủ yếu tại địa bàn làm đối tượng nghiên cứu
là CĐCQ, CĐĐT, CĐND, và CĐDN.
2.1.2. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Phát triển CSHT GTNT là phát triển số lượng, chủng loại và chất lượng CSHT
GTNT. Phát triển CSHT GTNT bền vững là có sự tham gia của cộng đồng, nhằm bảo
đảm thoả mãn hài hoà nhu cầu và lợi ích xã hội và đáp ứng giao thương kinh tế ngày
càng tăng của cộng đồng địa phương, cũng như thực hiện mục tiêu chiến lược phát
triển KT-XH của đất nước một cách có định hướng trước mắt và lâu dài.
2.1.3. Tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Sự tham gia của cộng đồng là việc các nhóm, cá nhân hay tổ chức cộng đồng tự
3
nguyện, đồng thuận cùng xây dựng, thực thi các quy tắc, công việc của tổ chức với các
hoạt động có mục đích chung. Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT
có thể được coi là phương pháp tiếp cận dựa vào nội lực. Khi tham gia, cộng đồng sẽ
được tăng cường các kỹ năng, năng lực nhằm tận dụng nguồn lực tại chỗ và bên ngoài.
Các hình thức tham gia của cộng đồng được đúc rút thành khẩu hiệu “dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” sau mở rộng thêm “dân đóng góp, dân quản lý và
dân hưởng lợi” nhằm thể hiện tính công bằng và bền vững.
Các kiểu tham gia của cộng đồng gồm tham gia thụ động, bắt buộc, tham vấn,
yêu cầu, tự nguyện,… Trong phát triển CSHT GTNT thì có tham gia can thiệp (thụ
động và theo yêu cầu), tham gia không can thiệp (bình đẳng và tự nguyện).
Vai trò tham gia của cộng đồng, phân theo hoạt động tham gia có vai trò: tham
gia góp ý kiến (trí tuệ), đóng góp nguồn lực vật chất, kiểm tra giám sát, quản lý và
bảo trì bảo dưỡng, thụ hưởng và đánh giá hiệu quả...
Nguyên tắc tham gia của cộng đồng, dân chủ và công khai minh bạch, có năng
lực và trách nhiệm, nguyên tắc phối hợp để nâng cao hiệu quả, nguyên tắc đảm bảo
các bên tham gia cùng có lợi để đảm báo tính bền vững.
Các nội dung tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT, gồm: Xác
định nhu cầu và qui hoạch; lập dự toán và chính sách; đóng góp các nguồn lực vật
chất, trí tuệ, lao động; trực tiếp thi công xây dựng; kiểm tra và giám sát; quản lý và
bảo trì bảo dưỡng; thụ hưởng và đánh giá hiệu quả.
2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Nhóm yếu tố khách quan, gồm: Điều kiện môi trường tự nhiên, KT-XH (Địa
hình đất đai; Tốc độ phát triển kinh tế, Môi trường xã hội và tập quán); Cơ chế chính
sách tham gia (Cơ chế chính sách và Quy chế dân chủ ở cơ sở, Phân cấp quản lý và tổ
chức và Công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền và vận động), đều có ảnh hưởng đến
nhu cầu và hoạt động tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT.
Nhóm yếu tố chủ quan, gồm yếu tố nguồn nhân lực (Trình độ; Năng lực tổ
chức, quản lý; Số lượng và khả năng sẵn sàng; Ý thức tham gia cộng đồng); yếu tố
nguồn tài lực (chính sách, kế hoạch và hình thức huy động; điều kiện kinh tế cộng
đồng nông thôn) đều ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả tham gia của cộng đồng.
Ngoài ra còn có yếu tố khác như: mối quan hệ, sự phối hợp giữa các tổ chức
cộng đồng; công tác đào tạo và tập huấn, tuyên truyền và vận động,...
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
Từ nghiên cứu các mô hình và kinh nghiệm tổ chức quản lý và huy động sự
tham gia của cộng đồng ở các nước trên thế giới như: Hàm Quốc, Malaysia, Thái
Lan, Trung Quốc,… ; Kinh nghiệm từ chương trình 135 cho xoá đói giảm nghèo ở
các địa phương vùng sâu vùng xa, bài học của WB áp dụng ở Việt Nam; của các địa
phương như Phú Thọ, Bình Dương,… Ngoài các ưu điểm là phần nào tập trung được
sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT đã và đang được nhân rộng,
thì còn tồn tại các vấn đề cần giải quyết như: (i)Chính sách và cơ chế cho tham gia
mang tính khẩu hiệu, chưa gắn với thực tiễn, đặc thù của địa phương, với lợi ích cộng
đồng. (ii)Công tác tổ chức, quản lý sự tham gia chưa đảm bảo tính khoa học, minh
4
bạch, dân chủ, đặc biệt là góp tiền bạc và ngày công,... (iii)Chưa khai thác hết khả
năng, hiệu quả chưa cao do công tác tập huấn cộng đồng hạn chế ở nhiều nơi.
(iv)Tuyên truyền cộng đồng chưa hiệu quả. (v)Chưa có mô hình, phương pháp tăng
cường nào được tổng kết, đánh giá đầy đủ và phù hợp với từng vùng, địa phương.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI
Đồng Nai là một tỉnh miền Đông Nam Bộ của Việt Nam, có địa hình đa dạng
là địa hình đồng bằng, địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển, địa đồi lượn sóng
với 586.237ha đất tự nhiên, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và xây
dựng. Giá trị tổng sản phẩm (GRDP) năm 2014 tăng 11,55 % so với 2013. Trong đó:
công nghiệp, xây dựng 11,7%; dịch vụ 13,8%; nông lâm nghiệp và thủy sản 3,3%;
GRDP đầu người 59,5 triệu đồng (2.800 USD). Cơ cấu công nghiệp - xây dựng
56,9%; dịch vụ chiếm 37,1%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 6%.
Kết hợp với dân số 2.838.600 người; Mật độ khoảng 481 người/km². Trong đó,
thành thị gần 978.200 người, nông thôn 1.860.400 người. Tốc độ tăng dân số là,
2,38%/năm,... Có 13 tôn giáo, với 54 dân tộc cùng người nước ngoài. Đến 2014 tỷ lệ
lao động công nghiệp - xây dựng là 39,2%, dịch vụ 30,6%, nông nghiệp 30,2%. Lao
động qua đào tạo đạt 53%... Nhìn chung, nguồn nhân lực của Tỉnh Đồng Nai có trình
độ văn hoá khá và có số lao động nhập cư khá lớn.
3.2. KHUNG PHÂN TÍCH
Khung phân tích được trình bày tại sơ đồ 3.1.
SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT
TRIỂN CSHT GTNT
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Phương pháp tiếp cận
Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận có sự
tham gia; Tiếp cận thể chế; Tiếp
cận hợp tác công-tư; TC vùng
* Phương pháp thu thập và xử
lý thông tin
Thông kê lịch sử; RRA; PRA;
Điều tra khảo sát
* Phương pháp phân tích
Thống kê mô tả; So sánh; Kinh tế
lượng; Chuyên gia; Tham vấn
cộng đồng
` Kinh nghiệm tăng cường sự tham gia
của cộng đồng trong phát triển CSHT
GTNT của Việt Nam và Thế giới
Cộng đồng tham gia
Chính quyền
Người dân
Doanh nghiệp
Đoàn thể
Nội dung
tham gia của cộng đồng
trong phát triển CSHT GTNT
Xác định nhu cầu qui hoạch; Lập
dự toán và chính sách tham gia;
Đóng góp nguồn lực (tiền bạc,
lao động, vật liệu, đất đai); Thi
công xây dựng; Kiểm tra và giám
sát; Quản lý và bảo trì bảo
dưỡng; Thụ hưởng và
đánh giá hiệu quả.
Yếu tố ảnh hưởng
*Khách quan: Điều kiện
mội trường tự nhiên, KTXH;Cơ chế chính sách
*Chủ quan: Nguồn nhân
lực; Nguồn tài lực
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG PHÁT TRIỂN CSHT GTNT
Sơ đồ 3.1. Khung phân tích sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
5
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Chọn điểm nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, tác giả sử dụng tiếp cận hệ thống, tiếp cận
có sự tham gia (RRA, PRA), thể chế, hợp tác công-tư và tiếp cận vùng. Kết hợp
phương pháp thu thập và phân tích thông tin để thực hiện các nội dung đặt ra.
Dựa vào đặc điểm địa bàn, kết quả, mức độ tham gia của các loại cộng đồng và
tham vấn các chuyên gia và cán bộ chính quyền để chọn điểm nghiên cứu: 4 huyện đại
diện cho 4 vùng của tỉnh là Vùng 1 với Nhơn Trạch, vùng 2-Trảng Bom, Vùng 3Vĩnh Cửu, Vùng 4-Xuân Lộc. Mỗi huyện chọn 4 xã, mỗi xã chọn cá thể cộng động
để khảo sát. Chọn 4 loại cộng đồng: CĐND, CĐDN, CĐĐT và CĐCQ, với tổng số
lượng mẫu điều tra được tính toán dựa trên dân số nông thôn tại thời điểm nghiên cứu
(N=1.860.400 người), độ chính xác 95%, tức sai số tiêu chuẩn e = 5%. Cỡ mẫu được
tính theo công thức Slovin (1960): n = N/(1+N(e)2 = 1.860.400/(1+1.860.400x5%2)=
400. Bổ sung 38 phiếu, với phân bố đảm bảo tính đại diện vùng và cộng đồng (bảng 3.1).
Bảng 3.1. Số lượng mẫu đại diện thực hiện điều tra
STT
1
2
3
4
5
Điểm nghiên cứu
Nhơn Trạch
Cán bộ huyện/xã
Trảng Bom
Cán bộ huyện/xã
Vĩnh Cửu
Cán bộ huyện/xã
Xuân Lộc
Cán bộ huyện/xã
Cán bộ tỉnh
Tổng
CĐND
(n=270)
56
0
81
0
59
0
74
0
0
270
CĐDN
(n=61)
3
0
43
0
0
0
15
0
0
61
CĐĐT
(n=41)
9
0
7
0
1
0
23
0
1
41
CĐCQ
(n=66)
15
4
30
3
8
5
7
6
6
66
Cộng
(n=438)
83
4
161
3
68
5
119
6
7
438
3.3.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Thông tin thứ cấp, được thu thập qua các công bố như sách, báo, tạp chí, luận
án, luận văn, báo cáo khoa học, báo cáo tổng kết,.... là cơ sở để tác giả có cái nhìn
tổng quát và chung nhất về các vấn đề liên quan đến sự tham gia của cộng đồng trong
phát triển CSHT GTNT. Nghiên cứu sử dụng một số kết quả kinh nghiệm tăng cường
sự tham gia của cộng đồng trong và ngoài nước.
Thông tin sơ cấp, bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA), có sự
tham gia(PRA) với 04 công cụ: bảng hỏi, thảo luận nhóm, chuyên gia và tham vấn
cộng đồng thông qua phiếu điều tra, bảng hỏi được thiết kế sẵn.
3.3.3. Phương pháp phân tích
Ngoài những phương pháp truyền thống như thống kê mô tả, so sánh, chuyên
gia, đề tài còn sử dụng phương pháp SWOT để xác định một cách hệ thống các điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho việc tăng cường sự tham gia của cộng
đồng; hay phân tích kinh tế lượng nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham
gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT. Hàm tuyến tính đa biến sử dụng
phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố của đề tài là:
n
Yi 0 i X i Trong đó: Yi: Hàm kết quả sự tham gia của cộng đồng
i 1
6
β (0, i = 1÷n): mức độ tác động; Xi: các biến độc lập – là các yếu tố ảnh hưởng
đến sự tham gia. Sử dụng chương trình Excel và SPSS 22.0 để phân tích mô hình.
3.3.4. Tiêu chí và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Các tiêu chí gồm: nội dung, hình thức, năng lực, hiệu quả và kết quả tham gia
của cộng đồng,... Hệ thống các chỉ tiêu gồm: Đặc điểm tổng quan về địa bàn nghiên
cứu, với đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội; Thực trạng và nhu cầu sự tham gia của
cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
CSHT GTNT được đề xuất phù hợp với nội dung và mục đích nghiên cứu.
PHẦN 4. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI
4.1. THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH
ĐỒNG NAI
Số liệu của Sở GTVT Đồng Nai (2013) hiện trạng đường GTNT như Bảng 4.1.
Bảng 4.1. Hiện trạng đường giao thông nông thôn Đồng Nai đến cuối năm 2013
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
Đường liên
Đường liên Đường liên Đường ngõ
Khác (nội
xã (km)
thôn (km)
xóm (km)
hẻm (km)
đồng (km)
Địa phương
%
%
%
%
%
Tổng
Tổng
Tổng
Tổng
nhựa
nhựa Tổng cứng
cứng
cứng
số
số
số
số
hóa
hóa
số
hóa
hóa
hóa
Tân Phú
171
69
319
43
205
33
180
55
100
15
Thống Nhất
80
76
73
70
148
75
85
62
190
30
TP.Biên Hòa
27
100
48
81
75
26
209
10
3
0
Nhơn Trạch
114
95
48
0
230
100
48
100
26
100
Trảng Bom
71
92
139
68
193
45
184
48
136
6
Long Khánh
94
96
100
90
182
97
130
94
56
94
Định Quán
277
54
209
27
96
48
354
17
184
24
Cẩm Mỹ
204
59
132
85
467
36
338
31
188
16
Vĩnh Cửu
123
45
200
22
138
47
49
50
92
42
Xuân Lộc
99
68
155
80
167
85
206
94
131
80
Long Thành
118
74
168
29
347
12
399
68
Tổng cộng
1.374
69 1.592
53 2.250
51 2.182
50 1.106
34
Qua khảo sát cộng đồng người dân thì 91,8% cho rằng cần phát triển đường ngõ
hẻm; 98,7% với liên xóm; 84,9% với CSHT khác và 68,3% với liên thôn và 35,2% liên
xã. Ngoài ra, có đến 96,3% CĐND, 98,4% CĐDN; 80,5% CĐĐT và 28,8% CĐCQ cho
rằng cần phát triển đồng bộ CSHT khác như: hệ thống cấp thoát nước, cầu, cống…thì
hệ thống CSHT GTNT mới bền vững.
Đồng Nai đi đầu cả nước về phát triển CSHT GTNT nhưng mức độ đạt được
vẫn còn hạn chế. Từ 2010-2011, đầu tư CSHT 18.287,91tỷ đồng chiếm 56% kế
hoạch, trong đó CSHT giao thông 3.762,08tỷ chiếm 31,48%. Riêng CSHT GTNT là
1.292tỷ chiếm 34,3% vốn CSHT giao thông, đóng góp của CĐND là 38,8 tỷ (3%
GTNT, 1% giao thông..). Năm 2014, phát triển 522,5km đường GTNT với 802,5tỷ
đồng vốn (NSNN 84,8%, CĐND 0,2%, CĐDN 15%).
7
Như vậy, nhu cầu tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT là tất
yếu và cần thiết. Đồng Nai cũng là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về phát triển
nông thôn mới, với việc tập trung cao cho phát triển CSHT GTNT, có sự phân cấp
quản lý hành chính cho các cấp huyện, xã và thôn xóm.
4.2. THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG PHÁT TRIỂN CƠ
SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI
4.2.1. Nhận diện các mô hình tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn ở Đồng Nai
Tham gia cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai hiện áp dụng
4 mô hình (MH chính quyền là chủ đầu tư, MH nhà nước và nhân dân cùng làm, MH
đoàn thể và MH tự phát cộng đồng), với 4 cộng đồng tham gia chính là CĐND,
CĐDN, CĐĐT và CĐCQ, cùng cơ chế hoạt động và các mô hình chưa được áp dụng
linh hoạt, phù hợp với điều kiện, đặc thù của cộng đồng, vùng địa phương. (Hình 4.1)
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
Hoạt động tham gia
(đóng góp ý kiến, tiền bạc, lao động, trí tuệ, vật liệu, đất đai,…)
Cộng đồng
Chính quyền
Cộng đồng
Đoàn thể
Cộng đồng
Doanh nghiệp
Cộng đồng
Người dân
Hình 4.1. Mô hình tham gia của cộng đồng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn Đồng Nai hiện nay
4.2.2. Tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu quy hoạch cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn
Khảo sát 438 cá thể trong 4 nhóm cộng đồng thì 94,7% được kêu gọi tham gia.
Trong đó, CĐND 91,9% được kêu gọi, CĐDN và CĐCQ là 100%, CĐĐT với 97,6%
được kêu gọi. Kết quả cụ thể như ở bảng 4.2
Bảng 4.2. Kết quả Tham gia của cộng đồng trong xác định nhu cầu và qui hoạch
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
TT
1
2
3
Các chỉ tiêu
Tỷ lệ cộng đồng được mời
Tỷ lệ cộng đồng đã tham gia
- Đường liên xã
- Đường liên thôn
- Đường liên xóm
- Đường ngõ hẻm
- CSHT khác
Tỷ lệ đóng góp được sử dụng
CĐND
(n=270)
91,9
CĐDN
(n=61)
100,0
CĐĐT
(n=41)
97,6
CĐCQ Tổng
(n=66) (n=438)
100,0
94,7
43,7
70,4
85,6
93,7
28,1
91,9
67,2
83,6
100,0
57,4
100,0
22,0
73,2
87,8
100,0
41,5
97,6
65,2
78,8
100,0
97,0
25,8
100,0
48,2
73,7
90,0
89,7
25,1
94,7
Kết quả khảo sát cho thấy, tham gia của các loại cộng đồng khác nhau là do
nhu cầu sử dụng CSHT. Với CĐND và CĐDN thì CSHT nào sử dụng thường xuyên
nhất thì nhu cầu cao và ngược lại; Với CĐĐT thì việc tham gia là theo yêu cầu, còn
CĐCQ thì tham gia theo kế hoạch phát triển CSHT GTNT.
Mức độ tham gia khác nhau, CĐCQ thường tham gia tự nguyện, CĐND và
8
CĐDN là bàn bạc còn CĐĐT thì không rõ trọng tâm vì đây là tổ chức chính trị xã
hội, khi có yêu cầu thì tham gia. Có chính sách kêu gọi sự tham gia, nhưng khá lúng
túng trong việc xác định hình thức, mức độ,... nên kết quả không cao (Bảng 4.3).
Bảng 4.3. Mức độ cộng đồng tham gia xác định nhu cầu và qui hoạch phát triển
cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
STT
1
2
3
4
CĐND
(n=270)
8,4
17,4
30,7
7,8
Các chỉ tiêu
Bắt buộc
Yêu cầu
Bàn bạc
Tự nguyện
CĐDN
(n=61)
1,6
11,8
37,4
10,8
CĐĐT
(n=41)
18,0
13,2
17,6
16,1
CĐCQ
(n=66)
3,9
2,7
7,9
58,8
Tổng
(n=438)
7,7
14,0
26,9
16,7
4.2.3. Tham gia của cộng đồng trong lập dự toán và chính sách tham gia phát
triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Kết quả khảo sát chỉ có 68% cá thể cộng đồng được kêu gọi tham gia vì nội
dung này đòi hỏi người có kinh nghiệm, có khả năng mới tham gia được.
Bảng 4.4. Kết quả tham gia của cộng đồng trong lập dự toán và chính sách
tham gia phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
STT
Các chỉ tiêu
1
2
Tỷ lệ cộng đồng được mời
Tỷ lệ cộng đồng đã tham gia
- Đường liên xã
- Đường liên thôn
- Đường liên xóm
- Đường ngõ hẻm
- CSHT khác
Tỷ lệ tham gia được sử dụng
3
CĐND
(n=270)
55,9
21,1
CĐDN
(n=61)
65,6
-
CĐĐT
(n=41)
100,0
19,5
CĐCQ
(n=66)
100,0
59,1
Tổng
(n=438)
68,0
23,7
85,2
100,0
93,4
63,9
51,2
87,8
100,0
39,0
90,2
74,2
95,5
97,0
19,7
80,3
57,8
88,1
97,0
21,7
63,7
48,5
83,7
97,4
24,4
55,6
Tham gia của CĐCQ và CĐĐT cao nhất kế đến là CDDN và cuối cùng là
CĐND. Mức tham gia giữa các loại cộng đồng khác nhau do quan điểm, khả năng
tham gia, công tác tập huấn cộng đồng cũng như công tác tuyên truyền phổ biến và
kêu gọi tham gia vào nội dung này với các loại cộng đồng khác nhau. Tham gia lập
dự toán và chính sách tham gia ở các vùng cũng có sự khác nhau vì phụ thuộc vào sự
hiểu biết, trách nhiệm, quyền lợi của các loại cộng đồng trong từng vùng.
Bảng 4.5. Đánh giá tham gia của cộng đồng trong lập dự toán và chính sách
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
STT
1
2
3
4
5
Các chỉ tiêu
Vùng 1
Vùng 2
Vùng 3
Vùng 4
Cán bộ tỉnh
CĐND
(n=270)
51,7
57,0
50,5
54,1
-
CĐDN
(n=61)
53,3
57,7
50,7
-
CĐĐT
(n=41)
55,6
71,4
40,0
57,4
80,0
CĐCQ
(n=66)
73,3
63,3
67,5
60,0
100,0
Tổng
(n=438)
60,5
59,0
52,4
54,6
97,1
4.2.4. Tham gia đóng góp nguồn lực vật chất của cộng đồng cho phát triển cơ sở
hạ tầng giao thông nông thôn
4.2.4.1. Tham gia của cộng đồng trong đóng góp nguồn lực
- Tham gia đóng góp của cộng đồng qua các năm, theo báo cáo của Sở GTVT
9
Đồng Nai, thì đóng góp vật chất tăng hàng năm, chững lại trong các năm gần đây (trừ
góp vật liệu). Nổi bật là công tác huy động sự tham gia có văn bản cụ thể và duy trì
hàng năm, nhưng chủ yếu tập trung vào huy động góp tiền và hiến đất, hình thức góp
vật liệu và lao động chưa có chính sách cụ thể; Thống kê hiệu quả, kết quả theo từng
loại hình là không đầy đủ, dẫn đến việc không đảm bảo tính minh bạch (Bảng 4.6).
Bảng 4.6. Cộng đồng đóng góp nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông
nông thôn Đồng Nai từ 2012-2015
STT
1
2
3
4
Các chỉ tiêu
Tiền bạc
Lao động
Vật liệu
Hiến đất
Đ.vt
Tr.đồng
ngày
Tr.đồng
m2
2006-2011
38.785,5
-
2012
97.637,0
9.806,0
638,5
13.009,0
2013
2014
90.866,0 122.540,0
11.104,0 10.626,0
952,3
1.851,1
14.006,0
8.122,9
2015
125.881,9
11.074,0
2.376,9
9.063,5
- Phân tích kết quả tham gia đóng góp vật chất theo vùng, 1)Với góp tiền, địa
phương có điều kiện kinh tế tốt (vùng 1) đóng góp cao hơn và ngược lại. Địa phương
có cơ chế chính sách linh hoạt,.. cũng tham gia tốt như Xuân Lộc với 79,8% số hộ,...
cơ chế chính sách cũng ảnh hưởng đến mức độ tham gia tự nguyện hay qui định.
2)Góp vật liệu, phụ thuộc vào điều kiện của cộng đồng và cơ chế chuyển đổi linh
hoạt nội dung hình thức tham gia. 3)Góp ngày công, khác nhau giữa các địa phương,
vùng 2 góp tự nguyện cao nhưng không theo qui định,... Góp ngày công phụ thuộc
vào yếu tố nguồn nhân lực và công tác đào tạo tập huấn cộng đồng. 4)Góp đất phụ
thuộc vào nhu cầu đất và điều kiện có thể đóng góp của cộng đồng hai bên đường nên
chủ yếu là xem xét sự tự nguyện, bắt buộc hoặc thỏa thuận. Các hình thức đóng góp
có thể được thay thế nhau, không có tiền thì góp công, vật liệu,... và tham gia đóng
góp cần cơ chế chính sách huy động linh hoạt và quản lý sử dụng cần đảm bảo tính
minh bạch (Bảng 4.7).
Bảng 4.7. Kết quả cộng đồng đóng góp nguồn lực phân tích theo địa phương
STT Các chỉ tiêu
1
Số khảo sát
2
Số tham gia
Tỷ lệ tham gia
Góp tiền
Bình quân
3
Số tham gia
Tỷ lệ tham gia
Góp công
Bình quân
4
Số tham gia
Tỷ lệ tham gia
Góp vật liệu
Bình quân
5
Số tham gia
Tỷ lệ tham gia
Góp đất
Bình quân
Đ.vt
Cá thể
Cá thể
%
Tr.đồng
Trđ/CT
Cá thể
%
công
công/CT
Cá thể
%
Tr.đồng
Cá thể
%
m2
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 CB tỉnh Tổng
83
161
68
119
7
438
80
157
43
95
1
376
96,4
97,5
63,2
79,8
14,3
85,8
302,9
411,0
90,1
203,6
1,5 1009,0
3,8
2,6
2,1
2,1
1,5
2,7
83
161
65
119
7
435
100,0
100,0
95,6
100,0
100,0
99,3
807,5 1615,5 515,5
835,5
90 3864,0
9,7
10,0
7,9
7,0
12,9
8,9
72
88
38
81
3
282
86,7
54,7
55,9
68,1
42,9
64,4
387,1
118,5
53,0
109,8
4,9
673,1
5,4
1,3
1,4
1,4
1,6
2,4
69
111
35
92
3
310
83,1
68,9
51,5
77,3
42,9
70,8
1054,8
905,2 310,3
667,5
16 2953,8
15,3
8,2
8,9
7,3
5,3
9,5
10
- Phân tích tham gia đóng góp vật chất theo loại cộng đồng,1)Góp tiền, loại
CĐDN chưa được huy động tối đa so với khả năng. 2)Góp ngày công, CĐND góp tốt
nhất, nên việc huy động cần tập trung vào cộng đồng này. 3)Góp vật liệu, có kết quả khá
ở các loại cộng đồng, nhưng CĐDN là hạn chế, cho thấy địa phương chưa có chính sách
hoặc chưa tốt nên kết quả thấp. 4)Góp đất, CĐND tham gia tốt nhất, hơn các loại cộng
đồng khác vì số lượng cá thể và điều kiện vốn có của CĐND (Bảng 4.8).
Vậy, Với CĐCQ, huy động cần dựa vào tinh thần bình đẳng dân chủ, tự làm
gương cho cộng đồng khác. Với CĐDN, góp nguồn lực vượt yêu cầu, tức chưa khai
thác hết tiềm năng từ cộng đồng này. Với CĐĐT, tham gia không đều ở các hình thức,
CĐĐT tham gia hỗ trợ, kết nối, nhưng đóng góp cũng đáng kể, đặc biệt là lao động,...
kết quả tham gia là chưa cao khi so sánh với cộng đồng khác. Với CĐND, đóng góp
nguồn lực cũng không đồng đều ở các hình thức tham gia đóng góp.
Bảng 4.8. Kết quả cộng đồng đóng góp nguồn lực theo loại cộng đồng
STT
1
2
3
4
5
6
Các chỉ tiêu
Số khảo sát
Số kêu gọi
Tỷ lệ được kêu gọi
Số tham gia
Tham gia/ kêu gọi
Góp tiền (Trđ)
Bình quân
Số tham gia
Tham gia/ kêu gọi
Góp công (công)
Bình quân
Số tham gia
Tham gia/ kêu gọi
Góp vật liệu
Bình quân
Số tham gia
Tham gia/ kêu gọi
Góp đất
Bình quân
CĐND CĐDN
(n=270) (n=61)
Cá thể
270
61
Cá thể
213
26
%
78,9
42,6
Cá thể
224
61
%
105,2
234,6
Tr.đồng
520,1 230,25
Trđ/cá thể
2,3
3,8
Cá thể
267
61
%
125,4
234,6
Công
2316,5
569
Công/cá thể
8,7
9,3
Cá thể
173
31
%
81,2
119,2
Tr.đồng
389
53,3
Trđ/cá thể
2,2
1,7
Cá thể
177
43
%
83,1
165,4
m2
1565,7
408,7
m2/cá thể
8,8
9,5
Đ.vt
CĐĐT CĐCQ Tổng
(n=41) (n=66) (n=438)
41
66
438
37
59
335
90,2
89,4
76,5
32
59
376
86,5
100,0
112,2
78,6
180 1009,0
2,5
3,1
2,7
41
66
435
110,8
111,9
129,9
357
621,5 3864,0
8,7
9,4
8,9
22
56
282
59,5
94,9
84,2
82,9
147,9
673,1
3,8
2,6
2,4
32
55
307
86,5
93,2
91,6
344
635,4 2953,8
10,8
11,6
9,6
Mức độ đóng góp vật chất của các cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT tại
Đồng Nai nhìn chung dựa trên cơ sở bàn bạc. Công tác tuyên tuyền sự tham gia của
cộng đồng ở địa phương còn hạn chế, chưa khuyến khích được tham gia tự nguyện.
- Phân tích tham gia đóng góp nguồn lực vật chất theo loại CSHT
+Với góp tiền, Cộng đồng có xu hướng góp cho loại CSHT đường GTNT thiết
thực và gần gũi nhất với CĐND. Vì vậy, Mức góp tiền bình quân cao cho các loại
CSHT đường liên thôn, liên xóm và CSHT khác, thấp hơn với đường ngõ hẻm, trái
ngược với kết quả góp tiền cho loại đường ngõ hẻm là cao nhất. Điều này cho thấy
việc góp tiền phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện kinh tế vùng, kinh tế hộ… (Bảng 4.9).
11
Bảng 4.9. Phân tích Kết quả cộng đồng góp tiền theo loại cơ sở hạ tầng
STT
1
I
1
2
3
4
5
II
1
2
3
4
5
III
1
2
3
4
5
Các chỉ tiêu
CĐND
(n=270)
263
CĐDN
(n=61)
61
Số cá thể được yêu cầu
Số cá thể tham gia
Đường liên xã
4
1
Đường liên thôn
18
8
Đường liên xóm
25
13
Đường ngõ hẻm
105
34
CSHT Khác
7
1
Kết quả đóng góp (Triệu đồng)
Đường liên xã
6,5
5,0
Đường liên thôn
97,7
32,5
Đường liên xóm
141,9
75,2
Đường ngõ hẻm
223,2
113,5
CSHT Khác
50,9
4,1
Đóng góp bình quân (Triệu đồng/ cá thể)
Đường liên xã
1,6
5,0
Đường liên thôn
5,4
4,1
Đường liên xóm
5,7
5,8
Đường ngõ hẻm
2,1
3,3
CSHT Khác
7,3
4,1
CĐĐT
(n=41)
41
CĐCQ
(n=66)
66
Tổng
(n=438)
431
4
1
3
15
4
3
9
11
20
5
12
36
52
174
17
6,7
12,5
17,6
29,2
12,6
3,0
39,9
47,9
65,3
23,9
21,2
182,6
282,6
431,2
91,5
1,7
12,5
5,9
1,9
3,2
1,0
4,4
4,4
3,3
4,8
1,8
5,1
5,4
2,5
5,4
+ Góp lao động, có 94,7% cộng đồng được yêu cầu góp lao động cho đường
ngõ hẻm; 73,3% liên xóm; 62,9% liên thôn; 39,2% liên xã; 36% cho CSHT khác.
Tham gia của CĐND cao chỉ kém CĐDN và cao hơn CĐĐT, CĐCQ. Đây được xem
là bất cập vì thực tế CĐĐT và CĐCQ thường góp ngày công lao động cao hơn các
cộng đồng khác. CĐDN là cao nhất ở loại đường liên xóm và liên xã, cho thấy công tác
tuyên truyền huy động yếu… (Bảng 4.10).
+ Góp vật liệu, có 74 cá thể cộng đồng được yêu cầu (17,2%) góp cho đường
ngõ hẻm, tham gia nhiều nhất là CĐND; kế là liên xóm 34 (7,9%); liên xã 24 (5,6%);
CSHT khác 12 (2,8%) và liên thôn 7 (1,6%). Góp vật liệu cao nhất cho đường liên
thôn với CĐND là chủ yếu; đường ngõ hẻm có mức đóng góp thấp nhất…Chính sách
thay đổi cho tham gia, đóng góp vật liệu chưa có, việc tham gia là mang tính tự phát.
+ Góp đất, đường liên thôn, liên xóm và liên xã hiện nay đang có nhu cầu góp
đất cao,… Với góp đất, ngoài thỏa thuận đền bù, vận động hiến đất,… còn phụ thuộc
vào nhu cầu của DACT CSHT GTNT. Có dự án mở đường chỉ cần vận động người
dân hai bên đường tự nguyện hiến đất là được chấp nhận, nhất là với ngõ hẻm nhưng
có trường hợp phải cần chính sách đền bù mới được chấp thuận, đặc biệt các loại đất
có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở và quyền sở hữu tài sản trên đất.
Tóm lại, Tham gia đóng góp vật chất cần cơ chế chính sách linh hoạt, việc
đóng ngày công, vật liệu,… cũng có xu hướng ưu tiên các loại CSHT gắn liền với
nhu cầu của cộng đồng nhất. Kết quả đóng góp vật liệu ở các loại CSHT không đồng
đều phụ thuộc vào nhu cầu của từng loại đường, từng DACT và điều kiện tự có của
cá thể (đất san lấp, cừ tràm,…) hay tự mua để góp (đá, cát, sỏi, xi măng…).
12
Bảng 4.10. Phân tích kết quả cộng đồng góp lao động theo loại cơ sở hạ tầng
STT
1
I
1
2
3
4
5
II
1
2
3
4
5
III
1
2
3
4
5
Các chỉ tiêu
Số cá thể được yêu cầu
Số cá thể tham gia (cá thể)
Đường liên xã
Đường liên thôn
Đường liên xóm
Đường ngõ hẻm
CSHT Khác
Kết quả đóng góp (trđ)
Đường liên xã
Đường liên thôn
Đường liên xóm
Đường ngõ hẻm
CSHT Khác
Bình quân (tr.đồng/ cá thể)
Đường liên xã
Đường liên thôn
Đường liên xóm
Đường ngõ hẻm
CSHT Khác
CĐND
(n=270)
263
CĐDN
(n=61)
61
CĐĐT
(n=41)
41
CĐCQ
(n=66)
66
Tổng
(n=438)
431
97
151
199
254
87
12
46
21
61
12
25
20
38
38
21
35
54
58
55
35
169
271
316
408
155
302,5
403,0
646,0
764,0
201,0
86,0
109,0
151,0
195,0
28,0
46,0
50,0
103,0
113,0
45,0
115,0
127,0
138,5
164,0
77,0
549,5
689,0
1038,5
1236,0
351,0
3,1
2,7
3,2
3,0
2,3
7,2
2,4
7,2
3,2
2,3
1,8
2,5
2,7
3,0
2,1
3,3
2,4
2,4
3,0
2,2
3,3
2,5
3,3
3,0
2,3
4.2.4.2. Phân tích mức độ tham gia của cộng đồng trong đóng góp hiện vật
- Phân tích mức độ tham gia đóng góp hiện vật theo địa phương, Góp tiền,
vùng có điều kiện kinh tế tốt thì góp tiền tốt hơn, chính sách đảm bảo minh bạch thì
tham gia tự nguyện cao. Góp lao động, có thể là tự nguyện, bàn bạc hay qui định bắt
buộc phụ thuộc vào chính sách huy động tham gia. (Phụ lục 13). Góp vật liệu, thì địa
phương có nguồn vật liệu tại chỗ thường sẵn sàng tham gia tự nguyện và bàn bạc,
nhưng tự nguyện luôn có kết quả cao. (Phụ lục 14). Góp đất, phụ thuộc nơi triển khai
tốt công tác vận động và tuyên truyền tốt đều có mức đóng góp cao (Phụ lục 15).
- Phân tích mức độ tham gia đóng góp nguồn lực vật chất theo loại CSHT,
Góp tiền, phụ thuộc vào nhu cầu cộng đồng về loại CSHT GTNT (tham gia tự
nguyện cao với đường ngõ hẻm, liên xóm,…), đường liên xã là bàn bạc,…(Hình 4.2).
Góp lao động, giống như góp tiền, loại CSHT GTNT nào gần với cộng đồng nhất thì
tham gia tự nguyện cao và ngược lại. Góp vật liệu, phụ thuộc vào khả năng tự có của
cộng đồng và cần chính sách huy động tham gia linh hoạt. Góp đất, ngoài nhu cầu
DACT CSHT và khả năng tham gia của cộng đồng, còn phụ thuộc vào thoả thuận
đền bù, vận động hiến đất và quyết định của cộng đồng; Có trường hợp chỉ cần
CĐND hiến đất tự nguyện, có trường hợp cần chính sách đền bù, như các loại đất có
giấy chứng nhận quyền sở hữu đất ở, quyền sở hữu tài sản trên đất.
Tóm lại, kết quả và mức độ tham gia góp vật chất hạn chế so với khả năng, điều
kiện của cộng đồng, địa phương do: i)Một số địa phương chưa có chính sách cho sự
tham gia (đối với CĐDN về góp tiền, vật liệu; Đối với người dân là góp đất, lao
động,…); ii)Kế hoạch tham gia chưa hợp lí (Vùng 3/Vĩnh Cửu với góp lao động chưa
13
phù hợp thời điểm),... iii) Công tác huy động sự tham gia chưa phù hợp, nên việc tham
gia chưa hài hoà giữa các loại CSHT GTNT, do tham gia của cộng đồng có xu hướng ưu
tiên cho loại CSHT nào thiết thực và gần với nhu cầu cấp thiết của cộng đồng.
Hình 4.2. Mức độ tham gia đóng góp tiền theo loại cơ sở hạ tầng
4.2.5. Tham gia của cộng đồng trong thi công xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
nông thôn
Tham gia thi công xây dựng có 58,2% cộng đồng đã được chính quyền kêu gọi.
Tham gia cao nhất là CĐDN đạt 68,9%; CĐCQ 62,1%; CĐND 56,3% và CĐĐT
48,8%. Công tác đào tạo tập huấn cộng đồng trong giai đoạn thi công xây dựng chưa
được chú trọng, nên kéo theo tham gia của cộng đồng là hạn chế. (Hình 4.3)
.
Hình 4.3. Tham gia của cộng đồng trong thi công xây dựng
cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Trong khi, một mặt sự tham gia của cộng đồng giai đoạn này sẽ góp phần tăng
cường đóng góp nguồn lực lao động, trí tuệ từ cộng đồng, một mặt là cơ sở nâng cao
tính kiểm tra giám sát của cộng đồng về sử dụng nguồn lực mà chính cộng đồng đóng
góp, góp phần tăng tính hiệu quả và chất lượng DACT. Đồng thời, phát huy tinh thần
làm chủ của cộng đồng tham gia, góp phần tăng cường tính bền vững.
4.2.6. Tham gia của cộng đồng trong giám sát và nghiệm thu cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn
Tham gia kiểm tra giám sát và nghiệm thu cao đối với CSHT GTNT gần với
nhu cầu của cộng đồng nhất (Đường ngõ hẻm, liên xóm,…) và phụ thuộc vào công
tác huy động, tập huấn cộng đồng. Với 44,5% số cộng đồng được hỏi đều cho rằng sẽ
tham gia nếu được yêu cầu và tỷ lệ các loại cộng đồng tiếp tục tham gia đều cao hơn
mức được yêu cầu. Cho thấy các loại cộng đồng, tại các địa phương đều sẵn sàng
tham gia vì trách nhiệm và quyền lợi của chính bản thân cộng đồng (Bảng 4.11).
14
Bảng 4.11. Kết quả tham gia của cộng đồng trong kiểm tra giám sát
và nghiệm thu cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
STT
Các chỉ tiêu
1
2
3
4
5
6
7
CĐ được mời tham gia
Đường liên xã
Đường liên thôn
Đường liên xóm
Đường ngõ hẻm
CSHT Khác
Khả năng tiếp tục tham gia
CĐND
(n=270)
28,5
19,3
39,6
75,2
97,8
24,1
33,7
CĐDN
(n=61)
18,0
85,2
100,0
96,7
1,6
19,7
CĐĐT
(n=41)
34,1
17,1
34,1
65,9
100,0
56,1
70,7
CĐCQ
(n=66)
75,8
43,9
65,2
97,0
97,0
33,3
95,5
Tổng
(n=438)
34,7
20,1
49,3
81,1
97,7
25,3
44,5
Tham gia kiểm tra, giám sát và nghiệm thu là hạn chế đối với loại CĐND,
CĐDN, vì họ cho rằng công việc này là của CĐCQ, trong khi CĐCQ đa số đồng
cũng đồng tình. Tham gia của CĐND và CĐDN hạn chế là do tâm lí “trách nhiệm đi
đôi với quyền lợi”, nghĩa là có tham gia đóng góp thì có tham gia giám sát (Hộp 4.1).
4.2.7. Tham gia của cộng đồng trong quản lý và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn
Chỉ có 22,1% số cá thể được tham gia vào nội dung này. Theo loại cộng đồng,
thì CĐCQ tham gia tốt nhất với 78,8%, CĐĐT 17,1%. CĐND 14,1% và CĐDN rất ít
tham gia với 1,6%. Theo vùng/địa phương, có 76,1% CĐCQ ở vùng 4 và 73, 4% ở
Vùng 2 không cho rằng cộng đồng cần tham gia vì việc tổ chức quản lý và bảo trì,
bảo dưỡng CSHT GTNT là của chính quyền. DACT do tổ chức cộng đồng tự thực
hiện thì ít được hướng dẫn về quản lí, bảo trì, bảo dưỡng. hầu hết các công trình công
cộng được giao địa phương quản lý theo phân cấp, hoặc đoàn thể dưới hình thức
“công trình tự quản”, bảo trì, bảo dưỡng theo phong trào,… (Hình 4.4).
Hình 4.4. Tham gia của cộng đồng trong quản lý và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng
giao thông nông thôn
Như vậy việc kêu gọi CĐND, CĐDN, CĐĐT tham gia quản lý và bảo dưỡng
CSHT GTNT ở Đồng Nai chưa được chú trọng, nên hiệu quả sử dụng công trình
CSHT GTNT là chưa tốt. Không có cán bộ chuyên trách, hay quy trình ghi nhận và
xử lý thông tin kịp thời về hiện trạng thay đổi của CSHT GTNT... Công tác tuyên
truyền chưa có, hoặc chưa hiệu quả, ý thức tham gia của cộng đồng chưa cao.
15
4.2.8. Tham gia của cộng đồng trong thụ hưởng và đánh giá hiệu quả cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn
Thực trạng tham gia không đều, như: vùng 1 có nhiều ý kiến phản ánh nhất với
đường ngõ hẻm là 78 và đường liên xóm là 66/79 cộng đồng được yêu cầu; vùng 2 có
nhiều ý kiến với đường liên thôn (122/158 được yêu cầu); vùng 3 chỉ có đường ngõ
hẻm là nhiều ý kiến (với 60/63); vùng 4 là đường ngõ hẻm có đến 100% và đường
liên xóm 73,5% (83 ý kiến) có đánh giá về hiệu quả CSHT GTNT (Hình 4.5).
Hình 4.5. Ý kiến tham gia đánh giá hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Như vậy, loại CSHT GTNT nào mà cộng đồng hưởng lợi hoặc tham gia đóng
góp nguồn lực thì tỷ lệ tham gia đánh giá sẽ cao và ngược lại, ngay cả cán bộ tỉnh
cũng cho là như vậy, nên tỷ lệ đánh giá 100% với đường ngõ hẻm, 80% với đường
liên xóm và thôn và 64% là liên xã. Qua đó cho thấy, công tác tuyên truyền vận động
cộng đồng tham gia chưa được chú trọng, đặc biệt là đối với các nội dung cần cộng
đồng đánh giá, cung cấp thông tin liên quan đến phát triển CSHT GTNT nói chung
và sự tham của cộng đồng nói riêng, mà không nhất thiết phải có đóng góp mới tham
gia, như: các phản ánh về chất lượng, tình trạng CSHT GTNT,...
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH
ĐỒNG NAI
4.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến sự tham gia của cộng đồng trong
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Tốc độ phát triển kinh tế, Tổng giá trị sản phẩm (GRDP) của trong năm 2015
tăng gần 12% so với năm 2014 (năm 2014 là gần 11,6%), gấp gần 2 lần bình quân cả
nước; Cơ cấu ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 6%; thu nhập bình quân đầu
người gần 67 triệu đồng/ năm... cũng tác động mạnh đến nhu cầu phát triển CSHT
GTNT phục vụ cho ngành dịch vụ và nông, lâm nghiệp và thuỷ sản. Từ đó, tác động
đến sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT (Phụ lục 17).
Môi trường xã hội và phong tục tập quán, Cùng với dân số đứng thứ 5 cả nước
(65,5% sống ở nông thôn), môi trường văn hoá và ý thức cộng đồng của Đồng Nai là
tương đối phong phú vì có cả 54 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn với phong
tục tập quán đa dạng, nên việc tham gia hoạt động cộng đồng cũng bị ảnh hưởng của
16
sự phong phú này (Phụ lục 17).
Tóm lại, theo đánh giá của cộng đồng thì yếu tố môi trường tự nhiên và KTXH có ảnh hưởng đến sự tham gia của họ xuất phát từ nhu cầu CSHT GTNT, các địa
bàn có điều kiện tự nhiên càng khó khăn hay nhu cầu phát triển CSHT GTNT cho
phát triển kinh tế càng tăng, thì nhu cầu tham gia cao hơn và ngược lại (Phụ lục 10).
Cơ chế chính sách, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tham gia của cộng đồng trong
tất cả các hoạt động tham gia của cộng đồng, đặc biệt là các nội dung tham gia đóng
góp nguồn lực vật chất mà rõ nhất là đóng góp tiền bạc, lao động và vật liệu,... cho
phát triển CSHT GTNT (Phụ lục 10).
Quy chế dân chủ ở cơ sở, do là yếu tố tác động đến tâm lý cộng đồng trong việc
quyết định mức độ và nội dung tham gia. Do vậy, yếu tố này có ảnh hưởng từ trung
bình đến rất ảnh hưởng, phụ thuộc vào nội dung nào đảm bảo dân chủ (Phụ lục 18).
Việc tham gia đóng góp các nguồn lực sẽ tốt nếu quy chế dân chủ được đảm bảo và
ngược lại, cụ thể như: việc hiến đất, góp tiền... (Phụ lục 10).
Phân cấp quản lý và tổ chức, là yếu tố liên quan đến khả năng tổ chức sự tham
gia, nên cũng giống như yếu tố cơ chế chính sách và quy chế dân chủ (Phụ lục 18).
Cụ thể, việc chủ động thay đổi nội dung và hình thức tham gia điều kiện thực tế, như:
đóng góp vật liệu thay vì góp tiền bạc, lao động,... việc này chỉ có được khi quản lý
và tổ chức tốt sự tham gia (Phụ lục 10).
Công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền và vận động, với đặc thù của hoạt
động cộng đồng thì yếu tố này kết hợp với cơ chế chính sách cho sự tham gia, có ảnh
hưởng đến tất cả các hoạt động tham gia của cộng đồng... Mức độ ảnh hưởng được
phân tích cho hoạt động đóng góp nguồn lực vật chất, như: với công tác đào tạo, huấn
luyện sẽ ảnh hưởng đến sự tham gia đóng góp lao động, hiến đất,...; với công tác
tuyên truyền, vận động sẽ ảnh hưởng đến đóng góp tiền bạc, vật liệu,... (Phụ lục 10).
Yếu tố này cũng ảnh hưởng đến việc đóng góp ý kiến trong khâu xác định nhu
cầu qui hoạch, lập dự toán và chính sách tham gia,...; hay kết quả tham gia xây dựng,
kiểm tra, giám sát, bảo trì bảo dưỡng,...
4.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến sự tham gia của cộng đồng trong
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
Trình độ nguồn nhân lực tham gia, có ảnh hưởng đến khả năng tổ chức, quản
lý trong tất cả các hoạt động và kết quả tham gia của cộng đồng... (Phụ lục 19). Cụ
thể, kết quả góp lao động (Y2), với mức độ ảnh hưởng của yếu tố Trình độ nguồn nhân
lực (X8) không bằng các yếu tố Cơ chế chính sách tham gia (X4). Số lượng nguồn nhân
lực và khả năng sẵn sàng tham gia (X10) – là yếu tố có tác động theo kết quả của phân
tích mô hình tuyến tính và yếu tố Công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền và vận động
(X7) – yếu tố ít tương quan theo kết quả của phân tích mô hình tuyến tính... (Phụ lục 10).
Hàm kết quả: Y2 = 16,476 - 1,927X2 - 1,899X3 + 7,865X4 - 2,421X5 – 5,079X7 +
2,613X8 + 0,458X9+ 3,702X10 - 0,298X11
Năng lực tổ chức, quản lý của cán bộ chính quyền hay đại diện tổ chức cộng
đồng, cũng là yếu tố liên quan đến khả năng và trình độ tổ chức sự tham gia của cán
bộ quản lý và tổ chức cộng đồng, có ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng ở
mức độ trung bình (Phụ lục 19). Cộng đồng quan tâm nhất và đánh giá mức ảnh
17
hưởng của yếu tố này đến hoạt động tham gia đóng góp nguồn lực vật chất, với mức
độ tác động là tiền bạc và đóng góp ngày công,... (Phụ lục 10).
Số lượng nguồn nhân lực và khả năng sẵn sàng tham gia, có ảnh hưởng trực
tiếp đến đóng góp ngày công lao động (Phụ lục 20). Đánh giá cụ thể qua hàm kết quả
góp ngày công lao động (Y2) có: Yếu tố số lượng nguồn nhân lực và khả năng sẵn
sàng tham gia (X10) kết hợp với Yếu tố cơ chế chính sách cho sự tham gia (X4) là yếu
tố tác động trực tiếp đến sự tham gia đóng góp ngày công lao động (Phụ lục 10).
Ý thức tham gia của cá thể cộng đồng, hay tinh thần tham gia của cộng đồng
cũng có ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả tham gia của cộng đồng trong phát triển
CSHT GTNT (Phụ lục 19). Xem xét cụ thể qua hàm kết quả tham gia góp vật liệu
của cộng đồng (Y3) thì các yếu tố tác động trọng yếu là Yếu tố ý thức tham gia của cá
thể cộng đồng (X11); với lí giải là khi có kế hoạch và hình thức huy động đóng góp
nguồn lực vật chất tốt (X12), kết hợp với ý thức tham gia của cá thể cộng đồng cao sẽ
góp phần làm hạn chế khó khăn về điều kiện kinh tế - X13 (Phụ lục 10).
Hàm kết quả: Y3 = 32,199 + 0,436X1 - 1,039X2 + 12,152X4 - 0,759X5 + 4,983X6 +
0,838X7 - 4,592X11+ 5,404X12 - 15,906X13
Trong thực với phương châm “cái khó ló cái khôn”, một số địa phương có điều
kiện kinh tế khó khăn, nhưng dựa vào ý thức cộng đồng cao nên thay vì không có
điều kiện đóng góp tiền bạc, họ đóng góp vật liệu, ngày công,...
Phân tích các yếu tố tác động đến hàm kết quả góp đất đai (Y4), lí giải việc cộng
đồng đồng thuận thì việc huy động hiến đất sẽ diễn ra tự nguyện, còn không thì khó
khăn, phát sinh khiếu nại, khiếu kiện... (Phụ lục 10).
Hàm kết quả: Y4 = 9,928 - 1,820X1 - 0,022X3 + 0,448X4 + 1,557X5 + 1,238X6 +
3,370X7 - 6,093X11+ 1,546X12 - 0,177X13
Kế hoạch và hình thức huy động các nguồn tài lực, có tác động trực tiếp đến sự
tham gia của cộng đồng trong đóng góp nguồn lực vật chất cho phát triển CSHT
GTNT (Phụ lục 20). Đánh giá mức độ tác động của yếu tố đến tham gia góp tiền (Y1)
cho kết quả là ngoài yếu tố cơ chế chính sách tham gia thì yếu tố điều kiện kinh tế
của cộng đồng (X13) và yếu tố kế hoạch và hình thức huy động các nguồn tài lực
(X12) đều ảnh hưởng đến sự tham gia góp tiền bạc (Phụ lục 10).
Hàm kết quả: Y1 = 9,210 - 4,583X1 + 1,007X2 + 2,113X3 + 8,344X4 – 0,952X5 2,145X7 + 3,261X9+ 5,228X12 - 5,465X13
Trong thực tế, do đặc thù của vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn.
Do vậy, cần có kế hoạch huy động các nguồn tài lực phù hợp, cơ chế chuyển đổi các
hình thức đóng góp tiền bạc, vật liệu, đất đai,... linh hoạt. Qua đó, yếu tố này cũng
ảnh hưởng đến góp vật liệu (loại hình dễ chuyển đổi ra tiền) – hàm kết quả đánh giá
mức độ tác động của các yếu tố đến đóng góp vật liệu (Y3),... (Phụ lục 10).
Điều kiện kinh tế của cộng đồng, mức thu nhập bình quân hộ/ hoặc thu nhập
bình quân đầu người/ hay mức sống có tác động trực tiếp đến kết quả tham gia của
cộng đồng trong đóng góp tiền bạc (Phụ lục 20). Cũng từ kết quả đánh giá mức độ
tác động của các yếu tố đến góp tiền (Y1) cho kết quả là yếu tố điều kiện kinh tế của
cộng đồng (X13) có ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng (Phụ lục 10), theo
hướng điều kiện kinh tế của cộng đồng tốt thì kết quả tham gia đóng góp cao.
18
Tuy nhiên, kết hợp với yếu tố về cơ chế chính sách tham gia và yếu tố kế
hoạch và hình thức huy động các nguồn tài lực (X12), thì việc kết quả tham gia đóng
góp tiền có thể xảy ra theo chiều không thuận, trong trường hợp đặc thù kinh tế nông
thôn có nhiều nơi khó khăn về kinh tế, nhưng có cơ chế chính sách và hình thức huy
động đóng góp linh hoạt lại đem đến kết quả góp tiền bạc, hay vật chất qui đổi ra tiền
(vật liệu, tài sản khác,...) cao hơn địa phương có điều kiện kinh tế tốt hơn.
4.4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN
TỈNH ĐỒNG NAI
4.4.1. Bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách cho sự tham gia của cộng đồng
1- Bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách cho việc huy động mọi thành phần tham
gia, như hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút mọi thành phần KT-XH tham gia vào
phát triển CSHT GTNT (CĐND, CĐDN, cộng đồng kiều bào ở nước ngoài, các tổ
chức phi chính phủ,... ); Hoàn thiện cơ chế tham gia của cộng đồng theo các nội dung
cụ thể, như: lập dự toán và chính sách cho sự tham gia, trực tiếp thi công xây dựng,
thụ hưởng và đánh giá hiệu quả,... (đặc biệt là cho cộng đồng vừa tham gia vừa
hưởng lợi)...; Bổ sung cơ chế chuyển đổi linh hoạt giữa nội dung và hình thức tham
gia cho các chủ thể cộng đồng theo từng thời điểm tham gia, điều kiện thực tế của
từng vùng/ địa phương,... nhằm khai thác tối đa sự tham gia của cộng đồng.
2- Đổi mới chính sách tập trung vào lợi ích tham gia của cộng đồng, nhằm tăng
cường sự tham gia, Dựa trên nguyên tắc “các bên cùng có lợi”, cần tập trung vào đối
tượng tham gia là các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn,
hay CĐND, có chính sách tham gia theo nhu cầu: CĐND là đường ngõ hẻm, liên
xóm; CĐDN là liên thôn, liên xã,...; Có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư về
phát triển CSHT GTNT mà mục đích phục vụ cho chính họ,.. Kinh nghiệm này đã và
đang được áp dụng thành công các nước trong khu vực như: Thái Lan, Hàn Quốc,...
4.4.2. Xây dựng mô hình cho sự tham gia phù hợp với loại cộng đồng tham gia
và đặc thù của từng vùng/ địa phương
Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn, tác giả đề xuất điều chỉnh và bổ sung mô
hình tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT, nhằm khắc phục các hạn
chế về chủ thể tham gia, cơ chế phối hợp cho sự tham gia và tăng cường tính linh
hoạt trong quá trình tham gia của các chủ thể cộng đồng (Hình 4.6).
Hình 4.6. Mô hình cho sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
19
4.4.3. Đổi mới công tác quản lý và kế hoạch hoá hoạt động tham gia của cộng đồng
Xuất phát từ hạn chế về công tác tổ chức và quản lý các bên cộng đồng tham
gia phát triển CSHT GTNT tỉnh Đồng Nai hiện nay là máy móc và mang tính mệnh
lệnh, thiếu tính dân chủ và chưa khoa học, kết hợp với cơ chế phối hợp giữa các chủ
thể cộng đồng và mô hình tham gia chưa phù hợp với một số vùng/ địa phương.
1- Kế hoạch hoá cho các hoạt động tham gia của cộng đồng, nhằm khuyến khích sự
tham gia của cộng đồng, trước hết là đảm bảo cho hoạt động tổ chức, quản lý và triển
khai sự tham gia của cộng đồng, qua đó nâng cao hiệu quả tham gia của cộng đồng.
2- Cụ thể hoá nội dung và hình thức tham gia của cộng đồng, nhằm đảm bảo kết quả
tham gia của cộng đồng, do đặc thù của mỗi chủ thể cộng đồng và điều kiện, khả
năng tham gia vào một hay nhiều nội dung và bằng nhiều hình thức như: Cung cấp
thông tin; đóng góp ý kiến; đóng góp các nguồn lực (nhân lực, tài lực, trí tuệ),...
3- Hoàn thiện qui trình tham gia của cộng đồng, nhằm nâng cao hiệu quả tham gia
Xác định nhu cầu qui
hoạch
Chính quyền
Đại diện Tổ
chức cộng đồng
Lập dự toán và chính
sách tham gia
Đóng góp nguồn lực
Thi công xây dựng
Các tổ chức Đoàn
thể
Giám sát và nghiệm
thu
Đơn vị chuyên môn, kỹ thuật
Quản lý và bảo
dưỡng
Thụ hưởng và đánh
giá hiệu quả
Cộng đồng/ cá
thể cộng đồng
Chú giải:
+ Quan hệ có yêu cầu
+ Quan hệ tự nguyện
Sơ đồ 4.2. Qui trình tổng quát quá trình tham gia của cộng đồng
trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
4.4.4. Đa dạng hoá các nội dung, hình thức và cơ chế tham gia, nhằm khai thác
tối đa khả năng tham gia của cộng đồng theo đặc thù của từng vùng/ địa phương
Đặc trưng chung của nông thôn là có trình độ, văn hoá, kinh tế và xã hội kém
phát triển, nên việc huy động cộng đồng tham gia đóng góp các nguồn lực là hạn chế,
đặc biệt là nguồn lực vật chất, tiền bạc,... Biện pháp cho từng địa phương như sau:
- Vùng 1, Theo khảo sát mức độ tham gia đóng góp (tiền, lao động, vật liệu và
đất) bình quân của Vùng 1 cao hơn các địa phương khác... Vì vậy, địa phương cần
20
vận động CĐND và CĐDN hơn nữa, nhằm nâng cao hiệu của cho sự tham gia, đặc
biệt là về số lượng cá thể cộng đồng tham gia, góp phần giảm gánh nặng ngân sách.
Quan tâm khai thác tính đa dạng của các loại CĐDN của địa phương,...với đặc điểm
của vùng này là CĐDN có số lượng nhiều, đa dạng, có thể áp dụng mô hình hợp tác
công-tư (PPP) cho tham gia phát triển CSHT GTNT tại đây, bằng việc mở rộng hình
thức tham gia và khai thác cơ chế chính sách cho sự tham gia của CĐDN trong phát
triển CSHT GTNT… tạo đột phá cho việc phát triển CSHT GTNT tại địa phương.
- Vùng 2, có tốc độ phát triển ngành công nghiệp nhẹ, các làng nghề ở địa
phương khá phong phú, nên doanh nghiệp nhỏ, cơ sở sản xuất tiểu thủ cộng nghiệp,
HTX với hộ kinh doanh cá thể rất phát triển... Cần nhanh chóng hoàn thiện cơ chế,
chính sách cho sự tham gia linh hoạt, qua đó khai thác tối đa được sự tham gia của
cộng đồng. Xây dựng chính sách vừa đầu tư, vừa hưởng lợi từ số đông các CĐDN.
- Vùng 3, là vùng có điều kiện KT-XH khó khăn nhất so với các vùng khác nên
việc tham gia của cộng đồng là hạn chế về sự tham gia đóng góp nguồn lực vật chất,
tiền bạc,... Tuy nhiên, về mặt lao động lại có điều kiện huy động dễ nhất vào thời
điểm nông nhàn. Hơn nữa, trên địa bàn vùng có nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây
dựng có thể huy động tham gia đóng góp cho phát triển CSHT GTNT như gạch, đá,
cát... như khai thác đá (Thiên Tân, Đồi Chùa...) và gạch ngói và cát,... (tập trung ở thị
trấn Vĩnh Cửu...) điều kiện để kêu gọi góp vật liệu thay cho đóng góp tiền bạc.
- Vùng 4, là vùng có kinh nghiệm trong việc huy động sự tham gia của cộng
đồng trong chương trình nông thôn mới, nên cần phát huy tinh thần làm chủ tiến tới
xây dựng sự tham gia bền vững. Nhân rộng một số mô hình và phong trào như: Mô
hình kinh tế tập thể với gần 360 câu lạc bộ (CLB) và 15 Liên hiệp CLB sản xuất
nông nghiệp; Phong trào XHH làm CSHT GTNT ở Xuân Lộc,...
4.4.5. Tăng cường huy động sự tham gia của cộng đồng cho phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn với một số chương trình phát triển kinh tế-xã hội
1- Tăng cường huy động sự tham gia của cộng đồng với Chương trình xây dựng
xã điểm tập trung, chủ trương quy hoạch xây dựng tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2050, về Xây dựng xã điểm tập trung gắn với GTNT liên huyện, xã,..
2- Tăng cường huy động sự tham gia của cộng đồng với Chương trình xây dựng
nông thôn mới, đã thành công như ở Xuân Lộc, Thống Nhất... cần được nhân rộng; Tăng
cường kết nối các chương trình phát triển KT-XH của Đồng Nai với 08 chương trình mà
UBND tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhằm phát triển KT-XH và GTNT của tỉnh.
3- Tăng cường huy động sự tham gia của cộng đồng với Chương trình khuyến
công, giai đoạn 2012- 2015, mục đích khuyến khích CĐDN tham gia đầu tư, phát
triển công nghiệp nông thôn và phát triển CSHT GTNT dưới nhiều nội dung và hình
thức: tham gia đóng góp, tài trợ (không vì mục tiêu lợi nhuận), tham gia đầu tư (vì
mục tiêu lợi nhuận) và tham gia theo chính sách ưu đãi (là tham gia không vì mục
tiêu lợi nhuận, nhưng được hưởng chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư khác)...
Đây được xem là những giải pháp hữu hiệu cho phát triển cộng đồng bền vững,
phát triển nông nhiệp, nông dân và nông thôn bền vững.
21
4.4.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn và tuyên truyền vận động theo chủ
thể cộng đồng tham gia
Nhằm khắc phục các hạn chế của cộng đồng nông thôn và tăng cường khả năng
tham gia của cộng đồng, bằng các nội dung:
1- Đẩy mạnh công tác đào tạo tập huấn cho cộng đồng theo chủ thể cộng đồng
tham gia, gồm có: Tập huấn cho tổ chức quản lý cộng đồng, với các nội dung kiến
thức liên quan đến cơ chế chính sách, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý cộng đồng
trong từng nội dung phát triển CSHT GTNT; Các cơ chế chính sách và nội dung cụ
thể liên quan đến hoạt động và hình thức tham gia; Các nội dung liên quan đến mô
hình, cơ chế phối hợp giữa các bên chủ thể cộng đồng tham gia và qui trình thủ tục
tham gia,.. Tập huấn cho cộng đồng tham gia, bao gồm cơ chế tham gia, các nội dung
tham gia, hình thức tham gia, mức độ tham gia và điều kiện tham gia, các lợi ích của
việc tham gia, phương pháp và kế hoạch tham gia, kinh nghiệm...
2- Công tác truyên truyền vận động sự tham gia của cộng đồng theo chủ thể
cộng đồng và đặc điểm của vùng địa phương, Kết hợp với chương trình mục tiêu
phát triển KT-XH và hoạt động sinh hoạt cộng; Tổ chức các buổi sinh hoạt cộng
đồng kết hợp với tuyên truyền: lồng ghép các hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội phụ
lão, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, tổ sản xuất với việc truyên truyền tham gia...
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Về cơ sở lí luận và thực tiễn, Luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm
cơ sở lý luận về loại cộng đồng, các hoạt động tham gia chủ yếu của cộng đồng.
Trong đó, sự tham gia của cộng đồng trong thụ hưởng và đánh giá hiệu quả CSHT
GTNT là nội dung ít được quan tâm nghiên cứu trước đây; Phân tích và làm rõ các
hình thức và mức độ tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT; Tổng kết
kinh nghiệm về huy động sự tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT ở
một số nước trên thế giới như: Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan,...; Tập hợp một số
kinh nghiệm, mô hình huy động, tăng cường sự tham gia của cộng đồng của các địa
phương trong nước như tỉnh Phú Thọ, Bình Dương,... Từ đó, rút ra bài học cho tỉnh
Đồng Nai nói riêng và Việt Nam nói chung.
2) Kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng tham gia của cộng đồng trong phát
triển CSHT GTNT Đồng Nai giai đoạn 2013 – 2015 cho thấy các mặt đã đạt được là:
cộng đồng tham gia đóng góp nguồn lực vật chất cho phát triển CSHT GTNT tăng
khá đều hàng năm, đối tượng cộng đồng tham gia được mở rộng, đặc biệt là CĐDN,
vì địa phương là khu kinh tế trọng điểm, các doanh nghiệp tập trung trên địa bàn
nhiều,... Tuy nhiên sự tham gia của cộng đồng xét theo nội dung tham gia còn tồn tại
các hạn chế như:
+ Chính quyền chưa xác định rõ mức độ tham gia của các loại cộng đồng trong
giai đoạn xác định nhu cầu huy động sự tham gia, việc xác định các hình thức tham
gia (góp ý kiến, tiền, lao động,...) và mức độ tham gia chưa phù hợp với nhu cầu phát
22
triển và từng dự án CSHT GTNT. Khâu lập dự toán và chính sách tham gia chưa
được chú trọng, dẫn đến tham gia của cộng đồng hạn chế, đặc biệt CĐND và CĐDN
ít tham gia, các tổ chức đoàn thể chỉ tham gia khi được yêu cầu...
+ Kết quả đóng góp nguồn lực còn hạn chế so với khả năng của cộng đồng, do
chính sách, công tác quản lí và huy động sự tham gia thiếu cụ thể. Việc ghi chép sổ
sách nhiều nơi chưa được quan tâm (đặc biệt là góp vật chất, tiền bạc,...), dẫn tới
thiếu minh bạch, thiếu niềm tin của cộng đồng; Huy động đóng góp lao động chưa
hiệu quả do thiếu kế hoạch, hầu như không ghi chép đóng góp ngày công. Chưa có
chính sách chuyển đổi linh hoạt các nội dung và hình thức tham gia, nên có nhiều
cộng đồng có thể đóng góp vật liệu nhưng không được huy động; Việc góp đất
thường vướng chính sách đền bù, GPMB, chưa thoả đáng, nên cộng đồng chưa sẵn
sàng đóng góp...
+ Tham gia trực tiếp thi công xây dựng CSHT GTNT chưa khai thác hết khả
năng do thiếu công tác đào tạo tập huấn cộng đồng; Công tác kiểm tra giám sát và
nghiệm thu còn coi nhẹ sự tham gia của CĐND, CĐDN dẫn đến một số tiêu cực,
không đảm bảo tính công khai minh bạch; Quản lý và bảo trì bảo dưỡng chủ yếu do
chính quyền địa phương thực hiện, hay uỷ quyền cho CĐĐT, nhưng thiếu giám sát
thường xuyên, dẫn đến hiệu quả sử dụng thấp và ý thức cộng đồng chưa cao. Cũng do
việc thiếu ghi chép sổ sách, nên thụ hưởng và đánh giá hiệu quả của sự tham gia chưa
đảm bảo chính xác, làm giảm cơ hội khuyến khích cộng đồng tiếp tục tham gia...
+ Tỉnh Đồng Nai đã ban hành chính sách và quan tâm huy động sự tham gia
của cộng đồng về đóng góp các nguồn lực cho phát triển CSHT GTNT,… Tuy nhiên,
mức độ, kết quả đạt được là còn hạn chế, chưa phản ánh đầy đủ và đúng thực chất
tiềm năng của địa phương, về đóng góp tiền với tỷ lệ góp của CĐND và CĐDN thấp
hơn của cả nước (15,2% so với 15,4%), chưa huy động được việc đóng góp nguyên
vật liệu xây dựng tại chỗ...
+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng cho thấy có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến sự
tham gia của cộng đồng trong phát triển CSHT GTNT là: i) Các yếu tố khách quan,
Chính quyền địa phương với chủ trương và cơ chế chính sách cho sự tham gia khá
đầy đủ nhưng thiếu việc xây dựng các qui định và kế hoạch cụ thể cho việc tham gia,
dẫn đến thiếu tính khoa học và minh bạch, hiệu quả tham gia thấp, tinh thần tham gia
của cộng đồng chưa cao. Chưa huy động hết năng lực tham gia của cộng đồng cho
phát triển CSHT GTNT, trong khi nhu cầu phát triển còn rất cao (đường liên xã cần
bê tông/ nhựa hoá 31%, liên thôn 47%, liên xóm 49%, ngõ hẻm 50% và đường trục
chính nội đồng 66%). ii) Các yếu tố chủ quan, là một trong những tỉnh có tốc độ phát
triển kinh tế khá cao so với cả nước, kinh tế hộ nông thôn phát triển đa dạng với các
ngành nghề nông, lâm, thuỷ sản đều phát triển, nhưng huy động nguồn lực vật chất
chưa cao, do thiếu kế hoạch huy động sự tham gia, cơ chế chính sách cho sự tham gia
linh hoạt,... dẫn đến thiếu tính công bằng và minh bạch,... Việc tham gia đóng góp
ngày công lao động và các nguồn lực khác của cộng đồng còn hạn chế, chưa tương
xứng với năng lực của các nhóm cộng đồng.
23