Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng giao tiếp (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.08 KB, 9 trang )

Câu 1: Hãy chia sẻ một số lỗi trong giao tiếp của bản thân. Qua đó phân
tích nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Giao tiếp là một trong những hoạt động hàng này không thể thiếu với
mỗi người chúng ta. Dù là nơi công sở, trường học, gia đình hay nơi công
cộng, chúng ta luôn có nhu cầu được trao đổi và trò chuyện với những người
khác. Nhưng chắc hẳn có nhiều lúc chúng ta sẽ cảm thấy mình bị lạc lõng giữa
các mối quan hệ, bối rối khi bắt chuyện với người khác hay không biết làm thế
nào để giao tiếp hiệu quả. Điều gì đã làm chúng ta trở nên như vậy?.
Dưới đây là những rào cản trong kỹ năng giao tiếp của bản thân tôi mắc
phải và cách khắc phục là:
- Ngôn ngữ giao tiếp: vấn đề của tôi khi giao tiếp là không biết nói gì, sử
dụng từ ngữ chưa phù hợp lắm với hoàn cảnh. Tôi rất ngại khi nói
chuyện với người khác, đặc biệt là với những người lần đầu tiên gặp
mặt, tôi thường bị lúng túng, không biết nói gì.
Cách khắc phục: tự tin và chân thành lắng nghe đối phương, thi thoảng góp
ý và bày tỏ quan điểm của mình về chủ đề đang nói, đừng im lặng để đối
phương không hiểu lầm là bản thân ta không muốn trò chuyện cùng họ. Vì
vậy việc quan sát đối phương trong lúc trò chuyện là vô cùng cần thiết. Bên
cạnh đó, tùy từng trường hợp mà ta sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp như khi
nói chuyện với đối tác sẽ khác với khi trò chuyện với bạn bè.
- Trang phục khi giao tiếp: tôi thường không biết chọn trang phục sao
cho phù hợp. Đặc biệt là cách phối đồ, phối màu sắc sao cho nhìn tương
xứng với thân hình của tôi.
Cách khắc phục: trang phục giúp ta tự tin hơn khi giao tiếp, mặc làm sao
thể hiện sự nền mã, sang trọng, lịch sự nhưng vẫn toát lên được cá tính của
riêng mình. Điều quan trọng hơn cả là hãy thể hiện một bộ đồ vừa vận với
mình, làm tôn lên vẽ đẹp cơ thể vì cái đẹp luôn tạo được ấn tượng tốt. Hơn
nữa, mặc đẹp sẽ ghi thêm điểm ở sự tự tin. Đồng thời, cũng cần chọn cho
mình bộ trang phục phù hợp với hoàn cảnh gặp gỡ.
- Tâm lý khi giao tiếp: trước khi giao tiếp tôi gặp phải vấn đề là run, lo
sợ. Trường hợp khác là trong lúc giao tiếp thì tôi thường bất đồng quan


điểm với người khác. Khi đó tôi sẽ tức giận, sẽ nói những lời khó nghe.
Cách khắc phục: biết cách kiểm soát được cảm xúc của chính mình là điều
quan trọng để giữ được tâm lý khi giao tiếp. Nếu đang tức giận, hãy tìm một
nơi yên tĩnh để bình ổn lại cảm xúc, suy nghĩ thấu đáo, đừng quên vội vàng
quát mắng, chỉ trích người khác khi đang nóng giận. Vì lời nói ra sẽ không
bao giờ lấy lại được. Đôi khi lời nói cũng có thể gây tổn thương người khác và
chính bản thân ta.

1


- Thói quen ngại giao tiếp: tôi không thích giao tiếp với người lạ, đặc biệt
là khi đến những nơi đông người. Tôi cảm thấy có cảm giác không an
toàn, thường tìm những góc nhỏ để nép mình vào đó cho đến khi
chương trình kết thúc. Lâu dần, thành thói quen ngại nói, ngại giao tiếp.
Cách khắc phục: Điều đó không tốt chút nào vì giao tiếp tốt là một trong
những chìa khóa vàng giúp chúng ta đạt được thành công trong công việc và
cuộc sống. Vì vậy, khi có cơ hội tham gia những cuộc hội họp, giao lưu, gặp
gỡ nhiều người, chúng ta hãy thay đổi thói quen này bằng cách chủ động bắt
chuyện với người khác. Để có được sự tự tin này, hãy tìm hiểu trước nội dung
của chương trình và quan trọng là vượt lên chính mình, thay đổi thói quen để
cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân.
- Không biết lắng nghe: Thói quen của tôi là chỉ nghe những điều
mình thích, mình vui còn không thích nghe những điều “khó nghe”.
Cắt ngang lời người khác, đôi lúc nói mà không để ý đến tâm trạng,
thái độ của người nghe.
Cách khắc phục: Đừng chỉ háo hức chờ đợi đến lượt mình nói chuyện. Hãy
kiềm chế cái tôi của bản thân. Hãy học cách lắng nghe những gì mọi người
đang thực sự nói. Khi ta bắt đầu thực sự lắng nghe, bản thân ta sẽ nhận ra
được vô số hướng để tiếp cận cuộc trò chuyện. Nhưng tránh các câu hỏi dạng

Có/Không vì sẽ không nhận được nhiều thông tin khi hỏi như vậy.
- Giọng điệu khi giao tiếp: khi giao tiếp tôi thường chú trọng vào lời nói
hơn là giọng nói. Không quan tâm tới giọng nói và cách nói. Đó có thể
là một trong những nguyên nhân giao tiếp kém mà tôi ít để ý tới.
Cách khắc phục: Tùy từng đối tượng, trình độ và tuổi tác khác nhau, văn
hóa khác nhau thì cách ta thể hiện cũng phải khác nhau. Với người già thì
không nói quá nhanh, với thanh niên thì không nên nói quá chậm… Kỹ
năng truyền tin phải thường xuyên thực hành trong đời sống mới có thể tốt
hơn.
- Chứng tỏ mình đúng: tôi hay tranh cãi để cố gắng là mình đúng trong
tất cả các chủ đề.
Cách khắc phục: hãy trò chuyện vì một cuộc trò chuyện không thực sự là
một cuộc thảo luận. Thay vào đó trò chuyện là một cách duy trì tâm trạng tốt.
Không ai ấn tượng nếu bản thân ta cố gắng là người “chiến thắng” mỗi cuộc
trò chuyện. Thay vào đó chỉ cần ngồi lại, thư giãn và duy trì những cảm xúc
tốt đẹp.
- Không đóng góp nhiều: tôi chưa có nhiều ý kiến để đóng góp cho cuộc
trò chuyện.
Cách khắc phục: hãy cố gắng đặt câu hỏi. Phát biểu những câu có liên
quan. Hãy mở rộng tầm mắt, phát triển kỹ năng quan sát để tìm ra những đồ
vật thú vị xung quanh và nói về chúng. Phát triển ngân hàng kiến thức cá nhân
2


của bạn bằng cách mở rộng quan điểm về những điều thú vị trên thế giới. Đọc
báo và bắt kịp với những chủ đề nóng hổi đang diễn ra.
- Tôi thường ngó lơ chỗ khác khi đang trò chuyện với ai đó: khi tôi và
chàng đang trò chuyện với nhau. Khi bạn nói với nàng mà mắt nàng cứ
nhìn đi chỗ khác, không dám nhìn thẳng vào mắt đối phương, mà nhìn
ra ngoài cửa sổ hoặc cái gì đó.

Cách khắc phục: khi ta không nhìn vào ánh mắt đối phương khi nói chuyên
đối phương sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng hay không tin tưởng
mình. Ánh mắt không dám nhìn thẳng vào đối phương khi giao tiếp thể hiện
sự rụt rè, thiếu tự tin, bối rồi. Sức mạnh của ánh mắt giúp ta thể hiện sự tự tin,
thân thiện, đồng thời gây được nhiều cảm tình đến với đối phương, đôi khi
trong giao tiếp hàng ngày bản thân ta không cần phải quá nhiều lời nếu như ta
biết cách nói chuyện bằng ánh mắt thì chắc chắn ta đã diễn đạt được rất nhiều
điều muốn nói.
- Tôi hay rung chân khi đang nói chuyện: đôi khi tôi ngồi nói chuyện với
ba mẹ hay bạn bè mà chân tôi như thói quen vô thức nó cứ hay rung,
với lại run chân thì bạn khó mà có được tư thế ngồi đẹp khi giao tiếp
với mọi người.
Cách khắc phục: có thể sửa tật đó bằng sự trợ giúp của gia đình hay bạn
bè. Đại loại như khi bạn giao tiếp hàng ngày với ba mẹ, bạn bè ta có thể nhờ
họ đánh vào chân thật đau nếu như ta vừa cứ nói chuyện vừa run chân. Người
ta hay bảo đòn đau nhớ đời, biết đâu được khi bị đánh đau thì bản thân ta tự
khắc nhớ, rồi dần dần bỏ được thói quen run chân.
- Quên tắt điện thoại khi đang nói chuyện: đôi khi đi vội vã quá làm cho
tôi quên tắt điện thoại hoặc sợ người khác điên thoại vì công việc gì đó
làm cho tôi không muốn tắt điện thoại.
Cách khắc phục: Cách tốt nhất là chúng ta nên nói chuyện một cách ngắn
gọn với người đầu máy bên kia, càng ngắn gọn càng tốt, nếu ta nói chuyện
điện thoại quá dài dòng, quá lâu sẽ gây cho người đối diện một cảm giác đang
bị bỏ rơi. Tuyệt đối càng không nên cố tỏ ra vip khi đi cùng người khác bằng
cách lấy điện thoại ra nhắn tin hí hoáy vì đó là cách làm đơn giản nhất để họ
dễ dàng xa chúng ta ra. Cũng đừng nhân cơ hội mang dế của mình ra săm soi
như có ý khoe sự giàu có, hiện đại sành điệu đó. Đó chỉ là trò đùa của những
đứa trẻ con mới lớn.
- Thói quen chen ngang, nói leo khi người khác đang nói: đôi khi tôi
nghe người khác nói mà bản thân cảm thấy bức xúc về vấn đề đó hoặc

là vấn đề đó không đúng sự thật hay chưa phù hợp lắm với chủ đề đang
nói, tôi thường chen ngang khi ngươi khác đang nói chuyện để nói cảm
nghĩ của bản thân.

3


Cách khắc phục: Đây là một thói quen không tốt, chúng ta nên học cách
lắng nghe, kiểm soát cảm xúc của mình. Chen ngang làm cho người nghe cảm
nhận chúng ta là một con người hấp tấp, thiếu tế nhị, không có sự sâu sắc,
những người như thế chỉ thích hợp tán gẫu chứ không phù hợp để bàn những
việc quan trọng. Vì vậy chúng ta hãy học cách loại bỏ thói quen này, đừng để
người khác đánh giá thấp mình chỉ vì mình có thói quen chen ngang, nói leo
khi người khác đang nói.
- Xem đồng hồ khi nói chuyện: tôi thường có thói quen xem đồng hồ,
không chỉ là khi đang nói chuyện, mà làm những việc khác tôi cũng
xem đồng hồ để biết thời gian sắp xếp công việc cho phù hợp.
- Cách khắc phục: Việc xem đồng hồ trong khi nói chuyện với người
khác là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng, mất kiên nhẫn và cái tôi quá
lớn. Cử chỉ thiếu thân thiện này cũng gửi đến một thông điệp đối với
người đối diện rằng chúng ta đang muốn làm những việc khác thay vì
nói huyện với họ.
Câu 2: Làm thế nào để tạo ấn tượng ban đầu thật tốt khi giao tiếp lần đầu
tiên với đối tác.
Trong giao tiếp, thường đối tác chỉ cần mất vài giây để đánh giá bản
thân ta trong buổi gặp gỡ đầu tiên. Với thời gian ngắn như vậy, ngoại hình,
ngôn ngữ, cơ thể, cử chỉ, thái độ và cách ăn mặc của ta chính là những yếu tố
tác động chủ yếu. Đặc biệt khi là nhà lãnh đạo của doanh nghiệp, ấn tượng
đầu tiên khi tiếp xúc với đối tác có thể ít nhiều góp phần vào sự thành công
cho các giao dịch, lợi nhuận thu được sau này, uy tín và mối quan hệ đối tác

lâu bền. Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ấn tượng ban đầu rất khó thay đổi
và nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ sau này. Cũng bởi vì ấn tượng
ban đầu rất quan trọng nên một số biện pháp dưới đây sẽ giúp ta để lại những
ấn tượng tốt trong lòng người khác trên công việc và kể cả đời sống hàng
ngày.
- Đi đến điểm hẹn đúng giờ: chẳng ai hài lòng khi ta đến trễ dù bất kỳ lý
do gì. Đi trể không những thể hiện việc mình thiếu văn hóa mà còn làm
cho người khác nghĩ rằng mình không tôn trọng họ, làm mất thời gian
của họ và đặc biệt là đối tác người nước ngoài.
- Hãy luôn thoải mái: nếu ta cảm thấy không thoải mái hay còn ngượng
ngùng thì ta cũng làm cho người đối diện cảm thấy không tự nhiên.
Ngược lại, nếu ta luôn bình tĩnh và tự tin, điều đó sẽ giúp họ thoải mái
và cả hai dễ dàng nói chuyện với nhau hơn.
- Trao card cho đúng: khi trao card cho đối tác, đưa vào hướng nhìn của
họ và trao bằng hai tay.
4


- Nước hoa hay mùi cơ thể: nếu cơ thể có mùi hôi sẽ làm cho người ngồi
gần cảm thấy khó chịu. Nên tốt nhất ta cần sử dụng nước hoa ở một
mức độ vừa phải sẽ quyến rũ hơn, tạo cảm giác thoải mái cho đối tác.
- Tư thế ngồi: tư thế ngồi rất quan trọng để tạo ấn tượng và góp phần
mang đến thành công trong đàm phán vì nó thể hiện nét tinh tế trong
giao tiếp. Ngoài ra, phụ thuộc vào tư thế ngồi còn có thể đoán biết tính
cách và tâm trạng của ta.
- Phải biết trang điểm: trang điểm trong công việc hằng ngày sẽ đẹp và
lịch sự hơn, tự tin hơn trong giao tiếp.
- Coi đối tác là trung tâm: điều quan trong nhất cần ghi nhớ khi muốn
đánh dấu buổi gặp gỡ chính là tránh lấn sân. Hãy coi đối tác là trung
tâm của cuộc trao đổi. Sai lầm lớn nhất có thể mắc phải là đề cao mình

hay coi bản thân quá mức.
- Hãy luôn cười thật tươi: “hãy mỉm cười và mọi người sẽ mỉm cười lại
với ta”. Nụ cười là cách thể hiện tuyệt vời nhất để tạo ấn tượng đầu tiên
tốt đẹp. Một nụ cười ấm áp và tự tin sẽ tạo cho ta và người đối diện cảm
thấy thoải mái. Nụ cười sẽ giúp ta chiến thắng khi nó tạo ấn tượng tốt.
tuy nhiên cũng không được lạm dụng nó quá nhiều.
- Hãy cởi mở và thật tự tin: để tạo được ấn tượng tốt, không những tạo
được cách bạn ăn mặc mà chính hành vi, cử chỉ mà cũng ảnh hưởng rất
lớn thậm chí còn hơn cả cách ta ăn nói. Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể để
thể hiện sự tự tin của mình. Đứng ngay ngắn, mỉm cười và nhìn thẳng
vào người đối diện, hãy chào đón bằng cánh tay thân thiện. Tất cả
những điều này sẽ giúp ta thể hiện sự tự tin, làm cho ta và người khác
cảm thấy thoải mái với nhau hơn.
- Hãy chuẩn bị trước cho cuộc hẹn: nên chuẩn bị trước một số nội dung
cho cuộc nói chuyện có thể là câu hỏi. tìm hiểu về đối tác trước cho
cuộc nói chuyện.
- Hãy lạc quan: thái độ thể hiện trong tất cả mọi cử chỉ. Hãy tự tin ngay
cả khi ta gặp sự phê bình của người khác hoặc đang lo lắng. cố gắng
học hỏi và rút kinh nghiệm từ những cuộc gặp gỡ và xây dựng cuộc nói
chuyện sau cho phù hợp, nhớ là phải luôn giữ tư thế tự tin và nụ cười
thoải mái. Hãy lịch sự nhã nhặn, ân cần và chu đáo và thể hiện sự quan
tân của ta với đối tác sẽ tạo được ấn tượng đầu tiên tốt. Nên tắt điện
thoại hoặc cài chế độ im lặng trong khi nói chuyện.
- Ăn mặc chỉnh chu: điều này đã quá quen thuộc và cũng vô cùng chính
xác. Chìa khóa ở đây là hãy ăn mặc một cách chỉnh chu và phù hợp.
Hãy mặc làm sao thể hiện sự nền mã, sang trọng, lịch sự nhưng vẫn toát
lên được cá tính của riêng mình. Điều quan trọng hơn cả là hãy thể hiện
một bộ đồ vừa vận với mình, làm tôn lên vẽ đẹp cơ thể vì cái đẹp luôn
5



-

-

-

-

-

tạo được ấn tượng tốt. Hơn nữa, mặc đẹp sẽ ghi thêm điểm ở sự tự tin.
Đồng thời, cũng cần chọn cho mình bộ trang phục phù hợp với hoàn
cảnh gặp gỡ.
Nói một cách rõ ràng: hãy trao đổi một cách rõ ràng với những người
mà ta gặp gỡ. Một điều gây khó chịu đó là khi lắng nghe đối tác mà
không hiểu họ đang nói gì vì cách diễn đạt của bạn không rõ ràng. Tập
trung vào việc trò chuyện với một nhịp độ vừa phải và một giọng nói
diễm cảm. không sợ hay căng thẳng khi giao tiếp. Nên sử dụng văn
phạm đúng đắn khi nói và tránh những từ lóng nếu ta tao ấn tượng tốt
ngay lúc đầu. Đặc biệt luôn tỏ ra lịch sự và nhã nhặn.
Nhắc tên của họ thường xuyên: việc nhắc tên khi trò chuyện làm cho
đối tác cảm thấy bạn quan tâm, tôn trọng vì luôn nhớ tên của họ. Đồng
thời tự xưng tên mình để tạo dựng sự thân mật và ghi tên mình vào bộ
nhớ của họ.
Tránh cười đùa: sự vui tính thường là một điều tốt nếu nó được sử dụng
khôn khéo. Một chút thư giãn trí tuệ hoặc câu chuyện cười đơn giản có
thể tạo nên điều kỳ diệu để cải thiện tình hình và tạo thuận lợi cho cuộc
gặp gỡ. Nếu không cẩn thận và có một câu nói đùa vô ý, tác dụng sẽ
hoàn toàn trái ngược và như thế xem như ta đã đặt một dấu chấm hết

cho buổi gặp gỡ vì tạo một ấn tượng xấu bởi do sự hóm hỉnh vô ý của
mình. vì thế, ta nên tránh cười đùa vào buổi gặp đầu tiên.
Một người biết lắng nghe: khi thảo luận với một ai đó, hãy cư xử một
cách tế nhị để họ biết ta chú tâm vào những gì họ nói. Thỉnh thoảng,
cũng nên gặt đầu và tán thành với người nói bằng những câu như “Tôi
biết điều này” hoặc “Tôi hiểu”, hay bất kỳ những lời nói khác thể hiện
rằng ta đang thật sự lắng nghe một cách chăm chú. Thoải mái đặt câu
hỏi nếu như ta không chắc chắn về những điều mà đối tác đang nói. Đặc
biệt, đừng bao giờ chen ngang khi người khác đang nói chuyện. Ngắt
lời một ai đó khi họ đang nói là một khiếm nhã lớn và sẽ tạo ra một ấn
tượng xấu về kỹ năng giao tiếp của bản thân.
Hãy đứng lên khi gặp gỡ một ai đó: điều này sẽ khiến bản thân ta dành
được thiện cảm của đối tác và tạo ra cảm giác hai người đang ở một vị
trí ngang bằng nhau, mắt đối mắt. Nếu như ta không đứng lên, mà vẫn
tiếp tục ngồi để chào hỏi, có nghĩa bản thân ta muốn gửi đến đối tác một
thông điệp rằng họ không đủ quan trọng để ta bỏ ra công việc đang dở
dang để tiếp chuyện với họ. Còn nếu trong trường hợp, vì một lý do
khách quan nào đó mà bản thân ta không thể đứng lên được (ví dụ như
kẹt giữa một đống hồ sơ, tài liệu) thì hãy đưa ra một lời xin lỗi rồi giải
thích.

6


- Hãy thể hiện sự giao tiếp bằng mắt: hãy nhìn trự diện vào mắt người
đối diện, như muốn nói với họ rằng bạn tập trung sự chú ý và quan tâm
đến những gì họ nói. Nếu như ta nhìn sang hướng khác hay nhìn chằm
chằm vào một nơi nào khác, sẽ khiến đối tác nghĩ ta đang mong chờ sự
có mặt của một ai đó và như muốn chấm dứt nhanh chóng cuộc gặp gỡ
này.

- Cư xử nhã nhặn và chu đáo: Không cần nói cũng biết thái độ lịch thiệp,
cư xử nhã nhặn, chu đáo là chìa khóa dẫn tới thành công. Thực tế là,
thiếu một trong những yếu tố đó có thể hủy hoại đi cơ hội duy nhất ta có
được. Nên nhớ phải tận dụng. Một thói quen khác nữa là “tắt điện thoại
di động” Thật không phải chút nào nếu chúng ta gặp người đó lần đầu
tiên và đang trả lời điện thoại một người khác.
- Chủ động giới thiệu bản thân: ngay khi ta tiếp cận một đối tượng mà
trước đây ta chưa từng quen biết, hoặc có ai đó tiếp cận ta, hãy giới
thiệu bản thân mình là ai. Đừng đứng im và yên lặng như thể ai đó có
nhiệm vụ phải giới thiệu họ với mình trước.
- Bắt tay đúng cách: Việc bắt tay quá nhanh, mạnh hoặc quá yếu cũng
khiến người khác có cảm giác rằng, chúng ta thiếu thân thiện. Đặc biệt,
có trường hợp một cái bắt tay e dè còn khiến đối phương nghĩ rằng họ
có vấn đề gì đó không vừa lòng ta.
- Thể hiện mình sao cho phù hợp: Đôi khi chúng ta cũng có thể để lại ấn
tượng tốt mà không nhất thiết tuân theo hoàn toàn những điều trên hoặc
làm đánh mất đi “bản sắc” riêng của mình (ví dụ như chúng ta gặp được
người hợp gu hoặc “tình yêu sét đánh” chẳng hạn thì mọi sự chuẩn bị
cũng sẽ không ăn nhằm gì nhưng điều này rất hiếm). Vì vậy, để tạo
được ấn tượng đầu tiên tốt bạn nên đáp ứng những tiêu chuẩn trên ở
mức độ nào đó. Nhưng tất cả phải phù hợp với hoàn cảnh. Nếu gặp gỡ
trong công việc, hãy mặc một bộ đồ công sở. Nếu ở các cuộc gặp gỡ xã
giao vào buổi tối, hãy mặc những bộ đồ thích hợp vào buổi tối, dùng
loại nước hoa thích hợp… Và thể hiện cá tính của mình phù hợp với
hoàn cảnh.
Câu 3: Bạn tâm đắc điều gì qua môn học này và sẽ vận dụng như thế nào
vào công việc và cuộc sống.
Qua môn học kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ tôi tâm đắc ý
nghĩa cách ứng xử thông minh và việc thay đổi bản thân vì bản thân tôi rất
sợ hãi vì điều gì đó, thậm chí chỉ mỗi việc học bài mà nhiều lúc tôi cũng cố

gắng để dây dưa mà nguyên nhân của việc này là sự lười biếng, vô trách
nhiệm làm cản trở tôi đến với thành công của mình.
7


Qua môn học bản thân tôi cần ý chí và quyết tâm hơn nữa trong việc
thay đổi bản thân, tập trung ý trí và sự quyết tâm cho một mục tiêu đã đặt ra
để tôi rèn luyện ý chí của mình vì “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển
hách nhất mà tôi cần phải đạt được”.
Việc ứng xử thông minh giúp tôi tạo dựng các mối quan hệ. Đặc biệt là
đối với bản thân sinh viên như tôi thì cách ứng xử thông minh khi giao tiếp sẽ
là bước khởi đầu khi ra trường tìm kiếm được nhiều cơ hội việc làm hơn và có
được sự thăng tiến trong công việc sau này.
Kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ giúp tôi hiểu được những vấn
đề thực tế của cuộc sống, nội dung bài học đào tạo và tập trung vào những kỹ
năng, kinh nghiệm giao tiếp ứng xử sao cho hiệu quả, khéo léo trong cuộc
sống giúp cuộc sống ý nghĩa hơn.
Kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ được vận dụng vào công việc
và cuộc sống như sau:
- Kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ trong công việc: tầm quan trọng
của kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ là thuyết phục và
tạo ra một sức hút mãnh liệt với những đối tác kinh doanh từ đó mang
lại những kết quả tốt nhất. Hàng ngày dù muốn hay không chúng ta đều
phải giao tiếp ứng xử với người khác. Nhưng rất nhiều người vô cùng
chủ quan, cụ thể là không chú trọng trong việc tạo thiện cảm thậm chí
còn để rất nhiều thói quen xấu làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ
trong ứng xử. Dưới đây là những lợi ích của việc ứng xử được vận dụng
vào công việc như:
 Những cuộc gặp gỡ với đối tác: một người kinh doanh sẽ không
ký được họp đồng nếu không biết cách truyền đạt, truyền tải

những ý
 Tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp trên: trong công sở
nếu có được kỹ năng giao tiếp tốt mọi quan hệ với đồng nghiệp
trở nên gần gũi hơn. Cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn với
những người có kỹ năng giao tiếp tốt. Người kinh doanh kỹ năng
giao tiếp tốt có thể dễ dàng mở rộng quan hệ khách hàng, đối tác.
 Truyền đạt ý kiến dễ dàng: một nhà quản lý sẽ không ký được
họp đồng nếu không biết cách truyền đạt, truyền tải những ý
tưởng chiến lược của mình lên cấp trên và cũng như truyền đạt kế
hoạch thực hiện cho cấp dưới. Trong công việc người ta cần có
kỹ năng, kiến thức chuyên môn để thực hiện, nhưng muốn được
người khác hiểu, khuất phục, làm theo thì cần phải có kỹ năng
giao tiếp tốt.
 Làm việc nhóm
 Khi phỏng vấn xin việc
8


- Kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ trong cuộc sống: kỹ năng giao
tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ không thể thiếu trong cuộc sống,
chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng. Hằng ngày chúng ta phải
giao tiếp, ứng xử với rất nhiều tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc
rất phức tạp khó xử lý. Xã hội ngày càng văn minh thì nhu cầu giao tiếp
của con người ngày càng cao. Giao tiếp ứng xử khôn khéo, tế nhị và tạo
lập mối quan hệ hiệu quả được xem như bí quyết thành công trong cuộc
sống của mọi người. Dưới đây là những kỹ năng giao tiếp ứng xử được
vận dụng vào cuộc sống:
 Có nhiều bạn bè hơn: có kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt có thể thấu
hiểu tâm lý và có thể giao tiếp cởi mở với mọi người xung quanh.
 Sử dụng tốt giọng điệu và ngữ điệu: biết cách sử dụng ngôn ngữ

cơ thể để tạo ảnh hưởng tích cực khi giao tiếp thông qua các biểu
hiện ngôn ngữ cơ thể của đối phương.
 Ăn nói lễ phép, khéo léo và thuyết phục mọi người: biết cách mở
đầu một câu chuyện một ấn tượng cùng với việc tạo sức hút, sự
thuyết phục thông qua các bước nói chuyện, dẫn dắt người nghe.
Biết đặt câu hỏi có lợi khi giao tiếp.
 Có thể tự tin trước bất cứ tình huống trong cuộc sống cá nhân và
kể cả công việc.
 Biết lắng nghe hiệu quả: Khi bạn bắt đầu thực sự lắng nghe, bản
thân ta sẽ nhận ra được vô số hướng để tiếp cận cuộc trò chuyện.
Nhưng tránh các câu hỏi dạng Có/Không vì bản thân sẽ không
nhận được nhiều thông tin khi hỏi dạng câu hỏi như vậy như vậy.

9



×