Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng giao tiếp (3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.65 KB, 13 trang )

Quan điểm của cá nhân về câu nói: “ Chim khôn kêu tiếng rãnh rang, người
khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” trong giao tiếp ứng xử thời kỳ hội nhập.
Bài làm
Câu nói : “ Chim khôn kêu tiếng rãnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
Nghe nhẹ nhàng nhưng thấm thía đầy ý nghĩa và sâu xa. Sự khôn ngoan của
người Việt Nam thể hiện qua lời nói, chỉ một câu mà có hàm ý bao quát tất cả về
ngôn từ ngôn ngữ của một người nói.
Từ xưa, ông bà ta đã có kinh nghiệm nhìn diện mạo mà thăm dò tính cách và sự
khôn ngoan của con người. Cũng từ xưa bằng kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca và
thành ngữ, ông cha ta còn cho rằng: tính cách khôn ngoan của con người còn
được thể hiện qua nhiều những nét biểu hiện bên ngoài và đặc biệt quan trọng là
lời nói, một trong những biểu hiện tính cách khôn ngoan của người Việt Nam.
Đằng sau mỗi câu tục ngữ, đằng sau những hình ảnh, những kinh nghiệm khái
quát từ chính cuộc sống ấy là bản sắc văn hóa, là phong cách sống, là lối nói,
giọng nói, cách nghĩ của người Việt. Sự tồn tại của những câu tục ngữ cho đến
nay là minh chứng đầy sức thuyết phục kinh nghiệm giao tiếp của nhân dân ta.
Rỏ rang việc vận dụng ngôn ngữ không hề đơn giản và bài học ngôn từ có lẽ sẽ
không hề xưa củ đối với tất cả mọi người và ở mọi thời đại.
Bằng lời nói, con người thể hiện tính cách khôn ngoan qua lớp từ vựng mà người
đó sử dụng, qua những tầng lớp ý nghĩa của lời người sử dụng nói, qua sự chọn
lựa bối cảnh để lời nói thực hiện, qua phong cách, qua giọng điệu khi người sử
dụng cất lời. Ngôn ngữ là công cụ chung dùng để giao tiếp trong một cộng đồng,
nhưng mỗi người, khi sử dụng lại có những thể hiện riêng, có thói quen ngôn ngữ
riêng. Ngay cả mỗi cá nhân, cùng một nội dung thông báo nhưng nếu hoàn cảnh,
đối tượng, mục đích giao tiếp,… thay đổi, thì việc vận dụng ngôn ngữ cũng có sự
khác biệt. Sự hiện thực hóa cụ thể những ý nghĩ bằng những phát ngôn cụ thể
trong quá trình ngôn giao đều mang đậm giấu ấn phong cách của mỗi người. Có
thể nói qua lời ăn tiếng nói, người ta phần nào thể hiện tâm hồn, tính cách và tình

4


1


cảm của mình. Khác với cách nói mang tính hàn lâm, tục ngữ thể hiện cái logic
của mình bằng lối nói so sánh hình tượng, giàu sắc thái biểu cảm mà không kém
phần triết lí.
Có hai quan điểm chung về câu nói : “ Chim khôn kêu tiếng rãnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
Đối với người nói: Ta có thể nhận định rằng, một người có tính cách dịu dàng,
nhẹ nhàng, thanh nhã, dĩ nhiên lời nói của họ cũng dịu dàng, thanh nhã, dễ nghe.
Trong đời sống văn minh, hiện đại ngày nay. Tôi thiết nghĩ, cái đẹp truyền
thống ấy cần được gìn giữ và phát huy. Ứng xử bằng lời nói hằng ngày của
chúng ta là một tiêu chí quan trọng để xác định một mẫu người văn minh, thanh
lịch.
Một người văn minh, thanh lịch phải biết cách sử dụng ngôn ngữ thích
hợp, đúng đối tượng, đúng lúc và đúng hoàn cảnh. Lời nói chúng ta dùng để nói
với bậc bề trên phải khác lời nói dành cho bạn bè cũng như với bậc dưới của
chúng ta. Trong đó thưa gởi, xưng hô đúng cách là vấn đề phức tạp nhưng không
được sai phạm. Không được dung từ lóng, cũng như phải nói cho tròn câu, tròn
chử để thể hiện long kính trọng với bậc lớn tuổi, bề trên. Bên cạnh đó phải dung
câu đầy đủ, khống được nói tiếng trống không. Những cách nói như thế bị coi là
cách nói thô lỗ, thiếu tôn trọng, vô lễ trong văn hóa Việt Nam ta.
Khi nói, chúng ta phải điều chỉnh âm lượng vừa phải, không được quá lớn
cũng không được quá nhỏ, trừ trường hợp nói với người bị lãng tai. Không được
vừa cười vừa nói, vì như thế sẽ bị đánh giá là người vô duyên, không được vung
tay, múa chân khi nói.
Khi nói với người lớn phải chú ý lắng nghe, không được ngắt lời, khi
muốn nói gì phải xin phép trước khi nói. Khi tranh luận, đối với người trên phải
khiêm tốn, học hỏi, không nên cải lại cho bằng được.
Khi nói chuyện với bậc ngang mình như bạn bè hoặc nói chuyện với bậc

thấp hơn mình, cũng không thể tùy tiện nói theo ý mình. Cho dù nói nói với bạn

4
2


bè cũng không nên nói từ thô tục hay chửi thề, càng lên án hơn là đối với phái
nữ, cũng như không nên dùng những từ được cho là thiếu lịch sự. Bên cạnh đó
nói chuyện với bề dưới, ta cũng phải ăn nói nhã nhặn và có thái độ tôn trọng
người đối diện, cũng là thể hiện bản thân biết chuyện, biết lẽ phải cũng như biết
cách cư xử với những người xung quanh. Câu tục ngữ trên còn đề cập đến vị thế
của người giao tiếp. Mooic người khi tham gia giao tiếp bao giờ cũng xuất hiện
với một tư cách, một cương vị nhất định mà mối quan hệ gia đình và xã hội đã
quy định. Có mối quan hệ ngang vai, cũng có những mối quan hệ không bằng
vai. Trong quan hệ giao tiếp không bằng vai, rỏ rang lời nói của vai trên có sức
nặng hơn vai dưới. Khi đề cập đến vị thế của người giao tiếp, sự thể hiện của tục
ngữ có phần nào đó vừa mĩa mai, chỉ trích vừa bi quan, chua chát. Từ việc chỉ ra
giá trị của ngôn ngữ, mối quan hệ giữa ngôn ngữ với lời nói cá nhân, tục ngữ đã
khái quát nên một số yêu cầu thiết thực như: đầu tiên là sự ngắn gọn khi giao
tiếp, để đạt được yêu cầu trên khi nói năng cần phải suy nghĩ, triết lí này dẫn đên
yêu cầu thứ ba là lựa lời khi nói năng. Vì thế Ông bà ta thường dạy con cháu
rằng:
“ Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh, bên thành cũng kêu”
“ Chim khôn kêu tiếng rãnh rang,
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
“ Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Đối với người nghe: Cách đón nhận của họ cũng chịu sự ảnh hưởng của giọng
điệu lời nói, biểu hiện qua hai câu tục ngữ:

“ Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh, bên thành cũng kêu”
“ Chim khôn kêu tiếng rãnh rang,

4
3


Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
Điều này hàm ý chỉ người có tính cách nhạy bén tốt, chỉ cần nói nhẹ cũng biết
đón nhận và nếu họ phải đóng vai trò người nói thì họ cũng không cần gì phải to
tiếng mà lời nói của họ tất yếu sẽ nhỏ nhẹ.
Người Việt Nam ta là yêu thích nghe lời ngọt ngào, nói lời dịu dàng, nghe
lời thanh thoát, nói lời êm tai, chắc chắn với cách ứng dụng lời nói kiểu này thì
chỉ người khôn ngoan mới thực sự làm được.
Một câu nói nhẹ nhàng hữu hiệu, kết quả đạt được cao hơn, thấm thía hơn
những lời nói to tiếng, chữi rủa. Đâu cần phải to tiếng, thét lên để thu phục được
long người, mà chỉ cần nói nhẹ nhàng,…càng nhẹ, nhẹ nhàng càng thấm thía.
Nói tóm lại, để có được ngôn ngữ, lời nói của một người văn minh, thanh lịch
trong giao tiếp ứng xử trong thời kỳ hội nhập hiện nay, ta cũng phải khổ công rèn
luyện. Tuy nhiên, cố gắng bám vào những nguyên tắc chuẩn mực cũng dễ làm
ngôn ngữ chúng ta xơ cứng, thiếu sức sống, thậm chí giả tạo. Sử dụng các lối
mới đã được chấp thuận, tăng tính hài hước của câu chuyện vẫn không làm giảm
tính lịch thiệp, mà lại làm tăng sự hấp dẫn của bản thân trước người nghe. Chúng
ta đều nhận thức rỏ tầm quan trọng và giá trị của lời ăn tiếng nói. Ngôn ngữ là
công cụ dùng để giao tiếp. Nhưng khi sử dụng ngôn ngữ, người ta không chỉ
thuần túy truyền tải thong tin khách quan mà còn nhằm tác động vào đối tượng,
chinh phục đối tượng hoặc thể hiện sự đánh giá tình cảm của mình. Ngôn ngữ có
sức mạnh thật kì diệu. Nó có thể làm cho con người gần gủi, gắng bó hay mãi xa
cách. Nó có thể làm cho chúng ta yêu thương hay căm giận. Nó có thể làm cho

đối tượng tham gia giao tiếp phơi phới yêu đời hoặc dằn vặt, đau đớn hay tiết
nuối, day dứt khôn nguôi. Nó có thể gây ra chiến tranh mà cũng có thể làm sóng
yên biển lặng. Vì thế, khi nói về giá trị của lời ăn tiếng nói, chúng ta đã dùng
những hình ảnh biểu trưng cho sự quý giá để so sánh như “ lời nói, gói vàng”,
thậm chí rất cần thiết cho sự sống. Giá trị càng cao thì người sở hữu cần phải trân
trọng, giữ gìn khi sử dụng. Không biết kiểm soát ngôn từ, nói không đúng chỗ,
lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ không hợp lí, không phù hợp với
đối tượng, không diễn đạt chính xác tâm tư tình cảm của mình thì có thể gây nên
hậu quả khôn lường.

4
4


Ai cũng có lúc “ nhả ngọc phun châu”, và cũng có khi không thể kiềm lòng mà
tuôn lời khó nghe, khiếm nhã. Nhưng cái logic trên quả thật đúng và đáng suy
ngẫm. Trong quá trình ngôn giao, ngoài sự chi phối do các nhân tố khách quan,
còn có sự chi phối từ chính bản thân người nói như: thói quen, nghề nghiệp, tính
cách, tình cảm, giới tính, địa bàn cư trú,… Tất cả những điều này đều sẽ ảnh
hưởng đên việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ khi giao tiếp. Lời nói là kết
quả của sự hòa hợp tất cả rất nhiều nhân tố khác nhau, cả chủ quan lẫn khách
quan. Và cũng chính từ lời nói, qua thực tế giao tiếp hàng ngày, ta thấy được chủ
thể phát ngôn là người như thế nào: hiền hoặc dữ, tốt hay xấu, trầm mặc hay sôi
nổi, nhân ái hay thâm độc, khôn ngoan hay ngu dốt, dịu dàng hay chanh chua,…
Nói chung, tất cả chúng ta đều yêu thích sự nhẹ nhàng. Vì thế, “ lời ngon, tiếng
ngọt sẽ lọt vào tai”.
Làm thế nào để tạo, duy trì và phát triển một mối quan hệ. Khi xảy ra xung
đột, anh/chị sẽ xử lý như thế nào để không đẩy xung đột leo thang trong giao
tiếp ứng xử?
Bài làm

Các nhà lãnh đạo gỏi thường rất biết cách xây dựng các mối quan hệ với những
người có thể hỗ trợ, ủng hộ và giúp đỡ mình trong công việc. Đây là kỷ năng hầu
như không thể thiếu đối với bất kỳ một nhân viên điều hành cấp cao nào. Và
riêng tôi, cũng phải tạo lập một số mối quan hệ với những người xung quanh để
có thể hỗ trợ tôi về việc học tập trong trường lớp cũng như ngoài xã hội, hỗ trợ
tôi vấn đề việc làm, cơm áo gạo tiền, và còn rất rất nhiều lợi ích vô hình mà ta
chưa nhìn thấy hết từ những mối quan hệ xung quanh.
Nhiều người cho rằng, kỷ năng quan trọng bậc nhất ngày nay để có thành công
trong sự nghiệp, chính là kỷ năng tạo dựng và duy trì các mối quan hệ . Kỷ năng
này đặc biệt quan trọng khi bạn cần phải trải qua một vài công việc mới có thể
đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình.
Một vài mối quan hệ trong công việc cần phải duy trì được kể như: quan hệ cấp
trên, quan hệ đồng nghiệp, quan hệ khách hàng. Một vài quan hệ cũng góp phần
quan trọng như quan hệ bạn bè.

4
5


Đối với các quan hệ trong công việc:
Quan hệ với cấp trên: Thành công hay thất bại, thăng tiến hay vẫn ở
nguyên vị trí củ là do phụ thuộc rất nhiều vào cấp trên. Muốn có người hướng
dẫn, động viên, chỉ dạy, tư vấn những điều bổ ích, cần thiết cho công việc hiện
tại và sau này là phụ thuộc vào cấp trên có muốn đào tạo mình hay không?! Và
đó chính là cần sự tạo lập mối quan hệ của bản thân đối với cấp trên như thế nào
để lấy được lòng cấp trên, tất cả đều phụ thuộc vào bản thân mình. Chỉ cần có
thái độ tôn trọng cấp trên, thể hiện sự thành thật, nhiệt huyết làm việc của mình
đối với cấp trên, khéo léo tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp trên. Hãy tạo mối
quan hệ thật tốt với cấp trên và chứng tỏ với người ta năng lực làm việc của bản
thân mình. Không cần phải nói, quan hệ cấp trên là một trong những mối quan hệ

quan trọng nhất mà ta nên tạo dựng và phát triển.
Quan hệ với đồng nghiệp: mối quan hệ với cấp trên là quan trọng nhưng
bên cạnh đó chúng ta có những mỗi quan hệ đồng nghiệp cũng giúp đỡ ta rất
nhiều. Để có thể có được mối quan hệ tốt đẹp với họ, hãy ủng hộ họ, động viên
họ, giúp đỡ họ vào những lúc cần thiết. Xây dựng và giữ mối quan hệ tốt đẹp với
đồng nghiệp sẽ giúp cho cả bạn và đồng nghiệp cùng tiến bộ trong công việc.
Đồng nghiệp cũ cũng có thể trở thành đầu mối liên lạc cho mình trong công việc
sau này.
Quan hệ khách hàng: Khả năng một người khách có thể nói tốt về bạn
trước mặt cấp trên của bạn là rất cao, bên cạnh đó cũng có thể giúp bạn đạt được
lợi nhuận trong công việc. Vì thế, mối quan hệ với khách hàng cũng không kém
phần quan trọng. Điều đó cũng có thể giúp ta dễ dàng có cơ hội thăng tiến trong
công việc. Hãy tỏ ra mình là một người chân thành muốn hợp tác với họ, sẵn
sàng làm giúp họ những gì mình có thể nhưng bên cạnh đó mình lại được mối
quan hệ hợp tác lâu dài với khách hàng. Hãy duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ,
biết đâu một ngày nào đó, khi cần tuyển nhân viên, họ sẽ nghĩ ngay đến mình.
Vì thế, tạo dựng và duy trì mối quan hệ tại công sở không những giúp chúng ta
thăng tiến trong nghề nghiệp, mà còn góp phần tạo một môi trường làm việc tích
cực cho chúng ta hàng ngày.

4
6


Đối với quan hệ bạn bè: bàn bè có rất nhiều loại, cũng như bạn bè thân, bạn bè
xã giao,.... tất cả mối quan hệ bạn bè chúng ta đều cư xử thân thiện và ôn hòa, đôi
khi sẵn sàng giúp đỡ họ những lúc cần thiết thì cũng đôi khi bản thân mình cần
giúp đỡ thì họ sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn như bạn đã từng giúp đỡ họ.
Có rất nhiều cách để nuôi dưỡng một mối quan hệ bền vững. Tuy nhiên, chưa
phải ai cũng nhận ra việc nuôi dưỡng một mối quan hệ là quan trọng, tạo lập mối

quan hệ đã khó, nhưng đễ giữ một mối quan hệ bền vững lại càn khó hơn.
Thân thiện và ôn hòa là điều kiện cần để bắt đầu bất kỳ một mối quan hệ
nào. Bạn bè hay đồng nghệp đều có thể áp dụng được, bởi vì tất cả đều dựa trên
cở sở tình cảm. Có câu “ kinh doanh tình cảm, là siêu lợi nhuận”. Vì vậy, đừng
để sự nóng giận của bản thân hay những lời nói, hành động thiếu suy nghĩ mà
làm mất đi mối quan hệ đã có.
Mối quan hệ tốt và bền vững hay không là phụ thuộc vào bản thân chúng
ta có thật sự lắng nghe đối phương hay không. Lắng nghe cũng là một cách giao
tiếp văn hóa văn minh. Lắng nghe là một chuyện nhưng để hiểu được ý của
người nói và chúng ta lắng nghe được những gì từ họ thì lại là một chặng đường
dài. Chúng ta phải thật tâm lắng nghe, cảm xúc tích cực thì lắng nghe mới tích
cực, lắng nghe tích cực mới tạo được thiện cảm với người đối diện cũng như có
thể là chổ dựa cảm xúc cho những người xung quanh.
Luôn giúp đỡ những người cần giúp đỡ, đó cũng là cách để chúng ta mở
lòng với những người xung quanh. Khi chúng ta giúp đỡ một ai đó cũng chính là
chúng ta cho đi tình thương, chân thành, lòng nhân ái. Cái nhận được là sự biết
ơn, tôn trọng trọng, yêu thương, cũng như sự may mắn mà đôi khi chúng ta
không nghỉ đến.
Nếu chúng ta không quan tâm đến người khác thì cũng đừng hy vọng chờ
người khác quan tâm đến mình. Bởi đó là quy luật. Vì thế, để có được một mối
quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người, chúng ta cần mở lòng và quan tâm đến họ.
Có như vậy, có như vậy bạn mới nhận được sự quan tâm ngược lại.
Vị tha và không mong đợi sự đền đáp là cách để cho những người xung
quanh trân trọng chúng ta hơn. Bởi đây là một trong những cách làm mà khó có
4
7


ai làm được, nhưng không phải là không làm được. Chúng ta thử suy nghĩ, nếu
trong một mối quan hệ mà ta luôn mong đợi một số mối lợi nhuận nào từ nhừng

người khác, thì vô tình ta đã trở thành người vụ lợi. Tuy nhiên, không có một
mối quan hệ nào bền vững, cũng không có mối quan hệ nào thật sự có sự hiện
diện của những sự vụ lợi.
Thành thật nhận ra lỗi sai của bản thân cũng như thành thật sữa chữa
những sai lầm đó. Con người không ai là không phạm sai lầm, cái chính là họ
biết mình sai ở đâu, và sữa chổ nào mà là đáng quý. Đứng trước những người
muốn quay đầu lại, chúng ta nên có cái nhìn bao dung và tha thứ. Một mối quan
hệ tốt đẹp sẽ tồn tại sự tha thứ cùng những suy nghĩ tích cực.
Giao tiếp và công khai. Đây là điều kiện cần đối với những người làm
công sở tương đối nhút nhát. Có thể họ sẽ gặp khó khăn, tuy nhiên để xây dựng
cho riêng mình một mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh thì giao
tiếp là yếu tố đầu tiên quyết định. Vì vậy, nói ra những điều mình nghĩ, truyền
đạt cảm xúc thật sự một cách trực tiếp là cách ta gắn kết mình với những đồng
nghiệp xung quanh.
Muốn đánh giá một con người thì chúng ta cần phải đánh giá nhiều mặt,
nhìn nhiều mặt, tích cực cũng như tiêu cực, từ lời nói đến hành động. Đừng đánh
giá một con người chỉ thông qua những gì bạn nghe hoặc đọc về họ. Hãy nhìn
cách họ hành động và kết quả họ đạt được.
Để xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp và bền vững thì niềm tin là một yếu
tố cần thiết không thể thiếu. Muốn người đối diện tin ta hãy cho họ thấy ta là
người đáng tin tưởng, hãy đặt niềm tin của mình cho người khác cũng như lấy
trọn niềm tin của người khác với mình. Và sự tin tưởng là một yếu tố quan trọng
để có một mối quan hệ lâu dài.
Không lợi dụng tài chính. Đây là yếu tố thực tế có thể duy trì mối quan hệ
được bền lâu hay không. Bởi đa phần các mối xung đột đều liên quan đến việc tài
chính. Dù là bạn bè bình thường hay đồng nghiệp, chúng ta cũng cần có sự minh
bạch về tài chính. Đừng bao giờ để tài chính làm thước đo đánh giá con người
chúng ta và cũng đừng bao giờ đồng nhất tình cảm với tiền bạc, đó là sai lầm.

4

8


Nuôi dưỡng một mối quan hệ tốt không chỉ giúp cuộc sống thường ngày trở nên
tươi đẹp mà còn giúp cho mọi môi trường sống xung quanh ta trở nên dễ thở
hơn. Bởi vì thế, nuôi dưỡng một mối quan hệ bền vũng lâu dài là điều rất quan
trọng. Và mâu thuẫn là kết quả của một mối quan hệ kém chất lượng. Tuy nhiên,
đứng trước những mâu thuẫn, đứng trước những mối quan hệ không mấy mặn
mà, chúng ta nên tự kiểm điểm bản thân trước khi đỗ lỗi cho người khác, chúng
ta cần phải nghiêm túc suy nghĩ về bản thân, nếu bản thân ta sai, chúng ta sẵn
sàng đứng ra nhận lỗi và sữa chữa, nhưng những mâu thuẩn cần có sự thẳng
thắng nói ra những suy nghỉ và quan điểm của mình. Bên cạnh đó, chúng ta vẫn
giữ thái độ hòa nhã và chân thành, có tình cảm trong những mối quan hệ thì mọi
việc sẽ giải quyết êm đẹp chỉ cần chúng ta thành thật nhận ra lỗi sai của bản thân
cũng như thành thật sữa chữa những sai lầm đó. Con người không ai là không
phạm sai lầm, cái chính là họ biết mình sai ở đâu, và sữa chổ nào mà là đáng quý
. Đôi khi sự hài hước cũng rất quan trọng trong việc giải quyết xung đột giữa hai
bên. Laphôngten có nói một câu “ Khi bạn nỗi cáu ta hãy đùa lại một câu”, hài
hước là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp. Đó là cách an
toàn nhất cho mọi cuộc xung đột, là chìa khóa để mở cánh cửa lòng. Lời đối đáp
khôn ngoan, thông minh, dùng ngôn ngữ hài hước để phê phán thường mang lại
hiệu quả lớn hơn nhiều, thay vì cứ cố cãi hoặc kể ra những cái lý của bản thân
cũng như im lặng làm cho mâu thuẩn ngày càng leo thang. Bởi thế, khi kể một
câu chuyện cười hoặc một lời đối đáp có nội dung, cách nói hài hước thường làm
cho không khí vui nhộn, điều tiết được tình cảm, nhắc khéo người khác mà
không làm họ bực mình. Hài hước là yếu tố không thể thiếu trong những lần giao
tiếp. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng nó. Ông bà xưa của chúng ta cũng đã
dạy ta “ một câu nhịn, chín câu lành” đó cũng là cách để giải quyết xung đột
trong giao tiếp, chuyện gì cảm thấy không quan trọng và to tát, chúng ta hãy nhịn
để đổi lấy sự bình yên, đôi khi nhịn mà chúng ta vẫn giữ được mối quan hệ, còn

hơn làm rỏ vấn đề mà mâu thuẩn xung đột leo thang để rồi mất đi mối quan hệ
mà chúng ta từng đã cố gắng tạo lập nên nó.

4
9


Tâm đắc điều gì sau môn học này? Các anh/chị sẽ vận dụng như thế nào và
công việc và cuộc sống.
Bài làm
Trước đây tôi thật sự xem cách cư xử trong giao tiếp của bản thân tôi tương đối
tốt, nhưng khi học xong môn học này về chuyên đề kỷ năng ứng xử và tạo lập
mối quan hệ thì tôi mới nhận ra rằng bản thân tôi còn thiếu sót rất nhiều về kỷ
năng này. Khi học xong chuyên đề, tôi mới nhận biết thế nào là để gìn giữ một
mối quan hệ bền vững, hiểu thế nào lắng nghe người xung quanh, hiểu thế nào là
cách cư xử người xung quanh sao cho đúng, hiểu thế nào là cư xử cho tròn vai,…
rất rất nhiều cái mà tôi đã ngộ nhận ra. Tôi đã hối hận khi đã bỏ lỡ một vài mối
quan hệ mà tôi đã từng cố gắng xây dựng bởi vì tôi chưa hiểu hết phải làm thế
nào để bền vững một mối quan hệ. Tôi cũng vô cùng vui sướng khi tôi học được
cách lắng nghe mọi người nói, tôi hạnh phúc khi tôi là chổ dựa cảm xúc cho
những người xung quanh tôi, tôi vui vì mọi người chịu chia sẽ tâm sự với tôi và
tôi cũng cảm thấy nhẹ lòng khi tôi đã cùng họ hòa nhập vào cùng cảm xúc để cho
họ những lời khuyên. Nhưng tôi buồn bởi vì cách cư xử của tôi với những người
xung quanh đôi lúc còn mang nhiều chủ nghĩa cá nhân và làm mất lòng một số
người. Điều tôi cảm thấy buồn nhất chính là tôi chưa cư xử tròn vai với vị trí là
một người con trong gia đình.
Qua môn học này, tôi sẽ hoàn thiện bản thân hơn trong cuộc sống. Đối với gia
đình và người thân, tôi giành nhiều thời gian cho gia đình hơn, suy nghỉ cho cha
mẹ vì tôi mà cực khổ, cố gắng làm cho cha mẹ đừng buồn lòng cũng như an tâm
vì đứa con mình sinh ra đã trưởng thành. Đối với bạn bè, những người xung

quanh, tôi xem lại những lời nói của bản thân, xem lại cách cư xử của bản thân
với bạn bè, với mọi người xung quanh. Từ giọng nói, cách ăn nói, cách cư xử,
cũng như thái độ của bản thân đối với mọi người trước mọi tình huống. Tập sống
có lòng bao dung, lòng vị tha. Tập sống vì người khác, tập sống vui vẻ trước mọi
khó khăn,… Đối với một mối quan hệ mà ta cố gắng tạo lập thì phải biết trân
trọng thành quả đó, phải biết gìn giữ tốt những mối quan hệ mà ta đã và đang có.
Bởi vì thế, đôi khi chúng sau này chúng ta sống với những mối quan hệ đó, sống
với những người không máu mũ ruột thịt đó vì cha mẹ, người thân chúng ta
không thể sống với chúng ta mãi mãi.
4
10


Đối với trong công việc, tôi cũng phải học cách thế nào là tạo lập mối quan hệ
trong trường lớp cũng như trong nơi làm việc, cố gắng giữ mối quan hệ này bền
vững, có khi những mối quan hệ ấy lại giúp ích cho ta sau này. Phải khéo léo xử
lý tình huống sao cho êm đẹp, bởi làm người ta thương thì khó, nhưng làm người
ta ghét thì dễ, bởi không nơi nào bằng nhà mình có thể đủ lòng vị tha khi ta mắc
sai lầm, bởi đây là xã hội, đây là công việc. Muốn thăng tiến, muốn sống yên ổn
thì hãy làm sao cho người ta thương, muốn sống một mình, muốn bị cô lập thì
hãy làm cho người ta ghét. Vì thế, tôi học được một điều, hãy sống vì mọi người,
đừng để mọi người sống vì mình. Cảm ơn thầy đã giảng dạy chúng em hết lòng,
để chúng em có thể nhận ra được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để hoàn
thiện bản thân mình hơn.

4
11


QUY ĐỊNH HÌNH THỨC TRÌNH BÀY

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ
1.Kiểu chử và cở chữ
Kiểu chữ quy định là Times New Roman và cỡ chữ 13 (hoặc 14); các mục
và tiêu mục được in đậm.
Cở chử và số trong các bảng là 12;
2.Lề trang và cách khoảng
Lề trang phải thống nhất trong toàn bài thu hoạch: lề trái 3,5cm, các lề còn
lại (phải, trên, dưới) là 2,5; cách khoảng (tab) là 1,0cm.
3.Cách dòng (hàng)
Phải được trình bày cách dòng là 1,2 (line spacing = 1,2).
4.Đánh dấu trang
Đánh số ở giữa trang (phía dưới), và cở số tương đương cở chữ bài viết
(cỡ chữ = 13)
5.Giấy và kích cỡ giấy
Giấy trắng và cở giấy A4 (210 x297 mm)
6.Trang bìa

4
12


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ:
KỸ NĂNG ỨNG XỬ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

NGƯỜI THỰC HIỆN: LÝ HUYỀN TRINH


DIỄN GIẢ - CHUYÊN GIA TÂM LÝ

LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 8B

HUỲNH ANH BÌNH

HẠN NỘP: 01/08/2016

CẦN THƠ, THÁNG 8/2016

4
13



×