Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng làm việc nhóm (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.29 KB, 9 trang )

BÀI TIỂU LUẬN MÔN KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
MỤC LỤC
Lời nói đầu......................................................................................................................
Câu 1: Đối với bạn, nhóm nào là quan trọng nhất, tại sao? Hãy trình bày những đóng
góp của bạn đối với những nhóm mà bạn đang tham gia trong thực
tế……………………………………………………………………………………3
Câu 2: Phân tích các yếu tố tạo nên một nhóm thành công……………………….4
Câu 3: Bạn hãy đọc cuốn sách: “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải
làm” của nguyên Tổng giám đốc Tập Đoàn Deawoo - Kim Woo Chung (tải trên
mạng). Bạn ấn tượng nhất với phần (hoặc đoạn, câu nói) nào? Liên hệ với bản
thân………………………………………………………………………………....8
Lời cám ơn..................................................................................................................9


LỜI NÓI ĐẦU
"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao".Hẳn chúng ta ai cũng
còn nhớ câu chuyện người cha và bó đũa đã từng được học ở những năm cấp 1. Mặc dù
lúc đó với suy nghĩ của một đứa trẻ thì tinh thần đoàn kết là một cái gì đó có vẻ khó hiểu,
nhưng chúng ta vẫn ý thức được rằng phải đoàn kết để tồn tại và sức mạnh của tập thể là cái
mà không phải bất cứ ai cũng có thể “bẻ gãy”. Và phát biểu của một người Nhật trong
một hội thảo,ông Giám đốc VJCC tại Hà nội khi tham dự đã nói rằng: "Người Việt Nam làm
việc rất thông minh, cần cù, khi được các chuyên gia hướng dẫn thì họ biết phải làm gì và
học hỏi rất nhanh, và thực tế là các bạn làm việc tốt hơn 3 lần so với người Nhật của chúng
tôi, nhưng chỉ là khi các bạn làm một mình. Tuy nhiên, khi các bạn làm việc tập thể thì các
bạn làm không tốt bằng người Nhật chúng tôi vì khả năng làm việc nhóm của các bạn không
tốt bằng người Nhật và tôi có thể khẳng định rằng khi làm việc tập thể thì 3 người Việt
Nam mới bằng 1 người Nhật”. Câu nói này thật sự khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Trong triết lý quản lý của người Nhật hay các nước tiên tiến trên thế giới, người ta luôn
chú trọng vào phương thức làm việc nhóm (teamwork) ở tất cả các lĩnh vực: kinh doanh, tiếp
thị, quan hệ khách hàng... và đặc biệt nhấn mạnh trong lĩnh vực sản xuất. Đơn giản vì sản
xuất là nơi tập trung mọi nguồn lựchoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, làm việc


nhóm cũng là phương thức được khuyến khích và cần có trong quá trình thực hiện Hệ thống
sản xuất Lean.Tại Việt Nam, trước đây chúng ta vẫn chưa có ý thức và tinh thần hợp tác cao
trong khi làm việc tập thể, theo nhóm. Xuất phát từ sự chênh lệch về trình độ tri thức, tâm lý
ỷ lại, hoặc ghanh tị, thiếu trách nhiệm, thiếu tin tưởng lẫn nhau... đã dẫn đến cảnh "huynh đệ
tương tàn". Điều này thể hiện rất rõ trong môi trường làm việc hoặc sản xuất theo lối cũ.
Nhưng ngày nay,trong thời buổi kinh tế hội nhập, chúng ta phải nhìn nhận phương thức
làm việc nhóm là rất quan trọng vàảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công và hiệu quả trong
công việc


Câu 1: Đối với bạn, nhóm nào là quan trọng nhất, tại sao? Hãy trình bày những đóng
góp của bạn đối với những nhóm mà bạn đang tham gia trong thực tế.
Trả lời:
Con người là một sinh vật xã hội, điều đó có nghĩa là chúng ta không thể sống và làm việc
một mình. Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã gắn mình với một nhóm cơ bản nhất : Gia đình.
Sau đó khi lớn hơn, bước vào nhà trường chúng ta sẽ có những người bạn và nếu phù hợp sẽ
tạo thành các nhóm bạn.
Bản thân chúng ta với năng lực và tính cách sẽ có những ảnh hưởng lên nhóm, đồng thời
cũng chịu những tác động của bạn bè cả về điều tốt lẫn xấu: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì
sáng”.
Nhờ các hoạt động trong nhóm, chúng ta vừa phát triển những kỹ năng cá nhân, thu nạp
những kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời góp phần vào các hoạt động đem lại
những giá trị về vật chất và tinh thần cho tập thể, cộng đồng. Ngay từ xưa, ông bà ta cũng có
câu : “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Nhóm là gì ?
Nhóm không đơn giản chỉ là một tập hợp nhiều người làm việc cùng nhau hoặc làm việc dưới
sự chỉ đạo của một nhà quản lý. Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kỹ năng bổ
sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung.
Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt
được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm cũng phải có sự phụ thuộc vào thông tin

của nhau để thực hiện phần việc của mình.
Như vậy chúng ta tuy có nhiều hình thức nhóm khác nhau như : Nhóm bạn học tập, nhóm
bạn cùng sở thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ, các nhóm làm việc theo
dự án, nhóm làm việc trong tổ chức .v.v.
Nhưng tất cả đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau,
ngoài ra chúng ta còn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà các thành viên trong nhóm
cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu
đã đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến
của mình cho tập thể được đánh giá đúng đắn, chính xác và nhận được sự tưởng thưởng xứng
đáng, không có sự nhập nhằng gây ra ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi người. Những thành
viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể có được là từ sự đóng góp
tích cực của mỗi người.
Thế nào là một Nhóm làm việc
Một nhóm có thể hình thành theo nhiểu cách khác nhau: Các nhóm bạn học tập có khi hình
thành do sự chỉ định của thày cô, nhóm sở thích hình thành do sự rủ rê nhau, và các nhóm
làm việc trong một cơ quan, đơn vị là do sự tuyển dụng theo nhu cầu của đơn vị đó. Vì thế,
có những nhóm hình thành và gắn kết rất lâu, nhưng cũng có những nhóm chỉ hoạt động cùng
nhau trong một thời điểm nào đó. Nhưng điều quan trọng là, không phải nhóm nào cũng có


những mục đích hay có những hoạt động cùng nhau. Một nhóm người làm việc trong cùng
một văn phòng hay thậm chí một dự án chung không phải lúc nào cũng tiến hành công việc
của một nhóm làm việc. Nếu nhóm đó được quản lý theo kiểu chuyên quyền độc đoán, có lẽ
sẽ không có sự tác động qua lại liên quan đến công việc giữa các thành viên trong nhóm. Nếu
có bất kỳ tư tưởng bè phái nào trong nhóm, hoạt động của nhóm sẽ không bao giờ tiến triển
được. Ngược lại, một nhóm làm việc vẫn có thể phát triển dù các thành viên không cùng làm
việc hay sinh hoạt trong một môi trường, một không gian nhất định.
Nói một cách đơn giản, nhóm làm việc là nhóm tạo ra được một tinh thần hợp tác, biết phối
hợp và phát huy các ưu điểm của các thành viên trong nhóm để cùng nhau đạt đến một kết
quả tốt nhất cho mục đích mà nhóm đặt ra.

Hình thành và phát triển nhóm
Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm và số lượng cũng như năng lực của các
thành viên trong nhóm, các nhóm được hình thành và phát triển theo nhiều hình thức và thời
gian hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hầu như đều trại qua 4 bước cơ bản :
Bước 1: Tạo dựng: Khi được mời gọi hay đưa vào nhóm, các thành viên còn rụt rè, và tìm
kiếm những vị trí của mình trong nhóm, chưa bộc lộ nhu cầu cũng như năng lực cá nhân..
Một điều không thể thiếu là các thành viên sẽ thử khả năng lãnh đạo của trưởng nhóm. Thông
thường hầu như không có nhóm nào có được sự tiến bộ trong giai đoạn này.
Bước 2: Công phá : Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất của mỗi nhóm. Các thành viên thường
cảm thấy thiếu kiên nhẫn với việc thiếu sự phát triển của công việc, nhưng họ vẫn chưa có
kinh nghiệm làm việc như một nhóm thật sự. Họ có thể sẽ tranh cãi về những công việc được
giao vì phải đối mặt với những điều trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới và khiến họ cảm thấy
không thoải mái. Tất cả “sức mạnh” của họ dành để chĩa vào các thành viên khác, thay vì tập
trung lại và hướng tới mục tiêu chung.
Bước 3: Ổn định : Trong suốt giai đoạn này, các thành viên trong nhóm quen dần và điều
hoà những khác biệt giữa họ. Sự xung đột về tính cách và ý kiến giảm dần và tính hợp tác
tăng lên. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho công việc và bắt đầu có sự tiến bộ đáng kể
trong hiệu quả công việc.
Bước 4: Hoàn thiện: Ở giai đoạn này, các thành viên đã hiểu và thích nghi được với điểm
mạnh và yếu của từng người trong nhóm mình và biết được vai trò của họ là gì. Mọi người đã
cởi mở và tin tưởng nhau hơn, rât nhiều ý kiến hay được nêu ra thảo luận vì họ không còn e
ngại như lúc đầu. Họ linh hoạt sử dụng quyết định của mình như một công cụ để hiện thực
hoá những ý tưởng, ưu tiên những nhiệm vụ cần thiết và giải quyết những vấn đề khúc mắc.
Rất nhiều việc được hoàn thiện và sự gắn bó giữa các thành viên trong nhóm là rất cao.
Vì trải qua 4 giai đoạn như thế nên ban đầu, có vẻ như một nhóm hoạt động lại không đạt
được những hiệu quả như một cá nhân làm việc, vì thế nên sẽ đưa đến hậu quả là có một vài
cá nhân có năng lực, thừa nhiệt tình nên đã gánh vác hay ôm đồm công việc cho cả nhóm và
kết quả là những thành tựu mà nhóm có được chỉ là do công sức của một vài người, từ đó sẽ
đưa đến sự độc tài hay chia rẽ, dẫn đến sự tan rã nhóm.



Ngược lại, nếu biết cách làm việc nhóm thì sau giai đoạn công phá, nhóm sẽ ổn định và phát
huy được sức mạnh của tập thể, vượt qua những giới hạn của cá nhân để đạt đến được mục
đích chung mà mọi thành viên trong nhóm đều có thể hưởng được những ích lợi do nhóm
mang lại.
Kỹ năng tổ chức công việc
Nhóm làm việc là những cá nhân tập hợp lại và hình thành một đơn vị hoạt động cùng nhau,
vì thế mỗi thành viên trong nhóm đều phải biết kỹ năng để gắn kết và áp dụng tốt các kỹ năng
này để đạt được những hiệu quả nhất định. Có hai kỹ năng mà một nhóm cần phải có là kỹ
năng tổ chức các hoạt động cho nhóm và kỹ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm.
Kỹ năng tổ chức :
Bất kỳ một công việc gì, từ cá nhân đến tập thể đều cần phải có sự tổ chức, vậy phải dựa vào
yếu tố gì để có thể tổ chức một hoạt động để đem lại kết quả tốt nhất. Theo quan điểm của
người xưa, thì ta có 3 yếu tố là Thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Điều này có nghĩa là : Phải
gặp đúng thời cơ hay thời điểm thích hợp, phải thực hiện ở một địa điểm thích hợp, có những
yếu tố thuận lợi và điều quan trọng nhất là đạt được sự đồng lòng, hòa thuận giữa mọi người
với nhau. Còn hiện nay thì chúng ta có thể dựa vào nguyên lý 5W + 1 H để tổ chức một công
việc hay một hoạt động, một kế hoạch :
Khi bắt đầu bất kỳ một vấn đề gì mới, chúng ta phải trả lời được các câu hỏi:
Kế hoạch hay chương trình đó dùng để làm gì ( What )
Kế hoạch đó xuất phát từ đâu, ở đâu ra ( Where )
Khi nào thì bắt đầu tiến hành ( When )
Ai sẽ là người thực hiện hay phụ trách việc này ( Who )
Tại sao phải tiến hành hoạt động này ( Why )
Chúng ta sẽ thực hiện nó như thế nào ( How )
Nếu một kế hoạch hay dự án mà không trả lời được các câu hỏi này thì chúng ta không nên
tiến hành vì có nhiều khả năng thất bại hay chí ít cũng là những khó khăn khó khắc phục, có
thể dẫn đến sự mất đoàn kết hay tan rã nhóm.
Nguyên lý 5W1H được cho là có nguồn gốc từ bài thơ “The Elephant’s Child” của Rudyard
Kipling. Bài thơ này như sau:

I have six honest serving-men
They taught me all I knew
Their names are What and Where and When
And How and Why and Who.
Tạm dịch:
Tôi có 6 người đầy tớ trung thực
Họ đã dạy cho tôi biết mọi thứ
Tên của họ là Để làm gì – Ở đâu và Khi nào
còn có Thế nào – Tại sao và Ai đó.


Ngoài ra trong kỹ năng tổ chức, mỗi người trong nhóm đều phải nhận ra được thế mạnh cũng
như điểm yếu của mình để có thể đảm nhận hay sắp xếp các công việc, các trách nhiệm phù
hợp điều đó mới giúp cho nhóm đạt được những kết quả tốt nhất
Kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân
Như đã nói, để thực hiện các hoạt động thì một cá nhân dù xuất sắc đến đâu cũng không thể
thực hiện nếu không có sự trợ giúp của những người cùng làm việc với mình vì thế, điều cơ
bản nhất là phải tạo được sự đồng thuận hay tiếng nói chung giữa những người trong nhóm
để cùng nhau thực hiện. Để thực hiện được các hoạt động chung, thì mỗi một thành viên
trong nhóm cần phải có một số các kỹ năng sau đây ngoài sự đồng thuận chung về quan điểm
và mục đích của nhóm:
Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm
phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành
viên trong nhóm.
Lắng nghe không chỉ là sự tiếp nhận thông tin từ người nói mà còn phải biết phân tích, nhìn
nhận theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù
đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân.
Chất vấn: Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực Thực tế đây là một kỹ năng
khó mà bất kỳ ai cũng cần phải rèn luyện. Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên
những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ. Điều này đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần

xây dựng cho nhóm.
Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự. Tuy nhiên, điều quan trọng là trong nhóm cần có sự
cởi mở để khuyến khích mọi người có thể tiếp nhận những ý kiến trái chiều với quan điểm
của mình mà không tự ái. Người chất vấn cũng phải sử dụng những lời lẽ mềm mại và tế nhị,
không xoáy vào những điểm yếu lên tiếng phê phán hay chê bai để dẫn đến sự tranh luận vô
ích.
3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ
cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Khi thuyết phục,
ta phải dựa vào chính những ý kiến chung để củng cố hay làm cho nó trở nên hợp lý hơn chứ
không chỉ dựa vào lý lẽ cá nhân. Nhất là không thể dựa vào vị trí hay tài năng của mình để
buộc người nghe phải chấp nhận.
4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể
hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Khi các thành viên
trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành
công trong việc tổ chức các hoạt động của nhóm.
5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có người sẽ mạnh
lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác. Và nhiều khi, vấn đề mà nhóm đang
phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi các kỹ năng khác nhau.
Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của
nhóm.


6. Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình
huống tương tự trước đó. Trong nhóm đang thảo luận, người nào càng chia sẻ được nhiều
kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt cho nhóm, thì sẽ càng nhận
được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại. Và một khi, mỗi thành viên trong nhóm
đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở
và tích cực hơn.
7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt được là gì, và có cùng

chung khao khát hoàn thành nó. “Hãy tưởng tượng, chúng ta đang cùng ở trên một con
thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền về đến đích!”.
Khó khăn trong việc tổ chức hoạt động nhóm:
Tổ chức hoạt động là một điều không dễ dàng, có nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan
có thể đưa đến sự thất bại, thậm chí là tan rã nhóm. Ngoài những tác động khách quan từ bên
ngoài, còn có những yếu tố chủ quan mà chúng ta thường gặp phải khi tổ chức các hoạt động
cho nhóm, mà trong đó 4 yếu tố gây nhiều trở ngại nhất là :
Quá nể nang các mối quan hệ.
Chúng ta thường lẫn lộn giữa tình cảm cá nhân hay sự tôn trọng vị trí của các thành viên
trong nhóm để không đưa ra những góp ý, chất vấn hay tranh luận nhằm đạt đến những kết
quả tốt nhất. Chúng ta thường có thái độ “ Dĩ hòa vi quý” Nhưng đây là yếu tố để tạo sự đồng
thuận, chứ không phải sự xuê xoa, dễ dãi trong các điều kiện làm việc.
Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý
Chúng ta thường thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người
khác đưa ra ý kiến trong khi thực sự là mình không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ
làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc mạnh ai nấy làm. Cũng có nhiều
người thì lại chọn thái độ thụ động, “ngồi mát ăn bát vàng” ai làm gì cũng gật nhưng bản thân
mình thì lại không làm gì cả, hoặc chỉ chờ người ta làm trước mình chi nương theo, hay động
viên bằng miệng. Đây chính là thái độ có hại nhất cho các hoạt động của nhóm.
Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Chính do sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng
nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Ngược lại, nếu phải đứng ra làm thì
lại sẵn sàng có đủ lý do để biện minh cho những hạn chế của mình, và khi gặp thất bại thì
luôn tìm mọi lý lẽ để đổ trách nhiệm qua cho người khác, hay từ chối không dám nhận trách
nhiệm về mình.
Không chú ý đến công việc của nhóm
Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao
giờ chịu chấp nhận ý kiến của bât kỳ ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng mình
giỏi nên chỉ bàn luận trong phạm vi những người mà mình cho là tài giỏi trong nhóm, hoặc
đưa ý kiến của mình ra mà không cho người khác tham gia.



Đây là yếu tố quan trọng gây ra sự chia rẽ trong nhóm nhóm. Khi cả đội bàn bạc với nhau,
một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên không chịu nói ra hoặc cho
rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong khi phải bàn luận kỹ hơn để giải
quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện riêng với nhau. Cho đến khi thời gian chỉ còn 5-10
phút thì tất cả mới bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu. Và chính lúc đã có một người
lên thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng của mình mà không quan tâm
đến nội dung hay mục tiêu đề ra. Kết quả là chúng ta hoặc là không hiểu sẽ làm gì, hoặc sẽ
thực hiện với sự bất mãn, không đem lại hiệu quả cao cho nhóm.
Tổ chức công việc hay hoạt động cho nhóm là một kỹ năng cần thiết mà ngay từ khi còn là
học sinh, hay sinh viên, mỗi chúng ta đều cần phải học hỏi để vừa giúp cho sự phát triển của
bản thân, vừa góp phần vào sự phát triển chung cho tập thể mà chúng ta đang hoạt động trong
đó. Mình vì mọi người thì mọi người sẽ vì mình. Đó là yếu tố đem lại thành công cho cuộc
sống của mỗi người chúng ta


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Trường Đâị Học Tây Đô đã đưa môn học Kỹ
năng làm việc nhóm vào trong chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn sâu
sắc đến giảng viên bộ môn đã dạy dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho
em trong suốt thời gian học tập kỳ vừa qua. Trong thời gian được tham dự lớp học của cô, em
đã được tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích, học tâp được tinh thần làm việc hiệu quả,
nghiêm túc. Đây thực sự là những điều rất cần thiết cho quá trình học tập và công tác sau này
của em. Bộ môn Kỹ năng làm việc nhóm là môn học thú vị, bổ ích và gắn liền với nhu cầu
thực tiễn của mỗi sinh viên. Tuy nhiên, vì thời gian học tập trên lớp không nhiều, mặc dù đã
cố gắng nhưng chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng về môn học này của em còn nhiều hạn
chế. Do đó, Bài tiểu luận kết thúc học phần của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và
những chỗ chưa chuẩn xác, kính mong giảng viên bộ môn xem xét và góp ý giúp Bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn!




×