Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng làm việc nhóm (6)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.85 KB, 12 trang )

BÀI TIỂU LUẬN MÔN KỸ NĂNG
LÀM VIỆC NHÓM ĐH TÂY ĐÔ
MỤC LỤC
1.

Lời nói đầu

2.
Câu 1: Đối với bạn, nhóm nào là quan trọng nhất, tại sao? Hãy trình bày
những đóng góp của bạn đối với những nhóm mà bạn đang tham gia trong thực tế.
3.

Câu 2: Phân tích các yếu tố tạo nên một nhóm thành công

Câu 3: Bạn hãy đọc cuốn sách: “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc
phải làm” của nguyên Tổng giám đốc Tập Đoàn Deawoo - Kim Woo Chung (tải trên
mạng). Bạn ấn tượng nhất với phần (hoặc đoạn, câu nói) nào? Liên hệ với bản thân.
4.

Lời cám ơn

1


Lời nói đầu
Trong xã hội loài người nhóm hình thành rất sớm. Từ thời tiền sử, con người muốn
tồn tại phải sống thành từng nhóm. Nhóm để tránh thú dữ, nhóm để cùng săn bắn,
xây dựng chỗ ở chống chọi với thiên nhiên…
Trong xã hội ngày này tất cả người sử dụng lao đều mong muốn tuyển dụng sinh
viên tốt nghiệp có khả năng hợp tác, giải quyết vấn đề và làm việc theo nhóm. Đơn
giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của


từng người và bổ sung cho nhau. Kỹ năng làm việc nhóm giúp chúng ta thúc đẩy
hiệu quả công việc. Yêu cầu luôn đặc lên hàng đầu trong làm việc nhóm cần sự tin
tưởng lẫn nhau và có chung mục đích làm việc, luôn đưa ra ý kiến của riêng một
cách hiệu quả, có trách nhiệm với ý kiến mình đưa ra. Chấp nhận học hỏi từ những
lời góp ý mang tính xây dựng. Người phương Tây luôn xem công việc và bạn bè
khác nhau do đó trong khi làm việc rất thoải mái.
Trong thời buổi khi kỹ thuật càng ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc nhóm lại
cần thiết hơn bao giờ hết. Quá trình học sẽ giúp sinh viên nắm được sơ lược kiến
thức quan trọng về nhóm và cách làm việc trong cùng một nhóm. Ngoài áp dụng kỹ
năng làm việc nhóm vào các lĩnh vực cuộc sống, sinh viên cũng có thể áp dụng vào
học tập khi còn học trên ghế nhà trường. Kỹ năng làm việc nhóm tạo môi trường tốt
để bạn có thể phát triển kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm từ các thành viên trong
nhóm. Khi bạn nắm vững kiến thức, thực hành tốt những kỹ năng này bạn sẽ trở
thành một người thành công trong công việc là điều tất nhiên.

“Nếu tôi có một quả táo, bạn có một quả táo
Chúng ta trao đổi nhau, mỗi người cũng chỉ có một quả táo.
Nhưng tôi có một kiến thức, bạn có một kiến thức
Chúng ta trao đổi nhau, thì mỗi người sẽ có hai kiến thức.”

2


Câu 1: Đối với bạn, nhóm nào là quan trọng nhất, tại sao? Hãy trình bày
những đóng góp của bạn đối với những nhóm mà bạn đang tham gia
trong thực tế.

Trả lời: Một chương trình hay một công việc muốn thành công, đều có sự chung tay
góp sức của mọi người. Từ “nhóm” có nghĩa chỉ một tập hợp từ hai người trở lên.
Khái niệm nhóm ở đây chúng ta dùng là tập hợp một số người có cùng mục tiêu,

tương tác với nhau, tuân theo một quy tắc chung, từ thành viên phải có vai trò rõ
ràng. Vì vậy, làm việc theo nhóm là xu hướng chung của các tổ chức doanh nghiệp,
công ty, quốc gia ...và cả thế giới. Thế hệ trẻ ngày nay, rèn luyện kỹ năng làm việc
nhóm giúp bản thân và tối ưu hóa những công việc mà họ tham gia.
Đối với tôi nhóm quan trọng nhất là nhóm gia đình: con người khi còn là một đứa
trẻ sơ sinh chỉ biết khóc, không biết nhận thức và không biết ý thức... Gia đình là
một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã
hội đặc thù. Xã hội loài người giống như một đại gia đình lớn mà muốn có được đại
gia đình bắt buộc phải có sự xuất hiện của nhiều nhóm gia đình nhỏ được hình thành
tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ
nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên. Mối quan hệ trong gia đình là quan hệ
tình cảm, gia đình là cái nôi của tình yêu thương,là nơi mà bạn đã được sinh ra và
lớn lên trong vòng tay ấm áp của cha và mẹ. Gia đình là nơi hình thành và hoàn
thiện nhân cách và là trường tiểu học đầu tiên của một con người. Mỗi cá nhân là
sản phẩm của sự giáo dục trong gia đình
Bên cạnh đó, gia đình chính là tế bào của xã hội, có vai trò quyết định đối với sự
hình thành và phát triển của xã hội. Nhũng chuẩn mực tốt đẹp của nhóm gia đình

3


được tiếp nhận, phát triển, góp phần xây dựng, tô thắm làm rạng rỡ thêm bản sắc
văn hóa của dân tộc. Ngoài ra, nhóm gia đình còn là một nhân tố quan trọng, đóng
góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Như vậy, nhóm gia đình
thực sự rất cần thiết và quan trọng. Nó không chỉ có ảnh hưởng tới sự phát triển của
mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng tới cả sự phát triển của xã hội. Gia đình là nền tảng
của xã hội “ Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, hạt nhân của xã hội là gia đình” và trở
thành điểm tựa vững chắc trong suốt cuộc đời mỗi con người.
Hiện tại là một sinh viên tôi cũng đã từng tham gia rất nhiều nhóm như nhóm học
tập va nhóm sinh hoạt tập thể, nhóm rèn luyện kỹ năng... tham gia nhóm phần nào

giúp cho tôi hiểu thêm về tầm quan trọng và lòng quyết tâm thực hiện mục tiêu mà
nhóm đề ra.
Nhóm chính thức: Câu lạc bộ giọt máu hồng là một clb hiến máu ở trường, ở
dó tôi đã học được cách hòa đồng và có trách nhiệm hơn góp phần xây dựng và phát
triển nhóm, cùng một số anh chị trong câu lạc bộ hoàn thành mục tiêu mà nhóm đã
đưa ra thật tốt
Nhóm không chính thức: Nhóm làm báo cáo trong lớp, sau những bào giảng
trên lớp giáo viên thường giao tôi và các thành viên trong nhóm bài báo cáo, chúng
tôi phải họp nhóm và phân công cụ thể công việc mà minh chuẩn bị phải làm nhằm
mục đich làm cho bài báo cáo tốt nhất.

Câu 2: Phân tích các yếu tố tạo nên một nhóm thành công
Trả lời: Hình thức làm việc nhóm hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, phát
triển mạnh mẽ nhất ở các tổ chức, doanh nghiệp, công ty. Làm việc nhóm tạo diều
kiện tăng năng xuất và hiệu quả của công việc, có thể giảm được một số nhân sự,
khâu, trung gian nên linh goạt hơn. Linh hoạt sẽ giải quyết những vấn đề khó khăn,
nắm bắt cơ hội và giảm thiểu nguy cơ. Tuy nhiên, nhóm tập hợp nhiều người do đố
luôn có những thành viên mới với thành viên cũ, có quen nhau từ trước hoặc hoàn
toàn chưa quen nhau. Người trưởng nhóm luôn phải giải quyết mọi vấn đề, có khi
phải rơi vào tình cảnh bất đồng quan điểm đẫn đến công việc bị trì trệ bế tắc… Vậy
làm thế nào để giải quyết mọi vấn đề xảy ra và thực hiện tốt mục tiêu, hoạt động
công việc hiệu quả, thành công như mong muốn?
Muốn đạt đến hiệu quả cao trong công việc điều đầu tiên phải xác định đúng mục
tiêu từ đó đưa ra những chiến thuật dẫn đến sự thành công. Đặc trưng của một nhóm
thành công gồm 2 yếu tố. Thứ nhất về mặt nhân lực: mỗi thành viên có tài năng,
kiến thức, kinh nghiệm và bí quyết chuyên môn cần thiết để triển khai công việc,
đồng thời phải tìm cách để mọi thành viên có thể phát huy đươc tối đa năng lực cũng
như các điểm mạnh của mình. Thứ hai, về mục tiêu: tất cả các thành viên phải đồng

4



tình và mọi thành viên đều có thể tham gia xác định mục tiêu chung cụ thể và thực
tế của nhóm một cách bình đẳng
Trước tiên, ta phải biết được những đặc trưng của một nhóm thành công, hoạt động
hiệu quả. Dưới đây là 9 yếu tố dẫn đến sự thành công:

1. Có mục tiêu chung
Trong cuộc sống khi bạn làm bất kỳ chuyện gì cũng phải có mục tiêu rõ ràng
nếu bạn muốn thành công. Khi bắt đầu một công việc, việc đầu tiên bạn cần
phải xác định rõ mục tiêu bạn muốn đạt được. Trong làm việc nhóm cũng vậy,
các thành viên cùng chung mục tiêu phấn đấu công việc sẽ như diều gặp gió.
Nhưng trong thực tế hoàn toàn khác. Thường các thành viên trong nhóm bị
bắt đồng ý kiến, dẫn đến tình huống xung đột, mỗi người sẽ đi một hướng
riêng và nhóm lặp ra chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Vì vậy, đối với một nhóm điều
quan trọng là cần nhận thức được những mục tiêu của cả tổ chức thay vì chú
trọng quan điểm của từng cá nhân và cùng nhau làm việc để cùng nhau đạt
được mục tiêu chung. Ngược lại mục tiêu mơ hồ, không phù hợp, thiếu thực tế
khiến nhóm chán nản, khó khả thi, và mất năng lượng làm việc. Vì vậy, việc
xác định mục tiêu đúng đắn mang lại những ý nghĩa vô cùng thiết thực. Để
nhóm hoàn toàn tin tưởng vào tính khả thi của mục tiêu, cần xác định mục tiêu
theo nguyên tắc S.M.A.R.T:
• Specific: cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu
• Measurable: đo đếm được
• Achievable: có thể đạt được • Realistic: thực tế, không viển vông
• Time bound: có thời hạn.

2. Giao tiếp hiệu quả

5



Các thành viên trong nhóm nên giao tiếp thoải mái với nhau một cách trực
tiếp và hướng tới mục tiêu đạt được thành công cho dự án. Việc giao tiếp
giữa các thành viên với nhau và với trưởng nhóm nên là một quá trình hai
chiều. Điều này sẽ giúp họ hiểu nhau hơn đồng thời giải quyết những vấn đề
nảy sinh một cách nhanh chóng nhất.
Giao tiếp cởi mở, trung thực và tôn trọng. Các thành viên tự do bày tỏ suy
nghĩ, ý kiến và các giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề. Mọi người cảm
thấy được lắng nghe và thấu hiểu. Các thành viên nên hỏi các câu hỏi để làm
rõ ý kiến chứ không nên tìm cách phản bác đồng nghiệp của họ.

3. Lãnh đạo vững mạnh
Lãnh đạo nhóm liên quan đến nhiệm vụ và các mối quan hệ.Tốc độ của
người lãnh đạo là tốc độ của cả nhóm. Một người trưởng nhóm làm việc có
hiệu quả là người có thể làm tấm gương gương mẫu cho cả nhóm. Một
trưởng nhóm giỏi là người có thể đặt tầm quan trọng của mục tiêu nhóm trên
mục tiêu cá nhân và có thể đưa ra định hướng, đảm bảo các thành viên trong
nhóm giữ vững sự tập trung vào việc đạt được mục tiêu đó.
Người lãnh đạo tham gia vào việc lãnh đạo trong các cuộc họp, phân công
nhiệm vụ, ghi nhận những quyết định và cam kết, đánh giá tiến độ, đảm bảo
trách nhiệm của các thành viên trong nhóm và đưa ra định hướng cho toàn
nhóm.

4. Phân công hiệu quả

6


“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Để hoàn

thánh một khối lượng lớn công việc hay đẻ đạt được những mục tiêu lớn ta
cần phải chia nhỏ công việc ra. Phân công trách nhiệm cũng quan trọng như
đảm bảo hoàn thành mọi việc. Vì vậy cần phân công công việc dựa trên năng
lực của các thành viên trong nhóm. Khi phân công nhiệm vụ cần lưu ý những
tiêu chí sau:
- Mỗi nhiệm vụ nên giao cho một người cụ thể.
- Hiểu rõ những ưu, nhược điểm của mỗi thành viên, đánh giá được những kỹ
năng mà họ sở hữu. Từ đó mới có thể đảm bảo rằng nhiệm vụ được giao phó
cho thành viên phù hợp và tính khả thi cao nhất.
- Khi phân công nhiệm vụ, hãy giao những nguồn lực cần thiết và quyền tự
quyết định phần việc của nhóm viên.
- Cân bằng giữa số thành viên và số lượng công việc cũng như đảm bảo sự
công bằng đối với từng thành viên.
- Nếu nhiệm vụ không tìm được người có đủ năng lực giải quyết hoặc thành
viên không có đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ thì phải đào tạo lại. Trường
hợp xấu nhất, nhóm sẽ phải sa thải thành viên và tuyển dụng người mới.

5. Quản lý xung đột
Kỹ năng quản lý nhóm quan trọng nhất là kỹ năng quản lý xung đột, mâu
thuẫn do nhóm được tạo lên bởi nhiều người có tư tưởng, quan điểm, văn
hóa, nguồn gốc xã hội, cách làm việc và tính cách khác nhau…thì chuyện
xung đột tất nhiên phải xảy ra. Xung đột là yếu tố phá hoại nhưng cũng là yếu
tố xây dựng đối với hiệu qủa làm việc của nhóm. Để làm được việc quản lý
xung đột sao hoạt động nhóm có lợi . Nhóm cần phải giải quyết xung đột nhỏ
trước khi trở thành lớn. Tăng cường giao tiếp tìm ra nguyên nhân trước khi đi
kím tìm giải pháp. Linh hoạt tìm những cách giải quyết, công bằng và minh
bạch trong giải pháp. Mọi thành viên cần có thái độ tôn trọng nhau thông
cảm, sẽ chia nhau.
Muốn quản lý tốt xung đột người ta thường làm theo 4 bước:
-


Nhìn nhận ra xung đột, coi nó là vấn đề cần được gải quyết, xác định rõ
nọi dung chi tiết của xung đột, không quy kết, tố cáo.

-

Mọi người lắng nghe nhau, sẵn sàng thay đổi quan điểm của mình. Sẵn
sàng xây dựng vì mục đích chung.

7


-

Tìm hiểu hoàn cảnh và điều kiện của người có xung đột với mình để hiểu
quan điểm của họ.

-

Cố gắng tiến dần đến sự thỏa mãn của hai bên.

6. Sự tin tưởng
Chúng ta từ nhỏ đã nghe quen dân gian nói: “Mất cái gì thì được, chứ mất
lòng tin là mất tất cả”. Không dễ gì chúng ta nhận được lòng tin, nhưng sự ra
đi của lòng tin thì rất nhanh và khó lấy lại, thậm chí có thể để lại những tác
hại kèm theo.Trong bất kỳ mối quan hệ nào hoặc trong môi trường làm việc
theo nhóm, sự tin tưởng là yếu tố rất quan trọng. Không nên tiết lộ những bí
mật cá nhân, chi tiết dự án mới hoặc bất kỳ ý tưởng phát kiến mới trừ khi đó
là vì lợi ích của tổ chức.
Môi trường làm việc nhóm hiệu quả là nơi mọi người thoải mái chấp nhận rủi

ro hợp lý trong giao tiếp, ủng hộ các quan điểm và thực thi hành động. Các
thành viên trong nhóm tin tưởng lẫn nhau và lắng nghe ý kiến của nhau.

7. Tôn trọng
Con người là tài nguyên quý báu nhất của công ty, tôn trọng con người, làm
cho công việc trở thành một thứ hoạt động mang tính người kiểu mới. Yêu
nhân viên của bạn, anh ta sẽ càng yêu doanh nghiệp của bạn gấp bội.
Có một câu nói rất hay, đó là trái tim ai cũng bằng xương bằng thịt cả. Khi
bạn cảm thấy người khác đối xử với mình hữu nghị và tôn trọng mình, thì sẽ
không lấy oán báo ơn. Như thế, doanh nghiệp sẽ chiêu mộ được nhiều nhân

8


tài hơn. Một doanh nghiệp biết chiêu mộ nhân tài, sẽ phát đại, thịnh vượng,
và triển vọng sáng sủa hơn so với nhưng doanh nghiệp chỉ biết chi li tính toán
về tiền bạc, vật chất.

8. Tăng cường động lực làm việc nhóm
Khi con người thỏa mãn nhu cầu bậc dưới đến một mức độ nào đó sẽ tự nảy
sinh các nhu cầu ở bậc cao hơn. Do đó cần phải biết nhân viên đang ở cấp
bậc nào và hướng sự thỏa mãn vào các nhu cầu ở thứ bậc đó.
Thuyết nhu cầu E.R.G của R.Alderfert Con người luôn theo đuổi 3 nhu cầu
cơ bản sau:
- Nhu cầu tồn tại (existence needs)
- Nhu cầu quan hệ (relatedness needs)
- Nhu cầu phát triển (growth needs)
Động lực chỉ sức mạnh tác động lên một người hoặc sức mạnh nảy sinh ngay
trong lòng anh ta, thúc đẩy người đó hành động hướng tới một mục tiêu nhất
định. Động lực là sức mạnh tác động bên trong hay từ bên ngoài mỗi cá nhân

làm khởi phát và dẫn dắt hành vi của cá nhân đó. Con người có một đặc điểm
là chỉ làm việc hoặc tham gia vào một hoạt động nào đó mà họ cảm thấy và
tin tưởng rằng công việc (hoạt động) đó sẽ đem lại những lợi ích nhất định
cho mình. Lợi ích càng lớn thì mức độ thỏa mãn càng cao, càng kích thích
lòng say mê sáng tạo, hăng hái hoạt động. Như vậy, đối với một nhóm làm
việc, để tạo động lực cho các thành viên nhóm tích cực tham gia hoạt động
nhằm gặt hái được những thành quả lớn hơn, nhóm cần phải đưa ra những cơ
chế, chính sách mang lại lợi ích cho mỗi cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu,
nguyện vọng của họ. Dưới đây là những nhu cầu được người lao động lựa
chọn nhiều nhất:
- Được trả lương bổng cao
- Được ghi nhận công lao và sự đóng góp

9. Tự kiểm tra và liên tục cải tiến các quy trình, hoạt động thực tiễn và
sự tương tác của các thành viên trong nhóm
Kiểm tra là một trong những mắt xích quan trọng để đảm bảo tiến độ thực
hiện nhiệm vụ của nhóm. Cả nhóm cần thảo luận công khai về những chỉ tiêu

9


trong nhóm và những vấn đề gây cản trở tốc độ phát triển hoặc thảo luận về
tác động đến những nỗ lực, khả năng và chiến lược của nhóm.

Câu 3 : Bạn hãy đọc cuốn sách: “Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều
việc phải làm” của nguyên Tổng giám đốc Tập Đoàn Deawoo - Kim Woo
Chung (tải trên mạng). Bạn ấn tượng nhất với phần (hoặc đoạn, câu nói)
nào? Liên hệ với bản thân.

Với những gì đã mang lại, quyển sách như một ngọn lửa và góp phần truyền cảm

hứng cho thế hệ trẻ nói chung và cho riêng mình. Có rất nhiều điều mình đã học hỏi
và rút ra từ quyển sách này và áp dụng nó vào trong cuộc sống.
Và hơn thế mình cũng đã chọn ra những điều mà mình cảm thấy tâm đắc về cuộc
sống này.
Một ước mơ để chứa đựng một khát vọng lớn, cuộc đời không ai mà lại không có
một ước mơ, mình cũng có nhiều ước mơ nhưng hầu như mình không thể đạt được.
Dẫu cho cuộc đời có như thế nào thì mình phải luôn có những ước mơ cho riêng
mình, một ước mơ có thể cao có thể xa. Như tác giả đã nói “... Ước muốn của bạn
cũng phải cao cả như con người của bạn, và sự chịu đựng cũng phải rộng lớn như

10


kích thước con người của bạn”. Thật vậy, nếu mình không có ước mơ thì mình cũng
giống như một con tàu giữa biển và không biết trôi dạt về phương nào.
Bên cạnh những ước mơ là những triết lý sống, mỗi người có những triết lý sống của
riêng mình và không ai giống ai; mình có những triết lý sống của riêng mình, mình
không phủ nhận và luôn phải sống lạc quan hơn nữa. Chỉ có thế mình mới có thể
biến cuộc đời này thành một niềm vui, và đơn giản hóa mọi việc trên đời này.
Không dấu gì chính sự lạc quan đã giúp mình rất nhiều trong cuộc sống, dìu dắt
mình đi qua biết bao trở ngại và khó khăn tưởng chừng như sẽ bỏ cuộc.
Có rất nhiều con đường để đi, nhiều khi mình phân vân mãi không biết làm thế nào
khi đứng giữa hai con đường buộc mình phải chọn. Một người nói mình nên đào
sâu, một người lại bảo mình phải đào rộng. Để trở thành chuyên viên hay một
chuyên gia thì mình phải tập trung vào một thứ giống như đào sâu một cái hố vậy.
Và để trở thành một phù thủy hay một bậc thầy trong lĩnh vực đó thì mình phải hiểu
biết được mọi việc xung quanh, giống như đào một cái hố vậy, để đào sâu thì trước
hết phải đào rộng mình rất thích câu nói này của KIM, độ sâu tùy thuộc vào độ rộng.
Nói như vậy cũng có nghĩa phải xác định rõ mình cần sâu bao nhiêu và sẽ rộng như
thế nào là đủ.

Từ nhỏ mình bị ảnh hưởng của Ông nội mình nhiều nhất, tuy sau này mình sống
cùng với gia đình nhưng tính cách của mình thì ngược lại về cách nghĩ cũng như
cách làm, dù vậy gia đình mình vẫn sống rất hạnh phúc. Khi xa nhà, khi đó mình bị
ảnh hưởng của Xã hội nhiều hơn, những người xung quanh luôn là những người
Thầy. Và trong đó có những người mình rất kính trọng và nễ phục và đó là những
người làm ảnh hưởng đến mình nhiều nhất.
Thời gian làm việc của mình không nhiều, thế nên mình rất tôn trọng khoảng thời
gian này ở cơ quan cũng như trong cuộc sống. Mình nghĩ phải có những thói quen
cho thời gian của mình, để sao cho thời gian không bị lãng phí và trôi qua vô nghĩa.
Dù vậy nhưng mình vẫn chưa thể nào chiếm nỗi thời gian của mình, một thời gian
do chính mình tự đặt ra.
Có rất nhiều điều cần phải học từ những quyển sách như thế, giá trị của nó có thể
mang đến cho mình một giá trị sống tốt hơn, nó giúp mình ngộ ra những điểm mù
mà mình hay ngộ nhận. Tiền bạc, địa vị, danh vọng tất cả đều phải trải qua một
khoảng thời gian dài.
KIM nói Tiền bạc là một vật trung tính, nó không phân biệt tốt xấu và cũng không
tốt hay xấu. Đồng tiền như thế nào tùy thuộc vào người làm ra nó.
Quyển sách rất hay, rất hữu ích cho việc định hướng tương lai thanh niên chúng ta.
Xuyên suốt quyển sách là cả một quá trình phấn đấu, một sự nỗ lực vượt bật, một sự

11


tự tin đến đáng phục của một con người đầy tham vọng. Bên cạnh đó là lòng tự hào
dân tộc, lòng yêu nước vô bờ bến, những điều rất đáng để mỗi người trong chúng ta
phải học hỏi. Có những nội dung mang lại cho chúng ta niềm tin, cách suy nghĩ đầy
lạc quan. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng những vấn đề được đề cập ở đây có
vẻ quá lý tưởng, một sự trơn tru được viết ra từ một con người thành đạt và từng
trãi, phải chăng nói thì quá dễ, có một sự hồ nghi.
Khi ta định hướng cho mình một con đường, một hướng đi thì điều cuối cùng là ta

làm được hay không và làm như thế nào cho đạt. Một điều nữa về bài học thành
công hay thất bại là thất bại để thành công còn thành công thì không nên tự mãn,
phải luôn luôn phấn đấu nỗ lực tự hoàn thiện bản thân, hoàn thiện kỹ năng. Vì cuộc
sống vốn dĩ là một cuộc hành trình mà đích đến là sự hoàn thiện. Có những điều ở
đây vẫn như trong đời thường ta vẫn ước, mối quan hệ giữa người và người, quan hệ
cạnh tranh thật tốt đẹp, quả không dễ trở thành sự thật.

Lời cảm ơn: Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Trường Đại học Tây Đô
đã đưa môn học Kỹ năng làm việc nhóm vào trong chương trình giảng dạy. Đặc
biệt, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến giảng viên Phạm Ngọc Phương đã dạy dỗ,
rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa
qua. Trong thời gian được tham dự lớp học,ngoài việc tiếp thu những kiến thức bổ
ích, học tâp được tinh thần làm việc nhóm hiệu quả, nghiêm túc. Ngoài ra, thầy còn
truyền đạt nhiều kinh nghiệm sống, ở thầy tôi học được bài học đáng quý phải xem
xét kỹ trước khi mình đưa ra một quyết định.. Đây thực sự là những điều rất cần
thiết cho quá trình học tập và công tác sau này đối với tôi. Kỹ năng làm việc nhóm
là môn học thú vị, bổ ích và gắn liền với nhu cầu thực tiễn của mỗi sinh viên. Tôi
xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày 16 tháng 8 năm 2016
Sinh viên Nhan Khánh Linh

12



×