Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.44 KB, 14 trang )

BÀI THU HOẠCH
KỸ NĂNG ỨNG XỬ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ
Câu 1. Những giá trị mang lại của lắng nghe trong giao tiếp ứng xử
- Nghe và Lắng nghe
+ Nghe là hoạt động thường ngày của con người nên chúng ta
thường bỏ qua, ít quan tâm tới rèn luyện kỹ năng này mà cho rằng đã
có sẵn. Có kết quả nghiên cứu cho thấy rằng con người dùng 45%
thời gian giao tiếp hàng ngày cho việc nghe, tuy nhiên người ta lại
không được luyện nghe mà chủ yếu là luyện viết. Nghe và lắng nghe
khác nhau. Bởi vậy cần phải phân biết nghe và lắng nghe. Nghe là
thụ động, là trạng thái tự động mang tính chất vật lý.
+ Lắng nghe là chủ tâm, chủ động. Lắng nghe đòi hỏi tập trung,
tìm kiếm tích cực ý nghĩa của đối tượng nói. Trong giao tiếp chúng
ta phải cố gắng tạo ra trạng thái lắng nghe để đón nhận và hiểu đúng,
để giao tiếp cởi mở, để chọn lọc thông tin. Trong giao tiếp lắng nghe
sẽ tiếp nhận đầy đủ, trọn vẹn thông tin, giúp lợi thế trong giải quyết
vấn đề và đàm phán với đối tác. Lắng nghe còn thể hiện sự tôn trọng
đối tác và sự hợp tác làm việc và giải quyết vấn đề. Lắng nghe kết
hợp quan sát còn có thể nghe được những gì mà người ta không nói
bằng lời. Lắng nghe sẽ làm thỏa mãn người nói, thể hiện mình tôn
trọng người nói. Lắng nghe sẽ nhận nhiều thông tin dẫn tới việc ra
quyết định chính xác hơn. Lắng nghe người khác sẽ làm cho người
khác có cảm tình với mình, thân thiện với mình khi làm việc. lắng
nghe làm cho mình nắm bắt chính xác tính cách, tính nết và quan
điểm của người nói chuyện. Lắng nghe giữa hai bên tạo không khí
trao đổi thẳng thắn, hiểu nhau dẫn tới giải quyết mâu thuẫn, tìm kiếm
giải pháp nhanh hơn.
Trong cuộc sống bạn gặp rất nhiều người, mỗi người có những cách
lắng nghe khác nhau. Nhưng theo quan sát, có 10 kiểu nghe phổ biến
thường gặp trong các cuộc giao tiếp. Mỗi kiểu nghe ảnh hưởng đến chất
lượng của cuộc đối thoại.


 Nghe chỉ để nắm bắt sự việc
Với cách nghe này, người nghe chỉ để tâm đến những sự kiện, sự việc,
mà không màng đến những cảm xúc đi kèm của người nói.
Ví dụ: Như người vợ đi họp phụ huynh về lo lắng, nói với chồng về
việc học tập của con cái có phần giảm sút. Người chồng không chú ý đến
biểu cảm lo lắng trên khuôn mặt vợ, để cùng đồng cảm chia sẻ trách nhiệm
giáo dục, mà chỉ phán một câu chắc nịch “được rồi, để anh cho nó một
trận”.
1


=> Bài học rút ra là: Nếu không có kỹ năng lắng nghe, không thấu
hiểu, đồng cảm với người nói thì bạn sẽ có những kết luận, hành động sai
lệch.
 Nghe để phản bác
Với cách nghe này, người nghe tập trung chú ý tìm tới điểm mà mình
quan tâm trong những gì người ta đang nói, và hình thành trong đầu câu
phản bác để chứng tỏ mình đúng. Vì thế, bỏ qua nhiều sự kiện trong câu
chuyện; nhiều tình tiết bộc lộ cảm xúc không được chú ý tới.
Điều quan trọng nhất để nâng cao kỹ năng lắng nghe là thấu hiểu
thông điệp của đối phương chứ không phải là phản bác ý kiến của họ. Bạn
chỉ nghe để bảo vệ ý kiến của mình và cố gắng loại trừ ý kiến của người
nói thì bạn sẽ mãi không thể tiến thêm một bậc được.
 Nghe để giải quyết vấn đề
Với cách nghe này, người nghe cố kiếm thông tin để giải quyết vấn đề
mà quên rằng có thể người nói đang thực sự cần một cái gì khác, chẳng hạn
một sự cảm thông, một sự nâng đỡ.
Đôi khi người nói chia sẻ với bạn không phải để mong muốn bạn tìm
ra vấn đề của họ mà cần một sự cảm thông. Bởi vậy để có kỹ năng lắng
nghe tốt, bạn cần phải nắm bắt cảm xúc người nói để đồng cảm và chia sẻ

với họ.
 Nghe kiểu “Motor Running”
Với cách nghe này, người nghe, tai thì nghe, nhưng tâm trí và tay chân
thì đang làm việc khác, mặc cho người nói cứ nói. Vì thế, họ thực sự, chẳng
thể nghe được điều gì đó mà người nói đang cố gắng truyền đạt.
Đây là kiểu nghe phổ biến của không ít người. Họ vì quan tâm đến
bản thân, đến công việc của mình mà quên đi việc lắng nghe để thấu hiểu
người nói. Hãy nhập tâm vào cuộc giao tiếp và thấu hiểu người nói là điều
quan trọng để nâng cao kỹ năng lắng nghe của bạn.
 Nghe để trấn an
Với kiểu nghe này, người nghe thường nói: “Không sao đâu… Mọi sự
sẽ ổn thôi…”, nghĩa là người nghe tìm cách trấn an người nói mà quên
rằng, lắng nghe một cách chăm chú thường là cách tốt nhất giúp người nói
giải tỏa những cảm xúc khó chịu.
Đôi khi trong một cuộc giao tiếp, sự im lặng, kiệm lời của người nghe
lại là liều thuốc an thần rất tốt cho người chia sẻ. Hãy tùy hoàn cảnh, đối
tượng để lựa chọn cách lắng nghe tốt nhất. Đây cũng là bí quyết của những
người có kỹ năng lắng nghe chuyên nghiệp.
 Nghe mà không kiên nhẫn nghe

2


Với kiểu nghe này, người nghe tỏ vẻ mình rất bận rộn, bồn chồn, vì
thế, họ nghe mà hóa ra lại chẳng nghe. Hơn nữa, họ còn phơi bày phản ứng
cho thấy họ đang bị bó buộc ngồi nghe.
Ví dụ: Nghe nói chuyện, mà mắt nhìn ra chỗ này chỗ khác như trông
ngóng ai, nhìn đồng hồ, bấm điện thoại hay đứng dậy đi tới đi lui.
Bí quyết để thấu hiểu người khác chính là lắng nghe một cách kiên
nhẫn

 Nghe kiểu “mới nghe là tôi đã biết tỏng cả rồi ”
Với kiểu nghe này, người nói vừa nói chưa dứt một câu, thì người
nghe đã cho rằng mình đã biết cả rồi. Vì thế, họ chẳng thể nghe trọn vẹn
những điều đang được truyền đạt, nên thường hiểu sai ý người nói.
Những người hấp tấp, vội vàng thường có kỹ năng lắng nghe không
tốt. Đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến họ thường hỏng việc.
 Nghe kiểu chỉ bám vào lời nói mà bỏ qua ý
Với kiểu nghe này, người nghe chỉ chú trọng sự mộc mạc của từ trong
lời nói, mà không để ý đến ngôn ngữ biểu cảm của cơ thể, hay những xúc
cảm, những ý nằm ẩn sâu trong các lời nói.
Trong giao tiếp, những cử chỉ phi ngôn ngữ đóng góp quan trọng vào
sự thành công của cuộc đối thoại. Tuy nhiên nếu thông điệp phát ra từ
những cử chỉ đó không được người nghe giải mã thì cuộc đối thoại dễ đi
đến thất bại. Cũng chính bởi vậy, ngoài việc lắng nghe, bạn nên chú ý đến
những cử chỉ phi ngôn ngữ để thấu hiểu được đối tác.
 Kiểu nghe đem chuyện quá khứ đưa vào hiện tại
Với cách nghe này, người nghe bi thảm hóa tình trạng hiện tại bằng
những trải nghiệm đau buồn, khó chịu trong quá khứ. Vì thế, họ suy diễn,
tô vẽ những thông điệp nghe được theo cách của mình.
Đừng đem chuyện quá khứ, đặc biệt là những điều không tốt đẹp để
nói về hiện tại. Những người sở hữu kỹ năng lắng nghe tốt sẽ luôn nói về
hiện tại, nói về những điều tích cực để động viên người nói.
 Kiểu nghe tốt nhất: Không chỉ nghe bằng tai.
Kiểu nghe tốt nhất chính là khắc phục hạn chế của 9 kiểu nghe trên.
Lắng nghe với thái độ tôn trọng người nói, lắng nghe bằng mọi giác quan,
cử chỉ, nhạy bén và tham gia một cách tập trung vào câu chuyện của người
nói.
Khi bạn phải giao tiếp nhiều hơn với xã hội, gặp gỡ trao đổi kế hoạch
với đối tác, đồng nghiệp thì kỹ năng lắng nghe tốt sẽ là yếu tố quan trọng
để đàm phán thành công. Kỹ năng lắng nghe tốt cũng giúp bạn thấu hiểu

được những người xung quanh, cảm thông, chia sẻ với người thân, bạn bè.
Như vậy lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm
thanh thành ngữ nghĩa.
3


- Tầm quan trọng của lắng nghe
Mọi cuộc giao tiếp thất bại đều xuất phát từ việc người đối thoại
không có kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe không phải là một bản năng mà là
một nghệ thuật thấu hiểu người khác bởi lẽ "Con người mất 3 tuổi để học
nói nhưng phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe". Có miệng không có
nghĩa là biết nói. Có mắt không có nghĩa là biết đọc. Có tay không có nghĩa
là biết viết. Vậy có tai đâu có nghĩa là biết lắng nghe. Ta được học nói, học
đọc, học viết rất nhiều. Vậy ta học lắng nghe ở đâu và ai dạy ta? Một kỹ
năng mà chiếm đến 53% thời gian giao tiếp lại không được dạy. Từ bé ta
được dạy nói, dạy đọc, dạy viết rất nhiều. Nhưng lắng nghe ta chỉ được dạy
vẻn vẹn có vài câu: "Con phải biết nghe lời bố mẹ!", "Có nghe không thì
bảo?!" Nhưng làm thế nào để nghe hiệu quả thì không bao giờ được dạy.
Thiên nhiên cho ta 2 tai chỉ để dùng mỗi một việc là lắng nghe. Đôi
khi ta dùng vào việc phụ như đeo khuyên tai, hay để cho người khác kéo
tai. Còn chỉ có mỗi một cái miệng để nói, để ăn và rất nhiều việc phụ khác
nữa. Phải chăng ta nên nói ít và nghe nhiều gấp đôi. Khi ta có kỹ năng lắng
nghe tốt thì công việc sẽ thuận lợi hơn, cuộc sống gia đình vui vẻ hơn, giải
quyết xung đột dễ dàng hơn.
"Nói là gieo, nghe là gặt". Nhưng một thực tế đáng buồn là ta dùng
hơn một nửa thời gian giao tiếp cho lắng nghe mà hiệu quả chỉ đạt 25 –
30%. Nếu ta thực tế ta đi gặt mà như vậy thì chắc là... chết đói. Vậy ta còn
75% tiềm năng nữa chưa khai thác. Nếu bạn là nhà đầu tư khôn ngoan thì
tôi tin chắc bạn sẽ đầu tư vào mảnh đất tiềm năng 75% này.
- Giao tiếp

Khái niệm giao tiếp đó là một tập hợp những qui tắc, nghệ thuật, cách
ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hằng ngày giúp mọi
người hiểu nhau hơn. Có thể nói kỹ năng giao tiếp đã được nâng lên thành
nghệ thuật giao tiếp bởi trong bộ kỹ năng này có rất nhiều kỹ năng nhỏ
khác như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ
cơ thể, kỹ năng sử dụng ngôn từ, âm điệu… Để có được kỹ năng giao tiếp
tốt đòi hỏi người sử dụng phải thực hành thường xuyên, áp dụng vào mọi
hoàn cảnh mới có thể cải thiện tốt kỹ năng giao tiếp của mình. Ngoài ra
giao tiếp cũng là một loại hình thông minh của con người.
+ Nghệ thuật giao tiếp là gì?
Truyền đạt được thông điệp của mình là yếu tố tối quan trọng để phát
triển. Để làm được điều này, bạn phải hiểu thông điệp của mình là gì? Đối
tượng của thông điệp đó là ai? Và thông điệp đó sẽ được lĩnh hội như thế
nào? Bạn cũng cần phải cân nhắc bối cảnh xung quanh có thể ảnh hưởng
đến việc giao tiếp của mình ví dụ như tình huống thực tế hay bối cảnh văn
hóa.

4


Những rào cản trong giao tiếp có thể phát sinh trong bất kỳ giai đoạn
nào của quá trình giao tiếp (bao gồm người gửi thông điệp, nội dung thông
điệp, kênh truyền thông điệp, người nhận thông điệp, và những phản hồi lại
thông điệp) và có nguy cơ gây nên sự hiểu lầm và lẫn lộn.
Giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra liên tục mọi lúc mọi nơi. Là
cầu nối giữa người nói với người nghe. Trong công sở nếu có được kỹ năng
giao tiếp tốt mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn. Cơ
hội thăng tiến cũng rộng mở hơn với người có kỹ năng giao tiếp tốt. Người
làm kinh doanh luôn cần một kỹ năng giao tiếp tốt để mở rộng quan hệ
khách hàng, đối tác.

Trong gia đình mọi cá nhân cũng cần trang bị cho mình bộ kỹ năng
giao tiếp. Giao tiếp trong gia đình hiệu quả đòi hỏi mỗi người phải biết lắng
nghe tốt, biết truyền tải thông điệp đến với nhau mới đảm bảo cuộc sống
vui vẻ hạnh phúc. Con cái cần kỹ năng giao tiếp để thấu hiểu tâm lý và có
thể giao tiếp cởi mở, dễ dàng chia sẻ cảm xúc với ông bà cha mẹ. Ngược lại
người lớn cũng phải có kỹ năng giao tiếp để có thể lắng nghe con cái, chia
sẻ những suy nghĩ của thế hệ trẻ.
+ Học kỹ năng giao tiếp như thế nào?
Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có nhiều người cảm thấy lạc lõng giữa
những mối quan hệ. Cảm thấy khó khăn khi mở đầu câu chuyện , hay bế
tắc khi tìm hướng triển khai cho cuộc trò chuyện bị ngắt quãng. Đó là vì
bạn chưa nắm được những bí quyết trong nghệ thuật giao tiếp hằng ngày.
Có người hướng nội , có người hướng ngoại, nhưng có một điều người
hướng nội chưa chắc giao tiếp kém và người hướng ngoại cũng không hẳn
là người giao tiếp giỏi. Người giao tiếp hiệu quả và thành công là những
người sử dụng và thực hành kỹ năng giao tiếp một cách thuần thục nhất.
Không ai sinh ra đã sở hữu kỹ năng giao tiếp hoàn hảo. Ngay cả
những người bạn gặp trong cuộc sống hằng ngày, những người mà bạn gọi
là “ dẻo mỏ” hay “ người nói chuyện có duyên” . Những người đó nếu bạn
để ý sẽ thấy họ tập nói chuyện hằng ngày , nói nhiều và đúc rút kinh
nghiệm và dần sở hữu kỹ năng giao tiếp thành thạo nhuần nhuyễn hơn
người khác.
- Những giá trị mang lại của lắng nghe trong giao tiếp ứng xử
Nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông tin, đánh
giá nội dung thông tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt.
Tạo sự liên kết giữa người với người, đó là liên kết về xúc cảm. Lúc
này sự lắng nghe lại có thêm những mục đích mới tích cực về cảm xúc hơn
như:
Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
5



Chia sẻ sự cảm thông với người khác.
Khám phá ra những tính cách mới mẻ của người đã quen biết.
Ngoài ra, lắng nghe là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột,
mâu thuẫn; bằng sự chú tâm và chân thành khi lắng nghe bạn sẽ khiến đối
phương cảm thấy được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở với bạn hơn rồi sau
đó những nút thắt của vấn đề sẽ được tháo gỡ một cách nhanh chóng.
Những người biết lắng nghe là những người biết tiếp nhận những thông tin
mới, những ý kiến mới, vì thế họ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi việc
xung quanh, thành quả mà họ thu được sẽ là lòng tin của mọi người, khả
năng nắm được thông tin, khả năng cập nhật hóa thông tin và khả năng giải
quyết được vấn đề.
Câu 2: Chia sẽ những lỗi giao tiếp của bản thân và đề xuất cách khắc
phục. Từ đó đề xuất làm thế nào để ứng xử thông minh và chuyên
nghiệp?
- Những lỗi giao tiếp
 Không lắng nghe
Khi người khác nói, bạn có nóng vội đợi đến lượt mình nói hay
không? Nếu bạn không gác “cái Tôi” của bạn sang một bên thì sẽ không
bao giờ bạn có thể thực sự lắng nghe điều mà người khác đang nói.
Khi bạn thực sự lắng nghe người khác nói, bạn sẽ hiểu được nội dung
họ muốn đề cập. Khi bạn hỏi những câu hỏi liên quan đến nội dung cuộc
nói chuyện, người nói sẽ cảm thấy được bạn tôn trọng và nhận thấy bạn
thích câu chuyện của họ. Hãy khéo léo hỏi những câu hỏi khơi gợi được
nhiều thông tin. Cuộc hội thoại không thể là “một chiều”, cũng không phải
là một chương trình chạy tự động. Sự tương tác giữa hai người sẽ khiến
cuộc đối thoại diễn ra theo chiều hướng tốt đẹp.
 Hỏi quá nhiều
Khi bạn hỏi quá nhiều, người nói sẽ cảm thấy như đang bị bạn thẩm

vấn hoặc họ nghĩ bạn không thích cuộc nói chuyện này. Hãy tìm cách đặt
câu hỏi khôn ngoan hơn.
 Lúng túng
Khi bạn mới quen một ai đó hoặc gặp những người mà bạn không có
nhiều điều chung để nói, bạn sẽ thấy lúng túng, và đôi khi cả hai người cứ
im lặng, ngại ngùng. Những khi đó, bạn sẽ thấy căng thẳng, hồi hộp. Để cải
thiện được điều này, hãy dành thời gian đọc một vài tờ báo mỗi ngày. Mỗi
khi lúng túng vì không có đề tài cho cuộc nói chuyện, bạn có thể chuyển
sang nói về những vấn đề đang nổi bật trên báo chí.
Một cách khác là hãy tìm cách nói về những gì xung quanh bạn lúc
này, ví dụ đồ uống ra sao, bản nhạc mà quán đang chơi. Điểm mấu chốt là
6


bạn hãy cố gắng làm cho tinh thần mình thoải mái hơn, ví dụ, với người
mới gặp, bạn hãy tưởng tượng như đó là người bạn thân rất lâu ngày với
gặp lại và bạn muốn nói rất nhiều điều với họ. Như vậy, bạn sẽ thấy thoải
mái hơn khi chuyện trò. Nhưng đừng lạm dụng điều này, và cũng đừng làm
điều gì “lố” quá, chẳng hạn như ôm hôn một người mới gặp thì không hay.
 Diễn đạt khó hiểu
Đây là điều khiến cho chúng ta khó giao tiếp tốt với mọi người. Bạn
không thể diễn đạt được điều mà bạn muốn nói dù thông qua lời nói hay
điệu bộ, cử chỉ. Hãy thử một số cách như dưới đây:
Nói chậm lại: khi bạn hứng thú với một chủ đề nào đó, bạn sẽ có xu
hướng nói nhanh hơn, nhiều hơn về chủ đề đó. Hãy cố nói chậm lại. Điều
này sẽ giúp người nghe có thể nghe những gì bạn muốn nói tốt hơn, chính
xác hơn và hiểu nội dung đó dễ hơn.
Nói to hơn để người khác dễ nghe.
Nói rõ ràng, đừng ậm ừ
Nói có cảm xúc hơn: nếu bạn nói chuyện mà như đang đọc một trang

sách thì chắc không ai muốn nghe bạn nói. Hãy nói với ngữ điệu phù hợp
với cảm xúc, nó sẽ khiến người nghe chăm chú hơn
Có những đoạn nghỉ: khi bạn đã xong một ý trong mạch nói chuyện,
hãy dừng lại đôi chút để nhấn mạnh vào ý tiếp theo.
Học cách sử dụng điệu bộ, động tác thích hợp
 Phải tranh luận cho ra đúng-sai
Đừng bao giờ cố tranh luận cho đến khi bạn nắm được phần đúng.
Một cuộc nói chuyện chỉ là nói chuyện chứ không phải một cuộc thảo luận,
họp hành. Điều quan trọng của một cuộc nói chuyện là mọi người đều thấy
vui vẻ chứ không ai thấy ấn tượng khi lần nào nói chuyện bạn cũng là
người “thắng”. Hãy giữ tâm trạng thư giãn, giải trí trong các cuộc nói
chuyện.
 Nói về một chủ đề lạ lẫm hay tiêu cực:
Nếu bạn đang ở trong một buổi tiệc hoặc ở một nơi mà bạn chỉ mới
vừa kết bạn với một số người, bạn nên tránh một số chủ đề nhất định. Bạn
nên tránh nói về sức khỏe không tốt hay các mối quan hệ tồi tệ, công việc
hoặc ông chủ không hấp dẫn, các vụ giết người hàng loạt, hay các biệt ngữ
kỹ thuật mà chỉ có bạn và một số người khác hiểu, hoặc bất cứ điều gì có
thể dập tắt năng lượng tích cực của mỗi người. Những chủ đề như tôn giáo
hay chính trị nên được để dành để bàn luận với những người bạn thân của
bạn thôi.
 Không có sự trao đổi
Trong mỗi cuộc nói chuyện, hãy cởi mở và chia sẻ, trao đổi thông tin
với những người khác. Ví dụ, nếu một người nói về những kinh nghiệm cá
7


nhân của họ, hãy lắng nghe và nói với họ về những kinh nghiệm tương tự
của bạn. Đừng thụ động, im lặng, đợi người khác hỏi rồi mới nói. Những
người tham gia cuộc nói chuyện đều nên có vai trò chủ động trong câu

chuyện, đừng để cuộc nói chuyện chỉ diễn ra một chiều.
 Không có đóng góp gì cho cuộc nói chuyện
Đôi lúc, bạn thấy mình chẳng có gì để nói, nhưng hãy cố gắng thể hiện
mình. Ví dụ, lắng nghe và tỏ ra thích thú với những gì người khác nói, hỏi
những câu hỏi thích hợp hoặc những lời nhận xét thích hợp. Hãy sử dụng
điệu bộ, cử chỉ nhiều hơn.
 Không chịu trao đổi với người khác:
Hãy cởi mở nói lên những suy nghĩ và chia sẻ những cảm xúc của
bạn. Nếu có ai đó chia sẻ một kinh nghiệm, hãy cởi mở và chia sẻ lại những
kinh nghiệm của bạn. Đừng chỉ đứng đó gật đầu và trả lời ngắn ngủn. Một
khi ai đó đang “đầu tư” vào cuộc trò chuyện, họ muốn bạn cũng phải “đầu
tư” như họ. Giống như trong rất nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống, bạn
không thể luôn luôn chờ đợi cho bên kia bắt đầu trước. Khi cần thiết, hãy
chủ động và là người đầu tiên khai mào và đầu tư vào cuộc trò chuyện. Có
một cách là: thay thế một số câu hỏi bằng những câu khẳng định. Điều này
làm cho bạn ít thụ động hơn và cho người khác thấy quan điểm của bạn.
 Nhàm chán:
Đừng ba hoa về chiếc xe mới của bạn trong 10 phút mà không để ý
đến môi trường xung quanh. Sẵn sàng ngưng một chủ đề nào đó khi bạn bắt
đầu làm mọi người chán nản. Hoặc khi mọi người bắt đầu nhàm chán và
chủ đề không còn thú vị để bàn luận. Một cách tốt để có những chủ đề thú
vị để bàn luận- chỉ đơn giản là sống một cuộc sống thú vị. Và tập trung vào
những điều tích cực. Đừng than vãn về sếp hoặc công việc của bạn, mọi
người không muốn nghe điều đó. Thay vào đó, hãy nói về chuyến du lịch
gần đây của bạn, một số chuyện hài hước xảy ra trong khi bạn mua sắm
quần áo, kế hoạch cho đêm giao thừa hoặc một cái gì đó buồn cười hoặc
thú vị.
Một cách khác để quan tâm người khác thật lòng. Như Dale Carnegie
đã nói: “Bạn có thể quen được nhiều bạn bè trong hai tháng bằng cách thực
sự quan tâm đến người khác hơn là trong hai năm cố gắng để người khác

quan tâm đến bạn. Nói cách khác, cách để kết bạn là hãy trở thành một
người bạn.“
Biết một chút về nhiều thứ hoặc ít nhất là cởi mở để nói về chúng thay
vì cố gắng để lái cuộc trò chuyện trở lại chủ đề yêu thích của bạn. Nghĩa là:
nói về những cái gì đó giống như công việc, ban nhạc rock yêu thích, TVshow và nhiều những thứ khác… “Khai thông” một chút và đừng cứ mãi
đeo bám về một chủ đề, việc này sẽ làm cho cuộc trò chuyện thoải mái và
cởi mở hơn. Bạn sẽ như một người có thể nói về nhiều vấn đề một cách dễ
8


dàng . Khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm với những người khác, bạn sẽ thấy
phẩm chất này rất đáng giá trong một cuộc trò chuyện và làm cho bạn cảm
thấy rằng bạn có thể kết nối với mọi người dễ dàng hơn.
 Luôn muốn thu hút sự chú ý:
Tôi thường mắc phải lỗi này. Mọi người tham gia vào cuộc trò chuyện
cần phải được tỏa sáng. Không gián đoạn ai đó khi họ đang kể chuyện hoặc
chia sẻ quan điểm của họ về những gì bạn đang thảo luận để chuyển hướng
sự chú ý trở lại chính mình. . Hãy tìm sự cân bằng giữa nghe và nói.
- Đề xuất cách khắc phục
Để khắc phục các điểm yếu của mình trong giao tiếp, việc trước tiên là
đánh giá khả năng hiện tại về việc “quản lý cảm xúc”, hãy tự hỏi bản thân:
“Khi cảm thấy bị kích động, tôi có biết làm thế nào để nhanh chóng lấy lại
sự bình tĩnh?”. Cụ thể như: “Tôi có thể nhận biết sự tức giận của mình ngay
lúc tôi đang tức giận?”
+ Né tránh những tình huống nổi giận:
Một trong những nguyên nhân khiến bạn không thể kiềm chế được
cảm xúc của mình đó là tình trạng “lửa cháy đổ thêm dầu”. Bạn đang bực
bội về một việc làm, lời nói của ai đó, bạn sẽ rất dễ có ấn tượng không tốt
và khó lòng cư xử một cách mềm mỏng, nhã nhặn với họ. Lúc ấy, bất cứ
lời nói việc làm nào của họ cũng sẽ bị bạn nhìn nhận một cách tiêu cực. Và

khi bạn nổi giận, bạn sẽ đánh mất cảm tình của mọi người, kể cả người mắc
lỗi gây ra rắc rối. Chính vì vậy, cách tốt nhất là chưa nên tiếp xúc với họ
vội. Hãy để khi cảm xúc của bạn lắng xuống, cơn giận tan đi, bạn sẽ tỉnh
táo hơn để đánh giá, nhận xét mọi thứ một cách thực sự khách quan. Khi
bạn bình tĩnh giải quyết vấn đề, mọi người sẽ nể phục bạn, người có lỗi sẽ
hối hận và nhớ mãi sai lầm của mình… Tóm lại, bởi bạn rất coi trọng hình
ảnh bản thân, hãy biết rằng người khác cũng vậy. Đừng bao giờ đánh giá
người khác chỉ dựa trên vẻ ngoài.
+ Nghệ thuật xin lỗi:
Một vài người cho rằng xin lỗi sẽ làm họ mất thể diện và là một hành
động hạ mình, nhưng nếu không xin lỗi kịp thời bạn dễ làm tổn thương
người đối diện và phá hỏng mối quan hệ đang có. Đừng quên lời xin lỗi
chân thành, kịp thời có thể giúp bạn hàn gắn mối quan hệ đang xấu đi và
cũng tạo điều kiện để ai đó tha thứ cho bạn.
Điều quan trọng nhất là thành ý và thái độ của bạn. Trước bạn bè, có
thể bạn không cần quá rườm rà nhưng phải thật sự chân thành nếu muốn
được tha thứ và nên cho thấy mình hối hận về những gì đã làm. Hãy tỏ ra
có trách nhiệm bằng cách nhìn nhận lỗi lầm của mình và không cố gắng
bào chữa hay đổ lỗi cho người khác. Cho người ta biết bạn đã hiểu rằng
hành động đó làm tổn thương đối phương ra sao và sẵn sàng làm bất cứ
9


điều gì để bù đắp những tổn thương đã gây ra. Nếu lời xin lỗi trực tiếp
không có tác dụng, nên tìm cách khác như viết một bức thư để họ có thời
gian suy xét và đưa ra quyết định. Có thể lúc đầu họ từ chối, nhưng theo
thời gian, bạn sẽ được tha thứ.
+ Nghệ thuật nói lời không đồng ý:
Đừng nói “không đồng ý” với một quan điểm nào đó khi chưa đưa ra
được lý do chính đáng (mà chỉ muốn “đàn áp” giành phần thắng). Đừng nói

không đồng ý chỉ để chứng tỏ bạn khôn ngoan, sành sỏi và để thỏa mãn cái
“tôi” của mình.
Dù trong mối quan hệ nào, xung đột là điều không thể tránh khỏi,
nhưng để giữ được mối quan hệ tốt đẹp, cả hai phía cần phải cảm thấy đã
được lắng nghe. Mục tiêu không phải để giành chiến thắng, mà giải quyết
cuộc xung đột với sự tôn trọng và tình yêu.
+ Luôn hài hước trong mọi hoàn cảnh:
Sự hài hước luôn tạo cảm xúc tốt ngay cả khi bạn ở vào thời điểm đen
tối nhất. Nếu bạn muốn cuộc sống của mình thú vị và được nhiều người
yêu mến, hãy luôn mỉm cười mỗi khi có thể! Hãy quan sát mọi người, mọi
sự việc bằng con mắt hài hước, vui vẻ. Hãy học cách tự giễu bản thân và
giúp người khác nhận ra lỗi cũng bằng cách vui vẻ, hài hước như vậy
(nhưng đừng quá mức nhé!). Bạn càng tập trung vào những điểm tích cực
của sự việc thì bản thân bạn sẽ càng dễ kiềm chế cảm xúc và bạn sẽ cảm
thấy nhẹ nhàng thoải mái hơn.
Như vậy, làm chủ cảm xúc có nghĩa là bạn nhận biết và tự chủ trước
những cung bậc cảm xúc, nhất là cảm xúc tiêu cực để bạn có thể “chọn”
được hành động nào mà bạn thấy rằng đó là hành động phù hợp nhất. Biết
kiềm chế cảm xúc không chỉ để thành công trong giao tiếp, mà nó còn có
thể tạo cho bạn một tâm hồn tươi mới và hạnh phúc hơn nữa!
- Ứng xử thông minh và chuyên nghiệp
Để giao tiếp - Ứng xử thành công Trong cuộc sống, trong giao tiếp
hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ
dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu
trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử một cách thông minh, khôn
khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn
được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống, trong công việc . Để
giao tiếp, ứng xử thành công hơn bạn nên chú ý những nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc ứng xử:
 Hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu:

Không có ai là người hoàn toàn xấu cả. Khi đánh giá con người cụ thể
chúng ta thường bị những cách nhìn tĩnh tại, xơ cứng, bị định kiến che lấp,
ít khi tách ra được dù chỉ là tương đối đầy đủ những ưu điểm, nhược điểm
10


của họ và lại càng không xác định được giới hạn, hoàn cảnh, diễn biến có
thể có của những ưu điểm và nhược điểm đó. Con người cũng dễ bị chi
phối bởi qui luật cảm xúc "yêu nên tốt, ghét nên xấu". Kết quả là dễ mắc
sai lầm trong giao tiếp. Do vậy nguyên tắc đầu tiên trong nghệ thuật ứng xử
là hãy tiếp cận với con người ở góc độ không tốt, không xấu. Ở nguyên tắc
này, mỗi người có thể tự tìm cho mình một cách ứng xử thành công, ta tạm
chia thành các bước sau:
• Bước 1: Hãy thừa nhận (chấp nhận).
• Bước 2: Biết lắng nghe ý kiến, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của người.
Thấy cái mạnh, lợi thế của ta (cái ta có mà người không có).
• Bước 3: Tạo ra sự đồng cảm, gây niềm tin (hiểu biết lẫn nhau, gây
sự tin tưởng).
• Bước 4: Tìm điểm chung, mỗi bên đều thấy được cái lợi, cái vui và
cách cộng tác, tương lai của sự cộng tác đó.
• Bước 5: Tạo dư luận ủng hộ, xây dựng mối quan hệ thân tình.
 Lường mọi điều, tính đến mọi khả năng với nhiều phương án:
Nếu trong mỗi con người đều có những giá trị dương (+) (những đức
tín tốt, những mặt mạnh, những ưu điểm...) và có cả những giá trị âm (-)
(những tính xấu, những mặt yếu, những khuyết điểm...) thì với người này
có thể tới 90 (+), có 10 (-) hoặc ở người khác có thể đạt 99 (+) chỉ có 1 (-).
Vấn đề là ở chỗ cần phải biết nhìn ra "dấu cộng" trong cả khối "dấu trừ" và
phát hiện kịp thời "dấu trừ" trong "vô khối dấu cộng" để có thể dự đoán
được tác động có hại của mặt trái "dấu trừ" mà khởi thủy của nó chỉ là một
chấm nhỏ rất mờ nhạt trong cả khối "dấu cộng". Điều quan trọng hơn trong

phép ứng xử là tìm ra những chất xúc tác để kích thích phản ứng đổi dấu
tích cực xảy ra theo hướng 1 (+) trở thành n (+) và n (-) giảm xuống còn 1
(-).
 Nắm bắt nghệ thuật theo nhu cầu:
khó nhất trong giao tiếp ứng xử là đối tượng thờ ơ, không có nhu cầu.
Bạn sẽ ứng xử như thế nào khi đối tượng không muốn nói chuyện, không
muốn nghe bạn can ngăn, không muốn hợp tác với bạn v.v...?
* Hãy gợi trí tò mò hoặc cho họ thấy cái lợi, cái vui mà bạn đang có,
còn người ấy đang thiếu, đang cần.
* Chỉ cho họ bằng cách nào đó, thấy tia hy vọng vào kết quả, gây
thiện cảm, tạo sự tin tưởng.
* Giao trách nhiệm một cách công khai, tạo ra tình huống chỉ có tiến
chứ không có lùi, ràng buộc bằng những sợi dây vô hình về quan hệ nào đó
đã được hình thành.
* Gây niềm say mê, tìm được ý nghĩa trong cuộc sống, công việc
đang tiến hành.
* Củng cố niềm tin, thuyết phục về một kết cục tốt đẹp.
11


* Phải tạo ra sự an toàn, biết cách chống đỡ dư luận, tạo dư luận mới
ủng hộ.
* Tính đến nhiều phương án, chọn phương án hợp với mình nhất, có
thể tạo ra những vấp ngã nhỏ để luyện tập bản lĩnh, chủ động đề phòng tính
tự kiêu. Trong những trường hợp cụ thể đòi hỏi mọi người phải biết ứng
biến và điều quan trọng hơn là hãy tìm cho được sơ đồ đi tới thành công
riêng của mình.
- Một số cách ứng xử:
+ Nói chuyện bằng thái độ chân thành, tự nhiên. Tránh tỏ ra khó chịu,
gượng ép hay giả làm bộ vui vẻ, quan tâm đến người khác - như thế sẽ gây

ra ấn tượng xấu ở người đối diện.
+ Không đột nhiên im lặng, nói lấp lửng, làm ra vẻ bí mật để bắt
người khác phải chờ đợi.
+ Không ngắt lời một người đang hào hứng kể chuyện cho bạn. Khi
bạn làm cho họ mất hứng trò chuyện, có thể lần sau họ sẽ ngại chia sẻ với
bạn.
+ Nói chuyện gọn gàng, đủ ý, chỉ kể những chi tiết liên quan, không
thao thao bất tuyệt bất chấp người nghe có muốn nghe hay không. Để làm
được điều này, bạn cần phải có tài quan sát. Vừa kể một câu chuyện vừa
xem thái độ người nghe. Nếu họ có biểu hiện không hứng thú như ngáp dài,
lấy tay chống cằm, mắt trĩu xuống, nhìn ngó nghiêng chỗ khác...hãy chủ
động chuyển đề tài hoặc kết thúc nhanh câu chuyện.
+ Khi nói chuyện, nên giữ một khoảng cách vừa phải. Nếu không gian
có nhiều đồ vật riêng tư của người đối diện, hãy nhìn thẳng, tránh ngó
nghiêng lung tung vì họ sẽ nghĩ là bạn đang soi mói đời tư của họ. Với
người lớn tuổi, nên đứng lại gần hơn một chút vì họ có thể bị lãng tai,
không nghe rõ.
+ Nếu đang nói chuyện với nhóm đông người, tuyệt đối không có cử
chỉ thì thầm vào tai người bên cạnh hay ghi giấy chuyển cho người khác,
rồi làm ra vẻ bí mật. Đây là hành vi bị cho là thiếu lịch sự, kém tế nhị.
+ Không nên tâm sự chuyện riêng tư với tất cả mọi người.
+ Nếu không thể nói sự thật, đừng tìm cách nói dối. Ví dụ, có người
hỏi bạn chiếc áo mới mua của cô ấy có đẹp không. Nếu bạn thực sự thấy
xấu, đừng giả vờ khen đẹp. Hãy cho cô ấy biết cảm nhận của bạn một cách
khéo léo hoặc đưa ra một cách trả lời khéo léo: "hình như tôi không hợp
với phong cách này, tôi thấy không thích lắm..."
- SỬ DỤNG ÁNH MẮT KHI GIAO TIẾP:
+ Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào người đối diện, song đừng nhìn
chằm chằm. Thỉnh thoảng hãy đưa mắt nhìn phạm vi xung quanh họ để
giảm tải căng thẳng cho cả hai.


12


+ Không đảo mắt liên hồi, nhìn xéo sang một người trong khi nói
chuyện với người khác nữa.
+ Không đá lông nheo với người khác giới, trừ khi đó chỉ là cử chỉ hài
hước bạn tạo ra cho mọi người vui vẻ.
+ Không hướng mắt nhìn xuống chân: người bi quan, thiếu tự tin, kẻ
phạm tội thường có cử chỉ này, do đó nó gây ra những cảm giác không hay
ở người đối diện.
+ Dù nói chuyện với một người lớn tuổi hay nhỏ tuổi, bạn cũng đừng
nên nhìn vào khuyết điểm trên thân thể của họ. Dù bạn không cố ý nhưng
đôi khi ánh mắt của bạn lại gợi lên những ý nghĩ tiêu cực đầu họ.
+ Khi nhờ vả ai đó, trong khi chờ họ ra quyết định, không nên nhìn
chằm chằm vào họ. Vô tình ánh mắt của bạn lại tạo áp lực bắt họ phải đồng
ý giúp đỡ bạn. Khi ăn cơm, không nhìn người khác gắp thức ăn vì bạn sẽ
khiến họ lúng túng.
+ Tránh để cho người đối diện thấy bạn khóc, bởi bạn sẽ khiến họ rất
khó xử, dù họ có phải là người khiến cho bạn khóc hay không.
- Những điều nên tránh trong giao tiếp ứng xử:
+ Nói nửa chừng rồi dừng lại hoặc cướp lời người đang nói, làm nhiễu
thứ tự hoặc luồng suy nghĩ của người đó.
+ Không nói rõ và giải thích đầy đủ làm người nghe cảm thấy đột
ngột, khó hiểu đề tài nói chuyện của bạn. Không nên đưa những trọng tâm,
những khái quát làm người tiếp chuyện khó theo dõi mạch chuyện.
+ Nói sai đề tài, không quan tâm đến điều mình nói.
+ Nói thao thao bất tuyệt, không ngừng nêu các câu hỏi làm người tiếp
chuyện có cảm giác mình yêu cầu hơi nhiều quá.
+ Không trả lời thẳng vào câu hỏi mà người khác nêu ra, quanh co, dài

dòng, gây nên cảm giác không trung thực cho người hỏi.
+ Tự cho rằng mọi điều mình đều biết cả.
+ Làm ra vẻ hiểu biết sâu rộng.
+ Phát triển câu chuyện không tập trung vào chủ đề chính làm cho
người tiếp chuyện cảm thấy nhàm chán.
+ Ngắt bỏ hứng thú nói chuyện của người khác để ép người đó phải
chuyển sang nói về đề tài mà bạn thích.
+ Thì thầm với một vài người trong đám đông.
+ Dùng ngôn ngữ quá bóng bảy.
+ Chêm những câu tiếng nước ngoài trong câu nói của mình một cách
tùy tiện.
+ Đột ngột cao giọng.
+ Dùng những lời quá suồng sã với mức độ quan hệ.
+ Dùng những từ đệm không cần thiết.
+ Nói với giọng khích bác, chạm vào lòng tự ái của người khác.

13


Câu 3: Bạn tâm đắc nhất điều gì sau môn học này (hình ảnh, quan
điểm). Bạn sẽ vận dụng như thế nào trong cuộc sống và công việc?
- Tâm đắc
Sau tất cả buổi học trên lớp, bản thân tôi đã có thêm được rất nhiều
kiến thức bổ ích. Bài giảng sinh động, hấp dẫn, hài hước qa những ví dụ
thực tiển, những kinh nghiệm mà thầy đã trải qua và truyền đạt lại, và bản
thân cũng biết nhiều hơn về cách lắng nghe để vận dụng trong cuộc sống.
Có một câu nói mà người đời đi trước đã truyền lại và chắc chắn vẫn
là một bài học giá trị đến ngàn đời sau, đó là : “học ăn, học nói, học gói,
học mở” . Nhưng thật không may có nhiều người nghĩ rằng giao tiếp là một
chuyện đương nhiên mà không cần học hành chúng ta vẫn có thể làm tốt.

Và với những suy nghĩ đã dẫn đến những tình huống mâu thuẫn, xung đột
không đáng có, mình nói rất nhiều nhưng người khác không hiểu ý, những
điều mình nghĩ trong lòng và những điều nói ra miệng không trùng khớp
với nhau.
- Vận dụng
Theo cá nhân tôi, áp dụng từ thực tế trong mỗi cuộc giao tiếp, tôi nghĩ
cách nghe hiệu quả nhất là “Không chỉ nên nghe bằng tai”. Lắng nghe với
thái độ tôn trọng người nói, lắng nghe bằng mọi giác quan, cử chỉ, nhạy
bén và tham gia một cách tập trung vào câu chuyện của người nói. Và khi
nói chuyện dùng từ ngữ để mọi người xung quanh có thể hiểu một cách dể
dàng, biết điều chỉnh tốc độ cũng như giọng nói, biết cách ngắt quảng đúng
lúc để khi người nghe có thể tiếp thu và hiểu một cách đơn giản nhất
Khi bạn phải giao tiếp nhiều hơn với xã hội, gặp gỡ trao đổi kế hoạch
với đối tác, đồng nghiệp thì kỹ năng lắng nghe tốt sẽ là yếu tố quan trọng
để đàm phán thành công. Kỹ năng lắng nghe tốt cũng giúp bạn thấu hiểu
được những người xung quanh, cảm thông, chia sẻ với người thân, bạn bè.
Dân gian có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Đối với nhiều ý kiến phê bình, phản đối, không nên đáp lại bằng
những lời nói hằn học, nặng nề mà nhiều khi nên dùng lời nói nhẹ nhàng
nhưng chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.
Cuối cùng, một lần nữa xin chân thành cảm ơn thầy đã chia sẽ và
truyền đạt những điều bổ ích để giúp cho bản thân tôi nói riêng cũng như
tất cả sinh viên Đại Học Tây Đô nói chung có thêm kiến thức để vận dụng
vào cuộc sống hiện tại và công việc sau này.

14




×