Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.89 KB, 14 trang )

Câu 1: Những giá trị mang lại của việc lắng nghe khi giao tiếp ứng xử ?
Trong giao tiếp, nhiều người chỉ thích nói mà không thích nghe! Đó có
phải là một thói quen không? Đó là biểu hiện “hợm mình”. Người như vậy
thường cho rằng mình là quan trọng, hiểu biết hơn người. Lại có người
trong khi nghe người khác nói thường nói chen vào và cắt ngang câu
chuyện của người khác. Có thể nói, những người như vậy là vô duyên nhất!
Trong giao tiếp, kỹ năng nghe là rất cần thiết. Khi nghe người khác nói
chuyện, bạn nên tập trung chú ý lắng nghe, đó là biểu hiện sự tôn trọng và
khuyến khích người nói. Bạn đừng vội nói về mình nhé! Những tiếng:
“Thật thế sao?”, “Thú vị nhỉ?” thật ra không có thông điệp quan trọng
nhưng nhiều khi lại làm cho cuộc nói chuyện thêm rôm rả, làm cho người
nói và người nghe trở nên gần gũi, thân thiện. Có người tỏ ra hờ hững khi
nghe người khác nói, đó cũng là biểu hiện xem thường người khác. Không
gì buồn bằng khi đang có niềm tâm sự muốn giãi bày với người khác mà
người đó lại tiếp thu với thái độ thờ ơ! Bởi vậy nói chuyện có duyên không
phải là khéo nói mà trước hết phải có sự cảm thông với tâm tư của người
nói. Người muốn nói chuyện với ta không phải để nghe ta nói mà thực ra
họ muốn ta chia sẻ tâm sự với họ. Bởi vì: có niềm vui nếu kể được với ai,
niềm vui sẽ nhân đôi. Nỗi buồn nói được với ai, nỗi buồn sẽ vơi đi một
nữa.
Nghệ thuật nghe đòi hỏi sự kiềm chế tính hiếu thắng và tính cách điềm đạm
của người nghe. Điều đó được thể hiện rõ nhất trong giao tiếp hàng ngày.
Ngay cả lúc nói chuyện vui giữa chốn đông người, bạn cũng nên biết
“lượng sức mình“, nếu trước đó đã có người nói chuyện hay rồi, thông
minh hóm hỉnh rồi, bạn cảm thấy mình không thể nói hay hơn, hấp dẫn hơn
họ được, tốt nhất ta nên im lặng mà thưởng thức, để không trở thành kẻ
nhạt nhẽo, vô duyên.
Thế mới biết: Nghe là cái tài không phải ai cũng có, mà thực ra chúng ta
cũng cần phải luyện đấy! Người biết nghe đâu phải là người kém cỏi? Tục
1



ngữ có câu: "Lời nói là bạc, im lặng là vàng”, chúng ta cần rèn luyện mình
thành một khán giả kiên nhẫn biết lắng nghe bạn nhé!
Mục đích của việc lắng nghe.
- Nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông tin, đánh
giá nội dung thông tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt.
- Tạo sự liên kết giữa người với người, đó là liên kết về xúc cảm. Lúc
này sự lắng nghe lại có thêm những mục đích mới tích cực về cảm xúc hơn
như:
+ Tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
Ví dụ: Trong lớp học nếu có một bạn rất chăm chú nghe cô giảng bài và
ghi chép tích cực, phát biểu ý kiến thì cô giáo sẽ ấn tượng với bạn này
nhiều, có thể là nhớ mặt hay nhớ tên tạo được thiện cảm tốt với giáo viên.
+ Chia sẻ sự cảm thông với người khác.
+ Khám phá ra những tính cách mới mẻ của người đã quen biết.
* Ngoài ra, lắng nghe là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột,
mâu thuẫn; bằng sự chú tâm và chân thành khi lắng nghe bạn sẽ khiến đối
phương cảm thấy được tôn trọng và họ cũng sẽ cởi mở với bạn hơn rồi sau
đó những nút thắt của vấn đề sẽ được tháo gỡ một cách nhanh chóng.
Những người biết lắng nghe là những người biết tiếp nhận những thông tin
mới, những ý kiến mới, vì thế họ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi việc
xung quanh, thành quả mà họ thu được sẽ là lòng tin của mọi người, khả
năng nắm được thông tin, khả năng cập nhật hóa thông tin và khả năng giải
quyết được vấn đề.

Biết cách lắng nghe sẽ tạo cho bạn những lợi ích gì ?
 Lắng nghe thật sự sẽ đem lại cho bạn những lợi ích sau:
2



 Nắm rõ nội dung thông tin qua đó nhận ra trách nhiệm vai trò
của mình trong vấn đề đang thảo luận( đang được đề cặp đến).
 Xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi người.
 Thể hiện sự quan tâm, tôn trọng.
 Đồng cảm với những khó khăn của người nói.
 Hiểu và đưa ra những câu trả lời hoặc ý kiến tư vấn hợp lý.
 Nhận ra những ẩn ý của người nói
 Theo nghiên cứu, tốc độ nói của một người khoảng 125 từ/
phút trong khi tốc độ tư duy của người nghe gấp 4 lần người đang nói cho
nên khi người nói đang mãi mê nói thì người nghe đã có đủ thời gian để
mổ xẻ, phân tích, kiểm tra ý kiến… Có sự ứng phó thích hợp chiếm ưu thế.
KẾT LUẬN.
Tóm lại, giao tiếp không chỉ đơn giản là biết cách nói. Giao tiếp tốt đòi
hỏi cả 2 kỹ năng: nói và lắng nghe. Lắng nghe và biết cách lắng nghe sẽ
giúp bạn có thêm lợi thế và giành thêm thiện cảm của đồng nghiệp, cấp
trên, khách hàng…Hơn nữa, biết lắng nghe - điều này có vẻ đơn giản
nhưng không phải ai cũng có thể làm được vì vậy mỗi người trong chúng ta
phải rèn luyện cho mình cách lắng nghe người khác, lắng nghe người khác
cũng là một cách để nâng cao giá trị của mình. Người ta thường nói” Nói là
bạc, im lặng là vàng”, theo tôi nên đổi lại thành “ Nói là bạc, lắng nghe là
vàng” thì hay hơn!

3


Câu 2: Chia sẽ những lỗi giao tiếp của bản thân và đề xuất cách khắc
phục. Từ đó làm thế nào để ứng xử thông minh và chuyên nghiệp ?.
 Những lỗi giao tiếp của bản thân:
Thiếu tự tin trong khi giao tiếp với người lạ
Không tạo được sự thu hút với người đối diện trong khi giao tiếp

Không nắm bắt được vấn đề dẫn đến lạc đề
Giọng nói chưa được to và rõ ràng
Cảm xúc tiêu cực làm chi phối lời nói và hành động
Khả năng truyền đạt kém
 Cách khắc phục:
Phải biết tin tưởng vào bản thân sử dụng những kiến thức đã học để giao
tiếp
Nụ cười là yếu tố giúp bạn tự tin hơn
Khi nói chuyện với thái độ chân thành tự nhiên, giao tiếp thông qua ánh
mắt và có sự chuẩn bị kĩ càng thông điệp cần truyền tải
Tạo sự thu hút và chú ý thông qua trang phục, trang điểm phù hợp
Tập chung lắng nghe phân tích sự việc để đưa ra ý kiến đúng vấn đề
Luyện tập trước gương cách phát âm cách lấy hơi để lời nói rõ ràng tròn âm
chữ
Quản lí cảm xúc bình tâm suy nghĩ kỹ càng trước khi nói, phải hướng đến
những điều tích cực
 Cách ứng xử thông minh và chuyên nghiệp:
Xác định được mục tiêu rõ ràng và phương thức thực hiện
Xác định nhu cần của đối tượng giao tiếp
Cách mở đầu một câu chuyện đẻ gây ấn tượng
Hiểu đối phương thông qua những biểu hiện từ ngôn ngữ cơ thể
Cách tạo thiện cảm trong giao tiếp thông qua ánh mắt
Tạo thiện cảm thông qua các sắc thái trên khuôn mặt
Gia tăng khả năng thuyết phục qua sức mạnh từ cánh tay
4


Biết cách bắt tay để tạo nên sự thân thiện và gần gũi
Hiểu được tầm quan trọng của khoảng cách và chổ ngồi trong giao tiếp
Phân tích hành vy của các nhóm đối tượng khi giao tiếp

Đặt câu hỏi thể hiện sự quan tâm tạo thiện cảm
Kỹ năng sử dụng giọng nói
Có kỹ năng lắng nghe thực sự
Cách đặt câu hỏi làm quen và thiết lập mối quan hệ
Khi giao tiếp bằng lời
- Xưng hô: luôn tuân theo tuổi tác. Hễ người lớn tuổi hơn bạn, bạn phải
gọi bằng anh, chị, chú bác, cô, dì... Nếu độ tuổi chênh lệch không ít, bạn có
thể xưng tên. Trong công việc, tùy cấp bậc mà người làm chức vụ thấp hơn
có thể gọi cấp trên là anh/chị. Tuyệt đối không nói chuyện nhát gừng, trống
không, dù là với đối tượng nào vì điều đó thể hiện sự thiếu lịch sự, thô lỗ
của người nói. Không xưng hô quá thân mật so với mối quan hệ.
- Cách nói: rõ ràng, dễ hiểu. Nội dung lời nói phải phù hợp với trình độ,
độ tuổi người nghe. Hoặc cùng một nội dung, nhưng nếu bạn nói với một
bác nông dân thì sẽ khác, nói với một cô giáo thì sẽ khác. Hai người có
trình độ chênh nhau cùng nói chuyện, nếu không có sự điều chỉnh cách nói
thì sẽ rất khó mà truyền đạt cho nhau hiểu. Trong trường hợp bạn không
thể điều chỉnh cách nói chuyện, ngôn ngữ thường dùng của mình, bạn có
thể bị cho là kiêu ngạo, tự phụ, kém hòa đồng.
- Tránh lối nói mỉa mai, "nói mát": lối nói chỉ trích người khác một cách
bóng gió, văn hoa, tưởng khen mà chê qua giọng điệu nguýt ngoáy luôn tạo
ra ấn tượng cực xấu cho người nghe, và người nói cũng bị đánh giá không
ít. Lối nỏi mỉa mai thể hiện bạn luôn có thái độ thù địch, kém vị tha và hay
xét nét người khác. Xem lại những bộ phim, hài kịch có nhân vật là các bà
mẹ chồng với con dâu, bạn dễ bắt gặp lối nói này. Và bản thân bạn khi
nghe điều đó cũng không cảm thấy thoải mái, đúng không?
5


- Tránh lối nói gây cảm giác không tốt nơi người khác: thỉnh thoảng,
cách nhận xét, đánh giá sự việc một cách thái quá của bạn khiến người đối

diện cảm thấy tâm trạng tồi tệ hơn. Ví dụ, một cô bạn vừa ốm dậy mà bạn
đã nói "sao sắc mặc nhợt nhạt ghê vậy" sẽ tệ hơn rất nhiều. Thay vào đó,
bạn có thể nói "nhìn mặt cậu có vẻ khá hơn lúc ốm đấy". Đó chính là một
lời an ủi, động viên rất tốt với những người đang ở trong giai đoạn không
tốt như vậy.
- Không đề cập đến các chủ đề mà người nghe không hiểu, không quan
tâm hoặc các chủ đề nhạy cảm: Tốt nhất, để an toàn, bạn đừng nói về chủ
đề tôn giáo, chính trị, pháp luật, giới tính.
- Cách dùng từ: Không dùng tiếng lóng ít người biết, khẩu ngữ, từ địa
phương, tránh hiểu nhầm cho người đối diện. Không dùng từ chuyên
ngành, từ cổ, ngôn từ quá hoa mỹ: Người nghe sẽ có cảm giác là bạn đóng
kịch, hoặc bạn là người của những thế kỷ trước.
Cách ứng xử khi giao tiếp
- Nói chuyện bằng thái độ chân thành, tự nhiên. Tránh tỏ ra khó chịu,
gượng ép hay giả làm bộ vui vẻ, quan tâm đến người khác - như thế sẽ gây
ra ấn tượng xấu ở người đối diện.
- Không đột nhiên im lặng, nói lấp lửng, làm ra vẻ bí mật để bắt người khác
phải chờ đợi.
- Không ngắt lời một người đang hào hứng kể chuyện cho bạn. Khi bạn làm
cho họ mất hứng trò chuyện, có thể lần sau họ sẽ ngại chia sẻ với bạn.
- Nói chuyện gọn gàng, đủ ý, chỉ kể những chi tiết liên quan, không thao
thao bất tuyệt bất chấp người nghe có muốn nghe hay không. Để làm được
điều này, bạn cần phải có tài quan sát. Vừa kể một câu chuyện vừa xem
thái độ người nghe. Nếu họ có biểu hiện không hứng thú như ngáp dài, lấy
tay chống cằm, mắt trĩu xuống, nhìn ngó nghiêng chỗ khác... hãy chủ động
chuyển đề tài hoặc kết thúc nhanh câu chuyện.
6


- Khi nói chuyện, nên giữ một khoảng cách vừa phải. Nếu không gian có

nhiều đồ vật riêng tư của người đối diện, hãy nhìn thẳng, tránh ngó nghiêng
lung tung vì họ sẽ nghĩ là bạn đang soi mói đời tư của họ. Với người lớn
tuổi, nên đứng lại gần hơn một chút vì họ có thể bị lãng tai, không nghe rõ.
- Nếu đang nói chuyện với nhóm đông người, tuyệt đối không có cử chỉ thì
thầm vào tai người bên cạnh hay ghi giấy chuyển cho người khác, rồi làm
ra vẻ bí mật. Đây là hành vi bị cho là thiếu lịch sự, kém tế nhị.
- Không nên tâm sự chuyện riêng tư với tất cả mọi người.
- Nếu không thể nói sự thật, đừng tìm cách nói dối. Ví dụ, có người hỏi bạn
chiếc áo mới mua của cô ấy có đẹp không. Nếu bạn thực sự thấy xấu, đừng
giả vờ khen đẹp. Hãy cho cô ấy biết cảm nhận của bạn một cách khéo léo
hoặc đưa ra một cách trả lời khéo léo: "hình như tôi không hợp với phong
cách này, tôi thấy không thích lắm...
Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp:
- Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào người đối diện, song đừng nhìn chằm
chằm. Thỉnh thoảng hãy đưa mắt nhìn phạm vi xung quanh họ để giảm tải
căng thẳng cho cả hai.
- Không đảo mắt liên hồi, nhìn xéo sang một người trong khi nói chuyện
với người khác nữa.
- Không đá lông nheo với người khác giới, trừ khi đó chỉ là cử chỉ hài hước
bạn tạo ra cho mọi người vui vẻ.
- Không hướng mắt nhìn xuống chân: người bi quan, thiếu tự tin, kẻ phạm
tội thường có cử chỉ này, do đó nó gây ra những cảm giác không hay ở
người đối diện.
- Dù nói chuyện với một người lớn tuổi hay nhỏ tuổi, bạn cũng đừng nên
nhìn vào khuyết điểm trên thân thể của họ. Dù bạn không cố ý nhưng đôi
khi ánh mắt của bạn lại gợi lên những ý nghĩ tiêu cực đầu họ.
- Khi nhờ vả ai đó, trong khi chờ họ ra quyết định, không nên nhìn chằm
chằm vào họ. Vô tình ánh mắt của bạn lại tạo áp lực bắt họ phải đồng ý
7



giúp đỡ bạn. Khi ăn cơm, không nhìn người khác gắp thức ăn vì bạn sẽ
khiến họ lúng túng.
- Tránh để cho người đối diện thấy bạn khóc, bởi bạn sẽ khiến họ rất khó
xử, dù họ có phải là người khiến cho bạn khóc hay không.
Trang phục phù hợp:
Cách ăn mặc cũng góp phần quan trọng trong việc giao tiếp của bạn. Hãy
đảm bảo là bạn luôn gọn gàng, lịch sự thì mới có thể tự tin đứng trước mặt
mọi người trình bày vấn đề của bạn. Đứng thẳng, nói chuyện rõ ràng và tự
nhiên cũng là những điểm nên chú ý khi nói chuyện với người khác.
Tóm lại, khi bạn áp dụng và làm tốt được những điều này thì dần dần,
không chỉ khẳng năng giao tiếp trước đám đông của bạn được năng lên mà
bạn còn khẳng định được mình trong mắt người khác.

8


Câu 3: Bạn tâm đắt điều gì khi học môn này. Bạn sẽ vận dụng như thế
nào trong cuộc sống và công việc ?.
Điều tâm đắt khi học môn này:
Điều làm em tâm đắt sao khi học môn này đó là sự lười biếng sẽ không
mang lại thành công. Thông qua cách giảng dạy của thầy làm em hiểu rõ
hơn bằng những ví dụ cụ thể của các câu chuyện có thật và các video ngắn
nói về sự lười biến và siêng năng sẽ dẫn ta đến đâu thành công hay thất bại.
Cách dạy của thầy nó rất mới mẻ không khiến người nghe nhàm chán
những điều thầy nói ra điều có ý nghĩa truyền đạt kinh nghiệm sống mà
thầy trải qua và đúc kết được. Thầy giúp chúng em hiểu được giá trị của
cuộc sống, biết phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của. Đem đến những bài học
bổ ích giúp hoàn thiện bản thân, bổ sung những kiến thức chưa biết. Bên
cạnh đó em đã học từ thầy những kỹ năng cơ bản trong giao tiếp trước hết

là việc lắng nghe trong giao tiếp nghe có vẻ đơn giản nhưng khi thực hiện
là một việc không dễ. Nó đòi hỏi ta phải kiên nhẫn tập chung thì mới có thể
lắng nghe tốt. Từ việc lắng nghe tốt chúng ta mới giao tiếp tốt được vì khi
lắng nghe sẽ giúp ta hiểu được nghe khác muốn gì cần gì. Sao khi học môn
này em thấy mình còn nhiều điều thiếu xót cần phải khắc phục dù là những
điều xung quanh thấy chúng nhỏ nhặt nhưng nó cũng rất quan trọng.
Không nên xem thường mà tạo nên thói quen xấu cẩu thả dẫn đến thất bại
mà không đứng lên được. Dù chỉ học vài tiết ngắn ngủi nhưng đã động lại
trong em nhiều bài học bổ ích. Có thể khẳng định sự lười biến là kẻ thù số
một của thành công dù trong bất cứ lĩnh vực nào.
Vận dụng vào cuộc sống và công việc:
Sự lười biếng là kẻ thù số một của thành dù trong bất cứ lĩnh vực nào học
tập, công việc, gia đình, tình yêu. Đúng vậy, để đạt được thành công trong
bất cứ lĩnh vực nào thì con người cần có sự cố gắng, nổ lực lao động rất
nhiều. Không có thành công nào lại đến với chúng ta một cách dễ dàng mà
phải bỏ ra biết bao mồ hôi công sức. Bởi vậy có câu “Trên bước đường
9


thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Đó là một kinh nghiệm
đúng đắn, có ý nghĩa, tác dụng giáo dục cao. “Trên bước đường thành
công, không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Có nghĩa là, trên con đường đi
đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi... thì không
thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích; mà chỉ có những con người
luôn chăm chỉ học tập, lao động để vượt qua mọi khó khưan thử thách,
những chông gai trên đường đi,... mới đến ược thành công vinh quang.
Những kẻ lười biếng, không có lòng quyết tâm vượt gian khó, không chăm
chỉ lao động, nghiên cứu, học tập,... thì không thể đi đến thành công. Bên
cạnh đó thành công không phải chỉ là kiếm thật nhiều tiền mà nó còn là
khát vọng là hoài bão là ước mơ. Là cuộc sống đầy đủ về tinh thần và vật

chất. Là mục đích cao quỷ và cũng là đích đến của con mỗi con người. Đôi
khi những nụ cười làm con người ta ấm lòng lại xuất phát từ những việc
tưởng chừng như đơn giản trong cuộc sống. Khi bạn được điểm cao cũng
chính là lúc nụ cười nở trên môi bạn sau những nỗ lực học tập không
ngừng có những lúc thành công chỉ giản đơn là những niểm vui nhỏ bé
trong cuộc sống. Thành công đôi khi chỉ đơn giản vậy thôi nhưng những
thành công to lớn, vẻ vang là điều không thể phủ nhận. Chúng ta đều biết
con đường đi đến thành công không được trải bằng hoa, hay thứ nước
trong, tinh khiết mà nó đón chào chúng ta với bao nhiêu là chông gai thử
thách. Con đường đó sẽ là con đường vinh quang đối với những ai chăm
chỉ biết nỗ lực hết mình nhưng sẽ là đầm lầy đối với những ai lười biếng ỷ
lại không bắt tay vào công việc dễ dàng buông suôi từ bỏ mục tiêu của
mình. Hay nói cách khác cái đích cuối cùng trên con đường đi của những
kẻ lười biếng, không chăm chỉ học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, lao
động... chính là thất bại.
Trong học tập học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cái đích
cuối cùng là tốt nghiệp được các cấp học và ra trường để có ngành nghề,
tạo lập cuộc sống cho mình tìm cho mình vật chất và tinh thần. Nhưng nếu
10


học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu lại lười biếng, ham
chơi, không học tập một cách nghiêm túc, chăm chỉ, vượt qua những khó
khăn, thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần thì không thể có kết quả tốt
được. Ngược lại, nếu học sinh, sinh viên mà vượt qua được những khó
khăn, thử thách, chăm chỉ lao động, học tập, nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo
thì chắc chắn sẽ đi đến được thành công. Chẳng phải những bạn lười biếng
chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ không bao giờ đạt được kết quả cao
thật sự đó sao.
 Phải biết đặt ra mục tiêu cho bản thân từ đó cố gắng vượt qua mọi khó

khăn thử thách trong học tập sẽ đạt được kết quả xứ đáng.
Nhiều người cho rằng mình thông minh, là tài năng không cần học chăm
chỉ mà chỉ cần học lướt qua, không rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo trong học tập.
Đến khi vào công việc, bài học cụ thể thì không giải quyết được đúng quy
trình dẫn đến sai kết quả. Cần luôn biết rằng, để trở thành thiên tài thì chỉ
có 1% là tài năng bẩm sinh, còn 99% là sự lao động, mồ hôi và công sức đổ
ra mới có được.
Thế mới thấy, để đạt được thành công và mục đích mà ta đã đặt ra, mỗi
con người cần phải nỗ lực học tập và làm việc hết mình. Và hơn hết, con
đường dẫn đến thành công càng không rộng mở đối với những kẻ lười
biếng. Nó chỉ mở rộng đối với những con người siêng năng, làm việc hết
mình. Và những con người siêng năng không những sẽ đạt được thành
công nhất định trong cuộc sống mà siêng năng còn là yếu tố tích cực, là cơ
sở giúp con người ta dễ dàng học hỏi, tìm tòi những kiến thức mới bổ ích.
Nếu chúng ta muốn có thành công thì chăm chỉ học tập và làm việc là yếu
tố quan trọng nhất. Trong xã hội ngày nay đã có rất nhiều người đã thành
công trong học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu...
Nhưng cũng có không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn
xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm
11


chỉ học tập, lao động... của mình. Mặc dù chăm chỉ là một yếu tố rất quan
trọng để đi đến thành công nhưng bên cạnh đó chúng cần phải học tập và
làm việc một cách có phương pháp, cách thức thông minh, hiệu quả để có
thể thành công một cách rực rỡ.
Thực sự con đường đi đến thành công chỉ đón chào những ai biết trân
trọng, phấn đấu. Là học sinh đang ngồi trên nghế nhà trường, chúng ta cần
phải không ngừng học tập, trao dồi kiến thức, đạo đức để tu thân lập

nghiệp, đạt được thành công trong cuộc sống. Phải nỗ lực hết mình để đạt
được mục đính sống, niềm vui hạnh phúc của đời mình; để thành đạt trong
xã hội, làm đất nước thêm phồn vinh, phát triển, sánh ngang với các nước
trên thế giới.
 Từ những lợi ích của việc phấn đấu để đạt được thành công và sự lười
biếng dẫn đến thất bại đã rút ra cho bản thân em:
Phải đặt ra mục tiêu của riêng mình không ngừng nổ lực vươn lên để đạt
được cái đích đề ra.
Là sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần trau dồi kiến thức,
không ngừng học tập mọi lúc mọi nơi.
Tập cho mình tính siêng năng chịu thương chịu khó
Không nên lười biếng
Học hỏi từ người xung quanh học qua báo đài, các phương tiện truyền
thông khác
Luôn suy nghĩ nếu mình cố gắng nổ lực sẽ thành công dù cho không được
thành công như mong đợi thì sẽ không hổ thẹn với bản thân.
Nếu chúng ta muốn có thành công thì một trong yếu tố quan trọng nhất là
ta phải chăm chỉ học tập, làm việc... thì mới có kết quả như mong muốn.
Trong xã hội ngày nay, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong
học tập, lao động, công tác trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là
nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu... Nhưng cũng có
không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều
12


người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao
động,.. của mình.
Vì thế tự bản thân phải cố gắng nếu muốn đạt được thành công.

Cần thơ, ngày 27/07/2016

Phạm Thị Ngọc Nhung

13


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ:

KỸ NĂNG ỨNG XỬ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
DIỄN GIẢ - CHUYÊN GIA TÂM LÝ
HUỲNH ANH BÌNH

NGƯỜI THỰC HIỆN:
PHẠM THỊ NGỌC NHUNG
LỚP: CAO ĐẲNG DƯỢC 9
HẠN NỘP: 28/7/2016

Cần Thơ,2016



×