Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.8 KB, 8 trang )

PHẦN 1: NHỮNG LỖI GIAO TIẾP THƯỜNG GẶP Ở GIỚI TRẺ VÀ
CÁCH KHẮC PHỤC.
Giao tiếp - ứng xử thông minh rất quan trọng và cần thiết đối với đời sống
hàng ngày của chúng ta, kỹ năng này hỗ trợ cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến
công việc hay các mối quan hệ xã hội. Thế nhưng, chúng ta đã thực sự có kỹ
năng giao tiếp tốt hay chưa? Dưới đây là một số lỗi giao tiếp thường gặp.

1. Chen ngang hoặc nói leo khi người khác đang nói.
Đây là một thói quen không hề tốt nhưng vẫn thường xuyên xảy ra với một số
người. Bạn nên học cách lắng nghe người khác, kiểm soát cảm xúc của mình.
Hãy đợi đến khi người khác nói xong rồi mới nêu ra ý kiến của bản thân, đừng
vội chen ngang hay ngắt lời người đang nói. Hành động này làm cho người
nghe cảm nhận bạn là một người hấp tấp, thiếu tế nhị, không có sự sâu sắc.
Đừng để nguuowif khác đánh giá thấp bạn chỉ vì thói quen không tốt này.
2. Ngó lơ hoặc nhìn xung quanh khi đang trò chuyện.
Khi bạn đang nói về một vấn đề nào đó mà người đối diện như không quan
tâm đến những gì bạn nói mà cứ nhìn xung quanh hay ngó lơ sang một hướng
nào đó bạn sẽ cảm thấy thế nào? Dĩ nhiên ngay lập bạn sẽ không còn hứng thú
để tiếp tục câu chuyện của mình nữa và cảm thấy người kia không thích trò
chuyện cùng mình. Thế nên hãy tập trung khi đang trò chuyện với người khác
nếu không muốn hành động này làm ảnh hưởng cảm tình người khác dành cho
bạn.
3. Rung chân liên tục.


Một số người có thói quen rung chân liên tục trong lúc ngồi nói chuyện, hành
động này làm cho người khác cảm thấy vô cùng khó chịu. Người cùng trò
chuyện sẽ nghĩ bạn không tôn trọng họ, thiếu lịch sự. Trong một số trường
hợp quan trọng hành động này sẽ làm mất điểm của bạn, thậm chí ảnh hưởng
đến hình tượng và công việc của bạn.
4. Thường xuyên nhìn vào điện thoại hoặc lướt web trong khi đang


trò chuyện.
Công nghệ ngày càng phát triển nên chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh
những bạn trẻ cầm trên tay những chiếc smartphone hay tablet ngồi ở quán ăn
café cùng bạn bè. Thế nhưng chính những thứ công nghệ hiện đại này đôi khi
lại làm ảnh hưởng đến cuộc trò chuyện của chúng ta. Nếu bạn là một người
nghiện điện thoại hoặc mạng xã hội và bạn liên tục cầm điện thoại trên tay để
lướt web trong khi đang ngồi trò chuyện với người khác, bạn sẽ làm họ cảm
thấy bạn không hề hứng thú khi trò chuyện cùng họ và rồi họ cũng sẽ không
còn muốn tiếp tục trao đổi cùng bạn nữa.
5. Luôn nói về vấn đề theo hướng tiêu cực.
Hãy luôn là người có suy nghĩ tích cực trong mọi tình huống, sẽ không có ai
thích trao đổi vấn đề với một người có suy nghĩ tiêu cực. Người có suy nghĩ
tiêu cực luôn hướng mọi vấn đề đến những tình huống khó khăn, bế tắc, khiến
cho người nghe có cảm giác căng thẳng và áp lực. Thói quen này về lâu dài
không những gây ảnh hưởng xấu đến bản thân người nói mà còn tác động đến
cả người nghe, dần dần tự giới hạn khả năng giải quyết vấn đề và cho rằng bản
thân sẽ không làm được, không cố gắng hết sức mình nữa.
6. Đặt quá nhiều câu hỏi.
Trong một cuộc trò chuyện nên có sự trao đổi thông tin qua lại. Ngoài trường
hợp là một buổi phỏng vấn thì đừng nên liên tục đặt ra câu hỏi cho người đối
diện trả lời mà không nói về vấn đề bản thân. Khi bạn đặt quá nhiều câu hỏi
người trò chuyện cùng sẽ trở nên căng thẳng và cảm thấy giống như một cuộc
tra khảo hởn là đang trò chuyện cùng bạn.
7. Không cởi mở, giới hạn bản thân.
Bạn ít nói, ngại tiếp xúc và trao đổi với người lạ. Khi bạn vừa quen biết với
một người nào đó và cho rằng bản thân không nên trò chuyện quá nhiều với
họ. Ngay lập tức bạn giới hạn bản thân mình, giới hạn thông tin trao đổi của
cuộc trò chuyện, bạn im lặng và chỉ trả lời khi có câu hỏi đặt ra, hoặc bạn nói
chuyện một cách kiệm lời, cụt ngũn. Bạn đang tạo cho người đối diện cảm
giác bạn rất khó gần, không hề thân thiện và có thể họ sẽ không còn muốn kết

thân hay trò chuyện với bạn lần nữa.
8. Kỹ năng truyền đạt kém.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của một cuộc trò chuyện không phải
là những gì bạn nói, mà là cách bạn nói. Thay đổi giọng nói, tốc độ nhanh


chậm hay ngôn ngữ cơ thể đôi khi lại tạo ra một sự khác biệt rất lớn. Hãy cố
gắng tìm ra những khuyết điểm trong kỹ năng truyền đạt của bản thân rồi thay
đổi chúng, chẳng hạn như sửa lại giọng nói một chút cho rõ ràng hơn, nói to rõ
không lí nhí, sử dụng các khoảng nghỉ sao cho hợp lý, không nói quá nhanh
cũng không ấp úng. Tập thay đổi và xem hiệu quả như thế nào nhé.
9. Luôn chứng tỏ mình đúng.
Khi có một vấn đề được đề cập tới với những ý kiến trái chiều, bạn luôn tranh
cãi để chứng minh rằng ý kiến của mình là đúng. Thậm chí bạn không muốn
lắng nghe hay suy nghĩ về ý kiến của người khác, bạn bác bỏ tất cả và yêu cầu
mọi người phải nghe theo bạn. Hãy bỏ ngay thói quen này nếu bạn không
muốn mọi người dần dần xa lánh bạn, bởi không một ai thích trò chuyện hay
bàn bạc chuyện gì đó với một người bảo thủ như vậy.
10. Thường xuyên dùng thuật ngữ trong cuộc trò chuyện.
Trong trường hợp những người cùng trò chuyện không cùng chung một
chuyên môn hay lĩnh vực nào đó, nếu như bạn liên tục đưa ra những thuật ngữ
mà không phải ai cũng hiểu thì cuộc trò chuyện sẽ dần trở nên nhàm chán,
những người khác sẽ không hiểu điều bạn muốn nói nên cũng sẽ không thề
phản hồi lại cho bạn được. Điều này làm ảnh huongr rất lớn đến sự tương tác
của mọi người.


PHẦN 2: MỘT SỐ CÁCH ĐỂ TẠO ẤN TƯỢNG TỐT TỪ LẦN GẶP
ĐẦU TIÊN.
Trong giao tiếp, chúng ta chỉ mất vài giây để nhận xét một ai đó ngay từ lần

gặp gỡ đầu tiên. Với khoảng thời gian ngắn như vậy thì ngoại hình, ngôn ngữ
cơ thể, cử chỉ, thái độ và cách ăn vận chính là những yếu tố tác động chủ yếu.
Ấn tượng ban đầu là rất quan trọng và sẽ không có cơ hội thứ hai để thay đổi
điều này. Do đó, hãy cố gắng tạo ấn tượng tốt ngay từ lần đầu tiên để có được
nhiều cơ hội tốt trong công việc về sau cũng như các mối quan hệ xã hội.
Vậy làm thế nào để tạo ấn tượng tốt ngay từ lần gặp đầu tiên?
1. Đúng giờ.
Hãy nhớ rằng, sẽ chẳng có ai hài lòng khi bạn trẽ hẹn dù bất cứ lý do gì. Hãy
thu xếp và cố gắng đến sớm vài phút để chuẩn bị cho cuộc hẹn của mình. Nếu
bạn làm như vậy, đối phương sẽ cảm thấy bạn tôn trọng họ và bạn là người
biết sắp xếp quỹ thời gian phù hợp với công việc.
2. Tự tin và thoải mái.
Khi bạn căng thẳng tất nhiên không khí cưa buổi gặp gỡ cũng sẽ trở nên căng
thẳng theo tâm trạng của bạn, và điều đó không tốt chút nào. Hãy tự tin và
bình tĩnh, người đối diện sẽ cảm thấy thoải mái và mọi người sẽ dễ dàng trò
chuyện hơn.
3. Thể hiện thích hợp.
Ngoại hình là một yếu tố khá quan trong, là cơ sở đầu tiên để đánh giá một ai
đó. Khi nhìn vào một người ăn vận tươm tất gọn gàng, có sự chăm chút cho
bản thân thì chắc hẳn ta sẽ có cảm nhận tốt về người đó. Tuy nhiên, không hẳn
là bạn phải có một ngoại hình thu hút, bắt mắt thì mới tạo được ấn tượng tốt,
cách thể hiện bản thân mới chính là chìa khóa mở cửa thành công cho bạn. Có
thể bạn không có vẻ ngoài ưa nhìn, nhưng chỉ cần bạn biết chọn cho mình
trang phục phù hợp với bản thân và hoàn cảnh, và bạn biết phát huy ưu điểm
của bản thân, bạn tự tin thể hiện thì chắc chắn bạn sẽ tạo được một ấn tượng
khá tốt trong mắt mọi người.
4. Cá tính.
Hãy biết cách cân bằng giữa chuẩn mực xã hội và cá tính của bản thân. Dựa
trên những chuẩn mực để điều chỉnh một vài thứ sao cho vừa phù hợp hoàn
cảnh vừa thể hiện được bản thân, làm nổi bật tính cách của chính mình để gây

ấn tượng với người khác.
5. Mỉm cười.
Chỉ với một nụ cười bạn đã có thể tạo ra một bầu không khí thân thiện, vui vẻ
cho cuộc gặp gỡ. Nhưng đừng quá lạm dụng nếu không muốn bị cho là giả tạo
hoặc “có vấn đề”.
6. Cởi mở và tự tin.


Trong việc tạo ấn tượng ban đầu thì ngôn ngữ cơ thể cũng giống như ngoại
hình, chính là yếu tố quan trọng và hiểu quả hơn cả. Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ
thể để thể hiện sự tự tin của bạn. Đứng thẳng, ngồi thẳng, mỉm cười, bước đi
tự tin, mắt nhìn thẳng..v.v… tất cả những điều đó sẽ giúp bạn tự tin hơn, thoải
mái hơn.
7. Trò chuyện.
Đối thoại là một quá trình dựa trên việc cho và nhận. Có thể bạn nên chuẩn bị
sẵn một vài câu hỏi cho người đối diện, hoặc dành thời gian tìm hiểu về người
đó trước buổi gặp mặt. Hãy cố gắng tìm ra đề tài để cùng nhau trao đổi, như
vậy sẽ tạo được cảm giác thân thiện, gần gũi hơn.
8. Tích cực.
Hành động sẽ phản ánh thái độ của bạn. Hãy thể hiện thái độ tích cực trên
khuôn mặt dù tâm trạng bạn có đang lo lắng hay như thế nào đi nữa. Cố gắng
học hỏi từ các cuộc gặp và đóng góp một cách tích cực, xây dưng thái độ lạc
quan vui vẻ để tạo được ấn tượng tốt.
9. Cư xử nhã nhặn và chu đáo
Thể hiện thái độ lịch thiệp, nhã nhặn và chu đáo sẽ giúp bạn ghi được điểm
cao trong mắt mọi người. Hãy xem xét hoàn cảnh của cuộc gặp gỡ để điều
chỉnh hành động cũng như ngôn từ của bản thân sao cho phù hợp.


PHẦN 3: ỨNG XỬ THÔNG MINH TRONG GIAO TIẾP.

Giao tiếp ứng xử là gì? Đây có lẻ là một câu hỏi mà có thể câu trả lời ai cũng
có thể đã hiểu được, nó bao gồm những cách nói chuyện hay, những cách
truyền tải thông tin, ứng xử khi giao tiếp …
Tuy nhiên làm thế nào để giao tiếp ứng xử hiệu quả và thông minh thì ít ai có
thể làm tốt được. Đó là một kỹ năng, mà có thể được tôi rèn trong trường học,
trường đời …


Thông tin truyền tải
Khi ta truyền tải thông tin tới một người nào đó, thì thông tin đó cần rõ nghĩa
và dễ hiểu, vì vậy ý nghĩa truyền tải cần được giữ nguyên và không được lệch
thông tin. Đó là nguyên tắc đầu tiên và quan trọng của kỹ năng giao tiếp ứng
xử. Thông tin truyền tải cần đúng và rõ ràng
Giao tiếp ứng xử còn là một nghệ thuật mà người nói chính là nghệ sĩ, khi bạn
rèn luyện và có được kỹ năng truyền tải thông tin chính xác, rõ ràng và mạch
lạc.
Cuộc sống và công việc bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, vì 70% sự thành công
trong công việc của bạn đều nằm ở kỹ năng giao tiếp và kỹ năng mềm.
Chú ý thái độ nói
Giao tiếp ứng xử không chỉ nói về cách bạn nói giỏi như thế nào mà còn nói
về thái độ khi nói chuyện giao tiếp nữa. Thái độ nói chính là cánh cửa chính
thể hiện bạn là người biết cư xử, là một người lịch thiệp và là người có kỹ
năng giao tiếp tốt. Thái độ nói rất quan trọng. Bạn thấy đấy, điều này hiển
nhiên rất quan trọng và để rèn luyện được kỹ năng Giao tiếp ứng xử tốt, thì
bạn cần luôn chú ý đến thái độ khi nói của mình, rèn luyện nó nhiều hơn. Hãy
thể hiện mình là người hòa nhã, khiêm nhường, biết kính trên nhường dưới …
tất cả những điều đó nói lên bạn là người có kỹ năng Giao tiếp ứng xử tốt,
được nhiều người yêu thương, tôn trọng.
Duy trì mối quan hệ
Giao tiếp ứng xử còn là đầu mối quan trọng và là cách tốt nhất để duy trì mối

quan hệ. Với thời đại Công nghệ thông tin như ngày nay thì con người ít nói
chuyện với nhau qua những hoạt động trực tiếp, họ lạm dụng Công nghệ và sử
dụng ở mọi lúc mọi nơi. Điều đó khiến kỹ năng Giao tiếp ứng xử của họ bị
giảm đi nhiều, ngoài ra họ còn có thể bị trầm cảm, lo lắng mà nguyên nhân
nằm ở chổ ít tiếp xúc tương tác với những người xung quanh. Hãy duy trì tốt
nhất những mối quan hệ quanh mình
Chính vì vậy Giao tiếp ứng xử hài hòa và thông minh là chìa khóa để duy trì
bất kỳ mối quan hệ trong bất kỳ thời đại nào, Công nghệ thông tin chỉ là loại
một công cụ phục vụ, chúng ta đừng nên lạm dụng nó. Hãy mở lòng ra và giao
tiếp, nói chuyện với người thân trong gia đình, với những bạn bè, với những
người đồng nghiệp xung quanh… Mối quan hệ thật sự rất quan trọng và để
duy trì những mối quan hệ xung quanh, bạn cần có kỹ năng Giao tiếp ứng xử
tốt, vì vậy hãy rèn luyện kỹ năng này theo cách của riêng mình và áp dụng
chúng vào cuộc sống bạn nhé.
Tôn trọng và yêu thương
Đây là nguyên tắc sau cùng mà lời hay ý đẹp muốn thông tin tới bạn, vậy sự
tôn trọng trong kỹ năng Giao tiếp ứng xử là gì, và chúng có mối liên hệ nào
với nhau. Quả thật với thời buổi hiện đại hóa như ngày nay thì nhu cầu con


người phát triển rất nhanh, họ chạy theo vật chất và họ sống mà đôi khi đã
quên những giá trị cốt lõi chính là sự yêu thương.
Thể hiện sự tôn trọng yêu thương người khác khi giao tiếp.
Khi Giao tiếp ứng xử với bất kỳ một ai đó, bạn hãy tôn trọng chính mình và
người khác, ngay cả khi họ là nhân viên cấp dưới của mình. Có như vậy bạn
mới luôn được nhiều người tôn trọng và kính nể. Ngạn ngữ có câu ” Bạn cho
đi những gì thì bạn nhận lại cái ấy “. Câu nói này thật sự rất đúng, vì vậy khi
đọc xong bài viết về kỹ năng Giao tiếp ứng xử này, bạn hãy luôn để tâm trí
mình nhớ về sự tôn trọng và yêu thương. Yêu thương chính là chìa khóa của
hạnh phúc, vì vậy sau này qua những cuộc hành trình dài của cuộc sống và

đứng nhìn lại, nếu bạn sống tốt và sống bình an bạn sẽ thấy cuộc sống này thật
ý nghĩa, tâm trạng lúc nào cũng bình an.



×