Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.77 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ

KỸ NĂNG ỨNG XỮ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ

NGƯỜI THỰC HIỆN:
NGUYỄN QUỐC HÙNG
MSSV:13D850103028
LỚP: QUẢN LÍ ĐẤT ĐAI 8

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

DIỄN GIẢ - CHUYÊN GIA TÂM LÝ

HUỲNH ANH BÌNH

CẦN THƠ THÁNG 7/2016

1


I.
II.
III.
IV.

MỤC LỤC
Thường các bạn trẻ hay mắc lổi gì trong giao tiếp? Hãy đề xuất cách
khắc phục để giao tiếp tốt hơn.


Hãy đề xuất các cách thức để tạo ấn tượng ban đầu tốt nhất trong giao
tiếp.
Hãy nói lên suy nghĩ của bạn về ứng xử thông minh trong giao tiếp.
Kết luận

2


LỜI MỞ ĐẦU
Bản thân mỗi người là một bộ phận của xã hội, xung quanh chúng ta có biết bao
nhiêu các mối quan hệ: Gia đình, bạn bè hàng xóm, đồng nghiệp, làm ăn, ngoại
giao...Vậy làm thế nào để chúng ta có thể dung hoà được tất cả các mối quan hệ
đó? Đó là nhờ có kĩ năng giao tiếp đấy, bạn ạ!
Hầu hết mọi người đều đồng ý rằng, kĩ năng giao tiếp có thể ảnh hưởng tích cực
đến các mối quan hệ của bạn. Biết cách đưa ra các thông tin rõ ràng mà người
khác hiểu được có thể giúp cải thiện mối quan hệ của bạn và làm giảm bớt các vấn
đề mà bạn có thể phải đối mặt
Giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều người. Trong
giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình và để trao
đổi thông tin với người khác. Nhưng giao tiếp không chỉ đơn giản là nói chuyện
với ai đó mà trong đó còn bao hàm rất nhiều các vấn đề khác như: Bạn nói như thế
nào? Bạn hiểu đối tượng giao tiếp với mình như thế nào? Làm thế nào để hai bên
có thể hiểu rõ về các thông tin cùng trao đổi? Bạn làm thế nào để lần giao tiếp đó
đạt được kết quả như bạn mong đợi...?

3


I.Thường các bạn trẽ hay mắc lổi gì trong giao tiếp. Đề xuất cách khắc
phục để giao tiếp tốt






1. Không lắng nghe
Ernest Hemingway đã từng nói: “Tôi thích lắng nghe. Tôi đã học được rất nhiều
từ việc lắng nghe một cách cẩn thận. Hầu hết mọi người không bao giờ lắng
nghe.” Đừng giống như hầu hết mọi người đó. Đừng chỉ háo hức chờ đợi đến lượt
mình nói chuyện. Hãy kiềm chế cái tôi của bạn. Hãy học cách lắng nghe những gì
mọi người đang thực sự nói. Khi bạn bắt đầu thực sự lắng nghe, bạn sẽ nhận ra
được vô số hướng để tiếp cận cuộc trò chuyện. Nhưng tránh các câu hỏi dạng
Có/Không vì bạn sẽ không nhận được nhiều thông tin khi hỏi như vậy. Ví dụ: nếu
ai đó nói rằng họ đã đi câu cá với một vài người bạn vào tuần trước thì bạn có thể
hỏi:
Bạn đã đi câu cá ở đâu?
Tại sao bạn lại thích câu cá?
Ngoài câu cá khi bạn còn làm gì ở đó nữa không?
Và người đó sẽ đào sâu vào chủ đề này để cung cấp cho bạn thêm thông tin cũng
như những ý tưởng để bạn tiếp tục. Nếu điều đầu tiên họ nói là : “Ồ, tôi không
biết” thì bạn cũng đừng vội từ bỏ. Cố gắng thúc đẩy họ thêm. Hỏi lại lần nữa. Họ
biết rằng họ chỉ cần suy nghĩ nhiều thêm một chút. Và khi họ bắt đầu mở lời, cuộc
trò chuyện sẽ trở nên thú vị hơn bởi vì nó không còn cứng nhắc nữa.

Không biết cách lắng nghe là một trong những sai lầm thường gặp nhất trong kỹ
năng giao tiếp hằng ngày.
2. Đặt câu hỏi quá nhiều: Nếu bạn hỏi quá nhiều, cuộc nói chuyện sẽ giống như
một cuộc thẩm vấn. Hoặc giống như bạn không đóng góp ý kiến gì cả. Một lựa
chọn khác là trộn lẫn các câu hỏi với các câu nói. Tiếp tục cuộc trò chuyện ở trên,
bạn có thể bỏ qua các câu hỏi và nói: Vâng, thật là tuyệt vời khi được đi chơi với

4


bạn bè và thư giãn vào cuối tuần. Chúng tôi thường mang một két bia ra công
viên và cùng nhau chơi cờ. Hay đấy. Còn chúng tôi thì đã đi chơi bằng thuyền của
bạn tôi vào tháng trước, và tôi đã thử những mồi câu mới chế tạo. Chúng quả
thực rất sát cá..
Và sau đó là cuộc trò chuyện có thể trôi chảy từ đó. Và bạn có thể thảo luận về
đánh cờ, hay những ưu điểm/ nhược điểm của các loại mồi khác nhau hoặc loại bia
yêu thích của bạn.
3. Giới hạn chính mình
Khi trò chuyện với một người nào đó bạn vừa gặp mặt, hoặc khi một vài chủ đề
thông thường trở nên nhàm chán, một sự im lặng hoặc một tâm trạng khó xử có
thể xuất hiện. Hoặc bạn có thể trở nên lo lắng vì không biết chính xác lý do tại
sao. Leil Lowndes từng nói: “Đừng bao giờ rời khỏi nhà mà không đọc báo.”
Nếu bạn đang cạn kiệt ý tưởng để nói, thì bạn luôn có thể chữa cháy bằng cách nói
về những tin tức hiện nay. Bạn cũng nên cập nhật các chủ đề đang phổ biến. Nhận
xét về hồ cá tại bữa tiệc, hay một bộ phục trang Halloween thú vị của một cô gái
hoặc danh sách các bài hát của chủ nhà. Bạn luôn luôn có thể bắt đầu một cuộc trò
chuyện mới về những thứ xung quang bạn. Giả sử như bạn đã có các mối quan hệ
thân thiết. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc ngại ngùng khi gặp ai đó lần đầu tiên,
hãy cố gắng giả định các mối quan hệ.

Có nghĩa là bạn có thể tưởng tượng ra cảm xúc của bạn khi gặp một người bạn
thân. Và giả vờ rằng người quen mới này là một trong những người bạn thân đó
của bạn. Nhưng đừng lạm dụng nó, tất nhiên là bạn không nên ôm hôn họ ngay lập
tức. Nhưng nếu bạn tưởng tượng như vậy, bạn sẽ đi vào một trạng thái cảm xúc
tích cực. Và bạn sẽ chào hỏi và bắt đầu nói chuyện với người mới với một nụ cười,
một thái độ thân thiện, thoải mái.Vì đó là cách bạn nói chuyện với bạn bè. Nghe
có vẻ điên rồ một chút, hay quá đơn giản. Nhưng nó thực sự có tác dụng.

4. Kĩ năng truyền đạt kém
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của một cuộc trò chuyện không phải là
những gì bạn nói, mà là cách bạn nói. Việc thay đổi những thói quen này có thể
5









tao ra một sự khác biệt lớn bởi vì giọng nói và ngôn ngữ cơ thể là một phần quan
trọng trong giao tiếp. Một số điều bạn cần xem xét:
Chậm lại. Khi bạn hào hứng về một cái gì đó bạn có khả năng sẽ nói
nhanh hơn. Cố gắng làm chậm lại. Điều này sẽ làm cho mọi người dễ dàng
lắng nghe bạn và giúp bạn truyền tải những gì bạn muốn nói với họ điều này sẽ
giúp bạn ghi điểm về kỹ năng giao tiếp trong mắt mọi người.
Nói to lên. Đừng ngại nói lớn khi cần thiết để mọi người nghe được bạn.
Nói rõ ràng. Không lí nhí. Nói chuyện với cảm xúc: Không ai chịu lắng
nghe lâu nếu bạn cứ nói chuyện với một giọng đều đều. Hãy để giọng nói phản
ánh cảm xúc của bạn.
Sử dụng các khoảng nghỉ: Nói chậm lại cộng thêm một khoảng dừng
nhỏ giữa các suy nghĩ hay các câu nói sẽ tạo ra một chút căng thẳng và dự
đoán. Mọi người sẽ bắt đầu lắng nghe chăm chú hơn.
Bạn có thể lắng nghe một trong các CD của Brian Tracys hoặc các podcast của
Steve Pavlina. Hãy nghe xem việc sử dụng các khoảng nghỉ ngắn đã làm cho
những gì họ đang nói thú vị hơn như thế nào. Tìm hiểu một chút về việc cải thiện
ngôn ngữ cơ thể vì điều này có thể giúp bạn truyền đạt hiệu quả hơn. Tìm hiểu về

tiếng cười, tư thế và cách giữ thức uống trong 18 cách để cải thiện ngôn ngữ cơ
thể của bạn
5. Luôn muốn thu hút sự chú ý: Tôi thường mắc phải lỗi này. Mọi người tham
gia vào cuộc trò chuyện cần phải được tỏa sáng. Không gián đoạn ai đó khi họ
đang kể chuyện hoặc chia sẻ quan điểm của họ về những gì bạn đang thảo luận để
chuyển hướng sự chú ý trở lại chính mình. . Hãy tìm sự cân bằng giữa nghe và nói.
6. Chứng tỏ mình đúng: Tránh tranh cãi và cố gắng là người đúng trong tất cả các
chủ đề. Thường một cuộc trò chuyện không thực sự là một cuộc thảo luận. Thay
vào đó trò chuyện là một cách duy trì tâm trạng tốt. Không ai ấn tượng nếu bạn
“chiến thắng” mỗi cuộc trò chuyện. Thay vào đó chỉ cần ngồi lại, thư giãn và duy
trì những cảm xúc tốt đẹp.
7. Nói về một chủ đề lạ lẫm hay tiêu cực: Nếu bạn đang ở trong một buổi tiệc
hoặc ở một nơi mà bạn chỉ mới vừa kết bạn với một số người, bạn nên tránh một
số chủ đề nhất định. Bạn nên tránh nói về sức khỏe không tốt hay các mối quan hệ
tồi tệ, công việc hoặc ông chủ không hấp dẫn, các vụ giết người hàng loạt, hay các
biệt ngữ kỹ thuật mà chỉ có bạn và một số người khác hiểu, hoặc bất cứ điều gì có
thể dập tắt năng lượng tích cực của mỗi người. Những chủ đề như tôn giáo hay
chính trị nên được để dành để bàn luận với những người bạn thân của bạn thôi.
8. Nhàm chán: Đừng ba hoa về chiếc xe mới của bạn trong 10 phút mà không để
ý đến môi trường xung quanh. Sẵn sàng ngưng một chủ đề nào đó khi bạn bắt đầu
làm mọi người chán nản. Hoặc khi mọi người bắt đầu nhàm chán và chủ đề không
còn thú vị để bàn luận. Một cách tốt để có những chủ đề thú vị để bàn luận- chỉ
đơn giản là sống một cuộc sống thú vị. Và tập trung vào những điều tích cực.
Đừng than vãn về sếp hoặc công việc của bạn, mọi người không muốn nghe điều
đó. Thay vào đó, hãy nói về chuyến du lịch gần đây của bạn, một số chuyện hài
6


hước xảy ra trong khi bạn mua sắm quần áo, kế hoạch cho đêm giao thừa hoặc một
cái gì đó buồn cười hoặc thú vị.

Một cách khác để quan tâm người khác thật lòng. Như Dale Carnegie đã nói:
“Bạn có thể quen được nhiều bạn bè trong hai tháng bằng cách thực sự quan tâm
đến người khác hơn là trong hai năm cố gắng để người khác quan tâm đến bạn.
Nói cách khác, cách để kết bạn là hãy trở thành một người bạn.“
Biết một chút về nhiều thứ hoặc ít nhất là cởi mở để nói về chúng thay vì cố gắng
để lái cuộc trò chuyện trở lại chủ đề yêu thích của bạn. Nghĩa là: nói về những cái
gì đó giống như công việc, ban nhạc rock yêu thích, TV-show và nhiều những thứ
khác… “Khai thông” một chút và đừng cứ mãi đeo bám về một chủ đề, việc này
sẽ làm cho cuộc trò chuyện thoải mái và cởi mở hơn. Bạn sẽ như một người có thể
nói về nhiều vấn đề một cách dễ dàng . Khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm với
những người khác, bạn sẽ thấy phẩm chất này rất đáng giá trong một cuộc trò
chuyện và làm cho bạn cảm thấy rằng bạn có thể kết nối với mọi người dễ dàng
hơn.
9. Không chịu trao đổi với người khác: Hãy cởi mở nói lên những suy nghĩ và
chia sẻ những cảm xúc của bạn. Nếu có ai đó chia sẻ một kinh nghiệm, hãy cởi mở
và chia sẻ lại những kinh nghiệm của bạn. Đừng chỉ đứng đó gật đầu và trả lời
ngắn ngủn. Một khi ai đó đang “đầu tư” vào cuộc trò chuyện, họ muốn bạn cũng
phải “đầu tư” như họ. Giống như trong rất nhiều lĩnh vực khác của cuộc sống, bạn
không thể luôn luôn chờ đợi cho bên kia bắt đầu trước. Khi cần thiết, hãy chủ
động và là người đầu tiên khai mào và đầu tư vào cuộc trò chuyện. Có một cách
là: thay thế một số câu hỏi bằng những câu khẳng định. Điều này làm cho bạn ít
thụ động hơn và cho người khác thấy quan điểm của bạn.
10. Không đóng góp nhiều: Bạn có cảm thấy rằng bạn không có nhiều ý kiến để
đóng góp cho cuộc trò chuyện. Nhưng dù sao cũng hãy cố gắng. Lắng nghe thực
sự và quan tâm đến những gì người khác đang nói. Đặt câu hỏi. Phát biểu những
câu có liên quan. Hãy mở rộng tầm mắt, phát triển kỹ năng quan sát để tìm ra
những đồ vật thú vị xung quanh và nói về chúng. Phát triển ngân hàng kiến thức
cá nhân của bạn bằng cách mở rộng quan điểm về những điều thú vị trên thế giới.
Đọc báo và bắt kịp với những chủ đề nóng hổi đang diễn ra.
Điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể, cách nói chuyện và cố gắng giả định các mối quan hệ

để cải thiện kỹ năng giao tiếp. Nhưng hãy thư giãn. Bạn không cần làm tất cả cùng
một lúc. Nếu không bạn sẽ chỉ cảm thấy bối rối và choáng ngợp. Thay vào đó,
chọn ra ba điều quan trọng nhất mà bạn cảm thấy cần được cải thiện. Thay đổi
chúng mỗi ngày trong 3-4 tuần. Hãy lưu ý sự khác biệt và tiếp tục. Chẳng bao lâu
thì những thói quen mới của bạn sẽ bắt đầu xuất hiện một cách tự nhiên khi bạn
đang trò chuyện

7


CÁC NGUYÊN TẮC KHI GIAO TIẾP BẰNG LỜI:
- Xưng hô: luôn tuân theo tuổi tác. Hễ người lớn tuổi hơn bạn, bạn phải gọi bằng
anh, chị, chú bác, cô, dì...Nếu độ tuổi chênh lệch không ít, bạn có thể xưng tên.
Trong công việc, tùy cấp bậc mà người làm chức vụ thấp hơn có thể gọi cấp trên là
anh/chị. Tuyệt đối không nói chuyện nhát gừng, trống không, dù là với đối tượng
nào vì điều đó thể hiện sự thiếu lịch sự, thô lỗ của người nói. Không xưng hô quá
thân mật so với mối quan hệ.
- Cách nói: rõ ràng, dễ hiểu. Nội dung lời nói phải phù hợp với trình độ, độ tuổi
người nghe. Hoặc cùng một nội dung, nhưng nếu bạn nói với một bác nông dân thì
sẽ khác, nói với một cô giáo thì sẽ khác. Hai người có trình độ chênh nhau cùng
nói chuyện, nếu không có sự điều chỉnh cách nói thì sẽ rất khó mà truyền đạt cho
nhau hiểu. Trong trường hợp bạn không thể điều chỉnh cách nói chuyện, ngôn ngữ
thường dùng của mình, bạn có thể bị cho là kiêu ngạo, tự phụ, kém hòa đồng.

- Tránh lối nói mỉa mai, "nói mát": lối nói chỉ trích người khác một cách bóng
gió, văn hoa, tưởng khen mà chê qua giọng điệu nguýt ngoáy luôn tạo ra ấn tượng
cực xấu cho người nghe, và người nói cũng bị đánh giá không ít. Lối nỏi mỉa mai
thể hiện bạn luôn có thái độ thù địch, kém vị tha và hay xét nét người khác. Xem
lại những bộ phim, hài kịch có nhân vật là các bà mẹ chồng với con dâu, bạn dễ
bắt gặp lối nói này. Và bản thân bạn khi nghe điều đó cũng không cảm thấy thoải

mái, đúng không?

8


- Tránh lối nói gây cảm giác không tốt nơi người khác: thỉnh thoảng, cách nhận
xét, đánh giá sự việc một cách thái quá của bạn khiến người đối diện cảm thấy tâm
trạng tồi tệ hơn. Ví dụ, một cô bạn vừa ốm dậy mà bạn đã nói "sao sắc mặc nhợt
nhạt ghê vậy" sẽ tệ hơn rất nhiều. Thay vào đó, bạn có thể nói "nhìn mặt cậu có vẻ
khá hơn lúc ốm đấy". Đó chính là một lời an ủi, động viên rất tốt với những người
đang ở trong giai đoạn không tốt như vậy.
- Không đề cập đến các chủ đề mà người nghe không hiểu, không quan tâm
hoặc các chủ đề nhạy cảm. Tốt nhất, để an toàn, bạn đừng nói về chủ đề tôn giáo,
chính trị, pháp luật, giới tính.
- Cách dùng từ: không dùng tiếng lóng ít người biết, khẩu ngữ, từ địa phương,
tránh hiểu nhầm cho người đối diện. Không dùng từ chuyên ngành, từ cổ, ngôn từ
quá hoa mỹ: người nghe sẽ có cảm giác là bạn đóng kịch, hoặc bạn là người của
những thế kỷ trước.
CÁCH ỨNG XỬ KHI GIAO TIẾP:
- Nói chuyện bằng thái độ chân thành, tự nhiên. Tránh tỏ ra khó chịu, gượng ép
hay giả làm bộ vui vẻ, quan tâm đến người khác - như thế sẽ gây ra ấn tượng xấu ở
người đối diện.
- Không đột nhiên im lặng, nói lấp lửng, làm ra vẻ bí mật để bắt người khác phải
chờ đợi.
- Không ngắt lời một người đang hào hứng kể chuyện cho bạn. Khi bạn làm cho
họ mất hứng trò chuyện, có thể lần sau họ sẽ ngại chia sẻ với bạn.
- Nói chuyện gọn gàng, đủ ý, chỉ kể những chi tiết liên quan, không thao thao bất
tuyệt bất chấp người nghe có muốn nghe hay không. Để làm được điều này, bạn
cần phải có tài quan sát. Vừa kể một câu chuyện vừa xem thái độ người nghe. Nếu
họ có biểu hiện không hứng thú như ngáp dài, lấy tay chống cằm, mắt trĩu xuống,

nhìn ngó nghiêng chỗ khác...hãy chủ động chuyển đề tài hoặc kết thúc nhanh câu
chuyện.
- Khi nói chuyện, nên giữ một khoảng cách vừa phải. Nếu không gian có nhiều đồ
vật riêng tư của người đối diện, hãy nhìn thẳng, tránh ngó nghiêng lung tung vì họ
sẽ nghĩ là bạn đang soi mói đời tư của họ. Với người lớn tuổi, nên đứng lại gần
hơn một chút vì họ có thể bị lãng tai, không nghe rõ.
- Nếu đang nói chuyện với nhóm đông người, tuyệt đối không có cử chỉ thì thầm
vào tai người bên cạnh hay ghi giấy chuyển cho người khác, rồi làm ra vẻ bí mật.
Đây là hành vi bị cho là thiếu lịch sự, kém tế nhị.
- Không nên tâm sự chuyện riêng tư với tất cả mọi người.
- Nếu không thể nói sự thật, đừng tìm cách nói dối. Ví dụ, có người hỏi bạn chiếc
áo mới mua của cô ấy có đẹp không. Nếu bạn thực sự thấy xấu, đừng giả vờ khen
đẹp. Hãy cho cô ấy biết cảm nhận của bạn một cách khéo léo hoặc đưa ra một

9


cách trả lời khéo léo: "hình như tôi không hợp với phong cách này, tôi thấy không
thích lắm..."
SỬ DỤNG ÁNH MẮT KHI GIAO TIẾP:
- Khi nói chuyện, hãy nhìn thẳng vào người đối diện, song đừng nhìn chằm chằm.
Thỉnh thoảng hãy đưa mắt nhìn phạm vi xung quanh họ để giảm tải căng thẳng
cho cả hai.
- Không đảo mắt liên hồi, nhìn xéo sang một người trong khi nói chuyện với người
khác nữa.
- Không đá lông nheo với người khác giới, trừ khi đó chỉ là cử chỉ hài hước bạn
tạo ra cho mọi người vui vẻ.
- Không hướng mắt nhìn xuống chân: người bi quan, thiếu tự tin, kẻ phạm tội
thường có cử chỉ này, do đó nó gây ra những cảm giác không hay ở người đối
diện.

- Dù nói chuyện với một người lớn tuổi hay nhỏ tuổi, bạn cũng đừng nên nhìn vào
khuyết điểm trên thân thể của họ. Dù bạn không cố ý nhưng đôi khi ánh mắt của
bạn lại gợi lên những ý nghĩ tiêu cực đầu họ.
- Khi nhờ vả ai đó, trong khi chờ họ ra quyết định, không nên nhìn chằm chằm vào
họ. Vô tình ánh mắt của bạn lại tạo áp lực bắt họ phải đồng ý giúp đỡ bạn. Khi ăn
cơm, không nhìn người khác gắp thức ăn vì bạn sẽ khiến họ lúng túng.
- Tránh để cho người đối diện thấy bạn khóc, bởi bạn sẽ khiến họ rất khó xử, dù
họ có phải là người khiến cho bạn khóc hay không.
Xem ra đây chưa phải là tất cả các nguyên tắc giao tiếp ứng xử bạn cần nắm,
nhưng ít nhất, bạn cũng sẽ học được cách giao tiếp tốt hơn bằng việc tuân thủ các
nguyên tắc này đấy. Chúc bạn thành công nhé!

10


II. Hãy đề xuất các cánh thức để tạo ấn tượng ban đầu tốt
nhất
Chỉ cần một cái nhìn thoáng qua người ta cũng đã có thể đánh giá bạn ngay từ lần
đầu gặp gỡ. Trong khoảng khắc ngắn ngủi đó, họ đã có những suy nghĩ về bạn qua
dáng vẻ bề ngoài, qua phong cách, thái độ và cả cách ăn mặc của bạn. Đặc biệt khi
bạn là nhà lãnh đạo của doanh nghiệp, ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc đối tác có thể
ít nhiều góp phần vào sự thành công cho các giao dịch trong tương lai.
Với lần gặp mặt đầu tiên lúc nào bạn cũng sẽ để lại một ấn tượng trong lòng người
khác. Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ấn tượng đầu tiên rất khó thay đổi và nó
sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ sau này.
Cũng bởi tầm quan trọng đó, bài viết này sẽ đưa ra một số lời khuyên hữu ích để
bạn có thể tạo được những ấn tượng đầu tiên thật tốt trong công việc và trong cả
đời sống hằng ngày.

11



Hãy luôn đúng giờ
Đừng để bao giờ phải nói lời xin lỗi “ tôi đến trễ” khi bạn đã hẹn với ai đó. Nên
cố gắng sắp xếp đến sớm hơn vài phút và đề phòng những việc có thể làm bạn
chậm trễ như kẹt xe hoặc đi sai đường. Đi trễ giờ không những thể hiện việc thiếu
văn hóa mà còn làm cho người khác nghĩ rằng mình không tôn trọng họ, làm mất
thời giờ của họ. Và phải đặc biệt chú ý đến giờ giấc khi quan hệ làm ăn với nước
người nước ngoài.
Hãy luôn thoải mái
Nếu bạn cảm thấy không thoải mái hay còn ngượng ngùng thì bạn cũng sẽ làm cho
người đối diện cảm thấy không tự nhiên. Ngược lại, nếu bạn luôn bình tĩnh và tự
tin, điều đó sẽ giúp họ thoải mái và dễ nói chuyện với bạn hơn.
Thể hiện mình sao cho phù hợp
Dáng vẻ bề ngoài cũng rất quan trọng. Tất nhiên người gặp bạn lần đầu sẽ không
biết bạn là ai và họ thường có những đánh giá đầu tiên dựa vào vẻ bề ngoài của
bạn.
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là bạn phải ăn mặc cầu kỳ diêm dúa như người
mẫu để gây ấn tượng mạnh (Trừ khi bạn đang đi phỏng vấn cho công việc của một
công ty thời trang)
Một bức tranh chứa đựng cả ngàn lời muốn nói, bức tranh về bạn trong lần gặp
đầu tiên cũng sẽ nói lên rất nhiều điều với người đối diện về con người của bạn. Vì
vậy phải thể như thế nào để họ có cảm tình tốt với mình?
Hãy bắt đầu về cách ăn mặc. Bộ trang phục nào sẽ phù hợp với bạn? trong những
cuộc gặp mang tính chất công việc thì nên mặc com-lê, áo cộc tay hay chỉ là một
bộ trang phục giản dị? Hãy nghĩ xem người bạn sắp gặp sẽ ăn mặc thế nào? Nếu
đối tác của bạn làm trong ngành quảng cáo hay âm nhạc thì một bộ trang phục có
vẻ quá nghiêm túc sẽ không phù hợp.

Đối với những cuộc gặp cho mục đích công việc hoặc giao thiệp, bạn hãy để tâm

đến văn hóa và phong tục của họ.
Bạn nên chuẩn bị những gì? Hãy gọn gàng, sạch sẽ, cắt tóc và cạo râu (tất nhiên
nếu bạn là nam rồi), áo quần phải thẳng và nếu là nữ thì nên trang điểm nhẹ. Sự

12


chuẩn bị này chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và thể hiện sự tôn trọng
của bạn.
Thể hiện cá tính của bạn
Đôi khi bạn cũng có thể để lại ấn tượng tốt mà không nhất thiết tuân theo hoàn
toàn những điều trên hoặc làm đánh mất đi “bản sắc” riêng của bạn (ví dụ như bạn
gặp được người hợp gu hoặc “tình yêu sét đánh” chẳng hạn thì mọi sự chuẩn bị
cũng sẽ không ăn nhằm gì nhưng điều này rất hiếm). Vì vậy, để tạo được ấn tượng
đầu tiên tốt bạn nên đáp ứng những tiêu chuẩn trên ở mức độ nào đó. Nhưng tất cả
phải phù hợp với hoàn cảnh. Nếu gặp gỡ trong công việc, hãy mặc một bộ đồ công
sở. Nếu ở các cuộc gặp gỡ xã giao vào buổi tối, hãy mặc những bộ đồ thích hợp
vào buổi tối, dùng loại nước hoa thích hợp… Và thể hiện cá tính của mình phù
hợp với hoàn cảnh.
Hãy luôn cười thật tươi
“Hãy mỉm cười và mọi người sẽ mỉm cười lại với bạn”. Vì thế, nụ cười là cách
thể hiện tuyệt vời nhất để bạn tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp. Một nụ cười nồng ấm
và tự tin sẽ làm cho bạn và người đối diện cảm thấy thoải mái. Nụ cười sẽ giúp
bạn chiến thắng khi nó tạo ấn tượng tốt. Tuy nhiên cũng đừng quá lạm dụng nó.
Hãy cởi mở và thật tự tin
Để tạo ấn tượng tốt, không những phụ thuộc vào cách bạn ăn mặc mà chính hành
vi, cử chỉ của bạn cũng ảnh hưởng rất lớn thậm chí còn hơn cả cách bạn ăn nói.
Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện sự tự tin của mình. Đứng ngay ngắn,
mỉm cười và nhìn thẳng vào người đối diện, hãy chào đón bằng cái bắt tay thân
thiện. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn thể hiện sự tự tin; làm cho bạn và cả

người khác cảm thấy thoải mái với nhau hơn.
Hầu như mọi người đều có một chút lo lắng khi hẹn gặp ai đó lần đầu tiên. Điều
này làm bạn có thói quen hay lo lắng hoặc khiến bạn đổ mồ hôi. Hãy tập cách
khắc phục điểm yếu này và cố gắng thể hiện sự tự tin để cả hai cảm thấy thoải mái
dễ gần nhau hơn.
Hãy chuẩn bị trước cho cuộc hẹn
Bạn nên chuẩn bị trước một số nội dung cho cuộc nói chuyện có thể là các câu hỏi
chẳng hạn. Hoặc, hãy dành vài phút để tìm hiểu về người đó trước sẽ tốt hơn. Ví
dụ như, anh ta có mê bóng đá hay không? Cô ta có thường thích thời trang hay
không?
Hãy lạc quan
13


Thái độ của bạn thể hiện trong tất cả mọi cử chỉ của bạn. Hãy cố gắng tự tin ngay
cả khi bạn gặp sự phê bình hoặc khi bạn đang lo lắng. Cố gắng học hỏi và rút kinh
nghiệm từ những cuộc gặp gỡ đó và xây dựng cuộc nói chuyện sao cho phù hợp,
nhớ là phải luôn giữ tư thế tự tin và nụ cười thoải mái.
Hãy lịch sự nhã nhặn, ân cần và chu đáo và thể hiện sự quan tâm của bạn
Với cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, thể hiện sự quan tâm bạn sẽ tạo được ấn tượng
đầu tiên thật tốt. Thực tế là, một sự thiếu sót nào đó đều có thể làm mất đi cơ hội
tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp của bạn. Vì vậy hãy luôn luôn thể hiện theo cách tốt
nhất có thể.
Bạn nên lưu ý tắt điện thoại trong khi nói chuyện. Làm sao bạn có thể tạo ấn tượng
tốt khi mà bạn sẵn lòng nói chuyện với người gọi tới bạn hơn là người đang ngồi
trước mặt bạn. Nếu bạn muốn để lại ấn tượng tốt đẹp nhất thì đừng để vấp phải
điều này.
Không nên tỏ ra là người hiểu biết.
Vì sao chúng tôi khuyên bạn như vậy bởi vì trong lần đầu gặp gỡ sẽ có rất ít người
thích bạn nếu như bạn cứ luôn kể cho họ về những người nổi tiếng,những chuyện

trên trời dưới đất sẽ khiến người nghe nhàm chán ,bởi vì họ chỉ muốn biết về bạn
và bạn cần biết về họ,nhưng cũng không nên hỏi quá nhiều về người ta.Một nhà
kinh doanh có kinh nghiệm và thận trọng sẽ không thích những ai tỏ ra biết quá
nhiều về họ hoặc người nào đó. Nếu bạn tỏ ra là người hiểu biết thì đối với họ bạn
chỉ là một kẻ “ra vẻ” để tạo ấn tượng với người khác.
Nơi đông người bạn cần phải nép mình lại.
Trong những buổi tiệc,buổi giao lưu, gặp gỡ bạn nên ăn mặc gọn gàng,sạch sẽ và
lịch sự đó là điều tối thiểu cần làm nếu bạn muốn tạo ấn tượng ban đầu tốt với
đối tác của mình.Bạn không nên tỏ ra quá “nổi” so với mọi người điều đó sẽ làm
bạn mất điểm với đối tác của mình.
Thực tế cho thấy là những thái độ không tốt hay tính phô trương của bạn sẽ không
được đánh giá cao. Mọi người thường ấn tượng khi bạn làm cho họ thấy rằng bạn
rất thích tính cách của họ ,cách mà bạn thể hiện hay cá tính của bạn khi họ nhận ra
bạn cũng khá quan tâm đến họ.

14


“khép mình” ở đây không phải là bạn phải luôn khép nép,dè dặt điều này cũng
khiến mọi người có cái nhìn không tốt về bạn, mà bạn hãy cứ là bạn nhưng không
nên phô trương bản thân mình quá.
Đã sai lầm 1 lần thì mãi mãi không có cơ hội để sửa lỗi lầm đó.
Trong lần gặp gỡ đầu tiên mà bạn vô tình nói hày làm một đièu gì đó phật ý đối
tác của mình thì bạn sẽ không có cơ hội thứ 2 để sửa chữa lỗi lầm đó vậy nên
trước khi đi bạn nên chuẩn bị cho thật kỹ,từ ăn mặc,đến lời nói,cử chỉ,ánh mắt.. tất
cả những điều đó sẽ quyết định nên sự thành công trong việc tạo ấn tượng đầu tiên
tốt đẹp.
Lời khuyên
Bạn chỉ có vài giây để tạo ấn tượng tốt và rất khó để bạn có thể thay
đổi ấn tượng đó, có thể sẽ không bao giờ hoặc có thể bạn phải trả

một cái giá khá đắt để thay đổi ấn tượng ban đầu của bạn.Vì vậy hãy
thể hiện tốt nhất khi có thể. Điều đó phụ thuộc vào tài năng của bạn,
cộng thêm sự chuẩn bị trước, bạn đã có thể tạo một phong cách rất
riêng của mình, một ấn tượng đầu tiên thật tuyệt vời.

III. HÃY NỚI LÊN SUY NGHĨ CỦA BẠN VỀ ỨNG XỬ
THÔNG MINH TRONG GIAO TIẾP

15


Trong cuộc sống, không phải ai cũng luôn luôn mở rộng tấm lòng để đón chào
người khác. Giao lưu chính là trường hợp hai bên cởi mở tấm lòng để chào đón
đối phương thâm nhập nhằm tạo ra sự đồng cảm.
Khi giao lưu với người khác, thì trong tâm tưởng của chúng ta phải quan tâm đến
hai mặt là bản thân và đối phương, nói cách khác là giữ vững lập trường quan
điểm của mình, đồng thời xem xét quan điểm lập trường của đối phương.
giao tiếp trong cuộc sống Kỹ năng giao tiếp trong Cuộc sống với những tình
huống thường gặp
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người chúng ta đều rất cần kỹ năng giao tiếp ứng
xử hiệu quả
Trước khi nói ra một vấn đề, cần cân nhắc suy đoán xem đối phương sẽ đón nhận
câu đó với thái độ ra sao, phản ứng của họ như thế nào. Vì vậy ngữ điệu và biểu
cảm cần phối hợp hài hoà với ý tứ trong câu nói, đồng thời theo dõi diễn biến tâm
trạng của người nghe để điều chỉnh cho thoả đáng. Đó chính là kỹ năng giao tiếp
với người khác.
Những tình huống trong cuộc sống hàng ngày thường xảy ra dưới đây chắc hẳn
mọi người đã từng gặp qua, có người ứng xử tốt, có người thật sự lúng túng với
những tình huống giao tiếp đó. Ví dụ các tình huống sau bạn ứng xử thế nào ? bạn
có giao tiếp, ứng xử tốt chưa ? và bạn cần kỹ năng, bí quyết hay kinh nghiệm gì để

việc giao tiếp của bạn tốt hơn?

16


V.

KẾT LUẬN

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, để đạt được thành công trong sự nghiệp, chỉ
số thông minh IQ chỉ còn đóng vai trò thứ yếu. Thay vào đó, kỹ năng giao tiếp,
ứng xử và xây dựng các mối quan hệ hiệu quả trở thành yêu cầu hàng đầu tại các
tổ chức, vì đây là nền tảng phát triển kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng gây ảnh hưởng, kỹ
năng làm việc đồng đội, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề…
Bí quyết giao tiếp, ứng xử một cách thông minh, khôn khéo và tế nhị hiện được
đăng tải rất phổ biến trên hầu hết trên các trang tin, các diễn đàn điện tử về kỹ
năng mềm. Tuy nhiên, các bài này chủ yếu chú trọng đến phần “nói” mà lại ít đi
sâu tìm hiểu khía cạnh quan trọng còn lại của giao tiếp là “nghe”. Lắng nghe
tưởng chừng chỉ là một hành động đơn giản. Trái lại, làm sao để lắng nghe chủ
động, tích cực là cả một nghệ thuật, đòi hỏi phải có một quá trình rèn luyện lâu dài
mới đạt được đẳng cấp cao trong giao tiếp.
Biết lắng nghe là yêu cầu số một khi công tác ở bất cứ ngành nghề, vị trí nào, đặc
biệt là lãnh đạo, tư vấn, bán hàng, luật sư... Trong cuộc sống hàng ngày và trong
gia đình, lắng nghe để sẻ chia, thấu hiểu lẫn nhau làm cho mỗi ngày qua đầy ắp
những kỷ niệm ngọt ngào và hạnh phúc. Trong giải quyết xung đột, lắng nghe –
thấu hiểu là nền tảng để đưa ra hướng giải quyết thấu tình đạt lý nhất.

17




×