Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.22 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL
----------

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ

KỸ NĂNG ỨNG XỬ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
DIỄN GIẢ - CHUYÊN GIA TÂM LÝ
HUỲNH ANH BÌNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN
HỒ THANH SANG
LỚP ĐHQLĐĐ8
MSSV: 13D850103082
Ngày nộp: 03/08/2016

Cần Thơ, 08/2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL
----------

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ

KỸ NĂNG ỨNG XỬ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
DIỄN GIẢ - CHUYÊN GIA TÂM LÝ


HUỲNH ANH BÌNH

SINH VIÊN THỰC HIỆN
HỒ THANH SANG
LỚP ĐHQLĐĐ8
MSSV: 13D850103082
Ngày nộp: 03/08/2016

Cần Thơ, 08/2016


MỤC LỤC
Câu 2: Hãy đề xuất các cách thu hút để tạo được ấn tượng ban đầu tốt nhất................5
Câu 1: Thường các bạn trẻ hay mắc lỗi gì trong gì trong giao tiếp, hãy đề xuất cách
khắc phục để giao tiếp tốt hơn.............................................................................................1
Câu 2: Hãy đề xuất các cách thu hút để tạo được ấn tượng ban đầu tốt nhất................4
5.Hãy khen ngợi bất cứ khi nào bạn thấy điều gì đáng được khen.....................................6
Khen ngợi mọi người. Tìm ra những điều tốt đẹp ở người xung quanh và dành thời
gian thể hiện cho họ biết rằng bạn nhận thấy những điều tốt đẹp đó. Khen ngợi họ về
quần áo, công việc, thái độ, và bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩ đến...................................6
........................................................................................................................................6
7.Không thất hứa.................................................................................................................7
Có quá nhiều người đưa ra lời hứa mà họ biết chắc rằng không thể thực hiện. Họ hứa
hẹn chỉ để làm cho người khác cảm thấy dễ chịu ngay lúc đó. Vấn đề nằm ở chổ về sau
nếu bạn không giữ lời hứa, sự dễ chịu này sẽ chuyển thành cảm giác chán nản, thất
vọng và thậm chí giận dữ với bạn. Nếu bạn không thể giữ lời hứa thì không nên hứa.
Nếu bạn đã hứa thì hãy làm mọi thứ có thể để giữ lời....................................................7
8.Luôn nhớ và sử dụng tên của mọi người.........................................................................7
Mọi người sẽ đánh giá cao nếu bạn có thể nhớ và gọi đúng tên họ. Âm thanh ngọt
ngào nhất và quan trọng nhất chính là tên riêng của mình. Để dễ dàng nhớ một người

mới quen, bạn hãy gọi tên họ ít nhất ba lần trong cuộc nói chuyện hay viết tên họ
xuống quyển ghi chú và ghi một vài chi tiết về người đó...............................................7
Ai cũng gặp vấn đề về việc ghi nhớ tên người khác, nó có thể là do bạn mất tập chung
hay trí nhớ của bạn không được tốt cho lắm. Tuy nhiên nếu bạn có thể làm được điều
đó thì đối phương sẽ đánh giá bạn rất cao.......................................................................7
Bạn biết đấy, âm thanh ngọt ngào nhất và quan trọng nhất chính là tên riêng của mình.
Việc bạn chủ động nhớ và gọi đúng tên của họ sẽ cho đối phương thấy ngay từ đầu bạn
đã giành một sự quan tâm sâu sắc tới cuộc trò chuyện và nó sẽ khiến cuộc trò chuyện
trở nên thân mật hơn.......................................................................................................7
9.Trở thành người biết lắng nghe biết nói lời 'Làm ơn' và 'Cảm ơn' và 'Xin lỗi' khi cần
thiết......................................................................................................................................7
Khi một người đang nói chuyện với bạn, hãy lắng nghe xem họ đang nói gì. Trong khi
họ còn đang nói, đừng vội suy nghĩ đến việc sẽ phản ứng như thế nào..........................7
Lắng nghe khác với việc im lặng. Nó là việc thể hiện sự đồng cảm, là khả năng “đặt
mình vào vị trí của người khác, hiểu mà không cần điều chỉnh hay đưa ra biện pháp
khắc phục”. Đôi khi mọi người chỉ muốn bạn lắng nghe những câu chuyện của họ mà
không cắt ngang hay hỏi bất cứ một câu hỏi hay đưa ra lời đánh giá, kết luận nào cả...7
Những từ rất nhỏ bé như làm ơn khi nhờ người khác giúp đỡ, hãy cảm ơn khi được
một ai đó giúp hoàn thành công việc đang giang dở, chúng sẽ có tác động lâu dài. Thể
hiện sự cảm ơn với người khác, thậm chí cho những hành động tốt đẹp nhỏ bé nhất thế
hiện rằng bạn nhìn thấy trong người khác những điều tốt đẹp; điều này cũng cho thấy
bạn có quan tâm đến những điều mọi người xung quanh bạn đang làm hay nói đến.....8
Nhận thức lỗi lầm của chính mình. Khi bạn có sai lầm, hãy thừa nhận và nhận lấy nó
về mình, và làm những gì bạn có thể để sửa chữa và tiến về phía trước........................8
10.Hãy lịch sự nhã nhặn, ân cần và chu đáo và thể hiện sự quan tâm của bạn


Với cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, thể hiện sự quan tâm bạn sẽ tạo được ấn tượng đầu
tiên thật tốt. Thực tế là, một sự thiếu sót nào đó đều có thể làm mất đi cơ hội tạo ấn tượng
đầu tiên tốt đẹp của bạn. Vì vậy hãy luôn luôn thể hiện theo cách tốt nhất có thể.

Bạn nên lưu ý tắt điện thoại trong khi nói chuyện. Làm sao bạn có thể tạo ấn tượng tốt
khi mà bạn sẵn lòng nói chuyện với người gọi tới bạn hơn là người đang ngồi trước mặt
bạn. Nếu bạn muốn để lại ấn tượng tốt đẹp nhất thì đừng để vấp phải điều này.
11.Lời khuyên
Bạn chỉ có vài giây để tạo ấn tượng tốt và rất khó để bạn có thể thay đổi ấn tượng đó, có
thể sẽ không bao giờ hoặc có thể bạn phải trả một cái giá khá đắt để thay đổi ấn tượng
ban đầu của bạn.Vì vậy hãy thể hiện tốt nhất khi có thể. Điều đó phụ thuộc vào tài năng
của bạn, cộng thêm sự chuẩn bị trước, bạn đã có thể tạo một phong cách rất riêng của
mình, một ấn tượng đầu tiên thật tuyệt vời.........................................................................8


Câu 1: Thường các bạn trẻ hay mắc lỗi gì trong gì trong giao tiếp, hãy đề
xuất cách khắc phục để giao tiếp tốt hơn.
Câu 2: Hãy đề xuất các cách thu hút để tạo được ấn tượng ban đầu tốt
nhất.
Câu 3: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn về ứng xử thông minh trong giao
tiếp.


Câu 1: Thường các bạn trẻ hay mắc lỗi gì trong gì trong giao tiếp, hãy đề
xuất cách khắc phục để giao tiếp tốt hơn.
Giao tiếp là một nghệ thuật nhưng cũng là một kỹ năng mà mọi người có
thể học tập và làm ngày càng tốt hơn. Việc cải thiện kỹ năng giao tiếp và nhất
là khắc phục những sai lầm mà bạn thường mắc phải khi giao tiếp, những thứ
đã ăn sâu trong bạn, vốn không dễ và cần một khoảng thời gian để thay đổi
thói quen, nhưng việc này là hoàn toàn có thể.
Dù là một người tốt, nhiệt tình với mọi người và rất muốn yêu quý những
người xung quanh nhưng dường như luôn có điều gì ngăn cản những người
xung quanh yêu mến bạn. Có thể vì bạn thường mắc những lỗi trong giao tiếp.
1. Không biết cách lắng nghe

Bạn hãy đừng giống như hầu hết mọi người mà Ernest Hemingway nhắc
đến. Hãy học cách lắng nghe những gì người khác nói với một thái độ chân
thành, đừng chỉ háo hức để được lên tiếng và lưu ý hãy luôn kiềm chế cái tôi
của mình.
Khi bạn lắng nghe đúng cách, bạn sẽ nhận được vô số những thông tin hữu
ích từ cuộc trò chuyện. Tránh việc dùng những câu hỏi Có/Không, vì những
câu hỏi này mang tính tương tác không cao và bạn sẽ không nhận được nhiều
giá trị từ người nói.
2. Đặt câu hỏi quá nhiều
Đừng biến cuộc trò chuyện của bạn trở thành một cuộc thẩm vấn hình sự
và người nói trở thành phạm nhân tra hỏi của bạn. Khi bạn đặt câu hỏi liên tục
và không đóng góp ý kiến gì cả thì có thể gây ra hệ quả cuộc trò chuyện sẽ
sớm dừng lại, không tạo nên một dư âm tốt để hình thành những cuộc trò
chuyện sau này.
Hãy trò chuyện và tương tác một cách nhịp nhàng, câu chuyện sẽ dần trôi
chảy và tạo sự hứng thú cho mọi người.

1


3. Lúng túng
Khi bạn mới quen một ai đó hoặc gặp những người mà bạn không có nhiều
điều chung để nói, bạn sẽ thấy lúng túng, và đôi khi cả hai người cứ im lặng,
ngại ngùng. Những khi đó, bạn sẽ thấy căng thẳng, hồi hộp. Để cải thiện được
điều này, hãy dành thời gian đọc một vài tờ báo mỗi ngày. Mỗi khi lúng túng
vì không có đề tài cho cuộc nói chuyện, bạn có thể chuyển sang nói về những
vấn đề đang nổi bật trên báo chí.
Một cách khác là hãy tìm cách nói về những gì xung quanh bạn lúc này, ví
dụ đồ uống ra sao, bản nhạc mà quán đang chơi. Điểm mấu chốt là bạn hãy cố
gắng làm cho tinh thần mình thoải mái hơn, ví dụ, với người mới gặp, bạn hãy

tưởng tượng như đó là người bạn thân rất lâu ngày với gặp lại và bạn muốn
nói rất nhiều điều với họ. Như vậy, bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi chuyện trò.
Nhưng đừng lạm dụng điều này, và cũng đừng làm điều gì “lố” quá, chẳng hạn
như ôm hôn một người mới gặp thì không hay.
4. Diễn đạt khó hiểu
Đây là điều khiến cho chúng ta khó giao tiếp tốt với mọi người. Bạn không
thể diễn đạt được điều mà bạn muốn nói dù thông qua lời nói hay điệu bộ, cử
chỉ. Hãy thử một số cách như dưới đây:








Nói chậm lại: khi bạn hứng thú với một chủ đề nào đó, bạn sẽ có xu
hướng nói nhanh hơn, nhiều hơn về chủ đề đó. Hãy cố nói chậm lại.
Điều này sẽ giúp người nghe có thể nghe những gì bạn muốn nói tốt
hơn, chính xác hơn và hiểu nội dung đó dễ hơn.
Nói to hơn để người khác dễ nghe.
Nói rõ ràng, đừng ậm ừ
Nói có cảm xúc hơn: nếu bạn nói chuyện mà như đang đọc một trang
sách thì chắc không ai muốn nghe bạn nói. Hãy nói với ngữ điệu phù
hợp với cảm xúc, nó sẽ khiến người nghe chăm chú hơn
Có những đoạn nghỉ: khi bạn đã xong một ý trong mạch nói chuyện,
hãy dừng lại đôi chút để nhấn mạnh vào ý tiếp theo.
2





Học cách sử dụng điệu bộ, động tác thích hợp

5. Phải tranh luận cho ra đúng-sai
Đừng bao giờ cố tranh luận cho đến khi bạn nắm được phần đúng. Một
cuộc nói chuyện chỉ là nói chuyện chứ không phải một cuộc thảo luận, họp
hành. Điều quan trọng của một cuộc nói chuyện là mọi người đều thấy vui vẻ
chứ không ai thấy ấn tượng khi lần nào nói chuyện bạn cũng là người “thắng”.
Hãy giữ tâm trạng thư giãn, giải trí trong các cuộc nói chuyện.
6. Nói về một chủ đề lạ lẫm hay tiêu cực
Nếu bạn đang ở trong một nơi mà bạn chỉ vừa kết bạn, làm quen với một
số người thì bạn nên tránh khởi đầu câu chuyện bằng những chủ đề về tôn
giáo, chính trị, những điều tiêu cực. Ví dụ như ông sếp của bạn khắt khe như
thế nào, các vụ bắt cóc nữ sinh hàng loạt, hoặc bất cứ việc gì có thể làm mất
năng lượng của người nghe. Những chủ đề như thế chỉ thích hợp để bạn bàn
luận với những người mà bạn đã thân thiết mà thôi.
7. Không có sự trao đổi
Trong mỗi cuộc nói chuyện, hãy cởi mở và chia sẻ, trao đổi thông tin với
những người khác. Ví dụ, nếu một người nói về những kinh nghiệm cá nhân
của họ, hãy lắng nghe và nói với họ về những kinh nghiệm tương tự của bạn.
Đừng thụ động, im lặng, đợi người khác hỏi rồi mới nói. Những người tham
gia cuộc nói chuyện đều nên có vai trò chủ động trong câu chuyện, đừng để
cuộc nói chuyện chỉ diễn ra một chiều.
Những người tham gia cuộc nói chuyện đều nên có vai trò chủ động trong
câu chuyện, đừng để cuộc nói chuyện chỉ diễn ra một chiều.
8. Không có đóng góp gì cho cuộc nói chuyện
Đôi lúc, bạn thấy mình chẳng có gì để nói, nhưng hãy cố gắng thể hiện
mình. Ví dụ, lắng nghe và tỏ ra thích thú với những gì người khác nói, hỏi
những câu hỏi thích hợp hoặc những lời nhận xét thích hợp. Hãy sử dụng điệu

3


bộ, cử chỉ nhiều hơn.
Ngoài ra, hãy đọc báo, theo dõi TV nhiều hơn để nắm được nhiều vấn đề,
có hiểu biết về nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, đừng cố gồng mình lên quá.
Giao tiếp tốt là chìa khóa cho những mối quan hệ tốt đẹp, cho công việc
thuận lợi, thậm chí là cơ hội cho chúng ta tiếp cận với bạn đời của mình. Nếu
bạn chưa phải một người “ăn nói có duyên”, hãy dành thời gian xem xét và sửa
đổi những gì chưa tốt ở bản thân mình.
9. Không tôn trọng “phút tỏa sáng” của người khác
Mọi người khi tham gia trò chuyện đều mong muốn mình có được những
“phút giây tỏa sáng”. Chính vì thế, bạn không nên gián đoạn ai đó khi họ đang
chia sẻ quan điểm của họ. Hãy kiềm chế cái tôi và tạo sự cân bằng giữa người
nghe và người nói.

Câu 2: Hãy đề xuất các cách thu hút để tạo được ấn tượng ban đầu tốt
nhất.
Chỉ cần một cái nhìn thoáng qua người ta cũng đã có thể đánh giá bạn
ngay từ lần đầu gặp gỡ. Trong khoảng khắc ngắn ngủi đó, họ đã có những suy
nghĩ về bạn qua dáng vẻ bề ngoài, qua phong cách, thái độ và cả cách ăn mặc
của bạn.
Đặc biệt khi bạn là nhà lãnh đạo của doanh nghiệp, ấn tượng đầu tiên khi
tiếp xúc đối tác có thể ít nhiều góp phần vào sự thành công cho các giao dịch
trong tương lai.
Với lần gặp mặt đầu tiên lúc nào bạn cũng sẽ để lại một ấn tượng trong
lòng người khác. Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, ấn tượng đầu tiên rất
khó thay đổi và nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ sau này.
Cũng bởi tầm quan trọng đó, chúng ta nên đưa ra một số lời khuyên hữu ích
để bạn có thể tạo được những ấn tượng đầu tiên thật tốt trong công việc và

trong cả đời sống hằng ngày.
4


1.Ăn mặc đẹp
Hình dáng khi xuất hiện là vỏ ngoài của bạn. Nếu bạn nhìn quá đơn giản
và không hấp dẫn, mọi người sẽ có một phản ứng không mấy tích cực. Điều
đó không có nghĩ bạn phải dành quá nhiều tiền để ăn mặc sang trọng, bảnh
bao. Bạn cần dành thời gian và chú ý hơn về cách ăn mặc. Bạn cũng cần chăm
chút tới những chi tiết nhỏ như tóc, móng tay. Bạn cần tìm hiểu về màu sắc,
chất liệu và ảnh hưởng của nó. Mỗi ngành nghề có một tiêu chuẩn ngoại hình
tối thiểu và bạn cần đáp ứng những điều này, bất kể bạn ở vị trí nào. Nếu bạn
quan tâm và nỗ lực cải thiện điều này, mọi người sẽ chú ý và tôn trọng bạn
hơn.
Tầm quan trọng của chiều cao bị ảnh hưởng nhiều bởi quan niệm về giới
tính. Theo nghiên cứu của Hewlett, chỉ có 6% số người được phỏng vấn cho
rằng chiều cao là một yếu tố cần thiết của một nữ giám đốc điều hành, trong
khi đó 16% khác lại nhận thấy điều đó chỉ quan trọng đối với giám đốc là nam
giới. Và thực tế là, 2/3 số lần tuyển dụng, các ứng cử viên cao ráo, ưa nhìn đã
đánh bại các ứng cử viên thấp hơn.
2.Hãy luôn cười thật tươi
“Hãy mỉm cười và mọi người sẽ mỉm cười lại với bạn”. Vì thế, nụ cười là
cách thể hiện tuyệt vời nhất để bạn tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp. Một nụ cười
nồng ấm và tự tin sẽ làm cho bạn và người đối diện cảm thấy thoải mái. Nụ
cười sẽ giúp bạn chiến thắng khi nó tạo ấn tượng tốt. Tuy nhiên cũng đừng
quá lạm dụng nó.
3.Hãy cởi mở và thật tự tin
Để tạo ấn tượng tốt, không những phụ thuộc vào cách bạn ăn mặc mà
chính hành vi, cử chỉ của bạn cũng ảnh hưởng rất lớn thậm chí còn hơn cả
cách bạn ăn nói.

Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện sự tự tin của mình. Đứng ngay
ngắn, mỉm cười và nhìn thẳng vào người đối diện, hãy chào đón bằng cái bắt
tay thân thiện. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn thể hiện sự tự tin; làm cho
bạn và cả người khác cảm thấy thoải mái với nhau hơn.
5


Hầu như mọi người đều có một chút lo lắng khi hẹn gặp ai đó lần đầu tiên.
Điều này làm bạn có thói quen hay lo lắng hoặc khiến bạn đổ mồ hôi. Hãy tập
cách khắc phục điểm yếu này và cố gắng thể hiện sự tự tin để cả hai cảm thấy
thoải mái dễ gần nhau hơn.
4.Hãy chuẩn bị trước cho cuộc hẹn
Bạn nên chuẩn bị trước một số nội dung cho cuộc nói chuyện có thể là các
câu hỏi chẳng hạn. Hoặc, hãy dành vài phút để tìm hiểu về người đó trước sẽ
tốt hơn. Ví dụ như, anh ta có mê bóng đá hay không? Cô ta có thường thích
thời trang hay không?
5.Hãy khen ngợi bất cứ khi nào bạn thấy điều gì đáng được khen
Khen ngợi mọi người. Tìm ra những điều tốt đẹp ở người xung quanh và
dành thời gian thể hiện cho họ biết rằng bạn nhận thấy những điều tốt đẹp đó.
Khen ngợi họ về quần áo, công việc, thái độ, và bất cứ thứ gì bạn có thể nghĩ
đến.
Nếu bạn thực sự đánh giá cao người khác như vẻ đẹp của họ hay sự thông
minh, các kỹ năng, khả năng cảm thụ nghệ thuật… thì mọi người sẽ tự động
nhớ đến bạn và từ đó bắt đầu thích bạn. Nhưng hãy chắc chắn những lời khen
của bạn là chân thực, nên tránh những hành động thái quá hay khoe khoang
thể hiện mình.
6.Hãy lạc quan
Thái độ của bạn thể hiện trong tất cả mọi cử chỉ của bạn. Hãy cố gắng tự
tin ngay cả khi bạn gặp sự phê bình hoặc khi bạn đang lo lắng. Cố gắng học
hỏi và rút kinh nghiệm từ những cuộc gặp gỡ đó và xây dựng cuộc nói chuyện

sao cho phù hợp, nhớ là phải luôn giữ tư thế tự tin và nụ cười thoải mái.

6


7.Không thất hứa
Có quá nhiều người đưa ra lời hứa mà họ biết chắc rằng không thể thực
hiện. Họ hứa hẹn chỉ để làm cho người khác cảm thấy dễ chịu ngay lúc đó.
Vấn đề nằm ở chổ về sau nếu bạn không giữ lời hứa, sự dễ chịu này sẽ chuyển
thành cảm giác chán nản, thất vọng và thậm chí giận dữ với bạn. Nếu bạn
không thể giữ lời hứa thì không nên hứa. Nếu bạn đã hứa thì hãy làm mọi thứ
có thể để giữ lời.
8.Luôn nhớ và sử dụng tên của mọi người
Mọi người sẽ đánh giá cao nếu bạn có thể nhớ và gọi đúng tên họ. Âm
thanh ngọt ngào nhất và quan trọng nhất chính là tên riêng của mình. Để dễ
dàng nhớ một người mới quen, bạn hãy gọi tên họ ít nhất ba lần trong cuộc nói
chuyện hay viết tên họ xuống quyển ghi chú và ghi một vài chi tiết về người
đó.
Ai cũng gặp vấn đề về việc ghi nhớ tên người khác, nó có thể là do bạn
mất tập chung hay trí nhớ của bạn không được tốt cho lắm. Tuy nhiên nếu bạn
có thể làm được điều đó thì đối phương sẽ đánh giá bạn rất cao.
Bạn biết đấy, âm thanh ngọt ngào nhất và quan trọng nhất chính là tên
riêng của mình. Việc bạn chủ động nhớ và gọi đúng tên của họ sẽ cho đối
phương thấy ngay từ đầu bạn đã giành một sự quan tâm sâu sắc tới cuộc trò
chuyện và nó sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên thân mật hơn.
9.Trở thành người biết lắng nghe biết nói lời 'Làm ơn' và 'Cảm ơn' và
'Xin lỗi' khi cần thiết
Khi một người đang nói chuyện với bạn, hãy lắng nghe xem họ đang nói
gì. Trong khi họ còn đang nói, đừng vội suy nghĩ đến việc sẽ phản ứng như
thế nào.

Lắng nghe khác với việc im lặng. Nó là việc thể hiện sự đồng cảm, là khả
năng “đặt mình vào vị trí của người khác, hiểu mà không cần điều chỉnh hay
đưa ra biện pháp khắc phục”. Đôi khi mọi người chỉ muốn bạn lắng nghe
7


những câu chuyện của họ mà không cắt ngang hay hỏi bất cứ một câu hỏi hay
đưa ra lời đánh giá, kết luận nào cả.
Những từ rất nhỏ bé như làm ơn khi nhờ người khác giúp đỡ, hãy cảm ơn
khi được một ai đó giúp hoàn thành công việc đang giang dở, chúng sẽ có tác
động lâu dài. Thể hiện sự cảm ơn với người khác, thậm chí cho những hành
động tốt đẹp nhỏ bé nhất thế hiện rằng bạn nhìn thấy trong người khác những
điều tốt đẹp; điều này cũng cho thấy bạn có quan tâm đến những điều mọi
người xung quanh bạn đang làm hay nói đến.
Nhận thức lỗi lầm của chính mình. Khi bạn có sai lầm, hãy thừa nhận và
nhận lấy nó về mình, và làm những gì bạn có thể để sửa chữa và tiến về phía
trước.
10.Hãy lịch sự nhã nhặn, ân cần và chu đáo và thể hiện sự quan tâm của
bạn
Với cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, thể hiện sự quan tâm bạn sẽ tạo được
ấn tượng đầu tiên thật tốt. Thực tế là, một sự thiếu sót nào đó đều có thể
làm mất đi cơ hội tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp của bạn. Vì vậy hãy luôn
luôn thể hiện theo cách tốt nhất có thể.
Bạn nên lưu ý tắt điện thoại trong khi nói chuyện. Làm sao bạn có thể
tạo ấn tượng tốt khi mà bạn sẵn lòng nói chuyện với người gọi tới bạn
hơn là người đang ngồi trước mặt bạn. Nếu bạn muốn để lại ấn tượng tốt
đẹp nhất thì đừng để vấp phải điều này.
11.Lời khuyên
Bạn chỉ có vài giây để tạo ấn tượng tốt và rất khó để bạn có thể thay
đổi ấn tượng đó, có thể sẽ không bao giờ hoặc có thể bạn phải trả một cái

giá khá đắt để thay đổi ấn tượng ban đầu của bạn.Vì vậy hãy thể hiện tốt
nhất khi có thể. Điều đó phụ thuộc vào tài năng của bạn, cộng thêm sự
chuẩn bị trước, bạn đã có thể tạo một phong cách rất riêng của mình, một
ấn tượng đầu tiên thật tuyệt vời.

Câu 3: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn về ứng xử thông minh trong giao
8


tiếp.
Hiện nay ứng xử được xem là chuẩn mực để đánh giá sự khéo léo, thông
minh của một con người. Vấn đề ứng xử trong khi giao tiếp đang khiến cho
nhiều người băn khoăn, không biết như thế nào mới là ứng xử có văn hóa và
đúng mực.
Thật vậy, hiện nay chúng ta gặp gỡ và tiếp túc nhiều người, chúng ta đòi
hỏi phải giao tiếp bằng ngôn ngữ và hành động. Vậy cách ứng xử như thế nào
để tạo được một cuộc đối thoại thành công và khéo léo lại phù thuộc vào mỗi
người.
Có rất nhiều người sẽ nhận biết được đối phương có tính cách như thế nào
qua cách ứng xử hằng ngày như thế này. Bởi ứng xử chính là thước đo sự hiểu
biết cũng như kiến thức của một người.
Hằng ngày chúng ta vẫn giao tiếp với nhau chính là chúng ta đang duy trì
cách ứng xử. Bạn có phải là người ứng xử khôn khéo, xử lí mọi thông tin
nhanh gọn không. Có nhiều người sinh ra đã biết cách ăn nói, ứng xử nhưng
có nhiều người cần phải cố gắng rèn luyện từng ngày thì mới có thể ứng xử
tốt.
Một người có cách ứng xử khéo léo, đúng mực thì luôn tạo được thiện
cảm, yêu mến của những người xung quanh. Vì họ đã tạo ra được không khí
và môi trường sống rất lành mạnh. Ngược lại nếu bạn là người không biết ứng
xứ, đối nhân xử thế thì bạn sẽ luôn rơi vào thế bị động không thể hòa nhập

cùng với người khác.
Ứng xử có vai trò quan trọng đối với mỗi chúng ta. Nó sẽ tạo nên sự thành
công trong cuộc sống của bạn sau này. Ứng xử là một cách bạn chạm đến cái
đích của cuộc sống nhanh hơn người khác, bởi bạn biết tận dụng lợi thế của
mình.
Giới trẻ hiện nay là những người cần phải có được sự ứng xử tốt, đúng
mực đối với mọi tầng lớp người. Tuy nhiên hiện nay có một số phần tử ứng xử
9


thô lỗ, vô phép đã tự tạo ấn tượng xấu cho những người xung quanh. Điều này
thật đáng buồn
Chúng ta có thể học cách ứng xử tốt ngay trong gia đình mình, từ ba mẹ,
anh chị em. Bạn lễ phép, đi thưa về gửi cũng là một cách ứng xử tốt. Và ngoài
xã hội cũng vậy, bạn nên biết rằng mình đang ở vị trí nào để có thể cư xử đúng
mực nhất. Thế mới là người khéo léo.
Văn hóa ứng xứ là một cụm từ mà người ta thường dùng để đo nhân cách
của một người người. Cái gì cũng cần có văn hóa, có khuôn phép mà chúng ta
lấy nó làm thước đó. Chính bạn đang tự xây dựng con người mình qua lời nói
và qua hành động hằng ngày.
Vai trò của giao tiếp trong đời sống hằng ngày, trong công việc quá rõ
ràng đến nỗi không cần phải nói nhiều. Nhưng để có được một kỹ năng giao
tiếp tốt thì khó mà đạt được. Đôi khi cũng là một sự việc, ví dụ như va quẹt xe
chẳng hạn. Nhưng có người cư xử bằng cách chửi mắng nhau dẫn đến bạo lực
nhưng có người lại giải quyết bằng cách xin lỗi một cách nhẹ nhàng, nhỏ
nhẹ. Sức mạnh của lời nói, vai trò của giao tiếp rất ghê gớm. Nó có thể dẫn
đến sự chia rẽ chỉ vì một câu nói diễn đạt không rõ ràng đi cùng một hành
động đầy hàm ý hoặc làm cho một tập thể trở nên đoàn kết hơn nhiều.
Vị trí, vai trò của ứng xử trong xã hội ngày nay thực sự quan trong. Bạn sẽ
có thể thấy được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân, không ngừng cố gắng học

hỏi và hoàn thiện hơn nữa.

10



×