Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (13)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109 KB, 10 trang )

I. Quan điểm của cá nhân về câu nói “Chim khôn hót tiếng rãnh rang,
người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” trong giao tiếp ứng xử thời kỳ hội
nhập.
Ca dao không những là tiếng nói chứa đựng tâm tư, tình cảm của người lao
động mà còn là những kho tàng kinh nghiệm sống quý giá của muôn đời. Đọc
từng câu ca dao, chúng ta thấy hiện lên cuộc sống của người xưa trong sương
mờ quá khứ. Trong đó, lời ăn tiếng nói của con người trong giao tiếp luôn
được người xưa coi trọng và hiển nhiên đó là một trong những chuẩn mực đạo
đức của con người. Và chắc hẳn trong tất cả chúng ta ai ai cũng đều nghe câu
ca dao:
“Chim khôn hót tiếng rãnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”
Được nghe nhiều, được đọc nhiều mà mấy ai hiểu làm được, nếu có làm thì
chỉ được một thời gian ngắn và sẽ bị hao mòn sau một thời gian,….
Hình ảnh “người khôn” được nhắc đi nhắc lại với tần suất cao trong ca dao
cũng là một điều cần lưu ý. “Người khôn” ở đây không phải là hạng
người “khôn lỏi, khôn vặt” ; sống ích kỷ, nhỏ nhen mà là những con người
sống có nhân nghĩa, biết đối nhân xử thế đúng mực, đúng chuẩn ở đời. Người
xưa từng nói “lạt mềm buộc chặt” - lời nói ngọt ngào, dịu dàng bao giờ cũng
mang ấn tượng tốt, mang lại cảm tình, niềm vui giao tiếp cho người được tiếp
xúc. Ca dao còn nhắc nhở, khuyên nhau khi nói phải lựa lời, chọn lời, cân
nhắc ý tứ. Lời nói luôn có sẵn, đối với từng trường hợp cụ thể mà chúng ta
dành những “lời hay ý đẹp” cho nhau. Có niềm vui nào hơn khi trong cuộc
sống hàng ngày, chúng ta luôn được nghe những lời nói đẹp, những lời nói
hay, sâu sắc, để cho con người sống thương nhau hơn, gần gũi nhau hơn.
Chẳng hạn như câu ca dao:
"Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Bên cạnh đó, trong thời kỳ hội nhập hiện nay thì việc sử dụng giao tiếp ngôn
ngữ lại là một thế mạnh đối với tất cả chúng ta. Nếu biết lựa chọn những lời
nói thích hợp thì sẽ hiểu nhau hơn, công việc sẽ thuận lợi hơn, kết quả sẽ cao


hơn. Lời nói là một loại công cụ lợi hại trong đời sống xã hội. Ai cũng biết
1


rằng, mỗi con người bình thường đều có khả năng nói lên mọi điều nhưng có
lời hay, lời đẹp mà cũng có lời thô, lời vụng. Người khôn ngoan phải biết lựa
lời. Lời nói có thể chọn lựa được tùy theo ý định và trình độ văn hóa của
người nói. Vì thế, cha ông ta hình dung lời nói như một thứ sản phẩm, một thứ
công cụ dễ kiếm, dễ tìm, dễ chọn trong tầm tay của mọi người. Nếu chọn
đúng, lời nói sẽ đem đến kết quả tốt đẹp, còn lựa sai, thì lời nói sẽ làm mất
lòng nhau. Hiệu quả của lời nói đẹp là làm vừa lòng nhau. Lời nói đẹp tạo ra
sự cảm thông, ăn ý và hiểu biết lẫn nhau. Đó là cơ sở để con người đạt được
mục đích giao tiếp. Để cho vừa lòng nhau, người nói cần phải biết lựa chọn
ngôn ngữ thích hợp với đối tượng và hoàn cảnh. Nhưng để có khả năng lựa
lời, chúng ta phải học tập, rèn luyện liên tục, lâu dài. Ông cha ta cũng đã từng
để lại rất nhiều lời khuyên về việc nói năng của con người: Ăn phải nhai, nói
phải nghĩ; hoặc: Học ăn, học nói, học gói, học mở…
Tuy coi trọng việc lựa lời để đạt được hiệu quả giao tiếp nhưng ông cha ta
cũng không bao giờ cho rằng mục đích giao tiếp chỉ là làm vừa lòng nhau.
Cần phải chọn lời nói thích hợp, lời nói đúng chứ không phải chỉ quan tâm
đến sự đồng tình của người nghe, bởi vì, có nhiều khi sự thật mất lòng. Một
lời nói êm tai nhẹ nhàng nhưng giả dối thì không thể coi là một hành vi giao
tiếp đúng đắn. Nói gần nói xa chẳng qua nói thật. Lời nói thích hợp trước hết
phải là lời nói chân thành, sau đó mới là lời nói đẹp.
Nói tóm lại “lời nói” tuy chỉ gói gọn trong hai từ nhưng việc sử dụng nó để
giao tiếp lại là một chuyện mà dường như vẫn còn nhiều người chưa thể học
được, “Lời nói” còn là công cụ giao tiếp, lời nói có thể thể hiện đạo đức, trình
độ của mỗi con người. Biết lựa lời sẽ tạo được hiệu quả tốt trong giao tiếp
cũng như trong công việc và sẽ là một phương tiện mà chúng ta cần phải trang
bị trên con đường dành cho những ai muốn được thành công. Vì vậy, chúng ta

cần phải tự rèn luyện cách nói năng văn minh, lịch sự để đạt được mục đích
như mong muốn.

2


II. Làm thế nào để tạo, duy trì và phát triền một mối quan hệ? Khi xảy ra
xung đột anh (chị) sẽ xử lý như thế nào để không đẩy xung đột leo thang
trong giao tiếp ứng xử?
Trong xã hội, chúng ta phải xây dựng các mối quan hệ tốt vì rất nhiều lí do,
đặc biệt là ở nơi làm việc. Xã hội cũng giống như một mạng lưới các mối quan
hệ, nó đòi hỏi tất cả mọi người phối hợp làm việc với nhau để tạo ra kết quả
tốt nhất. Những gì làm xã hội trở nên tốt đẹp hơn chính là các mối quan hệ
tích cực, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.
Tất cả mọi người cùng hướng về một mục tiêu chung, điều này đòi hỏi phải
có mối quan hệ tốt dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau.
Nếu như bạn hiểu rõ mọi người muốn gì và tại sao họ lại muốn như vậy thì
thường bạn sẽ tìm ra được cách để hai bên đều tiến triển cùng nhau. Cách tốt
nhất để hiểu đó là lắng nghe và quan sát mà không cần đưa ra những phán xét
vội vã. Như thế nào là một mối quan hệ tốt đẹp ?
Trong một mối quan hệ tốt đẹp, các bên biết lắng nghe để hiểu rõ quan điểm
và cảm xúc của nhau. Cách đơn giản nhất để biết điều gì là quan trọng với một
người hay nhóm người là hỏi và sau đó lắng nghe câu trả lời của họ. Nếu bạn
hiểu rõ người khác bạn sẽ biết cách làm gì để mọi người có thể thân thiện và
làm việc với nhau hiệu quả hơn. Không chỉ có vậy các bên còn thẳng thắn bày
tỏ quan điểm và cảm xúc của mình. Con người rất phức tạp và phản ứng trước
những sự việc hoàn toàn khác nhau do đó họ vẫn có thể ngạc nhiên về người
kia ngay cả khi đã từng chung sống với nhau rất lâu.
Chúng ta cần nói những gì chúng ta cần và bày tỏ cảm xúc của mình hơn là
chờ đợi người khác nhận ra chúng ta muốn gì rồi sau đó đợi họ mang đến cho

chúng ta. Để cho mối quan hệ trở nên tốt đẹp chúng ta nên tôn trọng bản thân
cũng như người khác. Lòng tôn trọng là cốt lõi của mọi mối quan hệ tốt, nó
được thể hiện bằng cách lắng nghe và tìm hiểu xem người khác đánh giá sự
việc như nào. Việc phán xét dựa trên thành kiến là cách hoàn toàn đối lập với
lòng kính trọng. Bạn có thể thể hiện sự tôn trọng người khác bằng cách thừa
nhận rằng họ đã làm những gì tốt nhất có thể. Tôn trọng là nền tảng cho một
mối quan hệ vững chắc do đó bạn nên tôn trọng bản thân mình cũng như
những người khác. Nếu như bạn cảm thấy hài lòng với bản thân thì việc nhìn
thấy những điểm tốt của người khác và tôn trọng họ sẽ trở nên dễ dàng hơn rất
nhiều.
3


Một điều quan trọng khác để thiết lập mối quan hệ tốt đó là đương đầu trực
tiếp với những điểm khác nhau giữa mọi người bởi vì chúng rất thú vị. Trong
cuộc đối thoại mà mọi người đều lắng nghe nhau thì bạn sẽ phát hiện ra một
sự thật mới giúp hoà nhập hai ý tưởng tranh cãi. Hãy cùng tìm ra giải pháp
khiến cả hai bên đều cảm thấy mình chiến thắng. Nếu như cả hai phía đều cảm
thấy đã thu được gì đó từ việc giải quyết những khác biệt, họ sẽ sẵn sàng hơn
để tiếp tục hợp tác trong tương lai. Điều này sẽ xây dựng một mối quan hệ
thoải mái và hài lòng. Và đây các tiêu chuẩn để xây dựng và phát triền một
mối quan hệ được bền vững:
1. Ít nhất phải có một bên quyết định rằng mối quan hệ là quan trọng.
Nếu như bạn quyết định rằng mối quan hệ với một ai đó là quan trọng, bạn sẽ
đầu tư thời gian và sức lực để hiểu rõ những yêu cầu của họ cũng như cách
giải quyết những khó khăn cản trở. Ngay cả khi bạn cố gắng nhưng thất bại,
bạn biết rằng mình đã cố gắng hết sức và thấy thoải mái về điều đó.
2. Học cách lắng nghe một cách thật sự và đừng phán xét.
Lắng nghe một cách thật sự và không phán xét sẽ giúp bạn hiểu rõ người khác.
Việc phán xét chỉ làm tăng khoảng cách và sự phòng vệ lẫn nhau.

3. Gặp gỡ mọi người một cách thân mật khiến họ cảm thấy thoải mái
trong việc nêu ra những vấn đề quan trọng với họ.
Hầu hết mọi người cảm thấy thoải mái hơn trong những khung cảnh thân mật.
Nếu bạn có ý định gặp ai với mục đích cụ thể là để phát triển mối quan hệ với
họ, hãy nghĩ đến việc tổ chức cuộc gặp gỡ trong khung cảnh mà họ thấy thoải
mái bởi vì khi thấy thoải mái, họ có thể nói nhiều hơn về những gì là quan
trọng với mình.
4. Phát triển một văn hoá trong đó mọi người có thể bày tỏ cảm xúc của
mình.
Các mối quan hệ được hình thành dựa trên việc chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc.
Thật khó để hai người có một cuộc hội thoại hữu ích khi một người trong họ
không nhận thấy rằng người kia tức giận vì những gì họ đã nói hoặc làm. Một
số khó khăn có thể gặp phải trong việc xây dựng mối quan hệ tốt:
+ Thiếu tin tưởng và khách sáo : Chúng ta thường nhận được những thông tin
sai lệch về những người trong nhóm khác. Giữa các thành viên trong nhóm
thường có nhiều khác biệt với nhau hơn là giữa các nhóm, nếu như chúng ta
nghĩ rằng "tất cả mọi người đều như nhau" thì chúng ta đã sai lầm. Điều này
sẽ huỷ hoại mối quan hệ vì mỗi cá nhân là duy nhất và họ muốn cảm thấy có
4


những giá trị riêng.Khi sự khuôn sáo trở thành bệnh dịch, sự áp bức giữa
nhóm này và nhóm khác trở nên phổ biến thì sẽ khiến những cảm giác tiêu cực
bóp méo thái độ của họ.
+ Đổ lỗi cho người khác khi mối quan hệ không tốt đẹp:điều này thật vô ích,
nó sẽ tạo ra khoảng cách và sự phòng vệ lẫn nhau. Nếu như không hài lòng về
một mối quan hệ bạn nên nghĩ mình cần làm gì để cải thiện nó.Đồng thời việc
thay đổi thái độ của bản thân dễ hơn nhiều so với việc thuyết phục người khác
thay đổi.
+ Tập trung vào nhiệm vụ mà không quan tâm tới cảm xúc và nhu cầu của

người khác Mọi người đều có cảm xúc và họ mang những cảm xúc này vào
công việc. Nếu như bạn bất chấp cảm xúc của người khác để hoàn thành
nhiệm vụ thì những người giỏi nhất của bạn sẽ lần lượt rời bỏ bạn.Con người
không phải là những cố máy, nếu bạn tôn trọng và hiểu họ, lắng nghe cảm xúc
của họ, họ sẽ muốn cống hiến và làm việc tốt hơn.
+ Mục tiêu, vai trò, sự mong đợi lẫn nhau không rõ ràng Nếu như chúng ta
không biết mình cần gì ở người khác thì hiểu lầm là điều không thể tránh khỏi
và mối quan hệ sẽ chịu hậu quả từ điều nay.
Và dĩ nhiên tất cả những điều được nêu trên chính là nền tảng của xây dựng
và phát triển một mối quan hệ, để làm được những điều trên thì trước tiên việc
cần thiết nhất đó chính là chúng ta phải hiểu được lộ trình của việc xây dựng
và phát triển một mối quan hệ thành công là gì?
Như vậy, lộ trình như thế nào là phù hợp để xây dựng và duy trì mối quan hệ,
cá nhân cũng như xã hội tốt đẹp?
- Đầu tiên, bạn cần xác định rằng, chúng ta không thể phát triển khi chỉ có một
mình, mà phải trong một sự liên kết với một nhóm người nào đó. Mối quan hệ
thành công quyết định thành công của bạn.
- Đặt câu hỏi : Bạn cần biết mình là ai. Cần hiểu rõ mình là ai, bạn sẽ ứng xử
như thế nào với mọi người xung quanh. Điều gì làm bạn hài lòng? Ai là người
bạn mong muốn tiếp xúc, xây dựng quan hệ, đó sẽ là những người có đặc
điểm gì? Bạn có thể giúp được gì cho người khác trong những mối quan hệ
khác nhau? Tất cả những điều này đều là những điều mà bạn có thể tự lựa
chọn, và chịu trách nhiệm với sự lựa chọn đó. Nếu bạn sai lầm từ bước này, thì
bạn có thể mất nhiều thời gian để cân đối lại số lượng, cũng như chất lượng
của những mối quan hệ về sau. Đó là khi bạn thấy mình bắt đầu than thở : tại
sao tôi lại phải đi đến một cuộc hẹn vô nghĩa như vậy?
5


- Dành thời gian cho nhau. Tất cả những mối quan hệ đều cần có thời gian

nuôi dưỡng, mà đó không phải là thời gian tự nuôi dưỡng, mà bạn cần đóng
vai trò chủ động nuôi dưỡng mối quan hệ đó. Ví dụ như một thiệp chúc mừng,
một voucher giảm giá của một doanh nghiệp mỹ phẩm nào đó gửi tặng bạn
vào ngày sinh nhật làm bạn cảm thấy sung sướng, hài lòng, thì phản ứng
tương tự cũng sẽ xảy ra nếu bạn có thể làm như vậy đối với một người đồng
nghiệp, một người bạn cũ... Tất cả mọi người đếu mong muốn mình được nhìn
nhận là quan trọng, hãy luôn nhớ điều này.
Tuy nhiên trong cuộc sống nếu có những điều làm cho chúng ta hài long thì tất
nhiên sẽ có những chuyện xảy ra có thể nói là trái ý hoặc không như ý muốn
của chúng ta, có thể sẽ xảy ra ở một cá nhân, hoặc giữa các cá nhân với nhân
và khi đó việc dẫn đến xung đột là khả năng không thể tráng khỏi. Trong cuộc
sống đã từng có nhiều cuộc tranh luận và mâu thuẫn gay gắt nhưng vẫn không
có được hồi kết tốt đẹp. Mà cái nguyên nhân sâu xa của mỗi cuộc tranh luận
đều do cái “Tôi” bảo thủ, cái “Tôi” không chịu lắng nghe. Khi xảy ra mâu
thuẫn thì dường tất cả chúng ta đều bảo vệ cho cái mà chúng ta cho là đúng.
Dĩ nhiên ai cũng có cái gọi là đúng. Anh đúng, nhưng tôi cũng đúng, vậy ai sẽ
sai đây? Cả hai đều đi đến một cái chung đó là “Đúng”. Vậy tại sao cùng
chung cái “Đúng” lại xảy ra mâu thuẫn? Cái “Đúng” này chỉ là một kết quả,
nhưng khi xét về cái nhân thì chắc hẳn sẽ có sự khác biệt lớn. Bởi cái “Đúng”
của anh không giống với cái “Đúng” của tôi… Từ đó mà sẽ có thể nảy sinh
nhiều vấn đề có thể đẩy xung đột ngày càng gay gắt. Vậy khi xảy ra xung đột
trong giao tiếp ứng xử thì chúng ta sẽ xử lý như thế nào để cuộc cải vã không
phải leo thang?
Chắc hẳn chúng ta ai cũng đã từng gặp phải trường hợp xung đột trong giao
tiếp rất nhiều như tranh luận về học tập, tranh luận về một vấn đề phổ biến
trong xã hội hay cũng có thể là về một cái áo sơ mi mới mua,… Khi xảy ra
xung đột thì điều đầu tiên đó chính là ta khoan hãy đỗ lỗi cho một hay bất kỳ
người còn lại mà thay vào đó chúng ta hãy chỉ ra được những cái lỗi của cả
hai phía, và lắng nghe họ nói vì khi được nói ra hết người ta sẽ bình tĩnh hơn
và dễ tiếp thu ý kiến của mình hơn và suy nghĩ hơn. Nếu như trong một cuộc

xung đột giao tiếp mà chúng ta chỉ bảo vệ cho một phía và cho rằng bên ta bảo
vệ là đúng thì chúng ta đã vô tình trở thành nạn nhân của bên còn lại. Tôi từng
đọc được một quyển sách và trong đó có đoạn “…Khi xảy ra hỏa hạn thì thay

6


vì việc truy tìm kẻ phóng hỏa là ai thì thay vào đó việc cần làm là chúng ta cố
gắng chữa cháy và bảo vệ tài sản….” Đó là câu mà tôi tâm đắc nhất.
Để giải quyết xung đột, bạn nên làm theo những phương pháp sau:
Giữa tốt mối quan hệ là mối quan tâm hàng đầu: Chắc rằng bạn đối xử lịch
thiệp và điềm đạm với mọi người, xây dựng văn hóa tôn trọng lẫn nhau và
tránh để mọi người cảm thấy bị áp lực trong mối quan hệ hàng ngày;
Tách vấn đề ra khỏi con người; Điều này giúp bạn có một cuộc tranh luận sôi
nổi mà không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau;
Chú ý đến những lợi ích hiện có: Bằng việc lắng nghe một cách cẩn thận bạn
sẽ hiểu được tại sao mọi người chấp nhận vị trí hiện tại của họ;
Hãy lắng nghe trước khi nói: Để giải quyết một vấn đề một cách hiệu quả bạn
cần phải lắng nghe để hiểu được họ đang mong muốn mình sẽ được gì sau khi
kết thúc chuyện này. Đưa ra “sự việc”: Đồng ý và thiết lập mục tiêu, những
yếu tố đáng lưu ý sẽ tác động lên quyết định; và Đưa ra nhiều lựa chọn: Đưa
ra ý kiến về những sự lựa chọn đó và cùng nhau bàn luận. Bằng việc làm theo
những phương pháp trên, bạn có thể giải quyết xung đột trong sự bình tĩnh và
lịch sự. Điều này giúp bạn ngăn ngừa sự phản đối và đối lập có thể dẫn đến
“ẩu đả” trong công ty của bạn.
Các bước giải quyết xung đột
Dựa trên những lý luận ở trên, điểm đầu tiên khi đối diện với những xung đột
là bạn phải nhận ra loại xung đột đang mắc phải. Theo thời gian, khả năng tự
giải quyết xung đột sẽ trở nên hiệu quả và nhanh chóng. Việc nhận ra được
dạng xung đột là rất quan trọng, tuy nhiên cần phải hiểu được từng loại xung

đột sẽ khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau. Hãy nhìn vào khía cạnh
bình thường nhất và nghĩ về dạng xung đột có thể xảy ra tương ứng. Sau đó sử
dụng lần lượt các bước sau đây để giải quyết:
Bước 1: Thiết lập một bức tranh tổng quát
Tùy tình huống có thể xảy ra, chúng ta phải bạn phải bảo đảm rằng chúng ta
hiểu được bản chất của xung đột cũng như những vấn để liên quan đến chúng,
mẫu thuẫn có thể được giải quyết tốt thông qua thảo luận, đối thoại hơn là
tranh chấp nóng nảy. Nếu vấn đề cần giải quyết có liên quan đến bạn thì phải
7


luôn tự nhắc nhở mình phải bình tĩnh không thiên vị cho cá nhân nào. Sử dụng
kỹ năng nghe để đảm bảo rằng bạn nghe và hiểu được những quan điểm của
họ.
* Trình bài lại những vấn để đã nghe
* Làm đơn giản vấn đề
* Tóm tắt lại toàn bộ những gì đã biết
Và phải bảo đảm rằng khi nói, bạn phải dùng một thái độ thật bình tĩnh và
mang tính xây dựng chứ không phải bằng một giọng điệu khiêu khích, moi
móc…
Bước 2: Tập hợp những thông tin đã có
Bây giờ chúng ta cẩn phải làm nổi bật lên lợi ích, nhu cầu cũng như điều
chúng ta lo lắng bằng cách hỏi những người xung quanh về vấn đề mà chúng
ta đang phải đối mặt, phải bảo đảm rằng chúng ta đang tôn trọng những ý kiến
đóng góp của họ cũng như mong muốn họ góp phần trong việc giải quyết
chúng. Cố gắng hiểu động lực và mục đích của họ cũng như hành động tiếp
theo của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào. Chúng ta phải luôn đặt ra
những câu hỏi như: Hành động của chúng ta sẽ có tác dụng như thế nào? Nó
sẽ ảnh hưởng đến đối phương ra sao? Nó có cản trở công việc ta đang làm hay
không?…Và chúng ta phải luôn tự nhắc mình không để những tình cảm cá

nhân liên quan trong khi giải quyết vấn đề.
* Lắng nghe và hiểu được những quan điểm của những người xung quanh
* Nhận dạng vấn đề rõ ràng và chính xác
* Duy trì tính linh họat
* Phân biệt những luồng tư tưởng
Bước 3: Kiểm định lại vấn đề
Bước 3 cũng giống như bước 2 ở trên, chúng ta lần lượt nhìn lại những gì
chúng ta xác định và hãy kiểm định xem chúng có thật sự chính xác chưa? Sự
phân biệt các dạng xung đột khác nhau sẽ dẫn tới việc chọn ra hướng giải
quyết khác nhau.
8


Bước 4: Phát thảo hướng giải quyết có thể có
Một giải pháp thật sự hiệu quả khi chúng thỏa mãn được yêu cầu của số đông.
Cho nên, phát thảo những giải pháp có thể có là một phương pháp hiệu quả
tạo điều kiện cho mọi người tham gia đóng góp giải pháp của mình.
Bước 5: Thương lượng để tìm ra giải pháp
Xung đột chỉ thật sự được giải quyết chỉ khi và chỉ khi hai bên hiểu được
mong muốn của đối phương và giải pháp thật sự khi nó thỏa mãn được đòi hỏi
của cả hai phía. Tuy nhiên cũng có những giải pháp đòi hỏi phải có sự thỏa
hiệp từ cả hai bên. Trong trường hợp này bạn có thể sử dụng phương pháp
thương lượng W-W ( win-win). Phương pháp này có thể giúp chúng ta tìm ra
giải pháp tốt nhất để thỏa mãn cả hai phía trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Có
3 nguyên tắc trong thương lượng là: nhẫn nại, bình tĩnh và tôn trọng đối
phương.
Lời khuyên:
Xung đột có thể làm mất đi tính đoàn kết cũng như hiệu quả trong công việc
của nhóm hay công ty. Quản lý không đúng cách sẽ sinh ra xung đột trong
công ty. Nó sẽ mau chóng lớn nhanh nếu không được giải quyết thỏa mãn. Và

khi tính đoàn kết bị mất đi, những công việc đòi hỏi sự cộng tác sẽ trở thành
nỗi ám ảnh của nhân viên. Trong tình huống này, chúng ta nên làm cho xung
đột này dịu xuống. Thảo luận một cách bình tĩnh với thái độ xây dựng và tập
trung vào thẳng vấn đề chứ không vào cá nhân. Nếu làm được điều này thì
mọi người đều lắng nghe cẩn thận và hiểu được vấn đề cũng như cùng đưa ra
giải pháp nhằm giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.
III. Tâm đắc nhất điều gì sau buổi học? Các anh (chị) sẽ vận dụng như
thế nào vào cuộc sống?
Trong cuộc sống nếu nói về những điều mà tôi tâm đắc thì ắc hẳn sẽ rất nhiều
chẳng hạn như: có được một người bạn tuyệt vời, làm được một món ăn thật
ngon, có suy nghĩ đột phá trong học tập,….Nhưng cái mà tôi tâm đắc nhất sau
buổi học đó không gì khác là những triết lý nhân sinh khiến cho tôi phải thay
đổi suy nghĩ về bản thân hơn, thay đổi về cách nhìn chủ quan của bản thân,
9


thay đổi một số suy nghĩ tiêu cực mà tôi cứ mang theo suốt một thời gian dài.
Triết lý đó chính là “sống với chính mình, mặc kệ suy nghĩ của người khác”
Từ đó đến giờ thì tôi vẫn luôn quan niệm cho mình với môt suy nghĩ là phải
làm cho mọi người làm sao để có được cái nhìn hài long về mình, làm sao để
mọi người trầm trồ ngợi khen khi từ lần gặp đầu tiên…. Nhưng mọi thứ dường
như khiến tôi thay đổi khi tôi được nghe lời của Thầy tôi - Thầy Huỳnh Anh
Bình giảng về cách nhìn nhận một cuộc sống. Vì chỉ có khi tự tin về vẻ bề
ngoài thì tôi đây mới thật sự có thể làm mọi chuyện như mặc một bô đồ phong
cách, chân thì phải mang giày, gương mặt thì phải đẹp,… Nhưng thật sự thì sự
thật không như là vậy, có những lúc tôi tự suy nghĩ rằng cuộc sống này mình
có thật sự đang sống cho chính mình chăng! Cái suy nghĩ ấy vẫn luôn được
lặp lại trước lúc tôi ngủ, bởi khi vẻ bề ngoài tôi không như ý muốn thì dường
như tôi chỉ muốn trốn tránh trong căn phòng giống như lối sống “Người trong
bao của Sê khốp” vậy, không muốn làm mọi thứ khi nghĩ đến cái nhược điểm

đó và cứ nghĩ rằng tại sao mình không được như bao người khác, thế nhưng
tôi vẫn tự động viên rằng trên đời vẫn còn những mảnh đời khó khăn hơn cả
tôi mà họ vẫn nổ lực không ngừng vì cái nghị lực họ cao hơn cái mà tôi cho
rằng là hình tượng. Còn riêng tôi thì hoàn toàn ngược lại, tôi cảm thấy rằng
mình thật sự thất bại, thất bại với chính bản than mình…..Và cho đến ngày
hôm nay thì tôi đây cũng hiểu được sống phải biết hài lòng với hoàn cảnh hiện
tại, cứ sống cho chính mình. Ai không thích thì mặc kệ họ bởi họ cũng chỉ là
những người chỉ đánh giá và phán xét nhưng không thể hiểu được chúng ta đã
trải qua những gì. Chính vì vậy mà hãy tin chính bản thân hơn!.

10



×