Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (16)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.92 KB, 12 trang )

BÀI THU HOẠCH
KỸ NĂNG ỨNG SỬ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ
Câu 1. Thường các bạn trẻ thường mắc lỗi gì trong giao tiếp? Đề
xuất cách khắc phục để giao tiếp tốt?
* Những lỗi thường gặp trong giao tiếp.
- Cách dùng từ: không dùng tiếng lóng ít người biết, khẩu ngữ, từ
địa phương, tránh hiểu nhầm cho người đối diện. Không dùng từ chuyên
ngành, từ cổ, ngôn từ quá hoa mỹ: người nghe sẽ có cảm giác là bạn
đóng kịch, hoặc bạn là người của những thế kỷ trước.
- Lối nói gây cảm giác không tốt nơi người khác:
thỉnh thoảng, cách nhận xét, đánh giá sự việc một cách thái quá của
bạn khiến người đối diện cảm thấy tâm trạng tồi tệ hơn. Ví dụ, một cô
bạn vừa ốm dậy mà bạn đã nói "sao sắc mặc nhợt nhạt ghê vậy" sẽ tệ
hơn rất nhiều. Thay vào đó, bạn có thể nói "nhìn mặt cậu có vẻ khá hơn
lúc ốm đấy". Đó chính là một lời an ủi, động viên rất tốt với những
người đang ở trong giai đoạn không tốt như vậy.

- Không lắng nghe:
Đừng chỉ háo hức chờ đợi đến lượt mình nói chuyện. Hãy kiềm chế
cái tôi của bạn. Hãy học cách lắng nghe những gì mọi người đang thực
sự nói. Khi bạn bắt đầu thực sự lắng nghe, bạn sẽ nhận ra được vô số
hướng để tiếp cận cuộc trò chuyện. Nhưng tránh các câu hỏi dạng Co
́/Không vì bạn sẽ không nhận được nhiều thông tin khi hỏi như vậy.

Không biết cách lắng nghe là một trong những sai lầm thường gặp
nhất trong kỹ năng giao tiếp hằng ngày.


- Chứng tỏ mình đúng:
Tránh tranh cãi và cố gắng là người đúng trong tất cả các chủ đề.
Thường một cuộc trò chuyện không thực sự là một cuộc thảo luận. Thay


vào đó trò chuyện là một cách duy trì tâm trạng tốt. Không ai ấn tượng
nếu bạn “chiến thắng” mỗi cuộc trò chuyện. Thay vào đó chỉ cần ngồi
lại, thư giãn và duy trì những cảm xúc tốt đẹp.
- Đặt câu hỏi quá nhiều:
Nếu hỏi quá nhiều, cuộc nói chuyện sẽ giống như một cuộc thẩm
vấn. Hoặc giống như bạn không đóng góp ý kiến gì cả. Một lựa chọn
khác là trộn lẫn các câu hỏi với các câu nói.

- Sử dụng các khoảng nghi:
Nói chậm lại cộng thêm một khoảng dừng nhỏ giữa các suy nghĩ hay
các câu nói sẽ tạo ra một chút căng thẳng và dự đoán. Mọi người sẽ bắt
đầu lắng nghe chăm chú hơn.
Tìm hiểu một chút về việc cải thiện ngôn ngữ cơ thể vì điều này có
thể giúp bạn truyền đạt hiệu quả hơn. Tìm hiểu về tiếng cười, tư thế và
cách giữ thức uống để cải thiện ngôn ngữ cơ thể của bạn.
- Không đóng góp nhiều.\:
Bạn có cảm thấy rằng bạn không có nhiều ý kiến để đóng góp cho
cuộc trò chuyện. Nhưng dù sao cũng hãy cố gắng. Lắng nghe thực sự và
quan tâm đến những gì người khác đang nói. Đặt câu hỏi. Phát biểu
những câu có liên quan. Hãy mở rộng tầm mắt, phát triển kỹ năng quan
sát để tìm ra những đồ vật thú vị xung quanh và nói về chúng. Phát triển
ngân hàng kiến thức cá nhân của bạn bằng cách mở rộng quan điểm về
những điều thú vị trên thế giới. Đọc báo và bắt kịp với những chủ đề
nóng hổi đang diễn ra.
- Kĩ năng truyền đạt kém:
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của một cuộc trò chuyện
không phải là những gì bạn nói, mà là cách bạn nói. Việc thay đổi


những thói quen này có thể tao ra một sự khác biệt lớn bởi vì giọng nói

và ngôn ngữ cơ thể là một phần quan trọng trong giao tiếp. Một số điều
bạn cần xem xét.
- Nói về một chủ đề lạ lẫm hay tiêu cực:
Nếu bạn đang ở trong một buổi tiệc hoặc ở một nơi mà bạn chỉ mới
vừa kết bạn với một số người, bạn nên tránh một số chủ đề nhất.
định. Bạn nên tránh nói về sức khỏe không tốt hay các mối quan hệ tồi
tệ, công việc hoặc ông chủ không hấp dẫn, các vụ giết người hàng loạt,
hay các biệt ngữ kỹ thuật mà chỉ có bạn và một số người khác hiểu,
hoặc bất cứ điều gì có thể dập tắt năng lượng tích cực của mỗi
người. Những chủ đề như tôn giáo hay chính trị nên được để dành để
bàn luận với những người bạn thân của bạn thôi.
- Nhàm chán:
Đừng ba hoa về chiếc xe mới của bạn trong 10 phút mà không để ý
đến môi trường xung quanh. Sẵn sàng ngưng một chủ đề nào đó khi bạn
bắt đầu làm mọi người chán nản. Hoặc khi mọi người bắt đầu nhàm
chán và chủ đề không còn thú vị để bàn luận. Một cách tốt để có những
chủ đề thú vị để bàn luận- chỉ đơn giản là sống một cuộc sống thú vị. Và
tập trung vào những điều tích cực. Đừng than vãn về sếp hoặc công việc
của bạn, mọi người không muốn nghe điều đó. Thay vào đó, hãy nói về
chuyến du lịch gần đây của bạn, một số chuyện hài hước xảy ra trong
khi bạn mua sắm quần áo, kế hoạch cho đêm giao thừa hoặc một cái gì
đó buồn cười hoặc thú vị.
Một cách khác để quan tâm người khác thật lòng. Như Dale
Carnegie đã nói: “Bạn có thể quen được nhiều bạn bè trong hai tháng
bằng cách thực sự quan tâm đến người khác hơn là trong hai năm cố
gắng để người khác quan tâm đến bạn. Nói cách khác, cách để kết bạn
là hãy trở thành một người bạn.“
Biết một chút về nhiều thứ hoặc ít nhất là cởi mở để nói về chúng
thay vì cố gắng để lái cuộc trò chuyện trở lại chủ đề yêu thích của bạn.
Nghĩa là: nói về những cái gì đó giống như công việc, ban nhạc rock

yêu thích, TV-show và nhiều những thứ khác… “Khai thông” một chút
và đừng cứ mãi đeo bám về một chủ đề, việc này sẽ làm cho cuộc trò
chuyện thoải mái và cởi mở hơn. Bạn sẽ như một người có thể nói về
nhiều vấn đề một cách dễ dàng . Khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm với
những người khác, bạn sẽ thấy phẩm chất này rất đáng giá trong một
cuộc trò chuyện và làm cho bạn cảm thấy rằng bạn có thể kết nối với
mọi người dễ dàng hơn.
- Không chịu trao đổi với người khác:
Hãy cởi mở nói lên những suy nghĩ và chia sẻ những cảm xúc của
bạn. Nếu có ai đó chia sẻ một kinh nghiệm, hãy cởi mở và chia sẻ lại


những kinh nghiệm của bạn. Đừng chỉ đứng đó gật đầu và trả lời ngắn
ngủn. Một khi ai đó đang “đầu tư” vào cuộc trò chuyện, họ muốn bạn
cũng phải “đầu tư” như họ. Giống như trong rất nhiều lĩnh vực khác của
cuộc sống, bạn không thể luôn luôn chờ đợi cho bên kia bắt đầu trước.
* Cách khắc phục để giao tiếp tốt.
Nói to lên:
Đừng ngại nói lớn khi cần thiết để mọi người nghe được bạn.

- Nói rõ ràng. Không lí nhí:
Nói chuyện với cảm xúc: Không ai chịu lắng nghe lâu nếu bạn cứ
nói chuyện với một giọng đều đều. Hãy để giọng nói phản ánh cảm xúc
của bạn.
- Hãy luôn thoải mái: Nếu bạn cảm thấy không thoải mái hay còn
ngượng ngùng thì bạn cũng sẽ làm cho người đối diện cảm thấy không
tự nhiên. Ngược lại, nếu bạn luôn bình tĩnh và tự tin, điều đó sẽ giúp họ
thoải mái và dễ nói chuyện với bạn hơn.
Bạn nên chuẩn bị những gì? Hãy gọn gàng, sạch sẽ, cắt tóc và cạo
râu (tất nhiên nếu bạn là nam rồi), áo quần phải thẳng và nếu là nữ thì

nên trang điểm nhẹ. Sự chuẩn bị này chắc chắn sẽ giúp bạn cảm thấy tự
tin hơn và thể hiện sự tôn trọng của bạn.
- Thể hiện cá tính của bạn:
Đôi khi bạn cũng có thể để lại ấn tượng tốt mà không nhất thiết tuân
theo hoàn toàn những điều trên hoặc làm đánh mất đi “bản sắc” riêng
của bạn. Vì vậy, để tạo được ấn tượng đầu tiên tốt bạn nên đáp ứng
những tiêu chuẩn trên ở mức độ nào đó. Nhưng tất cả phải phù hợp với
hoàn cảnh. Nếu gặp gỡ trong công việc, hãy mặc một bộ đồ công sở.
Nếu ở các cuộc gặp gỡ xã giao vào buổi tối, hãy mặc những bộ đồ thích


hợp vào buổi tối, dùng loại nước hoa thích hợp… Và thể hiện cá tính
của mình phù hợp với hoàn cảnh.
- Hãy lạc quan:
Thái độ của bạn thể hiện trong tất cả mọi cử chỉ của bạn. Hãy cố
gắng tự tin ngay cả khi bạn gặp sự phê bình hoặc khi bạn đang lo lắng.
Cố gắng học hỏi và rút kinh nghiệm từ những cuộc gặp gỡ đó và xây
dựng cuộc nói chuyện sao cho phù hợp, nhớ là phải luôn giữ tư thế tự
tin và nụ cười thoải mái.
- Hãy luôn cười thật tươi: “Hãy mỉm cười và mọi người sẽ mỉm cười
lại với bạn”. Vì thế, nụ cười là cách thể hiện tuyệt vời nhất để bạn tạo ấn
tượng đầu tiên tốt đẹp. Một nụ cười nồng ấm và tự tin sẽ làm cho bạn và
người đối diện cảm thấy thoải mái. Nụ cười sẽ giúp bạn chiến thắng khi
nó tạo ấn tượng tốt. Tuy nhiên cũng đừng quá lạm dụng nó.

- Hãy cởi mở và thật tự tin:
Để tạo ấn tượng tốt, không những phụ thuộc vào cách bạn ăn mặc
mà chính hành vi, cử chỉ của bạn cũng ảnh hưởng rất lớn thậm chí còn
hơn cả cách bạn ăn nói. Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện sự tự
tin của mình. Đứng ngay ngắn, mỉm cười và nhìn thẳng vào người đối

diện, hãy chào đón bằng cái bắt tay thân thiện. Tất cả những điều này sẽ
giúp bạn thể hiện sự tự tin; làm cho bạn và cả người khác cảm thấy
thoải mái với nhau hơn. Hầu như mọi người đều có một chút lo lắng khi


hẹn gặp ai đó lần đầu tiên. Điều này làm bạn có thói quen hay lo lắng
hoặc khiến bạn đổ mồ hôi. Hãy tập cách khắc phục điểm yếu này và cố
gắng thể hiện sự tự tin để cả hai cảm thấy thoải dễ gần nha.

- Hãy lịch sự nhã nhặn, ân cần và chu đáo và thể hiện sự quan tâm
của bạn:
Với cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, thể hiện sự quan tâm bạn sẽ tạo
được ấn tượng đầu tiên thật tốt. Thực tế là, một sự thiếu sót nào đó đều
có thể làm mất đi cơ hội tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp của bạn. Vì vậy
hãy luôn luôn thể hiện theo cách tốt nhất có thể. Bạn nên lưu ý tắt điện
thoại trong khi nói chuyện. Làm sao bạn có thể tạo ấn tượng tốt khi mà
bạn sẵn lòng nói chuyện với người gọi tới bạn hơn là người đang ngồi
trước mặt bạn. Nếu bạn muốn để lại ấn tượng tốt đẹp nhất thì đừng để
vấp phải điều này.

- Hãy khen ngợi bất cứ khi nào bạn thấy điều gì đáng được khen:


Nếu bạn thực sự đánh giá cao người khác như vẻ đẹp của họ hay sự
thông minh, các kỹ năng, khả năng cảm thụ nghệ thuật… thì mọi người
sẽ tự động nhớ đến bạn và từ đó bắt đầu thích bạn. Nhưng hãy chắc
chắn những lời khen của bạn là chân thực, nên tránh những hành động
thái quá hay khoe khoang thể hiện mình..
- Luôn nhớ và sử dụng tên của mọi người:
Mọi người sẽ đánh giá cao nếu bạn có thể nhớ và gọi đúng tên họ.

Âm thanh ngọt ngào nhất và quan trọng nhất chính là tên riêng của
mình. Để dễ dàng nhớ một người mới quen, bạn hãy gọi tên họ ít nhất
ba lần trong cuộc nói chuyện hay viết tên họ xuống quyển ghi chú và
ghi một vài chi tiết về người đó.
- Xưng hô: luôn tuân theo tuổi tác:
Hễ người lớn tuổi hơn bạn, bạn phải gọi bằng anh, chị, chú bác, cô,
dì...Nếu độ tuổi chênh lệch không ít, bạn có thể xưng tên. Trong công
việc, tùy cấp bậc mà người làm chức vụ thấp hơn có thể gọi cấp trên là
anh/chị. Tuyệt đối không nói chuyện nhát gừng, trống không, dù là với
đối tượng nào vì điều đó thể hiện sự thiếu lịch sự, thô lỗ của người nói.
Không xưng hô quá thân mật so với mối quan hệ.

Câu 2: hãy đề xuất các cách thức để tạo ấn tượng tốt nhất.
Bạn chỉ có vài giây để tạo ấn tượng tốt và rất khó để bạn có thể thay
đổi ấn tượng đó, có thể sẽ không bao giờ hoặc có thể bạn phải trả một
cái giá khá đắt để thay đổi ấn tượng ban đầu của bạn.Vì vậy hãy thể
hiện tốt nhất khi có thể. Điều đó phụ thuộc vào tài năng của bạn, cộng
thêm sự chuẩn bị trước, bạn đã có thể tạo một phong cách rất riêng của
mình, một ấn tượng đầu tiên thật tuyệt vời.
- Hãy luôn đúng giờ:
Đừng để bao giờ phải nói lời xin lỗi “ tôi đến trễ” khi bạn đã hẹn
với ai đó. Nên cố gắng sắp xếp đến sớm hơn vài phút và đề phòng
những việc có thể làm bạn chậm trễ như kẹt xe hoặc đi sai đường. Đi trễ
giờ không những thể hiện việc thiếu văn hóa mà còn làm cho người
khác nghĩ rằng mình không tôn trọng họ, làm mất thời giờ của họ. Và
phải đặc biệt chú ý đến giờ giấc khi quan hệ làm ăn với nước người
nước ngoài.


- Sử dụng tính hài hước:

Khiếu hài hước luôn rất hiện quả trong việc gây ấn tượng tốt trước
người khác.
- Thể hiện cá tính:
Bạn vẫn có thể gây được ấn tượng tốt với người khác mà không mất
đi cá tính riêng của mình. Đúng là bạn cần phải tuân thủ theo một số
chuẩn mực nhất định để tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và ấn tượng.
Ví dụ như trong môi trường kinh doanh, bạn cần mặc trang phục
nghiêm túc và trong các sự kiện xã hội bạn sẽ phải có sự phân định giữa
trang phục dành cho ban ngày và trang phục dành cho các buổi tiệc tối.
Tuy nhiên dù có diện trang phục gì đi chăng nữa thì bạn vẫn có thể thể
hiện cá tính của mình sao cho phù hợp với không gian.
- Hãy là người dễ tiếp cận: Mọi người thường thích những người mà
họ thấy dễ tiếp xúc. Hãy cho mọi người thấy, bạn là người luôn sẵn sàng
giúp đỡ họ khi họ gặp rắc rối. Nên nhớ, hãy luôn là người tốt bụng và có
ích.


- Là con người hoạt bát, nhiệt tình và tràn đầy năng lượng:
Mọi người sẽ bị ấn tượng bởi tính cách của bạn và cái cách mà bạn
truyền những tình cảm tích cực của mình cho người khác. Họ sẽ muốn
học hỏi những kỹ năng đó từ bạn và do đó họ sẽ dần thích bạn và muốn
là một trong những người bạn tốt của bạn.
Hãy cố gắng tỏ ra thật thân thiện vào lần đầu gặp gỡ. Các nghiên cứu
cho thấy rằng, trong 10’ đầu làm quen một người lạ, chúng ta sẽ quyết
định mối quan hệ giữa hai người có thể thân thiết đến đâu. Hơn nữa, khi
ta đánh giá một con người, ta thường có xu hướng dựa vào những gì mà
ta thấy ngày từ lúc ban đầu hơn là dựa trên những gì có sau đó. Vì vậy,
việc tạo ấn tượng tốt với người khác ngay trong những giây phút đầu
tiên gặp mặt là vô cùng quan trọng. Khả năng tạo ấn tượng tốt hay
không còn phải tùy thuộc kỹ năng giao tiếp, sự cởi mở của bạn.


- Hãy lịch sự và chu đáo:
Rõ ràng cách cư xử tốt,lịch sự và chu đáo sẽ giúp bạn tạo ấn tượng
đầu tiên tốt.Vì vậy hãy lưu ý đến cách hành xử của bạn ngay trong lần
gặp đầu tiên.
Một lưu ý nữa là "tắt điện thoại di động của bạn". Bạn sẽ gây ấn
tượng với người khác như thế nào nếu bạn dành thời gian nói chuyện
qua điện thoại với người khác thay vì là người đối diện với bạn trong
cuộc gặp. Người đối diện của bạn xứng đáng nhận được 100% sự chú ý
từ bạn.


- Thể hiện cá tính của bạn:
Đôi khi bạn cũng có thể để lại ấn tượng tốt mà không nhất thiết tuân
theo hoàn toàn những điều trên hoặc làm đánh mất đi “bản sắc” riêng
của bạn (ví dụ như bạn gặp được người hợp gu hoặc “tình yêu sét đánh”
chẳng hạn thì mọi sự chuẩn bị cũng sẽ không ăn nhằm gì nhưng điều
này rất hiếm). Vì vậy, để tạo được ấn tượng đầu tiên tốt bạn nên đáp
ứng những tiêu chuẩn trên ở mức độ nào đó. Nhưng tất cả phải phù hợp
với hoàn cảnh. Nếu gặp gỡ trong công việc, hãy mặc một bộ đồ công sở.
Nếu ở các cuộc gặp gỡ xã giao vào buổi tối, hãy mặc những bộ đồ thích
hợp vào buổi tối, dùng loại nước hoa thích hợp… Và thể hiện cá tính
của mình phù hợp với hoàn cảnh.
- Tích cực:
Thái độ của bạn như thế nào, hành động của bạn sẽ như thế đó. Hãy
thể hiện một thái độ tích cực bằng khuôn mặt, dù rằng đang phê bình
hoặc lo lắng. Cố gắng học hỏi từ cuộc gặp và đóng góp một cách tích
cực, xây dựng một thái độ lạc quan và vui vẻ. Tất nhiên nhớ phải cười
nhé!.
Câu 3. Hãy nói suy nghĩ của bạn về ứng xử thông minh trong

giao tiếp.
- Lắng nghe trước:
Lắng nghe là sự kết hợp giữa sáng tạo cảm xúc và tính kỷ luật. Đó là
một dấu hiệu của trí thông minh cảm xúc, và không phải ai trong chúng
ta cũng có thể dễ dàng làm được điều này. Ít người có khả năng đủ tò
mò thực sự về một người khác và đủ kỷ luật để lắng nghe họ nói 75%


thời gian trò chuyện, cũng như chuyển hướng tập trung từ bản thân sang
người đó.
- Biết chọn ngôn ngữ:
Tùy cơ ứng biến, bạn sẽ lựa chọn những lời lẽ dễ nghe để diễn đạt ý
kiến trái ngược hoặc phê bình. Như vậy, người nghe sẽ dễ dàng tiếp
nhận. Điều này có thể giúp thu hẹp khoảng cách tình cảm giữa hai
người.
- Để ý đến ngôn ngữ cơ thể
Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và
không nhất thiết phải luôn trực tiếp. Thông thường, bạn có thể biết điều
người kia đang cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thể. Vậy nên nếu bạn
đang mắc lỗi với ai đó mà khi có cơ hội nói chuyện, bạn thấy họ đan
chéo tay hay chân thì đó có thể là thời điểm tốt để bạn xin lỗi.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó lại là bản năng. Nếu đàn ông nhìn vào
mắt bạn thì có vẻ họ đang thích bạn. Những cử chỉ động chạm đơn giản
cũng là dấu hiệu khác cho biết bạn đang được họ quan tâm. Ví dụ, chạm
nhẹ vào chân, cọ tay vào lưng hay tay bạn, vòng tay qua eo hay cù nhẹ.
- Không nên đề cập đến chuyện bí mật:
Ai cũng có những bí mật riêng. Nếu bạn bè tin tưởng và thổ lộ với
bạn, đừng bao giờ “bật mí” cho nhiều người khác. Điều này chẳng khác
nào bạn “bán đứng” họ.
- Hãy dũng cảm, chân thành nhận lỗi:

Không nên đổ lỗi cho người khác, cũng đừng “cãi chày cãi cối” để
tự bào chữa, biện hộ cho lỗi lầm của mình. Mặt khác, đừng bảo thủ cho
rằng, bạn làm điều đó là tất nhiên nên chẳng có lỗi gì.
- Rành mạch, dễ hiểu:
Trên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung. Thực
tế, nó thường không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói. Tất
cả những sự phức tạp, rắc rối có thể được đá bung từ một nỗi sợ hãi
phản ứng xấu tới việc chọn sai thời điểm để nói ra. Bất kể trường hợp
nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại để đảm bảo hai bạn đều cùng
một điểm xuất phát của vấn đề.

- Tránh ngạo mạn, xu nịnh:
Đừng bao giờ gượng gạo lấy lòng, khom lưng uốn gối trước kẻ khác,
hay ngạo mạn, cho mình là nhất. Bạn càng không nên dùng quyền uy để
hạ thấp người khác, củng cố “ghế” của mình.


- Không cậy có công với kẻ khác:
Bạn có thể giúp đỡ người khác tùy theo khả năng của mình, nhưng
đừng bao giờ lên tiếng kể công với họ. Điều này sẽ khiến người được
giúp cảm thấy day dứt như đang mang nợ.
- Ghi nhớ sự giúp đỡ của người khác:
Nhiều người lúc nào cũng nhắc đi nhắc lại những gì đã giúp đỡ
người khác. Thay vì như thế, hãy nghĩ đến những gì người khác đã giúp
đỡ mình, dù việc rất nhỏ. Điều này có thể giúp bạn thắt chặt thêm tình
cảm với mọi người và biểu hiện một phẩm chất đẹp trong cuộc sống:
“Chịu ơn không quên”.
- Hứa nhăng hứa cuội:
Ồ, chẳng nên chút nào! Đừng khua môi múa mép, ba hoa chích
chòe. Việc gì phù hợp với khả năng của mình mới nhận lời làm, kẻo mó

vào “xôi hỏng bỏng không”. Nếu làm không được, cử thẳng thắn bày tỏ,
đừng lấp lửng.



×