Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ (19)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.84 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CHUẨN ĐẦU RA VÀ PTNNL

BÀI THU HOẠCH CUỐI CHUYÊN ĐỀ:
KỸ NĂNG ỨNG XỬ VÀ TẠO LẬP MỐI QUAN HỆ

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

NGƯỜI THỰC HIỆN:

DIỄN GIẢ - CHUYÊN VIÊN TÂM LÍ

HUỲNH LƯU MINH THƯ

HUỲNH ANH BÌNH

LỚP: CNTP – 8B
HẠN NỘP: 04/08/2016

CẦN THƠ, THÁNG 8/2016


Câu 1: Thường các bạn trẻ hay mắc lỗi gì khi giao tiếp. Đề xuất cách khắc phục
để giao tiếp tốt?
Bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của bạn không? Chắc chắn là có. Có thể cần
một khoảng thời gian để thay đổi thói quen trò chuyện đã ăn sâu trong bạn, nhưng
việc này là có thể. Để không làm cho bài viết này dài hơn cần thiết, chúng ta hãy trực
tiếp bàn về một số sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải trong khi trò chuyện
cũng như một vài giải pháp khắc phục.
Không lắng nghe:
Khi người khác nói, bạn có nóng vội đợi đến lượt mình nói hay không? Nếu bạn


không gác “cái Tôi” của bạn sang một bên thì sẽ không bao giờ bạn có thể thực sự
lắng nghe điều mà người khác đang nói. Khi bạn thực sự lắng nghe người khác nói,
bạn sẽ hiểu được nội dung họ muốn đề cập. Khi bạn hỏi những câu hỏi liên quan đến
nội dung cuộc nói chuyện, người nói sẽ cảm thấy được bạn tôn trọng và nhận thấy bạn
thích câu chuyện của họ. Hãy khéo léo hỏi những câu hỏi khơi gợi được nhiều thông
tin. Cuộc hội thoại không thể là “một chiều”, cũng không phải là một chương trình
chạy tự động. Sự tương tác giữa hai người sẽ khiến cuộc đối thoại diễn ra theo chiều
hướng tốt đẹp.
-

Hỏi quá nhiều:
Khi bạn hỏi quá nhiều, người nói sẽ cảm thấy như đang bị bạn thẩm vấn hoặc họ nghĩ
bạn không thích cuộc nói chuyện này. Hãy tìm cách đặt câu hỏi khôn ngoan hơn.

-

Lúng túng:
Khi bạn mới quen một ai đó hoặc gặp những người mà bạn không có nhiều điều
chung để nói, bạn sẽ thấy lúng túng, và đôi khi cả hai người cứ im lặng, ngại ngùng.
Những khi đó, bạn sẽ thấy căng thẳng, hồi hộp. Để cải thiện được điều này, hãy dành
thời gian đọc một vài tờ báo mỗi ngày. Mỗi khi lúng túng vì không có đề tài cho cuộc
nói chuyện, bạn có thể chuyển sang nói về những vấn đề đang nổi bật trên báo chí.
Một cách khác là hãy tìm cách nói về những gì xung quanh bạn lúc này, ví dụ đồ uống
ra sao, bản nhạc mà quán đang chơi. Điểm mấu chốt là bạn hãy cố gắng làm cho tinh
thần mình thoải mái hơn, ví dụ, với người mới gặp, bạn hãy tưởng tượng như đó là
người bạn thân rất lâu ngày với gặp lại và bạn muốn nói rất nhiều điều với họ. Như
vậy, bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi chuyện trò. Nhưng đừng lạm dụng điều này, và


cũng đừng làm điều gì “lố” quá, chẳng hạn như ôm hôn một người mới gặp thì không

hay.
-

Diễn đạt khó hiểu:
Đây là điều khiến cho chúng ta khó giao tiếp tốt với mọi người. Bạn không thể diễn
đạt được điều mà bạn muốn nói dù thông qua lời nói hay điệu bộ, cử chỉ. Hãy thử một
số cách như dưới đây:










-

Nói chậm lại: Khi bạn hứng thú với một chủ đề nào đó, bạn sẽ có xu hướng nói
nhanh hơn, nhiều hơn về chủ đề đó. Hãy cố nói chậm lại. Điều này sẽ giúp người nghe
có thể nghe những gì bạn muốn nói tốt hơn, chính xác hơn và hiểu nội dung đó dễ
hơn.
Nói to hơn để người khác dễ nghe.
Nói rõ ràng, đừng ậm ừ.
Nói có cảm xúc hơn: Nếu bạn nói chuyện mà như đang đọc một trang sách thì
chắc không ai muốn nghe bạn nói. Hãy nói với ngữ điệu phù hợp với cảm xúc, nó sẽ
khiến người nghe chăm chú hơn.
Có những đoạn nghỉ: Khi bạn đã xong một ý trong mạch nói chuyện, hãy dừng
lại đôi chút để nhấn mạnh vào ý tiếp theo.

Học cách sử dụng điệu bộ, động tác thích hợp.
Phải tranh luận cho ra đúng – sai:
Đừng bao giờ cố tranh luận cho đến khi bạn nắm được phần đúng. Một cuộc nói
chuyện chỉ là nói chuyện chứ không phải một cuộc thảo luận, họp hành. Điều quan
trọng của một cuộc nói chuyện là mọi người đều thấy vui vẻ chứ không ai thấy ấn
tượng khi lần nào nói chuyện bạn cũng là người “thắng”. Hãy giữ tâm trạng thư giãn,
giải trí trong các cuộc nói chuyện.

-

Nói về những chủ đề không thích hợp:
Ví dụ, tại một bữa tiệc mà bạn lại nói về trộm cướp, bệnh tật thì thật không phù hợp.
Hãy chọn những chủ đề hợp với người nghe và với hoàn cảnh của buổi nói chuyện.

-

Không có sự trao đổi:
Trong mỗi cuộc nói chuyện, hãy cởi mở và chia sẻ, trao đổi thông tin với những người
khác. Ví dụ, nếu một người nói về những kinh nghiệm cá nhân của họ, hãy lắng nghe


và nói với họ về những kinh nghiệm tương tự của bạn. Đừng thụ động, im lặng, đợi
người khác hỏi rồi mới nói. Những người tham gia cuộc nói chuyện đều nên có vai trò
chủ động trong câu chuyện, đừng để cuộc nói chuyện chỉ diễn ra một chiều. Những
người tham gia cuộc nói chuyện đều nên có vai trò chủ động trong câu chuyện, đừng
để cuộc nói chuyện chỉ diễn ra một chiều.
-

Không có đóng góp gì cho cuộc nói chuyện:
Đôi lúc, bạn thấy mình chẳng có gì để nói, nhưng hãy cố gắng thể hiện mình. Ví dụ,

lắng nghe và tỏ ra thích thú với những gì người khác nói, hỏi những câu hỏi thích hợp
hoặc những lời nhận xét thích hợp. Hãy sử dụng điệu bộ, cử chỉ nhiều hơn. Ngoài ra,
hãy đọc báo, theo dõi TV nhiều hơn để nắm được nhiều vấn đề, có hiểu biết về nhiều
lĩnh vực. Tuy nhiên, đừng cố gồng mình lên quá.
Giao tiếp tốt là chìa khóa cho những mối quan hệ tốt đẹp, cho công việc thuận lợi,
thậm chí là cơ hội cho chúng ta tiếp cận với bạn đời của mình. Nếu bạn chưa phải một
người “ăn nói có duyên”, hãy dành thời gian xem xét và sửa đổi những gì chưa tốt ở
bản thân mình.

-

Câu 2: Hãy đề xuất các cách thức để tạo được ấn tượng tốt nhất?
Vẻ ngoài phù hợp:
Vẻ ngoài của bạn là thứ mọi người nhìn thấy đầu tiên. Họ nhìn vào quần áo , tóc tai,
giày dép…của bạn. Họ sẽ có một số hình dung về bạn trước khi bạn bắt đầu cuộc nói
chuyện. Nếu bạn muốn tạo ra ấn tượng tốt với những người xung quanh, hãy ăn mặc
một cách phù hợp. Mỗi buổi sáng, dành thời gian để chuẩn bị kỹ trước khi ra ngoài.


-

Luôn đúng giờ:
Nếu bạn đến trễ, bạn đã cho người khác cơ hội để đánh giá bạn trước khi bạn xuất
hiện tại đó. Nếu bạn nói sẽ đến nơi vào thời điểm nhất định, thì hãy đến nơi đúng thời
điểm đó. Thật sự bực bội và khó chịu khi phải chờ đợi ai đó trong khi người này đáng
lẽ phải đến trước.

-

Không thất hứa:

Có quá nhiều người đưa ra lời hứa mà họ biết chắc rằng không thể thực hiện được. Họ
hứa hẹn chỉ để người người khác cảm thấy dễ chịu ngay lúc đó. Vấn đề nằm ở chổ về
sau nếu bạn không giữ lời hứa, sự dễ chịu này sẽ chuyển sang cảm giác chán nản, thất
vọng và thậm chí giận dữ với bạn. Nếu bạn không thể giữ lời hứa thì không nên hứa.
Nếu bạn đã hứa thì làm mọi thứ để có thể giữ lời.


-

Tôn trọng mọi người:
Mọi người ở đây bao gồm những người lớn tuổi hơn bạn và nhỏ tuổi hơn bạn, đồng
nghiệp, thành viên gia đình bạn…Điều này có thể khó thực hiện khi bạn tiếp xúc với
những người có quan điểm khác với bạn hoặc người có cách hành xử mà bạn không
chấp nhận.

-

Chủ động tham gia:
Nếu bạn ủng hộ việc sống xanh bảo vệ môi trường, hãy sống như vậy. Nếu bạn ủng hộ
chính quyền, địa phương, vậy hãy tham gia các cuộc gặp gỡ cộng đồng. Hãy là một
phần trong những thứ quan trọng với bạn.

-

Nói “Làm ơn” và “Cảm ơn” thường xuyên:
Đây là những từ nhỏ bé, nhưng chúng có tác động lâu dài. Thể hiện được sự cảm ơn
với người khác, thậm chí có những hành động tốt đẹp nhỏ bé thể hiện rằng bạn nhìn
thấy trong người khác những điều tốt đẹp.

-


Mĩm cười thường xuyên:
Nụ cười rất dễ lây lan. Nếu có một người lạ đi ngang qua và mĩm cười với bạn, một
cách hoàn thiện tự nhiên bạn sẽ mĩm cười lại với người đó. Nhìn thấy người khác cười


có thể nhắc nhớ mọi người rằng có nhiều thứ đáng để biết ơn và cuộc sống thì rất vui
vẻ và thú vị.

-

Nói chuyện rõ ràng và giao tiếp bằng mắt:
Hãy để người bạn đang nói chuyện với bạn biết là bạn đang tham gia vào cuộc nói
chuyện và bạn thực sự quan tâm đến vấn đề đang thảo luận. Không nên nói chuyện
quá nhỏ nhìn ngó ra xung quanh, hãy giữ tập trung vào họ.

-

Hài hước:


Điều này có thể làm không khí nhẹ nhàng hơn và hạ nhiệt tình trạng căng thẳng của
mọi người xung quanh. Chỉ phải lưu ý rằng bạn hài hước đúng thời điểm.

-

Chào đón mọi người bằng cách bắt hay một cái ôm:
Phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Bạn có thể không muốn đến một buổi phỏng
vấn và ôm lấy sếp tương lai của bạn, bạn nên bắt tay họ. Bạn hãy bắt tay thật chặt và
nên buông tay ra trước. Điều này cho thấy bạn thương yêu và quan tâm đến họ và là

cách thức để thể hiện chúng ra bên ngoài.


-

Hãy cởi mở và thật tự tin:

Để tạo ấn tượng tốt, không những phụ thuộc vào cách bạn ăn mặc mà chính hành vi,
cử chỉ của bạn cũng ảnh hưởng rất lớn thậm chí còn hơn cả cách bạn ăn nói.
Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể để thể hiện sự tự tin của mình. Đứng ngay ngắn, mỉm
cười và nhìn thẳng vào người đối diện, hãy chào đón bằng cái bắt tay thân thiện. Tất
cả những điều này sẽ giúp bạn thể hiện sự tự tin; làm cho bạn và cả người khác cảm
thấy thoải mái với nhau hơn.
Hãy là người dễ tiếp cận. Mọi người thường thích những người mà họ thấy dễ tiếp
xúc. Hãy cho mọi người thấy, bạn là người luôn sẵn sàng giúp đỡ họ khi họ gặp rắc
rối. Nên nhớ, hãy luôn là người tốt bụng.
-

Biết quan tâm chia sẻ kiến thức và thông tin với người khác:

Đừng xây một bức tường 'bảo vệ' cảm xúc của mình. Hãy để cho chính bạn cảm nhận,
để cho bản thân quan tâm đến mọi người. Khi bạn sở hữu một kỹ năng hay tài năng
nào đó, hãy chia sẻ. Chia sẻ và dạy lại cho người xung quanh những gì bạn biết và học
được.
Biết chuyện gì đang diễn ra trên thế giới. Cập nhật tin tức diễn ra gần đây, ở địa
phương hoặc toàn cầu. Nắm được nhiều thông tin xã hội bạn có khả băng bắt chuyện
và câu chuyện sẽ trở nên phong phú hơn.
Câu 3: Hãy nói lên suy nghĩ của bạn về ứng xử thông minh trong giao tiếp?
Hiện nay ứng xử được xem là chuẩn mực để đánh giá sự khéo léo, thông minh của
một con người. Vấn đề ứng xử trong khi giao tiếp đang khiến cho nhiều người băn

khoăn, không biết như thế nào mới là ứng xử có văn hóa và đúng mực. Chúng ta gặp
gỡ và tiếp xúc nhiều người, chúng ta đòi hỏi phải giao tiếp bằng ngôn ngữ và hành
động. Vậy cách ứng xử như thế nào để tạo được một cuộc đối thoại thành công và
khéo léo lại phù thuộc vào mỗi người.
Có rất nhiều người sẽ nhận biết được đối phương có tính cách như thế nào qua cách
ứng xử hằng ngày như thế này. Bởi ứng xử chính là thước đo sự hiểu biết cũng như
kiến thức của một người.
Một người có cách ứng xử khéo léo, đúng mực thì luôn tạo được thiện cảm, yêu mến
của những người xung quanh. Vì họ đã tạo ra được không khí và môi trường sống rất


lành mạnh. Ngược lại nếu bạn là người không biết ứng xứ, đối nhân xử thế thì bạn sẽ
luôn rơi vào thế bị động không thể hòa nhập cùng với người khác.
Giới trẻ hiện nay là những người cần phải có được sự ứng xử tốt, đúng mực đối với
mọi tầng lớp người. Tuy nhiên hiện nay có một số phần tử ứng xử thô lỗ, vô phép đã
tự tạo ấn tượng xấu cho những người xung quanh. Điều này thật đáng buồn
Chúng ta có thể học cách ứng xử tốt ngay trong gia đình mình, từ ba mẹ, anh chị em.
Bạn lễ phép, đi thưa về gửi cũng là một cách ứng xử tốt. Và ngoài xã hội cũng vậy,
bạn nên biết rằng mình đang ở vị trí nào để có thể cư xử đúng mực nhất. Thế mới là
người khéo léo.
Văn hóa ứng xứ là một cụm từ mà người ta thường dùng để đo nhân cách của một
người người. Cái gì cũng cần có văn hóa, có khuôn phép mà chúng ta lấy nó làm
thước đó. Chính bạn đang tự xây dựng con người mình qua lời nói và qua hành động
hằng ngày. Vị trí, vai trò của ứng xử trong xã hội ngày nay thực sự quan trong. Bạn sẽ
có thể thấy được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân, không ngừng cố gắng học hỏi và
hoàn thiện hơn nữa.




×