Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài thu hoạch kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.11 KB, 12 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn Diễn giả - Chuyên gia tâm lí Huỳnh Anh
Bình đã có bài giảng hay và chất lượng, giúp em có cơ sở và kiến
thức để hoàn thiện bài thu hoạch này.
Xin cảm ơn các bạn sinh viên lớp ĐH Quản trị Maketing 8,
Quản Trị Quốc Tế 8, Điện Tử 8, Cao Đẳng Quản trị 9 – Trường Đại
học Tây Đô đã tham gia chia sẽ, trao đổi thông tin giúp tôi hoàn
thiện bài thu hoạch của mình hơn.
Cần Thơ, tháng 8 năm 2016

1


MỤC LỤC

I.

Khái quát về kỹ năng mềm:
Kỹ năng mềm (soft skills): là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ
năng quan trọng trong cuộc sống con người, thường không được học
trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không
thể sờ nắm, càng không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ
thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Nhưng, kỹ năng mềm lại
quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong
công việc.
Có những bạn sinh viên năng động, tự tìm kiếm các cơ hội để
học tập trau dồi các kỹ năng mềm cho bản thân. Nhưng phần nhiều
các bạn HSSV chưa biết đến kỹ năng mềm cũng như chưa nhận thức
đúng đắn tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống ngày
nay nên chỉ nghĩ rằng học thật giỏi là đủ và chắc chắn sẽ thành công
khi vào đời. Quan điểm này không sai nhưng chưa đủ, bạn học giỏi


chuyên môn nhưng chưa chắc bạn có thể thích ứng nhanh với công
việc hay sự thay đổi về “môi trường” cuộc sống. Bạn có thành tích
học tập mà ai nhìn vào cũng thật đáng nể nhưng chưa chắc đã có
được cảm tình với nhà tuyển dụng, đó là bạn đã thiếu một yếu tố
quan trọng: “kỹ năng mềm”. Bạn học không xuất sắc, nhưng bạn
luôn mạnh dạn, tự tin trong bất kỳ tình huống thay đổi nào và bạn
luôn đạt được kết quả tốt nhất, đó là bạn đã có kỹ năng mềm.
Tầm quan trọng của kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm ngày
được chứng minh có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp
và cuộc sống của một cá nhân, tuy nhiên, tầm quan trọng của nó ít
được giới sinh viên và phụ huynh nhắc đến. Bạn là một người đang
có rất nhiều dự định và kế hoạch cho tương lai của chính bản thân
mình và người thân, kỹ năng mềm có thực sự quan trọng đối với
bạn ? Bạn có chuyên môn giỏi, điều đó đã đủ để giúp bạn thành
công? Bạn có biết chỉ 30% người có IQ cao đạt được thành công
trong cuộc sống? Tại sao thanh niên Việt Nam học rất giỏi trên ghế
nhà trường nhưng khi tốt nghiệp đi làm vẫn chưa đạt được thành
công như mong muốn?
2


Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 15% là do những kiến
thức chuyên môn, 85% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng
mềm họ được trang bị . Những người sử dụng lao động coi trọng các
kỹ năng “mềm”, bởi vì các nghiên cứu cho thấy chúng là một nhân
tố đánh giá rất hiệu quả bên cạnh những kỹ năng công việc truyền
thống hay còn gọi là kỹ năng “cứng”. Một cuộc nghiên cứu mới đây
cho thấy những tiêu chuẩn để đánh giá con người như sự tận tâm,
tính dễ chịu cũng là những nhân tố dự báo quan trọng đối với sự
thành công trong nghề nghiệp giống như khả năng về nhận thức và

kinh nghiệm làm việc (theo BWPortal).
II.

Kỹ năng Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ :
Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ là hoạt động
không thể thiếu của mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội. Đặc biệt trong
cuộc sống văn minh ngày nay, chúng ta sống phụ thuộc nhiều vào
cộng đồng. Hàng ngày chúng ta phải giao tiếp, ứng xử với không
biết bao nhiêu người, và vấn đề đặt ra là chúng ta phải ứng xử sao
cho khéo léo, được lòng mọi người đúng như câu “lời nói chẳng mất
tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” để tạo lập được các mối
quan hệ tốt đẹp, và từ đó thì cuộc sống của bạn sẽ trở nên dễ dàng
hơn, tốt đẹp và ý nghĩa hơn.
Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ có ý nghĩa quan trọng
như thế nào?
Trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày, con người luôn phải
ứng phó với rất nhiều tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc rất
phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp
của con người càng cao. Giao tiếp ứng xử khôn khéo, tế nhị, và tạo
lập quan hệ hiệu quả được xem như bí quyết thành công trong cuộc
đời, trong công việc của mỗi người.
Việc giao tiếp hiệu quả giúp chúng ta thể hiện bản thân mình
một cách tích cực. Từ đó bạn sẽ tạo ấn tượng tốt với người xung
quanh.
Bạn lưu ý là người ta thường đánh giá mình chỉ trong 5 giây
đầu tiên gặp gỡ. Vì vậy khi đi phỏng vấn xin việc hoặc những cuộc
gặp gỡ quan trọng, bạn phải chuẩn bị ra sao để người khác có ấn
tượng tốt về mình, để công việc của mình được thuận lợi.
Và sau này khi bạn đi làm, thì việc giao tiếp hiệu quả sẽ giúp
3



bạn làm việc nhóm tốt, tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và cấp
trên, từ đó đạt được nhiều thành quả và được thăng tiến trong công
việc.
Nếu không biết Giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, chúng ta
sẽ gặp khó khăn
Nếu không biết giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, thì bạn sẽ
gặp rất nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống. Cuộc sống
hiện đại ngày nay là cuộc sống liên quan đến cộng đồng. Người này
phụ thuộc vào người kia, người kia phụ thuộc vào người nọ, không
nhiều thì ít. Ví dụ như bạn phụ thuộc vào đồng nghiệp và sếp của
mình để công việc suôn sẻ. Ngược lại, họ cũng phụ thuộc vào bạn.
Bạn phụ thuộc vào anh bảo vệ cho sự an toàn của bạn, anh bảo vệ
phụ thuộc vào bạn vì đó là công việc mang đến miếng cơm manh áo
cho anh ta.
Không ai có thể tự sống một mình được. Vì vậy, nếu bạn
không biết cách giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ, bạn sẽ không
kết nối được với cộng đồng xung quanh mình. Bạn sẽ không nhận
được sự hỗ trợ, trợ giúp từ những người khác, từ đó, cuộc sống của
bạn sẽ trở nên cô đơn lạc lõng, công việc của bạn sẽ gặp nhiều trở
ngại.
Có 1 vị tỷ phú từng nói rằng: “tôi đánh giá sự thành công của
một người dựa vào các mối quan hệ mà người đó có được.”. Nếu bạn
không giao tiếp ứng xử hoặc tạo lập tốt các mối quan hệ, bạn sẽ đối
mặt với nhiều thất bại trong cuộc sống.

III.

Bài thu hoạch

Câu 1: Một số lỗi trong giao tiếp của bản thân. Qua đó
phân tích nguyên nhân và tìm cách khắc phục.
Không lắng nghe
Giống như hầu hết mọi người chỉ háo hức chờ đợi đến lượt
mình nói chuyện chắc là do cái tôi của bản thân lớn. vì thế nên học
cách lắng nghe những gì mọi người đang thực sự nói. Khi bắt đầu
thực sự lắng nghe, bản thân sẽ nhận ra được vô số hướng để tiếp cận
cuộc trò chuyện. Nhưng tránh các câu hỏi dạng Có/Không vì sẽ
không nhận được nhiều thông tin khi hỏi như vậy . Và người đó sẽ
đào sâu vào chủ đề này để cung cấp cho ta thêm thông tin cũng như
1.

4


những ý tưởng để ta tiếp tục. Nếu điều đầu tiên họ nói là : “Ồ, tôi
không biết” thì cũng đừng vội từ bỏ. Cố gắng thúc đẩy họ thêm. Hỏi
lại lần nữa. Họ biết rằng họ chỉ cần suy nghĩ nhiều thêm một chút.
Và khi họ bắt đầu mở lời, cuộc trò chuyện sẽ trở nên thú vị hơn bởi
vì nó không còn cứng nhắc nữa.
2. Giới hạn chính mình
Khi trò chuyện với một người nào đó bản thân vừa gặp mặt,
hoặc khi một vài chủ đề thông thường trở nên nhàm chán, một sự im
lặng hoặc một tâm trạng khó xử có thể xuất hiện.
Nếu đang cạn kiệt ý tưởng để nói, thì luôn có thể chữa cháy bằng
cách nói về những tin tức hiện nay. cũng nên cập nhật các chủ đề
đang phổ biên. Ta luôn luôn có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện mới
về những thứ xung quanh
3. Kĩ năng truyền đạt kém
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của một cuộc trò

chuyện không phải là những gì bản thân nói, mà là cách bản thân
nói. Việc thay đổi những thói quen này có thể tạo ra một sự khác biệt
lớn bởi vì giọng nói và ngôn ngữ cơ thể là một phần quan trọng trong
giao tiếp. Một số điều cần xem xét:
• Chậm lại, khi nào hào hứng về một cái gì đó ta có khả
năng sẽ nói nhanh hơn. Cố gắng làm chậm lại. Điều này
sẽ làm cho mọi người dễ dàng lắng nghe và giúp truyền
tải những gì ta muốn nói với họ điều này sẽ giúp bản
thân ghi điểm về kỹ năng giao tiếp trong mắt mọi người.
• Nói to lên, đừng ngại nói lớn khi cần thiết để mọi người
nghe được.
• Nói rõ ràng, không lí nhí. Nói chuyện với cảm xúc:
Không ai chịu lắng nghe lâu nếu bạn cứ nói chuyện với
một giọng đều đều. Hãy để giọng nói phản ánh cảm xúc
của bạn.
Sử dụng các khoảng nghỉ: Nói chậm lại cộng thêm một
khoảng dừng nhỏ giữa các suy nghĩ hay các câu nói sẽ tạo ra một
chút căng thẳng và dự đoán. Mọi người sẽ bắt đầu lắng nghe chăm
chú hơn. Tìm hiểu một chút về việc cải thiện ngôn ngữ cơ thể vì điều
này có thể giúp bạn truyền đạt hiệu quả hơn.
4. Chứng tỏ mình đúng:
5


Do cái tôi quá lớn của bản thân. Tránh tranh cãi và cố gắng là
người đúng trong tất cả các chủ đề. Thường một cuộc trò chuyện
không thực sự là một cuộc thảo luận. Thay vào đó trò chuyện là một
cách duy trì tâm trạng tốt. Không ai ấn tượng nếu bạn “chiến thắng”
mỗi cuộc trò chuyện. Thay vào đó chỉ cần ngồi lại, thư giãn và duy
trì những cảm xúc tốt đẹp.

5. Không chịu trao đổi với người khác:
Do bản thân lười và chỉ thích nghe người khác nói vậy nên cởi
mở nói lên những suy nghĩ và chia sẻ những cảm xúc của bản thân.
Nếu có ai đó chia sẻ một kinh nghiệm, hãy cởi mở và chia sẻ lại
những kinh nghiệm của mình. Đừng chỉ đứng đó gật đầu và trả lời
ngắn ngủn. Một khi ai đó đang “đầu tư” vào cuộc trò chuyện, họ
muốn ta cũng phải “đầu tư” như họ. Giống như trong rất nhiều lĩnh
vực khác của cuộc sống, ta không thể luôn luôn chờ đợi cho bên kia
bắt đầu trước. Khi cần thiết, hãy chủ động và là người đầu tiên khai
mào và đầu tư vào cuộc trò chuyện. Có một cách là: thay thế một số
câu hỏi bằng những câu khẳng định. Điều này làm cho bạn ít thụ
động hơn và cho người khác thấy quan điểm của bạn.
6. Không đóng góp nhiều:
Cảm thấy rằng bản thân không có nhiều ý kiến để đóng góp
cho cuộc trò chuyện. Dù vậy vẫn phải cố gắng đóng góp. Lắng nghe
thực sự và quan tâm đến những gì người khác đang nói. Đặt câu hỏi.
Phát biểu những câu có liên quan. Hãy mở rộng tầm mắt, phát triển
kỹ năng quan sát để tìm ra những đồ vật thú vị xung quanh và nói về
chúng. Phát triển ngân hàng kiến thức cá nhân bằng cách mở rộng
quan điểm về những điều thú vị trên thế giới. Đọc báo và bắt kịp với
những chủ đề nóng hổi đang diễn ra.
7. Luôn muốn thu hút sự chú ý:
Tôi thường mắc phải lỗi này. Mọi người tham gia vào cuộc trò
chuyện cần phải được tỏa sáng. Không gián đoạn ai đó khi họ đang
kể chuyện hoặc chia sẻ quan điểm của họ về những gì bạn đang thảo
luận để chuyển hướng sự chú ý trở lại chính mình. Hãy tìm sự cân
bằng giữa nghe và nói.

Câu 2: Làm thế nào để tạo được ấn tượng ban đầu thật
tốt khí giao tiếp lần đầu tiên với đối tác?

6


Để thuyết phục đối tác rót vốn vào dự án của mình, trước hết,
bạn cần tạo dựng ấn tượng đầu tiên tích cực trong mắt họ. Đó sẽ là
nền tảng cơ bản và vững chắc giúp bạn duy trì mỗi quan hệ làm ăn
tốt đẹp và lâu dài.
1. Trang phục phù hợp:
Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy ấn tượng đầu tiên thường
được tạo ra trong vòng 7 đến 17 giây đầu tiên của cuộc gặp gỡ, và
55% ấn tượng của người đối diện về bạn sẽ được quyết định bởi vẻ
bên ngoài của bạn. Thực tế, để ý tới việc ăn mặc không phải là một
suy nghĩ nông cạn, bởi cách ăn mặc của bạn có thể quyết định phần
nào sự thành công của ngày hôm đó.
Tốt nhất là trong lần gặp đầu tiên, bạn nên ăn mặc một cách
chỉn chu, ngay cả khi bối cảnh nơi bạn tới được đánh giá là “hiện
đại” hay “sáng tạo”.Đừng quên chú ý đến những phụ kiện, nước hoa
bạn dùng, kiểu tóc, giày... bởi chúng có thể làm giảm sự linh hoạt
của bạn. Đừng để chúng trở nên quá nổi bật và át đi cả những kĩ
năng kinh doanh mà bạn muốn thể hiện - mục đích chính của buổi
gặp gỡ.
2. Chọn lọc cách diễn đạt:
Các thống kê cho thấy, ấn tượng đầu tiên cũng được quyết định qua
những từ ngữ được sử dụng. Thực tế, 7% những gì chúng ta nghĩ về
người khác là dựa trên những gì họ đã nói.
Trước khi gặp ai đó lần đầu tiên, hãy nghĩ xem bạn muốn thể hiện
mình là người thế nào trong mắt nhà đầu tư: lạc quan, tự tin, khiêm
tốn, tích cực, hay sáng tạo?
Hãy lập một danh sách những từ ngữ bạn có thể sử dụng để
thể hiện những tố chất này. Tất nhiên, trong cuộc nói chuyện, đừng

cứ thỉnh thoảng lại cắm đầu vào đọc những gì mình đã gạch ra.
Thỉnh thoảng, hãy nhớ đến chúng như một cách định hướng nội dung
và cách thức diễn đạt. Việc làm này sẽ giúp bạn sử dụng từ ngữ một
cách sáng suốt.
3. Chú ý giọng nói:
Đã bao giờ bạn đột ngột thấy mất cảm tình với một ai đó chỉ vì
âm sắc giọng nói của họ đầy kiêu ngạo hay tự mãn chưa? Đó là bởi
38% ấn tượng đầu tiên của mỗi người được xác định bởi của giọng
nói.
7


Hướng tới một giọng nói hoàn hảo vô cùng là cực kỳ khó, khi
bạn vừa muốn thể hiện mình một cách bình tĩnh nhưng cũng nhiệt
tình, vừa tự tin vừa khiêm tốn, vừa độc đáo vừa an toàn... Hãy bắt
đầu chú ý tới âm sắc giọng nói của bạn, rồi thử luyện tập theo cách
phù hợp với những gì bạn muốn.
4. Điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể:
Trong những cuộc gặp gỡ mặt đối mặt, 93% đánh giá của mọi
người được đưa ra dựa trên những giao tiếp phi ngôn ngữ, như là
ngôn ngữ cơ thể chẳng hạn. Cách bạn đứng, ngồi, bắt tay... còn “nói”
nhiều hơn cả những gì bạn nói.
Tư thế, nụ cười, những giao tiếp bằng mắt... rất cần thiết để
tạo ra ấn tượng tốt. Tránh khoanh tay (có thể là biểu hiện của sự chán
chường) hoặc ngồi không nghiêm chỉnh (dấu hiệu của sự thiếu quan
tâm)
Nhiều khi vô thức đột ngột trỗi dậy và giành quyền kiểm soát.
Đôi lúc hãy dừng lại, để ý xem cơ thể mình đang thể hiện điều gì,
bởi chúng có thể giúp đỡ bạn, nhưng cũng có thể khiến bạn mất
điểm.

5. Thường xuyên nhắc tên mọi người:
Theo một nghiên cứu của trường đại học Cal Poly, cá nhân
hóa những tài liệu dùng để marketing của mình hoặc định hướng
những khách hàng tiềm năng bằng tên của họ, sẽ tăng khả năng họ
phản hồi lên 36%. Người ta thích được gọi bằng tên bởi chúng thỏa
mãn cái tôi của họ.
Ngay khi biết tên một ai đó, hãy nhắc đến nó trong suốt cuộc
nói chuyện. Khi bạn kết thúc buổi gặp, thử ghi chép lại nội dung
chính của buổi gặp, trong đó đề cập tới họ tên đầy đủ của tất cả
những người có mặt và gửi cho họ. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng
người ta sẽ có xu hướng thích giữ liên lạc với bạn hơn nếu bạn cố
gắng viết đúng tên họ.
6. Hãy đúng giờ:
Hãy luôn luôn đúng giờ cho buổi gặp đầu tiên.
Tất cả mọi người ai cũng bận rộn, vậy nên đừng coi đó là một
lời bào chữa cho việc đến muộn, vì điều đó thể hiên rằng bạn không
tôn trọng thời gian của họ. Đây mới thực sự là điều đáng sợ nhất.

8


Tốt hơn hết là tới sớm 15 phút, sắp xếp lại những ý tưởng của
mình trong vài phút và bắt đầu buổi gặp. Thời gian dư ra này cũng sẽ
thật sự hữu ích nếu không may bạn bị lạc hay gặp một trục trặc nào
đó trên đường.
7. Tập trung vào những người khác:
Nói quá nhiều về bản thân sẽ khiến bạn trở thành một người tự
coi mình là trung tâm, và khiến mọi người thấy chán nản. Trước
cuộc gặp, hãy ghi ra tất cả những gì bạn muốn biết về mọi người: Họ
đã vào việc như thế nào? Họ đang hợp tác với những ai, hay họ

muốn tìm kiếm những cộng sự như thế nào? Khát vọng kinh doanh
của họ là gì?...
Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, bạn không cần đi vào quá sâu
nhưng phải thể hiện cho người khác thấy bạn có hứng thú trong việc
xây dựng một mối quan hệ với họ. Điều đó cũng sẽ khiến họ dễ dàng
cộng tác với bạn hơn.
8. Hãy là một người biết lắng nghe:
Một nghiên cứu trên 35 doanh nghiệp đã chỉ ra lắng nghe là kỹ
năng thiết yếu nhất quyết định kinh doanh thành công. Điều đáng
buồn là hầu như người ta chỉ nhớ được khoảng 50% những gì họ
nghe thấy.
Hãy tạo ra một ấn tượng sâu sắc bằng cách chứng minh thống
kê này là sai, và thể hiện bạn là một người biết cách lắng nghe. Trao
đổi thường xuyên hiệu quả hơn khi hai người cùng làm việc với nhau
để tiếp tục giữ cuộc đàm luận. Hãy phản hồi bằng những cụm từ như
“Thú vị đấy”, hoặc “Điều đó thật thú vị!”, chúng sẽ giúp bạn thúc
đẩy cuộc trao đổi.
9. Cẩn thận với sự hài hước của mình:
Những câu nói đùa hoặc là sẽ rất đắt giá, hoặc sẽ trở nên vô
duyên. Một câu nói đùa vô duyên sẽ cho bạn biết thế nào thực sự là
“sai một ly, đi một ngàn dặm”. Nói đùa một chút thì không có vấn đề
gì, nhưng với những câu đùa có thể gây tranh cãi hay mỉa mai có thể
sẽ bị hiểu sai. Mọi người không giống nhay, nên trước khi bạn biết
rõ những gì là nhạy cảm đối với người khác, hãy giữ một khoảng
cách an toàn trong những câu đùa của mình.
10. Mang theo những tài liệu đã được in ra:

9



Mang theo những tài liệu được in ra tới cuộc gặp gỡ đầu tiên
của bạn sẽ khiến nhà đâu tư đánh giá bạn như một người có tổ chức,
có trách nhiệm. Những tài liệu nên in ra là bản hồ sơ, đề xuất kinh
doanh, số liệu thống kê, nội dung thuyết trình, danh thiếp và các
nghiên cứu trường hợp. Mang tất cả theo trong một cặp hồ sơ để bạn
có thể dễ dàng tìm thấy ngay khi vừa ngồi xuống.
Điều này sẽ khiến cuộc họp của bạn diễn ra mượt mà hơn và
gây ấn tượng với mọi người. Tuy nhiên, đừng cố tỏ ra mình là người
biết tuốt.
11. Hãy nghiên cứu trước:
Hãy cố gắng thu thập càng nhiều càng tốt những thông tin về
những người bạn sẽ gặp. Bạn sẽ gây ấn tượng ngay lập tức nếu bạn
có thể đặt những câu hỏi thể hiện sự am hiểu của bạn về họ, cũng có
nghĩa là bạn hiểu được những gì họ mong muốn, những thành tựu
của họ...
Với những công cụ truyền thông xã hội vô cùng phong phú mà
bạn có được, rất dễ dàng để tìm ra ít nhiều thông tin về một người
nào đó.
12. Thả lỏng và hãy là chính mình:
Trước buổi gặp đầu tiên, chắc hẳn tất cả mọi người đều rất hồi
hộp và lo lắng. Có rất nhiều mối lo khiến bạn trở nên căng thẳng.
Hãy thả lỏng và tỏ ra thoải mái, để người khác nhận thấy đâu mới là
chính bạn.
Trước buổi họp, hãy làm một điều gì đó khiến bạn cảm thấy
hạnh phúc và thoải mái, ví dụ như đi tập thể dục, đi tắm, nghe nhạc...
thay vì chỉ tập trung vào sự căng thẳng sẽ khiến bạn đánh mất mình.
Hãy xác định những phẩm chất tốt nhất của mình, những điểm mạnh,
điểm tích cực. Ngay cả khi không thể gạch ra hết, bạn cũng có thể
hỏi ý kiến từ người thân, bạn bè.
Trong suốt buổi họp, hãy hình dung như thể bạn đang ngồi

uống cafe với những người bạn. Nếu bạn bị bắt bí, hãy bình tĩnh, thở
sâu và tiếp tục chiến đấu. Đừng bao giờ lo lắng liệu mình có đang
gây ấn tượng xấu hay không, bởi bạn sẽ không bao giờ biết chắc
được những người khác đang nghĩ gì đâu. Vì vậy, hãy cứ bộc lộ tất
cả những gì khiến bạn tự tin và thuyết phục họ bằng chính con người
thật của bạn.
10


Câu 3: Bạn tâm đắc được điều gì qua môn học này &
sẽ vận dụng như thế nào vào trong công việc và cuộc sống.
1.

2.

Các điều tâm đắc qua môn học này:
• Hòa nhập vào tập thể và có tinh thần đồng đội.
• Rèn luyện sự nhạy bén, sự tự tin, vững vàng trong giao
tiếp.
• Suy nghĩ lạc quan, tư duy tích cực và sáng tạo trong học
tập cũng như công việc.
• Định hướng công việc của mình, biết cách soạn hồ sơ
xin việc và trả lời các câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển
dụng.
• Có một quan điểm lạc quan trong công việc.
• Tự hoàn thiện bản thân.
• Học bước chuẩn bị phỏng vấn, cách tham dự phỏng vấn
tự tin và hiệu quả và những gì nên làm sau phỏng vấn.
• Hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp hiệu quả.
• Học cách nâng cao hiệu quả giao tiếp với đồng nghiệp

và khách hàng.
• Học kỹ năng và “mẹo” để viết CV và thư xin việc
chuyên nghiệp.
Vận dụng:
• Cố gắng thực hiện 1 2 bộ CV .
• Ra ngoài tìm và tạo thêm nhiều mối quan hệ.
• Bớt tự tin vào bản thân
• Tập lắng nghe ý kiến của người khac và đóng góp
nhiều hơn vào cuộc trò chuyện
• Lắng nghe và tiếp thu các ý kiến của người khác góp
ý cho mình
• Tự tin đặt câu hỏi và trao đổi với người khác.
• Tập đi xin việc và phỏng vấn
• Học cách chọn trang phục khi ra ngoài phù hợp
• Quan tâm đến các tin tức “hot” hiện nay để không bị
“bí” khi nói chuyện tạo sự im lặng không đáng có
giũa bản thân và mọi người

11


LỜI KẾT
Một lần nữa xin cảm ơn Diễn giả - Chuyên gia tâm lí
Huỳnh Anh Bình đã dành thời gian đến giao lưu cùng sinh viên các
lớp ĐH Quản trị Maketing 8, Quản Trị Quốc Tế 8, Điện Tử 8, Cao
Đẳng Quản trị 9 – Trường Đại học Tây Đô để chúng e có thê học
hỏi thêm và ngày càng hoàn thiện bản thân. Chân thành cảm ơn Diễn
giả
Cần Thơ, tháng 8 năm 2016
Người viết thu hoạch


Đồng Thiện Thứ

12



×