Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập học kỳ 1 môn GDCD lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.11 KB, 10 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 1 MÔN GDCD LỚP 11
I.Phần trắc nghiệm
Câu 1: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là:
A. Sản xuất kinh tế

B. Thỏa mãn nhu cầu.

C. Sản xuất của cải vật chất.

D. Quá trình sản xuất.

Câu 2: Yếu tố nào sau đây quyết định mọi hoạt động của xã hội?
A. Sự phát triển sản xuất.

B. Sản xuất của cải vật chất.

C. Đời sống vật chất, tinh thần.

D. Cả a, b, c.

Câu 3: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến sự tồn tại của xã hội?
A.Cơ sở

B. Động lực

C. Đòn bẩy

D. Cả a, b, c đúng.

Câu 4: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?


A. Quan trọng

B. Quyết định

C. Cần thiết

D. Trung tâm

Câu 5: Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?
A.Phương tiện thanh toán.

B. Phương tiện mua bán.

C. Phương tiện giao dịch.

D. Phương tiện trao đổi.

Câu 6: Hãy chỉ ra một trong những chức năng của tiền tệ?
A.Thước đo kinh tế

B. Thước đo giá cả

C. Thước đo thị trường.

D. Thước đo giá trị

Câu 7: Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện
chức năng gì?
A. Phương tiện thanh toán


B. Phương tiện giao dịch.


C. Thước đo giá trị

D. Phương tiện lưu thông

Câu 8: Tiền tệ thực hiện chức năng thước do giá trị khi nào?
A. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa
B. Khi tiền dùng làm phương tiện lưu thông, thúc đẩy quá trình mua bán hàng hóa diễn ra
thuận lợi
C. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán
D. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ
Câu 9: Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau
đây:
A. Canh tranh kinh tế
C. Cạnh tranh văn hoá

B. Cạnh tranh chính trị
D. Cạnh tranh sản xuất

Câu 10: Nội dung cốt lõi của cạnh tranh được thể hiện ở khía cạnh nào sau đây?
A.Tính chất của cạnh tranh

B. Các chủ thể kinh tế tham gia cạnh tranh

C. Mục đích của cạnh tranh

D. Cả a, b, c đều đúng


Câu 11: Cạnh tranh là gì?
A. Là sự giành giật, lấn chiếm của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng
hoá……
B. Là sự giành lấy điều kiện thuận lợi của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng
hoá……
C. Là sự đấu tranh, giành giật của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng
hoá……
D. Là sự ganh đua, đấu tranh của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và kinh doanh hàng
hoá……


Câu 12: Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là gì?
A.Tồn tại nhiều chủ sở hữu
B. Điều kiện sản xuất và lợi ích của mỗi đơn vị kinh tế là khác nhau
C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất kinh
doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau
D. Cả a, b đúng
Câu 13:Trong nền kinh tế hàng hoá khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?
A.Nhu cầu của mọi người

B. Nhu cầu của người tiêu dùng

C. Nhu cầu có khả năng thanh toán

D. nhu cầu tiêu dùng hàng hoá

Câu 14: Trường hợp nào sau đây được gọi là cầu?
A.Anh A mua xe máy thanh toán trả góp

B. Ông B mua xe đạp hết 1 triệu đồng


C. Chị C muốn mua ô tô nhưng chưa có tiền

D. Cả a và b đúng

Câu 15: Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến cầu?
A.Giá cả, thu nhập
B. Thu nhập, tâm lý, phong tục tập quán
C. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu
D. Giá cả, thu nhập, tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán
Câu 16: Thực chất quan hệ cung- cầu là gì?
A. Là mqh tác động qua lại giữa cung và cầu HH trên thị trường
B. Là mqh tác động qua lại giữa cung, cầu HH và giá cả trên thị trường
C. Là mối quan hệ tác động giữa người mua và người bán hay người SX và người TD đang
diễn ra trên thị trường để xác định giá cả và số lượng HH, dịch vụ.
D. Là mqh tác động qua lại giữa giá cả thị trường và cung, cầu HH. Giá cả thấp thì cung
giảm, cầu tăng và ngược lại.


Câu 17: Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại
vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí kinh tế xã hội là quá trình nào sau đây?
A. Hiện đại hoá

B. Công nghiệp hoá

C. Tự động hoá

D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Câu 18: Quá trình chuyển đổi căn bản các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công

sang sư dụng sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là quá trình nào sau
đây?
A. Hiện đại hoá

B. Công nghiệp hoá

C. Tự động hoá

D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Câu 19: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ nhất ứng với qúa trình nào sau đây?
A. Hiện đại hoá

B. Công nghiệp hoá

C. Tự động hoá

D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Câu 20: Cuộc Cách mạng khoa học kỉ thuật lần thứ hai ứng với qúa trình nào sau đây?
A. Hiện đại hoá

B. Công nghiệp hoá

C. Tự động hoá

D. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá

Câu 21: Kinh tế nhà nước dựa trên hình thức sở hữu nào?
A.Nhà nước


B. Tư nhân

C. Tập thể

D. Hỗn hợp

Câu 22: Kinh tế tập thể dựa trên hình thức sở hữu nào?
A.Nhà nước

B. Tư nhân

C. Tập thể

D. Hỗn hợp

Câu 23: Kinh tế tư nhân dựa trên hình thức sở hữu nào?
A.Nhà nước

B. Tư nhân

C. Tập thể

D. Hỗn hợp


Câu 24: Kinh tế tư bản nhà nước dựa trên hình thức sở hữu nào?
A.Nhà nước

B. Tư nhân


C. Tập thể

D. Hỗn hợp

Câu 25: Sự thay đổi của các hình thái kinh tế xã hội theo chiều hướng nào?
A. Từ thấp đến cao.

B. Từ cao đến thấp

C. Thay đổi về trình độ phát triển.

D. Thay đổi về mặt xã hội.

Câu 26: Nguyên nhân dẫn dến sự thay đổi từ chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác là gì?
A. Kinh tế

B. Chính trị

C. Văn hóa

D. Tư tưởng

Câu 27: Yếu tố quyết định dẫn đến sự thay đổi của chế độ xã hội này bằng chế độ xã hội khác
là yếu tố nào sau đây?
A. Quan hệ sản xuất.

B. Công cụ lao động.

C. Phương thức sản xuất.


D. Lực lượng sản xuất.

Câu 28: Hai giai đoạn phát triển của cộng sản chủ nghĩa khác nhau ở yếu tố nào sau đây?
A. Sự phát triển của khoa học công nghệ.

B. Sự phát triển của lực lượng sản xuất.

C. Sự phát triển của trình độ dân trí.

D. Sự tăng lên của năng suất lao động.

Câu 29: Trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội nước ta cần phải làm gì?
A. Xóa bỏ ngay những yếu tố của xã hội cũ.

B. Giữ nguyên những yếu tố của xã hội cũ.

C. Từng bước cải tạo các yếu tố của xã hội cũ.

D. Để cho các yếu tố xã hội tự điều chỉnh.

Câu 30: Nguyên nhân nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội là do đâu?
A. Xuất phát từ ý định chủ quan của con người.

B. Là một yếu tố khách quan.

C. Do tình hình thế giới tác động.

D. Do mơ ước của toàn dân.


Câu 31: Quá độ lên chủ nghĩa xã hội có bao nhiêu hình thức?
A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 32: Hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam là gì?
A. Quá độ trực tiếp.

B. Quá độ gián tiếp.


C. Thông qua một giai đoạn trung gian.

D. Theo quy luật khách quan.

Câu 33: Hai hình thức quá độ lên chủ nghĩa xã hội được gọi là gì?
A. Quá độ trực tuyến và quá độ gián tiếp

B. Quá độ trực tiếp và quá độ trung gian

C. Quá độ trực tiếp và qua độ trực tuyến

D. Quá độ trực tiếp và quá độ gián tiếp

Câu 34: Theo quan điểm của Mác – Lênin CSCN phát triển qua mấy giai đoạn cơ bản?
A. 2


B. 3

C. 4

D. 5

Câu 35: Giai đoạn đầu của xã hội CSCN được gọi là gì?
A. Xã hội chủ nghĩa

B. Chủ nghĩa xã hội

C. Xã hội của dân

D. Xã hội dân chủ

Câu 36: Quá độ lên CNXH ở Việt Nam bỏ qua chế dộ TBCN được hiểu như thế nào?
A. Bỏ qua toàn bộ sự phát triển trong giai đọa phát triển TBCN.
B. Bỏ qua việc xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất TBCN.
C. Bỏ qua việc sử dụng thành quả khoa học kỉ thuật.
D. Bỏ qua phương thức quản lí.
Câu 37: Nguyên tắc phân phối trong giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa là gì?
A. Làm theo năng lực hưởng theo lao động. B. Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.
C. Làm hết mình hưởng hết nhu cầu.

C. Tùy theo khả năng để đáp ứng nhu cầu.

Câu 38: Nguyên tắc phân phối trong giai đoạn sau của xã hội cộng sản chủ nghĩa là gì?
A. Làm theo năng lực hưởng theo lao động. B. Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu.
C. Làm hết mình hưởng hết nhu cầu.


D. Tùy theo khả năng để đáp ứng nhu cầu.

Câu 39: Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua bao mhiêu hình thái kinh tế xã hội?
A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 40: Lịch sử xã hội loài người đã và đang trải qua những hình thái kinh tế xã hội nào sau
đây?
A. CSNT, CHNL, PK, TBCN, XHCN

B. CSNT, PK, TBCN, XHCN

C. CSNT, CHNL, TBCN, XHCN

D. CSNT, CHNL, PK, TBCN


II. Phần Tự luận:
Câu 1:Sản xuất của cải vật chất là gì? Lấy ví dụ? nêu vai trò của sản xuất của cải vật
chất?
-Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố tự
nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
-VD: Khai thác khoáng sản,…
-Vai trò: + Sản xuất cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội

+ Sản xuất cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.
Câu 2: Hàng hóa là gì? Nêu hai thuộc tính của hàng hóa và lấy ví dụ?
-Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thõa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông
qua trao đổi, mua bán.
-Hai thuộc tính của hàng hóa:
+Giá trị sử dụng của hàng hóa: là công dụng của sản phẩm có thể thõa mãn nhu cầu nào đó của
con người.
+Giá trị của hàng hóa: là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa. Giá trị hàng hóa là nội
dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.
Câu 3: Thị trường là gì: các yếu tố cấu thành nên thị trường là những yếu tố nào?
Nêu các chức năng của thị trường?
: -Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn
nhau, để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.
-Các yếu tố cấu nên thị trường: Cạnh tranh, hàng hóa, người mua, người bán, người sản xuất,
người tiêu dùng, tiền tệ.
-Các chức năng thị trường:
+Chức năng thực hiện (hay thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa:
►Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, hình thức, mẫu mã, số lượng, chất lượng
hàng hóa.
→Hàng hóa phải phù hợp với nhu cầu của thị trường
+Chức năng thông tin: Người bán: Ra các quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.
Người mua: Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
+Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dung: Một sự tăng lên hay
giảm đi của giá cả đều gây ra sự tác động trái ngược nhau đến việc sản xuất hoặc tiêu dùng về
một loại hàng hoá nào đó.
Câu 4:Cạnh tranh là gì và lấy ví dụ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự cạnh tranh.Lấy ví dụ
cụ thể chứng minh?


-Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng

hóa nhằm giành những điều kiện thuật lợi để thu được nhiều lợi nhuận.
-Nguyên nhân: là sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do
sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau đã trở thành nguyên nhân dẫn
đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.
-Mục đích: thu lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác.
-Có 2 loại cạnh tranh: lành mạnh và không lành mạnh. Vd:
……………………………………………………….
…………………………………......................
Câu 5: Cầu là gì, lấy ví dụ? Cung là gì, lấy ví dụ?
-Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dung cần mua trong một thời kì nhất định,
tương đương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
-Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường
trong thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng và chi phí xuất xác định.
-Nội dung: là mối quan hệ tác động lẫn nhau, giũa người bán và người mua hay giữa sản xuất
với nhiều người tiêu dung diễn ra trên thị trường và xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch
vụ.
Câu 6: CNH,HĐH là gì? Nêu tác dụng của CNH,HĐH?
-Khái niệm: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt kinh tế và quản lí
kinh tế- xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức
lao động cùng với công nghiệp, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng
suất lao động xã hội cao.
-Tác dụng to lớn và toàn diện của CNH, HĐH.
+Tạo điều kiện để phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng
trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.
+Tạo ra lực lượng sản xuất mới làm tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất XHCN, tăng
cường vai trò của nhà nước XHCN, tăng cường mối quan hệ liên minh giữa công nhân- nông
dân- trí thức.
+Tạo tiền đề hình thành và phát triển nền văn hóa mới XHCN- nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
+Tạo cơ sở vật chất- kĩ thuật cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động hội

nhập kinh tế quốc tế, củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh.
- Nội dung cơ bản của CNH, HĐH:
+Phát triển mạnh mẻ lực lượng sản xuất.
+Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả.
+Củng cố tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất XHCN và tiến tới xác lập địa vị
thống trị của quan hệ sản xuất XHCN trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Câu 7: Em hãy kể tên các thành phần kinh tế ở nước ta và phân tích?


Các thành phần kinh tế ở nước ta.
-Thành phần kinh tế nhà nước: +Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu nhà nước về
tư liệu sản xuất.
+Nội dung: bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ dự trữ quốc gia, các quỹ bảo hiểm
nhà nước và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước có thể đưa vào sản xuất kinh doanh.
+Vai trò: giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ các vị trí, các lĩnh vực then chốt trong nền trong nền kinh
tế, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay.
-Thành phần kinh tế tập thể: +Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tập thể về tư
liệu sẩn xuất.
+Nội dung: gồm nhiều hình thức tổng hợp tác đa dạng trong đó hợp tác xã là nồng cốt.
+Vai trò: kinh tế tập thể phát triển và cùng với kinh tế nhà nước “ngày càng trở thành nền tảng
vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
-Thành phần kinh tế tư nhân: +Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất.
+Nội dung: •Cá thể, tiểu chủ.
• Tư bản tư nhân.
+Vai trò: có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.
-Thành phần kinh tế tư bản nhà nước: +Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu hỗn
hợp về vốn giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước hoặc với tư bản nước ngoài.
+Nội dung:Thông qua các hình thức hợp tác như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh,…

+Vai trò: Là thành phần kinh tế có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản
lí.
-Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: + Là thành phần kinh tế dựa trên hình thức
sở hữu vốn của nước ngoài.
+Nội dung:có quy mô lớn, trình độ quản lí hiện đại, công nghệ cao, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài.
+Vai trò: thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Câu 8: CNXH có những đặc trưng như thế nào?
Đặc trưng cơ bản của CNXH:
-Là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
-Do nhân dân làm chủ.
-Có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ
phù hợp.
-Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
-Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
-Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng
phát triển.
-Có nhà nước pháp quyền CNXH của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản.


-Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.



×