Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO điểm KHÁC NHAU và điểm đặc THÙ của TRIẾT học PHƯƠNG ĐÔNG và PHƯƠNG tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.18 KB, 33 trang )

Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

MỞ ĐẦU
Trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại nói
chung và tư tưởng triết học nói riêng, triết học Phương Đông và triết học Phương
Tây có nhiều nội dung phong phú, đa dạng. Những giá trị của nó đó để lại dấu ấn
đậm nét và có ảnh hưởng lớn đối với lịch sử loài người. Triết học Phương Đông và
triết học Phương Tây không thể thoát ly những vấn đề chung của lịch sử triết học.
Mặc dù vậy, giữa triết học Phương Đông và triết học Phương Tây vẫn có những
đặc điểm đặc thù của nó. Nghiên cứu về triết học Phương Đông và triết học
Phương Tây, đặc biệt là so sánh sự khác nhau của nó là một vấn đề phức tạp, nhưng
cũng rất lý thú, vì qua đó ta có thể hiểu biết sâu sắc thêm những giá trị về tư
tưởng văn hoá của nhân loại. Mặt khác, bản sắc văn hoá Việt Nam ảnh hưởng khá
sâu sắc bởi nền triết học Phương Đông, do đó nghiên cứu những đặc điểm của triết
học Phương Đông trong mối quan hệ với đặc điểm của triết học Phương Tây, đặc
biệt là những tư tưởng nhân văn trong thời khai sáng sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu
sắc hơn bản sắc văn hoá Việt Nam.
Với một tinh thần đó, tôi chọn nội dung bài viết “Điểm khác nhau và điểm
đặc thù của triết học phương Đông và phương Tây luận giải những điểm đó thông
qua tư tưởng của các nhà tư tưởng ở phương Đông và phương Tây” từ đó muốn
chỉ ra một số khác biệt và điểm đặc thù của hai nền triết học phương Đông và triết
học phương Tây. Thông qua đó để thấy được những ưu điểm, khuyết điểm của các
nền triết học ấy, nhằm nhận thức đúng đắn, khoa học và thực sự khách quan, để
học hỏi và phát huy những ưu điểm, đồng thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót
của từng nền triết học trong quá trình phát triển đi lên của cách mạng Việt Nam
hiện nay.

Học viên: Lê Anh Ngọc


1

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

1. SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ TRIẾT HỌC
PHƯƠNG TÂY ĐỂ THẤY ĐIỂM KHÁC NHAU VÀ ĐIỂM ĐẶC THÙ

1.1.

Sự giống nhau

Điều đầu tiên có thể thấy đó là dù khác nhau về vị trí địa lý, mốc thời gian
hình thành và phát triển,… thì giữa những trường phái triết học, tư tưởng triết học
vẫn có những sự tương đồng ở khía cạnh nào đó. Triết học phương Đông và triết
học phương Tây cũng không là ngoại lệ.
C.Mác đó viết: Để hiểu rừ tư tưởng của một thời đại nào đó thì chỳng ta phải
hiểu được điều kiện sinh hoạt vật chất của thời đại đó. Bởi vì , theo C.Mỏc, tồn tại
xã hội luôn quyết định ý thức xã hội, do đó nó phản ánh tồn tại xã hội – những
điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Chớnh vì thế, cỏc trào lưu triết học
Phương Đông và Phương Tây đều được nảy sinh trên những điều kiện kinh tế - xã
hội trong giai đoạn lịch sử nhất định. Xét trong mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng, thì triết học là một yếu tố của kiến trỳc thượng tầng, do đó
các học thuyết triết học Đông – Tây đều chịu sự quyết định của cơ sở hạ tầng và
đến lượt nó cũng có vai trũ hết sức to lớn đối với cơ sở hạ tầng.
Triết học Phương Đông và Phương Tây đều được hình thành, phát triển

trong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm, giữa phương pháp siêu hình và
phương pháp biện chứng. Thực chất cuộc đấu tranh này là một phần cuộc đấu tranh
tư tưởng của những giai cấp đối kháng trong xã hội. Những quan niệm duy vật
thường gần gũi và gắn liền với những lực lượng tiến bộ trong xã hội và ngược lại
những quan niệm duy tâm thường gần gũi và gắn liền với lực lượng lạc hậu, bảo
thủ trong xã hội.
Triết học Phương Đông và Phương Tây có thể sử dụng những khái niệm,
phạm trù khác nhau nhưng đều phải bàn đến vấn đề cơ bản của triết học, đồng thời

Học viên: Lê Anh Ngọc

2

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

đều tuân theo những phương pháp chung trong nhận thức thế giới: Phương pháp
biện chứng hoặc Phương pháp siêu hình .
Triết học Phương Đông và Phương Tây đều bàn đến vấn đề con người ở
những khía cạnh khác nhau, mức độ đậm nhạt khác nhau và qua những thời kỳ lịch
sử khác nhau đều có cách đánh giá khác nhau về con người.
Các học thuyết triết học ở Phương Đông hay Phương Tây đều có khuynh
hướng chung là xâm nhập lẫn nhau, vừa có sự kế thừa giữa các học thuyết, hoặc
trong sự phát triển của học thuyết đó, vừa có sự đào thải, lọc bỏ những quan niệm
lạc hậu, hoặc những quan niệm khụng phự hợp với nhón quan của giai cấp thống
trị.

Mỗi học thuyết trong triết học ở Phương Đông hay Phương Tây cũng vậy,
đều có những mặt tích cực và hạn chế của nó nhưng đó gúp phần tạo nên những
giá trị văn minh nhân loại.
1.2.

Sự khác nhau và nét đặc thù

Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh tồn tại của xã hội
và đặc biệt sự tồn tại này ở xã hội phương Đông khác hẳn với phương Tây về bối
cảnh xã hội ra đời, phát triển, điều kiện tự nhiên, đối tượng nghiên cứu, phương
pháp nhận thức và hệ tư tưởng...
Triết học là hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên
thuỷ được thay thế bằng chế độ chiếm hữu nô lệ. Những triết học đầu tiên trong
lịch sử xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII – VI trước công nguyên ở Ấn Độ cổ đại,
Trung quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại và ở các nước khác.
Theo quan điểm của mác xít triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học
thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con
người đối với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiờn, xã
hội và tư duy. Như vậy triết học là một hình thái ý thức xã hội, là sự phản ánh
tồn tại của xã hội và đặc biệt sự tồn tại này ở xã hội phương Đông khác hẳn với
phương Tây về cả điều kiện tự nhiên, địa lý dõn số mà hơn cả là phương thức của
Học viên: Lê Anh Ngọc

3

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học


Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

sản xuất của phương Đông là phương thức sản xuất nhỏ còn phương Tây là
phương thức sản xuất của tư bản do vậy mà cái phản ánh ý thức cũng khác: văn
hoá phương Đông mang nặng tính chất cộng đồng còn phương Tây mang tính cá
thể.
Sự khác biệt căn bản của triết học phương Tây và phương Đông còn được
thể hiện cụ thể như sau:
1.2.1. Bối cảnh xã hội ra đời, phát triển
Đặc điểm hai loại hình cơ sở xã hội Đông - Tây là tĩnh, ổn định đối nghịch
với động, biến động nhanh. Triết học lỏng lẻo, mềm dẻo của Đông đối lại là triết
học chặt chẽ, thống nhất thành hệ thống của Tây. Triết học phương Tây đi từ gốc
lên ngọn (từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận... từ đó xây dựng nhân sinh
quan con người;) trong khi triết học phương Đông đi từ ngọn xuống gốc (từ nhân
sinh quan, vấn đề cách sống, lối sống sau đó mới là vũ trụ quan, bản thể luận...). Đó
là 2 nét chính của hai nền triết học Đông - Tây.
Nếu như ở phương Tây, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoa
học, gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên thì ở
phương Đông, triết học gắn với những hiền triết - nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo
đức, chính trị-xã hội.
Vậy nên đặc điểm chủ đạo là các nhà Triết học phương Tây thiên về giải
thích thế giới theo nhiều cách còn mục đích chính của phương Đông là cải tạo thế
giới gồm có : ổn định xã hội, giải thoỏt cho con người và làm sao cho con người
hoà đồng với thiên nhiên.
Nguồn gốc là do ở phương Đông, thượng tầng kiến trúc ra đời trước và thúc
đẩy dự phát triển của hạ tầng cơ sở, còn ở phương Tây hạ tầng cơ sở quyết định
đến thượng tầng kiến trúc.
1.2.2. Nếu như triết học phương Đông tập trung nghiên cứu nhân sinh quan, rồi
mới tiếp cận với thế giới quan thì ngược lại, triết học phương Tây ngay từ đầu


Học viên: Lê Anh Ngọc

4

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

đã nghiên cứu về thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận rồi đến nhân sinh
quan.
Đây là điểm khác biệt căn bản nhất của hai nền triết học phương Đông phương Tây. Chính điểm khác biệt này đã quy định toàn bộ các điểm khác biệt
khác của hai nền triết học, khi nó đi sâu vào nhận thức, khám phá thế giới xung
quanh.
Khi tìm cách trả lời cho câu hỏi vậy thế giới ra đời từ đâu? cái gì vật đầu tiên
tạo ra thế giới này?...thì các nhà triết học Hy Lạp- La Mã cổ đại như: Talét
(khoảng 625 - 547 tr.CN) cho là nước; Anaximen (khoảng 588 - 525 tr.CN) cho là
không khí; Hêraclít (khoảng 544 - 483 tr.CN) cho là lửa hoặc Pitago (khoảng nửa
cuối thế kỷ thứ VI tr.CN) cho là con số…là yếu tố đầu tiên cấu tạo nên thế giới.
Trái ngược với các nhà triết học học Hy Lạp - La Mã cổ đại, các nhà triết học
phương Đông mà tiêu biểu là Khổng Tử và Buddha thì lại không đi tìm những yếu
tố đầu tiên ấy.
Thời đại mà Khổng tử sống (551 - 479 tr.CN) là thời đại mà: “Vương đạo
suy vi”, “Bá đạo trị vì”, trật tự, lễ nghi phép tắc bị đảo lộn. Thời đại mà như Khổng
Tử “Vua không phải đạo vua, tôi không phải đạo tôi, cha không phải đạo cha, con
không phải đạo con”. Trước cảnh xã hội loạn lạc ấy, Khổng Tử có hoài bão chính
trị muốn kế thừa sự nghiệp của văn vương, Chu Công, lập lại trật tự kỷ cương nhà
Tây Chu. Để thực hiện hoài bão lớn lao đó, Khổng Tử xây dựng nên học thuyết về

Nhân - Lễ- Chính danh và chủ trương dùng đường lối đức trị để ổn định trật tự xã
hội lúc bấy giờ. Có thể nói, toàn bộ cuộc đời, tâm huyết và nghị lực của Khổng Tử
đều dồn vào nghiên cứu về chính trị xã hội. Có lẽ, còn vì điều đó mà nhiều người
cho rằng học thuyết của Khổng Tử là học thuyết về chính trị - xã hội, đạo đức chứ
không phải là học thuyết triết học. Họ cho rằng, trong học thuyết ấy không có chỗ
cho bản thể luận và vũ trụ luận. Sau Khổng Tử đến Mạnh Kha (371 - 289 tr.CN),
Học viên: Lê Anh Ngọc

5

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

người đời sau tôn xưng là Mạnh Tử. Mạnh tử là học trò của Tử tư (tên là Khổng
Cấp, cháu nội của Khổng Tử), còn Tử Tư lại là học trò của Tăng Tử (Tăng Sâm).
Tăng Sâm là học trò của Khổng Tử. Có thể nói, tư tưởng của Mạnh Tử là sự kế
thừa trực tiếp tư tưởng của Tử tư và Tăng Sâm. Nhưng Mạnh Tử lại có một vị trí
đặc biệt trong bảo vệ Nho giáo, bảo về học thuyết củ Khổng Tử, mặc dù ông cơ bản
chỉ khuyếch đại mặt hạn chế, phát triển mặt duy tâm của Khổng Tử giống như các
bậc tiền bối của mình, không chủ trương “hành” mà lại đi sâu vào “nội tỉnh”, tự suy
nghĩ. Chính vì vậy, mà khi nhắc đến Nho giáo, người ta thường nhắc tới dòng Nho
gia Khổng - Mạnh. Tuy nhiên, so với Khổng tử, Mạnh Tử cũng chưa có gì tiến bộ
hơn, thậm chí có chỗ còn thụt lùi. Ông cũng không tập trung bàn về vũ trụ quan,
bản thể luận. Cho mãi đến đời Tống sau này (khoảng 960 - 1279), điểm hạn chế
này mới dần được khắc phục. Những yếu tố về thế giới quan, vũ trụ quan được bàn
tới thông qua các phạm trù trung tâm của các nhà Nho thời Tống, như phạm trù

“Lý”, “Khí”.
Tư tưởng của Phật giáo cũng vậy, Phật là tên ghi âm Hán Việt của Buddha,
người sáng lập Phật giáo. Buddha có nghĩa là “giác ngộ”. Về năm sinh của
Buddha, cũng có nhiều tài liệu nói khác nhau, nhưng theo truyền thống Phật giáo,
ông được coi là sinh vào năm 624 và mất năm 544 trước công nguyên. Sau này ông
được mọi người tôn kính gọi là Sakya-muni (Trung Quốc dịch là Thích ca mầu ni),
có nghĩa là “nhà hiền triết của xứ Sakya”.
Bản thân Buddha vốn là thái tử, con vua Tịnh Phạn, chính vì vậy ông sống
trong nhung lụa, giầu sang, quyền quý. Sau một lần lén vua cha đi ra ngoài cổng
thành, ông mục kích cảnh khổ đau và nỗi khốn cùng của người dân lao động, vì vậy
ông quyết định rời bỏ cuộc sống nhung lụa, rời bỏ gia định, đi tu, để tìm cách giải
thoát cho chúng sinh khỏi sự khổ đau trong vòng luôn hồi.

Học viên: Lê Anh Ngọc

6

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

Vì vậy, đầu tiên, không phải Buddha hướng vào xây dựng thế giới quan,
vũ trụ quan, bản thể luận mà ông tập trung tìm con đường giải thoát, cứu khổ
cho chúng sinh. Từ mục đích ấy, Buddha đưa ra những biện pháp, những con
đường cứu khổ, đó là “bát chính đạo”, nghĩa là tám con đường chính, đúng đắn
để giải thoát nỗi khổ cho chúng sinh khỏi bể khổ trầm luân. Cũng có môn đồ
hỏi đức Phật về một số vấn đề siêu hình, trừu tượng, tuy nhiên Buddha không trả

lời. Bởi vì, triết lý nhân sinh của ông là: nếu một người đi đường bị một mũi tên
tẩm độc bắn trúng, vấn đề cấp bách ở đây là rút mũi tên có thuốc độc ra, rồi
nhanh chóng chữa chạy đã, chứ không phải cứ đứng đấy mà hỏi, mà luận bàn
xem bản thể của mũi tên là gì? nó được làm bằng gì? làm như thế nào?...
Từ phân tích một số điểm ở trên, từ những học thuyết, trường phái tiêu
biểu, chúng ta thấy rõ sự khác biệt cơ bản giữa hai trường phái, hai nền triết học
phương Đông - Phương tây. Nếu như phương Đông đi từ nhân sinh quan đến thế
giới quan thì ngược lại, phương Tây lại đi từ thế giới quan, bản thể luận rồi mới
đến nhân sinh quan. Có quan điểm nghiên cứu cho rằng, như vậy triết học
phương Tây chủ yếu đi từ gốc lên ngọn, còn triết học phương Đông hầu như lại
đi từ ngọn xuống gốc.
Như ở phần trước chúng ta đã bàn tới, chính tồn tại xã hội đã quy định sự
khác biệt của hai nền triết học Đông - Tây. Theo các nhà nghiên cứu, ở phương
Đông không có chế độ nô lệ đại quy mô điển hình như ở Hy Lạp - La Mã cổ
dại. Xét trong xã hội Trung Quốc cổ đại, chế độ nô lệ đã manh nha hình thành từ
nhà Ân. Nhưng nhà nước chiếm hữu nô lệ (thời Tây Chu 1027 - 770 tr.CN)
không thật điển hình, hơn nữa lúc này ở Trung Quốc lại chưa có sắt, chưa phát
hiện ra sắt, vì vậy lực lượng sản xuất xã hội vẫn còn rất thấp kém, chậm phát
triển. Trong khi đó ở Hy Lạp và La mã cổ đại, lúc này sắt đã xuất hiện. Chính
nhờ có sắt, đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, chế độ thị
Học viên: Lê Anh Ngọc

7

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân


tộc, bộ lạc nhanh chóng bị xoá bỏ, quan hệ sản xuất mới ra đời và trên đó hình
thành nhà nước. Chúng ta thấy rõ ràng là, nếu ở phương Tây cơ sở hạ tầng quyết
định kiến trúc thượng tầng, thì ở phương Đông hình như chính sự ra đời của
kiến trúc thượng tầng đã thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Chính điều đó
đã lý giải tại sao phương Tây đi từ thế giới quan đến nhân sinh quan, còn
phương Đông thì ngược lại, đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan.
2.2.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của triết học phương Tây rất rộng, bao gồm toàn bộ
giới tự nhiên, xã hội và tư duy, nhưng cơ bản phương Tây lấy giới tự nhiên làm
gốc, làm cơ sở. Ngay từ khi bước vào nghiên cứu, triết học phương Tây đã tập
trung bàn tới những vấn đề cơ bản như bản thể luận, vũ trụ luận, tri thức luận, nhận
thức luận…Giới tự nhiên bao la xung quanh, trong đó có cả con người và xã hội
loài người, chính là đối tượng nghiên cứu của triết học phương Tây. Chính vì đối
tượng nghiên cứu rộng, bao hàm nhiều lĩnh vực như vậy nên phạm vi tri thức mà
nó mang lại cũng rất rộng, bao quát mọi lĩnh vực. Do ngay từ đầu ở phương Tây
đã xác định lấy giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu của mình, nên khuynh
hướng chung, khuynh hướng trội của nó là hướng ngoại, lấy cái bên ngoài để giải
thích cho cái bên trong và nhìn chung hơi ngả về duy vật.
Chúng ta nói như vậy không có nghĩa là ở phương Tây không có khuynh
hướng nội, duy tâm. Tuy nhiên những khuynh hướng nội, duy tâm ở phương Tây là
không nhiều, không nổi trội, cả về lượng và chất, mặc dù ngay cả đến bây giờ cuộc
đấu tranh giữa duy tâm và duy vật, giữa vô thần - hữu thần, giữa biện chứng - siêu
hình vẫn còn diễn ra hết sức gay gắt. Nhiều quốc gia, nhiều dân tộc, mặc dù theo tư
tưởng duy tâm, tôn giáo, nhưng để phát triển lực lượng sản xuất, phát triển xã hội
vẫn phải ngấn ngầm sử dụng thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng của
Mác - Lênin. Cũng vì ngay từ đầu đã lấy giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu
Học viên: Lê Anh Ngọc

8


Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

nên triết học phương Tây thường gắn với những thành tự khoa học, đặc biệt là
khoa học tự nhiên. Các nhà triết học phương Tây đồng thời cũng là các nhà khoa
học, nhà bác học. Điều này đã lý giải tại sao nền khoa học nói chung, khoa học tự
nhiên nói riêng ở phương Tây lại phát triển nhanh chóng, thu được nhiều thành tựu
như vậy, trong khi đó ở phương Tây bước vào lịch sử xã hội loài người sau phương
Đông. Chính sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, đã làm
cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, của cải xã hội làm ra dồi dào, xã hội
phát triển nhanh hơn ở phương Đông.
Khác với phương Tây, đối tượng nghiên cứu của triết học phương Đông lại
là chính trị - xã hội, đạo đức, luận lý (như triết học Trung Quốc) và tôn giáo (như
triết học ấn Độ). Triết học phương Đông nhìn chung gắn với con người, lấy con
người làm gốc. Đứng trước một xã hội loạn lạc, nhiễu nhương, đầy rẫy khổ đau,
vấn đề cấp bách lúc này đặt ra cho các nhà tư tưởng lớn của phương Đông là phải
tìm cách ổn định trật tự xã hội, giữ gìn nề nếp, kỷ cương, đạo lý (như ở Trung
Quốc) và giải thoát chúng sinh khỏi bể khổ trầm luân (như ở ấn Độ). Họ không có
thời gian để bàn tới vũ trụ luận, thế giới quan, bản thể luận (Phật giáo có bàn tới
bản thể luận, song đó không phải là vấn đề trọng tâm, cốt lõi của Phật giáo hướng
tới). Đúng như quan niệm của Phật giáo, vấn đề rút mũi tên độc và cứu chữa đã,
chứ không phải loay hoay mà luận bàn bản thể của mũi tên. Do đối tương nghiên
cứu hẹp như vậy, nên tri thức mà triết học phương Đông có được chủ yếu là về
chính trị - xã hội, đạo đức, tâm linh. Điều này đã quy định khuynh hướng trội của
triết học phương Đông là hướng nội, lấy cái bên trong để đi giải thích cái bên ngoài

và nhìn chung hơi ngả về duy tâm.
Khác với Hy Lạp, La Mã cổ đại (trong bẩy trường phái thì có năm là duy
vật, chỉ có hai trường phái duy tâm là Pitago và Platôn), ở đây phương Đông lại
chủ yếu là duy tâm. ở Trung Quốc về cơ bản là các trường phái duy tâm thống trị
Học viên: Lê Anh Ngọc

9

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

hệ tư tưởng xã hội. Còn ở ấn Độ cũng vậy, trong triết học ấn Độ cổ đại có chín
trường phái, cả chính thống và tà giáo, thì có đến tám trường phái là duy tâm, chỉ
có một trường phái duy nhất đó là trường phái Lokayata (còn gọi là Carvaka hay
Barhaspatya).
Cũng chính vì đối tượng nghiên cứu không nhiều nên triết học phương
Đông có điều kiện tập trung bàn kỹ hơn, sâu hơn về chính trị - xã hội, đạo đức và
tâm linh. Nếu như các nhà triết học phương Tây thường là các nhà khoa học, bác
học thì ở phương Đông, các nhà triết học được coi là người hiền, nhà hiền triết,
minh triết. Nếu như ở phương Tây, các nhà triết học thường hướng vào nhận thức,
cải tạo tự nhiên, phát triển khoa học và kinh tế thì trái lại ở phương Đông, các nhà
hiền triết chủ yếu lo giữ ổn định xã hội, giữ cương thường đạo lý, an ủi tâm linh,
tìm con đường cứu khổ, cứu nạn. Chính vì vậy, nó đã lý giải cho chúng ta tại sao
khoa học tự nhiên nói riêng, khoa học - công nghệ ở phương Tây lại phát triển
nhanh hơn ở phương Đông, mặc dù cái nôi của nền văn minh nhân loại đầu tiên
phải kể đến Trung Quốc và ấn Độ. Đồng thời nó cũng lý giải tại sao xã hội phương

Đông lại ổn định hơn, các mối quan hệ xã hội bền vững, thân thiện hơn phương
Tây, tại sao đạo đức phương Tây lại tỷ lệ nghịch với sự tăng trưởng của kinh tế.
3.2.1. Về phương pháp và phương tiện để nhận thức
Trước hết, chúng ta bàn đến phương pháp và phương tiện nhận thức của
triết học phương Tây. Phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới của phương
Tây là chúng ta nói tới tư duy suy lý, sự phan tích mổ xẻ sự vật, hiện tượng để
nghiên cứu nó. Chính từ phương pháp nhận thức và cải tạo thế giới này mà nó đã
làm cho khoa học, kỹ thuật phát triển, kéo theo sự phát triển nhanh chóng của
lực lượng sản xuất, của công nghiệp và công nghệ. Với thế giới quan bao trùm là
duy vật, với phương pháp tư duy coi trong lý trí, coi trọng chân lý, triết học

Học viên: Lê Anh Ngọc

10

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

phương Tây đã có một phương pháp nhận thức và cải tạo đúng đắn, cách mạng,
khoa học. Với cách phân tích mổ xẻ, đầy đủ, rõ ràng về sự vật, hiện tượng ấy.
Về phương tiện, công cụ nhận thức và cải tạo của triết học phương Tây đó
là nhưng khái niệm, những phạm trù, quy luật. Nhờ có những khái niệm, phạm
trù, quy luật có được thông qua quá trình tư duy lý tính mà nó đã cho việc phân
tích, mô tả, nhận thức và cải tạo đối tượng được rõ ràng, sâu sắc và hiệu quả
hơn. Chính vì vậy mà các nước phương Tây, nhìn chung, có nền khoa học công
nghệ phát triển hơn ở phương Đông. Tuy nhiên, phương pháp nhận thức của triết

học phương Tây cũng có những hạn chế và yếu điểm của nó. Chủ nghĩa Mác Lênin đã chỉ ra con đường biện chứng của quá trình nhận thức chan lý khách
quan đó là đi từ trực quan sinh động (giai đoạn nhận thức cảm tính) đến tư duy
trừu tượng (giai đoạn nhận thức lý tính) rồi đến thực tiễn. Teo chủ nghĩa Mác Lênin, để nhận thức được đúng đắn một sự vật, hiện tượng thì trước hết, ta phải
dùng các giác quan để cảm nhận đối tượng, sau đó ta tiến hành tri giác rồi hình
thành biểu tượng về đối tượng đó. Khi đã có biểu tượng đầy đủ về đối tượng,
chúng ta bắt đầu tư duy để hình thành nên những khái niệm, phán đoán, suy
lý… về đối tượng đó. Khi dã có được những suy lý tương đối đầy đủ, bản chất
về đối tượng, ta đem lý luận đó áp dụng vào thực tiễn đối tượng. Nếu nó thúc
đẩy sự vật, hiện tượng phát triển, tức là lý luận của chúng ta phù hợp; còn nếu
nó không phù hợp, nó sẽ cản trở, kìm hãm sự phát triển của sự vật, hiện tượng,
khi đó thì chúng ta lại phải nhận thức lại đối tượng để bổ sung, hoàn thiện lý
luận đã có cho phong phú, đầy đủ, chính xác hơn.
Khi bàn đến khả năng nhận thức của con người, Lênin cũng khẳng định:
không có cái gì mà con người không thể biết, chỉ có cái con người chưa biết mà
thôi.. Và theo Lênin, nhận thức của con người đi từ bản chất cấp một, đến bản chất
cấp hai, cấp ba…, bản chất cấp n. Quá trình nhận thức này là vô tận, bởi thực tiễn
Học viên: Lê Anh Ngọc

11

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

luôn vận động, biến đổi không ngừng, cứ mỗi một cấp độ lại là một nấc thang trong
quá trình nhận thức, cứ như vậy, con người ngày càng tiệm cận tới chân lý khách
quan, tới chân lý tuyệt đối.

ở phương Tây, các nhà triết học luôn muốn vươn tới cái cuối cùng, cái chân
lý tối hậu, tuyệt đích, song họ không hiểu rằng con người, cùng với cuộc đời và
nhận thức của họ thì lại có hạn. Hơn nữa thực tiễn luôn vận động, biến đổi không
ngừng, cái hôn nay là chân lý có thể ngày mai không còn phù hợp nữa. Đem cái có
hạn để vươn tới cái vô hạn, cái tuyệt đối cuối cùng, đó chính là mâu thuẫn của
phương pháp nhận thức ở triết học phương Tây. Mâu thuẫn này chỉ có thể hoá giải
được khi triết học Mác - Lênin ra đời.
Bên cạnh đó phương pháp phân tích, mổ xẻ vấn đề để nghiên cứu của triết học
phương Tây, bên cạnh những ưu điểm như đã trình bày ở trên, đồng thời nó cũng
bộc lộ những hạn chế, thiếu sót nhất định của nó. Ví như trên tay các nhà triết học
phương Tây có một quả cam, để hiểu được quả cam đó, các nhà triết học này sẽ
không ngần ngại mà bổ nó ra để sờ, nắn, ngửi, nếm…Rồi sau khi đã tìm hiểu cơ bản
về nó, họ tiến hành lắp ghép quả cam lại. Rõ ràng là ta thấy, quả cam bây giờ đã
“chết”. Như vậy, để hiểu được quả cam, người ta phải giết chết quả cam; cũng như,
để tìm hiểu cuộc sống, người ta đã làm thui chột cuộc sống, làm đơn giản hoá, thô
thiển hoá, cô lập hoá nó. Việc đi sâu vào phân tích, chia nhỏ giới tự nhiên ra thành
những mảnh riêng biệt, cố định để nghiên cứu, một mặt đã đưa đến những thành tựu
vĩ đại về nhận thức, mặt khác nó lại để lại di chứng hậu hoạ khôn lường, đó là thói
quen xem xét sự vật một cách siêu hình, cứng nhắc. Nhận xét về vấn đề này, C.Mác Ph.Ăngghen cho rằng: “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà không nhìn thấy
mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của những sự vật ấy
mà không nhìn thấy sự phát sinh, phát triển…tiêu vong của những sự vật ấy, chỉ nhìn

Học viên: Lê Anh Ngọc

12

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học


Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vận động của những sự vật
ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không nhìn thấy rừng”1.
Cùng với những hạn chế về phương pháp nhận thức, công cụ, phương tiện
nhận thức của triết học phương Tây còn có điểm bất cập. Do không hiểu, không
thấy được thực tiễn và vai trò to lớn của thực tiễn đối với nhận thức, nên các nhà
triết học phương Tây thường đề cao giai đoạn nhận thức lý tính, đề cao khái niệm,
phạm trù, phán đoán, suy lý…Việc tuyệt đối hoá nhận thức lý tính, tuyệt đối hoá
khái niệm, phạm trù, phán đoán…sẽ dễ dẫn đến hiện tượng giáo điều, áp đặt, chụp
mũ, thoát ly hiện thực, bảo thủ, trì trệ, thậm chí rất nguy hiểm nếu lý luận đó là
phản động.
Trái với phương Tây, phương pháp và phương tiện công cụ nhận thức thế
giới của triết học phương Đông lại là trực giác và những công cụ để nhận thức như
so sánh, ẩn dụ, liên tưởng, hình ảnh, ngụ ngôn…Theo nghĩa tiếng Hán, trực là
thẳng, giác là hiểu biết, trực giác có nghĩa là hiểu biết thẳng vào bản chất sâu thẳm
của đối tượng, mà mức độ thấp của nó gần với giác quan thứ sáu. Như là khi ta gặp
một người, một vật nào đó lần đầu tiên, tự nhiên ta có nhưng linh cảm, linh tính
nào đó mách bảo. Mà thường những linh cảm , linh tính trực giác đó lại tương đối
chính xác. Có rất nhiều sự việc đã thành công mĩ mãn, đem lại những kết quả bất
ngờ nhờ sự mách bảo của trực giác.
Như vậy, chúng ta thấy rằng trực giác đóng một vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình nhận thức thế giới của các nhà triết học phương Đông. Nó là
phương pháp nhận thức phù hợp giúp các nhà triết học phương Đông có thể nhận
thức được đối với những đối tượng vận động, điều mà cái phương pháp tư duy duy
lý, phân tích, mổ xẻ của các nhà triết học phương Tây không bao giờ có thể đạt tới.
Tuy nhiên, với lối tư duy trực quan này, dù có những điểm mạnh nhất định, song
1


Mác - Ăngghen, toàn tập,t20,Nxb. TCQG,sự thật,H.1994,tr.37.

Học viên: Lê Anh Ngọc

13

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

nó cũng không thể tránh khỏi những hạn chế, sai lầm. Việc đề cao phương pháp tư
duy trực giác, cụ thể, đối tượng nhận thức chủ yếu là chính trị - xã hội và tâm linh
con người, trong khi lại chưa thấy được vai trò to lớn của hoạt động thực tiễn của
con người trong nhận thức, cải tạo thế giới, cho nên , những tri thức mà triết học
phương Đông đem lại chủ yếu hướng vào lĩnh vực giữ ổn định trật tự xã hội - chính
trị, vấn đề đạo đức, luân lý và tâm linh con người.
Với những công cụ, phương tiện để nhận thức như so sánh, ẩn dụ, liên tưởng,
hình ảnh, ngụ ngôn…những tri thức mà nó đem lại mới chỉ dừng lại ở mức độ tri
thức kinh nghiệm nên khó có thể tạo ra những cuộc cách mạng trong lĩnh vực triết
học. Điều này đã góp phần lý giải tại sao khoa học kỹ thuật và công nghệ ở phương
Đông kém phát triển hơn phương Tây. Hơn nữa, chúng ta thấy rằng không phải bất
cứ ai cũng có trực giác và không phải bất cứ trực giác nào cũng đều đúng. Để có
trực giác đúng nó rất cần có vai trò tích cực, chủ động, nhạy bén, sáng tạo và sự
đòi hỏi rèn luyện tư duy khoa học thường xuyên, kiên trì và liên tục của chính chủ
thể nhận thức.
1.2.5. Tính đấu tranh, phê phán trong sự phát triển của triết học
Triết học phương Đông trong suốt quá trình ra đời, hình thành, phát triển của

mình hầu như không diễn ra một cuộc cách mạng tư tưởng nào. các học thuyết ra
đời sau đều lấy học thuyết của thầy làm cơ sở xuất phát, nhằm luận giải cho các
vấn đề thực tiễn nảy sinh. Nó hầu như chỉ là sự mở rộng, làm giầu có , phong phú
và phát triển thêm các tư tưởng trước đó, ít có sự đấu tranh, phê phán, bút chiến.
Như ở trung Quốc, với tư tưởng chủ đạo: “tôn sự trọng đạo”, “nhất tự vi sư,
bán tự vi sư” (một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy), cho nên việc phê phán thầy,
việc phản thầy được xem như là một tội trọng, không phải là đức của người quân
tử. Chính vì vậy mà ở xã hội Trung Quốc, cách mạng xã hội có nổ ra thì hệ tư
tưởng cơ bản của xã hội vẫn không có gì thay đổi. Ví như đạo nho của Khổng Tử
Học viên: Lê Anh Ngọc

14

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

(được coi là Nho nguyên thuỷ, Nho tiền tần), rồi đến Hán Nho, Tuỳ Nho, Tống
Nho, Minh Nho.
Còn ở ấn Độ, người ta cũng không thể tách triết học ấn Độ cổ đại thành triết
học thời kỳ chiếm hữu nô lệ và triết học thời kỳ phong kiến được. Nền triết học ấn
Độ cổ đại là một nền triết học phát triển liên tục nhưng từ từ, chậm chạp trong một
bối cảnh xã hội như C. Mác nhận xét là tính chất “phương thức sản xuất châu á”
điểm hình.
Trong khi đó ở phương tây, tình hình này lại hoàn toàn khác hẳn. Nếu ở
phương Đông, tư tưởng truyền thống là “tôn sư trọng đạo”, thì ở phương Tây họ
lại quan niệm “thầy là đáng kính trọng, nhưng tri thức chân lý còn quan trọng hơn”.

Chính tư tưởng này đã làm cho tính đấu tranh, phê phán, bút chiến ở phương Tây
diễn ra hết sức gay gắt và quyết liệt. Và chính nhờ sự đấu tranh không khoan
nhượng này mà triết học phương Tây đã gặt hái được rất nhiều thành tựu rực rỡ. ở
phương Tây, cứ sau mỗi cuộc cách mạng xa hội, một hình thái kinh tế - xã hội mới
ra đời và tương ứng với nó là một loại hình triết học. Khác với phương Đông, ở
phương Tây người ta có thể dễ ràng phân chia niên đại, thời kỳ của triết học. ở
phương Tây có triết học chiếm hữu nô lệ, triết học phong kiến, triết học tiền tư
bản…
2. LUẬN GIẢI TƯ TƯỞNG CỦA NHỮNG NHÀ TƯ TƯỞNG Ở PHƯƠNG
ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY

2.1.

Một số nhà tư tưởng đại diện cho triết học Phương Đông

1.2.1. Khổng Tử
 Đạo đức
Lý thuyết đạo đức của Khổng Tử dựa trên ba quan niệm chính:
Khi Khổng tử trưởng thành, Lễ được xem là ba khía cạnh sau trong cuộc đời:
hiến tế cho thần thánh, thiết chế chính trị và xã hội, và hành vi hàng ngày. Lễ được
Học viên: Lê Anh Ngọc

15

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân


xem là quy phạm đạo đức và hành vi mà Thiên thượng (Trời) chế định cho con
người, lấy đó mà biết việc nào nên làm, việc nào không nên làm.
Khổng Tử, Nghĩa là nguồn gốc của Lễ. Nghĩa chính là cách hành xử đúng
đắn. Trong khi làm việc vì lễ, vị kỷ cỏ nhõn chưa hẳn đó là xấu và người cư xử
theo lễ một cách đúng đắn là người mà cả cuộc đời dựa trên trí. Tức là thay vì theo
đuổi quyền lợi của cá nhân mỡnh, người đó cần phải làm những gỡ là hợp lẽ và đạo
đức. Trí là làm đúng việc vì một lý do đúng đắn. Nghĩa dựa trên quan hệ qua lại.
Một ví dụ sống theo Nghĩa là tại sao phải để tang cha mẹ ba năm sau khi chết. Lý
do là vì cha mẹ đó phải nuôi dưỡng chăm sóc đưa trẻ toàn bộ trong suốt ba năm
đầu đời, và là người có trí phải đền đáp lại bằng cách để tang ba năm.
Cũng như Lễ xuất phát từ Nghĩa, thì Nghĩa cũng xuất phát từ Nhân.
Nhân là cách cư xử tốt với mọi người. Nhân là trung tâm của các đức tính: tình
cảm chõn thật, ngay thẳng; hết lũng vì nghĩa; nghiờm trang, tề chỉnh; rộng lượng,
khoan dung và siêng năng cần mẫn. Người có đức Nhân chỉ hành động vì nhõn
nghĩa, đối lập với kẻ bất nhân chỉ hành động vì lợi.
Hệ thống đạo đức của Khổng Tử dựa trên lũng vị tha và hiểu những người
khác thay vì là việc cai trị dựa trên luật pháp có được như một quyền lực thần
thánh. Để sống mà được cai trị bằng Nhân thì thậm chớ còn tốt hơn là sống trong
luật pháp của Nghĩa. Để sống có nhân thì ta theo nguyên tắc vàng của Khổng Tử:
ông đó tranh luận rằng người ta phải luôn đối xử với người khác đúng như những
gỡ họ muốn người khác đối xử với họ. Đức hạnh theo Khổng Tử là dựa trên việc
sống hài hũa với mọi người.
Khổng Tử nói: “Muốn nhõn mà khụng muốn học thì bị cỏi che mờ là ngu,
muốn trớ mà khụng muốn học thì bị cỏi che mờ là cao kỳ, muốn tớn mà khụng
muốn học thì bị cỏi che mờ là hại nghĩa, muốn trực mà khụng muốn học thì bị cỏi
che mờ là ngang ngạnh, muốn dũng mà khụng muốn học thì bị cỏi che mờ là loạn,
muốn cương mà không muốn học thì bị cỏi che mờ là táo bạo khinh suất”.
Ông áp dụng nguyên tắc trên như sau: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Cái
gỡ mà ta khụng muốn thì đừng làm cho người khác"

Học viên: Lê Anh Ngọc

16

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

Dựa theo mức độ tu dưỡng đạo đức, Khổng Tử chia loài người thành ba hạng:


Thánh nhân: Bậc hiền giả, người thể hiện và chuyển giao chõn lý minh triết.



Quân tử: Người cao nhó, kẻ phấn đấu để làm điều chân chính.



Tiểu nhân: Kẻ “hèn mọn”, hành động không màng tới đạo đức.

Khổng Tử nói: "Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ
lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân khụng biết mệnh trời, nên khụng sợ, mà còn
khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân. Người quân tử ung dung
mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung”.
 Chính trị
Tư tưởng chính trị Khổng Tử dựa trên tư tưởng đạo đức của ông. Ông cho

rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị bằng "Lễ nghĩa" và đạo đức tự nhiên
của con người, chứ không phải bằng vũ lực và mua chuộc. Ông đó giải thích điều
đó tại một trong những đoạn quan trọng nhất ở cuốn Luận Ngữ: "Dùng mệnh lệnh,
pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vây tuy
có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục.
Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như
vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhó khi phạm tội, mà còn cam
tõm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mỡnh tận gốc từ mặt tư tưởng." (Tứ Thư Luận Ngữ, NXB Quân đội Nhân dân 2003). Sự "biết sỉ nhục" là sự mở rộng
của trách nhiệm, nơi mà hành động trừng phạt đi trước hành động xấu xa, chứ
không phải đi sau nó như trong hình thức luật pháp của Pháp gia.
Trong khi ủng hộ ý tưởng về một vị Hoàng đế đầy quyền lực, nguyên nhân là
vì tình trạng hỗn loạn ở Trung Quốc thời Xuân Thu, các triết lý của Khổng Tử
chứa đựng một số yếu tố hạn chế sự lạm quyền của những nhà cai trị. ễng cho rằng
lời lẽ phải luôn ngay thật; vì thế tính trung thực có tầm quan trọng hàng đầu.
Thậm chí trên nét mặt, phải luôn thể hiện sự trung thực.
Khi bàn luận về mối quan hệ giữa thần dân và nhà vua (hay giữa con và cha),
ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tôn trọng của người dưới với người trên.
Học viên: Lê Anh Ngọc

17

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

Điều này không có nghĩa là người dưới phải răm rắp tuân theo mọi mệnh lệnh từ
người trên như nhiều người hiện nay suy diễn sai. Mà ngược lại, người dưới phài

đưa ra lời khuyên cho người trên nếu người trên có hành động sai lầm. Tư tưởng
này được học trũ của ông là Mạnh Tử phát triển thêm khi nói rằng nếu vua không
ra vua, ông ta sẽ mất Thiên mệnh và sẽ phải bị lật đổ. Vì thế hành động giết bạo
chúa là đúng đắn bởi vì kẻ bạo chúa giống một tên trộm hơn là một vị vua.
2.2.1. Lão Tử
Hệ tư tưởng của Lão Tử được thể hiện ở một số nội dung sau:
Thứ nhất, chống xã hội đương thời. Theo nhận xét của các nhà xã hội học,
thời Xuõn Thu Chiến quốc là lỳc Trung Quốc bước vào giai đoạn xã hội biến thiờn
trọng đại. Khi một con người cảm thấy khó thích ứng với cuộc diện thay đổi trọng
đại đó, họ sẽ phản ứng ra sao? Phương thức của nhà Nho, đứng đầu là Khổng Tử,
gồm cả Mạnh Tử sau này, thì một mặt mong muốn trở lại với quy phạm hành vi
nguyên thủy, như duy trỡ quy tắc luân pháp dưới chế độ phong kiến nhà Chu; đồng
thời mặt khác, sáng tạo nấc thang giá trị mới. Mong được xã hội cụng nhận, như cổ
súy, đề cao đức tính Nhân Ái luân lý Trung Hiếu. Còn phương thức của Đạo gia,
đứng đầu là Lão Tử, gồm cả Trang Tử sau này, thì bài bỏc, chống phỏ trật tự xã
hội hiện hữu bằng hành vi tích cực, hoặc tự đặt mỡnh ra ngoài vũng xã hội đó,
bằng hành vi tiêu cực, như đi ẩn náu, mai danh lánh nạn chẳng hạn. Xuyên qua lời
nói và trước tác (như Đạo Đức Kinh), người ta thấy Lão Tử luôn luôn giữ thái độ
đả kích tập tục và chế độ xã hội đương thời, khiến cho tư tưởng và hành vi của
Người, nhất nhất đều trái ngược với tình trạng thực tế trong lỳc đó. Lúc đó là thời
đại hiếu chiến, nước nào cũng lo tăng cường binh bị thì Lão Tử bảo rằng: “Giai
binh giả bất tường chi khí”. (Quân lực mạnh, là thứ chẳng lành), và rằng: "Dĩ Đạo
tá nhân chủ giả, bất dĩ binh cưỡng thiên hạ". (Kẻ biết dùng Đạo mà phũ chỳa, thì
chẳng lấy chiến tranh làm phương tiện, để cưỡng bức thiên hạ). Đang lúc phần tử
trí thức đua nhau chu du liệt quốc, ai nấy cố gắng thuyết phục vua chúa các nước
chấp nhận ý kiến của mỡnh, mong có thể làm được cái gỡ đó, thì Lão Tử lớn
tiếng cảnh cỏo họ rằng: "Thủ thiờn hạ thường dĩ vô sự, kịp kỳ hữu sự, bất túc dĩ thủ
Học viên: Lê Anh Ngọc

18


Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

thiên hạ". (Được thiên hạ thường là chẳng gây nên chuyện, nếu đó gõy nên
chuyện, thì khụng đủ tư cách để được thiên hạ). Đó là lý tưởng chính trị trong
thuyết "Vô vi" của Lão Tử.
Thứ hai, phản kinh nghiệm, phản trí thức. Lão Tử viết: "Tuyệt học vụ tư .
(Có bỏ học mới hết ưu phiền); "Vi học nhật ích, vi Đạo nhật tổn". (Càng có học
cho lắm, càng có hại cho việc tu Đạo); "Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri". (Người
có học vấn chẳng bao giờ nói, kẻ hay nói mới là người không hiểu biết), Sở dĩ phải
phản kinh nghiệm, phản trí thức, theo Lão Tử có hai lý do: Một là kinh nghiệm và
trớ thức khiến cho người ta hay lo âu, cho nên bảo "Tuyệt học vô tư ; hai là, kinh
nghiệm và trí thức gây trở ngại cho việc tu Đạo, bởi lẽ hiểu biết nhiều chừng nào,
thì càng thỳc đẩy lũng ham muốn, đũi hỏi của người ta, đồng thời cũng dễ làm cho
người ta nảy sinh cảm giác bất Mã n với hiện tại, cho nên đó bỏo "Học nhiờn hậu
tri bất tỳc” (Cõu này có nghĩa là: Học mà biết cho nhiều, rồi mới thấy đời người
hóy còn thiếu lắm thứ quá . Lõu nay người ta thường hiểu ỡõm là: Càng học càng
thấy sự hiểu biết của mỡnh hóy còn non kộm). Bởi Lão Tử nhận định ràng, việc tu
Đạo cần phải tĩnh mịch, đạm bạc, dẹp hết lũng ham muốn đi mới được. Nghĩa là
Đạo của Lão Tử chẳng có liờn hệ gỡ tới trớ thức và kinh nghiệm cả, mà là thứ
cụng phu thủ tĩnh, quả dục, đặng có thể đạt tới cảnh giới thanh tịnh, vô vi. Trở lại
cõu "Tri giả bất ngụn, ngụn giả bất tri". Cần phải hiểu ý nghĩa chữ "Tri" này là thứ
tri trực giá c, chẳng học mà tự mỡnh ngộ ra chõn lý của trời đất. Sở dĩ sau hai triều
nhà Hán, Nho, Đạo và Thích, tam giáo có thể kết hợp nhau được, là thông nhau ở
chỗ thanh tĩnh quả dục.

Thứ ba, chất phác quy chân. Đây là đời sống lý tưởng của Lão Tử và tất cả
những ai, là người tu Đạo chân chính. Bối cảnh dựng lên lý tưởng này có hai mặt:
Về mặt chính trị, là thái độ ghét bỏ hành động bạo lực và đời sống xa xỉ, tâm tư dối
trỏ của tầng lớp quyền thế trong xã hội đương thời; về mặt cá nhân đó gọi là "Ẩn
quõn tử", thì chất phỏc quy chõn (Đời sống đơn giản bỡnh dị, trở về với chõn thật,
với thiờn nhiờn), mới thật là đúng với cảnh sống mà Lão Tử hằng mơ ước.

Học viên: Lê Anh Ngọc

19

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

Thứ tư, công thành phất cư. Đây là nguyên tắc ở đời mà Lão Tử đem ra dạy
đời. Đời bao giờ cũng khuyến khích người ta, gắng sức làm để được hưởng thành
quả tốt đẹp, do công lao của mỡnh tạo nờn. Nhưng Lão Tử cho rằng, mọi thành quả
đó, rất có thể đưa lại tai họa cho con người. Lão Tử bảo: "Sinh nhi bất hữu, vi nhi
bất thị, trường nhi bất tể, thi vi nguyên đức". (Sống mà không giữ của, làm mà
chẳng ỷ công, dù lớn cũng không đứng làm chủ tể, đó mới là cái đức nguyên vẹn)
và rằng: "Công toại thân thoái, thiên chi đạo". (Khi đó đạt tới thành quả rồi thì rỳt
lui ngay, là đúng với lẽ trời) và "Vi giả bại chi, chấp giả thất chi". (Kẻ ham làm sẽ
gặp thất bại, kẻ ôm giữ sẽ bị mất mát). Vê điểm này Phạm Lói làm được, Văn
Chủng làm không được. Cả hai đều là công thần của Việt Vương Câu Tiễn, lịch sử
đó chứng minh ai họa ai phước.
Thứ năm, họa phước vô môn. Tránh họa cầu phước, là lẽ thường tình của

con người, nhưng Lão Tử cho rằng, cỏi lẽ đó không chắc chắn. Bởi trong quá trình
đời người, đâu là họa đâu là phước, thật khó nói lắm. Lão Tử bảo rằng, họa ư, lắm
khi phước nhờ đó mà có ; phước ư, biết đâu đó là căn nguyên của họa. Cho nên đó
có chuyện "Tỏi ụng thất Mã , yờn tri phi phỳc".
Thứ sáu, dĩ nhu khắc cương. Lão Tử tin rằng "Nhu nhược thắng cương
cường", và giải thích rằng: "Thiên hạ mạc nhu nhược ư thủy, nhi công kiên cường
giả mạc chi năng thắng". (Dưới bầu trời này, còn thứ gỡ yếu mềm hơn nước, thế
mà kẻ mạnh phá được thành trỡ kiờn cố, cũng chẳng thể thắng nổi nước). Thuyết
"Nhu khắc cương", hẳn là một trong những đặc điểm của triết lý Lão Tử.
Tư tưởng của Lão Tử rất thích hợp với những ai, là kẻ ưa sống gần gũi thiên
nhiên,lại có phần tương thông với đức tính khiêm nhường, dung thứ, nhẫn nại của
nhà Nho. Do đó, người theo Đạo học thích sống vào nơi thâm sơn cùng cốc, tĩnh
tịch, xa lánh bụi trần tự tay kiếm ăn, tự mỡnh chữa bệnh, người đời gọi đó là "Tu
Tiên", mang sắc thái huyền bí như một tôn giáo, cho nên thường gọi là "Đạo giáo".
2.2.

Một số nhà tư tưởng đại diện cho triết học Phương Tây

1.2.1. Aristotle

Học viên: Lê Anh Ngọc

20

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân


Arixtốt (384 – 322 TCN) là một nhà tư tưởng vĩ đại nhất của triết học Hy
Lạp cổ đại. Ph.Ăngghen đó gọi Arixtốt là “ cỏi đầu hoàn chỉnh nhất” trong số các
nhà triết học cổ đại Hy lạp, là nhà tư tưởng đó nghiờn cứu “ những hình thức cơ
bản nhất của tư duy biện chứng”. Arixtốt đó để lại cho nhân loại một di sản triết
học đồ sộ được viết bằng tiếng Hy Lạp cổ, trong đó lớn nhất là tác phẩm “ siêu
hình học”. Những tỏc phẩm của Arixtốt còn lại cho đến ngày nay có thể chia làm
tám nhóm: triết học chung, logic học, vật lý học, sinh vật học, tâm lý học, đạo đức
học, kinh tế học, chính trị và nghệ thuật học.
Theo Arixtốt giới tự nhiên với những sự vật vô cùng đa dạng là đối tượng
nghiên cứu của vật lý học. Đây cũng là triết học nhưng là “triết học thứ hai”. Nó
nghiên cứu các dạng tồn tại cụ thể. Bởi vậy, để khám phá bản chất tồn tại đích thức
nói chung, lí giải cụ thẻ các vấn đề về nguồn gốc, bản chất của thế giới thì cần phải
có “ triết học thứ nhất” tức là “ siờu hình học”, đây cũng là tác phẩm triết học
quan trọng nhất của Ông. Theo cách hiểu của Arixtốt “ siờu hình học” là một khoa
học ớt nhiều mang tớnh thần thánh vì đối tượng nghiên cứu của nó là “ những cái
thần thánh” trong đó có Thượng đế. Vì lớ do đó, đôi khi ông gọi triết học là thần
học. Nếu như các khoa học khác nghiên cứu các sự vật của giới tự nhiên các dạng
tồn tại cụ thể đang vận động và biến đổi không ngừng thì triết học thứ nhất nghiờn
cứu những gỡ có tình chất vĩnh hằng trong thế giới hiện thực, vì thế nú là nền
tảng của mọi lĩnh vực thế giới quan khỏc của con người.
Theo Arixtốt tồn tại nói chung xuất phát từ 4 nguyên nhân cơ bản là: hình
dạng, vật chất, vận động và mục đích. Bất kỳ sự vật nào cũng đều phát triển dựa
trên 4 nguyên nhân đó. Tương tự như vậy, bất kỳ sự vật nào cũng có 4 nguyên
nhân trên thì mới có thể tồn tại được.
Trong số cỏc nguyên nhõn trên của tồn tại thì nguyên nhõn hình dạng là
cơ bản nhất. Nó là thực chất của tồn tại, là bản chất của sự vật. Bản thân nó đó bao
hàm cả nguyên nhõn vận động và mục đích. Với việc thừa nhận nguyên nhân mục
đích trong sự phát triển của mọi vật, Arixtốt đó làm cho quan niệm của ụng về tồn
tại trở nên thần bớ.

Học viên: Lê Anh Ngọc

21

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

Như vậy, coi vận động và mục đích chỉ là những khía cạnh khác nhau của
của nguyên nhân hình dạng, Arixtốt đó thừa nhận học thuyết bốn nguyên nhõn chỉ
là sự phát triển, cụ thể húa quan niệm của ụng về hình dạng và vật chất cũng như
mối quan hệ giữa chúng.
Trong hai nguyên nhân cơ bản của tồn tại – vật chất và hình dạng, thì
Arixtốt coi hình dạng là nguyên nhõn quan trọng hơn, có vai trũ quyết định, bởi
nó là bản chất của sự vật. Xác định bản chất của sự vật ông đưa ra hai tiêu chuẩn:
Thứ nhất, bản chất phải là cái được nhận thức trong khái niệm, tức là cái
chung. Góc độ này ông hiểu bản chất của sự vật thuộc về lĩnh vực tinh thần.
Thứ hai, mỗi sự vật đều có đặc tính riêng của mỡnh, do vậy bản chất phải là
cái riêng. Mà theo Arixtốt cái riêng không thể biểu hiện được bằng khái niệm,
không đem lại cho chúng ta một tri thức đích thực nào.
Như vậy, hai tiêu chuẩn trên mâu thuẫn với nhau. Arixtốt đó ý thức được vấn
đề này và tỡm cỏch khắc phục, xong ông đó khụng giải quyết được. Điều này dẫn
đến mâu thuẫn trong quan niệm về mối quan hệ giữa vật chất và hình dạng. Một
mặt, ụng khẳng định mọi sự vật trong thế giới đều là sự thống nhất giữa vật chất và
hình dạng. Vớ dụ: quả cầu đồng là sự thống nhất giữa vật chất – chất đồng và hình
dạng – hình cầu, hai yếu tố cựng kết hợp và chuyển húa tạo nên quả cầu đồng. Mặt
khác, ông thùa nhận tồn tại “ hình dạng thuần tỳy” phi vật chất hoàn toàn thuộc về

lĩnh vực tư tưởng, khẳng định có “ vật chất đầu tiờn” – vật chất phi hình dạng. từ
việc tỏch rời vật chất và hình dạng, Arix tốt đó đi đến khẳng định “ hiện thực có
trước mọi khởi nguyên cả về phạm trù, cả về bản chất, còn về thời gian thì theo
một nghĩa nhất định, là tồn tại trước, theo một nghĩa khác thì khụng...do vậy việc
xỏc định và nhận thức (những cái trong hiện thức) cần phải có trước nhận thức
(những cái trong khả năng). Hơn nữa ông còn coi “ hình dạng thuần tỳy” là động
cơ đầu tiên của thế giới làm cho mọi vật đều có thể vận động được. Đó chình là
thượng đế, hay trí tuệ thuần túy. Đây là điểm triết học của Arixtốt hũa nhập với
thần học của ụng.

Học viên: Lê Anh Ngọc

22

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

Như vậy, Arixtốt đó có sự dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm trong quan niệm về vật chất và hình dạng. Điều này làm cho sự phê phán
của ông đối với lập trường duy tâm trong học thuyết về ý niệm không triệt để. Ở
ông – như Hêghen nhận xét: “ vật chất chỉ là một nền tảng khô cứng trên đó diễn ra
các biến đổi, và trong những biến đổi ấy vật chất chỉ là cái chịu đựng”. Tuy nhiên,
trong sự phê phán này Arixtốt đó có nhiều tư tưởng biện chứng sâu sắc về mối
quan hệ giữa vật chất và hình dạng, giữa khả năng và hiện thực, hiện thực và cơ
chất.
 Nhận thức luận

Học thuyết của Arixtốt về tri thức được xây dựng trên nền tảng quan niệm về
thế giới của ông. Tác phẩm “Siờu hình học” của ụng được mở đầu bằng luận điểm
“ tất cả mọi người, về bản tính đều khát vọng tới trí thức”
Lý luận nhận thức của Arixtốt là đỉnh cao của sự phát triển các tư tưởng
nhận thức luận thời cổ đại. Khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người,
ông coi quá trình nhận thức là quá trình khỏm phỏ ra chõn lớ đích thực về bản
chất sự vật. Ông phê phán mọi quan niệm hoài nghi luận trong nhận thức, ông coi “
ngụy biện chỉ là một sự thông thái giả hiệu”.
Arixtốt đề cao vai trũ của nhận thức cảm tính. Nó đem lại cho ta những hiểu
biết xác thực và sinh động về sự vật đơn nhất. Ông là người khởi xướng nguyên lý
tabula rasa (nguyên lý tấm bảng sạch) – coi linh hồn con người khi mới sinh ra
hoàn toàn không có tri thức – đối lập với tư tưởng của Platon coi nhận thức là quá
trình hồi tưởng lại. Theo Arixtốt nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên, là điểm
xuất phát của mọi quá trình nhận thức.
Tiếp sau là nhận thức kinh nghiệm, theo Arixtốt đó là hàng chuỗi những liên
tưởng về cùng một sự vật hay nhóm các sự vật nhất định. Và cao hơn kinh nghiệm
là nhận thức nghệ thuật mà nền tảng của nó là thực tiễn của con người. Nó đem lại
nhưng tri thức mang tính khái quát hơn so với các dạng nhận thức trên.

Học viên: Lê Anh Ngọc

23

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân


Dạng nhận thức cao nhất đó là nhận thức khoa học, trong đó triết học là tối
cao. Nó là hoạt động trí tuệ đem lại cho chúng ta những tri thức lý luận có tớnh
khỏi quá t cao. Dưới con mắt của Arixtốt, khoa học là một hệ thống tri thức phức
tạp. Ông là người đầu tiên tỡm cỏch phõn loại cỏc khoa học. Xuất phát từ luận
điểm “ mọi sự duy diễn đều hướng tới hoặc là hoạt động, hoặc là sáng tạo, hoặc là
tư biện”. Sự phân loại các khoa học của ông tuy còn mang nặng tớnh thơ ngây và
cảm tính, nhưng công lao của Arixtốt là ở chỗ ông là người đầu tiên khởi xướng
vấn đề phân loại các khoa học – điều vô cùng cần thiết trong sự phát triển của nhận
thức con người.
 Logic học
Arixtốt được xem là ông tổ của lôgic học – khoa học về tư duy và các quy
luật của nó. Ông là người đầu tiên đó trình bày hoàn chỉnh và có hệ thống những
quy luật cơ bản của tuy duy đúng đắn.
Những quy luật cơ bản của tuy duy lôgic bao gồm: quy luật đồng nhất ( A =
A), quy luật cấm mâu thuẫn (A # > A) và quy luật loại trừ cái thứ ba ( hoặc A, hoặc
> A). Từ đây, Arix tốt đó xõy dựng nên tam đoạn luận nổi tiếng của mỡnh ( nếu A
thuộc B, B thuộc C, thì A thuộc C)
Ví dụ:

Tất cả mọi người đều phải chết
Xôcrát là người
__________________________
Xôcrát cũng phải chết

Ngoài ra Arixtốt còn xõy dựng lý thuyết chứng minh, đồng thời phân tích
các lỗi lôgic mà mọi người hay mắc phải. Và khẳng định rằng mọi lỗi lôgic là do
mọi người vạn dụng sai tam đoạn luận và các quy luật lôgic.
Lôgic học của Arixtốt không chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp như vậy mà còn
bao hàm cả học thuyết của ụng về cỏc phạm trự, thể hiện như là phương pháp luận
xuyên suốt mọi lĩnh vực thế giới quan của ông. Bản thân thượng đế, dưới con mắt


Học viên: Lê Anh Ngọc

24

Lớp: 14.02.G


Tiểu luận Triết học

Giảng viên: PGS. TS. Nguyễn Thúy Vân

của Arixtốt là một nhà lôgic lý tưởng. Arix tốt đó xõy dựng nên hệ thống cỏc phạm
trự như những hình thức của tư tưởng: 1) bản chất; 2) số lượng; 3) chất lượng; 4)
quan hệ; 5) vị trí; 6) thời gian; 7) tình trạng; 8) chiếm hữu; 9) hành động; 10) chịu
đựng.
 Vật lý học
Vật lý học được coi là “triết học thứ hai” (hay khoa học về giới tự nhiên)
được xây dựng trên nền tảng của “ triết học thứ nhất”. Mọi sự vật trong thế giới
chúng ta, theo Arixtốt đều vận động và phát triển khôn ngừng. Vì thế, nghiờn cứu
vận động là điều kiện cần thiết để hiểu giới tự nhiên. Chính “ sự thiếu hiểu biết về
vận dụng tất yếu sẽ kéo theo sự không hiểu biết về giới tự nhiên”. Coi vận động là
mọi sự biến đổi chung, Arixtốt nhấn mạng rằng “ không thể có vận động bên ngoài
sự vật”.
Coi giới tự nhiờn là sự thống nhất giữa hình dạng và vật chất, nhưng do sự
chưa triệt để duy vật trong quan niệm về vật chất và hình hạng nên Arixtốt thừa
nhận tồn tại “hình dạng của hình dạng” như là động cơ đầu tiên. Nó tồn tại bên
ngoài thế giới và đóng vai trũ như cái hích đầu tiên làm cho mọi vật vận động.
Từ những quan niệm vật lý trên , Arixtốt xõy dựng vũ trụ luận của mỡnh.
ễng là người khởi xướng ra thuyết địa tâm coi trái đất là hình cầu, là trung tõm của

vũ trụ.
Theo Arixtốt, vũ trụ là hữu hạn và khép kín về không gian và vĩnh viễn về
thời gian.
 Nhân bản học
Nhân bản học là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong thế giới quan của Arixtốt.
Ông thấy rằng: “nhận thức linh hồn con người thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức mọi
chân lý, nhất là nhận thức giới tự nhiờn”.
Arixtốt cho rằng con người được cấu thành từ hình dạng và vật chất. ễng
phờ phỏn quan niệm của Platon coi thể xỏc chỉ là chỗ trỳ tạm thời của linh hồn bất
diệt. Arix tốt khẳng định sự gắn bó hữu cơ giữa chúng, mặc dù ở con người thì linh
Học viên: Lê Anh Ngọc

25

Lớp: 14.02.G


×