Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO tóm tắt các tác PHẨM KINH điển CHÍNH TRỊ học ; LUẬN NGỮ; đạo đức KINH; mặc tử; TINH THẦN PHÁP LUẬT; KHẾ ước xã hội; ;lão tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.89 KB, 43 trang )

TÓM TẮT LUẬN NGỮ CỦA KHỔNG TỬ
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Luận ngữ của Khổng tử ra đời từ thời Xuân thu Chiến Quốc, các giã
sử Trung Hoa chia thời Đông Chu thành hai thời kỳ là thời Xuân thu (722497), Thời Chiến Quốc (479-221) trước Tây lịch, nhưng đã có người chia
lại thời Xuân thu (770-403), thời Chiến Quốc (403-221).
Thời đó Trung Quốc chia nhỏ đến trên một trăm ngàn chư hầu, tới
đầu Đông Chu chỉ còn trên một trăm nước, nhiều nước nhỏ bị nước lớn
thôn tính, thời Xuân Thu chỉ còn 14 nước là đáng kể: Tấn, Tần, Tề Ngô,
Việt, Sở, Lỗ, Vệ, Yên, Tào, Tống, Trần, Thái, Trịnh. Sau đó là ngũ bá: Tề,
Tần, Tấn, Tống, Sở.
Khổng Tử thấy cảnh tranh giành ngôi báu, chiến tranh chém giết
lẫn nhau, ông cũng khen một vài ông vua là tạm được, còn thì là một
phường dâm loạn. tuy nhiên thời Xuân thu cũng có một số chính trị gia như
Quản Trọng, An Anh ở Tề…
Về kinh tế và xã hội, thời Xuân thu người Trung Hoa đã biết nấu sắt
và có thể có lưỡi cày bằng sất, họ đã biết trồng trọt và làm thủy lợi đã có
một số thương nhân làm giàu.
Về văn hóa, ngoài những thể chế lễ nghi, tế tự thời Xuân thu đã cải
thiện chữ viết, dùng thẻ tre tiện hơn mai rùa và xương thú để ghi những
điều muốn nhớ. Sau đó biết dùng cây nhọn nhúng vào sơn viết lên thẻ tre
hoặc lụa nhanh hơn khắc nhiều. Nhờ vậy nhà vua và chư hầu nào cũng có
sử quan chép sử của triều đình và tương truyền trước Khổng tử đã có
những kinh, thư, lễ, nhạc, dịch.
Các học giả ngày nay cho rằng các sách thời Xuân thu mà Khổng
được đọc chỉ có ít bộ sử của một số nước (nhất là Lỗ có thể Chu nữa), kinh
thi, mươi thiên trong kinh thi, một số thiên trong kinh lễ (không biết những

1


thiên nào) kinh nhạc và bộ sách bói tức kinh dịch, di sản thời Tây Chu để


lại. Ông còn san dịch các kinh đó thì chưa có gì chắc chắn cả.
2. Tiểu sử tác giả
Khổng tử (551-523) trước công nguyên. Ông sinh ở áp Lỗ Trâu,
nước Lỗ –551 Chu Linh Ương năm 21 – Lỗ Ương Công năm 22 mất ở Lỗ
năm 479, Chu kinh Vơng năm 41- Lỗ Ai Công năm 17) thọ 73 tuổi. Cha
Khổng Tử là Thúc Lương Ngột làm một chức quan nhỏ ở Lỗ, can đảm và
rất mạnh, có chút chiến công nhưng nghèo. Ông có bà vợ trước chỉ sinh
toàn con gái, sau cưới thêm một bà sinh được một người con trai đặt tên là
Mạng Bì, Mạng Bì tàng tật về già sáu mươi tuổi mới cưới một thiếu nữ sinh
ra Khổng tử, đặt tên là Khâu tự là Trọng Ni.
Khổng tử ra đời được một hai năm thì mồ côi cha, hồi nhỏ thích
chơi trò tế lễ. Khổng tử suốt đời tự học, đi đâu cũng học, vào thái miếu thấy
gì không hiểu cũng hỏi, đi chung với ai cũng có thể học của người đó được,
ông không được học riêng một thầy nào, có nghĩa không được một tôn sư
nào truyền cho học thuyết nào cả. Ông chắc cũng được học một trường
công mở để dạy cho con cái quý tộc về lục nghệ: Lễ, nhạc, sa, ngự, thủ
(viết chữ, số toán).
Năm 15 tuổi có thể ông đã học hết chương trình đó trở thành một
nho sĩ. Khổng Tử cưới vợ năm mười chín tuổi, năm sau sinh con trai đặt
tên là Lý, tự là Bá Ngư và một người con gái.
Khổng tử nói: "Ta hơi nhỏ nghèo hèn, nên học được nhiều nghề bỉ
lậu". Ông đã phải gạt thóc chăn cừu và bò, ông nổi tiếng là siêng năng liêm
khiết. Mã Tư thiên bảo họ Quý cất nhắc ông lên chức tư không (thượng thư
bộ công) ké đó ông rời Lỗ, qua Tề, Tống, Vệ tới đâu cũng bị hắt hủi, gặp
khốn ở Trần, Thái cuối cùng ở Lỗ.
Về Lỗ ông bắt đầu dạy học, ba mươi tuổi ông là bậc thầy. Từ năm
30 tuổi tới 50 tuổi ông làm nghề dạy học, danh của ông càng tăng và học
trò càng đông.

2



Năm 502 đến 479 công Sơn phất nhiễu làm loạn ở Lỗ, chiếm đất
phí, mời ông tới, ông định tới rồi nghe lời can của Tử Lộ không đi. Lỗ
Định công dùng ông làm trung đồ tể, ông cất lên chức tư không làm đại tư
khấu. Theo Định Công đi hội kiến vơi vua Tề ở Giản cốc, làm á tướng
nước Lỗ, khuyên vua lỗ phá ba thành của ba họ: Mạnh, Quý, Thúc. Chỉ phá
được hai thành của họ Quý, thúc.
Giết Thiếu Chính Mão, vua Lỗ và họ Quý không trọng dụng ông
nữa, ông bỏ quê hương sang Vệ ở mươi tháng. Bị giam ở thành Khuông.
Ông qua Bồ một tháng rồi về Vệ, vào yết kiến ở Nam Tứ, lai bỏ Vệ qua
Tào, Tống.
Ở Tống Hoàn Khôi muốn hại ông, ông phiêu bạt sang Trịnh, qua
Tần. Tần và Sở tranh nhau ngôi bá, thường xâm lấn Trần, ông trở về Bồ, bị
nạn ở Bồ, về Vệ rôi lại rơiVệ.
Bật Thật ở Tấn mời ông tới ông định đi rôi nghe lời tử Lộ can lại
thôi. Ông định qua Tấn để gập đại phu tấn là Triệu Giản tử, tới sông Hoàng
Hà lại quay về Vệ. Vệ Linh Công hỏi về chiến trận có thể vào lúc này. Lúc
ong 60 tuổi đang ở Trần, có tin Lỗ Đinh Công chết rồi Quý hoàn Tử chết.
Con Hoàn Tử là Khang tử mời Nhiễm Cầu về Lỗ giúp mình. Qua Diệp (Sở)
Diệp Công hỏi về chính trị, trở về Thái, dọc đường gặp mấy ẩn sĩ trường
thư, Kiệt Nịch…thầy trò Khổng tử bị vây và tuyệt lương ở trần, Thái, Sở.
Chiêu cho quân lại giải vây cho ông, ông qua Sỏ vua Sở tính dùng ông, bị
quần thần cản lại thôi. Ông chán nản muốn đi cưu di có lẽ vào lúc này.
Trở về vệ, bàn về thuyết chính danh, Quý Khang tử mời về Lỗ, ông
về nhưng không tham chính. Lỗ Ai Công và Quý Khang Tử hỏi về chính
trị, năm này có lẽ Bá Ngư chết. Ông cự chính hành vi chính trị của Nhiễm
Cầu trong việc thu thuế và đánh nước chuyên Du.
Nhan Hồi chết vào năm này, từ khi về nước ông lo sửa nhạc và viết
bộ xuân thu. Ông chấm dứt bộ xuân thu ở việc bắt được con kỳ lân, ông

buồn về việc đó, môn sinh thân tín của ông chỉ còn lại Tử Cống ở gần ông,
ông mất ở Lỗ thọ 73 tuổi.

3


3. Cơ sở triết học tư tưởng chính trị của tác giả
Thuyết của ông tuy đã ra đời cách đây trên 2500 năm nhưng nó vẫn
còn những giá trị tích cực, chẳng hạn ông trọng người hiền, yêu người thân,
kính các đại thần… sửa mình thì đạo thành, tôn tọng người hiền, thì khỏi
làm hại, yêu người thân thì cha chủ anh em không oán, kính đại thần thì
không bị mờ tối. ông cho rằng xã hội có trật tự, tôn ty, mọi người đều sống
hào thuận với nhau, giúp đỡ lẫn nhau, giũ chữ tín với nhau, không xâm
phạm nhau, vua chúa phải dưỡng dân, lo cho dân đủ ăn đủ mặc và giáo dân
bằng cách làm gương cho họ và bằng lễ nhạc văn đức.
Tư tưởng chính trị của ông là Lễ, Nhạc, Chính danh, ông cũng tin
rằng có trời và chủ trương của ông là thiên nhân hợp nhất, ông tin việc bói
toán theo ông thì nếu cầu được thì người ta cầu, nếu không cầu được thì
người ta thích làm gì thì ta làm. Tư tưởng này của ông là rất tiến bộ nó
mang tính duy vật. Theo ông thì trời là chủ thể của vũ trụ, trời là tự nhiên
chứ trời không có ý chí, có ngôn ngữ, tình cảm, tư dục. Về thiên mệnh ông
cho mọi sự vật có sự tiến hoá, cân bằng, mọi vật sinh trưởng một cách điều
hoà. Chúng ta không nên trái nó, phải sợ nó, hành động hợp với nó. Phải
chăng quan điểm này đến nay vẫn đúng, ngày nay chúng ta đang sống hoà
mình với thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, không phá vỡ quy luật
tự nhiên. về quỷ thần có học giả cho rằng ông tin rằng có quỷ thần, có học
giả cho là không, dù có tin rằng có quỷ thần hay không nhưng rất kính cẩn
trong việc tế lễ.
4. Những nội dung chủ yếu tư tưởng chính trị của tác phẩm
Khổng tử là nhà tư tưởng nổi bật nhất của Nho giáo. Ông đã giành

nhiều công sức thu thập tài liệu lịch sử và tài liệu của người xưa, ông đã
chép lại và soạn lại thành Ngũ kinh (kinh dịch, kinh thi, kinh thư, kinh lễ,
kinh xuân thu và tứ thư).
Học thuyết củ ông là đề cập vấn đề chính trị-xã hội vì vậy nó là học
thuyết chính trị, học thuyết của ông cơ bản là học thuyết chính trị -đạo đức.

4


Tư tưởng của ông được thể hiên tập trung trong quan niệm về nhân lễ chính
danh và mối quan hệ giữa chúng. Theo Khổng tử thì:
+ Nhân: Chính là lòng người, lòng thương người, nhân là thương
người, nhân là ái nhân, yêu người. Nó được thể hiện rõ căn bản ở 3 điểm
sau " người nhân là mình muốn lập thân thì cũng muốn giúp cho người lập
thân, mình muốn thông đạt thì cũng giúp người thông đạt và điều gì mình
không muốn thì cớ đem đến sử với người khác". Theo ông thì điều đầu tiên
con người phải mang cái bản chất chân chính của con người, vứt bỏ điều
nhân đâu còn là quân tử, nhân mang tính phổ biến trong mọi người, trong
mọi người nó là cầu nối đẻ thực hiện mọi sự tập hợp và liên kết mọi người
trong xã hội.
Theo ông người nhân cũng là người quân tử mà quân tử là làm cho
cái đẹp, cái thiện nảy nở trong mỗi người, không khoi dậy cái ác, theo ông
nhân là nền móng, là gốc từ đó nảy sinh ra phẩm chất đạo đức khác. Người
nhân tất có trí, dùng hiếu, đễ. Người quân tử khi gặp nạn thì bình tĩnh,
người tiểu nhân khi gạp nạn thì làm liều. Ông cũng cho rằng người quân tử
có thể làm điều bất nhân do không rèn luyện tu dưỡng… nhưng kể tiểu
nhân thì không thể làm được điều nhân, nhân để làm gì theo ông nhân là để
khôi phục lễ.
+Lễ: Vừa là hình thức vừa là nội dung, cơ chế phương thức, để điều
chỉnh tất cả cả các quan hệ xã hội. Lễ theo nghĩa rộng là không thể bao

quát các chuẩn mực đạo đức giữa con người với con người mà bao gồm cả
các hoạt động tế lễ. Lễ theo nghĩa hẹp là những chuẩn mực đạo đức giữa
người với người thực chất là quy tắc hoá chữ nhân.
Các quan hệ cụ thể là:
-Quan hệ vua tôi: Ông nhấn mạnh chữ trung, vua lấy lễ để sai khiến
bề tôi, bề tôi lấy trung để giải quyết công việc của vua, vua bảo bề tôi chết
là bề tôi phải chết nếu bề tôi không chết là bề tôi bắt trung.
-Quan hệ cha con: Lấy chữ hiếu làm đầu, cha với con phải nhân từ,
con thờ cha phải theo đạo hiếu.

5


-Quan hệ vợ chồng, lấy chữ tiết hạnh làm đầu, người phụ nữ phải tu
tam tòng, tại gia tòng phụ xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Về tứ đức công
dung ngôn hạnh.
-Quan hệ anh em: Lấy chữ đễ làm đầu, tức phải thương yêu nhau
nhường nhịn nhau.
-Quan hệ bè bạn: lấy chữ tìn làm đầu.
Trong 5 mối quan hệ thì 3 mối quan hệ đầu là quan trọng nhất đó
chính là tam cương. Ông thường dạy học trò trái lễ không nhìn, trái lễ
không nghe, trái lễ không nói, trái lễ khong làm, theo ông lễ quy định hình
thức giữa người với người và vì thế bàn tới nội dung của lễ tức là thưc chất
bàn tới quan hệ giữa người với người, nói cách khác đố là vấn đề của chữ
nhân.
Sự thống nhất giữa nhân và lễ thể hiện ra trên bình diên chính trị là
chính danh.
+ Chính danh: Thực chất là mỗi người cần có phảm chất tương
xứng với vị thế xã hội của anh ta và suy nghĩ, hành động tương xứng với vị
thế ấy. Quan điểm tiến bộ của ông là xã hội dùng người phải tương xứng

với phẩm chất và năng lực của mỗi người. Vấn đề cả người hiền tài và sử
dụng người hiền tài có ý nghĩa rất quan trọng trong những biểu hiện của
nền chính trị tiến bộ.
Tóm lại, theo Khổng Tử phạm trù nhân là quán xuyến toàn bộ đạo
đức của ông, có nhân rồi phải có lễ, đồng thời nhân để khôi phục lễ, khi đã
có nhân lễ rồi thì phải chính danh như thế xã hội tốt xã hội ổn định.
5. Đánh giá của chúng ta trên cơ sở chủ nghĩa duy vật mác xít
Khổng Tử đã xa chúng ta trên 2500 năm nhưng sức sông của nó
vẫn còn mãnh liệt. Nhiều nước Châu á trong đó có chúng ta vẫn dùng
những tư tưởng tiến bộ của ông như đạo đức, lễ, chính danh vào học tại các
trường phổ thông hay giáo dục truyền miệng trong cuộc sống đời thường.

6


Tại sao tư tưởng của ông lại có sức sống lớn như vậy? Vì học
thuyết của ông là học thuyết dân dã, dễ hiểu không có tính chất bác học, nó
khuyên con người ta sống đẹp và sống tốt hơn, sống có trên có dưới, có tôn
ty, trật tự. Triết lý của ông là triết lý hành động, học đi hành đạo giúp đời,
có tư tưởng về thé giới đại đồng, triết lý nhân sinh đúng đắn. Khổng Tử
quan tâm đến văn hoá, lễ giáo tạo ra truyền thông hiếu học, học không biết
chán, dạy không biết mỏi.
Về chính trị thì thuyết của ông cũng khuyên là cai trị phải thu phục
nhân tâm, thu phục lòng người, chứ không giết chóc đánh đập đây là tư
tưởng tiến bộ thời bấy giờ mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Hạn chế của tác phẩm
Thế giới quan của Khổng tử cũng không có thế giới quan chật chẽ
theo đúng nghĩa của nó, cũng khong hề đặt ra bản chất của vũ trụ, khởi
nguyên của thế giới, học thuyết của ông chỉ thi, thư, nhạc vấn đề vè chính
trị nhân sự. Ông dùng đức để trị là điều khó, ông tin vào mệnh trời, ông cho

rằng người ta có thể chữa được bệnh chứ không thể chữa được mệnh.
Mệnh theo ông còn là cái gì đó giống như quy luật, ông cũng bảo vệ
chế độ bắt công bất bình đẳng, biến phi lý thành hợp lý. Ông coi vua là
thiên tử để trị dân, coi dân là tầng lớp ngu dốt càn chăn dắt. Nho giáo coi
thường phụ nữ. Tư tưởng Nho giáo duy trì quá lâu trong chế độ phong kiến
làm kìm hãm quan hệ tư bản phát triển. Nho giáo không phát triển khoa học
tự nhiên, nó làm cho quá trình cải tạo thế giới bị kìm hãm.
Chúng ta hiểu rằng học thuyết của ông tuy vẫn còn những hạn chế
đó là điều tất nhiên, bởi hạn chế lúc đó là do điều kiện lịch sử lúc dó quy
định. Nhưng với cái nhìn duy vật Mác xít thì đó là tư tưởng tiến bộ của
ông.
Ý nghĩa của tư tưởng Khổng tử trong cuộc đổi mới hôm nay: Nho
giáo hướng nhân dân vào con đường tu dưỡng đạo đức theo nhân, nghĩa, lễ,
trí, tín, ảnh hưởng của nó là lập được kỷ cương trật tự xã hội. Ngày nay
Nho giáo vẫn còn giá trị về mặt đạo đức và nhân văn.

7


8


TÓM TẮT TÁC PHẨM
BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
J.J Rousseau quê ở Genve ông rất yêu thích nền cai trị cộng hoà,
khề ước xã hội của J.J Rosseau ra đời vào thời đại khai sáng (thế kỷ XVIIXVIII) có ảnh hưởng đến cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789. Tác phẩm ra
đời năm 1762.
Tác phẩm kinh điển này được coi là chứa đựng những tư tưởng tiên
phong về cách mạng dân chủ. Do vậy nó là tác phẩm khi tác giả của nó còn

sống thì bị cấm đoán, truy nã. Nhưng tư tưởng của sách thì tạo sự chuyển
biến lớn lao trong xã hội và đã trở thành di sản trí tuệ quý báu cho nhiều
thế hệ mai sau. Khế ước xã hội được coi như "kinh coran" của cách mạng
dân chủ.
2. Nội dung tác phẩm
Khế ước xã hội là tên gọi tắt của bản luận văn lớn mà tác giả J.J
Rousseau dặt dưới một nhan đề khá dài " Bàn vè khế ước xã hội hay là các
nguyên tắc của quyền chính trị". Bàn về khế ước xã hội là một nỗ lức phân
tích chứng tỏ rằng xã hội không thể sống trong trạng thái tự nhiên vô chính
phủ, với một nền tự do thơ mộng, đầy dẫy những sự bắt bình đẳng giữa kẻ
yếu và người mạnh, kể nghèo và người giàu. Vì vậy mọi người phải biết tự
giác ký kết với nhau một "khế ước" bằng cách nhượng bớt một số tự do cho
nhà nước làm trung gian trọng tài, nhằm bảo đảm an ninh, quyền tư hữu và
những quyền cá nhân khác cho mình. Tác giả viết: "Tôi muốn tìm xem
trong trật tự dân sự có hay không một số quy tắc, cai trị chính đáng, vững
chắc biết đối đãi với con người như con người". Theo ông nhà nước phải là
một tổ chức cai trị theo " khế ước xã hội", vì thế nó phải phục tùng ý chí
của toàn dân, vói luận văn này tác giả muốn gắn liền cái mà luật pháp cho
phép làm, vói cái mà lợi ích thúc đẩy phải làm, khiến cho công lý và lợi ích
không tách rời nhau.

9


Ngoài nhưỡng vấn đề có tính nguyên tắc chung của việc cai trị theo
pháp luật, ông còn bàn bạc khá cặn kẽ về các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp. Những phát biểu của ông là những lý luận căn bản cho việc xây dựng
những thiết chế dân chủ và nhà nước pháp quyền, có tính cách không thể
điều hoà đói với sự chuyên chế của vua chúa và giáo hội lúc bấy giờ, nên
sách đã bị cấm lưu hành và tác giả đã phải sống lưu vong sang nước khác,

nhưng những tư tưởng chứa đựng trong tác phẩm thì ảnh hưởng ngày một
lan rộng và khi cuộc đại cach mạng Pháp kết thúc vào năm 1794 thì di hài
của ông đã được đưa về nơi chôn cất các vĩ nhân của nước Pháp.
Toàn bộ luận văn chia làm 4 phần mà tác giả gọi là quyển.
+Quyển thứ nhất gồm 9 chương mở ra những ý niệm chung về sự
hình thành một xã hội người từ trạng thái tự nhiên, chuyển sang trạng thái
dân sự và những ý niệm chung về việc thành lập "công ước xã hội". Nhận
xét của ông về con người xã hội là "người ta sinh ra tự do, nhưng ròi đâu
đâu con người cũng phải sống trong xiềng xích". Ông nói "khi nhân dân bị
áp bức mà họ cứ phục tùng, thế cũng là phải thôi. Nhưng nếu họ hất bộ
được cái ách áp bức đi thì còn hay hơn nữa, vì thế mà họ giành lại tự do mà
họ vẫn có quyền được hưởng."
Ông phê phán những người không dám đấu tranh "từ bỏ tự do của
mình là từ bỏ phẩm chất con người, là từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa
vụ làm người". " làm cho ý chí con người mất hết tự do, tức là tước bỏ đạo
lý trong hành động con người".
Kết thúc quyển thứ nhất Rousseau viết: " ông nói xã hội xây dựng
nên sự bình đẳng về tinh thần và pháp chế, để thay thế cái mà thiên nhiên
đã làm cho con người không bình đẳng về thế lực. Trên phương tiện công
ước và pháp quyền, con người tuy không đồng đều nhau về thân thể và trí
tuệ vẫn được hoàn toàn bình đẳng như nhau".
9 chương của quyển thứ nhất đó là:
Chương I: Chủ đề của quyển thứ nhất.
" II: Các xã hội đầu tiên.

10


" III: Quyền của kẻ mạnh.
" IV: Nô lệ.

" V: Cần luôn trở lại với công ước đầu tiên.
" VI: Công ước xã hội.
" VII: Quyền lực tối cao.
" VIII: Trạng thái dân sự.
" IX: Lĩnh vực thực tế.
+ Quyển thứ hai gồm 12 chương chủ yếu bàn về vấn đề lập pháp, qua
hai chương đầu, tác giả bàn về ý chí chung của toàn dân, chủ quyền tối cao,
cơ quan quyền lực tối cao trong một nước. Cuối cùng tác giả giành một
chương giành việc phân loại pháp luật: Luật cơ bản, luật dân sự, luật hình
sự.
12 chương đó là:
Chương I: Chủ quyền tối cao là không thể từ bỏ.
" II: Chủ quyền tối cao là không thể phân chia
" III: Nếu ý chí chung có thể lầm lẫn.
" IV: Giới hạn của quyền lực tối cao.
" V: Quyền sinh tử.
" VI: Bàn về luật.
" VII: Bàn về người lập pháp.
" VIII: Dân chúng.
" IX: Tiếp theo.
" X: Tiếp theo.
" XI; Các hệ thống lập pháp khác nhau.
" XII: Phân loại các luật.

11


+ Quyển thứ 3 gồm 18 chương bàn chủ yếu về cơ quan hành pháp.
Tác giả cho rằng tong một nước ý chí của toàn dân thể hiện ở cơ quan lập
pháp, tức là cơ quan quyền lực tối cao, con sức mạnh tối đa thể hiện ở cơ

quan hành pháp tức là chính phủ.
Với cái nhìn của Rouseau lực tổng quát của Chính phủ là lực quốc
gia, chính phủ mạnh thể hiện ở chỗ quốc gia mạnh, chứ không phải xây
dựng bộ máy cho đông người "Quan lại càng đông chính phủ càng yếu, đây
là một phương châm cơ bản" ông giải thích "chắc chắn là công việc càng
giao cho nhiều người thì càng chậm xong, làm ăn quá thận trọng thì khó
phát tài vì bỏ qua mất cơ hội và bàn cãi nhiều thì thường hỏng việc".
Ông nêu ra 3 loại chính phủ:
- Chính phủ dân chủ.
- Chính phủ quý tộc.
- Chính phủ quân chủ.
18 chương của quyển thứ ba đó là:
Chương 1: Chính phủ nói chung.
Chương XVIII: Biện pháp ngăn ngừa những vụ chính phủ cướp
quyền.
Quyển từ 4 gồm 9 chương bàn tiếp nhiều vấn đề trong đó nổi lên là
"cơ quan tư pháp".
Tác giả giành 4 chương đầu để làm rõ một nguyên lý "ý chí chung
của toàn dân là không thể phá huỷ" ngoài những hình thức bảo đảm dân
chủ như trên, còn phải có cơ chế thật hiệu lực đó là cơ quan tư pháp. Vấn
đề cuối cùng được tác giả bàn đến trong quyển thứ tư của tác giả là vấn đề
"tôn giáo dân sự".
9 chương của quyển thứ 4 đó là:
Chương I: Ý chí chung là không thể phá huỷ.
Chương IX: Kết luận.

12


Tác phẩm của ông kiến giải hình thức tổ chức của nhà nước. Xuất

phát của ông là quyền lực của nhân dân.
Ý chí chung không thể phân chia, không thể nhượng bộ, quyền lực
được giao cho cơ quan đó là cơ quan lập pháp, cơ quan thể hiện ý chí
chung, là người làm ra luật, nhân dân là người trực tiếp tham gia góp ý.
Điểm này khác Montexkiơ. Vì ở Montexkiơ chỉ là đại diện, hạn chế của đại
diện là chưa đại diện cho ý chí của toàn dân mà chỉ cho một nhóm người,
thậm chí ý chí của cá nhân.
Rutxo nhấn mạnh tính trực tiếp của nhân dân, nhân dân có quyền bỏ
phiếu tán thành, không ai có quyền thay thế được. Ông phê phán hình thức
đại diện vì nó không thể hiện hết ý chí chung. Ông cũng nhấn mạnh ý chí
chung là ý chí của đa số nhưng không có sự đồng nhất hoàn toàn. Ông tác
biệt rõ ràng chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp. Các cơ quan này có
tính độc lập tương đối với nhau để kiềm chế và giám sát lẫn nhau. Mục
đích thể hiện đúng ý chung của nhân dân.
Ông cho rằng nguy cơ tan rã của chính phủ là rất lớn vì cơ quan
hành pháp có ý chí riêng của cơ quan đó, lại có ý chí riêng của từng cá
nhân nên có nguy cơ tan rã. Cái chết tiềm ẩn nên phải sắp xếp cơ quan
hành pháp theo một đạo luật có thể thay thế và thay đổi, có thể hy sinh
chính phủ để bảo vệ nhân dân, không hy sinh nhân dân để bảo vệ chính
phủ. Chính vì vậy ông đưa ra quan điểm rất hay là: chính phủ càng đông thì
càng yếu.
Ý chí chung phải là cái bao hàm lớn nhất sau đó là chí ý của cơ
quan lập pháp, tiếp là ý chí của cá nhân. Trong hoạt động thì ý chí cá nhân
là mạnh nhất. Đây là cảnh báo điều hòa nghịch lý để bảo vệ quyền lực của
nhân dân.
Phương thức để thể hiện ý chí chung là: Hình thức duy trì hội nghị
toàn dân, hình thức này có thể tổ chức theo định kỳ, bất thường để nhân
dân thể hiện ý chí chung, Hội nghị toàn dân là nơi để nhân dân phê phán
giám sát cơ quan hành pháp. Dân bắt cơ quan chính phủ phải trả lời câu hỏi


13


do nhân dân yêu cầu ví dụ như: Có duy trì nhà nước hiện có không. Nhân
dân có hài lòng với cách điều hành của các quan chức trong cơ quan Chính
phủ không. Đây là hình thức giám sát hữu hiệu nhất.
Điều đó làm cho các quan chức của chính phủ làm hoàn thiện ý chí
chung của nhân dân.
Thực tế ít có Chính phủ làm tốt việc này, cho đến nay nhà nước nào
cũng khẳng định Nhà nước thuộc về nhân dân. Như nhà nước ta chẳng hạn
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nhưng trình độ nhận thức về pháp
lý, ý thức chấp hành pháp luật... của nhân dân ta còn hạn chế thì pháp luật
cũng bị hạn chế. Song những tư tưởng của ông thì trong công cuộc đổi mới
hiện nay của chúng ta vẫn còn rất giá trị.
Những tư tưởng của "Khế ước xã hội" đã lay động bao lớp người
không thỏa hiệp với chế độ quân chủ chuyên chế thời ấy. Mặc dù trên 200
năm đã trôi qua, kể từ ngày "khế ước xã hội" ra đời mà luồng ánh sáng do
tác phẩm dội ra vẫn còn ánh lên trước mắt chúng ta ngày nay và đó là
những tư tưởng tiến bộ để xây dựng một xã hội dân chủ và nhà nước điều
hành bằng pháp luật.
3. Một số nhận xét
Các quan điểm của Rousseau về nhà nước và pháp luật tiến bộ hơn
nhiều so với các nhà tư tưởng trước đó. Ông coi nguyên tắc cơ bản trong
học thuyết của mình là tư tưởng chủ quyền nhân dân. Các quan điểm chính
trị xã hội của ông nổi bật ở tư tưởng dân chủ thị dân, thấm nhuần sự quan
tâm đến người dân bình thường, những người bị chế độ chuyên chế đè nén
hơn cả. Ông không chỉ phê phán các thiết chế phong kiến nào đó mà bác bỏ
toàn bộ hệ thống chế độ chính trị pháp quyền áp bức nhân dân. Các tác
phẩm của ông trong đó có cuốn "Bàn về khế ước xã hội" đều thấm nhuần
sự căm thù chế độ chuyên chế và bè lũ áp bức, tình yêu nhân dân bị áp bức

và đòi hỏi thay đổi hoàn cảnh tốt hơn cho họ.
Cũng như các nhà tư tưởng trước đó, Rousseau giải thích sự hình
thành xã hội và nhà nước trên quanđiểm của thuyết tự nhiên và thoả

14


thuận xã hội. Xuất phát từ giả thiết về trạng thái tự nhiên mà trong đó
mọi người đều bình đẳng, ở đó chỉ có một loại bất công là thể chất xuất
phát từ sức khoẻ và tuổi tác, Rousseau gắn sự bất công xã hội với sự xuất
hiện tư hữu và sự lầm lạc của con người. Từ đó xuất hiện kẻ giàu, người
nghèo và cuộc đấu tranh giữa họ.Những người nghèo bị kẻ giàu lừa dối
đã từ bỏ tự do tự nhiên của mình nhằm có tự do công dân và thông qua
khế ước xã hội thiết lập ra nhà nước và pháp luật. Ông có một loạt các tư
tưởng tuyệt vời về nhà nước, pháp luật và bất công xã hội với sự nảy
sinh chế độ tư hữu, về nhà nước và pháp luật là sản phẩm của tư hữu đó.
Bất công này dẫn tới đối lập quyền lợi, đàn áp lẫn nhau, đó là cội nguồn
của áp bức. ở đây, Rousseau đã có hướng giải thích nguồn gốc nhà nước
và pháp luật trên lập trường duy vật.
Tư tưởng chủ quyền nhân dân có trước Rousseau song ông đã phát
triển nó khi khẳng định rằng chủ quyền nhân dân là một thực thể tập thể, nó
không thể được đại diện bởi cá nhân nào mà đó là quyền lực được tiến
hành bởi ý chí chung hay ý chí của đa số không thể phân chia.
Cống hiến vĩ đại của Rouseau với tư cách là một nhà tư tưởng
chính trị ở chỗ ông là một trong những người đầu tiên thấy được sự khác
biệt giữa xã hội công dân nảy sinh cùng với chế độ tư hữu và nhà nước
được thiết lập sau đó trên cơ sở khế ước xã hội giữa những con người với
nhau. Tư tưởng của ông thấm nhuần tư tưởng cách mạng và nhân văn sâu
sắc. Học thuyết của ông về chủ quyền nhân dân chính là câu trả lời cho vấn
đề bảo đảm tự do, bình đẳng và phúc lợi cho con người.

Rousseau thừa nhận quyền của nhân dân phản kháng chống bạo
chúa. Cách mạng có ý nghĩa phúc lợi, có khả năng giúp nhân dân tránh
chiến tranh. Ông gắn trực tiếp vấn đề thiết chế nhà nước với việc đảm bảo
hoà bình.
Ảnh hưởng của Rousseau đối với những người đương thời, đặc biệt
vào thời kì cách mạng dã làm lu mờ ảnh hưởng của Vonte và Montesqieu.
Học thuyết của ông được những người trong phái lập hiến, những người
Giroongđanh và đặc biệt là Giacôbanh sử dụng rộng rãi. Không phải ngẫu

15


nhiên trong tác phẩm của ông vang lên khẩu hiệu vùng lên chống lại chế độ
chuyên chế. Cương lĩnh của ông là cương lĩnh cấp tiến của giai cấp tiểu tư
sản, là đỉnh cao mà cách mạng thế kỉ XVIII đã không thể vượt được.. Tư
tưởng của ông đã được ghi nhận trong "Tuyên ngôn nhân quyền và dân
quyền" năm 1789 và 1793 cũng như trong các văn kiện cách mạng khác.
Rousseau đã nêu lên những tư tưởng rất đặc sấc về quyền lực nhà
nước, về chủ quyền nhân dân, sự phụ thuộc của hành pháp và tư pháp và
một nền dân chủ trực tiếp. Mặc dù ông không thấy sự hình thành nhà nước,
không thấy các lợi ích kinh tế đứng đằng sau các biến động chính trị, đằng
sau việc hình thành chính phủ cũng như sụ tha hoá của chính phủ. Song
trên thực tế, ảnh hưởng tư tưởng cuả Rousseau đã vượt qua giới hạn của cả
thế kỉ XVIII và vượt qua cả giới hạn tư tưởng dân chủ tư sản. các tư tưởng
của ông về con người sinh ra tự nhiên là như nhau, nghĩa vụ lao động đối
với tất cả mọi người, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân… đã làm ông
trở thành người tiên đoán những tư tưởng xã hội chủ nghĩa mặc dù bản thân
ông không phải là nhà xã hội chủ nghĩa.

16



TÓM TẮT TÁC PHẨM
"MẶC TỬ"
I. Tác giả - tác phẩm
-mặc Tử tên là Mặc Định, người nước Lỗ sinh vào cuối thời xuân
thu
-ông sinh ra và lớn lên trong gia đình tiểu thủ công khoảng 478-392
(TCN)
-Ông là người gần gũi thực tế xã hội với đời sống nhân dân lao
động
-tư tưởng chính trị của ông đối lập vớ tư tưởng Khổng – Minh.
-Học thuyết "Mặc Tử" đã nêu lên gồm 10 chủ trương lớn (mười
cương lĩnh chính trị của ông).
-Tư tưởng thể hiện rõ nét nhất của ông là "Kiêm ái". Ôngđi chu du
khắp các nước chư hầu để tuyên truyền chủ trương chính trị của mình là
kiêm ái, hoà bình và chủ động
II. Nội dung tác phẩm
Tác phẩm Mặc Tử thể hiện những vấn đề chủ yếu:
1. Thuyết "Kiêm ái"và "cùng có lợi".
- Xuất phát từ chỗ cho rằng con ngưới sở dĩ oán ghét nhau, tranh
giành nhau là do không yêu nhau mà ra, mà không yêu thương nhau là vì
có sự phân biệt thứ bậc, Mặc Tử nêu lên thuyết "Kiêm ái" chủ trương một
tình thương yêu rộng khắp không kể thêm số, chỉ lấy con người làm điều
kiện:
Ông nói "Nếu thân vớ họ hàng thì sẽ riêng biệt, yêu cái riêng tư thì
sẽ hiểm ác với mọi người. Dân thì đông đảo mà chỉ nhằm vào riêng biệt và
hiểm ác thì dân sẽ loạn".

17



- Theo Mặc Tử thương yêu mọi người phải trên cơ sở "cùng có lợi"
như vậy mới " Thương yêu rộng khắp, không có thứ bậc, thiên hạ sẽ thái
bình".
Ông nói "Xem nhà người khác như nhà mình thì còn ai tộm cắp,
xem thân người khác như thân mình thì còn ai làm hại, xem gia đình người
khác như gia đình mình thì còn ai làm loạn, xem nước người khác như
nước mình thì còn ai đánh phá".
- "Cùng có lợi"theo Mặc Tử đó là sự bình đẳng về hưởng thụ và
bình đẳng về tham gia lao động.
Lao động để sản xuất các thứ cần dùng cho đời sống hoạc cho
những lợi ích công cộng. Mỗi người phải làm việc theo sức mình để cùng
tham gia lao động. Mỗi người đã làm hết sức mình cũng không được phân
biệt " Của anh" "Của tôi"mà cùng hưởng thụ "Bình đẳng" có thừa sức thì
giúp nhau làm việc, có thừa của thì cùng nhau chia đều. Của cải do lao
động làm ra nên phải tiết kiệm để có lợi cho xã hội. Đây chính là những tư
tưởng tiến bộ của Ông nó mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa, một xã hội tốt
đẹp mà loài người đang phán đấu xây dựng xã hội đó.
Ông phản đối những nghi lễ phiền phức và sự sa hoa lãng phí của
bọn quý tộc, phản đối chiến tranh phi nghĩa giữa các tập đoàn phong kiến
các nước.
Ông cho rằng; "Chiến tranh không những phá hại của cải vật chất
nhiều, mà còn trực tiếp làm tổn hại số người lao động cho xã hội và nguy
hại rất lớn cho xã hội".
3. "Tôn trọng người hiền"và "Học tập người trên"
- Mặc Tử phản đối chế độ cha truyền con nối của bọn lãnh chúa
phong kiến, phê phán thuyết định mệnh của chúng và cho rằng "Không có
mệnh làm vua cha truyền con nối, cũng không có mệnh làm nô lệ, làm tôi
tớ mãi, hoạc con nhà nông cứ làm nông, con nhà thương cứ làm thương".

Do đó ông chủ trương "Thượng hiền".

18


"Thượng hiền"là nhân dân phải tuyển cử người hiền, người giỏi
đứng ra cùng việc nước, không phân biệt sang hèn, thứ bậc, dù là xuất thân
ở tầng lớp "tiện dân".
Theo ông người được nhân dân lựa chọn "đường đến chính trị"
không những phải tham gia lao động mà phải có kế hoạch sản xuất cung
cấp các thứ cần thiết cho đời sống và cải thiện đời sống cho toàn xã hội. Đó
là bậc thánh nhân, là "Thiên tử" mà nhân phải tuyệt đối phục tùng (Thượng
đồng) mệnh lệnh "người trên", song cũng có quyền phê phán, can ngăn nếu
người trên có sai lầm. đây là tiến bộ của ông …
- Mặc Tử cho rằng: Trong một nước nếu người hiền lương càng
nhiều thì nền chính trị của nước càng tốt, còn nếu ít người hiền thì nền
chính trị nước đó sẽ suy. Cho nên, nếu muốn trị an quốc gia, việc cấp thiết
đầu tiên là phải làm cho người hiền trong nước nhiều thêm.
- Mặc Tử phê phán và phủ nhận những quan điểm của Khổng Tử
như " nhân" "lễ"chính danh định phận "Thương yêu người thân" và phản
đối phân chia xã hội thành hai hạng người "Quân tử", "Tiểu nhân".
- Ông một mặt phủ nhận định mệnh, mặt khác lại thừa nhận có
thượng đế và quỷ thần.
Ông cho rằng ý chí của thượng đế là chống hiện tượng "Người bóc
lột người’là "Thước đo"xem lại thống trị có tốt hay không tốt. Ông muốn
biến học thuyết của ông thành một thứ "Đạo’một thứ đoàn thể tôn giáo để
tuyên truyền giáo lý, mở rộng ảnh hưởng chính trị và giáo dục tín đồ "lấy
tinh thần khắc khổ bản thân làm mức cao nhất" trong việc thi hành giáo lý.
Tư tưởng chính trị của Mặc Tử thể hiện rất rõ ở 10 chủ trương lớn
(10 luận thuyết hay 10 cương lĩnh chính trị)của ông.Đó là:

1. Kiêm ái
2. Phi công
3. Thương hiền
4. Thương đồng

19


5. Tiết dung
6. Tiết táng
7. Phi nhạc
8. Thiện chí
9. Minh quỷ
10. Phi mệnh
Những tư tưởng thể hiện rõ nét nhất của ông vẫn là " kiêm ái", "cần
hướng thiên hạ chi lợi, trừ thiên hạ chi hoạ ".Ông chủ trương thực hiện "Cơ
giả đức thực, hàm giả đức y lao giả đức tức" có được cuộc sống "an cư lạc
nghiệp"
Tóm lại: Học thuyết của ông phản ánh lợi ích của nông dân và của
những người bị áp bức dưới chế độ thời đó nên có nhiều yếu tố dân chủ
tiến bộ mang màu sắc của CNXH không tưởng.

20


TÓM TẮT TÁC PHẨM: "TINH THẦN PHÁP LUẬT"
"Tinh thần pháp luật’của Mont squien xuất bản năm1748.
I. Tác giả: Mông tetkiơ (1689-1755)là một nhà tư tưởng lớn, nhà
khai sáng Pháp thế kỷ 18.
Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc Pháp do vậy ảnh hưởng

truyền thống gia đình quý tộc. ông là một nhà học luật. Với tác phẩm "tinh
thần pháp luật’của ông là viên ngọc sáng trong kho tàng lý luận vè khoa
học pháp lý, nó đã phác hoạ những nét cơ bản về một xã hội công dân và
nhà nước pháp quyền để đảm bảo công bằng xã hội và phát triển đất nước
d]ới quyền cai trị của một ông vua sáng.
"Tinh thần pháp luật" ra đời là "Cái mốc’đánh vào chế độ phong
kiến. Nó như lời cảnh báo chế độ cũ sẽ sụp đổ.
II. Nội dung tác phẩm
Nội dung chủ yếu của tác phẩm là hình thức tổ chứ nhà nước, hình
thức quyền lực nhà nước.
Tác phẩm "Tinh thần phấp luật" gồm 31 quyển. Mông Tét xki ơ
chia các quyển đó thành 6 phần. Sau ông lại không chia như thế nữa.
Nhưng dù sao lối phân chia 6 phần của ông trước cũng còn quan hệ.
Trong phần thứ nhất (quyển I- VIII) ông xác định luật pháp là mối
tương quan phát sinh từ bản tính các sự vật, vật thể và ông nghiên cứu ngay
những nguyên nhân chính trị đã quyết định luật pháp.
Phần này tác giảđịnh nghĩa 3 loại chính thể.
- Dân chủ nguyên tắc là đạo đức
- Quân chủ nguyên tắc là danh dự
- Độc tài nguyên tắc lạ hãi
Và những chứng minh những quy tắc của nền đạo đức công dân,
những luật lệ dân sự và hình sự những quy luật liên quan đến những sự tiêu
21


pha phí phạn và thân phận của các người đàn bà thay đổi tuỳ theo những
nguyên tắc của chính thể.
. * Phần thứ hai (Quyển IX-XIII) ông tiếp tục nghiên cứu những
yếu tố chính trị bằng cách phân tích luật lệ cần thiết trong ba loại chính thể
để khiến quốc gia bảo tồn sức mạnh. Nhưng xác định rõ quyền hạn của cá

nhân trông một quóc gia nên ông nghiên cứu sự tự do chính trị và định
nghĩa tạm quyền (Luật pháp – hành pháp – tư pháp)
.* Phần thứ ba (Quyển XIV –XIX)ông chứng minh nguyên nhân có
tính cách vật chất (Khí hậu, đất đai) hay tinh thần (tập quán phong tục)
tham gia tạo thành luật pháp.
*. Phần thí tư (quyển XX – XXIII)ông nghiên cứu nguyên nhân có
tính chất kinh tế và nhân khẩu (Luạt pháp và thương mại, tiền tệ dân số)
*Phần thứ năm (Quyển XXIV – XXVII)trình bày những nguyên
nhân thuộc về tâm linh ảnh hưởng đến luật pháp (Luật pháp với tôn giáo)
• Phần thứ sáu (Quyển XXVIII – XXXI)là phần có tính cách lịch
sử, có những bài khảo cần về luật lệ la mã liên quan đến chế độ thừa kế về
nguyên nhân các luật lệ dân sự ở Pháp.
- Tác phẩm (Tinh thần pháp luật) đã phác hoạ những nét cơ bản về
một xã hội công dân và nhà nước pháp quyền. Trong đó ba quyền: Lập
pháp – hành pháp –tư pháp độc lập với nhau và tương tác lẫn nhau để bảo
công bằng xã hội và phát triển đất nước dươí quyền cai trị của một ông vua
sáng.
"Tinh thần pháp luật"đã đề cập và lý giải hàng loạt vấn đề lý luận
và thực tiễn trong luật học cũng như khoa học xã hoị đương thời, mà đến
nay vẫn còn giá trị kinh điển: ông phân tích nguyên tắc và hiện thực của
các loại thể chế khác nhau như: Hình thức cộng hoà: Thể chế của chính phủ
số đông cầm quyền (Quý tộc)
Hình thức quân chủ: thể chế của chính phủ do một người cầm
quyền tuân thủ theo hiến pháp.

22


Hình thức chuyên chế độc tài: Thể chế do một người cầm quyền
nhưng không tuân thủ theo hiến pháp luật lệ nào cả. Nghiên cứu như vậy để

cuối cùng ông bàn về cách soạn thảo luật và ứng dụng luật trong các lĩnh
vực xã hội ...
Khi phân tích các hình thức nhà nước tử Arixitôt đến Loc cơ cũng
đã bàn về cấu trúc nhà nước. Nhưng Mongtexkiơ phân tích hai khái niệm
cơ bản đó là: bản chất nhà nước và nguyên tắc nhà nước.
Về bản chất của nhà nước: là các quy định nhà nước nó là nó mà
không phải là cái khác, nó được quy định là nhà nước.
Về nguyên tắc: cái mà làm cho chính thể đó hoạt động. Khi nhà
nước đã mang bản chất về nguyên tắc thì nó hoạt động có hiệu quả.
Nhà nước chính thể dân chủ: theo ông là dựa vào số lượng người
nắm quyền, quyền lực thuộc về tay nhân dân, dân trực tiếp bầu chính phủ,
dân có quyền lựa chọn người cai trị mình.
Nguyên tắc của thể chế là đạo đức và đức hạnh chính trị, mọi người
phải có đạo đức yêu dân chủ, yêu pháp luật, yêu sự bình đẳng, để làm cho
dân ở đó tôn trọng pháp luật và yêu quý pháp luật.
Bình đẳng ông quan niệm: Tôi bầu ra anh làm quan nhưng bình
đẳng với nhau vì đều là công dân của một nước, đều sự chi phối phối và
điều hành của pháp luật, tránh bình đẳng cực đoan dẫn tới vô chính phủ.
Vì nền dân chủ bầu ra người đứng đầu nên phải có Luật Bầu cử,
ông đưa ra cách bầu cử, bỏ phiếu kín, bỏ phiếu trực tiếp công khai hay bốc
thăm.
Tại sao ông lại đề cao dân chủ, ông cho rằng quyền lực thuộc về tay
nhân dân, nhân dân không có khả năng lãnh đạo, cử người đại diện qua bầu
chọn người tài giỏi. Ông ví ngàn vạn đôi tay thì có thể lật đổ, ngàn vạn đôi
chân thì có thể chậm như sên.
Chính phủ quý tộc: Quyền lực nằm trong tay một nhóm người
nguyên tắc tồn tại thì nhóm người phải ôn hoà. Khi nhóm người này có
người mạnh hơn nắm quyền lực thì chuyển sang chính thể quân chủ.

23



Chính thể quân chủ là do một người cầm quyền làm theo hiến pháp
và pháp luật. Ông cho rằng tốt hơn chính phủ chuyên chế vì làm theo pháp
luật có sự quy định rõ ràng, xác đáng không tuỳ tiện.
Nguyên tắc là danh dự: Làm cho người chấp hành tuân thủ vì danh
dự, họ không làm dưới tầm danh dự của mình, danh dự còn cao hơn luật
theo nghĩa tốt. Danh dự đòi hỏi còn hay hơn pháp luật nó đòi hỏi ở đạo đức
lương tâm con người.
Chính phủ chuyên chế: Do một người cầm quyền nhưng không cai
trị theo pháp luật. Nguyên tắc là sợ hãi, nếu còn sợ hãi thì chính phủ còn
tồn tại, họ sợ trừng phạt. Ông ví người ta muốn hái quả người ta chặt cả cây
để hái quả.
Sự sa đoạ của các chính thể. Khi xa rời các nguyên tắc trên thì rơi
vào sa đọa. Từ dân chủ đến quý tộc đến quân chủ rồi chở thành chuyên chế
dẫn tới xa đoạ.
Từ đó ông có tư tưởng về nhà nước phân quyền. Từ sự chuyên
quyền nên phải có cách kiềm chế nó nếu không quyền công dân không
thực hiện được.
Quyền lực nằm trong tay một người thì dẫn đến độc đoán. Nên phải
phân quyền và quyền lực kiểm soát quyền lực. Quyền lực đó phải tách ra
có sự kiềm chế và đối trọng lẫn nhau đó là quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp.
Các quyền này tạo ra cơ chế cân bằng từ bên trong người phán
quyết không thể ra luật và thi hành luật, tránh sự lạm quyền. Cơ quan luật
pháp xem xét cơ quan hành pháp thực thi như thế nào. Cơ quan tư pháp có
vị trí độc lập hơn hai cơ quan trên. Tóm lại: Tư tưởng của Mongtexkiơ là
tiến bộ so với các nhà tư tưởng trước đó nó đánh dấu bước tiến mới nhưng
so với Rutxo thì tư tưởng của ông còn hạn chế hơn bởi nó chưa thực sự dân
chủ hoàn toàn, khi quý tộc phạm tội thì quý tộc lại xử quý tộc.

Điểm đó đánh dấu tư tưởng Rutxo tiến bộ hơn nhiều. Nhưng khi
đánh giá một nhà tư tưởng nào ta phải so sánh những tiến bộ so với trước

24


đó và gợi ý cho đời sau cái gì thì nó mới khách quan chứ không nên nhận
xét đúng hay sai bởi do điều kiện lịch sử lúc đó.

25


×