Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO đề CƯƠNG ôn THI môn TRIẾT học TRONG KHOA học tự NHIÊN SAU đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.83 KB, 26 trang )

1
ĐỀ CƯƠNG ÔN MÔN TRIẾT HỌC TRONG KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Câu 1. Vấn đề đối tượng của toán học, các đặc điểm của trừu tượng toán học.
Ý nghĩa của vấn đề trong nghiên cứu, giảng dạy triết học?
* Phần mở rộng hiểu biết (Về lịch sử phát triển của toán học)
- Giai đoạn cổ cổ đại cho đến thế kỷ thứ 7, 6 tr.CN (Toán học ra đời trước TH):
Toán học ra đời ở các trung tâm lớn như Ba bi lon, Ai Cập. Đây là thời kỳ hình thành nên
những khái niệm đầu tiên của toán học, như khái niệm số, khái niệm hình. (Để có khái
niệm số, hình nhân loại phải mất 7, 8 nghìn năm).
(Con người muốn tồn tại được phải lao động sản xuất, phải trao đổi hàng hóa với
nhau
Khái niệm số ra đời.
Thời cổ đại, con người sinh sống tập trung bên bờ sông Nin vì có nguồn nước để
thuận tiện cho việc trồng trọt. Đến mùa nước lên ngập úng làm mất mốc giới đã cắm trước
đây
Khái niệm hình ra đời).
Ở thời kỳ này, các quan hệ số lượng và hình thức không gian vẫn gắn liền với hiện
thực (gắn liền với các khách thể cụ thể). Tuy nhiên, toán học chưa được xem là khoa học
lý thuyết trừu tượng mà vần còn mang tính kinh nghiệm.
- Giai đoạn 2: Từ thế kỷ 7 tr.CN đến thế kỷ 17: Là giai đoạn toán học nghiên cứu
các đại lượng bất biến (không thay đổi)
PP tư duy siêu hình.
Vào thế kỷ 3 tr.CN đã xây dựng được hình học Ơclít bằng phương pháp tiên đề Bước nhảy vọt về chất trong toán học.Từ đây, toán học không được coi là kha học kinh
nghiệm nữa mà là khoa học lý thuyết trừu tượng. Bởi vì: các quan hệ số lượng và các hình
thức không gian đã được trừu tượng khỏi các khách thể cụ thể trong hiện thực.
- Giai đoạn 3: Từ thế kỷ 17 đến giữa thế kỷ 19: Là giai đoạn toán học nghiên cứu
các đại lượng biến thiên, tức là sự phản ánh của toán học về các quá trình, về vận động.
Bước ngoặt đánh dấu sự phát triển của toán học thời kỳ này được thực hiện bởi R. Đềcác.
Ăngghen nhận xét: “Đại lượng biến thiên của R. Đềcác là một bước ngoặt trong toán học.
Nhờ đó mà vận động và biện chứng đã được đưa vào toán học” (Biện chứng tự nhiên,
1971, tr.408).


Các quan hệ số lượng và các hình thức không gian không những trừu tượng khỏi các
đối tượng hiện thực mà còn tách khỏi các đại lượng trừu tượng cụ thể.
Giai đoạn này đã xuất hiện phương pháp hệ tọa độ tích phân, vi phân cho phép
chúng ta nghiên cứu vận động bằng công cụ toán học rất chặt chẽ.
- Giai đoạn 4: Giữa thế kỷ 19 đến nay: Đây là giai đoạn phát triển của hệ thống.
Giai đoạn này người ta bắt đầu phát triển phương pháp tiên đề để xây dựng lại các lý
thuyết toán học – làm cơ sở cho toán học. Một trong cơ sở đó là lý thuyết của Cantor.
a. Về đối tượng của toán học (Đối tượng hiện thực và đối tượng trực tiếp):


2
- Về đối tượng hiện thực của toán học:
Theo Ăngghen trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên thì đối tượng của toán học
là những khía cạnh tồn tại một cách khách quan có trong tất cả các hình thái vận động của
thế giới vật chất (...). Đó là các quan hệ số lượng và các hình thức không gian.
- Về đối tượng trực tiếp của toán học:
Như vậy, toán học thâm nhập vào tất cả các khoa học khác. Từ đó toán học xây
dựng nên đối tượng trực tiếp của mình (các lý thuyết toán học) thông qua trừu tượng hóa,
đó là các trừu tượng toán học.
Mô hình hóa đối tượng toán học được biểu diễn như sau:
Đối tượng hiện thực
Quan hệ số lượng và
hình thức không gian

Lý thuyết toán học
Các định lý, định luật

Mô hình trừu tượng
Các trừu tượng
toán học

(Để phân biệt kinh nghiệm và lý luận)

b. Đặc điểm của trừu tượng toán học:
Đặc trưng của toán học được quy định bởi một loạt những đặc điểm quan trọng của
trừu tượng toán học. Những đặc điểm này phân biệt trừu tượng toán học với trừu tượng
các khoa học khác.
- Trừu tượng của toán học là trừu tượng có sức mạnh lớn nhất. Các khoa học khác
khi thực hiện sự trừu tượng vẫn giữ lại những thuộc tính chất lượng, còn trừu tượng toán
học không giữ lại một thuộc tính chất lượng nào mà chỉ giữ lại các quan hệ số lượng và
hình thức không gian. Vì vậy, toán học phải thực hiện sự trừu tượng có “sức mạnh lớn
nhất”.
Ví dụ: Trong vật lý khi thực hiện sự trừu tượng, người ta bỏ hóa học, sinh học, giữ lại cái
vật lý. Còn toán học thì trừu tượng tất cả các thuộc tính chất lượng, chỉ giữ lại các thuộc
tính quan hệ số lượng và hình thức không gian.
- Trừu tượng của toán học là sự trừu tượng liên tiếp nhau, hình thành sự trừu tượng
của trừu tượng.
Ví dụ: Về dãy số.
QHSL Tr.tượng Lần 1 Số tự nhiên
HTKG

HH Ơclít

Số hữu tỷ
HH Rêman

Số thực

Số phức.

HH Tôpô.


- Trong toán học người ta sử dụng trừu tượng về tính thực hiện được cái vô hạn. Ví
dụ các khái niệm vô hạn thực tại và vô hạn tiềm năng.
- Trong trừu tượng toán học phần lớn sử dụng các khách thể lý tưởng.


3
Ví dụ: Các khái niệm: “điểm”, “đường”, “mặt phẳng” của hình học Ơclít là những khách
thể lý tưởng, vì chúng được tạo ra thông qua lý tưởng hóa, trong thực tế không có điểm,
đường, mặt phẳng như được hình học này nghiên cứu.
- Trong toán học nhiều hệ thống trừu tượng khi xuất phát từ thực tiễn hoặc nhu cầu
nội tại của toán học thì không nhất thiết phải quay lại với kinh nghiệm.
(nói cách khác: trong toán học không nhất thiết phải kiểm tra bằng thực tiễn).
c. Ý nghĩa của vấn đề trong nghiên cứu, giảng dạy triết học?
(Tự nghiên cứu)
Câu 2. Mối quan hệ giữa thời gian, không gian và vận động trong vật lý học
hiện đại; ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề.
Vật lý học ra đời muộn hơn toán học nhưng đã có những bước phát triển rực rỡ.
Vật lý học là khoa học thực sự với dấu mốc Galilê (1564 - 1642) có các công trình
nghiên cứu thực nghiệm về cơ học. Từ đó đến nay nó đã có nhiều phát triển về tốc độ,
rộng về đối tượng nghiên cứu. Nó được chia thành hai thời kỳ cơ bản: vật lý học cổ
điển và hiện đại. Cơ sở phân chia là vật lý học cổ điển nghiên cứu thế giới vĩ mô còn
vật lý học hiện đại (cuối thế kỷ XIX đến nay) nghiên cứu thế giới vi mô. Trong vật lý
học hiện đại, mối quan hệ giữa thời gian, không gian và vận động càng chứng minh
tính đúng đắn của quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất và các phương
thức tồn tại của vật chất (trong cả thế giới vi mô).
Trong đời sống con người có quan hệ với thế giới xung quanh ; có nhu cầu tìm hiểu,
nhận thức về thế giới xung quanh. Vì vậy con người cần phải hiểu rõ bản chất của thế giới
là gì và thế giới tồn tại như thế nào? Khoa học tự nhiên đã chứng minh rằng :Thế giới
xung quanh, từ những vật vô cùng nhỏ, đến những vật vô cùng lớn, từ tự nhiên đến xã hội,

từ hữu sinh đến vô sinh, từ thực vật đến động vật có cùng bản chất là vật chất và thống
nhất với nhau bởi bản chất ấy. Vậy bản chất của thế giới tự nhiên là vật chất. Ănghen cho
rằng tính thống nhất thực sự của thế giới là tính vật chất của nó và tính vật chất này đã
được chứng minh bằng sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự
nhiên, trong đó có vật lý học.
Triết học trong vật lý học còn được thể hiện rất nhiều trong quan niệm về vật chất
và vận động. Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất là một phương thức tồn tại của vật
chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất. Vận động bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và
mọi quá trình diển ra trong vũ trụ; kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy. Vận
động là một phương thức tồn tại của vật chất. Vận động trong vật lý học là biểu hiện sinh
động quan niệm triết học về vận động. Bất kỳ sự vận động nào cũng gắn liền với sự
thay đổi vị trí nào đó, dù là sự thay đổi vị trí của các thiên thể, của những phân tử,
nguyên tử hay những hạt ete. Hình thức vận động càng cao bao nhiêu thì sự thay đổi vị


4
trí càng nhỏ bấy nhiêu, Sự thay đổi vị trí không tách rời khỏi sự vận động. Do đó khi
nghiên cứu về sự vận động thì ta cần phải nghiên cứu sự thay đổi vị trí của vật chất.
Khoa học tự nhiên hiện đại đã phải mượn của triết học luận điểm về tính không thể
tiêu diệt được của vận động, không có luận điểm này thì khoa học tự nhiên không thể hình
thành được. Nhưng vận động của vật chất không phải là vận động cơ giới thô sơ, một sự
đổi chổ đơn giản, mà đó là nhiệt và ánh sáng, là điện áp và từ áp, là sự hóa hợp và phân
giải hóa học, là sự sống và cuối cùng là ý thức. Chúng ta cần phải hiểu tính chất bất diệt
của vận động không chỉ đơn thuần ở mặt số lượng mà cần phải hiểu về mặt chất lượng.
Vận động không phải chỉ là sự thay đổi về vị trí mà cả sự thay đổi về tư thế, mức độ, tính
chất và số lượng. Vận động của vật làm thay đổi về “tư thế” như một vật quay xung quanh
một trục hay một điểm cố định nào đó, khi đó vật không thay đổi vị trí từ nơi này đến nơi
khác mà tư thế của vật bị thay đổi. Có những sự vận động mà ta không thể quan sát được,
đó là vận động của các hạt vi mô, như các electron trong nguyên tử chẳng hạn, một
nguyên tử có thể mất bớt hay thêm vào nhiều hơn số electron bên ngoài hạt nhân, đó là sự

vận động thay đổi về số lượng của vật chất. Ngoài ra còn có những vận động làm thay đổi
về tính chất của vật, như nước chẳng hạn, ở các nhiệt độ khác nhau sẽ tồn tại ở các dạng
khác nhau, nước có thể ở thể rắn khi nhiệt độ dưới 00c , ở thể lỏng khi nhiệt độ lớn hơn 00c
và nhỏ hơn 1000c, ở thể hơi khi nhiệt độ lớn hơn 100 0c. Điều đó cho ta thấy rằng vật chất
luôn vận động, biến đổi, và tồn tại ở những dạng khác nhau.
Vận động còn được thể hiện dưới hình thức chuyển hóa, sinh ra và mất đi của các
chất. Một vật chất mà sự thay đổi vị trí một cách thuần túy cơ giới có chứa đựng trong
mình nó cái khả năng chuyển hóa, trong những điều kiện thuận lợi, thành nhiệt, điện, tác
dụng hóa học, sự sống, nhưng lại không có khả năng tạo ra được những điều ấy từ bản
thân nó.
Như vậy, triết học Mác khẳng định rằng: bản chất của thế giới tự nhiên là vật chất.
Thế giới vật chất luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng. Hai điều cơ bản này mang
tính khách quan; là thuộc tính vốn có của mỗi sự vật, hiện tượng, không phải do suy tưởng
và tôn giáo. Vật lý học cổ điển và hiện đại đã chứng minh quan điểm triết học duy vật là
hoàn toàn đúng đắn và thừa nhận đây là chân lý khoa học. Vật lý học tìm hiểu, mô tả, và
xem vận động và biến đổi là quy luật cơ bản, là nguồn gốc của sự phát triển.Vì vậy dưới
sự chỉ đường của chủ nghĩa duy vật, vật lý học đã đạt những thành tựu to lớn, sâu sắc: nó
mở ra kỷ nguyên cho sự nghiên cứu về bản chất, cấu trúc... của vật chất từ bên trong đến
bên ngoài của những vật thể nhỏ nhất đến các vât siêu vĩ mô trong vũ trụ. Nhờ vào tri thức
vật lý, con người đã chiếm lĩnh từ bản thân sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên, mà con
người đã nghiên cứu cấu trúc thành phần cấu tạo và quy luật vận động bên trong của vật
thể. Với những thành tựu ấy vật lý học đã khẳng định tính đúng đắn, sự vững vàng trong
quan điểm của chủ nghĩa duy vật, và cho ta thấy được mối quan hệ mật thiết giữa vật lý và
triết học.


5
Triết học duy vật biện chứng khẳng định vận động là phương thức tồn tại của vật
chất và vật chất không tồn tại ở đâu ngoài không gian và thời gian. Không gian, thời gian
và vận động thống nhất với nhau trong thế giới vật chất, cả vĩ mô và vi mô. Vật lý học

hiện đại nghiên cứu về thế giới vi mô và đã chứng minh đó là đúng đắn. Hai lý thuyết trụ
cột của vật lý hiện đại miêu tả các khái niệm về không gian, thời gian và vật chất khác với
bức tranh miêu tả của vật lý cổ điển. Cơ học lượng tử miêu tả các hạt rời rạc, bản chất của
nhiều hiệu ứng cấp nguyên tử và hạ nguyên tử, chi phối bởi nguyên lý bất định và lưỡng
tính sóng hạt. Thuyết tương đối miêu tả các hiện tượng xảy ra trong những hệ quy
chiếu khác nhau chuyển động so với người quan sát; trong đó thuyết tương đối hẹp miêu tả
các hệ quy chiếu chuyển động quán tính và thuyết tương đối tổng quát miêu tả hệ quy
chiếu chuyển động gia tốc và tương tác hấp dẫn là do độ cong của không thời gian. Quan
niệm của vật lý hiện đại về không gian và thời gian thống nhất với quan niệm đúng đắn về
không gian và thời gian của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Quan niệm về không gian, thời gian và vận động của Vật lý học hiện đại đã chiến
thắng quan niệm siêu hình trong vật lý học cổ điển. Niu tơn cho rằng có không gian và
thời gian tuyệt đối nhưng tách rời nhau, không có liên hệ gì với vật chất và vận động.
Đồng thời không gian tuyệt đối là trống rỗng, hoàn toàn không có liên hệ gì với các sự vật
chứa trong đó, luôn đồng chất và đẳng hướng. Thời gian tuyệt đối cũng không có liên hệ
gì với các sự vật cùng các vận động và biến đổi của chúng; thời gian luôn trôi chảy một
cách đều đặn từ quá khứ đến tương lai. Quan niệm trên đã thống trị suốt thời kỳ cổ điển và
dẫn đến cuộc khủng hoảng trong vật lý học cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Phải có phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì quan niệm đúng đắn về không gian, thời
gian mới được xác lập. Đó là quan niệm không gian và thời gian là những hình thức tồn tại
của vật chất vận động, tính không thể tách rời giữa không gian, thời gian với vật chất và
tính thống nhất hữu cơ của không gian, thời gian và vận động.
Ý nghĩa của vấn đề:
- Quan điểm của vật lý học là cơ sở để triết học khái quát các luận điểm duy vật về
thế giới.
- Triết học duy vật biện chứng chính là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa
học để vật lý học vượt qua khủng hoảng, có nhiều phát minh quan trọng và đúng đắn, nhất
là quan điểm về không gian và thời gian là những hình thức tồn tại của vật chất vận động,
tính không thể tách rời giữa không gian, thời gian với vật chất và tính thống nhất hữu cơ
của không gian, thời gian và vận động.

- Quan niệm của vật lý học hiện đại về không gian, thời gian và vận động trong thế giới
vi mô càng chứng minh sâu sắc và tính triệt để, đúng đắn các quan điểm của triết học duy vật
biện chứng về vật chất và vận động, không gian và thời gian.
- Việt Nam phát triển đất nước cần phát triển cả vật lý học và triết học Mác – Lênin
xuất phát từ mối quan hệ gắn bó tự thân giữa chúng./.


6
Câu 3. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; giữa
phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình trong vật lý học hiện đại; ý nghĩa
phương pháp luận của vấn đề
Quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên là một tất yếu khách quan do nhu cầu
phát triển của cả hai. Triết học không thể phát triển nếu không có khoa học tự nhiên và
ngược lại. Những thành tựu mà khoa học tự nhiên đạt được dù muốn hay không cũng phải
tiến tới các kết luận chung về triết học hoặc dựa trên một nền tảng triết học thực sự khoa
học. Do vậy, nghiên cứu các vấn đề triết học trong khoa học tự nhiên là một yêu cầu tự
thân của các nhà triết học Mác xít.
Do các nhà vật lý khác nhau có phương pháp và quan niệm khác nhau nên lịch sử
phát triển của vật lý học cũng là lịch sử đấu tranh giữa quan điểm duy vật với duy tâm,
biện chứng với siêu hình. Điều đó nói lên mối quan hệ biện chứng giữa triết học với vật lý
học cũng như khẳng định sự phát triển của vật lý học là quá trình tự thân.
Vật lý học ra đời muộn hơn toán học nhưng đã có những bước phát triển rực rỡ.
Vật lý học là khoa học thực sự với dấu mốc Galilê (1564 - 1642) có các công trình
nghiên cứu thực nghiệm về cơ học. Từ đó đến nay nó đã có nhiều phát triển về tốc độ,
rộng về đối tượng nghiên cứu. Nó được chia thành hai thời kỳ cơ bản: vật lý học cổ
điển và hiện đại. Cơ sở phân chia là vật lý học cổ điển nghiên cứu thế giới vĩ mô còn
vật lý học hiện đại (cuối thế kỷ XIX đến nay) nghiên cứu thế giới vi mô. Do cùng
nguồn gốc phát sinh nên bản thân triết học và vật lý học có mối quan hệ tự nhiên, gắn
bó. Do đó, vật lý học chịu nhiều ảnh hưởng của triết học đồng thời tác động trở lại triết
học khá sâu sắc. Về mặt triết học, cơ sở của vật lý cổ điển là chủ nghĩa duy vật siêu

hình còn vật lý học hiện đại là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Do đó, lịch sử phát triển
của vật lý học chứa đựng cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm,
giữa phương pháp biện chứng và siêu hình. Điều đó thể hiện rất rõ trong quan niệm về vật
chất và sự tồn tại của vật chất.
Có thể thấy cuộc đấu tranh trong vật lý học là một bộ phận của cuộc đấu tranh triết
học trong xã hội. Lịch sử cho thấy các trường phái triết học đối lập duy vật và duy tâm
luôn tìm mọi cách và mọi cơ hội để chứng minh học thuyết của mình là đúng và phản bác
học thuyết của đối phương và các thành tựu của vật lý học. Trong cuộc đấu tranh này thì
chủ nghĩa duy vật có lợi thế vì vật lý học cũng như các khoa học tự nhiên khác có bản chất
quán triệt tinh thần duy vật cơ bản, nghĩa là bao giờ cũng xuất phát từ tự nhiên và quay lại
kiểm nghiệm trong tự nhiên, dựa vào tự nhiên để giải thích tự nhiên. Tuy nhiên, một số
nhà vật lý học duy vật nhưng còn siêu hình nên hạn chế trong giải thích nguyên nhân của
nhiều hiện tượng. Do đó họ thường bị chủ nghĩa duy tâm lợi dụng để phản bác. Do đó,
song hành với nó chính là cuộc đấu tranh giữa hai phương pháp biện chứng và siêu hình
trong vật lý học.


7
Trước hết, hai phương pháp này thể hiện sự đấu tranh trong quan niệm về trạng thía
tồn tại của thế giới. Phương pháp siêu hình cho rằng thế giới tồn tại đứng im, cô lập, tách
rời, không có sự chuyển hóa thì phương pháp biện chứng khẳng định ngược lại. Các nhà
vật lý học có quan điểm biện chứng (nhất là vật lý học hiện đại) cho rằng thế giới tồn tại
trong mối quan hệ qua lại, luôn vận động và chuyển hóa. Quan điểm biện chứng gắn liền
với hiện thực và phản ánh đúng sự vận động phong phú và đa dạng của thế giới vật chất.
Thứ hai, sự đấu tranh được thể hiện trong cách tiếp cận nhận thức, dẫn đến 2
phương pháp nhận thức: trìu tượng - siêu hình và toàn bộ - biện chứng. Các phương pháp
này nhằm thực hiện những mục đích nhận thức khác nhau và đều được áp dụng trong cả
vật lý học cổ điển và hiện đại.
Chính cuộc đấu tranh triết học giữa phép biện chứng và phép siêu hình gắn với sự
chuyển biến từ vật lý học cổ điển đến hiện đại, với sự thay đổi đối tượng từ thế giới vĩ mô

sang vi mô. Các nhà vật lý học của thời kỳ cổ điển do đã thấm sâu quan điểm siêu hình
nên không thể hiểu và giải thích nổi một số hiện tượng của thế giới nên trượt dần sang chủ
nghĩa tương đối và sang chủ nghĩa duy tâm. Do đó, các nhà vật lý học chỉ duy vật triệt để
khi gắn liền với phương pháp biện chứng.
Nghiên cứu cuộc đấu tranh duy vật - duy tâm, siêu hình - biện chứng trong vật lý
học cho ta thấy rõ một số vấn đề sau:
- Điều đó nói lên mối quan hệ biện chứng giữa triết học với vật lý học. Có thể thấy
cuộc đấu tranh trong vật lý học là một bộ phận của cuộc đấu tranh triết học trong xã hội.
- Khẳng định sự phát triển của vật lý học là quá trình tự thân do sự đấu tranh trong
nội bộ các nhà vật lý học.
- Khẳng định ưu thê của chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng. Chỉ duy vật
và biện chứng mới duy vật triệt để.
Câu 4. Làm rõ sự vận động của các quy luật triết học trong sinh học hiện đại.
Ý nghĩa triết học và giá trị sinh học của vấn đề này?
Như chúng ta đã biết đối tượng của sinh học là nghiên cứu về cấu trúc, chức năng
của thế giới sống, một dạng vật chất phức tạp, đặc biệt có tổ chức cao, cụ thẻ là sinh học
chủ yếu nghiên cứu về cấu trúc và chức năng, quy luật hoạt động và sự phát triển của thế
giới sống, nhằm cải biến và điều khiển chúng phục vụ lợi ích cho con người.
Sinh học hiện đại nghiên cứu sự sống ở các cấp độ khác nhau từ thấp đến cao:
Cấp độ dưới cơ thể (phân tử, bào quan, tế bào, mô);
Cấp độ cơ thể (cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể);
Cấp độ trên cơ thể (quần thể, quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển).
Các quy luật của PBCDV được biểu hiện trong sinh học:


8
a. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (Quy luật ><)
* Vị trí
quy luật: … là hạt nhân của PBC, nó chỉ ra nguồn gốc, động lực cho sự vận động, phát
triển của thế giới.

* Khái quát quy luật:
Theo quan điểm DVBC: Sự vật là một thể thống nhất nhiều mặt khác nhau, trong đó
có ít nhất 2 mặt đối lập như: trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân; trong sinh học có
đồng hóa và dị hóa, biến dị và di truyền; trong xã hội tư bản có giai cấp vô sản và tư sản,
v.v... Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành
mâu thuẫn biện chứng. Khi các mâu thuẫn cơ bản được giải quyết mới có sự biến đổi và
phát triển. Quá trình này diễn ra liên tục và có tính chất phổ biến, nghĩa là nó diễn ra ở mọi
lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy mà nguồn gốc của sự phát triển là do sự đấu tranh của
các mặt đối lập, và tiến trình này là tất yếu, khách quan, là quy luật của sự vận động và
phát triển của mọi sự vật và hiện tượng.
* Quy luật này được biểu hiện trong sinh học:
- Ở cấp độ dưới cơ thể:
• Sự thống nhất của 2 mặt đối lập trong phân tử nước là: anion OH- và cation H+.
• Trong các muuoois khoáng là: anion HSO4, Cl- và cation K+, Na+...
• Trong cấu trúc của phân tử protein - cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là do sự
gắn kết giữa anion OH- trong nhóm cacboxyl của axit amin này với cation H + trong nhóm
amin của axit amin bên cạnh (gọi là liên kết pép tít), v.v...
• Trong cấu tạo của màng tế bào: Hai mặt đối lập đó là cấu trúc gram âm và gram
dương, nhờ cấu trúc đối lập này làm cho màng tế bào đảm nhiệm được chức năng bảo vệ
và đặc biệt là hấp thu có chọn lọc các chất dinh dưỡng.
Các mặt đối lập này (ion OH - và H+, tính ba zơ và tính axit của phân tử protein,
gram âm và gram dương của màng tế bào) luôn thống nhất với nhau để tạo thành một chất
mới, đồng thời nó chỉ ra nguồn gốc và động lực của sự vận động và phát triển là sự kết
hợp của 2 mặt đối lập trong thế giới sống. Hai mặt đối lập này luôn vận động trái ngược
nhau (>< với nhau) để điều hòa, cân bằng các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể sống,
cho nên mâu thuẫn của 2 mặt đối lập này là mâu thuẫn trong sự thống nhất với nhau, ở chỗ
cùng tồn tại trong một sự vật, hiện tượng đó là protein và axit nucleic, tế bào - cơ sở vật
chất chủ yếu của sự sống đã tạo nên tính đa dạng và phong phú của sinh giới. Việc giải
quyết đúng đắn vấn đề cấu trúc và chức năng của các phân tử protein và axit nucleic
(ADN và ARN) không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn lớn

lao.
- Ở cấp độ cơ thể:
• Đó là mâu thuẫn giữa 2 mặt “kiên định” và “dễ biến” của hiện tượng di truyền và
biến dị trong cơ thể sống. Trong đó di truyền biểu hiện tính ổn định, còn biến dị biểu hiện


9
tính hay biến đổi. Hai mặt đối lập này luôn mâu thuẫn trong sự thống nhất với nhau, ở
chỗ: Nhờ có 2 đặc tính kiên định của di truyền và dễ biến của biến dị mà giới sinh vật
ngày càng đa dạng và phong phú, thích nghi với điều kiện sống ngày càng thay đổi, đồng
thời vẫn giữ được các đặc điểm riêng của loài.
• Đó là đồng hóa và dị hóa trong quá trình trao đổi chất. Cơ thể chỉ tồn tại và phát
triển khi có quá trình trao đổi chất. Ở cây xanh đó là quá trình quang hợp và hô hấp.
Chúng diễn ra trái ngược nhau, nhưng lại có mối liê hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau
trong một quá trình trao đổi chất của cơ thể sống.
- Ở cấp độ trên cơ thể:
Sự thống nhất biện chứng giữa con người và môi trường (tự nhiên và xã hội) là tính
thống nhất vật chất của thế giới. Đó là nguyên lý quan trọng của triết học Mác- Lênin.
Khác với các quan niệm trước đó, triết học Mác đã nghiên cứu mối quan hệ giữa
con người với môi trường trong sự thống nhất hữu cơ giữa chúng, đồng thời cũng chỉ ra
sự khác nhau về chất giữa con người xã hội với tự nhiên. Điều đó có nghĩa là, xét về mặt
tiến hoá, con người có nguồn gốc từ tự nhiên, là con đẻ của tự nhiên, là sản phẩm cao
nhất của quá trình tiến hoá của thế giới vật chất. Sự tồn tại của bản tính tự nhiên trong
con người là một tất yếu khách quan (vì con người có nguồn gốc từ động vật). Và để tồn
tại phát triển, con người có đầy đủ những nhu cầu thiết yếu như bất kỳ một động vật cao
cấp nào khác (đói- ăn, khát- uống...), nên con người phải tuân thủ nghiêm ngặt những
quy luật sinh học như Đồng hoá- Dị hoá, Biến dị- Di truyền, Sinh- Lão- Bệnh- Tử...; về
mặt xã hội, con người là dạng vật chất đặc biệt có tổ chức cao, khác với loài vật con
người hoạt động có ý thức.
Như vậy, giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội của con người chính là sự biểu hiện của

2 mặt đối lập, 2 mặt đối lập này luôn mâu thuẫn nhưng lại tác động lẫn nhau, thống nhất
với nhau vì nó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người. Đặc biệt con người
và môi trường luôn có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau, ràng buộc nhau.
Mối quan hệ này trở thành nguyên lý thống nhất biện chứng giữa cơ thể và môi trường,
trong đó con người vừa là chủ thể tác động lên môi trường, vừa là người gánh chịu mọi
hậu quả do môi trường gây ra. Đây là ví dụ biểu hiện rất sinh động và rõ nét về mâu
thuẫn biện chứng của triết học Mác- Lênin.
Như vậy, cứ 2 mặt đối lập biểu hiện trong tự nhiên nói chung, ở các cấp độ của sinh
giới nói riêng tạo thành mâu thuẫn biện chứng, đấu tranh gay gắt và quyết liệt dẫn đến sự
chuyển hóa. Mâu thuẫn được giải quyết, SV cũ mất đi, SV mới ra đời. Sự vật mới ra đời
lại bao hàm mâu thuẫn mới, mâu thuẫn mới lại tiếp tục quá trình thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập.
Cứ như vậy, thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực cho
sự vận động, phát triển của thế giới, như Ăngghen đã viết: Sự sống cũng là một mâu thuẫn


10
tồn tại trong bản thân các sự vật và các quá trình, không ngừng tự nảy sinh và tự giải
quyết; và khi mâu thuẫn ấy chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết sẽ đến.
Thực tiễn chứng minh:
- Trong tự nhiên: …diễn ra từ vô cơ- hữu cơ- thực vật- động vật- con người.
- Trong XH: Xã hội loài người đã trải qua 5 HTKT-XH.
b. Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi
về chất và ngược lại (Quy luật lượng - chất)
* Vị trí quy luật: … chỉ ra phương thức, cách thức của sự vận động, phát triển của
các SVHT trong thế giới.
* Nội dung quy luật:
- Một số khái niệm liên quan:
+ Chất là một phạm trù TH dùng để chỉ tính quy định vốn có của các SVHT, là sự
thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu thành SVHT đó, nói lên SVHT đó là

gì, phân biệt nó với SV khác.
+ Lượng là phạm trù TH dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số
lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển đặc trưng cho sự vật ấy.
+ Độ? …chỉ giới hạn của sự thống nhất giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn mà
sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất.
+ Điểm nút? Là những điểm giới hạn mà tại đó khi thay đổi về lượng sẽ làm thay
đổi về chất. (Mỗi 1 độ được giới hạn bởi 2 điểm nút).
+ Bước nhảy? chỉ sự thay đổi về chất do sự thay đổi về lượng trước đó gây ra.
(Bước nhảy chứa điểm nút).
- Khái quát quy luật:
Mọi SVHT đều là sự thống nhất giữa chất và lượng. Cách thức biến đổi của SVHT
bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi dần dần về lượng, đến “Điểm nút” phá vỡ sự thống
nhất của “Độ” sẽ dẫn tới “Bước nhảy” chuyển hoá về chất của SV. Chất cũ mất đi, chất
mới ra đời; chất mới ra đời lại tạo điều kiện mới cho lượng phát triển. Cứ như vậy, sự vật,
hiện tượng trong thế giới luôn vận động, biến đổi và phát triển không ngừng.
* Quy luật này được biểu hiện trong sinh học:
- Ở cấp độ dưới cơ thể: Cách thức liên kết khác nhau sẽ tạo ra chất mới khác
nhau.
Ví dụ: + Cùng một phân tử đường gluco có công thức chung là: C 6H12O6 khi liên kết
2 phân tử đường gluco sẽ tạo thành đường sacaroza có công thức chung là: C12H22O12 nhưng


11
khi liên kết nhiều phân tử đường gluco ta sẽ được một chất mới, đó là tinh bột có công thức
chung là: (C12H22O12)n.
+ Quy luật này được thể hiện rõ nhất trong sinh học ở hiện tượng đột biến
gen. Đó là sự thay đổi về kiểu gen (những biến đổi về chất), sẽ dẫn đến sự biến đổi về kiểu
hình (những biến đổi gia tăng về mặt số lượng), tức là đã có sự ra đời của lượng mới dẫn
đến những biến đổi về chất mới (đó là gây ra hiện tượng biến đổi gen).
- Ở cấp độ cơ thể: Được thể hiện rõ trong quá trình tiến hóa của hệ thần kinh. Cấu

tạo phù hợp với chức năng là biểu hiện của lượng đổi - chất đổi.
- Ở cấp độ trên cơ thể: Mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật tạo nên quần thể sinh
vật phong phú.
Chẳng hạn, trong quan hệ cộng sinh cả 2 loài để có lợi khi cần thiết phải sống cùng
nhau như hải quỳ và cua biển. Nếu 2 loài này sống tách biệt thì rất khó bắt mồi để tồn tại
và phát triển, nhưng nếu cộng sinh lại với nhau (tức đã có biến đổi về lượng) thì việc bắt
mồi lại có hiệu quả hơn (đã có sự biến đổi về chất).
c. Quy luật phủ định của phủ định.
* Vị trí quy luật: … chỉ ra khuynh hướng, con đường phát triển của SVHT trong thế
giới.
* Khái quát nội dung quy luật:
Khuynh hướng chung của sự phát triển là quá trình cái mới phủ định cái cũ. Cái mới
vừa gạt bỏ cái cũ, vừa kế thừa những yếu tố hợp lý của cái cũ theo cơ chế chu kỳ phủ định
của phủ định để khẳng định sự tiến lên. Con đường tiến lên diễn ra theo đường “xoáy ốc”.
Như vậy, theo quan điểm triết học Mác- Lênin: Sự phát triển bao giờ cũng được
thực hiện thông qua nhiều lần phủ định biện chứng để đưa đến sự phát triển từ thấp đến
cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Sự phát triển diễn ra theo tính chu kỳ, từ khẳng định đến cái phủ định, đến phủ định
của phủ định.
Một chu kỳ phủ định ít nhất phải thông qua 2 lần phủ định cơ bản:
+ PĐCB lần 1: Dẫn đến sự ra đời của cái mới đối lập với cái ban đầu.
+ PĐCB lần 2: SV mới ra đời giường như trở lại cái ban đầu, nhưng trên cơ sở cao
hơn.
Con đường tiến lên của các SVHT không phải là bằng phẳng, mà quanh co, phức
tạp, giường như quay trở lại cái cũ ban đầu, nhưng cao hơn cái cũ.
Kết thúc 1 chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát 1 chu kỳ tiếp theo, và
đó là con đường “xoáy ốc” có tính chất tiến lên.
* Quy luật này được biểu hiện trong sinh học:



12
- Ở cấp độ dưới cơ thể:
Quá trình đồng hóa và dị hóa protein diễn ra trong tế bào của sinh vật có nhân thực
được biểu hiện ở sơ đồ sau:
Đồng hóa: Protein (thức ăn - chất ban đầu)
từng loại tế bào)
xây dựng cơ thể.

axit amin

protein (đặc trưng của

Dị hóa: Protein (trong cơ thể)
chuyển hóa thành axit hữu cơ
thể hoạt động và chất bả thải ra ngoài theo hệ bài tiết.

ATP cho cơ

Như vậy, protein(của thức ăn)
axit amin
protein (đặc trưng của tế bào) phải
trải qua nhiều lần phủ định, mỗi một lần phủ định là chất cũ không còn, nghĩa là chất cũ ấy
(protein của thức ăn) đã được thay thế bằng chất mới hơn (protein đặc trưng của tế bào),
khác hẳn về chất so với chất ban đầu. Kết quả phủ định này lại được một protein có chất
mới hơn protein ban đầu (của thức ăn). Đây là ví dụ sinh động chứng minh cho sự phủ
định biện chứng của sinh giới ở cấp độ dưới cơ thể.
- Ở cấp độ cơ thể: Hạt thóc

Cây lúa


Hạt thóc (nhiều hạt thóc).

Ví dụ trên cho thấy, từ sự khẳng định ban đầu (hạt thóc ban đầu), trải qua sự phủ
định lần thứ nhất (cây lúa phủ định hạt thóc) dẫn đến sự ra đời của cái mới đối lập với cái
ban đầu (tức cây lúa đối lập với hạt thóc), và sự phủ định lần thứ hai (những hạt thóc mới
phủ định cây lúa) sự vật mới ra đời giường như quay trở lại cái ban đầu, nhưng trên cơ sở
cao hơn (số lượng hạt thóc nhiều hơn, chất lượng hạt thóc cũng sẽ thay đổi song ta khó
nhận thấy).
- Ở cấp độ trên cơ thể: Biểu hiện ở quá trình tiến hóa của sinh vật thông qua hàng
chuỗi các phủ định nối tiếp nhau. Mỗi lần phủ định là một lần sinh vật có thêm những đặc
tính mới.
Ý nghĩa triết học và giá trị sinh học của vấn đề này?
Như chúng ta đã biết: Quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong,
được lặp đi lặp lại nhiều lần. Nó quyết định khuynh hướng vận động, phát triển của sự
vật, hiện tượng trong thế giới.
Trong tự nhiên cũng như trong xã hội và trong tư duy, quy luật hình thành mang
tính khách quan, tất yếu, phổ biến; không ai có thể tạo ra quy luật, cũng như không ai hủy
bỏ được quy luật. Quy luật tồn tại không phụ thuộc vào ý muốn con người và cũng không
phụ thuộc vào chỗ con người có nhận thức được hay không nhận thức được quy luật. (Ví
dụ)
Đặc điểm này thể hiện tính thống nhất giữa QLTN và QLXH, bởi xét đến cùng thì
XH là một bộ phận của tự nhiên, là sản phẩm của giới tự nhiên.


13
Đối với lĩnh vực đặc thù của xã hội, quy luật được hình thành và biểu hiện thông
qua hoạt động có ý thức của con người; mang tính xu hướng; tồn tại và tác động trong
những điều kiện nhất định, nó mang tính lịch sử và cụ thể.
Vì vậy, con người phải có tư duy khái quát hóa, trừu tượng hóa, đòi hỏi phải biết
phân tích cụ thể một tình hình cụ thể. Nếu không khái quát hóa, trừu tượng hóa, sẽ không

thấy được bản chất để tác động thúc đẩy SVHT phát triển.
Mặt khác, chúng ta thấy rằng, sự phát triển của giới sinh vật là vô cùng phong phú
và đa dạng, tuy nhiên sự vận động của chúng đều phải tuân theo các quy luật nhất định.
Do đó, việc nhận thức các quy luật cơ bản cũng như cơ chế vận động của sinh giới có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn, giúp cho con người có phương pháp đúng đắn và hiệu
quả trong việc tác động đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật, từ đó nhằm mục đích
phục vụ tốt hơn cho đời sống của con người. Đồng thời, qua việc nghiên cứu các hiện
tượng trong giới hữu cơ đã góp phần củng cố những giá trị thực tiễn của các quy luật cơ
bản trong triết học./.
Câu 5. Tất nhiên và ngẫu nhiên trong toán học; Ý nghĩa phương pháp luận của
vấn đề.
Triết học trong toán học được xuất phát từ đối tượng của toán học. Chúng ta thấy
rằng các khái niệm và lý thuyết toán học đều là sự phản ánh những thuộc tính và những
quan hệ của thế giới. Theo Ph. Ăng- ghen, “toán học thuần túy có đối tượng của mình, các
hình thức không gian và các quan hệ số lượng của thế giới hiện thực” [2, tr. 37]. Như vậy,
đối tượng hiện thực của toán học chính là các quan hệ số lượng (số học) và các hình thức
không gian (hình học) tồn tại trong tất cả các hình thái vận động của vật chất. Lịch sử phát
triển của toán học đã chứng minh điều đó.
Ở thời kỳ hình thành, bắt đầu từ đầu thời kỳ cổ đại đến thế kỷ VI trước công
nguyên, đã xuất hiện các khái niệm đầu tiên của toán học là số và hình. Các khái niệm này
ra đời bắt nguồn từ những đòi hỏi của cuộc sống. Các quan hệ số lượng và hình thức
không gian mang đặc trưng là gắn với các khách thể cụ thể, do đó còn ở trình độ tri thức
kinh nghiệm. Các quan hệ số lượng và hình thức không gian chỉ được trìu tượng hóa khỏi
các khách thể trong hiện thực sau đó cho đến thế kỷ XVII. Đây là thời kỳ phát triển của
toán học về các đại lượng bất biến và toán học trở thành khoa học lý thuyết trìu tượng. Và
các thời kỳ sau cho đến ngày nay toán học đã có những phát triển to lớn. Từ R. Đềcác đến
N. I. Loobasepxki đã phát triển những cấu trúc toán học cùng mở rộng chiều không gian
thành vô hạn. Nhờ đó, toán học càng gắn chặt với triết học, bổ sung cho nhau ở phương
pháp trìu tượng, hệ thống – cấu trúc và quan niệm về không gian.
Bàn về triết học trong toán học không thể bỏ qua nội dung tất nhiên và ngẫu nhiên

trong toán học. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì tất nhiên và ngẫu
nhiên đều tồn tại khách quan, là sự thống nhất của những mặt đối lập, chúng không tồn tại


14
cô lập mà gắn bó biện chứng trong thể thống nhất. Tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi
cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên. Ngược lại, ngẫu nhiên là hình thức của cái tất
nhiên. Và như vậy, toán học cũng giải quết mối quan hệ này, coi cái tất nhiên như là cái
hợp quy luật, đó là toán học về những đại lượng bất biến. Còn ngẫu nhiên được nghiên
cứu qua các ngành khoa học toán học như lý thuyết thống kê, xác suất.
Qua nghiên cứu các đại lượng ngẫu nhiên, lý thuyết xác suất đã phản ánh một cách
phi mâu thuẫn những hiện tượng ngẫu nhiên bằng các công cụ toán học. Đó là chúng ta có
thể xác định được tất nhiên, tính quy luật của biến cố ngẫu nhiên khi nghiên cứu đám
đông, các biến cố và các phép thử. Đồng thời ta cũng có thể hiểu được quy luật vận động
chung của một tập hợp tuy chưa hiểu từng thành phần trong tập hợp đó. Cụ thể như sau:
Khi một phép thử được thực hiện thì có thể xảy ra nhiều hiện tượng hay kết cục
khác nhau, các hiện tượng hay kết cục đó gọi là các biến cố. Tập hợp tất cả các biến cố gọi
là không gian biến cố. Các biến cố nào không phân chia được gọi là biến cố cơ bản (sơ
cấp). Tập hợp các biến cố cơ bản gọi là không gian các biến cố cơ bản. Định nghĩa xác
xuất cho rằng: giả sử biến cố A được phân chia thành A= A1+ A2+… + Am trong đó n là
biến cố đầy đủ A1, A2, … An của một phép thử nào đấy có cùng khả năng xuất hiện thì
xác suất biến cố A là: P(A) = m/n. Như vậy, chúng ta có thể thấy được tính quy luật của
các biến cố ngẫu nhiên bằng lý thuyết xác suất như trên.
Lý thuyết thống kê cùng với xác suất cũng làm sáng tỏ về các đại lượng ngẫu
nhiên. Khi lặp lại nhiều lần, n là số lần được lặp lại, cho A là biến cố xuất hiện hay không
xuất hiện khi thực hiện, m là số lần A xuất hiện n lần lặp lại khi có xác suất của A là tần
suất xuất hiện của A. Ta có: (A) = m/n. Như vậy, bằng công cụ toán học, chúng ta có thể
hiểu rõ hơn vấn đề tất nhiên và ngẫu nhiên trong triết học tuy đó chỉ mang tính xác suất
chứ chưa hẳn đã chính xác tuyệt đối.
Tóm lại, vấn đề tất nhiên và ngẫu nhiên trong toán học càng chứng minh sâu sắc

tính đúng đắn trong quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa tất
nhiên và ngẫu nhiên. Tất nhiên và ngẫu nhiên luôn tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với
nhau: tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên; còn
ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên, bổ sung cho tất nhiên. Tất nhiên bao giờ cũng
vạch đường đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên, bởi vì tất nhiên bao giờ cũng là
khuynh hướng chủ đạo của sự phát triển, khuynh hướng này không tồn tại thuần tuý mà bộc
lộ ra dưới một hình thức ngẫu nhiên nào đó so với chiều hướng chung. Cái ngẫu nhiên cũng
không tồn tại thuần tuý, nó là hình thức thể hiện của tất nhiên, gắn chặt với tất nhiên, có thể là
cái tất nhiên đang được che dấu. Do đó, không được tuyệt đối hóa bất cứ yếu tố nào mà cần
quan tâm cả yếu tố tất nhiên và ngẫu nhiên.
Toán học là khoa học tự nhiên ra đời từ rất sớm, có trước cả triết học và một số
khoa học tự nhiên khác. Toán học có mối quan hệ gắn bó tự nhiên với triết học và giúp
con người nhận thức và cải tạo thế giới tốt hơn. Giữa toán học và triết học vừa có nét
tương đồng vừa có những đặc điểm riêng nên bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau cùng phát


15
triển. Cách tiếp cận trìu tượng hóa và phương pháp tiếp cận hệ thống – cấu trúc đang là
phương pháp phổ biến trong khoa học và cuộc sống do cả triết học và khoa học mang lại.
Cùng với toán học, nghiên cứu các vấn đề triết học trong toán học, nhất là về tất nhiên và
ngẫu nhiên cũng đem lại nhiều bổ ích trong nhận thức và đổi mới tư duy hiện nay.
Từ quan niệm về phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên trong toán học cũng như triết
học chúng ta cần nắm bắt đầy đủ cái ngẫu nhiên, tìm ra cái tất nhiên để nhận thức đầy đủ
và cải tạo thế giới. Quân sự là vương quốc của những cái ngẫu nhiên nên người chỉ huy
cần có các phương án dự phòng linh hoạt, nắm vững những nguyên tắc phương pháp luận
để chỉ đạo thích hợp và giành thắng lợi./.
Câu 6. Những vấn đề triết học trong nguyên lý bổ sung và nguyên lý tương ứng
của N.Bo; ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề.
1. Nguyên lý bổ sung của N.Bo
a. Nguyên lý bổ sung của N.Bo (xây dựng năm 1927)

Để hiểu được nguyên lý bổ sung của N.Bo, chúng ta cần chú ý mấy điểm sau:
- Trong các thí nghiệm với các vi thể, người quan sát không nhận thấy được các
thông tin về các thuộc tính của đối tượng nghiên cứu coi như hoàn toàn cô lập - điều này
không bao giờ có được, vì nhận thức là nhận thức quan hệ - mà các thuộc tính trong mối
quan hệ với một hoàn cảnh, một môi trường cụ thể, bao gồm cả dụng cụ đo lường.
- Các thông tin thu được trong những điều kiện khác nhau, mặc dù mâu thuẫn với
nhau, nhưng phản ánh các mặt khác nhau của cùng một thực thể được nghiên cứu.
Từ các quan điểm này N.Bo đã đi đến nguyên lý bổ sung nói rằng: Khi chúng ta
đứng trước những hiện tượng mâu thuẫn với nhau, là chúng ta tiếp cận với những mặt
khác nhau nhưng đều quan trọng của cùng một tập hợp các dữ kiện về đối tượng nghiên
cứu. Các mặt mâu thuẫn đó cần được bổ sung cho nhau, và như vậy với một quan niệm
đầy đủ hơn về những thuôc tính của đối tượng.
Vào thời điểm đó (cuối những năm 30) nguyên lý bổ sung của N.Bo đã có một vai
trò to lớn trong việc nhận thức các khái niệm phản ánh những thuộc tính mâu thuẫn với
nhau - là một nhiệm vụ rất khó đối với các nhà khoa học chịu ảnh hưởng sâu sắc của quan
điểm siêu hình và chưa biết đến logic học biện chứng. Ngày nay, những người đã nắm
được phép biện chứng và áp dụng logic biện chứng trong nhận thức các khái niệm, thì sẽ
khắc phục được khó khăn nói trên một cách dễ dàng.
b. Nguyên lý tương ứng (Do N.Bo xây dựng và ứng dụng năm 1913, công bố năm
1918)
* Định nghĩa:


16
Nguyên lý tương ứng là biểu hiện dưới dạng cụ thể mối liên hệ nội tại và tính kế
thừa trong sự phát triển của các nguyên lý vật lý.
* Ý nghĩa của sự tương ứng:
Đó là sự tương ứng giữa các lý thuyết cổ điển và lượng tử về cùng một hệ thống vật
chất; do cùng phản ánh một bản chất chung, nên tuy có những biểu hiện bên ngoài khác
nhau có thể chuyển hóa qua lại, và ở điểm nút thì có biểu hiện giống nhau.

* Mấy vấn đề triết học:
- Quy luật chi phối nguyên lý tương ứng là quy luật lượng - chất. Cụ thể: Khi lượng
của yếu tố chi phối vượt qua một “độ” nào đó, thì “chất” của lượng thay đổi, chuyển
sang một “chất” đối lập.
- Để giải thích nguồn gốc của sự chuyển biến các mặt đối lập trong các khái niệm,
các lý thuyết vật lý, cần vận dụng cặp phạm trù bản chất - hiện tượng, với quan niệm là
bản chất có nhiều cấp – như Lênin đã đề cập ( tập 18, tr268).
- Nguyên lý tương ứng là chứng minh về mặt vật lý quan điểm duy vật biện chứng
về chân lý tương đối, tuyệt đối, cụ thể./.
Câu 7. Mối quan hệ giữa triết học và sinh học trong tiến trình lịch sử tự nhiên.
Ý nghĩa triết học và giá trị sinh học của mối quan hệ này?
- TH là khoa học nghiên cứu những mối liên hệ, những quy luật chung nhất của tự
nhiên, xã hội và tư duy.
- Sinh học là khoa học nghiên cứu các mối liên hệ, quy luật về cấu trúc và chức
năng của thế giới sống trong tự nhiên, mà thế giới sống là một phần quan trọng của tự
nhiên.
Cho nên trong lịch sử tự nhiên, sinh học là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời
triết học. Biểu hiện:
- Thời cổ đại: Sinh học là một bộ phận của triết học, các nhà sinh học đồng thời là
nhà triết học. Ví dụ như Arixtốt.
+ Điển hình ở Ấn Độ cổ đại: Trào lưu Cha-sơ-vác coi vật chất là 4 yếu tố: ĐấtNước- Lửa- Không khí.
+ TQ cổ đại: Thuyết “Ngũ hành” coi vật chất là 5 yếu tố: Kim- Mộc- Thuỷ- HỏaThổ.
+ Hy Lạp cổ đại coi vật chất là Nước (Ta-lét); Lửa (Hê-ra-clít); Nguyên tử (Đê-môcrít).


17
- Thời trung cổ: Nhiều nhà tư tưởng và sinh học phương Đông thời kỳ này đã đi
đến CNDV một cách tự nhiên và trong lập luận của họ đã có những yếu tố biện chứng mặc
dù chỉ là tự phát, như vấn đề sống và chết.
- Thời kỳ phục hưng và cận đại ở phương Tây:

Thế kỷ 15, sinh học tách khỏi triết học trở thành một khoa học độc lập và bắt đầu
phát triển, đã phản ánh tương đối đúng đắn hơn thế giới hữu cơ theo quan điểm tiến bộ tư tưởng biện chứng, đã góp phần đẩy lùi những quan niệm thần bí về vấn đề nguồn gốc,
bản chất của sự sống và củng cố thêm thế giới quan triết học duy vật, chuẩn bị cho sự
thắng lợi của những quan điểm sinh học duy vật ở thế kỷ 19. Chủ nghĩa duy tâm đa
xkhoong còn giữ vị trí như trước nữa, đồng thời sinh học được nâng lên một trình độ khoa
học cao hơn - duy vật biện chứng.
- Từ khi chủ nghĩa Mác xuất hiện cho đến nay:
+ Triết học ra đời dựa trên 3 phát minh vạch thời đại (Học thuyết về cấu tạo của tế
bào do 2 nhà bác học người Đức là: và S.van và S.lây-đen xây dựng nên vào năm 18381839; Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lômônôxốp, sau đó nhà vật lý học
người Anh là Pha-ra-đây chứng minh bằng thực nghiệm; Học thuyết tiến hóa của S.Đácuyn,
nhà bác học vĩ đại người Anh)
+ Ngược lại từ khi ra đời, chủ nghĩa Mác lại trở thành vũ khí sắc bén cho việc
nghiên cứu giới tự nhiên, thúc đẩy khoa học tự nhiên nói chung, sinh học nói riêng tiếp
tục phát triển. Bởi vì, nếu không có cơ sở duy vật vững chắc thì không thể có một khoa
học tự nhiên nào.
+ Sinh học chỉ thực sự trở thành khoa học khi quán triệt được tư tưởng DVBC,
ngược lại triết học chỉ trở thành DV và BC khi chỉ ra được dẫn liệu qua các khoa học,
trong đó có sinh học làm căn cứ xác đáng cho kết luận mang tính triết học.
+ Triết học và sinh học luôn nương tựa vào nhau, là cơ sở, hỗ trợ cho nhau, thống
nhất với nhau trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan.
Ý nghĩa triết học
và giá trị sinh học của mối quan hệ này?
Như đã phân tích ở trên, người nghiên cứu triết học cũng phải hiểu sinh học và
ngược lại./.
Câu 8. Những vấn đề triết học trong Cơ học lượng tử và Lý thuyết trường
lượng tử; ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề.
Vật lý học ra đời với tư cách là khoa học thực sự với dấu mốc Galilê (1564 1642) có các công trình nghiên cứu thực nghiệm về cơ học. Từ đó đến nay nó đã có
nhiều phát triển về tốc độ, rộng về đối tượng nghiên cứu. Nó được chia thành hai thời
kỳ cơ bản: vật lý học cổ điển và hiện đại. Cơ sở phân chia là vật lý học cổ điển nghiên
cứu thế giới vĩ mô còn vật lý học hiện đại (cuối thế kỷ XIX đến nay) nghiên cứu thế



18
giới vi mô. Do cùng nguồn gốc phát sinh nên bản thân triết học và vật lý học có mối
quan hệ tự nhiên, gắn bó. Do đó, vật lý học chịu nhiều ảnh hưởng của triết học đồng
thời tác động trở lại triết học khá sâu sắc. Về mặt triết học, cơ sở của vật lý cổ điển là
chủ nghĩa duy vật siêu hình còn vật lý học hiện đại là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Do
đó, nghiên cứu những vấn đề triết học trong Cơ học lượng tử và Lý thuyết trường lượng
tử của vật lý học hiện đại sẽ cho ta hiểu rõ hơn về chủ nghĩa duy vật biện chứng và
ngược lại.
Cơ học lượng tử là ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc, thuộc tính và quy luật
vận động của thế giới vi mô. Qua đó chúng ta thấy nổi lên 3 vấn đề triết học tiêu biểu:
tính khách quan của các hiện tượng vi mô, hoạt động của nguyên lý nhân quả và tiêu
chuẩn thực tiễn của chân lý.
Trước hết là tính khách quan của các hiện tượng vi mô là bằng chứng chứng
minh cho tính khách quan của thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan
được chứng minh bằng cơ học cổ điển (thế giới vĩ mô) nhưng chỉ khi Cơ học lượng tử
ra đời thì nó mới được chứng minh toàn vẹn, đúng cả trong thế giới vi mô. Các hiện
tượng vi mô không thể trực quan được mà phải dựa vào các suy luận lôgic và trìu tượng
toán học. Khi hai lý thuyết đi bằng hai con đường lý luận khác nhau nhưng cho kết quả
như nhau và được thực nghiệm xác nhận. Với quan điểm duy vật và biện chứng chúng
ta thấy rằng thế giới vật chất, cả vĩ mô và vi mô đều tồn tại khách quan.
Cơ học lượng tử còn cho ta thấy hoạt động của nguyên lý nhân quả và tiêu chuẩn
thực tiễn của chân lý trong thế giới vi mô. Thế giới vi mô không thể quan sát trực tiếp
bằng mắt thường mà phải qua các công cụ trong phòng thí nghiệm. Khi bằng các thao
tác logic và trìu tượng toán học cho kết quả và được thực nghiệm xác nhận là chứng tỏ
chân lý trong thế giới vi mô cũng được kiểm nghiệm bằng thực tiễn, thực nghiệm.
Nguyên lý nhân quả không chỉ được khẳng định trong thế giới vĩ mô mà còn đúng
trong cả thế giới vi mô. Đặc điểm của thế giới vi mô không cho phép áp dụng quan
niệm nhân quả cổ điển mà phải áp dụng nhân quả biện chứng. Sự tác động lẫn nhau

giữa các vi thể trong kết quả có hai trường hợp. Một là đối với cá thể thì kết quả không
có tính xác định động lực, đơn trị mà có tính xác xuất. Hai là, đối với số lớn, kết quả có
tính xác định, thống kê. Như vậy, với Cơ học lượng tử thì nguyên lý nhân quả vẫn phù
hợp cả trong thế giới vi mô. Điều này càng được sáng tỏ với Lý thuyết trường lượng tử
của vật lý học hiện đại.
Lý thuyết trường lượng tử của vật lý học hiện đại là lý thuyết nghiên cứu về các hạt
cơ bản. Lý thuyết trường lượng tử ra đời sau Cơ học lượng tử để khắc phục hạn chế của
Cơ học lượng tử khi nó coi các hạt là không biến hóa và không thể áp dụng Cơ học lượng
tử để nghiên cứu ở vùng năng lượng cao. Lý thuyết trường lượng tử cho ta thấy rất nhiều
vấn đề triết học được làm sáng tỏ. Đó là quan niệm về tính vô cùng, vô tận của thế giới,
quan hệ vận động và đứng yên và tính phổ biến của nguyên lý nhân quả. Qua nghiên cứu
sự biến hóa của các hạt và cấu trúc của chúng, Lý thuyết trường lượng tử đã phát hiện ra


19
điện động lực học lượng tử, sắc động lực lượng tử và lý thuyết thống nhất các loại tương
tác. Qua đó cho thấy tính vô cùng, vô tận của thế giới về cả chất và lượng. Trong Lý
thuyết trường lượng tử, tính phổ biến của nguyên lý nhân quả cũng được khẳng định. Đây
là nguyên lý nhân quả biện chứng. Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa hai đối
tượng A và B, kết quả là sự thay đổi trạng thái của cả A và B. Mối liên hệ nhân quả ở đây
cũng có tính khách quan, phổ biến và đơn trị.
Như vậy, những vấn đề triết học trong Cơ học lượng tử và Lý thuyết trường
lượng tử của vật lý học hiện đại chính là tính khách quan của các hiện tượng vi mô, tính
vô cùng, vô tận của thế giới, hoạt động của nguyên lý nhân quả và tiêu chuẩn thực tiễn
của chân lý. Qua các vấn đề trên ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa triết học và vật lý
học trong tiến trình lịch sử. Triết học duy vật biện chứng là thế giới quan, phương pháp
luận khoa học cho vật lý học, nhất là vật lý học hiện đại. Ngược lại, vật lý học chứng
minh sâu sắc cho quan niệm triết học, làm sáng tỏ hơn về thế giới vật chất, góp phần
đắc lực cho chủ nghĩa duy vật biện chứng chiến thắng quan điểm duy tâm, siêu hình.
Sự gắn bó giữa triết học và vật lý học là khách quan, tự thân và ngày càng chặt chẽ./.

Câu 9. Vấn đề phương pháp của toán học, những đòi hỏi lôgic của phương
pháp tiên đề. Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề?
- Đặc điểm quan trọng của toán học phân biệt nó với các khoa học khác là đặc
trưng về phương pháp trong lập luận và chứng minh của nó.
- Phương pháp lập luận và chứng minh trong toán học là phương pháp lôgic hình
thức cổ điển (Đúng, Sai) trên mô hình toán học trừu tượng.
Ví dụ: Chúng ta có thể đo tổng các góc của một tam giác 1000 lần và khẳng định nó
bằng 1800, nhưng chúng ta không chứng minh định lý hình học bằng phương pháp như
thế.
Định lý này chỉ được xem là đã được chứng minh nếu nó được rút ra bằng con
đường lôgic từ một số những khẳng định khác. Kết quả là phần lớn các mệnh đề của toán
học - các định lý của nó - được chứng minh bằng con đường kết hợp lôgic hay diễn dịch từ
một số không lớn các mệnh đề cơ sở - tiên đề của lý thuyết.
- Trong các phương pháp lôgic thì phương pháp tiên đề có ý nghĩa quan trọng, được
xem là phương pháp chung trong việc xây dựng lý thuyết toán học. * Thực chất của
phương pháp tiên đề là từ một hệ thống tri thức, chúng ta sắp xếp lại, sao cho phần lớn
các mệnh đề này được rút ra từ một số ít các mệnh đề bằng con đường lôgic.
Phương pháp này có quá trình phát triển lâu dài, có nhiều hình thức khác nhau, như:
Hệ tiên đề nội dung; Hệ tiên đề bán hình thức; Hệ tiên đề hình thức. Các hình thức trên đều
rất quan trọng trong quá trình phát triển tư duy của nhân loại.
Phần cơ sở

21 tiên đề


20
(Hệ tiên đề)
Phần hệ quả
(465 định lý)
Bây giờ người

ta đã rút ra hàng
ngàn định lý.
* Xét về mặt lôgic, hệ tiên đề phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
- Tính độc lập của các tiên đề. Trong all các tiên đề không có tiên đề nào là hệ quả
của một trong số các tiên đề đó.
- Tính phi mâu thuẫn. Các tiên đề này không được phép mâu thuẫn với nhau.
- Tính đầy đủ. Một hệ tiên đề phản ánh đầy đủ về đối tượng mà nó quan tâm.
Kết luận rút ra: Bất kỳ một lý thuyết nào cũng không đầy đủ.
- Tính rõ ràng, chính xác.
* Ý nghĩa của phương pháp tiên đề:
- Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phương pháp tiên đề hóa là hệ thống tri
thức, hệ thống hóa các tài liệu khoa học, trên cơ sở phương pháp tiên đề phân biệt một
cách căn bản với hệ thống hóa lôgic truyền thống và những kiểu hệ thống hóa khác.
- Đảm bảo tính chặt chẽ cần thiết cho suy luận, chứng minh toán học và cả các khoa
học khác.
- Nó là công cụ có giá trị nhất cho nghiên cứu khoa học nhằm tìm kiếm những quy
luật toán học.
- Phương pháp này được sử dụng rất tiện lợi trong xây dựng các lý thuyết toán học
và một phần các lý thuyết khác./.
Câu 10. Bằng những kiến thức của sinh học hiện đại, anh (chị) chứng minh thế
giới thống nhất ở tính vật chất của nó và thế giới luôn vận động và phát triển, từ đó
rút ra ý nghĩa triết học và giá trị sinh học của vấn đề trên?
Trong việc nhận thức thế giới, vấn đề đầu tiên nảy sinh đối với tư duy triết học
là: thế giới xung quanh ta có thực hay chỉ là sản phẩm thuần túy của tư duy con người?
Thế giới này có thống nhất hay không? Bản chất của thế giới là gì? Hơn nữa, mọi


21
SVHT trong thế giới ấy có vận động, biến đổi, có liên hệ với nhau hay không? Nếu có
thì cơ sở của sự vận động, phát triển, của mối liên hệ ấy là gì?

Có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này.
- Quan niệm của triết học trước Mác:
+ CNDT: Từ chổ cho rằng bản chất của thế giới là YNTĐ hoặc ở ý thức con người,
cho nên theo họ, thế giới thống nhất là vì nó được người ta nghĩ về nó như cái thống nhất.
+ Tôn giáo: Chia thế giới thành 3 bộ phận: Thiên đường- Địa ngục- Trần gian
bộ phận của thế giới thống nhất ở Chúa, ở Thượng đế, đấng siêu nhiên.

các

+ CNDV trước Mác: Thừa nhận sự thống nhất vật chất của thế giới, song khác nhau
trong cách giải thích.
- Quan điểm của CNDVBC:
Bằng sự phát triển lâu dài của bản thân triết học và sự phát triển của khoa học, chủ
nghĩa duy vật biện chứng chứng minh rằng: bản chất của thế giới là vật chất, thế giới
thống nhất ở tính vật chất. Điều đó được thể hiện ở ba điểm sau:
- Một là: Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất, thế giới vật
chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người. Thế giới vật chất muôn
hình, muôn vẻ, nhưng đều thống nhất ở tính vật chất.
- Hai là: Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau
biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất,
hoặc có nguồn gốc từ vật chất, do vật chất sinh ra và cũng chịu sự chi phối của những quy
luật khách quan, phổ biến của thế giới vật chất.
- Ba là: thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận không tự sinh ra và cũng
không mất đi.
Thực vậy, với những thành tựu của khoa học tự nhiên nói chung, sinh học nói riêng
đã bác bỏ những quan điểm duy tâm và tôn giáo tìm nguồn gốc, bản chất của thế giới từ
những lực lượng siêu nhiên. Khoa học tự nhiên và triết học đã chứng minh rằng, thế giới
xung quang ta từ những vật vô cùng lớn đến vật vô cùng nhỏ, từ tự nhiên đến xã hội, từ
giới vô sinh đến giới hữu sinh, từ thực vật đến động vật, tuy rất khác nhau, song đều có
cùng bản chất vật chất và thống nhất ở bản chất vật chất. Tính thống nhất vật chất của thế

giới không loại trừ tính đa dạng của thế giới; nó bao hàm tính đa dạng, tính muôn hình
muôn vẻ về chất của các SVHT trong thế giới.
Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất và thông qua
tính vật chất. Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn, vô tận cả về bề rộng lẫn bề sâu.
Vật chất không được sinh ra và không bị mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng
khác. Bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào trong thế giới này không có gì khác ngoài vật chất đang
vận động, chuyển hóa và những cái do vật chất vận động, chuyển hóa mà sinh ra.


22
Cụ thể là:
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, KHTN phát triển mạnh mẽ, với 3 phát kiến có
tính chất vạch thời đại đã khẳng định nền tảng KH cho sự hình thành và phát triển của triết
học Mác đó là:
• Học thuyết về cấu tạo của tế bào do 2 nhà bác học người Đức là: và S.van và
S.lây-đen xây dựng nên vào năm 1838-1839.
Chứng minh: Thế giới hữu sinh mặc dù vô cùng phong phú đa dạng, nhưng luôn
luôn có một kết cấu chung về mặt tế bào, có một phương thức phát triển chung là nhân đôi
tế bào. Tức khẳng định sự thống nhất, sự liên hệ nội tại, phổ biến của các hình thức sống
của thế giới vật chất.
Học thuyết này là cơ sở để TH Mác đi đến khẳng định:
Chỉ có một thế giới duy nhất, đó là thế giới vật chất. Mọi bộ phận của thế giới vật
chất luôn luôn có sự liên hệ thống nhất với nhau. Cơ sở của sự liên hệ đó chính là tính
thống nhất vật chất của thế giới.
Thế giới vật chất tồn tại dưới dạng vô vàn các SVHT cụ thể, nhưng có điểm chung
là do vật chất sinh ra, hoặc có nguồn gốc trực tiếp hay gián tiếp từ vật chất.
• Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của M.V.Lômônôxốp, sau đó nhà
vật lý học người Anh là Pha-ra-đây chứng minh bằng thực nghiệm.
Học thuyết này là cơ sở để TH Mác đi đến khẳng định:
Thế giới vật chất tồn tại khách quan, tự nó, không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên

mất đi, mà chỉ chuyển hóa từ hình thức này sang hình thức khác.
Thế giới vật chất
không bao giờ mất đi mà tồn tại vĩnh viễn.
• Học thuyết tiến hóa của S.Đácuyn, nhà bác học vĩ đại người Anh.
Học thuyết này là cơ sở để TH Mác đi đến khẳng định:
Toàn bộ giới tự nhiên là sản phẩm của một quá trình tiến hóa lâu dài, con người
cũng là sản phẩm của quá trình tiến hóa đó. Giới tự nhiên luôn vận động, phát triển từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
Ý nghĩa triết học và giá trị sinh học của vấn đề trên?
- Triết học phải liên minh với các khoa học để khái quát thành lý luận.
- Khoa học tự nhiên, trong đó có sinh học phải quán triệt được tư tưởng DVBC,
đứng vững trên cơ sở duy vật để đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất./
Câu 11. Vấn đề chân lý trong toán học, ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề.
1. Chân lý toán học.


23
Đặc trưng trừu tượng của khách thể toán học và phương pháp tiên đề của việc xây
dựng các lý thuyết toán học ảnh hưởng quyết định đến việc giải quyết vấn đề chân lý trong
toán học và về sự biểu hiện đa dạng tiêu chuẩn thực tiễn của chân lý toán học.
Điều đó chỉ ra đặc trưng gián tiếp, phức tạp của việc xác lập tính chân lý của tri thức
toán học.
2. Xác định tính chân lý trong lý thuyết toán học.
Vấn đề tính chân lý trong các lý thuyết tiên đề: Vì trong các lý thuyết tiên đề, tính
chân lý của các định lý phụ thuộc trực tiếp vào tính chân lý của các tiên đề nên để xác định
tính chân lý của một lý thuyết toán học chúng ta phải kiểm tra:
- Chúng ta phải xác định tính chân lý của các tiên đề.
- Kiểm tra tính đúng đắn của các phương thức tạo ra các khái niệm toán học.
- Kiểm tra các phương pháp suy luận logic.
3. Vấn đề thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

Việc kiểm tra trực tiếp các tiên đề trên thực tiễn khó thực hiện, vì vậy người ta
hướng tới phương pháp kiểm tra gián tiếp:
- Phương pháp gián tiếp được thực hiện bằng cách: không phải chúng ta kiểm tra
bản thân các tiên đề mà kiểm tra một số hệ quả logic của chúng, tức các định lý. Đồng
thời các hệ tiên đề này phải được xem xét cùng với một sự giải thích của nó, tức là về
thực chất chúng ta đã chuyển từ lĩnh vực toán học thuần túy về lĩnh vực toán học ứng
dụng, từ đó biến các hệ quả này thành những giả thuyết kinh nghiệm.
- Còn một con đường khác để kiểm tra gián tiếp các tiên đề, đó là kiểm tra thông
qua các ngành khoa học đã sử hệ tiên đề đó.
4. Vấn đề tiêu chuẩn logic của chân lý đối với các tri thức toán học.
Cùng với tiêu chuẩn thực tiễn, tiêu chuẩn logic cũng giữ vai trò quan trọng trong
việc kiểm tra tính đúng đắn của tri thức. Đối với toán học, tiêu chuẩn logic có một ý
nghĩa quan trọng đặc biệt: bởi vì do tính trừu tượng cao, việc kiểm tra thực tiễn đối với
tri thức toán học không dễ gì thực hiện được. Vì vậy người ta phải hướng tới tiêu chuẩn
logic của tri thức toán học được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Tính phi mâu thuẫn của hệ tiên đề của lý thuyết, tính phi mâu thuẫn trong quá
trình xây dựng lý thuyết, trong quá trình suy luận và chứng minh.
- Lý thuyết (nguyên lý, định lý) mới không mâu thuẫn với tri thức đã có. Điều này
được kiểm chứng bằng cách có thể tìm những tham số xác định để quy lý thuyết (nguyên
lý, định lý) mới về lý thuyết cũ (đã được xem xét là đúng đắn), hoặc có thể tìm một mô
hình biến thể (hoặc đặc thù) của lý thuyết cũ để giải thích cho lý thuyết mới./.


24
Câu 12. Sự vận động của sinh học được biểu hiện trong Cặp phạm trù: Nguyên
nhân - Kết quả; Hiện tượng - Bản chất? Ý nghĩa triết học và giá trị sinh học của vấn
đề này?
1. Phạm trù Nguyên nhân - Kết quả
Cặp phạm trù này phản ánh mối quan hệ sản sinh ra nhau giữa các SVHT trong hiện
thực khách quan.

Theo phép BCDV: Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tương tác giữa các mặt
trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra những biến đổi nhất định. Kết quả
dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
Mối liên hệ nhân- quả mang tính khách quan, tính phổ biến và tất yếu. Giữa nguyên
nhân và kết quả có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nguyên nhân sinh ra kết quả, nên
nguyên nhân luôn có trước kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên
nhân đã xuất hiện. Tuy nhiên, trong quá trình phản ánh hiện thực chúng ta cần phân biệt là
không phải hiện tượng nào nối tiếp nhau về mặt thời gian cũng là quan hệ nhân- quả.
Chẳng hạn: ngày kế tiếp đêm; sấm kế tiếp chớp; hoa kế tiếp quả,... nhưng không phải ngày
là nguyên nhân của đêm, mùa đông là nguyên nhân của mùa xuân, hoa là nguyên nhân của
quả, v.v...
Mặt khác, trong mối quan hệ nhân- quả thì một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết
quả và ngược lại, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra.
Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá lẫn nhau, đo đó sự phân biệt nguyên
nhân và kết quả chỉ mang tính tương đối. Có nghĩa là, một SVHT nào đó trong mối quan
hệ này là nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại - tạo nên
chuỗi nhân quả-vô tận, không có bắt đầu và không có kết thúc. Do vậy, một hiện tượng
nào đó được xem là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định
cụ thể. Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả cũng có vai trò tác động trở lại đối với
nguyên nhân.
* Biểu hiện của cặp phạm trù này trong sinh học:
Ta chỉ xét ở cấp độ dưới cơ thể: Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả được
biểu hiện sinh động ở hiện tượng đột biến gen của cơ thể sống. Nguyên nhân chung của
đột biến là do môi trường sống bị ô nhiễm, do trao đổi các chất bị rối loạn dẫn đến sự phân
chia của một cặp NST nào đó của cá thể sinh vật không còn bình thường. Kết quả là làm
cho tế bào con phát triển thêm một NST (XXX), (XXY), hoặc mất đi một đoạn gen... Dẫn
đến kết quả đột biến gen, biến đổi kiểu gen và kết quả biến đổi kiểu gen lại là nguyên nhân
của bệnh tật như: rối loạn trao đổi chất, ung thư.
Ý nghĩa phương pháp luận



25
- Mối liên hệ nhân quả là khách quan, phổ biến do đó muốn hiểu đúng sự vật, hiện
tượng phải tìm hiểu nguyên nhân đã sinh ra nó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế
giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất chứ không tưởng
tượng ra trong đầu óc con người, tách rời thế giới hiện thực.
- Vì nguyên nhân có trước kết quả nên muốn tìm nguyên nhân của một hiện tượng
nào đó cần tìm trong những sự kiện, những mối liên hệ xảy ra trước khi xuất hiện hiện
tượng đó.
- Khi phân tích các nguyên nhân cần phân loại nguyên nhân, đồng thời phải nắm
được chiều hướng tác động của các nguyên nhân để có biện pháp thích hợp thúc đẩy các
nguyên nhân dẫn đến kết quả có lợi, hạn chế hoặc triệt tiêu các nguyên nhân gây ra kết quả
bất lợi.
- Vì kết quả tác động trở lại nguyên nhân. Nên trong hoạt động thực tiễn cần khai
thác, tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác
dụng, nhằm đạt mục đích.
- Vì nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau. Nên để hiểu đầy đủ về
một sự vật phải xem xét nó cả trong quan hệ nó là nguyên nhân, cả trong quan hệ nó là kết quả.
- Trong hoạt động thực tiễn khi tác động cải tạo sự vật phải tuân theo các nguyên tắc
sau:
+ Muốn loại bỏ một hiện tượng nào đó cần loại bỏ nguyên nhân nảy sinh .
+ Muốn làm cho 1 hiện tượng nào đó xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều
kiện cần thiết bảo đảm cho nguyên nhân phát huy tác dụng. Trong đó cần tập trung vào các
nguyên nhân bên trong chủ yếu.
2. Phạm trù Bản chất - Hiện tượng
Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin: Bản chất: Là tổng hợp tất cả những mặt,
những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong SV, quy định sự vận động và
phát triển của SV. Hiện tượng: Là cái chỉ sự biểu hiện của một bản chất nhất định ra bên
ngoài.

Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng nhất với cái
chung. Có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung không là bản chất.
Ví dụ: Con người là sản phẩm tổng hợp của các mối quan hệ xã hội, đó là cái chung
và cũng là bản chất của con người. Còn các đặc điểm sinh học của con người (5 đặc trưng
cơ bản), đó cũng là cái chung, nhưng không phải là bản chất của con người.
Phạm trù bản chất và phạm trù quy luật là cùng loại hay cùng bậc, nhưng không
đồng nhất nhau. Quy luật chỉ biểu hiện một mặt, một khía cạnh nhất định của bản chất.
Còn bản chất là tổng hợp của nhiều quy luật. Vì vậy, phạm trù bản chất là rộng hơn, phong
phú hơn phạm trù quy luật.


×