Câu 1:Từ bài học về nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta. Vận dụng kinh nghiệm đó vào sự nghiệp
BVTQ hiện nay.
ĐVĐ: Lịch sử Việt Nam dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật. Từ khi Đảng ta ra đời
đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc; nghệ thuật quân sự Việt Nam có
bước phát triển toàn diện, là cơ sở để làm nên những chiến thắng vang dội trên chiến trường, đánh bại
các chiến lược quân sự của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng
dân tộc, thống nhất đất nước.
*Khái quát các yếu tố tác động
- Về địa lý, khí hậu, thủy văn: Việt Nam có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngỏ đi vào lục địa châu Á,
đi ra biển Thái Bình Dương rất thuận lợi, với vị trí chiến lược quan trọng, các thế lực ngoại bang luôn
nhòm ngó, xâm lược. Việt Nam có núi sông hiểm trở, thuận lợi cho việc hình thành thế trận hiểm hóc để
đánh giặc giữ nước. Đây là cơ sở để tạo lập thế trận trong chiến tranh.
Khí hậu chia thành mùa khô và mùa mưa rõ dệt, tác chiến theo mùa đã trở thành quy luật. Hệ thống sông
ngòi chằng chịt tạo ra sự chia cắt địa hình và cơ động đường sông trong tác chiến. Thủy triều lên xuống
theo quy luật là cơ sở để tận dụng sức nước tạo nên sức mạnh,
Về kinh tế:Sản xuất nông nghiệp với ngành nghề trồng trọt và chăn nuôi là chính, ảnh hưởng trực tiếp
đến công tác bảo đảm cho chiến đấu.
Các ngành nghề tiểu thủ công, khai khoáng, luyện kim ở nước ta phát triển từ rất sớm. Đây là cơ sở để
ông cha ta sản xuất vũ khí trang bị. Lâm nghiệp đã tạo ra các đội quân cung nỏ, tượng binh. Ngư nghiệp
đã giúp ông cha ta phát triển nghệ thuật thủy chiến.
Về chính trị, văn hoá - xã hội:Sớm xây dựng được nhà nước, xác định chủ quyền lãnh thổ, tổ chức ra
quân đội để cùng toàn dân đánh giặc. Nhà nước phong kiến cố kết chặt chẽ với nhân dân và tổ chức
nhân dân cùng với quân đội chiến đấu.
Nét đặc sắc văn hoá Việt Nam với truyền thống: Đoàn kết, yêu nước, thương nòi, sống hoà thuận, thuỷ
chung; lao động cần cù sáng tạo, đấu tranh anh dũng kiên cường bất khuất.
Về đối tượng tác chiến:Dân tộc ta phải chiến đấu chống lại các đạo quân xâm lược, đô hộ của nước lớn,
có tiềm lực mạnh hơn ta cả về kinh tế, quân sự. Với tư tưởng bành trướng, bá quyền nước lớn, thái độ
hiếu chiến, ngạo mạn. Âm mưu thôn tính nước ta với nhiều thủ đoạn thâm độc, nham hiểm và xảo quyệt.
hành động tàn bạo, dã man, bất chấp đạo lý.
* Khái quát các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm dưới các triều đại phong kiến trong lịch sử dân
tộc:Kháng chiến chống Tần (214 TCN - 208 TCN); Kháng chiến chống Triệu (184 TCN - 179 TCN);
Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của Đông Hán; Năm 248, Triệu Thị Trinh
phất cờ khởi nghĩa chống ách đô hộ của quân Ngô; Mùa xuân năm 542, Lý Bí (Lý Bôn) lãnh đạo toàn
dân khởi nghĩa lật đổ chính quyền của nhà Lương; Năm 722, Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân khởi
nghĩa đánh chiếm được phủ thành Tống Bình, lấy lại được giang sơn; Năm 766, Phùng Hưng khởi
nghĩa, đến năm 791 giành thắng lợi. Năm 905, Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa giành được quyền tự chủ cho
đất nước. Năm 938, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền đã tiêu diệt Kiều Công Tiễn rồi
lãnh đạo kháng chiến làm nên chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất đánh tan quân Nam Hán, lên ngôi
Vua, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ cho dân tộc. Hai cuộc kháng chiến chống Tống lần 1 năm l981 của
nhà Tiền Lê; chiến chống Tống lần 2 năm 1075-1077 của Nhà Lý; Ba cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông dưới triều Trần TK XIII; Kháng chiến chống Minh dưới triều Hồ (1406 - 1407); Khởi nghĩa Lam
Sơn và chiến tranh giải phóng (1418 -1427); Khởi nghĩa Tây Sơn và kháng chiến chống Xiêm (1784 1785), kháng chiến chống Mãn Thanh (1788 - 1789); Kháng chiến chống Pháp dưới triều Nguyễn (1858
– 1884) .
Về chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm từ thế kỷ III trước công
nguyên đến thế kỷ XVIII, có thể phân các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh thành hai loại, đó là các cuộc
khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nghệ thuật quân sự trong
1
giai đoạn này vì thế cũng bao gồm cả nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang, nghệ thuật quân sự của chiến tranh
giải phóng và nghệ thuật quân sự của chiến tranh giữ nước, đã đưa đến sự hình thành và phát triển mạnh
mẽ, đặc sắc của một nền nghệ thuật quân sự Việt Nam mà chúng ta đã thừa kế, vận dụng . Do vậy nghệ
thuật đánh giặc của cha ông có thể khái quát thành các nội dung sau:
-1 Nghệ thuật quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công .
-2 Nghệ thuật vận dụng mưu kế đánh giặc.
-3 Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc.
-4 Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều .
-5 Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận QS, CT, ngoại giao và binh vận.
-6 Nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận đánh lớn.
* Vận dụng NTQS quán triệt tư tưởng tiến công vào sự nghiệp BVTQ ngày nay.
Trong lịch sử chiến tranh giữ nước, nghệ thuật quân sự của ông cha ta trước đây luôn nhấn mạnh tư
tưởng tích cực, chủ động tiến công địch. Ngày nay, với sức mạnh của cả nước đánh giặc dưới sự lãnh
đạo của Đảng, nghệ thuật quân sự của ta càng có điều kiện phát huy mặt mạnh của mình, khoét sâu chỗ
yếu của địch để “kiên quyết không ngừng thế tiến công”, tiến công địch vào đúng thời cơ, địa điểm thích
hợp.
Trong tác chiến, nghệ thuật quân sự của ta có tiến công, phòng ngự, nhưng tác chiến tiến công là chủ
yếu. Trong tiến công phải bảo đảm chắc thắng, không phiêu lưu mạo hiểm, phải tiết kiệm lực lượng.
Chắc thắng thì đánh, không chắc thắng thì không đánh, phải chủ động tạo thời cơ thuận lợi để đánh chắc
thắng. Trong tiến công, khi cần thiết, có nơi, có lúc, ta phải thực hành phòng thủ, phòng ngự để ngăn
chặn, tiêu hao, tiêu diệt địch, tạo điều kiện cho phản công, tiến công. Nhưng tác chiến phòng thủ, phòng
ngự ở quy mô nào, cũng phải được thực hiện với tinh thần tích cực, kiên quyết, “phòng ngự thế công”.
Ngày nay, kẻ thù của đất nước ta là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, có ưu thế về tiềm lực kinh
tế, quân sự, khoa học công nghệ hiện đại, nhưng do tiến hành chiến tranh xâm lược, phi nghĩa, nên
chúng vẫn sẽ bộc lộ nhiều sơ hở. Trên cơ sở đánh giá đúng mạnh, yếu của địch và ta, chúng ta phải biết
phát huy sức mạnh của mọi lực lượng, vận dụng linh hoạt mọi hình thức và quy mô tác chiến, mọi cách
đánh, mới có thể tiến công địch một cách liên tục mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ tiến công trên mặt trận
quân sự, mà phải tiến công toàn diện trên mọi mặt trận, đặc biệt là mặt trận chính trị, binh vận, thực hiện
“mưu phạt công tâm”, đánh vào lòng người, góp phần thay đổi cục diện chiến tranh.
Như vậy, trên cơ sở không ngừng nâng cao cảnh giác cách mạng, phát huy lòng dũng cảm, trí thông
minh sáng tạo giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người và vũ khí, nắm vững tư tưởng tích cực
tiến công, chúng ta hoàn toàn có thể giành quyền chủ động trên chiến trường và kết thúc chiến tranh
trong điều kiện có lợi nhất.
* Liên hệ chức trách nhiệm vụ
Lịch sử dân tộc ta đã để lại một pho tàng kinh nghiệm vô giá, những bài học sâu sắc cho muôn đời. Càng
tự hào và trân trọng di sản quá khứ, chúng ta càng phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của bao thế
hệ người Việt Nam, của cả dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. trong cuộc
sống đổi mới , trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá chúng ta cần vận dụng sáng tạo những bài
học lịch sử, phát huy truyền thống anh hùng dân tộc, tinh thần yêu nước nồng nàn cũng như truyền thống
lao động, chiến đấu dũng cảm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, việc học tập, nghiên cứu nghệ thuật quân sự để kế thừa, phát huy, vận dụng
vào xây dựng bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là rất cần thiết, đó là trách nhiệm là nghĩa vụ
và quyền lợi của mỗi người dân Việt Nam hiện nay.
Trên cơ sở những nội dung học tập nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và niềm tin vào
nghệ thuật quân sự Việt Nam; đồng thời bồi dưỡng nâng cao tư duy quân sự cho cán bộ biết vận dụng
vào thực tiễn một cách sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2
Câu 2: Làm rõ tư tưởng chiến lược tiến công trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống lần 2 dưới
triều Lý (1075-1077). Ý nghĩa trong giải quyết quan điểm của Đảng về kết hợp QP, AN và đối
ngoại hiện nay?
ĐVĐ: Nghiên cứu về chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong lịch sử chống ngoại xâm từ thế
kỷ III trước công nguyên đến thế kỷ XVIII, có thể phân các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh thành hai
loại, đó là các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng, và các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nghệ
thuật quân sự trong giai đoạn này vì thế cũng bao gồm cả nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang, nghệ thuật
quân sự của chiến tranh giải phóng và nghệ thuật quân sự của chiến tranh giữ nước. Sự hình thành và
phát triển liên tục kế tiếp nhau và đan xen nhau của các loại hình đó đã đưa đến sự hình thành và phát
triển mạnh mẽ, đặc sắc của một nền nghệ thuật quân sự Việt Nam mà chúng ta đã thừa kế, vận dụng.
“Nền độc lập của nước ta gắn liền với những chiến công oanh liệt của cha ông ta chống lại nhiều đạo
quân xâm lược rất mạnh…”
- Các cuộc chiến tranh trong lịch sử của dân tộc ta diễn ra trong những hoàn cảnh khác nhau, nhưng
những chiến công hiển hách của Tổ tiên ta đều có những biểu hiện tương đối thống nhất của một nền
nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh độc đáo, ưu việt.Trong đó nổi bật là cuộc kháng chiến chống giặc Tống
lần 2 dưới triều Lý (1075-1077), từ cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại này đã làm nổi bật tư tưởng chiến
lược tiến công, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu giúp Đảng ta vận dụng về kết hợp QP, AN và
đối ngoại hiện nay
*Làm rõ tư tưởng chiến lược tiến công trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2
- Năm 1075, quân Tống tập trung chuẩn bị xâm lược, Lý Thường Kiệt giữ chức Thái úy, ông chủ trương
“tiên phát chế nhân” chủ động đánh địch trước. Quân ta chia thành hai đường thủy bộ tiến sang đất
Tống. Trên đường đi Lý Thường Kiệt cho ban bố “Phạt Tống Lộ Bố Văn”. Sau khi hạ các thành Khâm
Châu, Liêm Châu, Ung Châu, phá thế chuẩn bị của Tống, quân ta rút về chuẩn bị đất nước, xây dựng
phòng tuyến Như Nguyệt. Tháng 8 năm 1076, quân Tống sang xâm lược nước ta. Quân dân ta đã dựa
vào phòng tuyến Như Nguyệt chặn địch; kết hợp ban đêm cho người vào đền thiêng đọc lên bài thơ thần
làm cho binh sỹ Tống hoang mang; đồng thời phát động thổ binh, dân binh đánh rộng khắp phía sau làm
cho quân Tống suy yếu. Nắm chắc thời cơ, tháng 3 năm 1077 quân ta chuyển sang phản công bằng 2
trận tập kích sang bờ bắc tiêu diệt đạo quân Triệu Tiết, đẩy Quách Quỳ vào thế “tiến thoái lưỡng nan”.
Nhân cơ hội này Lý Thường Kiệt cử người sang trại Quách Quỳ “bàn hòa”, Quách Quỳ chấp nhận rút
quân. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
Vị trí vai trò của chiến lược tiến công: Quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công là quy luật, một trong
những nhân tố quyết định để giành thắng lợi. Tư tưởng tiến công được xem như “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt
trong chiến tranh. Bởi vì có tiến công mới tiêu diệt được địch, đập tan ý chí xâm lược của địch và giành
thắng lợi. Có dám đánh mới tìm ra cách đánh, biết đánh mới biết thắng. Thực tiễn lịch sử cho thấy các
cuộc chiến tranh giành thắng lợi đều quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công, ngược lại các cuộc chiến
có tư tưởng phòng ngự bị động, thủ hòa đều thất bại.
- Nội dung:
Qua cuộc kháng chiến chống Tống lần 2, nghệ thuật đánh giặc có bước phát triển mới, thể hiện ở tư
tưởng chỉ đạo chiến lược tiến công; nắm chắc và đánh giá đúng đối tượng tác chiến; nghệ thuật xây dựng
lực lượng, tạo lập thế trận, chuẩn bị đất nước; nghệ thuật kết hợp phòng ngự với phản công; nghệ thuật
thủy chiến… Chiến thuật tập kích, phục kích, đánh trên sông nước, công thành, truy kích, phòng ngự.. có
bước phát triển, đó là
+ ý chí quyết tâm đánh giặc;
+ tích cực chủ động nắm địch;
+ Có chủ trương và hành động đối phó đúng: Chủ trương “Tiên phát chế nhân” của Lý Thường Kiệt;
tích cực chủ động chuẩn bị đất nước về mọi mặt trước khi quân Tống sang xâm lược; tích cực, chủ động
3
tiến công địch trên tất cả các mặt trận; phòng ngự “thế công” ở phòng thuyến Như Nguyệt; tích cực , chủ
động tạo thế, tạo thời cơ tiến công, phản công; chớp thời cơ, tổ chức phản công chiến lược giành thắng
lợi quyết định kết thúc thắng lợi chiến tranh.
- Ý nghĩa trong giải quyết quan điểm của Đảng về kết hợp Quốc phòng, an ninh và đối ngoại hiện
nay.
Thực tiễn ông cha ta đã kết hợp chặt chẽ các mặt trận và phát huy vai trò từng mặt trận. Lý Thường Kiệt
đã kết hợp chặt chẽ tiến công quân sự với chính trị địch vận, ngoại giao; khi tiến sang đất Tống Ông cho
phát “Lộ Bố Văn”, khi phòng ngự ở Như Nguyệt, Ông cho đọc bài thơ thần đánh vào tâm lý tinh thần
quân địch, khi quân tống ở vào thế tiến thoái lưỡng nan Ông cử “biện sỹ” sang trại Quách Quỳ “bàn
hòa”.
Lịch sử Việt Nam còn lưu danh nhiều tên tuổi như Lý Thường Kiệt, Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo... Đó
không chỉ là những vị tướng tài ba mà còn là những nhà ngoại giao kiệt xuất, trí tuệ, đã phát huy cao độ
truyền thống ngoại giao tâm công, làm sáng ngời chính nghĩa thắng hung tàn, ngăn ngừa chiến tranh,
bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cho đất nước, dân tộc.
“Dựng nước đi đôi với giữ nước” là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Trong giai đoạn cách
mạng hiện nay, quy luật đó được thể hiện trong việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ
mật thiết với nhau là xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Những thành tựu mà
nhân dân ta giành được trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước luôn gắn liền với sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc và có tác động hữu cơ với nhau. Việc kết hợp đối ngoại với quốc phòng-an ninh trong bối
cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, dưới tác động của xu thế toàn
cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết nhằm đáp ứng kịp thời
và đầy đủ yêu cầu và nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay. Kết hợp Quốc phòng, an
ninh và đối ngoại hiện nay là nội dung cơ bản quan trọng góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp để BV
thành công TQ VNXHCN. Kết hợp chặt chẽ Quốc phòng, an ninh và đối ngoại hiện nay là cơ sở để quy
tụ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân, QP, AN, đối được kết hợp chặt
chẽ không những tạo ra sức mạnh trực tiếp quyết định trong BVTQ VNXHCN mà còn nâng tầm vị thế
của nước ta trên trường Quốc tế, qua đó giúp cho NV BVTQ càng thêm vững chắc.
* Liên hệ chức trách nhiệm vụ
Trên cơ sở những nội dung học tập nâng cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và niềm tin vào
nghệ thuật quân sự Việt Nam; đồng thời bồi dưỡng nâng cao tư duy quân sự cho cán bộ biết vận dụng
vào thực tiễn một cách sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
4
Câu 3: Phát triển tư duy mới của ĐCSVN về mục tiêu BVTQVNXHCN?
V.I. Lenin, đã chỉ rõ: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”. Đảng ta luôn đặt nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ chiến lược sống còn. Trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, được biểu hiện tập trung ở
hai nhiệm vụ chiến lược có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
vững chắc TQVNXHCN.
1. Quá trình bổ sung phát triển tư duy về mục tiêu BVTQ:
Trước đây, bảo vệ Tổ quốc chỉ giới hạn về độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Nhiệm vụ
quốc phòng là nhiệm vụ chống lại các thế lực bên ngoài nhằm đánh thắng chiến tranh xâm lược. Tư duy
về bảo vệ Tổ quốc thiên về đối phó với kẻ thù chủ yếu bằng quân sự. Kế thừa truyền thống dân tộc, vận
dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quán triệt quan
điểm ngày càng sâu sắc hơn về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Trên cơ sở phân tích, đánh giá âm mưu, thủ
đoạn, hành động phá hoại của các thế lực thù địch, khả năng quốc phòng - an ninh, đối ngoại và xây
dựng chủ nghĩa xã hội trong tình hình mới. Đại hội VI của Đảng chỉ rõ: “Vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc,
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta phải phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước và xã hội, quyết đánh
thắng cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt, đồng thời có kế hoạch sẵn sàng đối phó thắng lợi với mọi
tình huống do kẻ thù gây ra”.
2. Nội dung.
Đại hội IX của Đảng và NQTW 8 (Khóa IX) về Chiến lược BVTQ trong tình hình mới, đã nêu nhận
thức mới về nội hàm bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế:
Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn
hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Nghị quyết số 28-NQ/TW của BCHTW Đảng (Khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới tiếp tục kế thừa nội hàm bảo vệ Tổ quốc đã được nêu trong NQTW 8 (Khóa IX) gồm những nội
dung chính sau:
-1.Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
-2.Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa
-3.Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
-4.Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc
-5.Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa
-6.Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa
* Quan điểm, phương châm chỉ đạo
- Quan điểm:Một là, giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng với sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc.
Hai là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội; lấy việc giữ vững môi trường hoà
bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc.
Ba là, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, xây dựng sức mạnh tổng hợp về chính trị, tinh thần, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối
ngoại; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo Đảng, sự
quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, lực lượng vũ trang làm nòng cốt; tăng cường tiềm lực quốc
phòng, an ninh; thế trận quốc phòng gắn với thế trận an ninh nhân dân phù hợp với hoàn cảnh mới.
5
Năm là, nhân tố bên trong là quyết định, nhân tố bên ngoài là quan trọng; ra sức phát huy nội lực, đồng
thời tranh thủ tối đa và khai thác mọi thuận lợi ở bên ngoài.
Sáu là, giải quyết tốt vấn đề đối tác, đối tượng của cách mạng Việt Nam; chủ động phòng ngừa, không
để dẫn đến đột biến bất lợi.
Giải quyết tốt vấn đề đối tác, đối tượng của cách mạng Việt Nam theo quan điểm: “Những ai chủ trương
tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với
Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu
của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đều là đối tượng
đấu tranh”. Đảng ta còn chỉ rõ “Trong tình hình diễn biến mau lẹ và phức tạp hiện nay, cần có cách nhìn
biện chứng: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có
mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta” cần phải đấu tranh. Từ quan điểm đó, vận dụng vào hoạt
động thực tiễn, chúng ta xác định đối tác, đối tượng cụ thể của cách mạng Việt Nam hiện nay.
- Phương châm :Giữ vững môi trường hòa bình; kiên định các nguyên tắc chiến lược đi đôi với vận
dụng linh hoạt sách lược, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước, dư luận quốc
tế; phân hoá, cô lập các phần tử chống đối, ngoan cố nhất, các thế lực chống phá Việt Nam hung hăng
nhất.
Đối với nội bộ, lấy việc phát huy dân chủ, giáo dục, thuyết phục, phòng ngừa là chính, đi đôi với giữ gìn
kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm minh các sai phạm. Đối với các thế lực chống phá cách mạng Việt
Nam, cần phân hoá, cô lập bọn đầu sỏ, ngoan cố; kết hợp giáo dục với nghiêm khắc trừng trị bọn chủ
mưu, giáo dục, cảm hóa những người lầm đường, xử lý nghiêm minh, kiên quyết với những người cố
tình chống đối, đi ngược lại lợi ích dân tộc; không để hình thành tổ chức đối lập dưới bất cứ hình thức
nào.
Thường xuyên đi sát cơ sở, nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời mọi mầm mống gây mất an ninh, không
để bị động, bất ngờ.
* Nhiệm vụ cơ bản:
1.Giữ vững hoà bình, ổn định để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, kết hợp chặt chẽ với bảo vệ Đảng, bảo vệ vững chắc an ninh
chính trị nội bộ.
3.Nỗ lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế gắn với giải quyết tốt các vấn đề xã
hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, bảo đảm
công bằng xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đồng thời chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
4.Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa đi đôi với tăng
cường trật tự kỷ cương, chú trọng giải quyết tốt vấn đề dân tộc, tôn giáo, nâng cao vị thế của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
5.Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu,
thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân trong đó quân đội nhân dân và công an nhân dân là
lực lượng nòng cốt.
6.Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại theo tinh thần: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia,
dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh
* Một số giải pháp chủ yếu:Về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2)
khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI.
6
Về tư tưởng - văn hoá:Tổng kết lý luận và thực tiễn của đổi mới và thực tiễn bảo vệ Tổ quốc; đổi mới
công tác chính trị - tư tưởng phù hợp các đối tượng; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
*Về kinh tế - xã hội:Tăng trưởng kinh tế gắn xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN, bảo
đảm vai trò kinh tế nhà nước; ổn định kinh tế vĩ mô; hội nhập kinh tế quốc tế; giải quyết tốt các vấn đề
xã hội; kết hợp chặt chẽ kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
*Về quốc phòng, an ninh:Thể chế hoá các chính sách về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh
nhân dân; hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ bí mật quốc gia; tăng cường ngân
sách cho quốc phòng, an ninh.
*Về đối ngoại:Quản lý hoạt động đối ngoại, quy chế phối hợp quốc phòng, an ninh và đối ngoại; ưu tiên
củng cố quan hệ với các nước láng giềng; thúc đẩy quan hệ với các nước và trung tâm lớn trên nguyên
tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp công việc nội bộ của nhau; mở rộng quan hệ các nước độc
lập dân tộc, các nước đang phát triển, phong trào Không liên kết, các tổ chức quốc tế và khu vực, các
đảng cộng sản, công nhân, cánh tả
* Liên hệ :
Lịch sử đã chứng minh, quy luật phát triển của đất nước ta là dựng nước luôn luôn đi đôi với giữ nước,
xây dựng luôn luôn đi đôi với bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã giành được độc
lập, tự do, thống nhất đất nước và có vị thế ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. công cuộc đổi
mới đất nước tiếp tục được đẩy mạnh nhằm xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội
7
Câu 4: Phân tích nội hàm của bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ. Ý nghĩa thực tiễn?
ĐVĐ : Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi Đảng và Nhà nước
ta phải có đường lối và chiến lược đúng. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta
đã hoạch định ra hệ thống các chiến lược, trong đó có Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Hội nghị lần thứ tám, Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI ra Nghị quyêt số 28 về Chiến lược bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới khẳng định mục tiêu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
1.Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
2.Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa
3.Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
4.Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc
5.Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa
6.Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa
Các nội dung bảo vệ Tổ quốc nêu trong Hội nghị lần thứ tám, Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa
XI ra Nghị quyêt số 28 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của Đảng, phản ánh toàn diện
các yếu tố về mặt tự nhiên - lịch sử, chính trị - xã hội của đất nước, bao gồm những giá trị bên trong và
những lợi ích bên ngoài
; giá trị quá khứ, hiện tại và cả tương lai phát triển; giá trị quốc gia dân tộc, đất nước, chế độ xã hội và giá
trị của con người Việt Nam,... trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc
tế. Các nội dung bảo vệ quan hệ mật thiết với nhau, tác động biện chứng lẫn nhau trong chỉnh thể thống
nhất, không xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa nội dung nào. Trong đó cần làm rõ nội hàm nội hàm của bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
Điều 1 Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 2013 đã chỉ rõ: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển
và vùng trời. Vì vậy, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ là bảo vệ vững
chắc đất liền, hải đảo, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc; bảo vệ sự thống nhất toàn toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam cả về tự nhiên, chính trị - xã hội. Trong đó, đặc biệt coi trọng vấn đề hiện thực sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý điều hành của Nhà nước CHXHCN Việt Nam và quyền làm chủ của
nhân dân trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia Việt Nam; đồng thời loại bỏ mọi mưu toan, hành động thúc đẩy
hình thành vương quốc Mông ở vùng Tây Bắc, nhà nước Đềga ở vùng Tây Nguyên, nhà nước Khơme
Cơrôm ở Tây Nam Bộ,…
* Diễn giải nội dung bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ:
- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
- Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ là bảo vệ vững chắc đất liền, hải
đảo, vùng biển, vùng trời của Tổ quốc;
- Bảo vệ sự thống nhất toàn toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam cả về tự nhiên, chính trị - xã hội.
- Trong đó, đặc biệt coi trọng vấn đề hiện thực sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý điều
hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quyền làm chủ của nhân dân trên toàn bộ
lãnh thổ quốc gia Việt Nam;
- Đồng thời loại bỏ mọi mưu toan, hành động gây chia cắt đất nước
Làm rõ nội hàm...:Nói đến bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa nhất thiết phải là bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ với tư cách là những nội dung chủ yếu về mặt tự
nhiên - lịch sử. Trong tình hình mới, nội hàm của độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ đã có
8
sự phát triển mới, mở rộng hơn so với trước kia. Độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ bao
gồm cả chủ quyền biển, đảo trong mối quan hệ chỉnh thể độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia. Trong
bối cảnh lịch sử mới, nội dung này đã hàm chứa những vấn đề chính trị - xã hội. Độc lập chủ
quyền không chỉ là vấn đề lãnh thổ với không gian, địa lý xác định, mà cần nhấn mạnh đó còn là độc lập
chủ quyền trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự, v.v. Trước hết, là độc lập về chính
trị, sự tự chủ về chính trị, tự quyết định vận mệnh tương lai, con đường phát triển của dân tộc mình.
Quyền quyết định đó của Đảng và nhân dân ta không ai có thể xâm phạm; mất quyền quyết định đó thì
cũng có nghĩa không còn độc lập, chủ quyền.Thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm toàn bộ đất liền,
vùng trời, vùng biển, hải đảo đã được hình thành, định hình trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và
giữ nước của dân tộc ta. Trong điều kiện mới, sự thống nhất và toàn vẹn cần được hiểu rộng hơn, đó là
sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc, của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và sự thống
nhất giữa cộng đồng người Việt Nam trong nước với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Sự
thống nhất ấy được dựa trên cơ sở cùng nhau hướng tới và phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh. Sự thống nhất về địa lý lãnh thổ và chính trị - xã hội quan hệ chặt chẽ,
hòa quyện với nhau, tạo nên chỉnh thể thống nhất toàn vẹn của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phải
bảo vệ bằng mọi giá.
9
Câu 5: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác quốc phòng, an ninh là một tất yếu khách
quan; Những vấn đề mới đặt ra đối với nội dung này?
ĐẶT VẤN ĐỀ Sự nghiệp QP, AN do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
quản lý. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
về QP, AN là tất yếu khách quan, là nguyên tắc, qui luật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương, chính sách về QP, AN
đúng. Vì thế mà sức mạnh QP, AN của nước ta được tăng cường vững chắc. Độc lập, chủ quyền, thống
nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và chế độ XHCN; giữ vững môi trường, ổn định, hòa bình cho sự
phát triển, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Hiện nay, các thế lực thù địch đang đẩy
mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ
XHCN ở Việt Nam. Theo đó, việc nghiên cứu nắm vững Đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách
quản lý của Nhà nước Việt Nam về QP, AN là vấn đề rất quan trọng.
Đảng lãnh đạo sự nghiệp QP, AN là tất yếu khách quan
* Xuất phát từ vị trí, vai trò của QP, an ninh
Quốc phòng: Là “Công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh
quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt”. An ninh: Là trạng thái ổn định, an toàn,
không có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, tổ chức, của từng
lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc của toàn xã hội.
Vị trí, vai trò của QP, an ninh: QP, AN luôn giữ vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng đối với mọi quốc gia,
dân tộc độc lập, có chủ quyền. QP, AN luôn có vị trí chiến lược quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. QP, AN ngày nay, càng có vị trí quan trọng, không chỉ để sẵn sàng
đánh thắng chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang, mà phải đánh bại chiến lược “diễn biến hoà bình”,
bạo loạn lật đổ (“DBHB”, BLLĐ) của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) và các thế lực thù địch chống phá
cách mạng Việt Nam.
*Quan điểm chủ nghĩa Mác - V.I.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo M-Ă, trong cuộc đấu tranh giai cấp, giai cấp nào muốn giành và giữ quyền thống trị xã hội cũng
đều phải tổ chức ra lực lượng vũ trang, tổ chức ra quân đội, lãnh đạo quân đội, tăng cường và xây dựng
củng cố QP, an ninh. Nhà nước, quân đội, hoạt động quân sự là một hiện tượng xã hội - lịch sử gắn liền
với đấu tranh giai cấp sâu sắc, không có một nền QP nào phi giai cấp.
Quan điểm Mác-Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội M-Ă chỉ rõ giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là người đào huyệt chôn chủ
nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Chỉ rõ muốn thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình phải tổ
chức sử dụng bạo lực cách mạng để đập tan Nhà nước, bộ máy bạo lực của giai cấp tư sản giành lấy
chính quyền và bảo vệ thành quả cách mạng.
Kế thừa và phát triển tư tưởng của Mác và Ăngghen, Lênin đã phân tích những điều kiện tiến hành cách
mạng XHCNvà nêu lên tính tất yếu phải xây dựng một tổ chức quân sự kiểu mới của giai cấp vô sản.
Người chỉ rõ: “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ, nhưng không phải cách mạng
có thể biết ngay được cách tự vệ”, “chính vì chúng ta chủ trương bảo vệ tổ quốc, nên chúng ta đòi hỏi
phải có một thái độ nghiêm túc đối với vấn đề khả năng QP và đối với vấn đề chuẩn bị chiến đấu của
nước nhà”,
Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế
thừa và phát triển kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định quan điểm bạo lực cách mạng, phải thành lập quân đội công nông, phải xây dựng nền QP toàn dân.
“Chúng ta phải ra sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình, cho nên chúng ta phải củng cố QP.
* Xuất phát từ kinh nghiệm, t.thống của dân tộc ta và kinh nghiệm của các nước trên thế giới
10
Thực tiễn ở Việt Nam, dựng nước phải đi đôi với giữ nước; xây dựng CNXH phải đi đôi với bảo vệ Tổ
quốc XHCN; sự nghiệp QP-AN phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước,
phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Ngay từ khi mới ra đời, ĐCSVN đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ “Tổ chức ra quân đội công nông”. Luận
cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng xác định “vũ trang cho công nông”, “tổ chức đội tự vệ công
nông”. Đảng ta xác định việc tổ chức ra quân đội để tiến hành đấu tranh cách mạng.
Đại hội Đảng lần thứ nhất tháng 3/1935 đã ra nghị quyết về tổ chức và lãnh đạo tự vệ thường trực, trong
đó đã chỉ rõ “Công nông tự vệ đội đặt dưới quyền chỉ huy thống nhất của Trung ương quân uỷ Đảng
Cộng sản”, “luôn giữ quyền chỉ huy nghiêm ngặt của Đảng trong tự vệ thường trực”. Sau CM/8 thành
công, đất nước ta ở vào thế phải đối phó với cả thù trong giặc ngoài, Trung ương Đảng chủ trương “vừa
kháng chiến, vừa kiến quốc”, với đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện, trường kỳ”, từng bước tạo
nên sự chuyển hoá cả về thế, thời và lực để đánh bại thực dân Pháp xâm lược.
Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đề ra đường lối tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ
chiến lược “xây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN, đấu tranh giải phóng miền Nam”, tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng và điều hành của Chính phủ để động viên toàn dân củng cố QP, giữ vững ANở miền Bắc,
bảo vệ vững chắc hậu phương lớn, chi viện và phát triển lực lượng vũ trang giải phóng ở miền Nam,
từng bước đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ, giành được độc lập tự do và thống nhất
Tổ quốc.
Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, tiếp tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN, Đảng ta xác
định: Tăng cường QP, ANlà nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng và Nhà nước, của toàn dân và
toàn quân ta; sự nghiệp QP, an ninh, bảo vệ Tổ quốc XHCN phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của
Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước. Hiện nay Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, quân sự, QP là lĩnh vực lớn (lĩnh vực đặc biệt) do đó Đảng phải lãnh đạo Nhà nước
phải quản lý sự nghiệp QP, an ninh.
Trong lịch sử thế giới, bất cứ một giai cấp nào, một lực lượng, một chế độ chính trị nào giữ địa vị thống
trị xã hội đều phải quan tâm chăm lo lãnh đạo, quản lý xây dựng, củng cố QP. Ngược lại, bất cứ một chế
độ chính trị - xã hội nào nếu không chăm lo lo xây dựng củng cố QP, ANcũng đều sụp đổ. Đất nước
càng phát triển, muốn phát triển càng phải tăng cường chăm lo xây dựng củng cố QP, an ninh. Thực tiễn
sau Cách mạng Tháng Mười Nga, V.I.Lênin đã cùng Đảng Bônsêvích lãnh đạo Nhà nước Xô Viết thành
lập Hồng quân Công Nông và lực lượng ANcách mạng, tăng cường khả năng QP, góp phần đánh bại
cuộc nội chiến do các thế lực phản động trong nước và cuộc can thiệp vũ trang của 14 nước đế quốc bên
ngoài tiến hành, kéo dài trong ba năm từ đầu năm 1918 đến cuối năm 1920, bảo vệ vững chắc thành quả
cách mạng. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945), bằng sức mạnh tổng hợp, nòng cốt là sức
mạnh QP Hồng quân và nhân dân Liên Xô đã tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít, góp phần giải phóng nhiều
nước ở Trung và Đông Âu thoát khỏi thảm họa diệt vong của chủ nghĩa phát-xít, dẫn đến sự ra đời hệ
thống các nước XHCN.
* Thời kỳ mới đòi hỏi phải t.cường sự l.đạo của Đảng đối với sự nghiệp QP, an ninh
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực có những biến động phức tạp, liên
quan đến lĩnh vực QP, ANcủa Việt Nam. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng dự
báo tình hình thế giới, khu vực những năm sắp tới “Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn,
nhưng sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường”. Những căng thẳng, xung
đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, tranh chấp lãnh thổ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ,
khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt. Cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp vẫn diễn biến phức tạp.
Khu vực châu Á Thái Bình Dương và Đông Nam Á vẫn là khu vực phát triển năng động, nhưng còn tồn
tại nhiều nhân tố gây mất ổn định: Tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ngày càng gay gắt. Xuất hiện các hình
thức tập hợp lực lượng và đan xen lợi ích mới. Các nước lớn có sự điều chỉnh chiến lược ở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương. Hiện nay, Mỹ tăng cường hoạt động và sự hiện diện về quân sự ở khu vực Châu
11
Á Thái Bình Dương; lôi kéo, tập hợp đồng minh trong khu vực nhằm kiềm chế các đối thủ chiến lược;
đẩy mạnh các hoạt động đấu tranh phi vũ trang nhằm chống phá phong trào cách mạng và nền độc lập
dân tộc của các quốc gia trong khu vực.
Đối với nước ta, chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ đẩy mạnh thực hiện chiến lược DBHB, bạo loạn lật
đổ BLLĐ, nhằm xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng, chế độ XHCN.Những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ,
tài nguyên và các vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia dân tộc trên biên giới, đặc biệt trên biển Đông
tiếp tục diễn ra gay gắt, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ xẩy ra xung đột vũ trang hoặc chiến tranh cục bộ.
Tình hình trong nước: Những thành tựu to lớn của gần 30 năm đổi mới đã tạo ra cho đất nước lực và thế,
sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước. Tuy nhiên, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI của Đảng nhận định “nước ta đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và
diễn biến phức tạp, không thể coi thường thách thức nào. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn
nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Các thế lực thù địch tiếp tục
thực hiện âm mưu “DBHB”, gây BLLĐ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay
đổi chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của CNXH, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” có những diễn biến phức tạp”.
Yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới:Giữ vững hoà bình, ổn định để xây dựng và phát
triển bền vững đất nước theo hướng “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là mục tiêu
cao nhất, nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất. T.trung đ.tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn
“DBHB”, bạo loạn lật đổcủa các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN.
Thực trạng công tác QP, ANhiện nay: Nhận thức về QP toàn dân và ANnhân dân của một số cán bộ,
đảng viên trong các ngành, các cấp chưa đầy đủ, sâu sắc, thiếu cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hoà
bình” của các thế lực thù địch và “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Công tác bảo vệ ANtrong
một số lĩnh vực còn có những thiếu sót; xử lý tình hình phức tạp nảy sinh ở cơ sở có lúc, có nơi còn bị
động, tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội, AN chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một số địa bàn còn diễn biến
phức tạp. Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường sức mạnh QP, an ninh, đặc biệt là
tại các vùng chiến lược, biển, đảo còn chưa chặt chẽ. Công nghiệp QP, AN chưa đáp ứng yêu cầu trang
bị cho các lực lượng vũ trang.
12
Câu 6: Phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng an ninh được thể hiện như thế nào. Ý nghĩa thực tiễn?
Đặt vấn đề: Sự nghiệp quốc phòng, an ninh ở việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý của Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quốc phòng, an ninh là tất yếu khách quan, là nguyên tắc,
qui luật trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong những năm qua, Đảng và
Nhà nước ta đã chủ trương, chính sách về quốc phòng, an ninh đúng. Vì thế mà sức mạnh quốc phòng,
an ninh của nước ta được tăng cường vững chắc. Độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc và chế độ XHCN; giữ vững môi trường, ổn định, hòa bình cho sự phát triển, đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Hiện nay, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biến
hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở Việt Nam. Theo
đó, việc nghiên cứu nắm vững Đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách quản lý của Nhà nước Việt
Nam về quốc phòng, an ninh là vấn đề rất quan trọng.
Phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh
được thể hiện Đảng lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, an ninh trên cả nước
Nguyên tắc lãnh đạo: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân
đội nhân dân, Công an nhân dân và đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh. Nguyên tắc trên đây chỉ rõ:
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, an ninh, không chia
quyền, không nhường quyền lãnh đạo sự nghiệp quốc phòng, an ninh cho bất cứ một đảng phái, một tổ
chức, cá nhân nào; không thông qua một tổ chức trung gian nào; Đảng lãnh đạo mọi mặt chính trị, tư
tưởng và tổ chức, mọi hoạt động, mọi nhiệm vụ của sự nghiệp quốc phòng, an ninh trong bất kỳ điều
kiện, hoàn cảnh nào, bất kỳ ở đâu.
Điều lệ Đảng quy định “sự lãnh đạo của Đảng được tập trung thống nhất vào Ban chấp hành Trung
ương mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư” . Việc giữ vững và thực hiện đúng nguyên
tắc cơ bản trên đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi sự nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ
Tổ quốc XHCN.
Nội dung lãnh đạo: Đảng định ra đường lối, chủ trương, chính sách, mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh cho phù hợptừng giai đoạn cách mạng, như: Đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân. Đường lối xây dưng cơ sở chính trị xã hội vững mạnh. Đường lối xây dưng lực lượng vũ
trang nhân dân (quân đội nhân dân, công an nhân dân cách mạng, chính qui…). Đường lối kết hợp kinh
tế với quốc phòng, an ninh. Đường lối phát triển khoa học quân sự, nền công nghiệp quốc phòng, an ninh
của đất nước…
Phương thức lãnh đạo: Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninhlà:
Đảng xây dựng, hoạch định và lãnh đạo tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương chiến lược,
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xác định nguyên tắc tổ chức, cơ chế lãnhđạo của Đảng đối với sự nghiệp
quốc phòng, an ninh và đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Đảng lãnh đạo Nhà nước và hệ thống chính quyền từ Trung ương đến cơ sở để thể chế hoá, cụ thể hoá
đường lối quan điểm về quốc phòng, an ninh của Đảng thành Hiến pháp, luật pháp và hệ thống chính
sách; lãnh đạo hoạt động quản lý điều hành công tác quốc phòng, an ninhtrong phạm vi cả nước, ở các
cấp, các ngành và địa phương.
Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninhvà đối với quân đội, công an bằng hệ
thống tổ chức đảng và phát huy phát huy vai trò trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu của đội ngũ
đảng viên trong tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Đảng lãnh đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội từ Trung ương đến cơ sở
để phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.Đảng tiến hành
công tác kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo chấp hành và tổ chức thực hiện các đường lối, chủ trương,
13
chính sách ở các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở nhằm tăng cường hiệu lực lãnh đạo của Đảng
và hiệu lực quản lý điều hành của Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Ý nghĩa thực tiễn
KẾT LUẬN
Sự nghiệp xây dựng, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta trong thời kỳ mới rất to lớn, nặng nề và phức tạp. Để sự nghiệp này giành được thắng lợi phải đặt dưới
sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân
dân. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý điều hành sự nghiệp quốc phòng, an ninh và công tác quốc
phòng, an ninh ở các địa phương hiện nay dựa trên sự vận hành cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị ở
nước ta: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Do đó tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
phải đi đôi với tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và
nâng cao trách nhiệm của các địa phương trong lĩnh vực củng cố, tăng cường quản lý Nhà nước về quốc
phòng, an ninh.
14
Câu 7: Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng. Một số vấn đề đặt ra đối với CMVN?
Quản lý Nhà nước về quốc phòng
Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh là quá trình nắm và điều hành bằng pháp luật, chính sách,
kế hoạch và các công cụ khác của Nhà nước trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động xã hội có quan hệ đến
việc giữ gìn, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, do hệ
thống các cơ quan của bộ máy nhà nước (bao gồm cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp) từ Trung
ương đến cơ sở tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn được pháp luật quy định.
Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh là một nhiệm vụ, nội dung trọng yếu của quản lý nhà nước.
Chủ thể quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh là hệ thống các cơ quan của bộ máy nhà nước (bao
gồm cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp) từ Trung ương đến cơ sở. Khách thể quản lý nhà nước về
quốc phòng - an ninh bao gồm mọi lĩnh vực, mọi hoạt động xã hội có quan hệ đến việc giữ gìn, bảo vệ
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Các đoàn thể quần chúng
và nhân dân tích cực tham gia vào các hoạt động quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh dưới nhiều
hình thức khác nhau theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.
Nội dung quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh
Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn thực hiện công tác quốc phòng an ninh: các cơ quan của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành xây dựng và ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quốc phòng - an ninh theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền
được pháp luật quy định, đồng thời hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác quốc phòng - an ninh ở các bộ,
ngành và địa phương.
- Lập quy hoạch, kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện công tác quốc phòng - an ninh, xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân: các cơ quan của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ
sở tiến hành lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch công tác quốc phòng - an ninh, xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện các quy hoạch, kế hoạch đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật về lĩnh vực quốc phòng - an
ninh: các cơ quan của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành các hoạt động thông tin,
tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật về lĩnh vực quốc phòng - an ninh cho cán
bộ, công nhân viên chức ở các bộ, ngành và nhân dân các địa phương.
- Quy định và hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách, kinh phí bảo đảm cho công tác quốc phòng an ninh: các cơ quan của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở nghiên cứu xây dựng, ban hành các
quy định và hướng dẫn cán bộ, công nhân viên chức ở các bộ, ngành, nhân dân các địa phương thực hiện
các chế độ, chính sách, kinh phí bảo đảm cho công tác quốc phòng - an ninh.
- Theo dõi, đốn đốc, tổ chức thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lí vi phạm pháp luật
về thực hiện công tác quốc phòng - an ninh: các cơ quan của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở
tiến hành theo dõi, đốn đốc, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác quốc phòng - an ninh ở
các bộ, ngành và địa phương; đồng thời giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lí vi phạm pháp luật về thực
hiện công tác quốc phòng - an ninh theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được pháp luật quy định.
- Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác quốc phòng - an ninh: các cơ quan của bộ máy nhà nước
từ Trung ương đến cơ sở tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác quốc phòng - an ninh, từ
đó tham mưu đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp
giải quyết, xử lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn công tác quốc phòng - an ninh ở các bộ, ngành và
địa phương.
Nhà nước thực hiện quản lý về quốc phòng - an ninh trên một số mặt, lĩnh vực cụ thể là: quản lý
mạng lưới tình báo quốc gia; quản lý biên giới, hải phận, không phận; quản lý các hoạt động đối ngoại
có quan hệ đến quốc phòng - an ninh; quản lý kinh tế đối ngoại; quản lý thông tin quốc gia, bí mật quốc
15
gia; quản lý xây dựng lực lượng vũ trang; quản lý xây dựng công nghiệp quốc phòng - an ninh; quản lý
xây dựng tiềm lực quốc phòng - an ninh; quản lý xây dựng thế trận quốc phòng- an ninh; quản lý các
công trình quốc phòng - an ninh, các khu quân sự; quản lý dự trữ quốc gia; quản lý công tác phòng thủ
dân sự; quản lý công tác bảo vệ chính trị nội bộ; quản lý trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài các nội dung cơ bản trên đây, quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh còn phải thực hiện trên
những lĩnh vực cụ thể khác như dân tộc, tôn giáo, tư tưởng, văn hóa, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh,
thành phố v.v...
Phương pháp quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh
Phương pháp quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh là hệ thống các biện pháp, cách thức điều hành
nhằm thực hiện chức năng, thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng - an
ninh.
- Phương pháp tổ chức: Là phương pháp quản lý bằng cơ chế, quy chế chặt chẽ, buộc mọi người phải
hoạt động theo khuôn khổ, kỷ cương nhất định, bao gồm nhiều biện pháp quan trọng như duy trì những
quy định của luật pháp, hướng dẫn triển khai thực hiện các quy chế, quy trình, nội dung hoạt động của
các cấp, ngành, địa phương, thực hiện chế độ kiểm tra, thanh tra, có biện pháp xử lý, thưởng, phạt
nghiêm minh.
- Phương pháp kinh tế: Là phương pháp tác động bằng lợi ích vật chất nhằm nâng cao ý thức trách
nhiệm tham gia quản lý và tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng - an ninh của mỗi tổ chức,
mỗi cấp, mỗi ngành và cá nhân; sử dụng những đòn bẩy kinh tế như lương, thưởng, phụ cấp, chính sách
kinh tế - xã hội... để tạo động lực thúc đẩy mọi người, mọi cấp, ngành tự giác thực hiện tốt nhiệm vụ
quốc phòng - an ninh.
- Phương pháp hành chính: Là phương pháp sử dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền của cơ quan
quản lý được pháp luật cho phép, trong đó cơ quan, công chức và nhân viên nhà nước duy trì quản lý
bằng các mệnh lệnh hành chính, buộc các đối tượng thuộc quyền phải thực hiện; đối với các đối tượng vi
phạm, có thể tiến hành từ xử phạt hành chính đến truy cứu trách nhiệm hình sự theo những quy định cụ
thể của pháp luật.
- Phương pháp giáo dục, thuyết phục: Là phương pháp thông qua biện pháp tuyên truyền, vận động, làm
cho mọi người nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh,
nâng cao lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa, trình độ kiến thức quốc phòng - an ninh, trên cơ sở đó phát
huy ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của mọi người, mọi cấp, mọi ngành trong quản lý điều hành và
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
Bốn phương pháp cơ bản trên đây cần được kết hợp chặt chẽ, trong đó sử dụng thường xuyên và rộng rãi
phương pháp giáo dục, thuyết phục, kết hợp với các phương pháp tổ chức, kinh tế, hành chính trong
những trường hợp, điều kiện cụ thể cho phù hợp.
Một số vấn đề đặt ra
Kết luận
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và quản lý, điều hành của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là những nhân tố
cơ bản, giữ vai trò chủ đạo trong cơ chế vận hành của nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân,
bảo vệ Tổ quốc. Trước sự phát triển của tình hình và nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong thời kỳ mới,
cần giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng và sự quản lý, điều
hành tập trung thống nhất của Nhà nước đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh nhằm xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững mạnh, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn
“diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh,
chủ động giữ nước ngay trong thời bình, đồng thời sẵn sàng đối phó thắng lợi với cuộc chiến tranh xâm
lược kiểu mới của địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng phải đi đôi với tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước, phát huy
16
quyền làm chủ của nhân dân và nâng cao trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng - an ninh.
17
Câu 8: Thực trạng và những giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về quốc phòng trong
tình hình hiện nay ở nước ta?
Đặt vấn đề: Quản lý nhà nước về quốc phòng - an ninh là quá trình nắm và điều hành bằng pháp luật,
chính sách, kế hoạch và các công cụ khác của Nhà nước trong mọi lĩnh vực, mọi hoạt động xã hội có
quan hệ đến việc giữ gìn, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội, do hệ thống các cơ quan của bộ máy nhà nước (bao gồm cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp) từ Trung ương đến cơ sở tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn được pháp luật
quy định.
1. Thực trạng
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác QLNN về quốc phòng ở nước ta đã được
triển khai toàn diện và đạt được những thành tựu quan trọng. Nhà nước đã ban hành Luật Quốc phòng
và từng bước xây dựng, hoàn thiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và chính sách về quốc
phòng; xây dựng các quy hoạch, kế hoạch củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân (QPTD), kế
hoạch phòng thủ bảo vệ Tổ quốc… Qua đó, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, các quy hoạch,
kế hoạch xây dựng tiềm lực và thế trận QPTD, gắn thế trận QPTD với thế trận an ninh nhân dân; tăng
cường giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh (QP-AN); chỉ đạo đấu tranh quốc phòng và
phát triển quan hệ đối ngoại quốc phòng… Trong quá trình tổ chức thực hiện, công tác giám sát, kiểm
tra, thanh tra quốc phòng được coi trọng, đã kịp thời phát hiện, giải quyết các khiếu kiện, tố cáo liên quan
đến luật pháp, chính sách về quốc phòng.
Tuy nhiên, công tác QLNN về quốc phòng ở nước ta vẫn còn những mặt hạn chế, bất cập do tác
động của tình hình mới, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Đó là, nhận thức và
trách nhiệm quản lý của các cấp, các ngành chưa thật đầy đủ. Việc ban hành, bổ sung, điều chỉnh các
VBQPPL chưa kịp thời, chưa bám sát sự phát triển của tình hình, có văn bản đã lạc hậu, hoặc còn chồng
chéo. Hệ thống tổ chức QLNN về quốc phòng từ Trung ương đến các địa phương chưa chặt chẽ. Nội
dung quản lý quốc phòng chưa toàn diện, giải pháp thực hiện thiếu đồng bộ, nhất là ở một số bộ, ngành.
Công tác kiểm tra, thanh tra quốc phòng tiến hành có lúc, có nơi chưa chủ động, thường xuyên; phát
hiện, xử lý những sai phạm có trường hợp chưa kịp thời, thiếu kiên quyết, triệt để. Song nhìn tổng thể,
công tác QLNN về quốc phòng đã tiến hành có hiệu quả, góp phần xây dựng, củng cố nền QPTD ngày
càng vững chắc, sức mạnh quốc phòng không ngừng được tăng cường. Đó là cơ sở để giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tại Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục xác định mục tiêu, nhiệm vụ QP-AN của đất nước là:
"bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên
giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững ổn định chính trị, trật tự,
an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù
địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị
động, bất ngờ trong mọi tình huống”
Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đó, công tác QLNN về quốc phòng ở nước ta sẽ chịu tác động bởi
các vấn đề toàn cầu, như: an ninh tài chính, năng lượng, an ninh lương thực, gia tăng dân số, biến đổi khí
hậu, môi trường, thiên tai, dịch họa… Đồng thời, phải đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ xâm
phạm độc lập, chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo, gây xung đột vũ trang, khủng bố, gây rối, bạo
loạn và chiến tranh xâm lược. Mặt khác, còn phải thường xuyên đối phó với các mối đe dọa an ninh phi
truyền thống, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh
học… Trong nước, cùng với những kết quả, kinh nghiệm quản lý, xây dựng nền QPTD qua 26 năm đổi
mới, công tác QLNN về quốc phòng còn chịu tác động bởi nhiều khó khăn, thách thức đan xen. Đó là:
“Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình
trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên
gắn với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng”2. Như vậy, trong tình hình mới, QLNN về
18
quốc phòng có sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, tích cực và tiêu cực ảnh hưởng
đến kết quả thực hiện nhiệm vụ QP-AN.
2. một số giải pháp chủ yếu sau:
Tiếp tục bổ sung, phát triển, cụ thể hóa đường lối và phương thức lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện
hệ thống luật pháp và chính sách của Nhà nước đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh
Nghiên cứu bổ sung, phát triển hai chiến lược cơ bản, trọng yếu, mang tính tổng hợp và toàn diện nhất
của quốc gia (Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và Chiến lược bảo vệ Tổ quốc); trên cơ sở đó khẩn
trương xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chiến lược quốc gia như Chiến lược quốc phòng,
Chiến lược an ninh quốc gia, Chiến lược ngoại giao... và các chiến lược chuyên ngành khác như Chiến
lược quân sự, Chiến lược phát triển công nghiệp quốc phòng...
Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch mang tính chiến lược của quốc gia như: Kế hoạch phân
vùng chiến lược về quốc phòng - an ninh gắn với phân vùng chiến lược về kinh tế - xã hội theo nguyên
tắc kết hợp chặt chẽ xây dựng với bảo vệ, Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia thời bình và thời chiến,
Kế hoạch tổng thể về xây dựng công trình quốc phòng - an ninh từ thời bình, Phương án phòng thủ chiến
lược, Kế hoạch A (Quyết tâm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN), Kế hoạch xây dựng khu vực phòng
thủ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương v.v…
Tiếp tục đổi mới, bổ sung hoàn thiện cơ chế, phương thức lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính
quyền và cơ quan chức năng các cấp đối với lĩnh vực quốc phòng - an ninh, nhất là khi xử trí các tình
huống khẩn cấp hoặc tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung và ban
hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách quốc phòng - an ninh phù hợp với thời kỳ
mới.
Phát huy vai trò của hệ thống chính trị đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa
Cần thường xuyên chăm lo xây dựng hệ thống chính trị, nhất là các tổ chức Đảng và bộ máy chính
quyền từ Trung ương đến cơ sở thực sự trong sạch vững mạnh, gắn bó mật thiết với nhân dân, lãnh đạo
và quản lý điều hành xã hội nói chung, lĩnh vực quốc phòng - an ninh nói riêng có uy tín và hiệu quả;
phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, trong đó sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp
về mọi mặt của Đảng đối với lĩnh vực quốc phòng - an ninh là nhân tố quan trọng nhất, giữ vai trò quyết
định trong cơ chế vận hành của nền quốc phòng - an ninh toàn dân bảo vệ Tổ quốc.
Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội
và Công an, bảo đảm Quân đội và Công an thực sự là lực lượng trung thành và tin cậy, làm nòng
cốt trong sự nghiệp quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc
Không ngừng bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm túc cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với
Quân đội và Công an.
Đối với Quân đội, tổ chức rút kinh nghiệm và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 51-NQ/TƯ ngày
20/7/2005 của BCT khoá IX, phát huy vai trò trọng trách “chủ trì về chính trị”, “trực tiếp chỉ đạo và tổ
chức tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội” của đội ngũ chính uỷ, chính trị viên, cơ
quan chính trị các cấp.
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân
nhằm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang; xây dựng lực lượng vũ
trang nhân dân, nhất là quân đội và công an vững mạnh về chính trị, lấy vững mạnh về chính trị làm cơ
sở để nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu toàn diện. .
Tích cực bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực tổ chức thực hiện công tác quốc
phòng - an ninh của đội ngũ cán bộ
Trước hết cần tiêu chuẩn hóa kiến thức quốc phòng - an ninh cho từng đối tượng, từng cấp, từng lứa
tuổi... trên cơ sở đó xác lập chương trình cơ bản, phân cấp tổ chức thực hiện giáo dục quốc phòng - an
19
ninh cho từng cấp theo hệ thống các trường từ Trung ương tới cơ sở cho các đối tượng. Công tác giáo
dục quốc phòng - an ninh phải được triển khai bằng nhiều hình thức, phương pháp phong phú, sinh động
cho các đối tượng, nhất là cho đội ngũ cán bộ chủ trì ở tất cả các cấp...
Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lí nhà nước về quốc phòng - an ninh
Tổ chức bộ máy quản lí nhà nước về quốc phòng - an ninh có quan hệ mật thiết với công tác quản lí nhà
nước về quốc phòng - an ninh và công tác quốc phòng - an ninh của các bộ, ngành, địa phương. Để thực
hiện tốt công tác quản lí nhà nước về quốc phòng - an ninh và công tác quốc phòng - an ninh cần tiếp
tục nghiên cứu hoàn thiện bộ máy quản lí nhà nước về quốc phòng - an ninh.
Đối với cơ quan chuyên sâu làm tham mưu về công tác quốc phòng - an ninh ở các cấp phải thường
xuyên được củng cố, kiện toàn về biên chế tổ chức cả số lượng và chất lượng.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc,
đặc biệt coi trọng xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc; hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cơ
chế, chính sách về quốc phòng - an ninh
Cần giáo dục, trang bị cho toàn dân những kiến thức và hiểu biết cần thiết về nhiệm vụ, yêu cầu củng cố
quốc phòng - an ninh; nâng cao giác ngộ cách mạng, nhận thức sâu sắc về hai nhiệm vụ chiến lược xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; có ý thức sâu sắc về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của
mọi công dân trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng cơ sở chính trị vững chắc trong
nhân dân. Tăng cường giáo dục quốc phòng - an ninh và công tác chính trị - tư tưởng sâu rộng trong các
tầng lớp nhân dân, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn dân đối với xây dựng nền quốc phòng an ninh toàn dân bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc Quy chế dân chủ ở cơ sở, phương châm “Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với những vấn đề cần và có thể công khai dân chủ trong quá trình
xây dựng nền quốc phòng - an ninh toàn dân, trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, nhất là
những vấn đề động viên các nguồn lực trong nhân dân.
Tăng cường lãnh đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, phát huy vai trò là cơ sở
chính trị của Đảng và chính quyền nhân dân, động viên và tổ chức nhân dân tạo thành phong trào quần
chúng sâu rộng và mạnh mẽ, tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Pháp luật, cơ chế, chính sách có tác động trực tiếp đến hiệu quả thực hiện công tác quốc phòng - an ninh
và quản lí nhà nước về quốc phòng - an ninh. Để thực hiện tốt công tác quốc phòng - an ninh trong thời
gian tới, cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách đối với sự nghiệp quốc phòng an ninh.
Thực hiện có nền nếp chế độ thanh tra, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công
tác quốc phòng - an ninh
Thanh tra, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm có vai trò rất quan trọng trong thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng - an ninh. Cần tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên để biểu dương,
khen thưởng những việc làm đúng, làm tốt, phát hiện những việc làm sai, những nơi làm chưa tốt để uốn
nắn, chấn chỉnh kịp thời. Cần tăng cường, thực hiện có nền nếp chế độ sơ kết, tổng kết, phát hiện những
vấn đề nảy sinh, tìm tòi những con đường, biện pháp tối ưu để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm
trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu,
nhiệm vụ tăng cường quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong
thời kỳ mới.
KẾT LUẬN
. Trước sự phát triển của tình hình và nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong thời kỳ mới, cần giữ vững và
tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng và sự quản lý, điều hành tập trung thống
nhất của Nhà nước đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh nhằm xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
nền an ninh nhân dân vững mạnh, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”,
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, ngăn chặn và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chủ động giữ nước
20
ngay trong thời bình, đồng thời sẵn sàng đối phó thắng lợi với cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới của
địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống.
Sự lãnh đạo của Đảng và quản lý, điều hành của Nhà nước đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh là
vấn đề mang tính khoa học và nghệ thuật, không ngừng vận động phát triển cùng thực tiễn. Chúng ta cần
tích cực nghiên cứu lý luận kết hợp với tổng kết thực tiễn để nhận thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn
về bản chất, những vấn đề có tính quy luật của cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý điều hành, nhân
dân làm chủ đối với sự nghiệp quốc phòng - an ninh, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng
nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới./.
Ý nghĩa thực tiễn
21
Câu 9: Những yếu tố cơ bản tác động đến bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng?
Đặt vấn đề: Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng là những nội dung hết sực quan trọng
nhằm đảm bảo sự ổn định và phát triển bình thường của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, sự ổn định
và phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi mà chúng ta tiến hành hội nhập sâu rộng với thế
giới, bên cạnh những thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội thì cũng đặt ra nhiều thách thức cho
công tác bảo vệ an ninh quốc gia nói chung và bảo vệ an ninh nội bộ nói riêng. Các cơ quan đặc biệt
nước ngoài, các thế lực thù địch đang tìm cách lợi dụng quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế để tìm
cách thâm nhập, tác động chuyển hóa tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên. Do đó bảo vệ an ninh
chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng càng trở nên quan trọng và mang tính cấp bách trong tình hình mới
1. Khái niệm Bảo vệ bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng là tổng thể các hoạt động, các
biện pháp duy trì trạng thái an toàn, ổn định và phát triển của đất nước trên các lĩnh vực chính trị, tư
tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội nhằm giữ gìn và tạo lập môi trường thuận lợi cho sự phát triển những
thành quả, những giá trị về chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng
và định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhân dân ta.
2. Vị trí, vai trò
Bảo vệ bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng là bộ phận quan trọng của bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Bảo vệ cương lĩnh, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, bảo vệ tổ chức của Đảng và
của Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong
các tổ chức, cán bộ, đảng viên và nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Bảo vệ, phát triển những thành quả văn hóa cách mạng và góp phần phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc nhằm xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đấu tranh ngăn
chặn và đẩy lùi sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa có nội dung đồi trụy, phản động trong đời sống
xã hội.
Bảo vệ những thành quả về kinh tế – xã hội trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
độc lập, tự chủ; xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các chính sách phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an
ninh kinh tế, an sinh xã hội, môi trường sinh thái và môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã
hội; đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội.
Đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với nước ta trên các
lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội.
3. Tình hình thực thế giới và trong nước tác động đến lĩnh vực an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư
tưởng
Thế giới phải đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu như khủng bố quốc tế, xung đột sắc tộc, dân
tộc, tôn giáo, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ; những vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí
hậu, an ninh mạng, thiên tai, dịch bệnh,… đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định của các quốc gia, trong
đó có Việt Nam.
Các thế lực thù địch không từ bỏ mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ
nghĩa, triệt để khai thác những khó khăn của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế để tiếp tục gia tăng các hoạt động gây bất ổn về an ninh chính trị, , KT, VH, TT
4. Yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng
- Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng phải trên cơ sở tư duy mới về an ninh quốc gia và
chiến lược an ninh quốc gia; nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm quan trọng của bảo vệ an ninh chính trị,
kinh tế, văn hóa, tư tưởng, là bộ phận rất quan trọng của bảo vệ an ninh quốc gia trong chiến lược an
ninh quốc gia của Đảng và Nhà nước ta; phải phát huy sức mạnh tổng hợp, lực lượng tổng hợp và các
22
biện pháp tổng hợp để bảo vệ an ninh quốc gia nói chung, bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư
tưởng nói riêng.
- Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng thực chất là bảo vệ Đảng, bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, bảo vệ các tổ chức Nhà nước, mặt trận và đoàn thể chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị,
bảo vệ nền tảng tinh thần của xã hội, bảo vệ các thành quả về kinh tế – xã hội, tạo động lực cho sự phát
triển nhanh và bền vững, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
- Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng phải được tiến hành đồng thời và gắn kết chặt chẽ
với các mặt bảo vệ khác trong bảo vệ an ninh quốc gia, chiến lược an ninh quốc gia thống nhất dưới sự
lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước.
- Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng phải luôn luôn quán triệt tư tưởng cách mạng tiến
công, chủ động, tích cực và sáng tạo; kết hợp chặt chẽ bảo vệ với xây dựng, phát triển, hợp tác và đấu
tranh; kết hợp các biện pháp giáo dục, hành chính, pháp luật, kinh tế, quân sự, đối ngoại.
23
Câu 10: Quan điểm của Đảng ta về bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng. Ý nghĩa
trong hoạt động thực tiễn?
Đặt vấn đề : BVAN CT, KT, VH, TT là những nội dung hết sực quan trọng nhằm đảm bảo sự
ổn định và phát triển bình thường của hệ thống chính trị XHCN, sự ổn định và phát triển của nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt trong điều
kiện hiện nay khi mà chúng ta tiến hành hội nhập sâu rộng với thế giới, bên cạnh những thuận lợi cho
quá trình phát triển kinh tế xã hội thì cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo vệ an ninh quốc gia
nói chung và bảo vệ an ninh nội bộ nói riêng. Các cơ quan đặc biệt nước ngoài, các thế lực thù địch đang
tìm cách lợi dụng quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế để tìm cách thâm nhập, tác động chuyển hóa
tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên. Chúng có nhiều điều kiện vào Việt Nam với danh nghĩa công
khai hợp pháp, tiêp cận cán bộ, đảng viên của Việt Nam để móc nối, lôi kéo, tuyển lựa cơ sở, phá hoại tư
tưởng, thu thập bí mật nhà nước, gây nhiều thiệt hại cho an ninh và lợi ích quốc gia. Do đó bảo vệ an
ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng càng trở nên quan trọng và mang tính cấp bách trong tình hình
mới
* Khái niệm: Bảo vệ bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng là tổng thể các hoạt động, các
biện pháp duy trì trạng thái an toàn, ổn định và phát triển của đất nước trên các lĩnh vực chính trị, tư
tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội nhằm giữ gìn và tạo lập môi trường thuận lợi cho sự phát triển những
thành quả, những giá trị về chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế - xã hội, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng
và định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và nhân dân ta.
* Nội dung Quan điểm của Đảng ta…
1- Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư
tưởng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân
2- Bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về
mọi mặt của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước
3-Phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng
4-Gắn xây dựng với bảo vệ ngay từ bên trong, kết hợp chặt chẽ đấu tranh với xây dựng, với tự bảo vệ
ngay trong từng bước phát triển của đất nước
5-Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, kết hợp chặt chẽ giữa chủ động tiến công và chủ động phòng
ngừa, lấy chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính, giữ vững độc lập tự chủ, đi đôi với mở
rộng quan hệ đối ngoại
* Phân tích quan điểm 1:
- Vị trí: Xuất phát từ vai trò quan trọng của quan điểm trên, Do vậy trong từng giai đoạn mà Đảng, nhà
nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị lãnh đạo công tác bảo đảm ANQG, BVAN chính trị, KT,
VH, TT phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn. Các nghị quyết, chỉ thị của
Đảng về lĩnh vực ANQG, BVAN chính trị, KT, VH, TT đã nêu rõ phương hướng, quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo, xác định mục tiêu, nhiệm vụ; chỉ rõ đối tượng đấu tranh; nguyên tắc, phương châm xử lý trên
lĩnh vực bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
- Cơ sở: Xuất phát từ sự nghiệp đổi mới mà Đảng và nhân dân ta tiến hành đã giành được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong bối cảnh hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, tình hình an ninh, chính trị, kinh tế thế giới và khu vực bên cạnh mặt thuận lợi, tiếp tục có
những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường.
Thế giới phải đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu như khủng bố quốc tế, xung đột sắc tộc, dân
tộc, tôn giáo, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ; những vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí
hậu, an ninh mạng, thiên tai, dịch bệnh,… đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định của các quốc gia, trong
đó có Việt Nam.
24
Các thế lực thù địch không từ bỏ mục tiêu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ
nghĩa, triệt để khai thác những khó khăn của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội
nhập quốc tế để tiếp tục gia tăng các hoạt động gây bất ổn về an ninh chính trị, , KT, VH, TT
- Biện pháp: Trong bối cảnh đó, việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với QP AN, giữ vững an
ninh quốc gia, bảo vệ an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, cần coi trọng mấy vấn đề sau đây:
Một là, cần thống nhất nhận thức, bất luận trong hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải luôn kiên định
nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với công tác QPAN,
ANQG, . Đây là yêu cầu khách quan, tất yếu của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
Sự lãnh đạo của Đảng là toàn diện, bao quát trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức; trên mọi
nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò nòng cốt, xung kích
của các lực lượng Công an, Quân đội trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo vệ Tổ quốc trong hội
nhập kinh tế quốc tế. Sức mạnh bảo vệ ANQG là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ
thống chính trị, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, quốc phòng, quân sự, đối
ngoại...
Ba là , LLVT phải luôn luôn nêu cao cảnh giác, chủ động, nhạy bén, sẵn sàng có các phương án đối phó
với các tình huống. Tiếp tục đổi mới tư duy, phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, bố trí lực
lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đặc biệt, cần có tư duy mới về xác định đối tượng, đối tác; chủ động, nhạy bén trong nắm bắt, phân tích,
dự báo tình hình; làm tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách bảo đảm
an ninh quốc gia, bảo vệ ANCT, KT, VH, TT, tăng cường chính sách đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế.
Bốn là, chú trọng công tác xây dựng Đảng. Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kiện toàn tổ
chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên; nâng cao chất lượng các cấp ủy đảng, bảo đảm thật sự là hạt
nhân lãnh đạo, tiêu biểu cho trí tuệ, phẩm chất, năng lực của tổ chức đảng.
Đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động "diễn biến hòa bình", "phi chính trị hóa"
LLVT.
Bảo đảm an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn dân, của các tổ
chức, các lực lượng trong cả nước. Là cán bộ, đảng viên, học viên cao học có vai trò rất quan trọng trong
bảo đảm an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng của đất nước. Do vậy, đòi hỏi, mỗi cán bộ vừa phải
nắm vững quan điểm tư tưởng cơ bản của Đảng, Nhà nước về bảo đảm an ninh chính trị, kinh tế, văn
hóa, tư tưởng; vừa phải có tri thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực, công việc mình phụ trách; đồng thời luôn
luôn nêu cao ý thức dân tộc, ý thức giai cấp, tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận rõ và vô hiệu hóa các
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch phá hoại an ni n trên các lĩnh vực.
KẾT LUẬN
Bảo đảm an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn dân, của các tổ
chức, các lực lượng trong cả nước. Là cán bộ của Đảng, Nhà nước trên các lĩnh vực, học viên cao học có
vai trò rất quan trọng trong bảo đảm an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng của đất nước.
Để hoàn thành trọng trách to lớn đối với an ninh quốc gia, mỗi cán bộ vừa phải nắm vững quan điểm tư
tưởng cơ bản của Đảng, Nhà nước về bảo đảm an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng; vừa phải có
tri thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực, công việc mình phụ trách; đồng thời luôn luôn nêu cao ý thức dân
tộc, ý thức giai cấp, tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận rõ và vô hiệu hóa các âm mưu, thủ đoạn của
các thế lực thù địch phá hoại an ni n trên các lĩnh vực.
25