Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÀI DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP: MÔN SINH 8 – VỆ SINH HÔ HẤP (Giải cấp huyện)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.28 KB, 12 trang )

MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên hồ sơ dạy học:
BÀI DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP
CHỦ ĐỀ: MÔN SINH 8 – HÔ HẤP
TIẾT 24 – CHỦ ĐỀ 4:
VỆ SINH HÔ HẤP
2. Mục tiêu dạy học.
a. Mục tiêu chung.
Như những môn học khác, môn sinh học cũng không kém phần quan trọng
trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS góp phần hình thành con
người có trình độ học vấn PTCS, chuẩn bị cho học sinh kiến thức đi vào các trường
nghề, tiếp tục học lên bậc THPT hay áp dụng ngay vào thực tế sản xuất ở địa
phương do hoàn cảnh không tiếp tục học tiếp. Đó là vốn kiến thức có thể áp dụng
được ngay vào trong thực tế sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lai tạo giống, … mà
đặc biệt là ở vùng nông thôn. Ngoài ra môn học còn cung cấp cho người học những
kiến thức về chính cơ thể mình, từ đó có vốn kiến thức vệ sinh và rèn luyện thân
thể trở thành người có đủ sức khỏe cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước và
bảo vệ tổ quốc.
Chính vì thế để nâng cao nhận thức và mở rộng tầm hiểu biết gắn với thực tế
cuộc sống cho người học, người giáo viên từng bước tạo điều kiện cho học sinh có
cơ hội được làm quen với các phương pháp dạy học mới. Điển hình là dạy học theo
chủ đề tích hợp nhằm giúp người học nắm chắc được mục tiêu chính của bài học,
thấy được sự hỗ trợ tích cực của kiến thức liên môn được sử dụng trong khi học và
giải quyết những vấn đề gắn với thực tiễn.
b. Mục tiêu cụ thể:
+ Qua bài, học sinh hiểu và nắm được:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các tác nhân gây hại hoạt động hô hấp, các bệnh đường hô hấp
thường gặp, đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp.
- Nêu được các biện pháp để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
- Vận dụng kiến thức liên môn có hiệu quả đối với các môn học:


* Môn hóa học 9: ( Bài 2: Một số oxit quan trọng: Oxit axit )
- Nguyên nhân tạo ra các khí SOx, NOx, CO, CO2…
* Môn Thể dục :


- Vai trò của các bài thể dục phát triển chung, đặc biệt là động tác vươn thở, tayngực, các bài tập chạy đối với hệ hô hấp.
- Giải thích được cơ sở khoa học của việc tập luyện TDTT đúng cách.
* Môn GDCD : (Lớp 6: Tiết 1: Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
Lớp 7 : Tiết 23-24 ; Bài 14 : Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên).
- Biết được sức khỏe là vốn quí nhất của con người nên con người phải biết trân
trọng và bảo vệ sức khỏe.
- Vai trò của môi trường trong đời sồng con người, trách nhiệm của con người
trong bảo vệ môi trường.
* Môn Toán học:
- Củng cố kiến thức giải bài toán bằng lời văn.
* Môn Văn học: (Lớp 8: Tiết 45 : Ôn dịch, thuốc lá).
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nạn nghiện hút thuốc lá đối với sức khỏe
con người và đạo đức xã hội.
* Môn Địa lí: (Lớp 7: Tiết 18: Ô nhiễm môi trường nhiệt đới ôn hòa).
- Nắm rõ nguyên nhân, thực trạng và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
2. Kỹ năng:
- Đề ra các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ. Học sinh có kĩ năng tập thở
sâu.
- Để đạt được mục tiêu bài học, học sinh biết bổ trợ thêm cho mình những kĩ năng
sau: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.
+ Kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
+ Kỹ năng lắng nghe tích cực
+ Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin trong sách giáo khoa, quan sát và trình bày
vấn đề.
+ Kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề cần độ chính xác

trong cuộc sống.
+ Kỹ năng giải thích các vấn đề thực tế.
+Kỹ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận
+ Kỹ năng khai thác thông tin và nội dung hình ảnh.
+ Kỹ năng rèn luyện thân thể phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Học sinh biết phát huy năng lực của bản thân để nắm bắt kiến thức bài học: Năng
lực giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác...
3.Thái độ - Giáp dục kĩ năng sống:
- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp, bảo vệ môi trường
-> Tiết kiệm năng lượng.
- Kĩ năng ra quyết định hình thành các kĩ năng bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân
có hại và tập luyện hô hấp thường xuyên.


- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi gây hại đường hô hấp cho chính bản
thân và những người xung quanh.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến được tổ, nhóm, lớp.
- Có ý thức sử dụng các phương tiện giao thông hợp lý để giảm phát thải khí CO 2
vào không khí -> giảm hiệu ứng nhà kính
4.Năng lực hình thành và phát triển.
- Năng lực tự học
- Năng lực tư duy sáng tạo
- Năng lực tự quản lý
- Năng lực hợp tác, giao tiếp
- Năng lực giải quyết vấn đề
3. Đối tượng của dự án:
- Đối tượng dạy học: Học sinh
- Số lượng: 25
- Số lớp thực hiện: 1

- Khối lớp: 8
- Đặc điểm cần thiết của học sinh đã học theo bài học:
+ Dự án mà tôi thực hiện là một tiết Sinh trong chương trình Sinh 8, được áp dụng
trực tiếp với đối tượng học sinh lớp 8 nên có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho trong
quá trình thực hiện:
Thứ nhất: So với học sinh lớp 6,7 thì học sinh lớp 8 đã có hơn hai năm học tiếp cận
với kiến thức chương trình bậc học THCS. Không còn cảm giác bỡ ngỡ, lạ lẫm với
những hình thức kiểm tra, đánh giá mà giáo viên đưa ra trong quá trình dạy học.
Thứ hai: Đối với bộ môn Sinh, các em đã được học rất nhiều bài từ chương trình
lớp 6 có liên quan đến các vấn đề về Văn học, Địa lý, Giáo dục công dân; các vấn
đề có liên quan đến thực tiễn cuộc sống.
Thứ ba: Đối với các môn học khác như: Toán học, Hoá học, Giáo dục công
dân...các em có cơ hội được tìm hiểu về những kiến thức có liên quan đến kĩ năng
sống, các vấn đề về ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường ... trong các bộ môn
được tích hợp vào bài học. Do đó, khi giáo viên thấy cần thiết phải kết họp kiến
thức của một môn học nào đó vào bộ môn Sinh để giải quyết một vấn đề trong bài
học, các em sẽ không có cảm giác mới lạ, bỡ ngỡ hay khó khăn trong việc tiếp
nhận.
4. Ý nghĩa, vai trò của dự án.
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi nhận thấy rằng việc kết hợp
kiến thức các môn học "tích hợp" vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một
môn học là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng đối với việc trang bị kiến thức
một cách tốt nhất cho học sinh. Điều đó cũng đòi hỏi người giáo viên bộ môn


không chỉ nắm chắc kiến thức môn học mà mình dạy mà cần phải không ngừng học
hỏi, trau dồi kiến thức các môn học khác để biết cách tổ chức, hướng dẫn các em
giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất,
hiệu quả nhất. Do đó, để đạt được mục tiêu đã đề ra, trong quá trình dạy học, tôi đã
tiến hành trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với một tiết học

trong môn Sinh 8.
Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức liên môn vào
giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn
về vấn đề đặt ra trong môn học đó.
Việc thực hiện dự án này đã áp dụng các kiến thức bộ môn Sinh vào giải
quyết các tình huống thực tế. Trên cơ sở đó mở ra một hướng mới trong nghiên cứu
cũng như trong thực tế hoạt động dạy và học. Giúp các em hoc sinh thấy được môn
Sinh rất gần gũi và có thể ứng dụng trực tiếp trong thực tế cuộc sống, giúp các thầy
cô giáo và các em học sinh có cách nhìn thực tế hơn về áp dụng kiến thức liên môn
vào hoạt động dạy và học và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Cụ thể, trong giờ học này, học sinh thấy khi môn Sinh học tích hợp cùng kiến
thức các môn học khác như: Toán học, Hóa học, GDCD…góp phần giáo dục học
sinh biết được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Từ đó học sinh có
hành vi phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường và tuyên truyền đến những
người xung quanh. Góp phần nâng cao đời sống sức khỏe cho người dân.
Trong thực tế, khi soạn bài có kết hợp các kiến thức của các môn học khác sẽ
giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề được đặt ra
trong bài dạy của mình. Từ đó, việc tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức
bài dạy sẽ linh hoạt hơn, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi,
khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ, sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng
kiến thức vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu.
- Thiết bị: Máy chiếu projecter, máy tính, loa vi tính.
+ Thông tin, tranh ảnh về chủ đề: Ô nhiễm môi trường, biện pháp bảo vệ môi
trường.
+Video: Tác hại của thuốc lá, hậu quả của ô nhiễm môi trường.
Các thiết bị trên được sử dụng vào việc hỗ trợ thực hiện nội dung bài học
nhằm góp phần giải quyết nhanh, gọn các câu hỏi được đặt ra và hỗ trợ hình ảnh
làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn người học.

+ Máy quay video ghi lại các hoạt động của học sinh thể nghiệm dự án.
- Đồ dùng: Bút dạ, bút màu, giấy Ao
- Học liệu dạy học:


+ Sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh 8; tài liệu chuẩn KTKN môn Sinh
phục vụ cho hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh.
+ Kiến thức về các môn có liên quan được tích hợp trong bài:
* Môn hóa học 9 : ( Bài 2: Một số oxit quan trọng: Oxit axit ) Cung cấp kiến thức
về quá trình tạo ra các khí SOx, NOx, CO, CO2…
* Môn Thể dục : Cung cấp kiến thức về việc tập luyện TDTT đúng cách và vai trò
của các bài thể dục đối với hệ hô hấp
* Môn GDCD : (Lớp 6: Tiết 1: Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể. Lớp 7 : Tiết
23-24 ; Bài 14 : Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên) Cung cấp kiến thức
về sức khỏe và vai trò của môi trường, trách nhiệm của con người trong bảo vệ môi
trường.
* Môn Toán học: Cung cấp kiến thức giải bài toán bằng lời văn.
* Môn Văn học: (Lớp 8: Tiết 45 : Ôn dịch, thuốc lá) cung cấp kiến thức về tệ nạn
nghiện hút thuốc lá đối với sức khỏe con người và đạo đức xã hội.
* Môn Địa lí: (Lớp 7: Tiết 18: Ô nhiễm môi trường nhiệt đới ôn hòa) Cung cấp
kiến thức về ô nhiễm môi trường.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
- Mô tả hoạt động dạy và học qua giáo án: Tiết 24: Vệ sinh hô hấp để dạy học
theo chủ đề tích hợp các môn học.
Ngày soạn:
Ngày dạy :

Tiết 24

Bài 22: VỆ SINH HÔ HẤP

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trình bày được các tác nhân gây hại hoạt động hô hấp, các bệnh đường hô hấp
thường gặp, đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp.
- Nêu được các biện pháp để có hệ hô hấp khỏe mạnh.
- Vận dụng kiến thức liên môn có hiệu quả đối với các môn học:
* Môn hóa học 9: ( Bài 2: Một số oxit quan trọng: Oxit axit )
- Nguyên nhân tạo ra các khí SOx, NOx, CO, CO2…
* Môn Thể dục :
- Vai trò của các bài thể dục phát triển chung, đặc biệt là động tác vươn thở, tayngực, các bài tập chạy đối với hệ hô hấp.


- Giải thích được cơ sở khoa học của việc tập luyện TDTT đúng cách.
* Môn GDCD : (Lớp 6: Tiết 1: Bài 1: Tự chăm sóc rèn luyện thân thể
Lớp 7 : Tiết 23-24 ; Bài 14 : Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên).
- Biết được sức khỏe là vốn quí nhất của con người nên con người phải biết trân
trọng và bảo vệ sức khỏe.
- Vai trò của môi trường trong đời sồng con người, trách nhiệm của con người
trong bảo vệ môi trường.
* Môn Toán học:
- Củng cố kiến thức giải bài toán bằng lời văn.
* Môn Văn học: (Lớp 9: Tiết 45 : Ôn dịch, thuốc lá).
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nạn nghiện hút thuốc lá đối với sức khỏe
con người và đạo đức xã hội.
* Môn Địa lí: (Lớp 7: Tiết 18: Ô nhiễm môi trường nhiệt đới ôn hòa).
- Nắm rõ nguyên nhân, thực trạng và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường
2. Kỹ năng :
- Đề ra các biện pháp luyện tập để có hệ hô hấp khoẻ. Học sinh có kĩ năng tập thở
sâu.
- Để đạt được mục tiêu bài học, học sinh biết bổ trợ thêm cho mình những kĩ năng

sau: Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.
+ Kỹ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
+ Kỹ năng lắng nghe tích cực
+ Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin trong sách giáo khoa, quan sát và trình bày
vấn đề.
+ Kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề cần độ chính xác
trong cuộc sống.
+ Kỹ năng giải thích các vấn đề thực tế.
+Kỹ năng hợp tác ứng xử/ giao tiếp trong khi thảo luận
+ Kỹ năng khai thác thông tin và nội dung hình ảnh.
+ Kỹ năng rèn luyện thân thể phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Học sinh biết phát huy năng lực của bản thân để nắm bắt kiến thức bài học: Năng
lực giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác...
3.Thái độ - Giáp dục kĩ năng sống:
- Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp, bảo vệ môi trường
-> Tiết kiệm năng lượng.
- Kĩ năng ra quyết định hình thành các kĩ năng bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân
có hại và tập luyện hô hấp thường xuyên.
- Kĩ năng tư duy phê phán những hành vi gây hại đường hô hấp cho chính bản
thân và những người xung quanh.


- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tự tin khi phát biểu ý kiến được tổ, nhóm, lớp.
- Có ý thức sử dụng các phương tiện giao thông hợp lý để giảm phát thải khí CO 2
vào không khí -> giảm hiệu ứng nhà kính
4.Năng lực hình thành và phát triển.
- Năng lực tự học
- Năng lực tư duy sáng tạo
- Năng lực tự quản lý

- Năng lực hợp tác, giao tiếp
- Năng lực giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị;
1) Giáo viên:
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo.
- Máy vi tính, đèn chiếu, mạng Internet
- Các tranh, ảnh: về tác nhân gây hại, bảo vệ hệ hô hấp, bảo vệ môi trường, tập
TDTT, phiếu học tập.
- Các bài báo, tư liệu về vấn đề thuốc lá
- Hình ảnh các ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) ở các môn học:
+Sinh vật: Ảnh giải phẫu học cơ thể người, các bệnh trên cơ thể người do thuốc lá
gây nên.
+GDCD: Nghị định 1315/QĐ –TTg của Thủ tướng chính phủ, hình ảnh cảnh báo
trên các bao thuốc lá, hình ảnh trẻ em phạm pháp,…
+Các môn xã hội khác: Hình ảnh hút thuốc lá, tờ bướm tuyên truyền về thuốc lá,
hình ảnh cảnh báo về thuốc lá,…
2) Học sinh:
- Đọc kỹ bài và trả lời câu hỏi sgk trang 72,73
- Sưu tầm những hình ảnh về tác hại thuốc lá.
- Giấy toki, bút dạ (dùng hoạt động nhóm).
III. Phương pháp – kĩ thuật dạy học:
- Dạy học nhóm, trình bày 1 phút, vấn đáp - tìm tòi, trực quan.
- Kĩ thuật mảnh ghép
IV. Hoạt động dạy học
1 . Ổn định tổ chức : 8
2. Kiểm tra: (3 phút) chiếu sileds 1
? Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào diễn ra như thế nào ?
Đáp án: - Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào đều theo cơ chế khuếch tán từ nơi có
nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp.
+ Trao đổi khí ở phổi:



Nồng độ O2 trong phế nang lớn hơn nồng độ O 2 trong mao mạch máu nên O2 từ
phế nang khuếch tán vào mao mạch máu.
Nồng độ CO2 trong mao mạch máu lớn hơn nồng độ CO 2 trong phế nang nên
CO2 từ mao mạch máu khuếch tán vào phế nang.
+ Trao đổi khí ở tế bào:
Nồng độ O2 trong máu lớn hơn nồng độ O 2 trong tế bào nên O2 từ máu khuếch
tán vào tế bào.
Nồng độ CO2 trong tế bào lớn hơn nồng độ CO 2 trong máu nên CO2 từ tế bào
khuếch tán vào máu.
. Đặt vấn đê : Hô hấp là hoạt động không thể ngưng, nhưng hệ hô hấp rất dễ bị
phơi nhiễm mắc bệnh . Vậy hệ hô hấp có thể mắc các bệnh thường gặp nào? Làm
thế nào để tránh được các bệnh đó. Bài học hôm nay giúp các em biết được các
vấn đề đó.
3. Dạy học bài mới:
*ĐVĐ vào I: Trước tiên ta cần tìm hiểu xem trong thực tế có những tác nhân nào
gây hại cho HHH, từ đó chúng ta sẽ đề ra biện pháp bảo vệ HHH khỏi các tác nhân
gây hại đó
HĐ 1 : Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại: (16 phút)
(* )Mục tiêu : Nêu được các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp à biện pháp bảo vệ
(*) Phương pháp, phương tiện dạy học:
- Phương pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp.
- Kĩ thuật khăn phủ bàn.
- Phương tiện: Máy chiếu projecter, phiếu học tập
(*) Các bước của hoạt động


Hoạt động của Thầy & Trò


Nội dung kiến thức cần
đạt

Hoạt động 1:
- GV: Chiếu slides 3,4:

I:Bảo vệ hệ hô hấp
tránh các tác nhân gây
hại:

Slides 3
slides 4
Gv: Vì sao chúng ta phải giữ vệ sinh hệ hô hấp ?
GV đưa ra các hình ảnh về bệnh liên quan đến đường
hô hấp.
Hs : Quan sát hình ảnh trả lời câu hỏi, đưa ra kiến
thức.
- Chiếu slides 5,6,7,8:

Slides 5

Slides 7

+Ý nghĩa: Giữ vệ sinh
hệ hô hấp để trao đổi
khí được thực hiện tốt và
tránh được các bệnh về
đường hô hấp.
+ Các tác nhân gây hại
cho hệ hô hấp: Bụi , khí

độc, các chất độc và các
vi sinh vật.

slides 6

slides 8

- GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng 22, kết hợp quan
sát hình ảnh à trả lời câu hỏi :
? Không khí có thể bị ô nhiễm và gây tác hại tới hoạt
động hô hấp từ những loại tác nhân như thế nào ?
-HS: Nghiên cứu bảng 22 SGK và các thông tin, quan
sát trên máy chiếu trả lời.

Mức độ gây hại: Ung
thư phổi, lao phổi, viêm
họng, suy hô hấp…Có
thể tử vong.


4 .Củng cố - luyện tập
* Hoạt động 3: Củng cố (3 phút)
(*) Mục tiêu:
Củng cố kiến thức về các biện pháp bảo vệ, luyện tập để có hệ hô hấp khỏe
mạnh, tránh các tác nhân gây hại.
(*) Phương pháp, phương tiện dạy học:
+ Phương pháp: Vấn đáp, khái quát.
+ Phương tiện dạy học: Máy chiếu projector.
(*) Các bước của hoạt động:
- GV: vẽ sơ đồ tư duy hệ thống hóa kiến thức bài học ngày hôm nay.

- HS: Vẽ sơ đồ tư duy
-GV: tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “ Hộp màu bí ẩn”.
5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà (2 phút)
- Chiếu slide 42

* Bài cũ: Học bài. Đọc mục “ Em có biết”
* Bài tập về nhà : Bài 1,2,3/ SGK – tranng 61,62
* Bài mới:
- Đọc trước bài 23: “ Thực hành hô hấp nhân tạo”: Chuẩn bị mỗi tổ: 1 chiếc
chiếu, 1 gối bong, gạc hoặc vải mềm.
V. Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
....................................................................................................................


7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
- Để kiểm tra kết quả nắm bài của học sinh, tôi đã phát phiếu học tập cho học
sinh cả lớp thực hiện làm 3 câu hỏi được ghi trong phiếu học tập (Khổ A4).
- Nội dung câu hỏi:
Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu trả lời sau:
- Làm bài kiểm tra trắc nghiệm:
ĐỀ BÀI
Hãy chọn câu trả lời đúng:
Câu 1. Các bệnh nào dễ lây qua đường hô hấp:
a, Bệnh Sars, bệnh lao phổi, bệnh cúm, bệnh thổ tả.
b, Bệnh cúm, bệnh ho gà, bệnh kiết lị, bệnh sán.

c, Bệnh Sars, bệnh ho gà, bệnh cúm, bệnh lao phổi.
d, Bệnh lao phổi, bệnh thương hàn, bệnh kiết lị.
Câu 2. Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì?
a, Giúp điều hòa không khí, hạn chế ô nhiễm.
b, Hút được bụi.
c, Tạo cảnh quan tươi mới.
d, Cho cuộc sống nhiều màu xanh.
Câu 3. Trong các câu sau đây, câu nào đúng câu nào sai? ( Đánh dấu+ vào
ô

chỉ câu cho là đúng, đánh dấu – vào ô

câu cho là sai).

a, Dung tích sống là thể tích lớn nhất của lượng không khí mà một cơ thể hít
vào và thở ra.
b, Luyện tập thể dục, thể thao đúng cách, đều đặn sẽ có dung tích sống lí
tưởng.
c, Thở sâu và tăng nhịp thở sẽ tăng được hiệu quả hô hấp.
d, Khi CO chiếm chỗ O2 trong hồng cầu làm giảm hiệu quả hô hấp.
e, Đeo khẩu trang ở những nơi có nhiều bụi bảo vệ được hệ hô hấp.
ĐÁP ÁN
Câu 1: đáp án: c
Câu 2: đáp án : a


Câu 3:
Câu đúng: a, b, d, e.
Câu sai: c
- Học sinh thực hiện làm bài kiểm tra.

8. Các sản phẩm của học sinh.
- Phiếu trả lời trắc nghiệm bài tập của học sinh. (cả lớp)
- Câu trả lời trên giấy A4, trên bảng nhóm (theo nhóm, tổ).
* Kết quả đạt được cụ thể như sau:
Số học sinh
Trả lời đúng
Trả lời đúng
3 câu
2 câu

Trả lời đúng 1 câu

25

2

17

6

Trên đây là dự án thử nghiệm của tôi, rất mong được sự ủng hộ, đóng
góp của các đồng chí, đồng nghiệp để dự án của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hạ Long, ngày 02 tháng 11 năm 2016
GIÁO VIÊN



×