Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN : chu nhiem Một số biện pháp giúp hiểu học sinh lớp chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.97 KB, 16 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT

-----------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HIỂU HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM

Bến Tre, ngày 28 tháng 4 năm 2014


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ GIẢI PHÁP
- Tác giả:
- Ngày tháng năm sinh:
- Đơn vị: Tổ Ngữ văn
- Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp hiểu học sinh lớp chủ nhiệm
- Lĩnh vực áp dụng: công tác chủ nhiệm
- Mô tả giải pháp
1. Tình trạng giải pháp đã biết
Để đảm bảo được nhiệm vụ “trồng người” thì mỗi giáo viên phải có nhiệm vụ đào
tạo nên những con người có đức, có tài cho xã hội. Trong giáo dục, người giáo viên
không chỉ cung cấp cho học sinh những kiến thức về tự nhiên, xã hội mà còn phải xây
dựng và hình thành nhân cách cho học sinh. Đặc biệt, đối với người GVCN vai trò này
càng quan trọng hơn. GVCN vừa là thầy, vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải
là người bạn tốt nhất của các em. Từ đó mới có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của
mình. Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các em chắc chắn
sẽ tốt hơn.
Để hiểu học sinh lớp chủ nhiệm, các GVCN thường áp dụng một số biện pháp sau:


- Trò chuyện trực tiếp, hỏi thăm về hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập, sinh hoạt của
các em.
- Tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ trong lớp hoặc tham gia các hoạt
động phong trào do nhà trường tổ chức.
Theo bản thân người viết nhận thấy, những biện pháp đã nêu mà GVCN hay áp
dụng là cần thiết nhưng chưa đủ.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
2.1. Mục đích

2


Năng lực hiểu học sinh là một trong những năng lực cơ bản giúp GVCN tiến hành
các nhiệm vụ, vai trò một cách hiệu quả. Chỉ khi hiểu học sinh lớp mình chủ nhiệm, GV
mới có thể giáo dục các em theo hướng mà mình mong muốn. Đề tài đưa ra một số biện
pháp giúp GVCN hiểu HS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện đạt mục tiêu
giáo dục của nhà trường.
2.2. Điểm khác biệt và tính mới so với giải pháp đã và đang ứng dụng
Năng lực hiểu học sinh là tổ hợp những thuộc tính cá nhân của người GVCN khiến
họ có thể vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng vào tìm hiểu, nắm được những
đặc điểm của học sinh để tiến hành các hoạt động giáo dục đối với HS một cách có hiệu
quả.
Với đề tài này người viết nêu ra các nội dung mà người GVCN cần hiểu học sinh,
đặc biệt là đề xuất các giải pháp để GVCN hiểu học sinh, trong đó dặc biệt nhấn mạnh
vào các biện pháp nâng cao kinh nghiệm thực tiễn về tìm hiểu học sinh cho GVCN.
2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp
2.3.1. Những điều GVCN cần hiểu về học sinh
Hiểu học sinh là một trong những năng lực cơ bản của GVCN. GVCN càng hiểu rõ
và sâu sắc học sinh thì càng dễ uốn nắn các em đạt mục tiêu giáo dục. Nhưng hiểu học
sinh là thế nào và cần hiểu học sinh điều gì thì thật không đơn giản. Ban giám hiệu với tư

cách là nhà quản lí hiểu học sinh chủ yếu trên bình diện đánh giá kết quả giáo dục (xếp
loại học lực, hạnh kiểm từng tháng, từng học kì và cả năm học). Người giáo viên bộ môn
hiểu học sinh chủ yếu hướng vào năng lực học tập của học sinh. Còn đối với GVCN, theo
tôi, cần hiểu học sinh ở một số mặt sau đây:
- Hiểu đặc điểm cơ bản về sự phát triển thể chất và tâm lí lứa tuổi của học sinh THPT. Từ
sự hiểu biết này GVCN có thể tổ chức các hoạt động giáo dục và ứng xử phù hợp với lứa
tuổi này (khác với lứa tuổi học sinh THCS, khác với người lớn đã trưởng thành). Đặc
biệt, GVCN có thể dự đoán xu hướng phát triển hay những hành vi bất thường hay xảy ra
ở lứa tuổi này để điều chỉnh, hướng sự phát triển của học sinh theo mục đích giáo dục.

3


- Hiểu đặc điểm cá nhân của từng học sinh. Mỗi học sinh mang những đặc điểm chung
của lứa tuổi nhưng cũng mang những nét nhân cách riêng, không lặp lại.
- Hiểu đặc điểm, quy luật tâm lí học sinh trong các nhóm, đám đông. Từ đó, GVCN vận
dụng những quy luật của tâm lí xã hội vào xây dựng tập thể học sinh lành mạnh cũng như
biết phòng ngừa và hóa giảinhững hiện tượng tâm lí tiêu cực do tác động nhóm gây ra.
- Hiểu hoàn cảnh xã hội của học sinh có nguyên nhân từ gia đình, cộng đồng. Từ đố có
thể phân nhóm học sinh theo những hoàn cảnh gia đình, nguồn gốc, văn hóa để thông
cảm và có biện pháp giáo dục phù hợp; phối hợp với gia đình và địa phươngtrog công tác
giáo dục cá nhân, nhóm, tập thể học sinh...
2.3.2. Một số biện pháp giúp nâng cao năng lực hiểu học sinh
Như đã trình bày, năng lực hiểu học sinh gồm ba thành tố cơ bản: tri thức, kinh
nghiệm, kĩ năng. Ba thành tố này hình thành, phát triển, tổ hợp lại tạo nên nang lực hiểu
học sinh cho người GVCN. Vì vậy, muốn nâng cao năng cao năng lực hiểu học sinh cần
phải phát triển cả ba thành tố đó như một chỉnh thể hài hòa. Ở mỗi thành tố có những con
đường, phương cách hình thành phát triển đặc thù riêng. Bản thân tôi xin nêu ra một số
biện pháp sau:
2.3.2.1. Biện pháp nâng cao tri thức cho GVCN

GVCN nên tự nghiên cứu tài liệu, tự học nâng cao trình độ và tham gia các lớp tập
huấn, bồi dưỡng để nâng cao tri thức. Hệ thống tri thức mà GVCN cần có, bao gồm:
- Đặc điểm phát triển sinh lí, thể chất học sinh: GVCN cần hiểu những đặc điểm chuyển
tiếp từ THCS lên THPT và quá trình phát triển, hoàn thiện thể chất của học sinh THPT
lứa tuổi đầu thanh niên. Những đặc điểm này liên quan đến nhu cầu sinh, học, tình yêu,
tình dục, tác động tâm lí, trạng thái hoạt động trí óc...
- Đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh: GVCN cần hiểu được quá trình phát triển tâm lí qua
các thời kì và đặc điểm tâm lí đặc trưng ở lứa tuổi học sinh THPT. Ví dục như học sinh ở
lứa tuổi này rất quan tâm đến hình ảnh bản thân, nảy nở tình bạn khác giới, định hướng
giá trị nhân cách, giá trị nghề nghiệp, ý thức bản thân và ý thức công dân phát triển...

4


- Đặc điểm cá nhân của học sinh: Tuy cùng có những đặc điểm chung về lứa tuổi nhưng
mỗi học sinh là một cá thể độc đáo cá biệt, không lặo lại. Hiểu và tôn trọng, phát huy cá
tính của học sinh là xu hướng tất yếu của nền giáo dục văn minh, hiện đại. Phát triển cá
tính của mỗi học sinh là nhiệm vụ khó khăn nhất và thú vị nhất của mỗi GVCN. Để làm
được điều đó thì phải không ngừng học hỏi nhiều điều, cả về quan niệm lẫn tri thức, kĩ
năng cụ thể.
- Đặc điểm tâm lí học sinh trong các nhóm tâm lí xã hội: Từng học sinh hoạt động riêng
lẻ rát khác vớ khi chúng gia nhập vào một nhóm nào đó. Những hiện tượng, quy luật tác
động tâm lí trong nhóm rất phức tạp: vai trò và ảnh hưởng của thủ lĩnh, sự lây lan tâm lí,
ảnh hưởng của bầu không khí tâm lí nhóm; quan hệ liên nhân cách; xử lí xung đột nhóm,
bạp lực học đường...đòi hỏi người GVCN phải tích lũy nhiều tri thức lí luận và tổng kết
thực tiễn giáo dục về tâm lí xã hội.
- Hoàn cảnh xã hội, gia đình của mỗi học sinh, nhóm học sinh: Người GVCN không thể
hiểu rõ học sinh của mình nếu không có tri thức và phương pháp phân tích những vấn đề
xã hội của học sinh: những học sinh có cùng đặc điểm văn hóa, giơi tính, dân tộc (nam
hay nữ, cùng dân tộc, tôn giáo nào đó)sẽ có những nét tâm lí tương đồng. Những học sinh

cùng hoàn cảnh gia đình (giàu, nghèo, cha mẹ li hôn, truyền thống văn hóa, nghề
nghiệp...) đều có ghi dấu ấnvào tính cách, tâm trạng học sinh... GVCN cần được trang bị
những tri thức về xã hội học và xã hội học giáo dục để hiểu rõ hoàn cảnh xã hội của học
sinh...
2.3.2.2. Biện pháp nâng cao kinh nghiệm thực tiễn về tìm hiểu học sinh
Trong công tác giáo dục, kinh nghiệm là yếu tố đóng vai trò quan trọng. Người xưa
thường nói “Thầy đồ già, con hát trẻ” là muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh
nghiệm giáo dục đối với người GV. Kinh nghiệm giáo dục học sinh có thể được nâng
cao bằng nhiều cách:
* GVCN nên có sổ tay kinh nghiệm giáo dục
- Sổ tay này do GVCN tự ghi. Nội dung chủ yếu ghi lại những bài học (cả thành công lẫn
thất bại) trong các hoạt động, giao tiếp, ứng xử với HS qua các sự việc, tình huống thực
5


tế sau những trải nghiệm, suy ngẫm để thình thoảng xem lại, suy ngẫm, vận dụng và bổ
sung thêm.
- Đây không phải là quyển nhật kí ghi lại cảm xúc hằng ngày có tính riêng tư mà chủ yếu
là phân tích một cách khoa học những sự kiện, rút ra những bài học kinh nghiệm cho
công việc giáo dục HS của người GVCN.
* Trao đổi kinh nghiệm qua sinh hoạt tổ chủ nhiệm
Đây là biện pháp tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng. Những người
cùng công việc, cùng hoàn cảnh khi thảo luận, chia ẻ kinh nghiệm lẫn nhau sẽ thiết thực.
Mỗi GVCN sẽ có những bí quyết riêng, không phải người khác cũng áp dụng máy móc
theo được nhưng đem chia sẻ sẽ giúp kích thích suy nghĩ, tìm tòi các sáng kiến khác
nhau, làm phong phú kinh nghiệm lẫn nhau.
* Tham dự, dự giờ sinh hoạt lớp, tham dự hoạt động tập thể của các lớp có GVCN
giỏi, tham dự các lớp tập huấn về công tác chủ nhiệm để học hỏi
Việc tham dự các tiết sinh hoạt lớp của GVCN giỏi, các lớp tập huấn sẽ giúp GV
học hỏi được nhiều vấn đề, đặc biệt là đối với GVCN mới vào nghề.

2.3.2.3. Biện pháp nâng cao nâng cao kĩ năng hiểu học sinh
Để hiểu học sinh, có tri thức, mong muốn...là những cơ sở tốt nhưng chưa đủ mà
còn cần có những kĩ năng. Kĩ năng hiểu học sinh là một hệ thống những phương pháp, kĩ
thuật để tiến hành các hoạt động “tìm hiểu học sinh” một cách khoa học. Để nâng cao
năng lực hiểu học sinh, GVCN cần có một số kĩ năng:
* Biết thu thập thông tin về học sinh:
- Dùng phương pháp quan sát: Quan sát là phương pháp cổ xưa nhất những cũng quan
trọng nhất đối với GVCN. Để quan sát và thấu hiểu được thì ngoài mắt nhìn, tai nghe,
GVCN còn cần cả “một trái tim biết rung động và khối óc nhạy cảm trí tuệ”. Có nhiều
hình thức quan sát như: quan sát tự nhiên, quan sát cá nhân, quan sát nhóm, quan sát tự
do, quan sát có chủ định...
- Dùng phương pháp trò chuyện: Trò chuyện là phương pháp giao tiếp có ý thức, tìm hiểu
những vấn đề có chủ định. Thu thập thông tin có thể hỏi trực tiếp vào vấn đề, cũng có thể
6


trò chuyện gián tiếp mà hiểu được thực chất của vấn đề. Có nhiều hình thức trò chuyện:
trò chuyện với cá nhân, trò chuyện với nhóm học sinh, với các giáo viên, với cha mẹ học
sinh...
- Dùng phiếu lấy ý kiến: Đây là phương pháp hiện đại, giúp GVCN có thể định lượng
được các thông tin thu thập được. Sau đây là một số loại phiếu giúp GVCN thu thập
thông tin:
* Lí lịch trích ngang
Ví dụ: GVCN cho học sinh viết lí lịch trích ngang vào đầu năm học. GV yêu cầu học sịnh
ghi chính xác và đầy đủ:
LÍ LỊCH TRÍCH NGANG
+ Họ tên học sinh
+ Giới tính, dân tộc, tôn giáo
+ Ngày tháng năm sinh
+ Nơi sinh

+ Chỗ ở hiện tại
+ Sức khỏe
+ Học lực
+ Đạo đức
+ Năng lực học nổi trội
+ Sở trường
+ Nhóm bạn
+ Số điện thoại (bản thân)
+ Họ tên cha, mẹ, nghề nghiệp, trình độ văn hóa
+ Số lượng anh chi em ruột
+ Thành phần gia đình
+ Địa chỉ gia đình, số điện thoại (của cha hoặc mẹ)
* Thư gửi thầy (cô)

7


Sau khi nhận lớp khoảng 1, 2 tuần, GV sẽ cho mỗi HS viết một lá thư với nhan đề
“Thư gửi thầy (cô)” với 2 phần: Điều em muốn nói & Điều em mong muốn. Có gợi ý cụ
thể:
Phần 1: Điều em muốn nói
- Em muốn nói về em: Hoàn cảnh gia đình? Điều thuận lợi? Khó khăn? Khả năng học tập
của em? Môn có thế mạnh? Môn yếu hơn? Sở thích? Năng lực cá nhân?
- Em muốn nói về bạn em: Em nói về các bạn trong lớp: Điểm mạnh của các bạn? Điểm
yếu? Nhà bạn nào hoàn cảnh? Tính cách đặc biệt của mỗi bạn?
- Em muốn nói vầ đội ngũ cán bộ lớp: Đội ngũ cán bộ lớp theo em có năng lực không?
Điểm mạnh và điểm yếu của mỗi bạn cán bộ lớp? Theo em bạn nào có khả năng lãnh đạo
tốt nhất? Bạn nào có trách nhiệm với lớp nhất? Bạn nào có uy tín với tập thể nhất?
Phần 2: Điều em mong muốn
- Mong muốn về bản thân: Ước mơ nghề nghiệp? Về mối quan hệ bạn bè?

- Mong muốn về bạn bè: Mong muốn cải thiện mối quan hệ bạn bè? Mong muốn tính
đoàn kết? Tính tập thể?
- Mong muốn về thầy, cô: Trong đó có mong muốn về thầy, cô chủ nhiệm? Thầy cô trực
tiếp giảng dạy?
- Mong muốn về gia đình: Em có mong muốn gì về bố mẹ?
Bức thư có thể viết tên hoặc không.
Có thể đầy đủ hoặc gần đầy đủ, HS sẽ nộp những bức thư này cho GVCN. Có bức
thư viết dài, tâm huyết, bày tỏ tất cả nỗi niềm, mong muốn, sự trân trọng đối với giáo
viên chủ nhiệm. Có bức thư viết sơ sài. GV nên đọc tất cả với sự chiêm nghiệm sâu sắc
và lặng lẽ quan sát. Và trên thực tế những bức thư này phần nào sẽgiúp người GV làm tốt
công tác chủ nhiệm của mình.
* Phiếu tìm hiểu tâm lí lứa tuổi học sinh
Họ và tên học sinh:……………………………………………..
* Em hãy đánh dấu X vào ô mà em cần trả lới hoặc có thể viết thêm nếu muốn.
A. VỀ BẢN THÂN
Câu 1: Sở thích của em là gì?
Ở nhà bên gia đình
Ở nhà một mình

Đi chơi với bạn bè
Đi chơi với gia đình
8


Nếu khác (Em có thể cho ý kiến ):
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Khi buồn, người đầu tiên em muốn tâm sự là:
Bố

Mẹ
Anh, chị, em
người em tin tưởng
Câu 3: kết quả học tập của em mấy năm trước so với bây giờ, em có nhận xét như thế
nào?
Đỡ hơn
Như hồi trước
Ngày càng tiến bộ
Ý kiến khác:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 4: trong khi làm bài tập, nếu gặp khó khăn thì em:
Nhờ người giúp đỡ
Tự suy nghĩ
Để đấy sẽ tính sau
Ý kiến khác:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 5: Nếu bạn em học yếu, em học giỏi hơn bạn thì em sẽ làm gì để giúp bạn tiến bộ
hơn ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Nếu cho em một điều ước, em sẽ ước gì ? Tại sao?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Trong các môn học, em thích nhất là môn nào? Tại sao ?

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
9


Câu 8: Em tự nhận xét về mình như thế nào?
Vui vẻ, hòa đồng, dễ gần
Khó tính
Thiếu kiên nhẫn
Ý kiến khác:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 9: Có bao giờ em nghĩ về:
Sự vất vả của bố mẹ
1 kế hoạch tương lai
Sự thất bại ngày mai
Việc học của mình
Ý kiến khác:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 10: nếu em học không tốt, em sẽ làm gì để học tốt hơn ?
Tự học
Không làm gì hết
Học ở thầy cô, bạn bè
Học theo sức mình
Ý kiến khác:
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 11: Điều gì khiến em khó chịu về một người bạn cùng lớp:
Lười học
Không dịu dàng
Không ga lăng
Ý kiến khác:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 12: Khi em lớn lên, em mơ ước gì để đóng góp cho xã hội ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 13: Bị một bạn chọc ghẹo, em sẽ làm gì ?
Chọc bạn lại
Mặc kệ
Ý kiến khác:
10

Tha thứ
Đánh bạn


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 14: Em muốn có 1 người bạn thân như thế nào?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
Câu 15: Nếu ai đó bắt em làm một điều mà em không thích như em đang chơi game mà
bố, mẹ hay anh, chị bắt em học bài ) thì em sẽ phản ứng ?
Vâng lời
Dứt khoát không nghe
Làm nhưng tỏ vẻ khó chịu
Kệ mặc và làm điều mình muốn.
Câu 16: Em hãy thử vạch 1 kế hoạch cho ước mơ của mình:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 17: Cảm nghĩ của em như thế nào về cuộc sống ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 18: Em có thích học không? Tại sao?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 19: Gia đình có động viên em học không ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 20: Em có chơi game không? Em nghĩ thế nào về việc có nhiều bạn chơi game đến
quên cả học ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 21:Trong ngày sinh nhật của em, em mong muốn điều gì ?


11


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 22: Khi bị ai đó trách nhầm ( em bị hiểu lầm ) thì em sẽ ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 23: Em nghĩ gì về gia đình em ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 24: Có bao giờ em đi xa nhà chưa ? Khi đi chơi xa em nhớ về điều gì ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 25: Khi em và em của em nô đùa: Em có nhường đồ chơi hay cái gì mà em của em
thích không ? (nếu em có em thì trả lời )
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
B – VỀ GIA ĐÌNH
Câu 26: Gia đình em thuộc diện:
Trung bình
Khá
Giàu
Ý kiến khác:
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 27: Gia đình em có mấy anh chị em ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 28: Mỗi sáng khi em đến trường, em:
Được người thân chở đi
Đi chung với bạn bè
Tự đi
12


Câu 29: Em mong muốn điều gì nơi bố mẹ ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 30: Có bao giờ em bị bố hoặc mẹ đánh đòn, la mắng gì không ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 31: Nếu em thấy 1 quyển sách hay mà em muốn mua nhưng cha, mẹ không mua
cho, em sẽ:
Giận
Khóc
Tự để dành tiền mua
Mượn bạn đọc
Câu 32: Em đi học vì?
Cho bố, mẹ khỏi buồn
Em không muốn thua bạn bè

Có thể có bạn cùng chơi cho đỡ buồn
Ý kiến khác:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 33: Hiện nay em đang ở với:
Gia đình ( bố, mẹ )
Anh, chị
Ông, bà
Ý kiến khác:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 34: Có bao giờ em thấy mình cô đơn chưa? Nếu có, em làm gì để vượt qua ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 35: Ngoài việc học, em có làm gì phụ giúp gia đình không ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
13


Câu 36: Em mong muốn điều gì về gia đình ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 37: Em nhận xét gì về nơi em sống ?
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 38: Em nghĩ gì về những người xung quanh ?
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 39: Khi em thấy một bịch rác bị vứt bừa bãi, em sẽ :
Nhặt bỏ vào thùng
Không quan tâm
Ý kiến khác:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Câu 40: Khi nhận được bản tìm hiểu tâm lý này, em:
Đọc kĩ
Làm cho có
không quan tâm
Ý kiến khác:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Cảm ơn em rất nhiều! Chúc em luôn học tốt, vui vẻ.
Hãy ghi những gì em nghĩ !
* Biết vận dụng đặc điểm học sinh vào xây dựng tập thể lớp và tổ chức các hoạt
động
Trước tiên, GVCN cần quan sát, chia học sinh trong lớp thành các nhóm
Đặc điểm học sinh THPT là tính tự chủ, tự lập cao, có khả năng tự tổ chức các
nhóm, các hoạt động đa dạng.
14



- GVCN cần phát hiện ra những em có bản lĩnh, xu hướng và năng lực làm thủ lĩnh để
xây dựng tổ chức lớp. Lớp có một thủ lĩnh có uy tín và một đội ngũ cán bộ lớp người nào
phù hợp với việc ấy sẽ là tập thể mạnh.
- GVCN cần biết được hứng thú và sở trường của mỗi học sinh (học sinh THPT đã bộc lộ
khá rõ) để phân công học sinh phụ trách các hoạt động phù hợp với “năng khiếu” từng
em về một lĩnh vực. Từ đó sẽ phát huy được tiềm năng cá nhân và phong trào của lớp.
- Lớp nên có nhật kí chung hoặc một blog (facebook) chung của lớp để GVCN cùng học
sinhcó thể trao đổi những vấn đề của lớp. Tất nhiên, “địa chỉ chung” này phải được xác
định tôn chỉ, mục đích rõ ràng và do những học sinh có trách nhiệm phụ trách.
* Biết vận dụng đặc điểm học sinh vào giao tiếp, ứng xử sư phạm
- GVCN cần nghiên cứu tài liệu về giao tiếp, nghệ thuật cảm hóa học sinh, khéo léo ứng
xử sư phạm. Quan trọng hơn, GVCN cần biết vận dụngnhững tri thức đó vào thực tế phù
hợp đặc điểm cá nhân học sinh, nhóm học sinh, tập thể học sinh trong những tình huống
khác nhau.
- Chỉ có qua vận dụng thực tế nhiều lần với nhiều học sinh có đặc điểm khác nhau, trong
những tình huống khác nhau, người GVCN mới có những trải nghiệm sâu sắc, rút ra
những kinh nghiệm sống cho nghề nghiệp của mình. Kĩ năng giao tiếp ứng xử dần trở
thành thói quen, thành nghệ thuật sư phạm của người GVCN. Hãy bắt đầu bằng những kĩ
năng đơn giản, thiết thực như giao nhiệm vụ, khen, chê học sinh…
3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Giải pháp có khả năng áp dụng được cho tất cả các học sinh ở các đơn vị trường
trung học phổ thông.
4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc có thể thu được qua áp dụng
Qua việc áp dụng một số biện pháp nâng cao năng lực hiểu học sinh, qua các năm làm
công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy mình có thể hiểu được học sinh lớp chủ nhiệm nhiều hơn, nắm
bắt được tâm tư tình cảm, nguyện vọng của các em, những khó khăn, điểm mạnh, điểm yếu của
các em. Từ đó, tôi tác động vào việc học. Kết quả là học sinh đã có nhiều cố gắng, đạt nhiều khả
quan trong kì thi tốt nghiệp THPT hàng năm.
15



Sau đây là bảng thống kê kết quả tốt nghiệp của học sinh lớp chủ nhiệm qua các
năm:
Kết quả tốt nghiệp
TL
TL
SL
%
%

Năm học

Lớp

Sĩ số

2011 - 2012

12B5

40

39

97,5

1

2,5


2012 - 2013

12B5

40

37

92,5

3

7,5

SL

5. Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Từ thực tế giáo dục, để áp dụng có hiệu quả cao đối với đề tài này, theo tôi giáo
viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
- GVcần phải thực sự yêu nghề, gắn bó với học sinh.
- GV cần đầu tư về thời gian, công sức để tìm hiểu học sinh.
- GV cần phối hợp chặt chẽ với gia đình để hiểu học sinh nhiều hơn.

Tôi xin cam đoan những thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
xxx, ngày 28 tháng 2 năm 2014
Người nộp đơn

16




×