Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

skkn đề tài một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai cư của ba sô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 35 trang )

Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

MỘT SỐ BIỆN PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 10
TIẾP NHẬN THƠ HAI – CƯ CỦA BA - SÔ

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Nhật Bản là một đất nước có vị trí địa lí khá đặc biệt so với nhiều nước trên thế
giới – một quốc đảo. Nơi đây là một xứ sở thần bí của Thần đạo với nhiều tập tục và
lễ nghi. Với vẻ đẹp lãng mạn của những cánh hoa anh đào nở rộ như những đám
mây hoa và “hoa đạo” nên còn gọi là xứ sở hoa anh đào. Đây còn là xứ sở dũng
mãnh của “truyền thống võ sĩ đạo” và “kiếm đạo”, của những môn phái võ thuật nổi
tiếng như: sumô, akido, karate, judo… Nhật Bản là xứ sở của Thiền đạo, Trà đạo
gắn liền với những bài thơ hai-cư ngắn tới mức tưởng chừng như không thể ngắn
hơn được nữa và có ý nghĩa sâu sắc. Đối với thế giới, văn học và văn hóa Nhật Bản
là hai nguồn văn minh lớn.
Ở Việt Nam, theo xu thế hội nhập, chúng ta đang mở rộng quan hệ hợp tác bang
giao với Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực trong đó có văn học. Văn học Nhật Bản dù
còn nhiều mới mẻ đối với việc nghiên cứu và tiếp nhận nhưng tương lai sẽ được
khám phá sâu rộng ở Việt Nam, trong đó thơ hai-cư của Ba-sô là một đại diện không
thể thiếu.
Hiện nay, thơ hai-cư của Ba-sô đã được đưa vào giảng dạy cho học sinh trong
chương trình Ngữ văn lớp 10. Thơ hai-cư là một thành tựu rực rỡ của nền văn học
Nhật Bản. Vì vậy, việc tìm hiểu và tiếp nhận thơ hai-cư nói chung, thơ hai-cư của
Ba-sô nói riêng là rất cần thiết và có ý nghĩa. Tuy nhiên, do thời lượng giành cho bài
học bị bó hẹp và điều kiện tìm hiểu về văn học Nhật Bản nói chung và về thơ hai-cư
của Ba-sô nói riêng của học sinh còn hạn chế, cho nên việc để học sinh lớp 10 có thể
tiếp nhận tốt và hiểu sâu sắc vẻ đẹp, giá trị của những bài thơ hai-cư của Ba-sô là
điều không phải dễ dàng.
Vì lí do trên và qua thực tế giảng dạy nên tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến kinh
nghiệm về “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư
của Ba-sô”.


II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
II.1. Cơ sở lí luận:
II.1.1. Về lí thuyết tiếp nhận văn học:
Nghệ sĩ sáng tạo tác phẩm là để truyền đạt những khái quát, cảm nhận về cuộc đời
cho người đọc. Do đó, chỉ khi được người đọc tiếp nhận, quá trình sáng tạo kia mới
hoàn tất. Ở đây, vai trò của tiếp nhận văn học vô cùng lớn lao. Tuy nhiên, không
phải mọi sự sử dụng tác phẩm đều coi là “tiếp nhận văn học”. Văn học là một sản
phẩm tinh thần, kết tinh những kinh nghiệm tư tưởng tình cảm của con người trước
Sáng kiến kinh nghiệm

1

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

một cuộc sống nhất định. Chỉ khi nào sử dụng đến thế giới tinh thần đó mới coi là
tiếp nhận văn học toàn vẹn.
Tiếp nhận đòi hỏi người đọc trước hết là phải biết tri giác, cảm thụ tác phẩm, phải
hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để có thể cảm nhận hình tượng trong sự
toàn vẹn các chi tiết, các liên hệ. Cấp độ thứ hai, người đọc tiếp xúc với ý đồ sáng
tạo của nghệ sĩ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc của tư
tưởng và tình cảm của tác giả. Cấp độ thứ ba, đưa hình tượng vào văn cảnh đời sống
và kinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm, đồng cảm. Cuối cùng, nâng cấp lí giải
tác phẩm lên cấp quan niệm và tính hệ thống, hiểu được vị trí tác phẩm trong lịch sử
văn hoá, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật.
Tiếp nhận văn học đòi hỏi sự tham gia của toàn bộ nhân cách con người – tri giác,
cảm giác, tưởng tượng, liên tưởng, suy luận, trực giác – đòi hỏi sự bộc lộ cá tính, thị
hiếu, và lập trường xã hội, sự tán thành và phản đối... Chính vì vậy khái niệm tiếp

nhận bao quát hơn và bao hàm các khái niệm cảm thụ, thưởng thức, lí giải, đồng
cảm...
Với lý thuyết tiếp nhận đó soi vào thực tế giảng dạy, định hướng học tập cho học
sinh ở trường phổ thông chúng ta mới thấy một điều là đôi khi do sự hạn hẹp về thời
gian mà giáo viên và các em học sinh chưa thật sự đi đến tận cùng quá trình tiếp
nhận qua các cấp độ đối với một tác phẩm cụ thể mà đặc biệt là đối với những tác
phẩm văn học nước ngoài, trong đó có thơ hai-cư của Ba-sô. Vì vậy, đối với học
sinh lớp 10, để các em có thể tiếp nhận tốt giá trị của những bài thơ hai-cư được
tuyển chọn đưa vào sách Ngữ văn 10 thì giáo viên cần có những biện pháp hướng
dẫn cụ thể.
II.1.2. Về thơ hai-cư:
II. 1.2.1. Nguồn gốc ra đời:
Nhật Bản là đất nước có một nền thơ ca rất vĩ đại, người Nhật thường tự hào đất
nước mình là một “Thi quốc” (Đất nước của thơ ca). Nhật Bản có hai thể thơ dân tộc
chủ yếu là tan-ka (Đoản ca, còn gọi là Wa-ka / hòa ca) với 31 âm tiết, ngắt nhịp theo
kiểu 5-7-5-7-7 và hai-cư (bài cú).
Thể Đoản ca chiếm ưu thế trong Vạn diệp tập – một thi tuyển đồ sộ của văn học
Nhật Bản tập hợp những bài thơ được sáng tác từ khoảng thế kỉ IV đến thế kỉ VIII.
Về sau chúng được ngắt làm hai để tạo những câu thơ 5-7-5 và 7-7 âm tiết. Những
câu này được kết hợp đan xen với nhau tạo thành chuỗi dài gồm 36, 100, có khi
nhiều hơn nữa những mắt xích, gọi là thể liên ca hài hước (haikai no ren-ga) – do
tầng lớp thị dân thích đùa cợt phóng túng sáng tác nên. Chúng có thể do một nhóm
thi sĩ hoặc một thi sĩ sáng tác với tư cách nhóm. Đề tài là thiên nhiên qua bốn mùa.
Đồng thời, thể haikai cũng dễ sa vào sự dung tục chắp nối, gượng ép thiếu tâm hồn
thơ. Thể liên ca thịnh hành vào thế kỉ XIV và XV. Sau đó, các nhà thơ sáng tác
những bài thơ 5-7-5 âm tiết độc lập, không đứng trong chuỗi.
Thiên tài Ba-sô đã đưa haikai thoát khỏi lối chơi tầm thường bằng sự dung hợp cả
cái vô tâm lẫn hữu tâm, sự trào lộng đời thường của haikai hiện đại với sự tao nhã
tâm linh của ren-ga cổ điển vào trong 17 âm tiết của một bài hokku. Đến giữa thời
Sáng kiến kinh nghiệm


2

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

Ê-đô (1600-1868), thi pháp của loại thơ này đã được định hình vững chắc và được
gọi là hai-cư (haiku - cách gọi ghép thu gọn của hai từ haikai và hokku lại thành).
Như vậy, thơ hai-cư bắt đầu hình thành vào thế kỉ XVI, đến thế kỉ XVII thì đạt tới
đỉnh cao với Ba-sô. Cho đến nay, thơ hai-cư vẫn được người Nhật yêu thích và sáng
tác. Không chỉ ở Nhật Bản, thể thơ này còn được nhiều nhà thơ phương Tây tiếp thu
và sáng tác ra kiểu hai-cư bằng tiếng nước mình, trong số đó có khá nhiều tên tuổi
lớn như: R.M.Ri-cơ (Đức), P.Ê-luy-a (Pháp), Ốc-ta-vi-ô Pát (Tây Ban Nha),…
II.1.2.2. Đặc điểm thơ hai-cư:
* Hình thức kết cấu: Thơ hai-cư là thể thơ vào loại ngắn nhất thế giới, chỉ có 17
âm tiết (một số bài nhiều hơn một chút), ngắt nhịp thành ba đoạn, theo thứ tự thường
là 5 âm – 7 âm – 5 âm. Trong nguyên bản tiếng Nhật 17 âm tiết đó thường được viết
thành một hàng, khi phiên âm La-tinh, thì được ngắt ra làm 3. Tiếng Nhật lại đa âm
tiết, nên 17 âm tiết ấy thực ra chỉ có mấy từ. Ví dụ:
Nguyên văn tiếng Nhật
Đọc gần như
Nghĩa là
(phiên âm La-tinh)
Bài 1
Aki to tose
{a-ki tô tô-sê}
(5 âm) Đón mười mùa thu
Kaette Edo wo

{ka-ê-t-tê ê-đô ô} (7 âm) trở về quê, thành phố Ê-đô
Sasu kokyo
{sa-su kô-ki-ô}
(5 âm) tức là quê hương.
Nếu không kể những từ có chức năng ngữ pháp, thì những thực từ trong bài là:
Aki: mùa thu; to: 10; kaette: trở về; Edo: thành phố Ê-đô; sasu: chỉ tay, tức là; kokyo:
quê hương.
Ba dòng (đoạn) thơ hai-cư có chức năng khác nhau:
+ Dòng thứ nhất giới thiệu;
+ Dòng thứ hai tiếp tục ý trên và chuẩn bị cho dòng ba;
+ Dòng thứ ba: kết lại tứ thơ, nhưng không bao giờ rõ ràng, đủ ý mà phải mở ra
những suy tư, xúc cảm của người đọc, theo kiểu có dư vị (“cam dư chi vị”, “huyền
ngoại chi âm” – vị ngọt sau khi ăn, tiếng ngân ngoài dây đàn).
* Quý ngữ: Từ chỉ mùa. Trong mỗi bài hai-cư bắt buộc phải có một “quý ngữ”
(từ ngữ chỉ mùa – quý ngữ trực tiếp hoặc hình ảnh tượng trưng cho mùa – quý ngữ
gián tiếp). Đó là dấu hiệu cho biết bài thơ đang làm trong mùa nào. Điều này cho
thấy thơ hai-cư bao giờ cũng nói về cảnh vật trước mắt, nó là thơ của thời hiện tại.
Việc dùng từ chỉ mùa thể hiện sâu sắc sự gắn bó của người Nhật với thiên nhiên.
* Thủ pháp tượng trưng: Thơ hai-cư đã lựa chọn phương pháp biểu hiện tượng
trưng để có thể thể hiện được tình cảm và suy nghĩ trong một số từ ngữ hết sức hạn
chế. Với 17 âm tiết nó không thể trình bày miêu tả hết được sự vật, phong cảnh mà
phải lựa chọn tìm những chi tiết, những nét đặc sắc nhất của sự vật có thể biểu hiện
được toàn thể. Thủ pháp ấy cũng chính là thủ pháp của tranh thủy mặc. Thơ hai-cư
cũng giống như tranh, nhưng không bao giờ chỉ là sự mô tả bề ngoài đơn thuần, mà
phải có một tứ thơ nhất định, biểu hiện một cảm xúc, một suy tư nào đó. Với 17 âm

Sáng kiến kinh nghiệm

3


GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

tiết, hai-cư chỉ miêu tả một khoảnh khắc của cảnh vật và đỉnh điểm của một cảm xúc
nào đó.
* Thiên nhiên và triết lí về thiên nhiên: Thiên nhiên trong thơ hai-cư thường là
những cảnh vật bình dị, những vật nhỏ bé, tầm thường, dễ bị lãng quên: một cánh
quạ, một con ếch, một tiếng chim quyên, một làn tóc rối, một con khỉ nhỏ bé, một
tiếng ve, một bông hoa dại nở bên bờ giậu,… và hai-cư cố gắng đi tìm cái đẹp từ
trong cái bình thường ấy. Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông và tinh thần
văn hoá phương Đông nói chung. Trong cách nhìn thế giới, hai-cư thường thể hiện
con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ chặt chẽ, có tính chất nhất thể hoá.
Trang Tử nói: “Trời đất với ta cùng sinh ra, vạn vật với ta là một” (Thiên địa dữ ngã
tịnh sinh, nhi vạn vật dữ ngã vi nhất – Nam hoa kinh – Tề vật luận). Những hiện
tượng của tự nhiên như âm thanh, màu sắc, mùi hương,… đều có sự tương giao và
chuyển hoá lẫn nhau, trong một quy luật lớn lao và bí ẩn của tự nhiên. Điều này
khiến cho hai-cư rất gần với thơ tượng trưng của phương Tây thời hiện đại, như lời
tuyên ngôn của Bô-đơ-le: “Những mùi hương, màu sắc, những âm thanh tương giao
với nhau”.
* Cảm thức thẩm mĩ: Thơ hai-cư, nhất là hai-cư của Ba-sô có những nét thẩm
mĩ rất riêng, rất cao và rất tinh tế: hai-cư đề cao cái Vắng lặng (sabi), Đơn sơ
(wabi), U huyền (yugen), Mềm mại (shiori), Nhẹ nhàng (karumi),… chứ không
thích sự ồn ào náo nhiệt, không thích vẻ phồn tạp, sặc sỡ, hoa lệ, uỷ mị, ướt át hay
cứng cỏi, lên gân. Tóm lại, cảm thức thẩm mĩ Nhật Bản chi phối tất cả nghệ thuật
văn hoá Nhật, nhất là văn chương. Thơ hai-cư của Ba-sô thấm đẫm cảm thức thẩm
mĩ này.
* Ngôn ngữ: Từ cảm thức thẩm mĩ ấy, trong thơ hai-cư người ta không thích
dùng nhiều tính từ và trạng từ để cụ thể hoá sự vật. Hai-cư không bao giờ nói đủ tất

cả, nó chỉ gợi chứ không tả. Thơ hai-cư để dành một khoảng không to lớn cho trí
tưởng tượng của người đọc. Mỗi bài thơ hai-cư tuỳ theo kinh nghiệm của từng người
mà có cảnh, tình, ý khác nhau, và nó chấp nhận tất cả, miễn là có lí. Cái mơ hồ ấy
không phải là nhược điểm, mà là đặc điểm, hơn nữa là ưu điểm của hai-cư.
Ở trên là nguồn gốc ra đời và những đặc điểm nghệ thuật của thơ hai-cư – những
điều mà phần “Tiểu dẫn” trong SGK chưa có điều kiện giới thiệu đầy đủ hơn. Giáo
viên là người cần thiết phải nắm vững hơn cả để có một kiến thức nền về thơ hai-cư
vững chắc để có thể cảm thụ tốt nhất những bài thơ hai-cư của Ba-sô, để từ đó mà có
thể định hướng cho học sinh tiếp nhận tốt về thơ hai-cư, và cũng là để truyền tới các
em niềm yêu thích thể thơ độc đáo này của Nhật Bản.
II.1.2.3. Tứ trụ thơ hai-cư:
- Ma-su-ô Ba-sô (1644-1694).
- Y.Bu-sôn (1716-1783):
Taniguchi Buson (còn có tên là Yosa Buson) là thi sĩ và họa sĩ. Ông sinh năm
1716 ở ngoại ô thành Osaka. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Năm 1737, ông đến thành Ê-đô

Sáng kiến kinh nghiệm

4

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

học vẽ và làm thơ theo Ba-sô. Năm 1772, ông ra mắt tập thơ đầu tiên. Người ta biết
đến ông nhiều như là một họa sĩ.
- K.Ít-sa (1763-1827):
Kobayashi Nobuyki ( còn có tên là Kobayashi Yataro) sinh năm1763 tại
Kashiwabara, tỉnh Shinano. Cuộc đời ông nhiều bất hạnh. Ông mất mẹ thuở còn thơ

ấu. Bà mẹ kế đối xử tàn tệ với ông. Ông sống trong nghèo khổ. Con chết, cuộc hôn
nhân lần thứ hai không hạnh phúc. Tuy vậy, thơ ông tràn đầy sự yêu đời. Năm 1777
ông đến Ê-đô tập làm thơ dưới sự dẫn dắt của Mizoguchi Sogan và Norokuan
Chikua . Ông sinh sống nhiều nơi: Kyoto, Osaka, Nagasaki, Matsuyama ... Khi cha
chết, ông trở về Kashiwabara. Lúc này ông đã nổi tiếng, vừa viết văn, vừa làm thơ.
Ông viết trên 20.000 bài thơ hai-cư. Năm 1826, Ông cưới vợ lần thứ ba và mất năm
1827.
- M.Si-ki (1867-1902):
Shiki Masaoka bút danh là Masaoka Tsunenori sinh năm 1867 tại Matsuyama, cha
chết lúc ông 5 tuổi. Bà mẹ là một nhà giáo đã dạy ông văn học Nhật và làm thơ. Ông
bắt đầu làm thơ từ năm 1885 . Năm 1892, ông ngưng học vì lý do sức khỏe và từ đó
Ông chuyên tâm làm thơ hai-cư và tan-ka ( thơ ngắn). Ông xuất bản tờ báo Nippon
chuyên về thơ hai-cư. Năm 1894, ông mắc bệnh lao phổi và mất năm 1902.
II.1.3. Về nhà thơ Ba-sô:
II.1.3.1. Cuộc đời nhà thơ:

(Chân dung nhà thơ Ba-sô)
Ba-sô tên thật là Matsuo Munefusa sinh trong một gia đình võ sĩ samurai ở thị
trấn U-ê-no xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê) ngày 15-11-1644. Mới lên 9 tuổi Ba-sô đã
phải xa nhà đến lâu dài lãnh chúa xứ I-ga làm tiểu đồng cho con trai lãnh chúa là
Yo-shi-ta-da lớn hơn Ba-sô hai tuổi. Hai người trở thành đôi bạn thân cùng nhau học
tập và làm thơ. Đôi bạn chuyên tâm vào chuyện làm văn chương hơn là võ thuật,
cũng bởi hồi ấy là thời bình an (1600-1868). Hai người làm thơ dưới sự hướng dẫn
của thầy Ki-ta-mu-ra Ki-gin nổi tiếng về thi ca và phê bình nghệ thuật. Nhưng tình
bạn văn chương ấy kết thúc sớm vì Yo-shi-ta-da chết lúc 24 tuổi.
Ba-sô thực hiện chuyến hành hương đầu tiên lên núi Koya để đặt một nạm tóc của
bạn Yositada vào chùa. Trong rừng vắng giữa đền chùa và mộ địa, Ba-sô bắt đầu
Sáng kiến kinh nghiệm

5


GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

cảm nghiệm về nỗi vô thường và niềm cô tịch – những cảm thức rồi sẽ thấm sâu vào
mỗi dòng chữ sau này.
Sau đó, Ba-sô rời bỏ lâu đài xứ I-ga - nơi đầy kỉ niệm - dù không được phép của
lãnh chúa. Năm 28 tuổi, Ba-sô lên Ê-đô, một thành phố thị dân (ngày nay là thủ đô
Tô-ki-ô). Ông học Thiền đạo và gia nhập văn giới Ê-đô một cách nhanh chóng. Nơi
đây có nhiều trường phái thơ. Thơ hai-cư (haiku) lúc ấy còn gọi là hokku hay haikai
chưa thành một thể thơ độc lập. Chính Ba-sô đã dung hợp sự trào lộng đời thường
của thể haikai hiện đại với sự tao nhã tâm linh của ren-ga truyền thống làm nảy sinh
thể hai-cư độc lập. Đặc biệt là năm 1675, Ba-sô được mời tham dự ren-ga với So-in.
Cuộc gặp gỡ này là một ảnh hưởng có ý nghĩa trong đời Ba-sô.
Ở những năm gần 40 tuổi (khoảng năm 37 tuổi trở đi), Ba-sô mới thật sự viết
những bài hai-cư mang phong cách thơ thiền Ba-sô rõ rệt, tức là “giải thoát hai-cư
khỏi trò chơi chữ và ông là một với hai-cư, là một với vĩnh cửu” [Nhiều tác giả, Nhật
Bản trong thế giới Đông Á và Đông Nam Á, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh,
Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí Minh, 2003,
trang 22].
Những năm cuối đời, để nuôi dưỡng tinh thần và cảm hứng thơ của mình. Ba-sô
làm cuộc du hành khắp đất nước. Ông vừa đi vừa viết du kí và sáng tác thơ hai-cư.
Cuộc đời thi hào Ba-sô có thể chia ra các giai đoạn như sau:
- “Am Ba tiêu”: một thương gia giàu có, ngưỡng mộ Ba-sô xây cho ông một ngôi
nhà ở Fukagawa, gần dòng Su-mi-da. Cạnh nhà có trồng một cây chuối đọc là ba-sô
(ba tiêu). Cây ba-sô là một loại thuộc giống chuối không có trái, nhưng lại có ý
nghĩa đặc biệt đối với nhà thơ: những phiến lá xanh rộng lớn của nó rất dễ bị gió xé
rách tươm, một biểu tượng rõ nét đối với cảm xúc của thi nhân. Cũng từ đây, ông

lấy “Ba-sô” làm bút danh cho mình. Còn ngôi nhà ông ở gọi là Ba-sô-an (am Ba
tiêu). Được hai năm thì Ba tiêu am bị cháy trong một cuộc hỏa hoạn lớn ở thành phố
Ê-đô. Bạn bè và đệ tử xây lại nhà mới cho ông. Một năm sau, tức mùa thu năm
1684, Ba-sô từ bỏ am Ba tiêu lên đường phiêu lãng làm “lữ nhân của phù thế”.
- “Những bước đường phiêu lãng”: Kể từ đây Ba-sô dấn thân vào con đường
gió bụi như các nhà thơ nổi tiếng: Lí Bạch, Đỗ Phủ của Trung Quốc; Sogi của Triều
Tiên; Saigyo của Nhật Bản. Sau “những bước đường phiêu lãng” là bút ký
“Nozarashi kiko” (tức Du kí Phơi thân đồng nội) ra đời năm 1685.
- “Những nẻo đường sâu thẳm”: Đây là cuộc du hành đầy khó khăn trắc trở và
gian khổ để đến nơi còn sự hoang dã và huyền bí sâu xa, gắn liền với tác phẩm Lối
lên miền Ô-ku nổi tiếng của ông.
- “Huyễn trú am”: là niềm hạnh phúc ở am đời hư huyễn mà Ba-sô đã kể lại: “và
tôi lê chân dọc theo bờ biển hoang dại của phương Bắc, nơi mỗi bước chân băng
qua cồn cát đều khốn khó. Tôi lang thang ven bờ hồ tìm nơi trú ngụ, một nhánh lau
sậy mà chiếc tổ chim cộc trắng sẽ tấp vào trên dòng nước chảy. Đây là nơi huyễn
trú của tôi, và nó đứng bên mạn núi gọi là Kokubi. Gần đây có một đền thờ xưa cũ,
nơi tôi cảm thấy mình gột sạch cát bụi trần gian”.

Sáng kiến kinh nghiệm

6

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

- Mùa xuân 1694, Ba-sô lại một lần nữa quyết định tiếp tục dấn bước trên con
đường “lữ nhân” để thăm phương Nam. Điểm dừng sẽ là Kyusu. Nhưng trên đường
đi, Ba-sô lâm trọng bệnh khi đến Usaka.

Thi hào Ba-sô mất ngày 12-10-1694 trong khi giấc mộng của ông còn lang thang
phiêu bạt trên những cánh đồng hoang, trên những ngã tư đời hư ảo, trên những con
đường sâu thẳm và vô danh, trên những ao hồ vĩnh cửu . Nhà thơ được chôn cất
trong một ngôi đền gần Vô danh am, nhìn xuống hồ Tỳ bà nơi ông hằng thích thú.
II.1.3.2. Những tác phẩm tiêu biểu:
- Du kí phơi thân đồng nội (1685);
- Đoản văn trong đãy (1688);
- Cánh đồng hoang (1689);
- Áo tơi cho khỉ (1691);
-…
- Nổi tiếng nhất: Lối lên miền Ô-ku (1689) - Đây không chỉ là tác phẩm nổi tiếng
và hay nhất của Ba-sô, mà còn được coi là tập văn mẫu mực nhất của nền văn học cổ
điển Nhật Bản.
II.2. Nội dung biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của
Ba-sô:
II.2.1. Cung cấp thêm tư liệu về thiên nhiên và nền văn hoá Nhật Bản, về đặc
điểm thơ hai-cư và nhà thơ Ba-sô:
Văn học và văn hoá Nhật Bản là hai nguồn văn minh lớn trên thế giới. Trong sinh
hoạt văn hoá truyền thống, người Nhật đề cao “tứ đạo”: Thư đạo, Kiếm đạo, Trà
đạo, Hoa đạo. Bên cạnh đó, Nhật Bản còn đóng góp cho kho tàng văn hoá nhân loại
với các nghệ thuật khác như: nghệ thuật vườn cảnh, hội hoạ, tiểu thuyết,…. Trong
đó hai-cư là một đóng góp lớn.
Đời sống văn hoá tinh thần Nhật Bản phần nào cũng được phản chiếu trong văn
học. Vì vậy, để có thể cảm nhận tốt các tác phẩm văn học Nhật Bản nói chung, thơ
hai-cư của Ba-sô nói riêng thì việc trau dồi những hiểu biết về văn hoá Nhật Bản là
vô cùng cần thiết. Đồng thời, mỗi một học sinh khi đi tìm hiểu những bài thơ hai-cư
– một thể thơ mới mẻ cả về thể loại và thi pháp như vậy - cần thiết phải nắm bắt
được những đặc điểm cơ bản của thể thơ độc đáo này. Hơn nữa, để hiểu rõ tư tưởng,
tình cảm của nhà thơ gửi gắm trong bài thơ thì những hiểu biết về cuộc đời của nhà
thơ là vô cùng cần thiết. Mà những nội dung này, với giới hạn của phần Tiểu dẫn mở

đầu bài học, nó chưa cung cấp được nhiều thông tin như mong đợi và nhu cầu hiểu
biết của học sinh.
Bởi vậy, người giáo viên có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong việc như một cây
cầu nối mang các em đến với những tri thức ngoài sách giáo khoa về nền văn hoá
Nhật Bản, về thể thơ hai-cư độc đáo của xứ sở này và về nhà thơ Ba-sô – một nhà
thơ hàng đầu Nhật Bản, nhà thơ tiêu biểu cho thể thơ này.
Sáng kiến kinh nghiệm

7

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

Hiện nay bài học “Thơ hai-cư của Ba-sô” đã có vị trí là bài học chính thức trong
SGK Ngữ văn 10, tuy nhiên, chỉ với phân phối chương trình là hai tiết học nên giáo
viên cần chọn lọc thông tin để giới thiệu thêm cho học sinh trong khi tìm hiểu nội
dung phần Tiểu dẫn. Chẳng hạn:
* Về thiên nhiên và nền văn hoá Nhật Bản: GV có thể chọn giới thiệu thêm cho
học sinh về:
- Vị trí địa lí đặc biệt của đảo quốc này: Là một đảo quốc có vị trí biệt lập, Nhật
Bản cách đại lục khoảng 115 dặm. Toàn bộ đất đai Nhật gồm 4000 hòn đảo được
bao bọc như một cù lao xanh nổi giữa biển khơi.

(Bản đồ Nhật Bản)
- Đặc điểm thiên nhiên Nhật Bản: Vì vị trí đặc biệt - gối đầu lên sóng nước cận
Bắc cực và thả chân vào vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương – nên đất nước này
có một thiên nhiên tuyệt đẹp, dịu dàng, tinh tế nhưng cũng rất dữ dội. Nhật Bản là
một “cửa hàng thời tiết”, trưng bày những biến đổi tinh tế của bốn mùa:

+ Mùa xuân: có những làn gió ấm áp, dịu dàng đã bắt đầu thổi về từ cuối tháng
hai, những cánh hoa mơ trắng muốt như tuyết. Mùa xuân, hoa anh đào nở rộ khắp
nơi.

( Hoa anh đào nở rộ khắp nơi)
+ Mùa hạ: Sứ giả của mùa hạ là loài chim đỗ quyên – gọi là chim hô-tô-tô-ghi-su
(hototogisu, còn được viết bằng chữ Hán là “thời điểu”, loài chim đến theo mùa hay
chim thời gian) – là loài chim kêu vào đầu hè, nó không hót khi trời đẹp mà lại hót
Sáng kiến kinh nghiệm

8

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

khi xẩm tối, vào đêm trăng, sau khi trời mưa,… tiếng kêu rất thê thiết. Mùa hạ là
mùa của côn trùng và hoa mẫu đơn, các nhà thơ Nhật Bản thường nhắc đến côn
trùng tự nhiên như khi họ nhắc đến các loài hoa vậy:

(con ve)

(con ếch)
+ Mùa thu lộng lẫy với sắc vàng, cam và đỏ rực của cây phong. Cây phong là biểu
tượng cho mùa thu. Ngoài ra, mùa thu Nhật Bản còn có sự góp mặt của hoa Asagao
– Triêu nhan – gương mặt sớm mai.

( Cây phong với sắc cam và đỏ rực).
Sáng kiến kinh nghiệm


9

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

+ Mùa đông: bắt đầu từ tháng mười hai, các cánh đồng và núi non trở nên nâu
xám vì các cành cây đều trụi lá. Thiên nhiên khoác lên mình chiếc áo choàng trắng
lạnh lẽo u tịch của tuyết, vạn vật mang một vẻ đẹp cổ kính tự ngàn đời. Trăng, tuyết
mùa đông và lá chết là những hình ảnh thơ ca mà người Nhật yêu thích.

(Tuyết trắng lạnh lẽo).
Những điều ấy đã tạo cho người Nhật một cảm nhận đặc biệt tinh tế trước vẻ đẹp
thiên nhiên qua hình ảnh, màu sắc, âm thanh, mùi vị,...Thơ ca của Nhật Bản thường
chứa đựng chủ đề của bốn mùa và tình yêu của con người đối với thiên nhiên. Khi
giáo viên giới thiệu cho học sinh được điều này sẽ giúp ích các em rất nhiều trong
việc tìm hiểu quý ngữ trong mỗi bài thơ hai-cư.
- Ngoài ra, giáo viên có thể giới thiệu sơ lược cho học sinh một số hình ảnh về
những nghệ thuật độc đáo, nổi bật của xứ sở Phù Tang này:
+ Nghệ thuật vườn cảnh

(Vườn Honbo tại Osaka)

Sáng kiến kinh nghiệm

10

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương



Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

(Vườn Korakuen tại Okoyama)
+ Nghệ thuật trà đạo:

(Những dụng cụ pha trà)

(Biểu diễn nghệ thuật trà đạo Nhật Bản)
+ Môn võ cổ truyền nổi tiếng của Nhật Bản – Sumo:

Sáng kiến kinh nghiệm

11

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

( Võ sĩ Sumo trong trận đấu)
+ Chiếc áo Ki-mo-no truyền thống của Nhật Bản:

(Cô gái Nhật Bản trong chiếc Ki-mo-no truyền thống)
+ Nhật Bản có hai nhà văn đạt giải Nobel văn học:
• Yasunari Kawabata (1899-1972, đạt giải Nobel văn học năm 1968)

Sáng kiến kinh nghiệm


12

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

• Oe Kenzaburo (sinh năm 1935, đạt giải Nobel văn học năm 1994).

(Oe Kenzaburo tại Viện văn hoá Nhật Bản ở Đức, ngày 4 tháng 11, 2008).
* Về nhà thơ Ba-sô: Giáo viên có thể giới thiệu sơ lược về các giai đoạn trong
cuộc đời của Ba-sô để các em học sinh có thể phần nào hình dung rõ chặng đường
đời du hành và viết thơ hai-cư của Ba-sô. Từ đó mà giáo viên có thể bước đầu giúp
học sinh hiểu được phần nào về hoàn cảnh ra đời của một số tác phẩm của ông. Ví
dụ: Để học sinh thấy được vị trí của Lối lên miền Ô-ku (1689) – tác phẩm nổi tiếng
nhất của ông, giáo viên giới thiệu sơ qua về chặng đường du hành của ông: “Những
nẻo đường sâu thẳm” - cuộc du hành đầy khó khăn trắc trở và gian khổ để đến nơi
còn sự hoang dã và huyền bí sâu xa. Trong những tác phẩm của mình, Ba-sô không
cố ý ghi lại chân dung mình, nhưng thông qua những trang thơ và du kí của ông mà
người đọc đã thấy được bức chân dung tự hoạ rõ nét và cả một tâm hồn cao đẹp và
tấm lòng yêu thương lớn lao của thi sĩ giành cho con người và vạn vật. Đây đều là
những phần tri thức nằm ngoài phần Tiểu dẫn mà không phải học sinh nào cũng tự
tìm hiểu được.
* Về thể loại thơ hai-cư: Những thông tin cơ bản về hình thức, nội dung và
nghệ thuật thơ hai-cư đã được SGK Ngữ văn 10 trình bày khá ngắn gọn. Giáo viên
cần giới thiệu thêm cho học sinh về những nét nổi bật nhất gắn liền với đặc điểm
nghệ thuật thơ hai-cư. Ví dụ:
Sáng kiến kinh nghiệm

13


GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

- Về cảm thức thẩm mĩ trong thơ hai-cư: Thơ hai-cư, nhất là hai-cư của Ba-sô có
những nét thẩm mĩ rất riêng, rất cao và rất tinh tế: hai-cư đề cao cái Vắng lặng
(sabi), Đơn sơ (wabi), U huyền (yugen), Mềm mại (shiori), Nhẹ nhàng (karumi),…
Những khái niệm này với học sinh còn rất mới mẻ, cho nên, giáo viên nên giải thích
thêm, giới thiệu hàm nghĩa và biểu hiện của mỗi yếu tố được nhắc đến trong cảm
thức thẩm mĩ trong thơ hai-cư của Ba-sô, như:
+ Sabi (Vắng lặng) là cảm thức về cái cô tịch, cô liêu, tĩnh lặng, cổ xưa…của linh
hồn vạn vật. Nó còn là niềm cô tịch vô ngã của tinh thần Thiền tông. Ví dụ trong bài
thơ hai-cư của Ba-sô: Trên cành khô/ chim quạ đậu/ chiều thu. Nhà thơ đã vẽ lên
một bức tranh mùa thu mang tính điển hình cao độ: tiêu điều, xơ xác. Sự im lìm của
cánh quạ đen, sự héo hắt của cành cây khô và sự tĩnh mịch của chiều thu là hiện thực
tạo thành cái sâu thẳm, vô hạn của cảm thức sabi.
+ Yugen (U huyền), tức cái chúng ta cảm nhận được nhưng không phân tích
được. Chẳng hạn, ta vỗ hai bàn tay vào nhau làm phát ra một âm thanh ta nghe được.
Nếu ta chỉ vỗ một bàn tay thì âm thanh phát ra là gì? Đó là âm thanh của sự tĩnh
lặng!
+ Wabi (Đơn sơ) là những cái gì thuộc về tự nhiên rất bình thường, rất đơn sơ,
mộc mạc mà ta thấy được. Wabi là một khái niệm của Phật giáo Thiền tông nói đến
sự trải nghiệm về sự thanh bần an lạc, dung dị nhưng thanh cao của cuộc sống con
người và sự vật.
+ Karumi (Nhẹ nhàng) bắt nguồn từ chữ karushi, nghĩa là nhẹ nhàng, thanh thoát.
Karumi được nói đến như một phong thái ung dung, tự tại. Chính tâm thế đó đã tạo
nên ở các thi sĩ hai-cư có cái nhìn rất hiện thực khi phản ánh cuộc sống và thấy được
vẻ đẹp của con người và sự vật dẫu cho nó bé nhỏ và tưởng chừng như bị lãng quên.

Tựu chung lại, khi triển khai kiến thức ở phần Tiểu dẫn, giáo viên hướng dẫn học
sinh tự soạn bài và trình bày trên lớp những hiểu biết của mình về tác giả Ba-sô, về
thơ hai-cư. Còn thời lượng trên lớp giáo viên giành thời gian cung cấp thêm những
tri thức ngoài SGK cho học sinh về nền văn hoá độc đáo của Nhật Bản, về nhà thơ
Ba-sô và về thơ hai-cư. Làm được điều này, giáo viên sẽ tạo cơ sở ban đầu cho việc
nhập cảm, tạo hứng thú cho học sinh tiếp tục đi tìm hiểu về một thể thơ độc đáo, nổi
tiếng Nhật Bản nhưng lại đang rất mới mẻ với mình. Đó là thành công bước đầu của
giáo viên ở bài học này.
II.2.2. Hướng dẫn học sinh cách đọc văn bản và chú thích, từ đó tìm hiểu
hoàn cảnh ra đời của bài thơ:
Theo các cấp độ tiếp nhận một văn bản thì bước đọc văn bản là một trong
những khâu bước rất quan trọng và không thể thiếu. Bởi có đọc văn bản, nắm vững
được những từ ngữ, hình ảnh trong văn bản thì người đọc mới có thể đi vào một cấp
độ cao hơn là hiểu và cảm những ý tứ và tư tưởng của tác giả bộc lộ qua văn bản ấy.
Đối với một tác phẩm văn học nước ngoài như những bài thơ hai cư trong chương

Sáng kiến kinh nghiệm

14

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

trình Ngữ văn 10 – những bài thơ được dịch ra tiếng Việt mà tách biệt hoàn toàn với
phiên âm - lại càng cần thiết hơn hết.
Và một điều cũng vô cùng quan trọng là trong quá trình đọc – hiểu mỗi bài thơ
thì học sinh cần phải bám sát vào phần chú thích ở chân trang để góp phần hiểu đúng
và sâu sắc hơn về nội dung bài thơ. Chú thích là lời giải thích ngắn gọn ở một chỗ cụ

thể thong văn bản chính hoặc văn bản phụ. Và trong phần chú thích ở một số bài thơ
hai-cư trong số 8 bài thơ hai-cư là cung cấp cho người đọc về hoàn cảnh ra đời của
bài thơ. Chính vì vậy, đọc - hiểu chú thích là một thao tác không thể thiếu khi đọc –
hiểu thơ hai-cư của Ba-sô.
Ví dụ:
- Ở bài thơ hai-cư số 1 (theo thứ tự được dẫn ra trong SGK Ngữ văn 10): chú
thích số (1) đã cho người đọc biết rằng Ba-sô từng rời quê hương Mi-ê để lên Ê-đô
(Tô-ki-ô ngày nay), ở được mười năm mới về lại thăm quê. Ê-đô là nơi ông sống từ
khoảng 1672 (lúc ông 28 tuổi) cho đến thời điểm làm bài thơ này (là khoảng 38
tuổi). Đó là một khoảng thời gian gắn bó với Ê-đô để rồi khi ông rời xa rồi lại thấy
nhớ và thấy thân thiết như quê hương mình. Có nắm được hoàn cảnh ra đời của bài
thơ, người đọc mới cảm nhận hết được tình cảm sâu nặng của nhà thơ Ba-sô đối với
nơi ông đã từng sống và gắn bó.
- Ở bài thơ hai-cư số 2 (theo thứ tự được dẫn ra trong SGK Ngữ văn 10): chú
thích số (2) đã cung cấp cho người đọc về hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Thời trẻ, Basô có ở Kinh đô (Ki-ô-tô) khoảng từ năm 1666 (năm ông 22 tuổi) đến năm 1672 (lúc
ông 28 tuổi) thì chuyển đến Ê-đô. Hai mươi năm sau ông trở lại Ki-ô-tô, nghe tiếng
chim đỗ quyên hót mà viết nên bài thơ này. Biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ, chúng
ta cũng mới hiểu được tấm lòng của Ba-sô đối với Ki-ô-tô.
- Còn trong bài thơ hai-cư số 3: Giáo viên vừa định hướng học sinh đọc chú
thích số (3), vừa cung cấp thêm thông tin về hoàn cảnh ra đời của bài thơ để học
sinh có thể hình dung và cảm nhận rõ nhất về tình cảm của tác giả giành cho người
mẹ của mình: Năm 1684, Ba-sô 40 tuổi, ông làm cuộc du hành đến vùng Kan-sai
gần quê mình. Về đến nhà thì hay tin mẹ đã mất. Người anh đưa cho ông di vật còn
lại của mẹ là một mớ tóc bạc. Ông đau đớn mà viết lên bài thơ này.
- Trong bài thơ hai-cư số 4: chú thích số (4) đã cung cấp cho học sinh hiểu biết
về một sự thật đau xót trên đất nước Nhật Bản xưa vào những năm mất mùa đói
kém, nhiều gia đình nông dân túng quẫn quá, không nuôi nổi con, đành phải đưa con
bỏ vào rừng. Thậm chí có khi đang tâm giết cả những đứa trẻ sơ sinh vì không nuôi
nổi tất cả. Những đứa trẻ như vậy tiếng Nhật gọi là những đứa trẻ “ma-bi-ku” – tỉa
bớt, như người ta tỉa bớt cây non. Chính Ba-sô trong Du kí Phơi thân đồng nội viết

năm 1685 đã kể chuyện một lần đi ngang qua cánh rừng, ông nghe thấy tiếng vượn
hú. Âm thanh đó không có gì là lạ, ta có thể bắt gặp khá nhiều trong thơ xưa (như
trong thơ Lí Bạch: “Lưỡng ngạn viên thanh đề bất tận” – Tiếng vượn đôi bờ kêu
chẳng dứt; thơ Đỗ Phủ: “Phong cấp thiên cao viên khiếu ai” – Gió gấp, trời cao
vượn nỉ non) nhưng với Ba-sô, tiếng vượn ấy đã gợi cho nhà thơ nhớ đến tiếng khóc
thê lương, não lòng của một em bé bị bỏ rơi trong rừng. Chính những thông tin mà
Sáng kiến kinh nghiệm

15

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

giáo viên cung cấp thêm về hoàn cảnh ra đời của bài thơ sẽ giúp học sinh cảm nhận
hết được tấm lòng của thi sĩ giành cho những sinh linh bé nhỏ, bất hạnh kia.
- Ở bài hai-cư số 5 không có chú thích, nhưng với sự tìm hiểu của mình, giáo
viên cung cấp thêm thông tin gắn liền với văn bản bài thơ: Bài thơ được sáng tác khi
Ba-sô đi du hành ngang qua một cánh rừng, ông thấy một chú khỉ nhỏ đang lạnh run
lên trong cơn mưa mùa đông. Nhà thơ tưởng tượng đến điều ước của chú khỉ và viết
lên bài thơ này.
- Ở bài thơ hai-cư số 6: Cùng với nội dung phần chú thích số (5) về hồ Bi-oa hồ lớn nhất của Nhật Bản, giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh hình ảnh về hồ
nước có hình dáng giống như cây đàn tì bà ở trung tâm tỉnh Si-ga, gần quê của Basô. Hình ảnh này vừa tác động trực quan học sinh, lại vừa giúp học sinh hiểu thấu
đáo mối tương giao màu nhiệm giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên.

(Hồ Bi-oa – Hồ Tì bà)
- Ở bài thơ hai-cư số 7: phần chú thích số (6) chưa giúp học sinh hiểu về hoàn
cảnh ra đời của bài thơ này. Giáo viên sẽ là người cung cấp thêm những thông tin lí
thú về sự ra đời của bài thơ. Điều đó sẽ tạo thêm sự hứng thú cho học sinh, cuốn hút

các em vào bài học: Trong tác phẩm Lối lên miền Ô-ku, đoạn viết về chùa Riu-saku-ji, Ba-sô có kể chuyện mình leo lên núi đá để thăm chính diện ngôi chùa: “khi
chúng tôi đến nơi, trời vẫn chưa tắt nắng (…) Các điện xây trên đá thảy đều đóng
cửa, bốn bề im lặng như tờ. Chúng tôi đi quanh triền núi, leo qua những tảng đá để
vào lễ ở chánh điện. Cảnh sắc tuyệt vời, tịch mịch. Tôi thấy trong lòng cô cùng
thanh thản”. (Vĩnh Sính, Lối lên miền Ô-ku, trong Việt Nam và Nhật Bản – giao lưu
văn hoá, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2001, tr.483). Và bài thơ hai-cư
đã ra đời để ghi lại khoảnh khắc ấy.
- Và ở bài thơ hai-cư số 8: Ngoài thông tin ngắn ngủi của phần chú thích số (7),
giáo viên có thể cung cấp thêm thông tin về hoàn cảnh ra đời của bài thơ để giúp học
sinh cảm nhận sâu sắc về tâm hồn yêu cuộc đời tha thiết, tình yêu thiên nhiên và
khát khao tự do của nhà thơ Ba-sô: Bài thơ viết ngày 8 tháng 10 năm Nguyên Lộc
VII (1694) ở Ô-sa-ka. Đây là bài thơ từ thế của ông. Trước đó ông thấy mình yếu
lắm rồi, nhưng cuộc đời Ba-sô là cuộc đời lang thang, phiêu bồng, lãng du. Vì thế
16
Sáng kiến kinh nghiệm

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

ngay cả khi sắp từ giã cõi đời, ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục
cuộc đi – đi bằng tâm hồn mình.
Mỗi nội dung ở trên sẽ được tìm hiểu và giới thiệu theo từng bài theo tiến trình
đọc – hiểu 8 bài thơ hai-cư của Ba-sô. Khi thống kê, tìm hiểu trọn vẹn hoàn cảnh ra
đời của 8 bài thơ hai-cư được giới thiệu trong SGK Ngữ văn 10 chúng ta mới thấy
hết ý nghĩa của nó đới với việc cảm nhận và tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô. Bởi
việc đọc văn bản và đọc chú thích là việc làm tạo tiền đề cho học sinh cảm nhận sâu
sắc bài thơ.
II.2.3. Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung và nghệ thuật bài thơ:

Khám phá nội dung và nghệ thuật của bài thơ là một bước tiếp nhận dường như
trọn vẹn nhất đối với một bài thơ. Bởi ở đó, người đọc vận dụng tất cả những hiểu
biết của mình về bài thơ để đối diện với toàn bộ cấu trúc thẩm mĩ của tác phẩm, với
nhận thức và đánh giá hiện thực, với tình cảm và tư tưởng của tác giả. Người đọc sẽ
đưa hình tượng vào văn cảnh đời sống và kinh nghiệm sống của mình để thể
nghiệm, đồng cảm. Cuối cùng, nâng cấp lí giải tác phẩm lên cấp quan niệm và tính
hệ thống, hiểu được vị trí tác phẩm trong lịch sử văn hoá, tư tưởng, đời sống và
truyền thống nghệ thuật.
Và đúng theo lí thuyết tiếp nhận văn học ở trên, sau khi giới thiệu hoàn cảnh ra
đời tạo tiền đề cho học sinh tìm hiểu bài thơ, giáo viên sẽ tiếp tục định hướng cho
các em bằng những tri thức đã tự học ở nhà về phần đặc điểm hình thức và nội dung,
nghệ thuật thơ hai-cư các em sẽ chủ động khám phá nội dung và nghệ thuật của từng
bài thơ.
* Thứ nhất, học sinh có thể nhận diện những từ ngữ trực tiếp và gián tiếp chỉ
mùa (quý ngữ) trong từng bài thơ. Quý ngữ ở các bài thơ hai-cư của Ba-sô trong
SGK là:
Bài
1
2
3
4
5
6
7
8

Quý ngữ

Chỉ mùa
Mùa sương

Mùa thu
Chim đỗ quyên
Mùa hè
Sương thu
Mùa thu
Gió mùa thu
Mùa thu
Mưa đông
Mùa đông
Hoa đào
Mùa xuân
Tiếng ve
Mùa hè
Cánh đồng hoang vu (cánh đồng khô) Mùa đông

* Thứ hai, học sinh đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác để cảm nhận về nội
dung của bài thơ. Đồng thời, giáo viên định hướng và gợi ý học sinh liên hệ mở
rộng với những bài thơ, ý thơ, câu thơ đã học hoặc đã biết (nếu có) để đối sánh
làm nổi bật nội dung và nghệ thuật của từng bài thơ:
- Ở bài 1:
17
Sáng kiến kinh nghiệm

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

+ Bài thơ thể hiện tình cảm thân thiết gắn bó với mảnh đất nơi mình ở.
+ Liên hệ: So sánh với bài Độ Tang Càn của Giả Đảo đề thấy bài thơ của Ba-sô

có thể học tập tứ thơ nhưng lại vô cùng súc tích. Nhà thơ Chế Lan Viên cũng có hai
câu thơ “gặp gỡ” với bài thơ của Ba-sô về tứ thơ:
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở,
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
- Ở bài 2:
+ Tiếng chim đỗ quyên (còn gọi là chim quyên, chim đỗ vũ, chim tử quy,…) –
những tiếng kêu thê thiết – được dùng với nghĩa tiếc thương thời gian, và đặc biệt
thể hiện nỗi buồn và sự vô thường. Ba-sô quay trở về Kinh đô (trong hiện tại) sau
hai mươi năm xa cách, nghe tiếng đỗ quyên hót mà nhớ Kinh đô xưa ( một Kinh đô
đầy kỉ niệm, một kinh đô đã vĩnh viễn qua rồi). Đó là tiếng chim hay tiếng người?
Điều ấy mơ hồ không biết được, có thể là cả hai.
+ Liên hệ: Tiếng chim cuốc trong thơ Bà huyện Thanh Quan: Nhớ nước đau
lòng con quốc quốc – Thương nhà mỏi miệng cái gia gia (Qua đèo ngang).
- Ở bài 3:
+ Nỗi xót xa thể hiện ở giọt lệ nóng hổi rơi xuống bàn tay đang cầm mớ tóc bạc
của người mẹ đã khuất. Làn sương thu ở đây là giọt lệ như sương, hay là mái tóc bạc
của mẹ như sương, hay cuộc đời như giọt sương – ngắn ngủi, vô thường? Hình
tượng làn sương khiến bài thơ mờ ảo, đa nghĩa. Bài thơ thể hiện nỗi đau đớn, xót xa,
xúc động của Ba-sô khi về quê thì mẹ đã mất, và tình cảm lớn lao ông giành cho
ngưòi mẹ.
+ Liên hệ: hình ảnh “làn sương” cũng thường được dùng trong văn học, nhưng
trong các thể thơ khác nó có vẻ đa nghĩa hơn:
• Mẹ già phơ phất mái sương
Con thơ măng sữa vả đương bù trì.
(Chinh phụ ngâm)
• Tuổi già hạt lệ như sương,
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan.
(Nguyễn Khuyến, Khóc Dương Khuê)
- Ở bài 4:
+ Tiếng vượn hú là thật hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc trong gió thu là thật?

Gió mùa thu tái tê đang than khóc cho nỗi đau buồn của con người hay chính là lòng
người đang tái tê? Thơ hai-cư không nói rõ, nó chừa một khoảng trống để người đọc
bằng kinh nghiệm của bản thân sẽ hình dung ra một hình ảnh riêng. Nốt lặng của bài
thơ được thể hiện qua những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc. Bài thơ là tình yêu thương
của Ba-sô dành cho trẻ em đói khổ, đoản mệnh.
+ Liên hệ: Tình yêu thương của Ba-sô trong bài thơ này rất gần với tâm hồn Tố
Như trong Văn tế thập loại chúng sinh:
Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha
Lấy ai bồng bế vào ra
Sáng kiến kinh nghiệm

18

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.
- Ở bài 5: Hình ảnh chú khỉ đơn độc trong bài thơ gợi lên hình ảnh những người
nông dân Nhật Bản, những em bé nghèo đang co ro trong cơn mưa lạnh. Bài thơ thể
hiện lòng từ bi của nhà thơ với những sinh vật nhỏ bé tội nghiệp, cũng là lòng yêu
thương đối với những người nghèo khổ.
- Ở bài 6: Xung quanh hồ Bi-oa có trồng nhiều hoa anh đào. Mùa xuân, mỗi khi
gió thổi, cánh hoa đào lại rụng lả tả như mây. Cánh hoa hồng nhạt, mong manh rụng
xuống mặt hồ, làm cho mặt hồ gợn sóng. Một cảnh tượng rất đẹp, rất giản dị như thế
lại thể hiện một triết lí sâu sắc: sự tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.
Đó chính là cảm thức thẩm mĩ ka-ru-mi (nhẹ nhàng) trong thơ Ba-sô.
- Ở bài 7:

+ Tiếng ve là thanh, đá là vật. Nhưng trong cảnh u tịch, vắng lặng của chiều tà,
khi tất cả đều im ắng hết lại có thể nghe được tiếng ve rền rĩ như nhiễm vào, thấm
vào đá. Liên tưởng thật độc đáo, kì lạ mà không hề khoa trương.
+ Liên hệ: Nguyễn Trãi cũng có tứ thơ tương tự:
Ngư ca tam xướng yên hồ khoát
Mục địch nhất thanh thiên nguyệt cao.
(Ông chài hát lên ba lần làm cho mặt hồ phủ khói mở rộng ra
Trẻ mục đồng thổi một tiếng sáo làm cho trăng trên trời cao hơn)
(Chu trung ngẫu thành – Bài 2)
- Ở bài 8:
+ Trước khi viết bài thơ này Ba-sô thấy mình yếu lắm rồi, nhưng cuộc đời ông
là cuộc đời lang thang, phiêu bồng, lãng du. Vì thế ngay cả khi sắp từ giã cõi đời,
ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục cuộc đi – đi bằng tâm hồn mình.
Và ta lại như thấy tâm hồn Ba-sô lang thang trên khắp các cánh đồng hoang vu.
+ Liên hệ: Thú giang hồ là hứng thú của nhiều nhà thơ, nhà văn xưa nay như:
Tư Mã Thiên, Lí Bạch, Tản Đà, Nguyễn Tuân,... Thú giang hồ vừa thể hiện tình yêu
thiên nhiên, vừa thể hiện khát khao tự do của con người. Ví dụ, trong thơ Tản Đà:
Trời sinh ra bác Tản Đà
Quê hương thời có, cửa nhà thời không
Nửa đời nam, bắc, tây, đông
Bạn bè xum họp, vợ chồng biệt li
Túi thơ đeo khắp ba kì,
Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng...
(Thú ăn chơi)
Học sinh khám phá được nội dung và nghệ thuật của bài thơ đồng nghĩa với
việc các em đã cảm nhận được các giá trị của bài thơ (cả giá trị nội dung, tư tưởng
và giá trị nghệ thuật), có thể bằng trải nghiệm của mình mà lấp đầy những khoảng
trống mà thơ hai-cư đã chừa ra. Như vậy đã là một thành công trong quá trình đọc –
hiểu một thể thơ nước ngoài, lại rất mới mẻ này.


Sáng kiến kinh nghiệm

19

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

II.2.4. Củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học và vận dụng sáng tạo kiến
thức bài học để tập sáng tác thơ hai-cư bằng tiếng Việt:
Củng có bài học luôn là một phần quan trọng trong tiến trình dạy –học, nó có
tác dụng giúp học sinh nắm bắt được những kiến thức trọng tâm trong bài học, đồng
thời, từ đó học sinh sẽ phát huy khả năng tự học và khả năng sáng tạo, vận dụng của
mình trên cơ sở kiến thức đã học.
III.2.4.1. Củng cố kiến thức:
Ở bài học này, giáo viên có thể củng cố lại bài học cho học sinh theo hệ thống
câu hỏi trắc nghiệm khách quan để nhằm mục đích vừa kiểm tra mức độ hiểu bài của
học sinh, vừa khắc sâu kiến thức để các em nhận thấy những kiến thức trọng tâm
trong bài cần nắm vững. Ví dụ:
- Về tác giả Ba-sô: giáo viên có thể kiểm tra các em nhớ một số thông tin về
tác giả (có thể về quê quán, bút danh, tác phẩm tiêu biểu,...). Chẳng hạn, trong số đó
giáo viên đặt câu hỏi:
Tác phẩm nào được đánh giá là nổi tiếng nhất của nhà thơ Ma-su-ô Ba-sô?
A. Áo tơi cho khỉ (1691).
B. Lối lên miền Ô-ku (1689).
C. Cánh đồng hoang (1689).
D. Đoản văn trong đãy (1688).
- Về đặc điểm thơ hai-cư: Phần này có nhiều tri thức cho nên giáo viên có thể
đặt nhiều câu hỏi liên quan tới các đặc điểm (có thể là về hình thức, nội dung hoặc

nghệ thuật thơ hai-cư). Chẳng hạn:
+ Thơ hai-cư là một thể thơ có số từ thuộc vào loại ít nhất trên thế giới,
theo cách phiên âm La-tinh thơ hai-cư cũng được ngắt đoạn khác với trong
tiếng Nhật. Em hãy chỉ ra đáp án ĐÚNG về số từ và hình thức của bài thơ haicư?
A. 15 âm tiết, ngắt thành ba đoạn theo thứ tự thường là 5-5-5 âm tiết.
B. 17 âm tiết, ngắt thành ba đoạn theo thứ tự thường là 5-7-5 âm tiết.
C. 30 âm tiết, ngắt thành ba đoạn theo thứ tự thường là 10-10-10 âm tiết.
D. 31 âm tiết, ngắt thành ba đoạn theo thứ tự thường là 10-11-10 âm tiết.
+ Những từ ngữ: Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng,… là
để nói về điều gì trong nghệ thuật thơ hai-cư?
A. Ngôn ngữ thơ hai cư.
B. Quý ngữ trong thơ hai-cư.
C. Cảm thức thẩm mĩ của thơ hai-cư.
D. Tứ thơ của thơ hai-cư.
- Về nội dung hoặc nghệ thuật của những bài thơ hai-cư của Ba-sô được
tìm hiểu trong chương trình: giáo viên có thể đặt hai dạng câu hỏi ở mức độ nhận
biết hoặc thông hiểu để kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh. Ví dụ:
+ Hãy xác định từ chỉ mùa (quý ngữ) trong bài thơ hai-cư sau của Ba-sô:
Nằm bệnh giữa cuộc lãng du
mộng hồn còn phiêu bạt
những cánh đồng hoang vu.
A. cuộc lãng du.
B. phiêu bạt.
Sáng kiến kinh nghiệm

20

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương



Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

C. nằm bệnh.
D. cánh đồng hoang vu.
+ Bài thơ hai-cư sau đây của Ba-sô có nội dung gì?
Tiếng vượn hú não nề
hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc
gió mùa thu tái tê.
A. Tình yêu thương của Ba-sô dành cho trẻ em đói khổ, đoản mệnh.
B. Tình cảm của Ba-sô giành cho mẹ khi ông về quê thì mẹ đã mất.
C. Tình cảm gắn bó sâu nặng của Ba-sô với những nơi ông từng sống.
D. Sự tương giao màu nhiệm giữa cảm giác, âm thanh và vật thể.
Năm câu hỏi ở trên mang tính chất minh hoạ cho biện pháp củng cố bài nhằm
khắc sâu kiến thức cho các em học sinh sau khi đã học xong bài học này.
II.2.4.2. Vận dụng sáng tạo kiến thức bài học để tập sáng tác thơ hai-cư bằng
tiếng Việt:
Thơ hai-cư của Nhật Bản là một thể thơ được yêu thích ở nhiều quốc gia trên
thế giới. Nó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và đồng thời còn được sáng tác bằng
tiếng nước ngoài. Những người yêu thơ ở Việt Nam cũng dành cho thơ hai-cư niềm
yêu mến nồng nhiệt như thế. Trong thực tế, đã có nhiều người Việt Nam đã sáng tác
tơ hai-cư bằng chính ngôn ngữ Tiếng Việt, ghi lại những khoảnh khắc, những cảm
xúc của mình bằng hình thức của thơ hai-cư.
Việc học tập, tìm hiểu nghệ thuật, nội dung những bài thơ hai-cư trong chương
trình Ngữ văn 10 sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều nếu giáo viên bộ môn đưa thê vào một
dạng bài tập vận dụng lí thú đó là tập sáng tác thơ hai-cư bằng tiếng Việt. Việc làm
này không chỉ giúp các em học sinh càng nắm vững kiến thức về thơ hai-cư mà còn
có thể khơi dậy ở các em niềm đam mê, yêu mến với thể thơ độc đáo này của đất
nước Nhật Bản.
Với thời lượng là hai tiết học, giáo viên cũng khó có thể có điều kiện cho các
em học sinh tập sáng tác thơ hai-cư trên lớp và sửa trực tiếp cho các em được. Cho

nên, dạng bài tập vận dụng này giáo viên có thể khuyến khích các em về nhà tập
sáng tác thơ hai-cư trên cơ sở đã nắm vững tri thức về thể thơ này. Những phần bài
tập vận dụng như thế giáo viên có thể kiểm tra các em vào thời gian dò bài của tiết
học tiếp theo.
Dưới đây là một số bài thơ hai-cư được sáng tác bằng tiếng Việt, giáo viên có
thể cho học sinh đọc tham khảo sau khi đã chữa bài cho các em:
(1) Ngắm hoa nhài
nhớ cánh tay
thoang thoảng hương đêm.
(2) Lá thông reo
sóng vỗ
ta và cát lặng lẽ.
(3) Đoá hướng dương
Sáng kiến kinh nghiệm

21

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

nhú trong vườn
ngày không mặt trời.
(4) Đầu ngọn cây
nơi cành khô gãy
vầng trăng lấp đầy.
(5) Những chiếc lá vàng
xoay tròn điệu van (valse)
nhạc gió.

(Sưu tầm)
Khi giới thiệu những bài thơ hai-cư được sáng tác bằng tiếng Việt, cũng có thể
cho học sinh nhận xét và chỉ ra những điểm được hoặc còn khiếm khuyết của những
bài thơ được sưu tầm để học tập và rút kinh nghiệm cho mình.
II.3. Thiết kế giáo án thể nghiệm: (2 tiết của bài học theo phân phối chương
trình của Sở GD và ĐT)
Tiết 47, 48
Bài:
THƠ HAI – CƯ CỦA BA - SÔ
I. Mức độ cần đạt:
- Hiểu được thế nào là thơ hai-cư;
- Cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong thơ hai-cư của Ba-sô.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng:
1. Kiến thức:
- Thơ hai-cư và đặc trưng của nó.
- Thơ hai-cư của Ba-sô.
- Hình ảnh thơ mang triết lí, giàu liên tưởng.
2. Kĩ năng:
- Biết đọc – hiểu một bài thơ hai-cư.
III. Chuẩn bị:
* Giáo viên:
- Đọc phần bài học trong SGK, các tư liệu tham khảo, soạn giáo án theo yêu cầu
và đối tượng học sinh.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu:
+ Đọc phần Tiểu dẫn (trang 155, SGK Ngữ văn 10, tập một) và soạn vào vở kiến
thức về:
• Tác giả Ba-sô.
• Đặc điểm thơ hai-cư (về nội dung, nghệ thuật).
+ Đọc kĩ văn bản 8 bài thơ hai-cư của Ba-sô và phần chú thích ở chân trang của
mỗi bài.

+ Soạn bài theo câu hỏi phần Hướng dẫn học bài (trang 157- SGK Ngữ văn 10,
tập một).
+ Tự tìm hiểu thêm về nền văn hoá, văn học Nhật Bản.
22
Sáng kiến kinh nghiệm

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

* Học sinh:
- Đọc phần bài học trong SGK và những tài liệu tham khảo có liên quan.
- Soạn bài theo sự hướng dẫn của giáo viên trước khi lên lớp.
IV. Phương pháp và phương tiện dạy học:
1. Phương pháp dạy – học: Giáo viên tổ chức giờ dạy trên lớp theo phương thức
vận dụng kết hợp các phương pháp dạy – học tích cực: đọc, tái hiện, phát vấn, kết
hợp với gợi tìm, diễn giảng...
2. Phương tiện thực hiện:
- Sách giáo khoa, Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập một.
- Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10.
- Các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung bài học.
- Giáo án cá nhân (giáo án powerpoint để phục vụ cho phần giới thiệu thêm hình
ảnh minh hoạ trong bài và mở rộng bài học).
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
V. Tiến trình tổ chức dạy – học:
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số, kiểm tra việc chuẩn bị trang thiết bị dạy học của lớp: phòng
học, máy chiếu,...
2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra kiến thức của bài học mà giáo viên đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị
ở nhà bằng câu hỏi:
- Em hãy giới thiệu ngắn gọn những hiểu biết của mình về nhà thơ Ba-sô và
kể tên những tác phẩm tiêu biểu của ông?
- Hãy trình bày những đặc điểm cơ bản của thơ hai-cư?
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài học tạo tâm thế: Đã từ lâu, đất nước Nhật Bản đã không còn xa
lạ với chúng ta, mà ngược lại, đã trở nên rất gần gũi với nhiều nét đặc sắc, tiêu biểu,
độc đáo về cả văn hoá và văn học. Khi nhắc tới nền văn học Nhật Bản, chúng ta
cũng không thể không nhắc đến một đại diện tiêu biểu và vô cùng độc đáo của nó
chính là thơ hai-cư, mà đỉnh cao là thơ hai-cư của Ba-sô. Trong tiết học hôm nay
chúng ta sẽ cùng đi khám phá, tiếp nhận thơ hai-cư nói chung và thơ hai-cư của Basô nói riêng để có thể cảm nhận một cách đầy đủ nhất về đại diện của nền văn học
xứ sở “hoa anh đào” này.
- Thiết kế dạy – học:
Hoạt động của GV và HS
TIẾT 1:

Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
I. Hoạt động 1: GV hướng dẫn - Ma-su-ô Ba-sô (1644-1694).
Sáng kiến kinh nghiệm

23

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô


HS tìm hiểu chung về tác giả và
thơ hai-cư.
1. Thao tác 1: Tìm hiểu tác giả.
- GV giới thiệu đôi nét nổi bật về
văn hóa đất nước Nhật Bản.
- GV yêu cầu HS dựa vào những tri
thức đã soạn ở nhà để trình bày một
vài nét về cuộc đời và sự nghiệp
sáng tác của Ma-su-ô Ba-sô. (Phần
này GV có thể kết hợp với dò bài
HS).
- HS trình bày theo yêu cầu của
HS. GV nhận xét và khái quát
nhanh, đồng thời nhắc nhở HS gạch
chân ý chính trong SGK, trang 155.
- GV giới thiệu thêm cho HS về
cuộc đời tác giả Ba-sô.

- Quê hương: U-ê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Miê)
- Gia đình: võ sĩ cấp thấp.
- 28 tuổi, ông chuyển đến kinh đô Êđô sinh
sống và làm thơ hai-cư, bút hiệu là Ba-sô (Ba
Tiêu).
- 10 năm cuối đời, ông du hành hầu khắp đất
nước.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Du kí Phơi thân
đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688),
Cánh đồng hoang (1689), áo tơi cho khỉ
(1691), Lối lên miền Ô-ku (1689).


2. Thơ hai-cư:
- GV: Dựa vào sự hiểu biết của
a. Thời điểm xuất hiện:
mình, em hãy cho biết thời điểm
Thơ hai-cư bắt đầu hình thành vào thế kỉ
xuất hiện của thể loại thơ Hai-cư?
XVI, đến thế kỉ XVII thì đạt đến đỉnh cao với
- HS trả lời. GV giới thiệu thêm về Ba-sô và sau đó là Y.Bu-sôn (1716-1783),
tứ trụ thơ hai-cư của Nhật Bản rồi
K.Ít-sa (1763-1827), M.Si-ki (1867-1902),....
chốt ý.
b. Đặc điểm thơ hai-cư:
- Nghệ thuật:
- GV: Dựa vào SGK và sự hiểu biết + Kết cấu: ngắn gọn với 17 âm tiết, được ngắt
của em về thơ hai-cư, hãy cho biết ra làm 3 đoạn theo thứ tự thường là 5 âm - 7
kết cấu của một bài thơ hai-cư?
âm - 5 âm.
- HS trả lời.
- GV đưa ra một ví dụ nguyên văn
tiếng Nhật (phiên âm La-tinh) để
giúp HS hiểu rõ hơn về kết cấu của
thơ hai-cư và trình chiếu lên màn
hình cho HS theo dõi. GV yêu cầu
HS phát âm để thấy được kết cấu
của một bài thơ hai – cư: (Bài 1).
- GV: thời điểm trong thơ hai-cư
+ Sử dụng quy tắc quý ngữ - từ chỉ mùa.
được xác định như thế nào?
- HS dựa vào SGK để trả lời và
Sáng kiến kinh nghiệm


24

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


Đề tài: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 10 tiếp nhận thơ hai-cư của Ba-sô

gạch chân ý chính trong SGK. GV
đưa thêm ví dụ, trình chiếu lên màn
hình để HS phát hiện quý ngữ.
- GV: Cảm thức thẩm mĩ của thơ
hai-cư có đặc điểm nào?
- HS dựa vào SGK, phát hiện và trả
lời.
- GV hướng dẫn HS gạch chân ý
chính trong SGK và giảng thêm:
Thơ hai-cư không thích sự ồn ào
náo nhiệt, không thích vẻ phồn tạp,
sặc sỡ, hoa lệ, ủy mị, ướt át hay
cứng cỏi, lên gân.

+ Cảm thức thẩm mĩ: Thơ hai-cư đề cao cái
Vắng lặng (sabi), Đơn sơ (wabi), U huyền
(yùgen), Mềm mại (shiori), Nhẹ nhàng
(karumi)...

- GV: Ngôn ngữ thơ hai-cư có đặc
điểm gì?
- HS dựa vào SGK, phát hiện và trả

lời.
- GV hướng dẫn HS gạch chân ý
chính trong SGK và liên hệ: Nhà
thơ Chế Lan Viên nói rằng: thi sĩ
chỉ làm một nửa bài thơ mà thôi,
còn cuộc đời sẽ tiếp tục hoàn chỉnh
nó:
Bài thơ anh chỉ làm một nửa mà
thôi
Còn một nửa để mùa thu làm
lấy.

+ Ngôn ngữ: hai-cư không dùng nhiều tính từ
và trạng từ để cụ thể hoá sự vật. Hai-cư
thường dùng những nét chấm phá, chỉ gợi chứ
không tả, chừa rất nhiều khoảng trống cho trí
tưởng tượng của người đọc.

- GV: Em hãy cho biết đặc điểm
nội dung của thơ hai-cư?
- HS trả lời lần lượt các câu hỏi gợi
dẫn của GV:
+ Mỗi bài thơ hai-cư có một tứ thơ
như thế nào?
+ Thơ hai-cư chịu ảnh hưởng của tư
tưởng nào?
+ Mối quan hệ giữa con người và
vạn vật trong thơ hai-cư được thể
hiện như thế nào?
- GV chốt ý và hướng dẫn HS gạch


- Nội dung:
+ Mỗi bài đều có một tứ thơ nhất định,
thường ghi lại một phong cảnh với một vài sự
vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ
đó khơi gợi lên một cảm xúc hoặc một suy tư
nào đó.
+ Thơ hai-cư rất đậm chất Thiền tông và tinh
thần văn hóa phương Đông nói chung.
+ Thơ hai-cư thường thể hiện con người và
vạn vật nằm trong mối quan hệ chặt chẽ, có
tính chất nhất thể hoá. Những hiện tượng của
tự nhiên như âm thanh, màu sắc, mùi hương,

Sáng kiến kinh nghiệm

25

GV thực hiện: Lê Thị Thu Dương


×