Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

an toàn hóa chất phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 50 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA VŨNG TÀU

GV: Th.S Lê Thị Thu Dung


4.1 Giới thiệu chung
- Hóa chất: là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có nguồn gốc tự
nhiên hay con người tổng hợp thành.
- Hóa chất có rất nhiều lợi ích song không ít các nguy cơ, do vậy sử dụng hóa
chất cần phải đúng cách, đúng quy trình nhằm tránh các rủi ro.
- Hóa chất nguy hiểm: là hoá chất độc và hoá chất có thể gây nổ, gây cháy, gây
ăn mòn mạnh; ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người và môi trường


4.1.1 Phân loại hoá chất nguy hiểm (theo Thông tư 12/2006/BCN)
Căn cứ vào đặc tính nguy hiểm, hoá chất nguy hiểm được phân loại thành các dạng sau:
a) Dễ nổ;
c) Ăn mòn mạnh;
e) Độc cấp tính;
g) Gây kích ứng với con người;
i) Gây biến đổi gen (nguy cơ gây ung thư);
k) Tích luỹ sinh học;
m) Độc hại đến MT

b) Ôxi hoá mạnh;
d) Dễ cháy;
f) Độc mãn tính;
h) Gây ung thư hoặc có
j) Độc đối với sinh sản;
l) Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;




4.1.2 Một số ngành nghề sử dụng hoá chất chủ yếu ở Việt Nam
 Ngành hoá chất và sản phẩm hoá chất
• Ngành sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản
Sản xuất acid Sunfuric, Xút và Clo điện phân…
• Ngành sản xuất phân bón hoá học
Phân lân, Phân đạm
• Ngành sản xuất sơn, vecni và dầu bóng
• Ngành sản xuất pin và ắcquy
• Ngành sản xuất chất dẻo: PE, PVC, ABS, PET
 Ngành dệt nhuộm
 Ngành cơ khí, luyện kim và hoàn thiện kim loại
 Ngành giấy
 Ngành điện, điện tử
 Ngành da giày
 Ngành chế biến thực phẩm


4.1.3 Những nguy cơ từ hóa chất
a. Sự độc hại của hóa chất
Các yếu tố quyết định độ độc hại của hóa chất, bao gồm độc tính, đặc tính vật lý của hóa
chất, trạng thái tiếp xúc, đường xâm nhập của cơ thể và tính mẫn cảm của cá nhân và tác
hại tổng hợp của yếu tố này.
b. Nguy cơ cháy nổ
Đa số hóa chất đều tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Việc sắp xếp, bảo quản vận chuyển, sử dụng
hóa chất không đúng cách đều có thể dẫn đến tai nạn từ một đám cháy nhỏ tới thảm họa,
gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
c. Ăn mòn hóa học
Là các chất có tác dụng phá hủy dần các kết cấu xây dựng và các dạng vật chất khác như

máy móc, thiết bị, đường ống…có thể gây bỏng, ăn da người và súc vật. Sự ăn mòn gây
thiệt hại rất nghiêm trọng về kinh tế.


4.1.4 Đường xâm nhập
a. Qua đường hô hấp:
Khi hít thở các hóa chất dưới dạng khi, hơi, hay bụi. Trong công nghiệp, một người lao
động hít khoảng 8,5m3 trong một ca làm việc 8 giờ, vì vậy đây là đường vào thuận tiện
nhất cho hóa chất.
b. Hấp phụ qua da: khi hóa chất dây, dính vào da thường có phản ứng sau:
- Phản ứng với bề mặt gây viêm da
- Xâm nhập qua da, kết hợp với tổ chức protein gây cảm ứng da.
- Xâm nhập qua da vào máu.
Các vết xước hoặc điều kiện làm việc nóng làm mở các lỗ chân lông ở da cũng tạo điều
kiện cho các hóa chất thâm nhập vào da nhanh hơn

c. Đường tiêu hóa
Do ăn uống phải thức ăn hoặc sử dụng những dụng cụ ăn đã bị nhiễm hóa chất. Một số
trường hợp, hạt bụi từ đường thở lọt vào họng sau đó theo nước bọt vào đường tiêu hóa.


4.1.5 Sự ảnh hưởng của hóa chất đến cơ thể
Kích thích gây khó chịu
Gây dị ứng
Gây ngạt
Gây mê và gây tê
Tác động đến cơ quan chức năng
Gây ung thư
Hư bào thai
Ảnh hưởng đến thế hệ tương lai (đột biến gien)


Bệnh bụi phổi.


4.2 MSDM: Thông tin
an toàn của hóa chất
MSDM – Material
Safety Data sheet)
- Chứa dữ liệu liên quan
đến các thuộc tính của
một hóa chất cụ thể nào
đó trong trường hợp tiếp
xúc ngắn hạn và dài hạn
- Trình tự để làm việc
một cách an toàn hay
các xử lý cần thiết khi bị
ảnh hưởng của nó.


Những thông tin cần có trong MSDS?
(Theo phụ lục 17 thông tư 28/2010/TT-BCT có quy định mẫu phiếu an toàn
hóa chất) Theo luật Hóa chất 2007 thì những nội dung cần có trong phiếu
an toàn hóa chất:
1. Nhận dạng hóa chất: tên gọi, CAS, RTECS
2. Nhận dạng đặc tính nguy hiểm của hóa chất;
3. Thông tin về thành phần các chất;
4. Đặc tính lý, hóa của hóa chất
5. Mức độ ổn định và khả năng hoạt động của hóa chất;
6. Thông tin về độc tính;
7. Thông tin về sinh thái;

8. Biện pháp sơ cứu về y tế;
9. Biện pháp xử lý khi có hoả hoạn;
10. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố;
11. Yêu cầu về cất giữ;
12. Tác động lên người và yêu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân;
13. Yêu cầu trong việc thải bỏ;
14. Yêu cầu trong vận chuyển;
15. Quy chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật phải tuân thủ;
16. Các thông tin cần thiết khác.
17. Các thông tin đảm bảo chi tiết trong phiếu an toàn hóa chất.


4.3 Thang đánh giá NFPA
 NFPA là một tiêu chuẩn do Cơ quan phòng cháy quốc gia
Mỹ (NFPA – National Fire Protection Association) ban
hành.
 Tiêu chuẩn này quy định dấu hiệu nhận biết các đặc tính cơ
bản của hóa chất theo mã (màu và số) nhằm giúp các nhân
viên cứu hộ nhanh chóng, dễ dàng xác định được mức độ
nguy hiểm.
 NFPA 704 đánh giá mức độ độc hại của vật liệu theo bốn tiêu chí chính được mã màu:
 Xanh lam: khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe.
 Đỏ: khả năng cháy nổ.
 Vàng: khả năng hoạt động hóa học (hoạt hóa).
 Trắng: các đặc tính nguy hiểm riêng của vật liệu.
 Trong đó, các đặc tính được đánh giá theo cấp độ từ 0 (không nguy hiểm) đến 4 (rất nguy
hiểm).


ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE (MÀU XANH LAM)

4

Chỉ một lượng rất nhỏ cũng có thể gây chết người hoặc những tổn thương mãn tính
nghiêm trọng.
VD: khí HCN

3

Một lượng nhỏ có thể gây ra hàng loạt tổn thương nhất thời hoặc nhẹ.
VD: khí clo

2
1
0

Tiếp xúc với khối lượng lớn hoặc liên tục trong thời gian ngắn có thể gây mất khả
năng làm việc.
VD: chloroform
Gây kích ứng với những thương tổn nhẹ.
VD: turpentine.
Hoàn toàn không độc hại với sức khỏe.
VD: lanolin


KHẢ NĂNG CHÁY NỔ (MÀU ĐỎ)
4

3

2


Dễ dàng phân tán vào không khí, bay hơi nhanh và hoàn toàn ở nhiệt độ và áp suất
thường. Nhiệt độ chớp cháy dưới 23°C.
VD: C3H8
Thể lỏng và thể rắn có thể bắt cháy hầu như ở bất kỳ nhiệt độ nào. Nhiệt độ chớp
cháy từ 23°C ÷ 38°C.
VD: xăng dầu.
Có thể bắt cháy khi bị gia nhiệt nhẹ hoặc đặt trong môi trường có nhiệt độ cao.
Nhiệt độ chớp cháy từ 38°C ÷ 93°C.
VD: dầu diesel.

1

Chỉ bắt cháy khi bị đốt nóng. Nhiệt độ chớp cháy trên 93°C.

0

Hoàn toàn không cháy.

VD: dầu đậu nành.
VD: nước


ĐỘ KHÔNG ỔN ĐỊNH / PHẢN ỨNG (MÀU VÀNG)
4

Rất dễ nổ hoặc phân hủy gây nổ ở nhiệt độ và áp suất thường.
VD: RDX, nitroglycerine.

3


Chỉ nổ hoặc phân hủy gây nổ khi tiếp xúc nguồn phát lửa mạnh, bị nung nóng trong môi
trường kín, khi bị va chạm mạnh hoặc khi tiếp xúc với nước (gây cháy nổ dữ dội).
VD: fluorine.

2

Tính chất hóa học thay đổi mạnh dưới áp suất và nhiệt độ cao, phản ứng mạnh hoặc có
thể gây nổ khi trộn lẫn với nước.

VD: P, K, Na

1

Thông thường thì bền vững, nhưng có thể trở nên mất ổn định ở nhiệt độ và áp suất cao.

0

Bền vững, thậm chí trong cả điều kiện cháy nổ,
và không phản ứng với nước.

VD: khí He


CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT (MÀU TRẮNG)
Trong ô màu trắng có thể có các ký hiệu sau:

W

Dễ phản ứng với nước.


VD: Xe, Na.

OX hoặc OXY

Chất oxy hóa.

VD: NaNH4

COR

Chất ăn mòn, là axit hoặc kiềm mạnh.

VD: H2SO4, KOH

* ký hiệu ACID và ALK để cụ thể hơn.
BIO

Tác nhân sinh học nguy hiểm.

VD: virus bệnh đậu mùa.

POI

Chất độc.

VD: nọc nhện độc.

Chất phóng xạ.


VD: Pu, U

CRY hoặc CRYO Chất siêu lạnh.

VD: ni tơ lỏng


4.4 Biển cảnh báo - Warning signs
 Biển cảnh báo có thể giúp cho mọi người biết được các sự việc như:
• Các thông tin chung,
• Các máy móc thiết bị nguy hiểm hay bị hư hỏng,
• Các hoá chất độc hại.
• Cho mọi người biết phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp.
 Các biển cảnh báo cần phải:
• Đúng đắn, súc tích, dễ thấy;
• Chứa đủ thông tin, dễ hiểu;
• Hướng dẫn cụ thể.


4.4.1 Các Quy Ước Màu Sắc
Màu xanh lá cây: mang tính hướng dẫn

Màu xanh dương: mang tính bắt buộc thi hành
Màu vàng :

cảnh báo các nguy hiểm vật lý

Màu cam:

cho nhãn hoá chất


Màu đỏ:

cho các dụng cụ cứu hoả, biển cấm


4.4.2 Các quy ước hình dáng
Hình tam giác, hình thoi

Cảnh báo có nguy hiểm, mức độ
tùy theo màu sắc

Hình vuông, hình chữ nhật

Hướng dẫn an toàn, thường có
màu xanh lá cây. Biểu tượng bên
trong màu trắng

Hình tròn

Bắt buộc thi hình, thường có màu
xanh dương, biểu tượng bên trong
màu trằng

Hình tròn có vạch chéo

Biển cấm, biểu tượng đen trên
trắng và vạch chéo đỏ



4.4.3 Các từ ngữ
Nếu dùng từ….

Có nghĩa là

DANGER (Nguy hiểm)

Tình huống xảy ra nhanh, có thể gây tử vong hay tổn
thương nặng

WARNING (Cảnh báo)

Tình hướng nguy hiểm xảy ra chậm, có thể gây tử vong
hay thương tổn nặng

CAUTION (Chú ý)

Tình huống nguy hiểm xảy ra chậm, có thể gây tổn
thương nhẹ.


4.4.3 Các biển báo
BIỂN BÁO CẤM

Cấm lửa

Nước không
uống được

Cấm hút

thuốc

Cấm dập
lửa bằng
nước

Cấm người
đi bộ

Viền và đường chéo màu đỏ, nền trắng, biểu tượng bên trong màu đen.


BIỂN BÁO NGUY HIỂM

Nguy hiểm
chất ăn mòn

Nguy hiểm
chất dễ cháy

Khu vực
bình ga

Nguy hiểm
điện cao thế

Viền đen, nền vàng, biểu tượng màu đen

Nguy hiểm
hóa chất độc



CÁC BIỂN, NHÃN HÓA CHẤT

Chất có hại

Chất ăn mòn

Chất gây
kích thích

Chất dễ cháy

Chất độc

Chất dễ
cháy nổ

Chất rất độc

Chất gây hại
môi trường

Viền đen, nền màu cam, biểu tượng màu đen


BIỂN BẮT BUỘC – HƯỚNG DẪN THI HÀNH

Đeo kính
Bảo hộ


Xích
Bình gas

Đeo dụng cụ
Chống ồn

Đeo khẩu trang

Đeo găng tay

Đội nón bảo hộ

Mang giầy
bảo hộ

Nước uống được

Nền xanh dương, biểu tượng màu trắng


BIỂN HƯỚNG DẪN AN TOÀN

Phòng y tế
Bác sĩ

Lối thoát

Máy rửa
mắt


Sơ cứu

Đi hướng này

Vòi rửa y tế

Khu vực tập trung

Nền xanh lá cây, biểu tượng màu trắng.

Điện thoại
cấp cứu khẩn


BIỂN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

Bình chữa cháy

Vòi chữa cháy

Nền màu đỏ, biểu tượng màu trắng.

Thang


MÃ MÀU CHO CÁC ĐƯỜNG ỐNG
Nếu dùng màu
Vàng


Có nghĩa đường ống đó dùng cho
Các chất dễ cháy, dễ nổ, chất độc, chất phóng xạ,
chất rất nóng hoặc rất lạnh.

Xanh lá cây

Chất lỏng (nước, nước thải…)

Xanh dương

Các loại khí, hỗn hợp khí, gas

Đỏ

Các chất chữa cháy


×