Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Ứng dụng có lợi của vi tảo trong CNTP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312 KB, 30 trang )

MỤC LỤC


Ừng dụng có lợi của vi tảo

LỜI NÓI ĐẦU

Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước vô cùng nhỏ bé mà mắt
thường không nhìn thấy được. Nhờ những đặc điểm sinh học đặc biệt, chúng
có thể tồn tại ở mọi nơi: đất, nước, không khí, vật dụng, thực phẩm… và đem
lại những tác động mạnh mẽ đến con người, sinh vật, môi trường xung quanh.
Hiện nay, con người không ngừng nghiên cứu, khai thác những đặc điểm có
lợi của vi sinh vật, ứng dụng chúng vào nhiều lĩnh vực và góp phần phát triển
nền kinh tế của đất nước.
Tảo hay vi tảo là một trong những loài quan trọng của vi sinh vật. Nó có
mặt ở nhiều nơi, ở những nơi nào có ánh sáng và nước. Tảo có những đặc
điểm cơ bản của một vi sinh vật như: hấp thu nhanh, sinh trưởng tốt, phát
triển mạnh và phân bố rộng rãi. Mặt khác, trên bề mặt Trái đất, thủy quyển
chiếm 71% diện tích, là môi trường thuận lợi để vi tảo phát triển mạnh. Dựa
vào những điều kiện thuận lợi trên, con người đã khai thác những nguồn lợi từ
vi tảo, nuôi trồng và ứng dụng nó trong thực tiễn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhận thức được vai trò quan trọng của các loại vi tảo, chúng tôi quyết
định làm bài tiểu luận tìm hiểu về “Những ứng dụng có lợi của vi tảo”. Thông
qua bài tiểu luận này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn và có cái nhìn bao quát về khái
niệm, đặc điểm sinh học đặc trưng, ứng dụng của từng loại vi tảo trong nhiều
lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, trong công nghệ thực phẩm, vi tảo đóng vai
trò khá quan trọng. Nó vừa là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho con người,
vừa là nguồn nguyên liệu để sản xuất các loại thực phẩm khác. Trong nông
nghiệp, vi tảo tham gia quá trình tuần hoàn chất, giúp cải tạo đất…
Để tiếp cận được những kiến thức một cách rõ ràng hơn, chúng ta sẽ
tìm hiểu vi tảo thông qua các nội dung sau:


 Giới thiệu chung về vi tảo
 Một số vi tảo quan trọng
 Ứng dụng của vi tảo trong Công nghệ Thực phẩm

2
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

I – GIỚI THIỆU CHUNG
1. Khái niệm

Vi tảo là những sinh vật có kích thước hiển vi, từ vài micromet đến vài trăm
micromet; có chứa sắc tố có khả năng quang hợp. Trong số khoảng 50000
loài tảo trên thế giới thì vi tảo chiếm đến khoảng 2/3.
Vi tảo phân bố hết sức rộng rãi khắp mọi nơi, từ đỉnh núi cao đến đáy biển
sâu.

2. Phân loại
Cho đến trước năm 2002, các loài sinh vật được phân loại thành 6 giới: Vi
khuẩn, Cổ khuẩn, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật; toàn bộ Tảo được
xếp vào giới Nguyên sinh.
Năm 2002 , theo P.H. Raven và G.B. Johnson còn có hệ thống phân loại chia
lĩnh giới Sinh vật nhân thật (Eukarya hay Eukaryotic Kingdoms) ra thành 6
giới, gồm có:
-

Giới Archezoa: gồm các Nguyên sinh chưa có ty thể, bao gồm


-

Pelomyxa, Giardia.
Giới Protozoa (Động vật nguyên sinh): bao gồm 14 ngành Nguyên sinh trong đó có Hypermastigotes, Euglenoides, Slime molds (Nấm nhầy),
Choanoflagellates, Dinoglagellates, Ciliates, Apicomplexans, Rhizopods,

-

Heliozoans, Foraminiferans, và Radiolarians.
Giới Chromista: gồm 10 ngành Nguyên sinh, trong đó có Tảo nâu

-

(Phaeophyta) và Tảo silic (Diatoms ).
Giới Fungi (Nấm): Bao gồm nấm và 1 ngành Nguyên sinh sống hoại
sinh

là ngành Chytridiomycota.
-

Giới Plantae (Thực vật) : bao gồm Thực vật và 5 ngành Nguyên sinh

(nhiều Tảo lục như Volvox, Ulva, Spirogyra và Tảo đỏ (Rhodophyta)).
-

Giới Animalia (Động vật).
3

GVHD: Lê Lý Thùy Trâm



Ừng dụng có lợi của vi tảo

Như vậy, chứng tỏ việc gộp rất nhiều nhóm sinh vật khác nhau rất xa vào giới
Nguyên sinh là chưa hợp lý.
Do đó, ta phân loại Vi tảo theo hệ thống các chi trong các ngành sau đây:
-

Ngành Tảo lục (Chlorophyta): Các chi Closterium, Coelastrum,
Dyctyosphaerium, Scenedesmus, Pediastrum, Staurastrum, Dunaliella,

-

Chlamydomonas, Haematococcus, Tetraselmis, Chlorella,...
Ngành Tảo lông roi lệch (Heterokontophyta): Các chi Melosira,
Asterionella, Cymatopleurra, Somphonema, Fragilaria, Stephanodiscus,
Navicula, Malomonas, Dinobryon, Peridinium, Isochrysis, Chaetoceros,

-

Phaeodactylum, Skeletonema, Nitzschia...
Ngành Tảo mắt (Euglenophyta): Các chi Phacus, Trachelomonas,

-

Ceratium...
Ngành Tảo đỏ (Rhodophyta): Các chi Porphyridium, Rhodella...
Vi khuẩn lam (Cyanobacteria hay Cyanophyta): Các chi Spirulina,
Athrospira, Anabaena…


3. Đặc điểm sinh học
3.1. Hình thái
Vi tảo là một tế bào riêng rẽ hoặc dính với nhau thành tập đoàn, chuyển động
hoặc không chuyển động, cơ thể có roi chuyển động được. Roi có thể có một
hoặc hai, đơn giản hoặc phân nhánh, đặc điểm cấu trúc roi và số lượng roi là
những tiêu chuẩn phân loại.
Cơ thể dạng tản, không phân hóa thành thân, lá, rễ, không có rãnh dẫn. Tản
có thể là dạng sợi, dạng bản gồm nhiều tế bào cấu trúc tạo nên.
3.2. Cấu tạo
Tế bào của vi tảo có nhiều đặc điểm chung của các sinh vật nhân thật
(Eukarya).
Vách tế bào của tảo cấu tạo bởi polysaccharide. Vách tế bào gồm các sợi
cellulose liên kết thành bộ xương (skeleton) nhằm bảo vệ và duy trì hình dạng

4
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

ổn định cho tế bào. Nhân của vi tảo là nhân thật, trừ tảo lam là nhân nguyên
thủy. Nhân có màng kép bao bọc, trong nhân chứa ADN.
Trong nguyên sinh chất có chứa lục lạp gồm các thilakoit có chứa nhiều chất
diệp lục (chlorophyll a) và enzim tham gia quá trình quang hợp. Ngoài ra,
thilakoit còn chứa các sắc tố khác nhau, là đặc điểm để phân loại các loại tảo.
Tế bào chất (cytoplasm) của tảo có chứa riboxom 80S và các giọt lipid. Một số
tảo di động có các nhóm hạt lipid màu vàng cam cấu tạo nên các điểm mắt
(stigma), giúp tế bào di chuyển về phía có ánh sáng. Chất dự trữ trong tế bào
thuộc về nhiều dạng khác nhau.
3.3. Sinh sản

Vi tảo có 3 kiểu sinh sản chính:
-

Sinh sản sinh dưỡng: phân cắt tế bào hoặc đứt từng đoạn tảo.
Sinh sản vô tính: bằng bào tử.
Sinh sản hữu tính: bằng giao tử tạo thành hợp tử theo 3 kiểu: đẳng
giao, dị giao, noãn giao.

3.4. Giá trị dinh dưỡng
Một số loại vi tảo có thành phần dinh dưỡng cao, có tác dụng hữu ích đối với
sức khỏe của con người như: vi tảo xoắn Spirulina platensis, vi tảo Chlorella
vulgaris, vi tảo Nannocholoropsis…
Các loại vi tảo này được xem như là một trong những nguồn protein tốt nhất.
Bởi trong thành phần của vi tảo, hàm lượng protein chiếm lượng khá cao 3075%. Ngoài ra, vi tảo còn cung cấp các chất dinh dưỡng khác: các loại Vitamin
(A, B1, B6, B12, E); khoáng chất; chất xơ (5%); các chất béo (15-30%);
carbonhydrat (13-20%) và một số loại acid amin: như acid aspartic, threomin,
serin, acid glutamic, glycin, alanin cystein, valin, methionin, isoleucin, leucin,
tyrosin, phenylalanine, histidin, lysine, arginin, prolin…

5
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

Thành phần chung của một số loại vi tảo (% chất khô)[1]
4. Ứng dụng
Hằng năm, vi tảo đã tổng hợp được một số lượng lớn (khoảng 70-280 tỷ tấn)
các chất hữu cơ trong đại dương. Ở những khu vực nước ngọt, các loài tảo là
nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho thủy sản. Đồng thời, chúng còn làm

nhiệm vụ điều hòa môi trường nước bằng cách tiêu thụ các lượng muối
khoáng dư thừa, bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản.
Nhiều loại vi tảo có nguồn gốc từ tự nhiên, có thành phần dinh dưỡng cao và
hoàn toàn không có tác dụng phụ nên được sử dụng làm thức ăn cho người
và động vật.
Một số loài tảo sống ở vùng đất hoang có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
hình thành và cải tạo đất, tham gia vào vòng tuần hoàn vật chất.
Khai thác các đặc tính sinh học của vi tảo để làm nguyên liệu cho nhiều ngành
sản xuất công nghiệp khác…
6
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

II – MỘT SỐ VI TẢO QUAN TRỌNG
1. Chlorella
1.1 Vị trí và phân loại
Vị trí của Chlorella trong hệ thống phân loại:
Ngành: Chlorophyta
Lớp: Chlorophyceae
Bộ: Chlorococcales
Họ: Ocystaceae
Chi: Chlorella
Chlorella thuộc một chi của tảo lục đơn bào, có hình cầu, không có tiên mao,
đường kính nằm trong khoảng 2-10 μm. Màu xanh đậm của Chlorella là do
hàm lượng chất diệp lục cao (chứa sắc tố quang hợp chlorophyll – a và b),
cao nhất trong tất cả các loài thực vật được biết đến bây giờ. Nguồn dinh
dưỡng của Chlorella được tổng hợp thông qua quá trình quang hợp khí CO 2,
nước, ánh sáng mặt trời và các chất khoáng.

Có 10 loại Chlorella khác nhau về mặt di truyền. Tiêu biểu là Chlorella
pyrenoidosa và Chlorella vulgaris. Mặc dù tương đối tương đồng về di truyền
nhưng Chlorella pyrenoidosa có những điểm đặc biệt làm cho nó trở thành
một thực phẩm hay thực phẩm chức năng.
1.2. Giá trị dinh dưỡng
Chlorella mang trong mình một nguồn dinh dưỡng phong phú. Chúng chứa tất
cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho một chế độ ăn uống lành mạnh. Các nhà
điều tra đã tìm ra rằng Chlorella sấy khô có chứa 7-88% protein, 6-38%
carbonhydrat, 7-75% chất béo.
-

Những nguyên liệu cơ bản: protein, các axit béo (axit α-linolenic, olenic,
ω-3, ω-6), các axit nucleic, chất xơ, các amino acid.
7

GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo
-

Các loại Vitamin: A, C, B1, B2, B5, B6, B7, B8, B9, B12, E, K, acid para-

-

amino benzoic.
Các khoáng chất: Sắt, Canxi, Magie, Phospho, Kẽm.
Các khoáng chất vi lượng: Mangan, Đồng, Iot, Selen, Submi.
Nhân tố tăng trưởng Chlorella (CGF – Chlorella Growth Factor).


1.3. Các tác dụng có ích
Chlorella có chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho một chế độ ăn
uống lành mạnh. Trong số đó đáng chú ý là công dụng của các thành phần
sau:
1.3.1. Diệp lục tố
-

Hoạt động chống lại số lượng lớn các vi khuẩn gây bệnh.
Ngăn chặn sự phát triển sỏi thận.
Làm dịu cơn đau.
Ảnh hưởng đến các tế bào hồng cầu (có thể là do cấu trúc phân tử của

-

chất diệp lục tương tự với hemoglobin).
Cân bằng huyết áp và nhịp thở.
Như một loại thuốc bổ tim, giúp tăng cường cơ tim.
Tăng sức đề kháng.
Tăng tốc độ chữa lành các vết thương.
Bảo vệ chống lại các tia có hại (chống gây đột biến).
Ngăn ngừa ung thư.
Loại bỏ độc tố.
Giảm nhẹ mùi (hơi thở, mùi cơ thể, mồ hôi, nước tiểu, phân).

1.3.2. C.G.F (Chlorella Grow Factor)
C.G.F là mang thông tin di truyền của Chlorella, được tạo từ các vitamin, các
nucleoit (ADN,ARN), các acid amin C.G.F chỉ nằm trong nhân của Chlorella.
-

Tăng cường hệ thống miễn dịch: tham gia vào quá trình làm tăng bạch

huyết bào, tăng sức đề kháng tự nhiên, đặc biệt là trong độ tuổi trung
niên trở lên. Hơn nữa các C.G.F còn có tác dụng điều tiết bệnh tiểu

-

đường.
Tăng khả năng chịu đựng và sự dẻo dai.
Hiệu quả probiotic và cân bằng hệ vi khuẩn ruột: số lượng vi khuẩn
Lactobaccilius tăng lên khi có mặt C.G.F, do vậy Chlorella đóng vai trò
như một probiotic trên hệ vi khuẩn đường ruột.
8

GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

1.3.3. Sporopolleine
Nhờ có lớp màng thớ (Sporopolleine), lượng chlorophylle cao, Chlorella có thể
hấp thu được các kim loại nặng, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng và các
hóa chất bảo vệ thực vật hay của polychlorinated biphenyls (PCBs) là nhóm
hóa chất được cho là gây ra các bất thường về gen ở cá, được dùng trong
hàng trăm ứng dụng công nghiệp và thương mại, chẳng hạn như sản xuất
chất cách điện, chất làm dẻo trong nhựa, sơn và cao su, chất nhuộm màu...
nhờ vậy giúp cơ thể đào thải độc tố này ra ngoài, thúc đẩy quá trình bài tiết.
1.3.4. Vitamin và khoáng chất
-

Tăng cường sức sống: trong đó phải đặc biệt kể đến vai trò của vitamin
B6, B12 và phospho có tác dụng củng cố hệ thần kinh và cải thiện giấc


-

ngủ.
Hàm lượng sắt cao giúp tăng cường chức năng tạo máu.
Do có nhiều sợi Cellulose (chất xơ) nên giúp tiêu hoá tốt duy trì sự khoẻ
mạnh của đường ruột.

1.4. Công nghệ nuôi trồng
Quy trình nuôi trồng Chlorella gồm 4 giai đoạn:
(1) Giống được bảo quản trong môi trường dinh dưỡng (môi trường tổng
hợp), điều kiện môi trường tối ưu.
(2) Các tế bào Chlorella quang hợp và phân chia, số lượng tế bào tăng lên
đến một mức nhất định thì chúng sẽ được đặt ngoài trời trong các bể nuôi
trồng giàu chất dinh dưỡng từ 7 đến 10 ngày. Chlorella tiếp tục sinh sản dưới
ánh sáng mặt trời, số lượng tế bào tiếp tục tăng và được chuyển đến các hồ
lớn hơn.
(3) Sau khi đạt nồng độ yêu cầu, Chlorella sẽ được thu hoạch: lọc ly tâm để
loại bỏ nước và tạp chất, cô đặc, nghiền để phá vỡ cấu trúc thành tế bào giúp
cho quá trình tiêu hóa của con người dễ dàng; sử dụng hơi nước ở nhiệt độ
cao để tiệt trùng và vô hoạt enzym Chlorophyllase (enzym Chlorophyllase sản
sinh ra pheophorbide gây nên chứng photohypersensitivity); sấy khô.
9
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

(4) Sử dụng các quy trình công nghệ để sản xuất thành các sản phẩm
Chlorella khác nhau như viên nén, chiết xuất, thực phẩm...

Quy trình sản xuất được đảm bảo vệ sinh, hoàn toàn tự nhiên, được tiến hành
theo các quy tắc nghiêm ngặt, cấm việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón
hóa học. Sự biến đổi của Chlorella thành viên được thực hiện mà không có
bất kỳ chất phụ gia nào và được thực hiện bởi các chuyên gia. [2]

2. Spirulina platensis
2.1. Vị trí và phân loại
Vị trí của Spirulina platensis trong hệ thống phân loại:
Ngành: Cyanobacteria
Lớp: Chroobacteria
Bộ: Oscilatoriales
Họ: Phormidiaceae
Chi: Arthrospira
Loài: Arthrospira platensis
Tảo Spirulina platensis là một loài vi tảo có dạng xoắn hình lò xo, màu xanh
lam với kích thước chỉ khoảng 0,25mm. Chúng thuộc giới sinh vật nhân
nguyên thủy (Prokaryotes). Những nghiên cứu mới nhất cho biết chúng cũng
không phải thuộc chi Spirulina mà lại là thuộc chi Arthrospira. Tên khoa học
hiện nay của loài này là Arthrospira platensis.
Tảo Spirulina sống trong môi trường nước giàu bicarbonat (HCO 3-) độ kiềm
cao (pH từ 8,5-11).Nó sinh trưởng tự nhiên ở vùng nhiệt đới trong các hồ
nước mặn của châu Phi, Trung và Nam Mỹ từ 3,5 tỷ năm trước. Quan sát
dưới kính hiển vi điện tử cho thấy Spirulina có dạng lông, cấu tạo đơn bào, có
lớp vỏ capsule, thành tế bào có nhiều lớp, có cơ quan quang hợp hoặc hệ
phiến thylakoid, riboxom và những sợi ADN nhỏ.
10
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo


Tảo Spirulina được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1960 bởi tiến sĩ Clement
người Pháp. Đến năm 1989, các vi tảo này đã được tách biệt thành hai chi là
Spirulina và Arthrospira, gồm khoảng 15 loài. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên
thế giới về họ vi tảo này thường được báo cáo dưới tên gọi chung là Spirulina.
2.2. Giá trị dinh dưỡng
STT Thành phần
1
2
3
4
5

Số lượng (% chất
khô)
tổng
55 ÷ 70

Protein
số
Đường tổng
số
Lipid
Khoángchất
Chất xơ

15 ÷ 25
6÷8
7 ÷ 13
8 ÷ 10


Thành phần dinh dưỡng tổng hợp của Spirulina[5]
Hàm lượng protein thực vật trong tảo Spirulina thuộc vào loại cao nhất trong
các loại thực phẩm hiện nay (gấp 3 lần thịt bò). Đặc biệt protein trong tảo
Spirulina được cấu thành từ hơn 18 loại acid amin, trong đó có 8 acid amin
thiết yếu, một số acid amin có hàm lượng cao trong Spirulina như acid
glutamic (14,6%), acid aspartic (9,8%), leucine (8,7%), aniline (7,6%)…[4]
Phần lớn chất béo trong Spirulina là acid béo không no, trong đó acid
linoleic 13784 mg/kg, γ-linoleic 11980 mg/kg. Đây là điều hiếm thấy trong các
thực phẩm tự nhiên khác.[4]
Hàm lượng khoáng chất có thể thay đổi theo điều kiện nuôi trồng, thông
thường sắt là 580–646 mg/kg (gấp 50 lần rau chân vịt), mangan là 23–
25 mg/kg, magie là

2915-3811

mg/kg, selen là

0,4 mg/kg, canxi, kali,

phospho đều khoảng là 1000-3000 mg/kg hoặc cao hơn (gấp 5 lần sữa).[4]
Hàm lượng vitamin rất cao: cứ 1kg tảo xoắn Spirulina chứa 55 mg vitamin B1,
40 mg vitamin B2, 3 mg vitamin B6, 2 mg vitamin B12 (gấp 2 lần trong gan
bò), 113 mg vitamin PP, 190 mg vitamin E (gấp đôi trong mầm lúa mỳ),
4000 mg Carotene trong đó β-Carotene (Provitamin A) khoảng 1700 mg (gấp
10 lần cà rốt), 0,5 mg acid folic, inosit khoảng 500-1000 mg.[4]
11
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm



Ừng dụng có lợi của vi tảo

Sắc tố quang hợp: rất nhiều sắc tố như Chlorophyll a, Xanthophyll, βCarotene,

Echinenone,

Myxoxanthophyll,

Zeaxanthin,

Canthaxanthin,

Diatoxanthin, 3-hydroxyechinenone,β-Cryptoxanthin, Oscillaxanthin, cộng với
Phycobiliproteins c-Phycocyanin và Allophycocyanin.[4]
2.3. Các tác động có ích

Theo khuyến nghị của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
(FAO), các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ, với lượng dùng 5-6 g tảo
Spirulina mỗi ngày đủ đem lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe.
Hàm lượng khoáng chất và các nguyên tố vi lượng phong phú có thể phòng
tránh bệnh thiếu máu do thiếu dinh dưỡng một cách hiệu quả, và cũng là
nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho em, người già và một số đối tượng khác
như người bệnh sau phẫu thuật, thiểu năng dinh dưỡng.
Trong tảo Spirulina có chứa nhiều loại chất chống lão hóa (β-carotene, vitamin
E, acid γ-linoleic) có khả năng loại bỏ các gốc tự do thông qua tác dụng
chống ôxi hóa, làm chậm sự lão hóa của tế bào.
Chất sắt, canxi có trong tảo vừa dễ hấp thụ vừa có tác dụng phòng và hỗ trợ
điều trị các bệnh thường gặp ở người già như thiếu máu, xốp xương.
Các sắc tố có trong tảo Spirulina có tác dụng tăng khả năng đề kháng, tăng
miễn dịch, tăng hàm lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng máu, nâng cao

thể trạng của bệnh nhân, hạn chế sự phát triển của ung thư.
Với liều dùng vừa phải, tảo Spirulina làm cân bằng dinh dưỡng, tổng hợp các
chất nội sinh, tăng hormon và điều hòa sinh lý.[5]
2.4. Công nghệ nuôi trồng

2.4.1. Tình hình nuôi trồng và phát triển tảo Spirulina
2.4.1.1. Trên thế giới
Từ năm 1970, Spirulina đã được trồng ở nhiều nước trên thế giới, các nước
sản xuất vi tảo chủ yếu tập trung ở Châu Á và vành đai Thái Bình Dương.
Những khu vực và vùng lãnh thổ có sản lượng vi tảo lớn là Trung Quốc, Nhật
12
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Mexico… Những nước đi đầu sản xuất đại
trà loại tảo này là Mexico, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ và Israel. Nhu
cầu Spirulina trên thế giới là rất lớn, tuy nhiên sản lượng chưa nhiều nên giá
bán những chế phẩm Spirulina còn khá cao.
2.4.1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tảo Spirulina được giáo sư Ripley D.Fox - nhà nghiên cứu về tảo
và các chế phẩm của nó tại "Hiệp hội chống suy dinh dưỡng bằng các sản
phẩm từ tảo" (A.C.M.A) tại Pháp, đưa vào Việt Nam từ năm 1985.
Trong những năm 1985-1995, đã có những nghiên cứu cấp Nhà nước thuộc
lĩnh vực công nghệ sinh học như nghiên cứu của GS.TS. Nguyễn Hữu Thước
và cộng sự (Viện Công nghệ Sinh học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam) với đề tài “Công nghiệp nuôi trồng và sử dụng tảo Spirulina”; hay đề tài
cấp thành phố của Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hưng (TP Hồ Chí Minh) và cộng sự
với tiêu đề “Nghiên cứu sản xuất và sử dụng thức ăn có tảo Spirulina trong

dinh dưỡng điều trị” v.v… Từ nhiều năm nay, Nhà nước đã chú trọng vào việc
nghiên cứu và nuôi trồng thử nghiệm vi tảo Spirulina, bước đầu thành công ở
một số nơi như Vĩnh Hảo, Đắk Lắk, Đồng Nai…
2.4.2. Công nghệ sản xuất tảo Spirulina
Về công nghệ sản xuất Spirulina, xin giới thiệu khái quát một giải pháp hữu
ích đã đăng ký độc quyền ở Việt Nam, số 2-0000820, công bố ngày 25/3/2010
của tác giả Lê Văn Lăng:“Quy trình sản xuất tảo Spirulina sạch”[6], bao gồm 3
công đoạn như sau:
(1) Nuôi cấy trung chuyển: do tảo Spirulina rất dễ bị sốc và chết khi thay đổi
đột ngột môi trường sống nên phải cấy và nuôi thích nghi tảo giống trong bể ở
khu vực có che chắn xung quanh và phía trên, thời gian nuôi trung chuyển tối
thiểu là 1-3 ngày với cường độ ánh sáng không quá 10.000 Lux (nhiệt độ
khoảng 23-28°C). Môi trường nuôi cấy là nước sạch (đảm bảo độ trong suốt,
không nhiễm hóa chất độc như thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng như As,
Hg, Pb, Cd,…, không nhiễm vi sinh như E. Coli, Coliorm,…), điều chỉnh độ pH,
độ thẩm thấu và bổ sung các dưỡng chất với nồng độ thích hợp, khuấy
13
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

và/hoặc sục khí liên tục hay gián đoạn để tạo dòng lưu chuyển kín trong
phương tiện nuôi cấy.
(2) Cấy và nuôi cấy để thu sinh khối: phương tiện nuôi cấy cũng được đặt
trong khu vực có che chắn như ở bước (1), sử dụng ánh sáng tự nhiên để
nuôi cấy tảo, cường độ ánh sáng trung bình là 25.000 ± 10% Lux (không quá
30.000 ± 10% Lux). Môi trường nuôi cấy là nước sạch, điều chỉnh độ pH, độ
thẩm thấu và bổ sung các dưỡng chất với nồng độ thích hợp, khuấy và/hoặc
sục khí liên tục hay gián đoạn để tạo dòng lưu chuyển kín trong phương tiện

nuôi cấy.
(3) Lọc thu sinh khối: khi nồng độ sinh khối tảo Spirulina đạt mức dự kiến
trong môi trường nuôi cấy.
Tảo được chọn nuôi cấy công nghiệp là tảo xoắn Spirulina platensis (còn gọi
là vi khuẩn lam) thuần chủng. Đây là loại dễ nuôi cấy và cho năng suất cao, ổn
định và ít bị nhiễm bệnh so với các loại Spirulina khác.

3. Dunaliella
3.1. Vị trí và phân loại
Vị trí của Dunaliella trong hệ thống phân loại:
Ngành: Chlorophyta
Lớp: Chlorophyceae
Bộ: Chlamydomonadales
Họ: Dunaliellaceae
Tế bào Dunaliella hình trứng, hình cầu, hình thoi hoặc elip với các kích thước
khác nhau, chiều dài 5-25μm, chiều rộng 3-13μm, phát triển trong môi trường
nhiều muối.[3]
Dunaliella có rất nhiều loài khác nhau, trong đó có một số loài đặc trưng như:
Dunaliella salina, Dunaliella tertiolecta, Dunaliella primolecta, Dunaliella viridis,
Dunaliella bioculata, Dunaliellaacidophyla, Dunaliella parva và Dunaliella
media.
14
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

3.2. Giá trị dinh dưỡng
Dunaliella có thành phần dinh dưỡng đặc trưng là:
-


β-carotene
Carotene khác (bao gồm α-carotene, lutein và lycopene)
Glycerol
Protein

3.3. Các tác dụng có ích
Những tác dụng mà Dunaliella mang lại chính là nhờ β-carotene:
-

Chống lại tia cực tím, giảm quá trình oxy hóa và tăng cường hoạt động

-

chống oxy hóa.
Ngăn ngừa cholesterol và suy giáp.
Chống ung thư.
Điều trị và phòng ngừa trường hợp thu hẹp động mạch.
Bảo vệ và chống nhiễm độc gan.
Tăng cường chức năng miễn dịch.
Chống lại sự phát triển của xơ vữa động mạch.

3.4. Công nghệ nuôi trồng
Dunaliella được nuôi trồng trong các ao. Môi trường tạo thành từ nước biển có
NaCl bão hòa với độ mặn được kiểm soát, các chất dinh dưỡng được bổ sung
theo yêu cầu. Khi đã đạt nồng độ β-carotene cần thiết, chúng được bơm vào
một máy bơm thu hoạch. Sau khi thu hoạch một lượng trung bình, phần còn
lại sẽ được bơm trở lại ao, độ mặn và hàm lượng dinh dưỡng được điều chỉnh
cho phù hợp. [7]


4. Nannochloropsis
4.1. Vị trí, phân loại
Vị trí của Nannochloropsis trong hệ thống phân loại:
Ngành: Heterokonta
Lớp: Eustigmatophyceae
Bộ: Eustigmatales
15
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

Họ: Eustigmataceae
Chi:Nannochloropsis
Nannochloropsis là một chi trong lớp Heterokonta của sinh vật nhân thật.
Chúng sống ở cả môi trường mặn, ngọt và lợ. Các loài trong chi
Nannochloropsis không thể phân biệt bằng ánh sáng hay kính hiển vi điện tử
vì đặc điểm hình thái của chúng không khác nhau. Các đặc tính chủ yếu được
thể hiện qua gen rbcL và 18S rDNA.
Nannochloropsis gồm một số loài sau:
-

N. gaditana
N. granulata
N. limnetica
N. OCEANICA
N. oculata
N. salina

4.2. Giá trị dinh dưỡng

Vi tảo Nannochloropsis gaditana có chứa chlorophylle, các carotenoid:
canthaxanthin, astaxanthin, feaxanthin, violaxamthin, betacarotene, các
phospholipid… Sinh khối khô có 30 – 50% là protein, 15 – 30% chất béo, 2,4%
EPA.
Vi tảo Nannochloropsis oculata có chứa 41,6% protein, 19,4% lipid, 13,1%
carbohydrate, 5% EPA và 1% các carotenoid.
Ngoài ra còn có vitamin E, các phytosterol, các polysaccharide, các acid amin
như acid aspartic, threomin, serin, acid glutamic, glycin, alanin cystein, valin,
methionin, isoleucin, leucin, tyrosin, phenylalanine, histidin, lysine, arginin,
prolin.
4.3. Các tác dụng có ích
Hai loại vi tảo Nannochloropsis gaditana và Nannocholoropsis oculata chứa
nhiều DHA và EPA. Đây là các acid béo không no thuộc nhóm các acid �-3,
có nhiều tác dụng với cơ thể như: Điều chỉnh đường máu, phục hồi sức khỏe
sau bệnh tật, tăng cường khả năng miễn dịch, chống vi khuẩn, nấm, siêu vi
16
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

khuẩn, chống oxy hoá và chống viêm; tăng cường tuần hoàn và chức năng
của tim, chống dị ứng, giảm các acid béo chưa no �-3, tăng cường các chức
phận hoạt động của não và tăng trí nhớ, tăng cường sinh lực, giải độc, phòng
và hỗ trợ điều trị ung thư…

5. Haemotococcus pluvialis
5.1. Vị trí phân loại
Vị trí của Haemotococcus pluvialis trong hệ thống phân loại:
Ngành: Chlorophyta

Lớp: Chlorophyceae
Bộ: Chlamydomonadales
Họ: Haematococcaceae
Chi: Haematococcus
Haemotococcus pluvialis là một loại vi tảo lục, nước ngọt, đơn bào, sinh sản
vô tính bằng cách nhân đôi, có khả năng di chuyển ở giai đoạn sinh dưỡng.
Hình thái tế bào của H. pluvialis có hai dạng, biến đổi khác nhau trong chu
trình sống của chúng. Hai dạng đó là tế bào sinh dưỡng và nang bào tử.
Trong điều kiện thuận lợi, phần lớn tế bào ở dạng sinh dưỡng, còn trong điều
kiện bất lợi (cạn kiệt dinh dưỡng, cường độ ánh sáng cao, nhiệt độ, stress
muối…) tế bào sẽ cảm ứng hình thành nang bào tử.
5.2. Giá trị dinh dưỡng
Ở dạng tế bào sinh dưỡng, tế bào có hàm lượng chlorophyll a,b và tiền
carotenoid và lutein cao. Còn ở dạng nang bào tử, tế bào nang này có hàm
lượng carotenoid thứ cấp cao, tế bào tích trữ lượng lớn astaxanthin, tối đa có
thể lên đến 5% TLK.
5.2.1. Astaxanthin

17
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

Astaxanthin là một oxycarotenoit, có công thức phân tử C 40H52O4. Được tìm
thấy nhiều trong các loại hải sản như cá hồi, cá vền, tôm, cua, trứng cá, đôi
khi nó cũng được tìm thấy ở một số loài chim. Chúng giúp tạo màu sắc khác
nhau trong tự nhiên và có vai trò sinh học thiết yếu đối với động vật. Động vật
có vú không có khả năng tổng hợp astaxanthin mà phải được cung cấp từ
khẩu phần ăn. Astaxanthin là loại sắc tố đặc biệt, có giá trị kinh tế cao.

5.2.2. Tác động có ích của Astaxanthin
Astaxanthin có vai trò là chất chống oxi hóa với hoạt tính cao hơn các
carotenoid khác nhiều lần nên được gọi là siêu vitamin E. Màu sắc các loại
giáp xác bắt nguồn từ loại carotenoid chúng nhận được trong thức ăn, đó
chính là astaxanthin. Ngoài ra, nó còn vai trò thúc đẩy sự thành thục, tăng tỷ lệ
thụ tinh, tỷ lệ sống sót của trứng và cải thiện sự phát triển của phôi.
5.2.3. Astaxanthin trong Haemotococcus pluvialis
H. pluvialis có khả năng tích lũy lượng lớn astaxanthin (7.000-55.000 μg/g tế
bào, tương ứng 0,7-5,5%SKK).[8] Trước đây, giá thành sản xuất vi tảo rất cao
nên khó sử dụng nguồn H. pluvialis để sản xuất astaxanthin cho mục đích
thương mại. Nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên giá thành đã
giảm đáng kể và loại vi tảo này đã trở thành nguồn astaxanthin tự nhiên quan
trọng, có tiềm năng thương mại lớn nhất hiện nay.
5.3. Công nghệ nuôi trồng
Để sinh khối tảo nuôi trồng có hàm lượng astaxanthin cao, H. pluvialis cần
phải được nuôi cấy theo hai pha liên tục. Giai đoạn đầu là giai đoạn tăng sinh
khối tế bào (Green Stage): H. pluvialis được nuôi trong điều kiện thích hợp
cho sự sinh trưởng và phát triển để tăng sinh khối tối đa. Giai đoạn hai là giai
đoạn kích thích sinh tổng hợp astaxanthin (Red Stage): sự tổng hợp
astaxanthin được kích thích bằng cách thay đổi điều kiện môi trường theo
hướng bất lợi như chiếu sáng với cường độ cao, thay đổi môi trường sinh
trưởng.

18
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

6. Scenedesmus

6.1. Vị trí và phân loại
Vị trí của Scenedesmus trong hệ thống phân loại:
Ngành: Chlorophyta
Lớp: Chlorophyceae
Bộ: Chlorococcales
Họ: Scenedesmaceae
Chi: Scenedesmus
Tảo Scenedesmus quadricauda là một loài vi tảo màu xanh lục, có cấu trúc
dạng cộng đơn bào gồm 2-4-8, ít khi là 16 tế bào là bản phẳng hoặc cong,
hình thành từ 2-8, ít khi là 16 tế bào. Kích thước mỗi tế bào dài từ 5-22µm,
đầu mỗi tế bào nằm ngoài có 1 hoặc 2 gai thẳng.
Tảo Scenedesmus quadricauda phân bố dưới dạng trôi nổi và đáy của thuỷ
vực nược ngọt và nước lợ khắp nơi trên thế giới. Những nghiên cứu về sự
phân bố của tảo thuộc chi Scenedesmus nói chung và loài S.quadricauda nói
riêng được thực hiện từ những năm 80 của thế kỷ XX. [9]
6.2. Giá trị dinh dưỡng
Trong Scenedesmus quadricauda có chứa carbonhydrat (13% trọng lượng
khô), lipit (40-55% trọng lượng khô), đặc biệt chứa một lượng lớn các acid béo
có khả năng kháng vi khuẩn và nấm bệnh. [9]
Hàm lượng vitamin: vitamin A (554 mg/kg), B1 (11,5 mg/kg), C (396 mg/kg). [9]
6.3. Các tác động có ích
Tảo thuộc chi Scenedesmus được nghiên cứu về khả năng kháng vi khuẩn và
nấm bệnh. Tảo S.quadricauda cũng là một trong các loài được nghiên cứu.
Một số loài dịch chiết tảo S.quadricauda được tiến hành thử nghiệm hoạt tính
kháng một số loài vi khuẩn và nấm bệnh trong điều kiện thí nghiệm, kết quả
cho thấy các loại dịch chiết acetone, diethyl ether và methanol đều cho hoạt
19
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm



Ừng dụng có lợi của vi tảo

tính kháng các loại vi khuẩn E.coli, B.subtilis, S.aueus, P.aeruginosa và các
loại

nấm

A.niger,

A.flavous,

Penicillium

herquei,

F.monilifome,

Helminthospoium sp., Alternaria brassicae, Saccharomyces cerevisiae,
C.albicans. Hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết tảo được so sánh với một số
loài kháng sinh phổ rộng và nhiều loại dịch chiết cho hoạt tính kháng mạnh
hơn các loại kháng sinh erythromycin, tetracyline, amoxicillin, itraconazole và
polyxylin khi xử lý với một số đối tượng. Nhiều báo cáo cho thấy khả năng
kháng khuẩn của Scenedesmuslà do các acid béo và nhiều loại hoạt chất
khác, có khả năng kháng các loại vi khuẩn và nấm khác nhau.[9]

7. Tảo Silic (Lớp Bacillariophyceae)
7.1. Tổng quan về tảo Silic
Tảo Silic có cấu tạo đơn bào, có nhân thật (Eukaryote), sống đơn độc hay
thành tập đoàn, có kích thước thay đổi từ một vài µm đến 1mm. Tảo Silic có
màu vàng lục hay vàng nâu. Hiện nay, lớp tảo Silic được chia thành hai bộ

chính là bộ Coscinodiscales và bộ Naviculales. Một số chi tảo Silic thường
gặp: Achnanthes, Asterionella, Attheya,Chaetoceros, Cyclotella,…
Lớp tảo này có điểm đặc biệt hơn các loài tảo khác đó là thành tế bào gồm hai
mảnh vỏ. Lớp trong là pectin, lớp ngoài là oxyd silic, hai mảnh ghép khít với
nhau, bên trong chứa tế bào chất. Một số loài tảo Silic có cấu trúc hoa văn
trên mặt vỏ như lỗ nhỏ hay rãnh,… Bên trong tế bào chứa nhân thật, ty thể, bộ
máy Golgi, các tấm thylakoid quang hợp, lục lạp,…
Tảo Silic thường có các hình thức sinh sản như:
-

Phân cắt tế bào: là hình thức sinh sản phổ biến nhất, tế bào ở thế hệ

-

càng về sau càng nhỏ hơn thế hệ đầu.
Sinh sản bằng bào tử tự thân: diễn ra ở các thế hệ tế bào sau phân cắt,
khi kích thước của chúng trở nên quá nhỏ, lớp vỏ tạm thời sẽ được hình
thành, tế bào bên trong sẽ lớn dần lên và tạo thành bào tử tự thân, sau
khi đạt được kích thước chuẩn sẽ tự tổng hợp hai nắp vỏ mới.
20

GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo
-

Hình thành bào tử nghỉ: diễn ra khi tế bào gặp điều kiện sống bất lợi,
nước bị đào thải ra khỏi tế bào, lớp vỏ bên ngoài bị co lại và tạo thành
màng dày, khi gặp điều kiện thuận lợi, vỏ ngoài sẽ bị tan đi, tế bào lại


-

phát triển bình thường.
Sinh sản hữu tính: rất ít gặp ở tảo Silic, xuất hiện ở một số loài sinh
trưởng trong môi trường nước ngọt.

Tảo Silic có số lượng loài rất lớn (nhiều thứ hai sau Tảo lục), phân bố rộng rãi
ở nhiều môi trường sống khác nhau. Theo Round và Crawford (1990) được
trích bởi Lâm Mỹ Lan (2000) có khoảng 250 giống và 100.000 loài phân bố
khắp các loại hình thuỷ vực.
Chính vì có số lượng lớn mà lượng sinh khối do Tảo Silic tạo ra hằng năm
cũng vô cùng lớn. “Hàng năm, sinh vật phù du (mà chủ yếu là tảo Silic) tạo ra
tới 19 tỷ tấn chất hữu cơ, nuôi sống được tới 5 tỷ tấn động vật không xương
sống”[10]. Ngoài ra Tảo Silic cũng là thành phần chính của các mỏ diatomid,
góp phần tạo ra một loại vật liệu nhẹ, xốp, cách điện, trơ với acid,.. được ứng
dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, hoá chất,… Tuy nhiên, tảo Silic lại
là một phần nguyên nhân của hiện tượng “nước nở hoa” làm hư hỏng nguồn
nước sạch.
7.2. Công nghệ nuôi trồng
Với lượng chất dinh dưỡng mà tảo Silic có thể tạo ra được, lớp tảo này được
lựa chọn để nuôi sinh khối làm thức ăn cho ấu trùng. Ở đây người ta sử dụng
môi trường Walne để cấy giữ và nuôi sinh khối. Nguồn nước phải được xử lý
trước khi nuôi cấy nhằm loại bỏ các tác nhân gây hại cho tảo. Sau đó người ta
thu giống từ tự nhiên, ở các vùng ven biển khi triều cao. Đem mẫu thu thập
được xử lý loại bỏ bùn đất, động vật phù du không cần thiết,… cuối cùng chỉ
giữ lại mẫu nước có tảo trong đó. Đây là quá trình thuần giống, giúp mẫu tảo
trở nên thuần chủng hơn để có thể sử dụng cho quá trình giữ giống và đưa ra
nuôi sinh khối. Việc lưu giữ tảo được thực hiện trong phòng nuôi cấy tảo hoặc
ở khu phân bố riêng cho vùng nuôi tảo. Giống được giữ trong bình thủy tinh

hay bình tam giác và được nuôi trong môi trường Walne ở nồng độ muối từ
21
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

25-30‰. Thông thường thời gian nuôi giữ tảo từ 16-24h. Cách lưu giữ này có
thể đảm bảo chất lượng tảo giống trước khi đưa vào nuôi sinh khối.
Việc nuôi sinh khối được thực hiện theo các bước sau:
-

Vệ sinh kỹ bể nuôi bằng xà phòng sau đó rửa lại bằng nước biển đã

-

được xử lý.
Bơm nước biển đã xử lý vào bể.
Cấp khí.
Cấp tảo giống.
Bón phân (là các dung dịch chất dinh dưỡng cần thiết cho tảo đã được

-

pha theo nồng độ xác định).
Khi nước trong bể chuyển màu, thường nâu là có thể thu sinh khối.

Sau khi nuôi, người ta sẽ thu sinh khối này, xử lý thành thức ăn cho ấu trùng
tôm.
7.3. Một vài đại diện

7.3.1. Chaetoceros gracillis
7.3.1.1. Vị trí, phân loại
Vị trí của Chaetoceros gracillis trong hệ thống phân loại:
Ngành

: Heterokontophya

Lớp: Bacillariophyceae
Bộ: Centrales
Họ: Chaetoceraceae
Chi: Chaetoceros
Loài: Chaetoceros gracillis
Chaetoceros gracillis là vi tảo đơn bào, nằm trong lớp Tảo silic, chủ yếu sống
đơn độc, có các đặc điểm cơ bản sau:
-

Có 4 gai dài nhỏ, thẳng phân bố ở mép mặt vỏ.

-

Tế bào có kích thước: 5 - 7 µm.

-

Thể sắc tố nhiều nhỏ, nhiều, dạng hạt phân bố sát mặt vỏ.

-

Tế bào có một nhân, hình cầu.


7.3.1.2. Giá trị dinh dưỡng
22
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

Thành phần

Hàm lượng

Thành phần

Hàm lượng

Protein

20 – 40g

Lipit

30 – 40g

Carbohydrate

15 – 20 g

Acid Nucleic

1 – 3g


Calcium

100 – 250 mg

Phosphorus

50 - 100mg

Magiesium

100 – 200 mg

Fe

30 - 65mg

Pro-Vitamin A

2 - 5mg

r - Linolenic acid

400 - 800mg

Vitamin B1

0.5 – 0.7mg

Vitamin B2


2 -2.5 mg

Vitamin B6

0.1 – 1 mg

Vitamin B12

0.03 - 0.07 mg

Vitamin E

1 – 2 mg

Nicotine acid

5- 7 mg

Inositol

70- 100mg

Chlorophylla

200 - 300mg

Thành phần dinh dưỡng trong 100g [11]
Với lượng chất dinh dưỡng mà Chaetoceros gracillis mang lại, nó chính là
nguồn nguyên liệu chính trong các sẩn phẩm thức ăn chăn nuôi sinh học vượt

trội, nhất là trong nuôi trồng thuỷ sản, hàm lượng cao các chất béo không no
(EPA, DHA-là các chất béo quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển
của cá, giúp tăng khả năng hấp thụ các loại vitamin như A, D, E, K) của loài
này là ưu điểm được khai thác triệt để.
7.3.2. Odontella aurita
7.3.2.1. Vị trí
Vị trí của Odontella aurita trong hệ thống phân loại:
Ngành: Heterokontophya
Lớp: Bacillariophyceae
Bộ: Centrales
Họ: Biddulphiineae
Chi: Odontella
Loài: Odontella aurita
Odontella aurita là vi sinh vật đơn bào có chiều dài từ 15 - 30µm, thường cuộn
lại thành hình cầu.
23
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

7.3.2.2. Giá trị dinh dưỡng
Odontella aurita chứa một lượng lớn các acid béo không no như EPA, omega3,… đặc biệt nó chứa một lượng lớn fucoxanthin ( hơn 20mg/g tảo khô). Đây
là một chất chống oxy hoá mạnh mẽ, chống viêm, chống béo phì, đái tháo
đường, ung thư, các triệu chứng hạ huyết áp. Ngoài ra, fucoxanthin còn được
sử dụng như chất phụ gia cho các ngành chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ
sản. [12]

III - ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Tảo là sinh vật thích nghi với môi trường đến nỗi chúng phát triển mạnh ở

vùng đất hoang, nước thải và các vùng nước mặn. Chúng có thể mọc dày
đặc, trong bóng tối và khi có sự hiện diện của nồng độ cao nitơ và phosphat.
Các nhà khoa học chăn nuôi thì nhìn thấy tiềm năng của vi tảo ở dạng thức ăn
chăn nuôi bền vững, giá trị dinh dưỡng cao, không có độc tố cũng như bổ
sung protein.
Chlorella, Scenedesmus, Oocystis và Spirulina là các loại vi tảo thường được
sử dụng để bổ sung sinh khối vi tảo vào thức ăn của các loại gia cầm.
Trong nuôi trồng thủy sản, vi tảo được trồng như một nguồn thức ăn tươi sống
cho tất cả các giai đoạn sinh trưởng của động vật hai mảnh, động vật giáp
xác, một số loài cá và động vật phù du sử dụng trong chuỗi thức ăn nuôi trồng
thủy sản. Vi tảo vừa là nguồn thức ăn, vừa có vai trò điều hòa các khí hòa tan,
cân bằng độ đục cần thiết và ổn định pH môi trường.
Một số loại vi tảo có tính ứng dụng cao trong ngành thực phẩm có thể kể đến
là Chlorella, Spirulina và tảo Silic.
1. Chlorella
1.1. Công dụng trong công nghệ thực phẩm
Chlorella chứa hầu như tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể con người cần
cho sức khỏe tối ưu.
24
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


Ừng dụng có lợi của vi tảo

Bột Chlorella có hương vị đặc trưng mạnh mẽ, không phải là dễ chịu cho
những ai không quen với nó. Vì vậy chúng có thể được kết hợp với các loại
thực phẩm khác như các loại nước uống, sinh tố, salad...
Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng
từ Chlorella hàng đầu thế giới.
1.2. Công nghệ chế biến

Chlorella có thành tế bào gây khó khăn trong việc cơ thể hấp thụ các chất dinh
dưỡng ở trạng thái tự nhiên. Từ đó, nhiều phương pháp đã được phát triển để
phá vỡ thành tế bào để chế biến thành các chất dinh dưỡng có sẵn cho tiêu
hóa. Các phương pháp này cho phép hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng
Chlorella sở hữu mà không ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng bên trong.
Sau khi nuôi trồng Chlorella, chúng được đưa đi phá vỡ thành tế bào rồi mới
đưa đi sản xuất các sản phẩm dưới dạng viên nén hoặc dạng bột.

2. Spirulina
2.1. Công dụng trong công nghệ thực phẩm
Tảo Spirulina được ứng dụng nhiều trong công nghệ thực phẩm như: thực
phẩm dinh dưỡng, thức ăn nuôi thuỷ hải sản và thức ăn gia súc.
2.1.1. Spirulina được dùng làm thực phẩm dinh dưỡng
Spirulina được nghiên cứu bổ sung vào rất nhiều sản phẩm thực phẩm như:
nước uống, siro, yaourt, mì sợi,trà xanh, bánh quy, bánh mì, bột dinh dưỡng.
Có thể dùng tảo nguyên chất để uống (pha với nước lạnh hoặc nóng) hoặc
trộn vào thức ăn như nấu canh, làm bánh. Một số nước còn có trà Spirulina. Ở
Đức, người ta đã bắt đầu đưa tảo vào bia, gọi là bia xanh. Ngay cả các kẹo
Smartie xanh cũng là do màu của Spirulina (Smartie là kẹo chocolate bọc
đường có màu).
Spirulina là thực phẩm phù hợp cho người ăn chay và người béo phì:

25
GVHD: Lê Lý Thùy Trâm


×