PHẦN MỘT
HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC GIÁO DỤC VĂN HÓA TRUYỀN
THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
I - MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Tiếp tục rèn luyện cho học sinh trung học kĩ năng sử dụng các kiến thức, thực
hành văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán của địa phương đã được học ở cấp tiểu
học; nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số của địa
phương; củng cố, mở rộng, bổ sung kiến thức về các giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc cũng như những giá trị tốt đẹp của nhân loại.
- Bồi dưỡng niền tự hào và ý thức trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa,
lịch sử truyền thống của địa phương góp phần giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử
văn hóa cho học sinh trong bối cảnh hội nhập của đất nước.
2. Về kĩ năng
- Có khả năng thực hiện và hành động tích cực, giúp cho bản thân hướng đến
cuộc sống tự tin, lành mạnh, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc
thiểu số ở địa phương.
- Có khả năng ứng xử và thể hiện các giá trị văn hóa truyền thống của các dân
tộc thiểu số, các danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc văn hóa nghệ thuật của địa
phương.
3. Về thái độ
- Hứng thú và có nhu cầu tìm hiểu về các giá trị văn hóa truyền thống của địa
phương.
- Có ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp của địa phương.
- Có ý thức tuyên truyền, quảng bá giá trị văn hóa truyền thống, các danh lam
thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch của
địa phương.
II - HÌNH THỨC
Để thực hiện hiệu quả nội dung tuyên truyền, giáo dục văn hóa truyền thống
các dân tộc thiểu số vào trường trung học thì mỗi đơn vị trường học, mỗi cá nhân
cán bộ quản lý, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo tổ chức các hình thức tuyên truyền
phù hợp tạo môi trường thân thiện, gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ để các em học sinh cảm
nhận, hiểu và vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Ban biên soạn, biên tập xin được gợi ý hướng dẫn một số hình thức tuyên
truyền giáo dục văn hóa truyền thống của tỉnh Hà Giang như sau:
1. Tiến hành lồng ghép (tích hợp) nội dung tuyên truyền vào các môn học, bài
học trong chương trình một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng huyện, thành
phố và đối tượng học sinh như: môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,…
1
2. Tổ chức tuyên truyền trong các buổi chào cờ thứ hai đầu tuần; tuyên truyền
trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội TNTP HCM, sinh hoạt Đoàn TNCS
HCM; các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ trong nhà trường như Câu lạc bộ văn hóa, văn
nghệ, Câu lạc bộ học tập,...
3. Tổ chức tuyên truyền trong các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp có sự tham
gia của cộng đồng (có thể tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm thực tế tại các di tích
lịch sử trên địa bàn; thăm các danh lam thắng cảnh của địa phương; thăm các làng
văn hóa du lịch cộng đồng; các đơn vị bộ đội; tham gia học hát, múa, nhạc cụ dân
tộc; tìm hiểu các hoạt động sản xuất của bà con nông dân;…).
4. Tổ chức tuyên truyền qua các hoạt động ngoại khóa: tùy theo điều kiện thực
tế của mỗi nhà trường có thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa tích hợp giáo dục văn
hóa truyền thống bằng các hình thức như sân khấu hóa (thi tìm hiểu và biểu diễn
trang phục các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang; thi sưu tầm và hát các làn điệu
dân ca lưu truyền trên địa bàn tỉnh Hà Giang,…); hoạt động thể thao ngoài trời (tổ
chức các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà
Giang); viết báo tường theo chủ đề về các lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, di
tích văn hóa lịch sử trên địa bàn tỉnh Hà Giang,…
5. Tổ chức các sự kiện theo chủ điểm và kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm;
trong các ngày hội như ngày hội đọc sách, Lễ khai giảng đầu năm học, Lễ tri ân và
trưởng thành,… có sự tham gia các nghệ nhân dân gian, già làng, trưởng bản,
chuyên gia về văn hóa dân tộc thiểu số, của cộng đồng dân cư địa phương,...
6. Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu qua thư viện ở địa phương, thư viện của
nhà trường, thư viện xanh; thư viện góc lớp,…
7. Khuyến khích học sinh tự tham gia chơi các trò chơi dân gian trong các giờ
ra chơi.
8. Khuyến khích cha mẹ học sinh cùng tìm hiểu và hướng dẫn, giáo dục cho
học sinh.
9. Các trường THCS, THCS&THPT đưa tài liệu nội dung giáo dục văn hóa
truyền thống lên trang thông tin điện tử và chuyển về địa chỉ email của giáo viên,
cha mẹ học sinh (nếu có).
III - GỢI Ý MỘT SỐ HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC
VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
3.1. Gợi ý cách thức tổ chức tuyên truyền về các làn điệu dân ca của các
dân tộc thiểu số trong buổi chào cờ vào thứ hai đầu tuần (do Đoàn Thanh niên
hoặc Đội Thiếu niên của nhà trường tổ chức thực hiện)
1) Chuẩn bị
- Nội dung tuyên truyền, giới thiệu một số làn điệu dân ca của các dân tộc
thiểu số tại địa phương.
- Xây dựng kịch bản tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa giới thiệu về
một số làn điệu dân ca của các dân tộc thiểu số trên địa bàn.
- Chuẩn bị trang phục, các đạo cụ cần thiết.
2
- Báo cáo nội dung và kịch bản tuyên truyền, công tác chuẩn bị để Ban giám
hiệu phê duyệt.
- Tiến hành tập luyện theo kịch bản đã được phê duyệt.
- Mời một vài nghệ nhân tại địa phương, đại diện cán bộ văn hóa xã (phường)
và đại diện cha mẹ học sinh tới dự.
2) Thành phần tham gia
- Ban giám hiệu nhà trường
- Đại biểu mời
- Cán bộ giáo viên, học sinh toàn trường
3) Tiến trình
Bước 1. Thực hiện nghi lễ chào cờ
Bước 2: Lớp trực tuần đánh giá hoạt động cơ bản trong tuần (ngắn gọn)
Bước 3: Sinh hoạt theo chủ đề
- Thi tìm hiểu về các làn điệu dân ca của một số dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà
Giang (có thể tổ chức bằng hình thức hái hoa dân chủ, giải ô chữ).
- Biểu diễn một vài làn điệu dân ca của các dân tộc tại địa phương.
- Đại biểu mời tham gia giao lưu cùng học sinh toàn trường.
Bước 4: Phát biểu nhận xét, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường.
3.2. Gợi ý tổ chức buổi sinh hoạt ngoại khóa thi tìm hiểu và biểu diễn
trang phục dân tộc thiểu số tại địa phương bằng hình thức sân khấu hóa (do
Đoàn Thanh niên/Đội Thiếu niên hoặc nhóm giáo viên chủ nhiệm một khối lớp
tổ chức thực hiện)
1) Chuẩn bị
- Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo của buổi ngoại khóa.
- Tổ chức các đội thi với số lượng hợp lí (có thể theo lớp hoặc theo khối lớp).
Các đội chơi lựa chọn và chuẩn bị trang phục, đạo cụ cần thiết phục vụ cho nội dung
thi của mình.
- Biên soạn bộ câu hỏi tìm hiểu về trang phục truyền thống của một số dân tộc
trên địa bàn tỉnh Hà Giang (hoặc tại huyện/thành phố nơi nhà trường đóng chân).
- Xây dựng kịch bản của buổi ngoại khóa.
- Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho buổi ngoại khóa (âm thanh, ánh sáng,
bàn, ghế ngồi,…).
- Báo cáo nội dung và kịch bản tuyên truyền, công tác chuẩn bị để ban giám
hiệu nhà trường phê duyệt.
- Mời cán bộ phụ trách văn hóa của xã (phường) hoặc trưởng thôn (bản),… và
đại diện cha mẹ học sinh tới dự.
2) Thành phần tham gia
- Ban giám hiệu nhà trường, ban giám khảo.
- Đại biểu mời.
3
- Cán bộ giáo viên, học sinh nhà trường (toàn trường hoặc khối lớp dự thi).
- Các đội thi.
3) Tiến trình
Bước 1. Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, hình thức tổ chức cuộc thi.
Bước 2: Tổ chức cho các đội thi theo kịch bản đã xây dựng. Xen kẽ các phần
thi có thể tiến hành giao lưu với khán giả, khách mời, văn nghệ,…
Bước 3: Tổng kết, trao giải; đánh giá nhận xét của nhà trường.
_______________________________________
4
PHẦN HAI
GIÁO DỤC MỘT SỐ KĨ NĂNG CẦN THIẾT CHO HỌC SINH
TRUNG HỌC CỦA TỈNH HÀ GIANG
I - MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nắm được một số nội dung cơ bản của Luật Giao thông đường bộ: các hành
vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông; biết được ý nghĩa của một số loại báo
hiệu đường bộ; nắm được một số quy tắc giao thông đường bộ.
- Nắm vững một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ.
- Nắm được các nguyên tắc an toàn khi đi bơi; mặc áo phao khi đi tàu, thuyền,
đò; không chơi gần sông, ao, hồ, hố nước sâu nguy hiểm; biết cách xử lí khi bản
thân hoặc người khác bị đuối nước.
- Biết được một số loại thiên tai, tai nạn tại địa phương như lũ quét, lốc xoáy,
mưa đá, lở đất, lũ quét, giông-sét,...
- Nhận biết được một số loại ma túy thường gặp; tác hại của ma túy đến sức
khỏe bản thân, gia đình, xã hội; các thủ đoạn của tội phạm buôn bán, vận chuyển ma
túy.
- Biết được các thủ đoạn của tội phạm bắt cóc, buôn bán phụ nữ và trẻ em,
đưa trẻ em qua biên giới.
2. Kĩ năng
- Có năng lực thực hành các quy định cơ bản của Luật giao thông đường bộ:
chấp hành theo các báo hiệu đường bộ, tham gia giao thông đảm bảo an toàn, đúng
pháp luật.
- Có kĩ năng bơi an toàn và có khả năng phòng chống, tự bảo vệ bản thân và
người khác khỏi đuối nước.
- Có kĩ năng phòng tránh và tự bảo vệ khi gặp các thiên tai, tai nạn như lũ
quét, lốc xoáy, đá lở, mưa đá, giông-sét, hỏa hoạn.
- Có khả năng phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm liên quan đến phụ
nữ và trẻ em...
3. Thái độ
- Hình thành văn hóa giao thông, chấp hành đầy đủ quy định của Luật Giao
thông đường bộ khi tham gia giao thông.
- Có tinh thần đấu tranh, tố giác, phòng chống tội phạm buôn bán ma túy, mua
bán người; tinh thần đoàn kết, giúp đỡ người thân, bạn bè,... khi xảy ra thiên tai, tai
nạn thương tích.
II - HÌNH THỨC
Ban biên tập xin được gợi ý hướng dẫn một số hình thức giáo dục kĩ năng
sống đặc thù cho học sinh trung học của Hà Giang như sau:
5
1. Tiến hành lồng ghép (tích hợp) nội dung giáo dục kĩ năng sống đặc thù vào
các môn học, bài học trong chương trình một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với
từng huyện, thành phố và đối tượng học sinh như: môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí,
Giáo dục công dân, Thể dục,…
2. Giáo dục buổi chào cờ thứ hai đầu tuần bằng hình thức như tuyên truyền có
báo cáo viên, sân khấu hóa; trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội TNTP HCM,
sinh hoạt Đoàn TNCS HCM; các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ trong nhà trường như
Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, Câu lạc bộ học tập (thông qua các hoạt động tìm hiểu,
xử lí tình huống, làm việc theo nhóm, đóng vai,…).
3. Tổ chức giáo dục rèn luyện kĩ năng sống trong các buổi hoạt động ngoài
giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa: tùy theo điều kiện thực tế của mỗi nhà trường có
thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa tích hợp giáo dục kĩ năng sống bằng các hình
thức như sân khấu hóa (thi tìm hiểu về Luật Giao thông đường bộ, xử lí các tình
huống khi tham gia giao thông; tìm hiểu về Luật phòng, chống mua bán người, các
tình huống phòng chống mua bán người,…); các hoạt động ngoài trời (thi lái xe đạp,
xe xe đạp điện, xe máy điện an toàn; thực hành các tình huống cấp cứu người bị tai
nạn thương tích, đuối nước,…)
4. Giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống thông qua việc tổ chức các sự kiện theo
chủ điểm và kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm; trong các ngày hội như ngày hội
đọc sách, Lễ khai giảng đầu năm học, Lễ tri ân và trưởng thành,... có sự tham gia
của khách mời là các chuyên gia, đại diện cơ quan chức năng, đại diện cha mẹ học
sinh,…
5. Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu qua thư viện ở địa phương, thư viện của
nhà trường, thư viện xanh, thư viện góc lớp,…
6. Các trường THCS, THCS&THPT đưa tài liệu nội dung giáo dục kỹ năng
sống lên trang thông tin điện tử và chuyển về địa chỉ email của giáo viên, cha mẹ
học sinh (nếu có).
III - GỢI Ý MỘT SỐ HÌNH THỨC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG
3.1. Gợi ý cách thức tổ chức giáo dục về Luật Giao thông đường bộ, kĩ
năng tham gia giao thông an toàn trong buổi chào cờ vào thứ hai đầu tuần (do
Đoàn Thanh niên hoặc Đội Thiếu niên tổ chức thực hiện)
1) Chuẩn bị
- Mời báo cáo viên là đại diện công an huyện/thành phố đến báo cáo những
nội dung cơ bản về Luật Giao thông đường bộ, hướng dẫn những kĩ năng cơ bản
tham gia giao thông an toàn.
- Xây dựng một số câu hỏi và Tiểu phẩm tuyên truyền bằng hình thức sân
khấu hóa về một trong các nội dung: Luật Giao thông đường bộ, kĩ năng tham gia
giao thông an toàn, ứng xử tình huống giao thông.
- Chuẩn bị trang phục, các đạo cụ cần thiết.
- Báo cáo nội dung và kịch bản, công tác chuẩn bị để ban giám hiệu phê
duyệt.
- Tiến hành tập luyện theo kịch bản đã được phê duyệt.
6
- Mời cán bộ công an huyện/thành phố hoặc xã/phường, đại diện cha mẹ học
sinh tới dự.
2) Thành phần tham gia
- Ban giám hiệu nhà trường
- Đại biểu mời
- Cán bộ giáo viên, học sinh toàn trường
3) Tiến trình
Bước 1. Thực hiện nghi lễ chào cờ
Bước 2: Lớp trực tuần đánh giá hoạt động cơ bản trong tuần (ngắn gọn)
Bước 3: Sinh hoạt theo chủ đề
- Báo cáo viên trình bày những nội dung cơ bản về Luật Giao thông đường bộ,
kĩ năng cơ bản tham gia giao thông an toàn
- Tiểu phẩm tuyên truyền về giao thông.
- Tìm hiểu về giao thông bằng cách trả lời câu hỏi (dành cho khán giả).
Bước 4: Phát biểu nhận xét, chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường.
3.2. Gợi ý tổ chức buổi sinh hoạt lớp về nội dung phòng chống mua bán
người (do giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức thực hiện)
1) Chuẩn bị
- Giáo viên chủ nhiệm chuẩn bị nội dung sinh hoạt (câu hỏi tìm hiểu, các tình
huống xử lí, phương án phân nhóm làm việc,…); chỉ đạo ban cán sự lớp tham gia
cùng điều hành, tổ chức buổi sinh hoạt.
- Chuẩn bị các điều kiện khác (phần thưởng, phiếu làm việc, bút màu,…).
2) Thành phần tham gia
- Giáo viên chủ nhiệm, học sinh của lớp.
- Đại biểu mời (nếu có).
3) Tiến trình
Bước 1. Lớp trưởng báo cáo, đánh giá ngắn gọn về tình hình của lớp tuần học
vừa qua. Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích, nội dung của buổi sinh hoạt.
Bước 2: Tiến hành hoạt động giáo dục kĩ năng phòng chống mua bán người
theo kế hoạch: Tìm hiểu các nội dung của Luật phòng, chống mua bán người; những
thủ đoạn của tội phạm mua bán người; ứng xử tình huống liên quan đến tội phạm
mua bán người.
Bước 3: Giáo viên chủ nhiệm tổng kết, đánh giá, có thể trao thưởng cho
những cá nhân, nhóm có thành tích tốt.
3.3. Gợi ý tích hợp giáo dục kĩ năng phòng chống thiên tai trong môn Địa
lí cấp THCS và THPT
1) Mục tiêu
* Kiến thức
7
- Biết được một số loại hình thiên tai phổ biến thường hay xảy ra tại địa
phương và cả nước: lũ quét, ngập úng, hạn hán, bão, mưa lớn, cháy rừng, sạt lở bờ
sông, biển, giá rét kéo dài, sạt lở đất, lốc tố,...
- Biết được một số nguyên nhân gây ra các hiện tượng thiên tai
+ Sự tác động tiêu cực của con người vào các thành phần tự nhiên làm thay
đổi thể tổng hợp tự nhiên: phá rừng, du canh du cư,...
+ Vấn đề khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên hoá thạch như
than, dầu mỏ, khí đốt... ; khai thác và chặt phá rừng bừa bãi...
+ Sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển thủy điện, công nghiệp và
giao thông vận tải, gây ô nhiễm môi trường, tăng hiệu ứng nhà kính.
+ Các nguyên nhân khác: Vấn đề gia tăng dân số và đô thị hoá tự phát ; các
nguyên nhân có nguồn gốc tự nhiên.
- Biết được hậu quả của các loại hình thiên tai: lũ quét, ngập úng, hạn hán,
bão, mưa lớn, cháy rừng, triều cường, giá rét kéo dài, lốc tố,...
- Biết được một số giải pháp, cách ứng phó để giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với
thiên tai, có được các hành động thiết thực để giảm bớt các nguyên nhân gây ra thiên
tai.
- Liên hệ với thực tế địa phương về những biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả
của thiên tai tại địa phương.
* Kĩ năng
- Xác định được những biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của thiên tai ở địa
phương. Có kĩ năng phòng ngừa và giảm thiểu hậu quả do thiên tai gây ra.
- Quan sát thực tế, phân tích hình ảnh, tư liệu về nguyên nhân, biểu hiện và
hậu quả do thiên tai gây ra cho con người.
* Thái độ
- Đồng cảm, chia sẻ với mọi người không may mắn khi bị những tai họa do
thiên tai gây ra. Có được những hành động thiết thực ủng hộ, giúp đỡ nhân dân khi
thiên tai xảy ra.
- Có hành vi tích cực góp phần giảm thiểu thiên tai và tác động của thiên tai
đến đời sống, lao động và học tập.
- Tuyên truyền để mọi người thấy được sự nguy hiểm của thảm họa do thiên
tai gây ra.
2) Một số gợi ý tích hợp
Tên bài
Địa chỉ tích hợp
Nội dung tích hợp
- Kiến thức về các loại thiên tai do tác
Bài 32 - Địa lí
III. Những thuận động của thời tiết, khí hậu: mưa đá, sương
lớp 8: Các mùa
lợi và khó khăn muối, hạn hán, bão, lũ lụt,…
khí hậu và thời
do thời tiết, khí - Kĩ năng phòng chống các thiên tai do
tiết ở nước ta
hậu mang lại
động của thời tiết, khí hậu: mưa đá, sương
muối, hạn hán, bão, lũ lụt,…
Bài 34 - Địa lí Mục 1. Sông ngòi - Chế độ nước sông của các hệ thống sông
8
lớp 8: Đặc điểm Bắc Bộ
sông ngòi Việt
Nam
lớn ở nước ta trong những năm gần đây có
những thay đổi bất thường. Có năm, nước
sông cạn kiệt; có năm lại gây ngập úng,…
- Kĩ năng phòng chống lũ lụt, bảo vệ đời
sống và tài sản khi có lũ lụt xảy ra.
- Kiến thức về thiên tai do tác động của
ngoại lực: sạt lở đất đá, lũ quét ở miền núi.
Mục II. Tác động
- Kĩ năng phòng chống thiên tai do tác
của ngoại lực
động của ngoại lực: sạt lở đất đá, lũ quét.
Bài 9 - Địa lí lớp
10: Tác động của
ngoại lực đến địa
hình bề mặt trái
đất
Bài 12 - Địa lí
- Kiến thức về thiên tai do gió, bão gây ra.
lớp 10: Sự phân Mục II. Các loại - Kĩ năng phòng chống thiên tai do gió,
bố khí áp. Một số gió chính
bão gây ra.
loại gió chính
9
A - GIÁO DỤC KĨ NĂNG THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
I - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP
KHẮC PHỤC VI PHẠM LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Thực trạng
Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT) ở
nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ.
Mỗi năm cả nước xảy ra hàng chục nghìn vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm hàng
nghìn người chết và bị thương, gây thiệt hại to lớn về tính mạng và tài sản.
Đối với tỉnh Hà Giang, những năm gần đây, do đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân được nâng lên, nhu cầu sử dụng các loại phương tiện giao thông tăng
nhanh kéo theo tình hình tai nạn giao thông đường bộ cũng gia tăng. Mỗi năm có
hàng chục vụ tai nạn giao thông làm nhiều người chết và bị thương.
Một thực trạng khác đang diễn ra khá phổ biến trong địa bàn tỉnh là học sinh,
người chưa thành niên vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông gia tăng,
nhiều trường hợp người đi xe mô tô, xe máy không đủ tuổi, không có giấy phép lái
xe, chở quá số người quy định, lạng lách, đánh võng dẫn đến mất an toàn giao thông.
Việc phản hồi của các cơ quan, đơn vị, trường học khi nhận được thông báo vi phạm
của cơ quan Công an không được thực hiện nghiêm túc, dẫn đến việc giáo dục nhắc
nhở chưa đạt yêu cầu đề ra.
Phân tích từ thực trạng vi phạm ATGT ở lứa tuổi thanh, thiếu niên cho thấy rõ
vấn đề ý thức tác động mạnh mẽ đến việc tỷ lệ TNGT “leo thang” trước những nỗ
lực kiềm chế của các cơ quan chức năng. Theo số liệu thống kê của Hội Sinh viên
Việt Nam, có tới 80% số sinh viên đi xe máy không có giấy phép lái xe, 95% số sinh
viên khi lái xe máy còn sử dụng sai kỹ thuật. Đối với học sinh phổ thông, hầu như
100% không có giấy phép lái xe vì chưa đủ tuổi. Còn thống kê của Ủy ban ATGT
quốc gia cho thấy, độ tuổi lái xe gây TNGT từ 16 - 24 tuổi chiếm tới 34,4%.
2. Nguyên nhân và hậu quả của vi phạm luật giao thông đường bộ
* Nguyên nhân
- Ý thức của người tham gia giao thông: không thực hiện Luật giao thông,
uống rượu bia, đi quá tốc độ, không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, tránh vượt không
đúng quy định, lạng lách, đánh võng, đua xe, sử dụng điện thoại khi đang điều khiển
phương tiện giao thông…
- Chất lượng các công trình đường xá không đảm bảo.
- Văn hóa tham gia giao thông rất hạn chế.
- Độ an toàn của phương tiện quá thấp.
- Công tác quản lý, tuần tra của các cơ quan chức năng ở một số nơi còn hạn
chế...
* Hậu quả
10
Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo và vấn
đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí
tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác,
tinh thần dai dẳng. Tai nạn giao thông có ảnh hưởng nặng nề đối với trẻ em Việt
Nam. Có rất nhiều trẻ trực tiếp bị tai nạn giao thông gây tử vong hoặc thương tật
nặng nề và còn có biết bao trẻ khác bị ảnh hưởng gián tiếp bởi cha, mẹ các em bị tai
nạn giao thông cướp đi sinh mệnh hoặc tàn tật…
3. Giải pháp khắc phục, hạn chế vi phạm Luật giao thông đường bộ
Để giảm thiểu tai nạn giao thông các ngành chức năng cần thông tin tuyên
truyền, vận động để giúp cho người dân hiểu rõ hơn về luật giao thông và tăng
cường nghiêm chỉnh chấp hành luật. Hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm đặc biệt mũ
bảo hiểm cho trẻ, và các hành vi lái xe an toàn trong thanh niên.
Tăng cường triển khai các hoạt động nhằm giảm thiểu tai nạn thương tích cho
trẻ: Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm giờ giảm tốc độ, đèn hiệu giao thông, vạch
dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em.
Thực hiện chương trình giáo dục phòng chống thương tích trong trường học
giúp học sinh có kỹ năng về giao thông để phòng tránh tai nạn khi đi bộ, đi xe đạp,
xe đạp điện hay xe máy.
Tổ chức các cuộc thi an toàn giao thông cho mọi người đặc biệt là thanh thiếu
niên. Hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động thông tin truyền thông phù hợp với
điều kiện địa phương.
Huấn luyện cho các tuyên truyền viên đi đến từng hộ gia đình tuyên truyền về
phòng chống tai nạn bao gồm cả các tai nan giao thông.
Hỗ trợ các xã xây dựng sân chơi an toàn cho trẻ để trẻ có thể chơi an toàn xa
đường giao thông. Tổ chức các cuộc hội thảo cho các cấp lãnh đạo xã/phường về
việc thi hành pháp luật bao gồm Luật giao thông đường bộ....
II - NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Luật giao thông đường bộ (GTĐB) ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008 tại
kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá 12 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Gồm
8 chương 89 điều cụ thể như sau:
- Chương 1: Quy định chung, gồm 8 điều từ 1 đến 8.
- Chương 2: Quy tắc GTĐB, gồm 30 điều từ 9 đến 38.
- Chương 3: Kết cấu hạ tầng GTĐB, gồm 14 điều từ 39 đến 52.
- Chương 4: Phương tiện tham gia GTĐB, gồm 5 điều từ 53 đến 57.
- Chương 5: Người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB, gồm 6 điều từ 58
đến 63.
- Chương 6: Vận tải đường bộ, gồm 20 điều từ 64 đến 83.
- Chương 7: Quản lý nhà nước về GTĐB, gồm 4 điều từ 84 đến 87.
11
- Chương 8: Điều khoản thi hành, gồm 2 điều từ 88 đến 89.
1. Các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông dành cho học sinh
trung học (Theo điều 8, Luật Giao thông đường bộ năm 2008)
1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển
báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị
khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên
đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải,
thải rác ra đường.
3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.
5. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.
6. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma
túy.
7. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong
máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu
có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí
thở.
8. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.
9. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.
10. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm
còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được
quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
11. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với
từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông,
trật tự công cộng.
12. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực
hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.
13. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
14. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.
15. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai
nạn.
16. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục,
gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
17. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy
chuyên dùng.
12
18. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy
hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
2. Quy định đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn
máy (theo điều 30 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người,
trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe
gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không
được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng
kềnh;
đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai
bánh đối với xe ba bánh;
e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham
gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
3. Quy định đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều
khiển xe thô sơ khác (theo điều 31 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm
một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của
Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại
khoản 4 Điều 30 của Luật này.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài
quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần
13
đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm
phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe.
4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao
thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
4. Quy định đối với người đi bộ (theo điều 32 Luật Giao thông đường bộ
năm 2008)
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè
phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ
đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt,
hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua
đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào
phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an
toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ
giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7
tuổi khi đi qua đường.
III - MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Theo nghị định 46/2016/NĐ-CP. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thông đường bộ. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 8 năm 2016.
1. Quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn
máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự
xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ dành cho học sinh trung học
(Theo điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP)
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ
các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm c,
Điểm đ, Điểm h, Điểm m Khoản 3; Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm
a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Điểm a Khoản 8;
Điểm d Khoản 9 Điều này;
b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;
c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước
hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa
hai xe”;
14
d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của
người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô
sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi
bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho
người đi bộ;
e) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
g) Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
h) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);
i) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ
các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo
trước;
b) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 (ba) xe trở lên;
c) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước
đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
d) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không
nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại
nơi đường giao nhau;
đ) Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược
chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
e) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm
sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi
làm nhiệm vụ theo quy định;
g) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không
đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép
của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp
nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;
h) Quay đầu xe tại nơi cấm quay đầu xe.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có
lề đường;
b) Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ
trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;
c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;
15
d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy
gây cản trở giao thông;
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03
(ba) xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè
phố trái quy định của pháp luật;
e) Bấm còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu
tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
g) Xe không được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe
được quyền ưu tiên;
h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt,
nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe
nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển
“Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi
đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn
của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3
Điều 48 Nghị định này;
i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi
mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai
đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe
máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy
cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người
có hành vi vi phạm pháp luật;
l) Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu,
trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
m) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy
định tốc độ tối thiểu cho phép;
n) Người ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ
trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước;
o) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm
thanh, trừ thiết bị trợ thính.
4. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ
trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không
giao nhau cùng mức);
b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
16
d) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;
đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ
quan có thẩm quyền cấp phép;
e) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không
dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ
hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 7 Điều này;
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng
phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp
điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
h) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi
ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên
đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật
khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên
yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy
định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
l) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với
loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;
m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông
hoặc người kiểm soát giao thông.
5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe
thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;
b) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì
đường cao tốc;
c) Vượt xe trong những trường hợp cấm vượt, trừ các hành vi vi phạm quy
định tại Điểm h Khoản 4 Điều này;
d) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; vượt xe
trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín
hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ;
e) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến
80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí
thở.
17
7. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
b) Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn
giao thông; vượt xe hoặc chuyển làn đường trái quy định gây tai nạn giao thông;
c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ
trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người
bị nạn.
8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người
thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt
quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
9. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển
xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về
một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe
đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh
đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi
phạm quy định tại Khoản 9 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp
hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
11. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (trong
trường hợp có Giấy phép lái xe) hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000
đồng (trong trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước
quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe trên đường mà trong
cơ thể có chất ma túy.
12. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm
còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm g Khoản 3 Điều này bị tịch thu thiết bị
phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
18
b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm i, Điểm m Khoản 4;
Điểm b, Điểm đ Khoản 5; Khoản 6; Điểm a Khoản 7; Điểm a Khoản 8 Điều này bị
tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 7; Khoản 9 Điều này
bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi
phạm nhiều lần hành vi quy định tại Khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy
phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy
định tại một trong các Điểm, Khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì
bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, Điểm c,
Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i Khoản 1; Điểm b, Điểm c, Điểm
d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm a, Điểm b, Điểm đ, Điểm g, Điểm h, Điểm m,
Điểm n, Điểm o Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i, Điểm
k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 5;
d) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 8; Khoản 10 Điều
này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
2. Quy định xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp
máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
(theo điều 8)
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong
các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy
định;
b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường,
trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm h Khoản 2; Điểm e Khoản 4
Điều này;
d) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có
lề đường;
e) Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng
xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm
đường bộ;
g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 (ba) xe trở lên, xe
thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 (hai) xe trở lên;
h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động;
người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);
i) Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản
quang.
19
2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với người điều khiển xe thực
hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng
đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây
cản trở giao thông;
b) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau
cùng mức với đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b
Khoản 3 Điều 48 Nghị định này;
c) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn hoặc gây
cản trở đối với xe cơ giới xin vượt, gây cản trở xe ưu tiên;
d) Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;
đ) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ
hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
e) Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp
chở người bệnh đi cấp cứu;
g) Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở
ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;
h) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.
3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột
trước đầu xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc
người kiểm soát giao thông;
c) Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác,
mang vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
4. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường;
b) Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối
với xe xích lô;
c) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ
trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người
bị nạn;
d) Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm
cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”
không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
20
đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô
tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai
đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp
giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
e) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều đường của đường một
chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”.
5. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe đi
vào đường cao tốc, trừ phương tiện phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
6. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi
phạm nhiều lần hành vi quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều này còn bị áp
dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu phương tiện.
3. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ (theo điều 9)
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong
các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại
Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu,
vạch kẻ đường;
c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm
soát giao thông.
2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc
không bảo đảm an toàn;
c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào
đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
4. Quy định xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông
đường bộ (theo điều 11)
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000
đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau
đây:
a) Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao
thông;
b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép
trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe
chạy.
21
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000
đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức để vật che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao
thông.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi
vi phạm sau đây:
a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;
b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia
giao thông trên đường bộ.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức cố ý thay đổi, xóa dấu vết hiện
trường vụ tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm m Khoản 2,
Điểm b Khoản 7 Điều 5; Điểm e Khoản 4, Điểm c Khoản 7 Điều 6; Điểm g Khoản
3, Điểm b Khoản 6 Điều 7; Điểm c Khoản 4 Điều 8 Nghị định này.
5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ
8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi cản trở hoặc
không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ,
trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 9, Khoản 10 Điều 5;
Điểm b Khoản 8, Khoản 10 Điều 6; Điểm b Khoản 7 Điều 7; Điểm b Khoản 6 Điều
33 Nghị định này.
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện
một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây
trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm
đến người và phương tiện tham gia giao thông;
b) Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn;
c) Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây
sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
7. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại Khoản 5
Điều này nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ
sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
8. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi
quy định tại Khoản 2; Điểm a Khoản 6 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc
phục hậu quả sau đây: Buộc phải tháo dỡ các vật che khuất báo hiệu đường bộ; thu
dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban
đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
IV - KỸ NĂNG THỰC THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1. Hệ thống báo hiệu
22
1.1. Người điều khiển giao thông
Người điều khiển giao thông là Cảnh sát giao thông mặc sắc phục theo quy
định của Bộ Công an hoặc người được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông có
mang băng đỏ rộng 10cm ở khoảng giữa cánh tay phải.
- Phương pháp điều khiển giao thông: Bằng tay, bằng cờ, bằng gậy chỉ huy
giao thông có màu đen, trắng; bằng đèn tín hiệu ánh sáng.
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thể hiện bằng tay, cờ hoặc gậy
chỉ huy giao thông. Để thu hút chú ý của người tham gia giao thông, người điều
khiển giao thông dùng thêm còi.
1.2. Tín hiệu đèn giao thông
Đèn tín hiệu đặt trước ngã ba, ngã tư… lắp theo chiều thẳng đứng, theo thứ tự
trên cùng là đỏ, giữa là vàng và cuối cùng là xanh, quy định như sau:
a) Tín hiệu xanh là được đi;
b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;
c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch
dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi
tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được
đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường
đường cho người đi bộ qua đường.
d, Nếu đèn có đèn phụ hình mũi tên màu xanh
thì các phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu
Hình 1. Đèn tín hiệu giao thông
đèn mũi tên bật sáng. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ phải, cho phép rẽ trái thì
đồng thời cho phép quay đầu xe.
1.3. Biển báo hiệu đường bộ
Biển báo hiệu đường bộ có 5 nhóm:
- Biển báo cấm: Là hình tròn (trừ biển số 122 dừng lại “STOP”), nhằm báo
điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết
biển có viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc
hạn chế sự đi lại của các phương tiện và người đi bộ.
23
- Biển báo nguy hiểm: Là hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên nền
có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu, nhằm để cảnh báo các tình huống nguy
hiểm có thể xẩy ra, được dùng để báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất
các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử lý.
24
- Biển hiệu lệnh:
25