Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

phân tích chi phí lọi ích dự án nhà máy nước hòa liên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.91 KB, 25 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của dự án
Ngày nay, vấn đề nước sạch đang là vấn đề bức xúc thu hút sự quan
tâm của tất cả các cộng đồng người trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang
phát triển và chậm phát triển. Hầu hết các nguồn nước ngọt trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng đều bị ô nhiễm ở các mức độ nặng nhẹ khác
nhau.
Một báo cáo kết quả nghiên cứu năm 1993 của Uỷ ban Hành động
Quốc tế về Dân số (PAI) của Mỹ cho biết đến năm 2025, cứ ba ngưòi thì có
một người ở các nước sẽ sống cực ký khó khăn do căng thẳng hoặc rất khan
hiếm về nước.
Năm 1990, kết quả nghiên cứu về :”Nguồn nước bền vững: Dân số và
Tương lai của nguồn cấp nước tái tạo.” cho thấy có hơn 350 triệu người sống
ở các nước bị căng thẳng hoặc khan hiếm về nước (mỗi năm/ mỗi người được
dưới 1700 m3 nước).
Số người lâm vào hoàn cảnh này sẽ tăng lên gấp 8 lần vào năm 2025
tức khoảng từ 2,8 tỷ đến 3,3 tỷ người tương đương khoảng gần một nửa dân
số thế giới.
Ta biết rằng, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm là nguồn gốc chủ yếu
gây ra các bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khoẻ và lao động của người dân, gây
ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em, ảnh hưởng lâu dài đến các thệ hệ mai
sau.
Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã ban hành Luật bảo vệ sức khoẻ
nhân dân, Luật bảo vệ môi trường và nhiều văn bản pháp quy về việc cung
cấp nước sạch cho nông thôn, miền núi, thị trấn, thị xã; việc bảo về các nguồn
nước, các hệ thống cấp nước, thoát nước, các công trình vệ sinh và thực hiện
các quy định về vệ sinh công cộng ở nhiều địa phương còn bị hạn chế.
Nhiều vùng nông thôn còn rất khó khăn về nước uống và nước sinh
hoạt. Nguồn nước mặt trong kênh, rạch, ao, hồ ở nhiều nơi bị ô nhiễm nặng
nề. Nguồn nước ngầm tại không ít giếng khoan cũng bị mặn hoá, phèn hoá,


1


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
trữ lượng nước bị cạn kiệt do bị khai thác quá mức. Hòa Liên là một trong
những vùng khó khăn của huyện Hòa Vang và vẫn chưa có nguồn nước sạch
cho người dân. Để nâng cao chất lượng và mang đến nguồn nước sạch cho xã
Hòa Liên nói riêng và toàn thành phố nói chung. Nhóm chúng nhóm chúng
tôi xin được nghiên cứu đề tài :
“Phân tích chi phí – lợi ích của Dự án cấp nước sinh hoạt nhà máy
nước Hòa Liên”.
2. Mục tiêu của dự án:
Xây dựng Nhà máy nước Hòa Liên với công suất 120.00 m3/ngày đêm
và Tuyến ống nước thô, cung cấp nước sạch cho người dân thành phố.
- Thời gian xây dựng: 6 năm;
- Tổng mức đầu tư (dự kiến): 2.385 tỷ đồng;
Nhằm hạn chế những tác động tiêu cực về mặt môi trường trong quá
trình xây dựng mới các nhà máy nước, nhóm thấy việc cần thiết phải có sự
xem xét, phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết về mặt kinh tế và môi trường
nhằm mục tiêu phát triển bền vững của xã Hòa Liên.
Từ đó nhằm làm rõ tính khả thi, hiệu quả của dự án, đồng thời đưa ra
một vài giải pháp với mục đích làm tăng tính hiệu quả và khả thi của dự án.
***Tiểu luận được chia làm 3 phần cơ bản:
 Chương 1: Cơ sở khoa học của việc phân tích chi phí- lợi ích của việc
cấp nước sinh hoạt.
 Chương 2: Phân tích chi phí – lợi ích của việc xây dựng dự án nhà máy
nước Hòa Liên
 Chương 3: Kết luận
Vì sự hạn hẹp về kiến thức nên không tránh khỏi những sai sót trong
quá trình làm bài tiểu luận. Nhóm hy vọng nhận được sự góp ý của cô để bài

tiểu luận hoàn thiện hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I
Nhóm 3- K32QLK.ĐN

Trang 2


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH
CỦA DỰ ÁN CẤP NƯỚC SINH HOẠT
1. Tầm quan trọng của nước sạch sinh hoạt
Tất cả chúng ta đều biết rằng, nước là một dạng tài nguyên đặc biệt
quan trọng,là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự
tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trên khắp thế giới, nhiều
người còn chưa có được nước an toàn và đầy đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ
bản nhất của họ. Tài nguyên nước đang bị đe doạ bởi các chất thải và ô
nhiễm, bởi việc khai thác sử dụng kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử
dụng đất, thay đổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố khác…
Nước ngọt do nước mưa và mưa tuyết bổ sung là một nguồn hữu hạn
của một thế giới có nhu cầu nước đang tăng lên. Nước là nguồn tài nguyên
không gì có thể thay thế được, trong khi dân số thế giới gia tăng ngày càng
lớn mạnh thì nước tái tạo cho mỗi đầu người sẽ ít hơn. Nước với tầm quan
trọng đặc biệt không thể thiếu của nó trong cuộc sống hàng ngày của con
người nên, chính tài nguyên nước ngọt là nguyên nhân dẫn đến những xung
đột công khai của các đối tượng dùng nước giữa khu vực đô thị và nông
nghiệp như ở California, xung đột quân sự ở Trung Đông… Hơn 200 lưu vực
sông hồ nằm trên biên giới giữa hai và nhiều nước và ít nhất có tới 10 con
sông chảy qua 6 hoặc nhiều nước. Trong số các nước có nguy cơ bị đe doạ
nhất về nước có Aicập, Hà Lan, Cămpuchia, Syri, Sudan và Irắc – tất cả đều

dựa vào nguồn nước của nước ngoài, tới hơn 2/3 lượng nước tại tạo được
cung cấp của nước họ.
Nguồn nước ngọt mặc dù chỉ chiếm 1% lượng nước trên thế giới nhưng nó
có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của con ngươì và thế giới tự nhiên.
Nguồn nước có vai trò đặc biệt quan trong đối với hầu hết các hoạt động phát
triển kinh tế- xã hội trên mỗi lưu vực:
• Cấp nước cho sinh hoạt.

Nhóm 3- K32QLK.ĐN

Trang 3


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
• Cấp nước cho công nghiệp và dịch vụ.
• Tưới cho các vùng đất canh tác nông nghiệp.
• Phát triển thuỷ điện.
• Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
• Du lịch sinh thái
• Giao thông vận tải thuỷ.
• Chuyển tải nước sang các khu vực thiếu nước.
• …
Trong số nhiều chức năng quan trọng của nguồn nước nói chung và các
hệ thống sông lớn nói riêng, có lẽ quan trọng hơn cả là chức năng cung cấp
nước cho sinh hoạt của cộng đồng dân cư lớn.
Việt Nam với đặc thù là một nước nông nghiệp, hiện nay Việt Nam
đang đứng thứ hai về xuất khẩu gạo trên thế giới, nguồn nước được sử dụng
nhiều cho nông nghiệp. Theo tính toán, năm 1985 đã sử dụng 41 tỷ m 3, chiếm
89,9% tổng lượng nước tiêu thụ toàn quốc, năm 1990 đã sử dụng 46,9 tỷ m 3,
chiếm 90% và năm 2000 sử dụng khoảng trên 60 tỷ m 3 . Đến nay, cả nước đã

có 75 hệ thống thuỷ lợi vừa và lớn, rất nhiều hệ thống thuỷ lợi nhỏ với tổng
giá trị tại sản cố định khoảng 60.000 tỷ đồng (chưa kể giá trị đất đai và công
sức nhân dân đóng góp.
Ngày càng rõ ràng rằng, nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan
trọng đối với sự sống, là điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển không
chỉ đối với các hệ thống tự nhiên mà còn đối với các hệ thống kinh tế xã hội
và nhân văn. Tài nguyên nước phải được nhìn nhận như là một loại hàng hoá
kinh tế và xã hội đặc biệt.
2. Phân tích tài chính dự án đầu tư.
Phân tích tài chính là nội dung kinh tế quan trọng nhằm đánh giá tính
khả thi của dự án về mặt tài chính thông qua việc:

Nhóm 3- K32QLK.ĐN

Trang 4


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
• Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực tài chính cho việc thực
hiện có hiệu quả dự án đầu tư (xác định quy mô đầu tư, cơ cấu các loại
vốn, các nguồn tài trợ cho dự án).
• Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ
hạch toán kinh tế của đơn vị thực hiện dự án. Có nghĩa là xem xét
những chi phí sẽ phải thực hiện kể từ khi soạn thảo cho đến khi kết thúc
dự án xem xét những lợi ích mà đơn vị thực hiện dự án thu được do
thực hiện dự án.
Kết quả của quá trình này là căn cứ để chủ đầu tư quyết định định có nên
đầu tư hay không? Bởi mối quan tâm chủ yếu của các tổ chức và cá nhân đầu
tư là đầu tư vào dự án đã cho có mang laị lợi nhuận thích đáng hoặc đem lại
nhiều lợi nhuận hơn so với việc đầu tư vào các dự án khác không.

Ngoài ra phân tích tài chính còn là cơ sở để phân tích kinh tế – xã hội.
3. Phân tích kinh tế – xã hội của dự án.
3.1 Sự cần thiết phải xem xét khía cạnh kinh tế- xã hội của dự án đầu tư:
Ta đều biết rằng, trong nền kinh tế thị trường có sự đIều tiết vĩ mô của nhà
nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có hoạt động đầu tư được
xem xét từ hai góc độ:
 Nhà đầu tư.
 Nền kinh tế
Và ta cũng biết một thực tế, không phải mọi dự án có khả năng sinh lợi cao
đều tạo ra những ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế và xã hội. Lợi ích kinh tế
– xã hội của dự án đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế và xã
hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã bỏ ra khi thực
hiện dự án.
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với
việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp
ứng này có thể được xem xét mang tính định tính như đáp ứng các mục tiêu
phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà
Nhóm 3- K32QLK.ĐN

Trang 5


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh…hoặc đo lường
bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng
số người có việc làm, mức gia tăng ngoại tệ, lợi ích cơ hội tăng do việc giảm
bệnh tật cho người dân…
Chi phí xã hội bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật
chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công
việc khác trong tương lai không xa.

Như vậy, phân tích kinh tế – xã hội của dự án đầ tư chính là việc so sánh
(có mục đích) giữa cái giá mà xã hội phải trả cho việc sử dụng các nguồn lực
sẵn có của mình một cách tốt nhất và lợi ích do dự án tạo ra cho toàn bộ nền
kinh tế (chứ không chỉ riêng cho một cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc một đơn
vị nào cụ thể).
Như vậy, việc phân tích kinh tê - xã hội đối với một dự án là cần thiết và
phải được phân tích một cách rõ ràng, triệt để.
3.2. Phương pháp đánh giá lợi ích kinh tế – xã hội do thực hiện dự án
Khi xem xét lợi ích kinh tế – xã hội của dự án cần phải tính đến mọi chi
phí trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến việc thực hiện dự án (chi phí đầy
đủ), mọi lợi ích trực tiếp và gián tiếp (lợi ích đầy đủ) thu được do dự án đem
lại.
Để xác định các lợi ích, chi phí đầy đủ của các dự án đầu tư thì phải sử
dụng các báo cáo tài chính, tínhlại các đầu vào và đầu ra theo giá xã hội (giá
ẩn hay giá bóng, giá tham khảo). Không sử dụng giá thị trường để tính chi phí
và lợi ích kinh tế – xã hội.
Ta biết rằng, cũng như các loại tài nguyên khác, tài nguyên nước, một
mặt, có những giá trị kinh tế nhất định của nó và mặt khác, cũng có thể gây ra
những hậu quả làm tổn thất lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường một khi
chúng đã bị suy thoái.
Trên thực tế nguồn nước ngọt, sạch của thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng đang trong tình trạng bị ô nhiễm ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Nhóm 3- K32QLK.ĐN

Trang 6


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
Trong khi đó, tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao và do đó mà nhu cầu về
nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt đang trở nên bức bách hơn bao giờ

hết. Như vậy, tất yếu phải có sự xuất hiện ngày càng nhiều các trạm xử lý và
cung cấp nước sạch cho người dân nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tối
thiểu của họ.

Nhóm 3- K32QLK.ĐN

Trang 7


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG
NHÀ MÁY NƯỚC HÒA LIÊN- HUYỆN HÒA VANG –TP ĐÀ NẴNG
1. Giới thiệu và Dự báo về nhu cầu nước sạch sinh hoạt của xã Hòa
Liên- Hòa Vang – Đà Nẵng
1.1 Giới thiệu về Hòa Liên :
Xã Hòa Liên có 13 thôn, với 3.407 hộ, với 12.949 khẩu; trong độ tuổi
lao động là 7.401 người.Hiện nay Hòa Liên vẫn là một xã miền núi, nhân dân
chủ yếu sống bằng nghề nông, lao động chủ yếu làm việc trong các ngành
nông, lâm, thủy sản, một bộ phận làm việc trong các các khu công nghiệp, cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động chậm chuyển đổi, ngành nông nghiệp vẫn chiếm
tỷ trọng cao, thu ngân sách gặp khó khăn.
Trên địa bàn xã tập trung nhiều dự án, tính đến nay đã có đến 26 dự án
lớn nhỏ, trong đó có nhiều dự án trọng điểm phải đẩy nhanh tiến độ như khu
Công nghệ cao, khu Công nghệ thông tin, khu Đô thị sinh thái Quan Nam Thủy Tú, các khu tái định cư Hòa Liên 2, 3, 4…; đến nay toàn xã có 04 thôn
giải tỏa trắng, 06 thôn giải tỏa một phần, 03 thôn không giải tỏa.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình
tổng thể phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh
ở địa bàn nông thôn. Xây dựng nông thôn mới được xem là trách nhiệm của
cả hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên và của tất cả các tầng lớp

nhân dân. Việc phát động phong trào “xây dựng nông thôn mới”, đã được
triển khai một cách toàn diện trong hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân,
từ đó giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc những quan
điểm, nhiệm vụ và tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên
và từng người dân nhận thấy được đầy đủ về vị trí, vai trò to lớn của nông
nghiệp, nông dân, nông thôn cũng như vai trò chủ thể của người dân và cộng
đồng trong xây dựng nông thôn mới.
Nhóm 3- K32QLK.ĐN

Trang 8


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
1.2 Dự báo về nhu cầu nước sạch sinh hoạt của xã Hòa Liên- Hòa
Vang – Đà Nẵng
Dựa theo quy hoạch tổng thể về xây dựng và phân tích tình hình thực tế
của xã Hòa Liên- Hòa Vang – Đà Nẵng tại thời điểm cuối năm 2014, quy
hoạch năm 2015 xã xác định giải pháp cấp nước ở xã Hòa Liên như sau:
Vùng nông thôn: Tại những đIểm dân cư tập trung, Xây dựng Nhà máy
nước Hòa Liên với công suất 120.00 m3/ngày đêm và Tuyến ống nước thô,
cung cấp nước sạch cho người dân thành phố.. Các vùng xa, nơi dân cư thưa
thớt áp dụng mô hình xử lý nước sạch khác theo chương trình nước sạch nông
thôn.
Dây chuyền công nghệ sẽ được ứng dụng phổ biến trong các trạm cấp
nước tập trung là:
Giếng→ khoan → Thiết bị làm thoáng tảI trọng cao → Bể lọc
nhanh → Khử trùng→ Trạm bơm cấp II → Mạng lưới tiêu thụ.
Kết luận: Như vậy, cần phải có một dự án về cung cấp nước sạch mang
tính thực tiễn và khả thi cao cho hiện tại, và tôi cho rằng,dự án mà nhóm tôi

trình bày ở phần sau đây sẽ đáp ứng được yêu cầu này.
2. Giới thiệu về dự án cấp nước sinh hoạt Hòa Liên:
2.1 Nội dung của dự án.
2.1.1 Các nội dung chính của dự án.
a. Tên dự án:
“Dự án cấp nước sinh hoạt Hòa Liên – Huyện Hòa Vang- TP Đà Nẵng”
b. Nguồn nước khai thác
Nước khai thác được lấy từ hai nguồn, trạm cấp nước nổi lấy nước từ sông
Cu Đê, trạm cấp nước ngầm lấy nước ngầm ở độ sâu từ 70 đến 80 m.
c. Phương án cấp nước
Nước đạt chất lượng cho phép được bơm lên sau khi qua các công đoạn
khử trùng và loại bỏ các chất hữu cơ bằng Clo, sau đó đi vào bể lắng cùng với

Nhóm 3- K32QLK.ĐN

Trang 9


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
hợp chất keo tụ rồi sang giai đoạn lọc nhanh có rửa ngược cuối cùng đi vào bể
nước sạch và được bơm vào hệ thống cấp nước.
d. Mục tiêu của dự án đầu tư
Dự án này sẽ cung cấp nước sạch cho người dân trong huyện nhằm nâng
cao đời sống, sức khoẻ và thúc đấy sự phát triển kinh tế của địa phương.
e. Hiệu quả đầu tư của dự án
Dự án này nếu đi vào thực hiện sẽ cung cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt và sản xuất cho hơn 12.949 người dân trong xã. Ngoài ra còn cung
cấp nguồn nước sạch cho các cơ sở y tế, giáo dục…cần dùng nước sạch sinh
hoạt.
2.1.2 Tình hình công nghệ của trạm xử lý nước ngầm (công suất từ 10 –

100 m3/h):
 Dây chuyền công nghệ:
Giếng khoan → Bơm chìm (cấp I) → Thiết bị làm thoáng → Lọc → Khử
trùng → Bể chứa → Bơm phân phối (cấp II) → Mạng phân phối → Hộ sử
dụng có đồng hồ.
 Thuyết minh:
- Giếng khoan khai thác :
Là công trình khai thác nước thô trong các tầng chứa nước ngầm mạch sâu.
Có các thông số chính như sau:
+ Chiều sâu giếng : H = 60 ÷80 m.
+ Kết cấu giếng bằng ống thép:
. Đường kính ống vách: D = 150÷273 mm
. Đường kính ống lọc và ống lắng : D = 73÷200 mm
- Trạm bơm giếng :
Lắp bơm chìm (bơm cấp I), đưa nước về khu xử lý. Lượng nước thô được
kiểm soát bằng đồng hồ đo lưu lượng. Trạm được xây dựng bằng gạch và bề
tông cốt thép. Diện tích nhà trạm : S =4÷16 m2.

Nhóm 3- K32QLK.ĐN

Trang 10


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
- Thiết bị làm thoáng : Tuỳ theo chất lượng nước thô có thể chọn các phương
pháp làm thoáng khác nhau:
+ Hệ thống giàn mưa + Bể lắng với thể tích W=4÷16 m3.
+ Hệ thống trộn khí với nước.
+ Thiết bị làm thoáng tải trọng cao.
- Bể lọc:

+ Diện tích lọc: S =2÷16 m2.
+ Thể tích bể lọc: W=6÷50 m3.
Tuỳ theo chất lượng nước thô mà có các phương pháp lọc khác nhau: Lọc
thuận, lọc ngược, lọc hỗn hợp. Vật liệu lọc là cát Thạch anh và vật liệu nổi.
Sau một chu kỳ làm việc, vật lọc vần được rửa sạch để phục hồi khả năng lọc.
Rửa lọc bằng hệ thống bơm rửa.
- Nhà hoá chất và thiết bị khử trùng:
Nước sau khi xử lý được khử trùng bằng Clo, sử dụng bơm định lượng từ
0.5÷2 mg/l. Thiết bị khử trùng được chế tạo sẵn, gọn nhẹ, lắp đắt và vận hành
dễ dàng.
- Bể chứa nước sạch:
Được xây dựng để dự trữ và điều hoà nước sạch giữa chế độ làm việc của
trạm và mạng tiêu thụ.
+ Dung tích bể chứa: W=25÷300 m3.
+ Kết cấu bể chứa: Xây bằng gạch, bê tông cốt thép.
- Trạm bơm phân phối (bơm cấp II):
+ Nhà trạm có diện tích: S =16÷30 m2.
+ Lắp bơm để đưa nước sạch ra mạng tiêu thụ qua đồng hồ đo lưu lượng
nước công suất bơm cấp II: Q = 20 –120 m3/h.
+ Kết hợp lắp bơm rửa lọc.
- Mạng ống truyền dẫn:
+ Được thiết kế phù hợp với công suất của trạm và nhu cầu tiêu thụ.

Nhóm 3- K32QLK.ĐN

Trang 11


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
+ Vật liệu ống: ống kẽm, ống HDPE, PVC hoặc kết hợp.

- Hộ sử dụng: Nước sạch được dẫn tới từng hộ sử dụng bằng các đường ống
nhánh lắp đồng hồ để ghi thu tiền, có hệ thống van vòi thích hợp.
- Thời gian làm việc của trạm: Từ 12 ÷14 h/ngày là đạt hiệu quả cao nhất,
đảm bảo tính bề vững của công trình.
2.2. Dự kiến tiến độ đầu tư
Dự kiến tiến độ thời gian để thực hiện dự án từ khi lập luận chứng kinh tế
kỹ thuật cho dự án cho đến khi hoàn thành giai đoạn chạy thử và đi vào hoạt
động chính thức trong vòng 6 năm (2015-2021)
3. Phân tích chi phí – lợi ích của việc xây dựng dự án nước sinh hoạt Hòa
Liên:
3.1 Phân tích khía cạnh tài chính của dự án.
3.1.1 Phân tích chi phí dự án.
a. Cơ sở tính toán:
 Đơn giá xây dựng của UBND Thành phố Đà Nẵng
 Thực tế quyết toán của một số công trình cấp nước đã hoàn
thành.
 Tham khảo giá xây dựng công trình do các đơn vị chuyên ngành
thiết kế.
 Giá cả thị trường không có trong đơn giá.
b. Chi phí xây dựng và thiết bị các công trình cấp nước.
 Trạm xử lý nước ngầm, công suất 10 ÷ 100 m3/h.
Bao gồm các hạng mục sau:
• Giếng khoan khai thác:
- Chiều sâu của giếng:

H = 60 ÷80 m.

- Đường kính ống vách:

D = 150 ÷275 mm


- Đường kính ống lọc:

Φ = 73 ÷ 250 mm

• Trạm bơm giếng:

Nhóm 3- K32QLK.ĐN

Trang 12


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
- Diện tích nhà trạm :

S = 4 ÷16 m2.

- Thể tích bể lắng:

W =5 ÷50 m3.

- Diện tích bể lọc:

S=2 ÷16 m2.

- Thể tích bể lọc:

W =6 ÷50 m3.

• Bể chứa nước sạch:


W =25 ÷300 m3.

• Trạm bơm nước sạch:
- Diện tích nhà trạm:

S = 12 ÷30 m2.

- Công suất máy bơm cấp II:

Q= 20 ÷30 m3.

• Nhà quản lí với diện tích:

CÔNG SUẤT
HẠNG MỤC
Giếng khoan
Trạm bơm giếng
Cụm công trình xử

S=15 ÷30 m3.

10

20 30 40 50 60
70
80
90
KINH PHÍ XÂY DỰNG (TRIÊỤ ĐỒNG).
55 60 65 70 80 90 100 130 150

50 60 70 80 100 120 140 160 180
150 200 250 300 350 400 500 600 700


Bể chứa nước sạch 50
Trạm bơm cấp II + 70

100 150 150 200 200
90 95 100 110 130

200
140

250
160

250
180

100
180
180
800
280
200

Nhà quản lý
Tổng
375 510 630 700 840 940 1.080 1.300 1.460 1.640
Bảng: Bảng khái toán kinh phí xây dựng trạm xử lý nước ngầm.

 Thiết bị khử trùng.
- Thiết bị khử trùng: cloartor:
- Đơn giá lắp đặt:

0,5÷2 kg/ cm2.
40 triệu đồng/ bộ.

 Mạng lưới đường ống: 87 triệuđồng/km.
Sử dụng loại ống thép tráng kẽm có đường kính D =50÷100 mm. Ống gang
đúc đối với đường kính từ 150÷200 mm.
Dự toán quy ra đường kính trung bình: 80 mm.
- Vật liệu:

Nhóm 3- K32QLK.ĐN

60 triệu đồng / km.

Trang 13


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
- Phụ kiện :

9 triệu đồng/km. ( 15% vật liệu).

- Nhân công:

14 triệu đồng/km (20% vật liệu).

- Thiết kế phí:


4 triệu đồng / km.

Như vậy, dựa trên đơn giá như trên ta tính ra được chi phí xây dựng trạm
cấp nước nói trên như sau:
KINH
PHÍ
TỔNG
THIẾT
MẠNG
XÂY
KINH
HỢP
CÔNG
BỊ
LƯỚI KINH
TÊN
DỰNG
PHÍ
KINH
STT
SUẤT
KHỬ
ĐƯỜNG PHÍ

MỚI
(TR.Đ)
PHÍ
(M3/H)
TRÙNG

ỐNG (TR. Đ)
(TR.
(TR.Đ)
( BỘ)
(KM).
Đ)
1

Hòa
Liên

60

1360

01

40

9,76

848,52 2.248,52

Bảng: Bảng khái toán kinh phí xây dựng trạm xử lý nước ngầm.
c. Cơ cấu nguồn vốn
Như vậy, theo bảng tổng hợp trên thì tổng mức đầu tư ban đầu (Iv o) là:
2.248,52 triệu đồng.
Trong đó:
• Xây dựng mới trạm cấp nước tập trung với kinh phí là: 1.310
triệu đồng.

• Lắp đặt mới thiết bị khử trùng với kinh phí là: 100 triệu đồng.
• Xây dựng mới….đường ống cấp nước với kinh phí là:838.52
triệu đồng.
 Chế độ làm việc:
• Số ngày làm việc trong năm:
• Số ca làm việc trong ngày:

365 ngày.
2 ca.

• Một ca làm trong 12 giờ (nhà máy nước vận hành 24 tiếng/ngày)
 Lực lượng lãnh đạo:
Thành lập ban quản lý cho 1 trạm cấp nước.
Nhóm 3- K32QLK.ĐN

Trang 14


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
Trong đó có:
• 1 giám đốc phục trách chung.
• 1 phó giám đốc điềuhành tổ chức sản xuất và kinh doanh
• 1 phó giám đốc kỹ thuật.
• 2 cán bộ phòng tài vụ.
• 4 cán bộ phòng kinh doanh cung ứng vật tư, nguyên liệu.
 Nhân lực lãnh đạo:
Như tôi đã đề cập ở trên, dự án này sẽ xây dựng mới trạm cấp nước sinh
hoạt, để đảm bảo cho trạm hoạt động tốt thì mỗi trạm trung bình cần 30
người lao động trực tiếp. Như vậy, tổng lao động trực tiếp là 30 người.
 Tổng lao động:

Như vậy, tổng lao động cần thiết để phục vụ cho 13 trạm cấp nước tập
trung trên là :
- Bộ phận lãnh đạo, văn thư, hành chính:

9 người.

- Bộ phận sản xuất:

30 người.

- Tổng lao động:

39 người.

Thông qua việc nghiên cứu các dự án đã có từ trước và các căn cứ khác,
dự án này ước tính mức lương trung bình là : 620.000 đồng/Tháng/ Người.
Bảng: Bảng số liệu về chi phí tiền lương
Tổng số
trạm.
(trạm)

Tổng số lao động.
(người)
1

Nhóm 3- K32QLK.ĐN

39

Chi phí /người/

Tổng chi phí cho
tháng.
lao động
(đ)
(đ/người/tháng).
1.176.410
45.880.000

Trang 15


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
e. Các bảng tính toán:
Chi phí vận hành một m 3 nước sinh hoạt:
Theo như trình bầy ở trên thì thời gian làm trung bình 1 ngày là 24 giờ, mà
mỗi giờ tổng công suất của trạm cung cấp nước là 5 m3 /giờ.
Vậy, một ngày cung cấp được: 5 (m3/h) * 24 tiếng = 120.00 m3/ngày.
Và một tháng cung cấp được: 3.600 m3
CHI
NHIÊN
ĐỊNH PHÍ
BIẾNPHÍCHUNG
NĂ NGUYÊN
TIỀN
PHÍ
LIỆU
CHUNG
(CHI PHÍ QUẢN
M
LIỆU

LƯƠNG VẬN
(ĐIỆN) (BHXH, SỬA
LÝ, ĐÀO TẠO.
THỨ (NG.Đ)
(NG.Đ) HÀNH
(NG.Đ) CHỮA)(NG.Đ)
(NG.Đ)
(NG.Đ)
01
0,04
0,34
0,019
0,11
0,16
0,67
02
0,04
0,34
0,019
0,11
0,16
0,67
03
0,04
0,34
0,019
0,11
0,16
0,67
04

0,04
0,34
0,019
0,11
0,16
0,67
05
0,04
0,34
0,019
0,11
0,16
0,67
06
0,04
0,34
0,019
0,11
0,16
0,67
23
0,04
0,34
0,019
0,11
0,16
0,67
24
0,04
0,34

0,019
0,11
0,16
0,67
25
0,04
0,34
0,019
0,11
0,16
0,67
3
Bảng : Chi phí vận hành một m nước sinh hoạt:

Nhóm 3-K32QLK.ĐN

Trang 16


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí

3.1.2 Phân tích lợi ích của dự án.
Giá bán và doanh thu của nước sinh hoạt
Khoản mục
Công suất thiết kế
3.528.000Công suất
hoạt động

ĐVT
1 m3


Năm 01

Năm 02

Năm 03

Năm 04

Năm 05

Năm 06

Năm 23

3.528.000 3.528.000 3.528.000 3.528.000 3.528.000 3.528.00 3.528.000 3.528.00 3.528.00
0
0
0

%

100

100

100

100


100

100

100

Lượng thất thoát

20%

705.600

705.600

705.600

705.600

705.600

705.600

705.600

Sản lượng năm

1 m3

Giá bán


1.000Đ

Năm 24 Năm 25

100

100

705.600 705.600

2.822.400 2.822.400 2.822.400 2.822.400 2.822.400 2.822.40 2.822.400 2.822.40 2.822.40
0
0
0
2

2

2

2

2

2

2

2


2

/ m3
Doanh thu

1.000Đ 5.644.800 5.644.800 5.644.800 5.644.800 5.644.800 5.644.80 5.644.800 5.644.80 5.644.80
0
0
0
Bảng: Giá bán và doanh thu của nước sinh hoạt

Nhóm 3-K32QLK.ĐN

Trang 17


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí


Lợi ích kinh tế của dự án trong việc nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng

dân cư do tiết kiệm chi phí chữa các bệnh liên quan đến sử dụng nước sinh
hoạt.
Chúng ta đều biết rằng, nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng,
3 / 4 trái đất là nước và 3 / 4 cơ thể chúng ta cũng là nước. Nước là nguồn tài
nguyên hữu hạn không thể thay thế. Vì thế, nước là một nhu cầu tất yếu và
không thể thiếu trong cơ thể mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nguồn nước cung cấp
cho sinh hoạt của con người phải đảm bảo về chất lượng theo những tiêu chuẩn
cho phép, nếu không chính nguồn nước đó lại là nguyên nhân dẫn đến cho con
người những bệnh tật khá nghiêm trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ

và trí tuệ của con người.
Những bệnh thường hay mắc do sử dụng nước không đảm bảo chất lượng là
các bệnh như:
 Bệnh tiêu chảy;
 Bệnh giun sán;
 Bệnh đau mắt hột;
 Bệnh ngoài da;
 Bệnh phục khoa;
 …
Qua phần trình bầy trên, tôi đã phân tích những bệnh tật và bất lợi của những
xã chưa được cấp nước sạch so với các xã đã có hệ thống cung cấp nước sạch.
Phần lớn các xã có số lượt người phải đến khám các bệnh liên quan đến việc sử
dụng nước sinh hoạt năm 2001 ít nhất đều là các xã có hệ thống cấp nước sạch
trong sinh hoạt, còn xã có số lượt người đến khám các bệnh trên nhiều hầu hết
là xã không có hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân.
Ta thấy rằng, tình trạng sức khoẻ của người dân ở các xã chưa có nước sạch
phục vụ cho sinh hoạt là rất đáng lo ngại, nó ảnh hưởng không chỉ mang tính
hiện thời mà nó để lại những hậu quả khó mà khắc phục được nếu không có
ngay các hệ thống cấp nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt của họ.
Nhóm 3-K32QLK.ĐN

Trang 18


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
a. Những tác động tích cực (lợi ích mang tính xã hội):
- Thứ nhất, lợi ích kinh tế thu được do việc làm tăng năng suất của người
lao động.
Khi được cung cấp đầy đủ về nước sạch sẽ góp phần giảm cường độ lao
động cho người dân do được sử dụng nước sạch tại chỗ; thêm vào đó do mắc ít

các bệnh nêu trên nên người lao động có đIều kiện để nâng cao sức khoẻ, từ đó
có cơ hội tăng năng suất lao động → làm tăng thu nhập cho gia đình, cải thiện
đời sống, đồng thời giảm thiều nguy cơ mắc các bệnh mãn tính gây ảnh hưởng
tiêu cực lâu dài.
- Thứ hai, lợi ích kinh tế thu được do tăng giá trị đất.
Nếu dự án được đi vào thực hiện, hệ thống các trạm cấp nước tập trung
được xây dựng, hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp thì môi trường sống của
con người được cải thiện, dân trong vùng sẽ được dùng nước sạch đạt tiêu
chuẩn chất lượng vệ sinh môi trường. Như vậy, kết quả là làm cho giá trị sử
dụng đất tăng lên.
- Thứ ba: lợi ích thu được từ việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản
xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu vực:
Đối với các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì nước sạch là một trong
các yếu tố đầu vào quan trọng, đặc biệt là với sản xuất công nghiệp nhẹ và các
ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch. Nếu nước được cung cấp đầy đủ thì
sẽ góp phần tăng năng suất lao động cho các ngành này và đặc biệt là tăng
lượng khách du lịch do đảm bảo được tốt nhu cầu về nước sạch của họ.
- Thứ tư: lợi ích thu được do nâng cao tính bình đẳng và công bằng về nhu
cầu và đáp ứng nhu cầu về nước sạch cho sinh hoạt.
Khi nước sạch cho sinh hoạt được cung cấp đầy đủ thì tạo ra cơ hội ngang
nhau về một mặt của hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao tính cạnh tranh trong thu
hút đầu tư, từ đó tạo ra sự phát triển lành mạnh giữa các khu vực. Đảm bảo sự
ổng định về kinh tế, chính trị, xã hội; tạo ra sự hoà nhập của khu vực đó vào
trong sự phát triển chung của cả nước và góp phần tạo ra sự hoà nhập của Việt
Nhóm 3- K32QLK. ĐN

Trang 19


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí

Nam với thế giới; Từ đó đem lại giá trị lợi ích hết sức to lớn cho khu vực đó
nói riêng và cho cả nước nói chung.
-Thứ năm: Lợi ích thu được do nâng cao sức khỏe, trí tuệ của trẻ em → lợi
ích lâu dài.
Nước có ý nghĩa quan trọng đặc biệt tới trẻ em. Trẻ em là tương lai của đất
nước nên việc nâng cao sức khoẻ và trí tuệ cho trẻ em được cả xã hội quan
tâm.
Để tạo cho trẻ có sự phát triển bình thường, tích cực thì vấn đề nước sạch
phải được quan tâm hàng đầu. Nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nước sinh
hoạt ở trẻ em rất cao nhất là các bệnh về đường ruột. Nếu trẻ em được cung cấp
đầy đủ nước sạch cho sinh hoạt thì sẽ hạn chế bớt bệnh tật giúp cho trẻ phát
triển khoẻ mạnh tạo ra lợi ích lớn về lâu dài cho đất nước.
- Thứ sáu: Sự phát triển đồng bộ giữa cấp nước và các công trình hạ tầng
khác sẽ làm thay đổi bộ mặt của nông thôn, mang lại lợi ích kinh tế – xã hội to
lớn.
Ta biết rằng hệ thống cấp, thoát nước là một trong các mặt cấu thành của hệ
thống cơ sở hạ tầng, các xã này khi có hệ thống cấp nước sạch thì sẽ làm tăng
cơ hội thu hút vốn đầu tư. Các công trình cấp nước được xây dựng sẽ làm cho
tình hình cấp nước ổn định với chất lượng cao, thúc đẩy phát triển công nghiệp,
thương mại. Sự phát triển đồng bộ giữa cấp nước và các công trình hạ tầng
khác như giao thông, cấp điện, thoát nước…sẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt
của nông thôn mới, mang lại lợi ích lớn về kinh tế –xã hội.
-Thứ bảy: Chi phí sử dụng nước sạch phù hợp với thu nhập trung bình của
người dân.
Theo số liệu của Phòng Kế hoạch và Đầu tư của huyện Hòa Vang thì mức
thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi gia đình ở các xã này là khoảng
700.000 đồng/tháng. Trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng 10 m3/tháng. Như vậy
với giá tiêu thụ nước là: 2.200 đồng/ m 3, thì mỗi tháng các hộ gia đình chỉ phải
chi:
Nhóm 3- K32QLK. ĐN


Trang 20


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
2.200 (đồng/m3 × 10 (m3/tháng) =22.000 (đồng/tháng). Tức là chỉ chiếm
3,14% tổng thu nhập. Đây là mức phí có thể chấp nhận được.
3.3 Kết luận về lợi ích ròng chung của dự án.
Qua phần phân tích trên, ta thấy không những dự án khả thi về mặt tài chính
mà còn khả thi về mặt kinh tế – xã hội. Trong phần lượng hoá chi phí và lợi ích
có thể lượng hoá được thì lợi ích lớn hơn chi phí. Mặt khác đối với các chi phí
lợi ích mang tính xã hội nhưng không thể lượng hoá được nhưng đã được tôi
phân tích định tính ở trên thì lợi ích cũng lớn hơn gấp nhiều lần so với chi phí.
Lợi ích tài chính ròng thu được từ dự án: 42.395.955.000 (đồng).
Lợi ích kinh tế ròng có thể lượng hoá được :
1.795.435.000 + 1.338.500.000 –114.224.036 =3.019.710.964 (đồng.)
Tổng lợi ích ròng là:
42.395.955.000 (đồng)+3.019.710.964 (đồng) =45.415.665,96(đồng). (Chưa
tính đến những lợi ích không thể lượng hoá được)
Như vậy, dự án này nếu được thực hiện trong thực tế thì sẽ đem lại nhiều lợi
ích không chỉ về mặt tài chính mà còn cả về mặt kinh tế – xã hội, góp phần thúc
đẩy nền kinh tế các địa phương này phát triển và từ đó có những tác động tích
cực đến nền kinh tế của đất nước.
4. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của dự án
cấp nước sạch sinh hoạt cho 8 xã thuộc huyện thanh trì.
Các dịch vụ cấp nước, vệ sinh và thuỷ lợi là những vấn đề nan giải hiện nay
ở quy mô toàn cầu. Phát triển về quản lý tài nguyên nước vẫn chưa đạt được
mức độ bền vững.
Các chính sách về cấp nước, vệ sinh và thuỷ lợi thường khôngđược cập nhật,
thiếu thể chế, thiếu cán bộ được đào tạo, các công nghệ không thích hợp và cơ

chế tài chính thiếu hiệu lực, là những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng
trên.
Thiếu các dịch vụ cấp nước cũng như quy mô cạnh tranh nước sạch ngày
càng gay gắt đang đặt ra một nhu cầu bức bách về quản lý và quy hoạch tổng
Nhóm 3- K32QLK. ĐN

Trang 21


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
hợp nguồn tài nguyên nước và việc sử dụng nước, xây dựng năng lực quản lý
tài nguyên nước trở thành yếu tố quan trọng đảm bảo phát triển bền vững
ngành cấp nước.
Như vậy, việc cung cấp nước sạch cho người dân đã quan trọng thì việc quản
lý nguồn tài nguyên nước và quản lý hệ thống cấp nước một cách khoa học và
cẩn trọng còn quan trọng hơn nhiều lần.
Dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 8 xã còn lại của huyện Thanh
Trì là rất cần thiết nhưng để quản lý việc cấp nước và bảo vệ bền vững tài
nguyên nước là việc không phải dễ. Với khả năng hạn chế của mình tôi xin
được đưa ra một vài kiến nghị và giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả của dự
án cấp nước tập trung nông thôn này.
4.1 Quản lý quy hoạch mạng lưới cấp nước:
Theo luật tài nguyên nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đà
Nẵng thực hiện quyền quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn lãnh
thổ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND Thành
phố Đà Nẵng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, UBND Thành phố Đà Nẵng cần
giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND huyện quản lý, giám
sát quá trình thực hiện quy hoạch.
Các công trình xây dựng xong sẽ bàn giao cho địa phương (thôn, xã) trực
tiếp quản lý khai thác sử dụng. Để công trình hoạt động ổn định, lâu dài nên tổ

chức bộ máy quản lý dưới dạng các ban quản lý hoặc hợp tác xã dịch vụ chịu
sự quản lý điều hành của UBND các xã. Qua tổng kết kinh nghiệm hoạt động
của những trạm cấp nước đang hoạt động rất hiệu quả ở địa bàn huyện Thanh
Trì thì bộ máy tổ chức đều dưới dạng hợp tác xã dịch vụ (khoảng 7 – 14 người,
trong đó có trưởng ban, kế toán và công nhân vận hành, lắp đặt, sửa chữa, bảo
trì và ghi thu tiền nước). Với giá nước trung bình 2000đồng/m 3 là hợp lý và phù
hợp với đIều kiện kinh tế của nông thôn thuộc địa bàn Tp Đà Nẵng hiện nay
(đặc biệt là các xã ven đô).

Nhóm 3- K32QLK. ĐN

Trang 22


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
4.2 Quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung:
Trạm cấp nước tập trung quy mô thôn, xã được hoạt động như một đơn vị
kinh tế độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã. Đơn vị quản lý phải
được hạch toán trên cơ sở chi phí quản lý và doanh thu tiền bán nước. Kinh phí
thu được do bán nước được sử dụng vào việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hệ
thống cấp nước và chi phí cho công tác quản lý. Việc lắp đặt đường ống tiêu
thụ và đồng hồ đo nước tuân thủ theo hợp đồng dùng nước giữa đơn vị quản lý
hệ thống cấp nước và người tiêu dùng.
Như phần điều tra, tính toán ở trên thì lượng nước thất thoát hàng năm là rất
lớn (gần 20% tổng công suất) nên để sử dụng nguồn nước có hiệu quả nhằm
tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và đảm bảo bền vững cho nguồn nước khai
thác thì vấn đề đặt ra là phải có những giải pháp hữu hiệu để làm giảm thiểu
lượng nước bị thất thoát này. Theo tôi để làm được việc này thì đòi hỏi phải có
được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt để tham gia quản lý và
vận hành hệ thống cấp nước sinh hoạt, bên cạnh đó thì phải giáo dục ý thức cho

người dân thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ phải quản lý nguồn nước của
chung và của chính mình, tránh ăn cắp nước, sử dụng nghiêm túc đồng hồ đo
nước. Không để đồng hồ đo nước ở ngay nhà dân mà để vào một trạm tập trung
nhỏ để dễ quản lý và cán bộ quản lý cũng phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc
việc thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về sử dụng nước sinh hoạt của
mỗi xã.
Nhân lực bố trí để đảm bảo cho hệ thống cấp nước hoạt động liên quan tuỳ
theo quy mô, công suất của trạm gồm:
 Khoảng 3 – 6 người chịu trách nhiệm vận hành hệ thống theo nhu cầu
dùng nước hàng ngày của nhân dân cũng như cho các mục đích khác.
 Khoảng 3 – 5 người chịu trách nhiệm sửa chữa đường ống và ghi thu tiền
nước hàng tháng.
 Khoảng từ 2—3 người có nhiệm vụ quản lý chung.

Nhóm 3- K32QLK. ĐN

Trang 23


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
Trước khi giao nhận công trình để quản lý, những người vận hành hệ thống
cấp nước phải được đào tạo tay nghề và các kỹ thuật cần thiết cơ bản. Việc đào
tạo phải do các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao đào tạo, hướng dẫn.
4.3 Nguồn vốn thực hiện dự án:
Để thực hiện được dự án một cách có hiệu quả phải yêu cầu nguồn vốn đầu
tư cao hơn nhiều so với mức đầu tư cho xây dựng các công trình cấp nước
trong những năm qua. Do đó phải huy động mọi nguồn vốn tham gia đầu tư.
Nguồn vốn Ngân sách vẫn là nguồn vốn chủ đạo có tính chất quyết định, chủ
yếu tập trung đầu tư xây dựng các công trình đầu mối: Giếng khoan, công trình
xử lý mạng ống truyền dẫn chính và nhánh vào các ngõ xóm. Thông thường

chiếm khoảng 80% tổng giá thành công trình.
Để thực hiện dự án này một cách tốt nhất cần tập trung vận động các tổ chức
Quốc tế tài trợ dưới mọi hình thức: viện trợ nhân đạo không hoàn lại, cho vay
lãi suất thấp hoặc không tính lãi, trực tiếp đầu tư theo hình thức BOT.
4.4 Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên cho việc thực hiện các dự án
xây dựng các trạm nước phục vụ cho sinh hoạt
 Nhà nước cần có những chính sách cho vay không lãi hoặc lãi suất ưu
tiên đối với các tổ chức cá nhân để xây dựng các công trình cấp nước
sạch.
 Đất để xây dựng các công trình nước sạch được nhà nước chuyển giao
quyền sử dụng đất.
 Miễn thuế giá trị gia tăng cho các đơn vị xây dựng, kinh doanh nước
sạch nông thôn.
 Bù giá nước cho nhân dân nông thôn trong vài năm đầu (không tính khấu
hao, bù tiền sửa chữa, vận hành).
 Với các đối tượng chính sách, Nhà nước cần hỗ trợ một phần hoặc toàn
phần kinh phí cho các gia đình nghèo khó, hoàn cảnh khó khăn và các
đối tượng xã hội khác.

Nhóm 3- K32QLK. ĐN

Trang 24


Tiểu luận nhóm môn phân tích lợi ích và chi phí
KẾT LUẬN
Nước sạch phục vụ cho sinh hoạt đã, đang và sẽ vẫn là vấn đề mang tính
thời sự của tất cả các quốc gia trên thế giới không trừ một quốc gia nào.
Việc cung cấp nước sạch cho nền kinh tế luôn luôn được các quốc gia đặt
lên hàng đầu.

Với tốc độ đô thị hoá cao như hiện nay thì nhu cầu nước sạch sinh hoạt
hàng ngày, nước sản xuất dịch vụ, công cộng… ngày càng đòi hỏi nhiều
hơn. Nước sạch nông thôn đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết được các
ngành các cấp quan tâm. Để đạt được mục tiêu 100% dân số toàn huyện
Hòa Vang được dùng nước sạch thì cần phải đầu tư nhiều công sức, tiền của
để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống công trình cấp nước sạch
cho người dân nông thôn một cách khoa học và hiệu quả.
Qua phần phân tích trên, chúng ta đều thấy được lợi ích ròng của dự án
là rất lớn, nó không những đáp ứng nhu cầu bức thiết về nước sạch sinh hoạt
của người dân vùng “trắng” nước sạch sinh hoạt mà còn thu được lợi ích tài
chính, kinh tế - xã hội lớn đóng góp vào sự phát triển của từng xã và sự
phát triển chung của cả nền kinh tế quốc dân.
Xin chân thành cảm ơn GVC. ThS Nguyễn Quang Trung và Ban Quản lý dự
án Giao thông đô thị đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt bản báo cáo
này.

Nhóm 3- K32QLK. ĐN

Trang 25


×