Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phẫu thuật dây chằng chéo trước bằng XO button treo 2 đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 9 trang )

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NỘI SOI TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC
BẰNG KỸ THUẬT DÙNG XO-BUTTON CỐ ĐỊNH 2 ĐẦU MẢNH GHÉP
TẠI BỆNH VIỆN BÃI CHÁY
Hà Duy Nam*, Lê Ngọc Dũng*, Vũ Quang Nghĩa*, Đỗ Văn Cường*,
Phạm Tuấn Khánh*, Tăng Hà Nam Anh**
I.

TÓM TẮT:
Đặt vấn đề: Từ tháng 01/2014 bệnh viện Bãi Cháy đã áp dụng kỹ thuật dùng

XO button cố định 2 đầu mảnh ghép gân cơ thon và gân cơ bán gân. Chúng tôi tiến
hành nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của
phương pháp này.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, không đối
chứng trên 19 bệnh nhân được nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng kỹ thuật
dùng XO-button cố định 2 đầu mảnh ghép gân cơ thon và gân cơ bán gân tại bệnh
viện Bãi Cháy từ 01/2014 đến 01/2015. (Tính đến thời điểm hiện tại chúng tôi đã
phẫu thuật cho hơn 30 bệnh nhân bằng phương pháp này.)
Kết quả và bàn luận: Kết quả sau mổ với thời gian theo dõi trên 07 tháng cho
thấy tỉ lệ tốt và rất tốt là 94,7%. Đường kính trung bình mảnh ghép là 9mm, tiến gần
hơn tới kích thước ban đầu của dây chằng chéo trước [8].
Kết luận: Đây là phương pháp cho kết quả khả quan với yếu tố căn bản là việc
làm tăng kích thước mảnh ghép.
Từ khóa: Dây chằng chéo trước, nội soi khớp, XO-button
* Bác sĩ phẫu thuật khoa CTCH bệnh viện Bãi Cháy
**Bác sĩ phẫu thuật khoa CTCH bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Background: From 01/2014, Bai Chay hospital applied XO - button technique to
fix two-heads of gracilis tendon or semitendonisus tendon pieces. We make a study to
value the result and affected factors to this procedure.
Methods: A propective, descriptive study without case - control in Bai Chay


hospital with 19 patients who was applied XO - button technique to fix two-heads of
gracilis tendon or semitendonisus tendon pieces from 01/2014 to 01/2015.
Results and Discussions:


Post-operative results after more than 7 months of following showed that good
and very good ratios were 94,7%. The average diameter of implant pieces was 9mm.
This is quite similar to the original size of the ACL.
Conclusions:
This method has positive results and the most important factor is the increasing
size of implant pieces.
Keywords: ACL, arthroscopic, XO – button
II.

ĐẶT VẤN ĐỀ:
Sau hơn 15 năm triển khai ở Việt Nam kỹ thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo

trước (NSTTDCCT) đã được thực hiện tại rất nhiều bệnh viện. Từ loại mảnh ghép
(mảnh ghép gân bánh chè, gân Hamstring, mác dài, gân đồng loại...), phương pháp cố
định mảnh ghép (Vít, chốt ngang, nút treo, nút treo khóa dây, agraff...), số lượng bó
(1 bó, 2 bó), cho đến vị trí, phương pháp khoan đường hầm đều có những sự thay đổi.
Hiện nay, phương pháp phổ biến nhất vẫn là NSTTDCCT bằng gân cơ thon và
gân cơ bán gân, hình thức cố định là 1 nút treo ở xương đùi và 1 vít ở mâm chày. Với
phương pháp này, theo Trần Hoàng Tùng và cộng sự(2013) [3], kích thước mảnh
ghép nhỏ là nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng chống lại sự xoay trong của xương
chày với xương đùi sau mổ. Theo báo cáo của Huỳnh Đắc Vũ và Tăng Hà Nam Anh
(2013) [5], trong phương pháp tất cả bên trong việc làm tăng đường kính mảnh ghép
là một trong những lí do đem lại hiệu quả tốt. Magnussen và cộng sự (2012) [6] đã
chỉ ra rằng đường kính mảnh ghép nhỏ hơn hoặc bằng 8mm mà bệnh nhân dưới 20
tuổi sẽ làm tăng tỉ lệ phải mổ lại. Điều đó cho thấy kích thước mảnh ghép là một vấn

đề cần được quan tâm trong NSTTDCCT. Từ tháng 01/2014 bệnh viện Bãi Cháy đã
áp dụng kỹ thuật dùng XO button cố định 2 đầu mảnh ghép gân cơ thon và gân cơ
bán gân . Sự thay đổi trong hình thức cố định mảnh ghép và cách bện gân đã làm gia
tăng đường kính mảnh ghép so với phương pháp phổ biến trước đó. Chính bởi vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả và các yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả của phương pháp này.
III.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng


Là những bệnh nhân bị tổn thương dây chằng chéo trước được phẫu thuật nội
soi tái tạo bằng kỹ thuật dùng XO-button cố định 2 đầu mảnh ghép gân cơ thon và
gân cơ bán gân tại bệnh viện Bãi Cháy từ 01/2014 đến 01/2015.
2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là đứt dây chằng chéo trước
- Độ tuổi từ 18 – 50
- Có hoặc không có tổn thương sụn chêm phối hợp
3. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Có những tổn thương phối hợp như đứt dây chằng chéo sau, dây chằng bên
trong, dây chằng bên ngoài, góc sau ngoài hoặc có tổn thương xương kèm theo.
- Những bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, không đối chứng
5. Phương pháp phẫu thuật
• Thì 1: Dùng dụng cụ lấy gân cơ thon và gân bán gân.
• Thì 2: Bện gân: - Sử dụng 1 XO-button có độ dài 15mm (hoặc 20mm) ở
đầu trên và 1 XO-button có độ dài 30mm ở đầu còn lại.


Hình 1: Ảnh gân sau bện (nguồn tác giả)

• Thì 3: Khoan đường hầm đùi: 2h-2h30’ với gối trái, 9h30’-10h gối phải


• Thì 4: Khoan đường hầm chày: - Gối gấp 90 độ
- Vị trí ngang sừng trước sụn chêm ngoài, khoảng giữa 2 gai chày lệch về
phía gai chày trong. Thay đổi góc của thước ngắm mâm chày (35 độ ->55 độ) sao cho
độ dài đường hầm chày là 40 mm
• Thì 5: Kéo gân + khoan đường hầm phụ: - Kéo gân từ đường hầm chày
- Căn cứ vào kích thước đoạn dư ra của XO button 30mm so với thành
xương và góc khoan đường hầm chày so với trục dọc cơ thể (Góc B) mà từ mép
đường hầm ta dịch xuống 1 khoảng d = BC + 2,5mm (bán kính mũi khoan).

Hình 2: Hình vẽ cách tính đường hầm phụ (nguồn tác giả)

- Khoảng BC được xác định dựa vào phương trình:
BC2 – 2AB.BC.cosB + AB2 – AC2 = 0
AB
Góc B
125
130
135
140
145

5

10


15

20

25

Mm
27
26,5
26,5
26
26

Mm
23
22,5
22
21,5
21

mm
18,5
18
17,5
17
16,5

Mm
13,5

13
12,5
12
11,5

Mm
7,5
7
6,5
6
6

• Thì 6: - Luồn chỉ mồi, kéo XO-button 30mm qua đường hầm phụ
- Bơm rửa, đặt dẫn lưu, đóng vết mổ, nẹp gối tư thế duỗi.


Hình 3: X quang sau mổ TTDCCT (nguồn tác giả)

Hình 4: Hình vẽ mô phỏng vị trí gân trong đường hầm

6. Phương pháp đánh giá:
Lâm sàng: (Nghiệm pháp Lachman, Nghiêm pháp Pivot shift), cận lâm sàng (chụp
X quang, MRI sau mổ), đánh giá chức năng gối sau mổ theo thang điểm Lyshom
IV.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Đặc điểm dịch tễ:

Tổng số 19 bệnh nhân có 17 nam (89,5%) và 2 nữ (10,5%) . Độ tuổi trung
bình là 32. Thời gian trung bình từ lúc bị tổn thương đến khi được điều trị là 9 tháng.

2. Hình thái tổn thương phối hợp:
Hình thái tổn thương
Đứt DCCT đơn thuần
Đứt DCCT + rách sụn chêm trong

Số bệnh nhân
4
11

Tỉ lệ %
21,1%
57,9%


Đứt DCCT + rách sụn chêm ngoài
Đứt DCCT + rách cả 2 sụn chêm

2
2

10,5%
10,5%

3. Đường kính mảnh ghép

Kích thước trung bình của mảnh gân ghép là 9mm lớn hơn so với phương pháp
gân chập đôi. Như trong nghiên cứu của Trần Hoàng Tùng và cộng sự [3] đường kính
mảnh ghép là 7,2mm, Còn trong nghiên cứu của Trương Trí Hữu [2] là 7,5 mm.
4. Quá trình phẫu thuật, các yếu tố ảnh hưởng
Thời gian mổ trung bình 69 phút, nhanh nhất là 50 phút và lâu nhất là 110 phút.

Có 4 bệnh nhân được tiến hành khâu lại sụn chêm, còn lại là cắt sửa
Có 3 trường hợp phải tạo hình khe liên lồi cầu đùi bao gồm: 1 bệnh nhân đứt dây
chằng chéo trước 9 năm, 1 bệnh nhân có giới tính nữ và 1 bệnh nhân có đường kính
mảnh gân ghép là 10mm. Từ 3 trường hợp này cho thấy để tránh việc mảnh gân ghép
bị cấn vào lồi cầu trong quá trình phẫu thuật cần định vị điểm khoan đường hầm
chính xác, đặc biệt lưu tâm những trường hợp bệnh nhân nữ giới, có thời gian đứt dây
chằng đã lâu hoặc kích thước mảnh gân ghép lớn.
5. Kết quả sau phẫu thuật: Nghiệm pháp Lachman và Pivot shift
Dương tính

Âm tính


Nghiệm pháp Lachman

2(10,5%)

17(89,5%)

Nghiệm pháp Pivot shift

1(5,3%)

18 (94,7%)

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tỉ lệ Lachman âm tính sau phẫu thuật ở
thời điểm đánh giá là 89,5%, khả quan hơn so với tỷ lệ 47% trong nghiên cứu của
Trương Trí Hữu [2] và tỉ lệ 69,6% trong nghiên cứu của Đặng Hoàng Anh [1].
Đánh giá chức năng gối theo thang điểm Lyshom ở thời điểm hiện tại


Kết quả bước đầu cho thấy đây là phương pháp mang lại hiệu quả điều trị cao
với tỉ lệ tốt và rất tốt là 94.7% không hề thua kém so với các phương pháp khác.
Phương pháp cố
Tác giả
Đặng Hoàng Anh
Trương Trí Hữu
Trần Hoàng Tùng và cs

Loại mảnh

định mảnh ghép

ghép
Hamstring nút treo+ vít
Hamstring 2 vít chẹn
Hamstring 1 nút treo + 1 vít

Phân loại Lysholm
Tốt và Trung bình
rất tốt
92%
91,2%
97,79%

và kém
8%
8,8%
2,21%



Vũ Hải Nam và cs
Huỳnh Đắc Vũ và Tăng

hoặc 2 vít chẹn
Hamstring Nút treo + vít
Hamstring 1 nút treo + 1

92,06% 9,04%
100%

Hà Nam Anh
tightrop
Chúng tôi
Hamstring 2 nút treo
94,7% 5,3%
Tuy nhiên, do cỡ mẫu còn nhỏ, thời gian theo dõi còn ngắn (trung bình 13 tháng)
nên nghiên cứu này còn cần được tiếp tục theo dõi thêm trong thời gian sắp tới.
Chúng tôi cũng đang xem xét đây có thể là 1 giải pháp ứng dụng trong việc mổ
lại cho những trường hợp đã từng mổ tái tạo dây chằng chéo trước thất bại. Bởi vì sự
tăng về kích thước mảnh ghép có thể bù lấp được sự rộng ra của đường hầm cũ, cũng
như việc thay đổi hình thức cố định mảnh ghép là giải pháp tốt trong những trường
hợp trước đó được khoan, bắt vít mâm chày.
V.

KẾT LUẬN:

Đây là phương pháp cho kết quả khả quan với tỉ lệ tốt và rất tốt đạt 94.7%. Yếu
tố cơ bản của phương pháp là nhờ thay đổi hình thức cố định mảnh ghép, cách bện
gân làm tăng đường kính mảnh gân ghép. Trong quá trình phẫu thuật cần lưu ý không
để mảnh ghép cấn vào khe liên lồi cầu, cũng như phải có sự tính toán tương đối chính

xác độ dài mảnh ghép và đường hầm. Hiện cỡ mẫu còn nhỏ, thời gian theo dõi còn
ngắn, phương pháp cần được tiếp tục theo dõi và gia tăng cỡ mẫu.
Tài liệu tham khảo:
1. Đặng Hoàng Anh (2009) “ Nghiên cứu điều trị đứt dây chằng chéo trước
khớp gối sử dụng gân cơ bán gân và gân cơ thon” – Luận án Tiến sĩ y học
2. Trương Trí Hữu (2009)”Tái tạo đứt dây chằng chéo trước kèm rách sụn
chêm do chấn thương thể thao qua nội soi”- Luận án Tiến sĩ y học
3. Trần Hoàng Tùng và cộng sự“Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi
điều trị đứt dây chằng chéo trước khớp gối tại bệnh viện Việt Đức”Tạp chí
chấn thương chỉnh hình Việt Nam số đặc biệt 2012 Tr 37 -40
4. Vũ Hải Nam và cộng sự (2012)”Đánh giá kết quả nội soi điều trị tổn thương
đứt dây chằng chéo trước khớp gối bằng kỹ thuật 2 bó 4 đường hầm tại bệnh
viện 198 BCA”


5. Huỳnh Đắc Vũ và Tăng Hà Nam Anh (2013) “Đánh giá kết quả phẫu thuật
nội soi tái tạo dây chằng chéo trước sử dụng gân Hamstring bằng kĩ thuật
All- inside” – Tạp chí CTCH TP Hồ Chí Minh
6. Magnussen RA, Lawrence JT, West RL, Tot AP,Taylor DC, Garrerr W.E.
Graft size and patient age are predictors of early revision after anterior
cruciate ligament recontruction with hamstring autograft.Arthroscopy
2012;28: 526 – 531
7.

Aaron E. Barrow.MD, Marcello Pilia,PhD, Teja Guda,PhD,Warren R.
Kadrmas,MD, and Travis C. Burns,MD(2014)” Femoral Suspension Devices
for Anterior Cruciate Ligament Reconstruction” - The American Journal of
Sports Medicine.

8. Christel P. (1999), "Anatomie du ligament croisé antérieur et isometrie",

Arthroscopie. Société Francaise d’arthroscopie, pp. 124 – 131.



×