Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Quy trình sản xuất giống hàu thái bình dương tại hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 25 trang )

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

I. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIÔNG
HẦU THÁI BÌNH DƯƠNG
1.1. Tên công nghệ:
Quy trình công nghệ sản xuất giống hầu Thái Bình Dương.
1.2. Đối tượng áp dụng:
Hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas)
1.3. Địa điểm áp dụng:
Áp dụng trong cả nước, ở những trại sản xuất giống hải sản, nơi có các điều
kiện thuỷ lý, hoá, môi trường tự nhiên phù hợp với đối tượng.
1.4. Quy mô sản xuất:
Quy mô sản xuất giống phụ thuộc vào công suất của trại giống, trình độ kỹ
thuật cũng như khả năng tài chính của mỗi trại.
1.5. Cơ sở khoa học để xây dựng quy trình công nghệ:
- Lựa chọn địa điểm sản xuất giống hầu Thái Bình Dương.
Thông qua việc nuôi thương phẩm, nuôi vỗ phát dục, tái phát dục và khả
năng sinh sản trong tự nhiên của hầu Thái Bình Dương làm cơ sở cho việc lựa chọn
địa điểm sản xuất giống.
- Lựa chọn các kiểu sản xuất giống thích hợp với các loại hình nuôi thương
phẩm khác nhau.
Có hai hình thức sản xuất giống Hầu Thái Bình Dương là sản xuất giống hầu
bám và giống hầu rời.
Từ việc nghiên cứu các tài liệu về công nghệ sản xuất giống hầu Thái Bình
Dương của một số nước có công nghệ sản xuất giống tiên tiến như Úc, Nhật Bản,...
cũng như nhu cầu con giống trên thị trường để đưa ra hình thức sản xuất con giống
phù hợp.
TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

1




QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

- Thiết kế trại sản xuất giống Hầu Thái Bình Dương.
Qua việc nghiên cứu tài liệu, tham quan thực tế một số trại sản xuất giống ở
Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản và quá trình sản xuất giống thử nghiệm thành công ở hai
địa điểm (Trung tâm Quốc gia giống Hải sản Miền Bắc và Trung tâm giống Hải sản
của Công ty ĐTPTSX Hạ Long tại xã Thắng Lợi-Vân Đồn) đã thành công làm tiêu
chuẩn kỹ thuật cho việc thiết kế trại sản xuất giống.
- Căn cứ vào kết quả sản xuất thử nghiệm giống hầu Thái Bình Dương.
Qua việc thử nghiệm sản xuất giống tại 2 địa điểm là Trung tâm Quốc gia
Giống Hải sản Miền Bắc và Trung tâm giống Hải sản của Công ty ĐTPTSX Hạ
Long tại xã Thắng Lợi-Vân Đồn đã đạt được mục tiêu sản xuất 40 triệu con
giống/trại/năm.
1.6. Yêu cầu kỹ thuật:
Công nghệ sản xuất giống Hầu Thái Bình Dương bao gồm các bước sau:
-

Lựa chọn địa điểm đặt trại sản xuất

-

Gây nuôi thức ăn tươi sống.

-

Lựa chọn Hầu bố mẹ.

-


Nuôi vỗ Hầu bố mẹ.

-

Cho đẻ.

-

Ương nuôi ấu trùng.

-

Thu con giống.

-

Ương con giống lên cỡ 3-5mm.

-

Vận chuyển con giống.

TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

2


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)


1.7. Nội dung Quy trình công nghệ sản xuất giống Hầu Thái Bình Dương
(Crassostrea gigas).
Gây nuôi thức ăn tươi sống

Nuôi vỗ hầu bố mẹ

Kích thích hầu sinh sản

Ương nuôi ấu trùng

Thu con giống

Con giống bám

Con giống rời

Ương con giống lên cỡ 3-5mm

Vận chuyển con giống

Hình 1: Quy trình công nghệ sản xuất giống hầu Thái Bình Dương
1.7.1. Lựa chọn trại sản xuất giống hầu Thái Bình Dương.
-

Vấn đề quyết định cho sự thành công trong sản xuất giống nhuyễn thể nói chung
TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

3



QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

là nguồn nước biển có chất lượng tốt và khả năng duy trì chất lượng nước biển
trong quá trình sản xuất giống nhuyễn thể. Nước biển và chất lượng nước biển là
một yêu cầu vô cùng quan trọng đối với trại sản xuất giống nhuyễn thể. Bên cạnh
các yếu tố như khí hậu, giao thông, thị trường cũng như mức độ đầu tư thì cần chú ý
đến một số điều kiện sau khi lựa chọn vị trí xây dựng trại giống nhuyễn thể nói
chung hay hầu TBD nói riêng:
-

Có nguồn nước biển trong sạch, không ô nhiễm, nguồn nước cần đáp ứng được
các chỉ tiêu thuỷ lý thuỷ hoá sau:
Bảng 1. Một số yếu tố môi trường nước trong trại sản xuất giống
Độ

S‰

cứng

20-33

<5,5

pH

7,5-8,5

NH3


NO2

Fe2+

BOD

COD

T0

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(0C)

<0,5

<0,01

<0,1

8-22


0,141,6

28-32

Đối với những khu vực có độ mặn thấp nên dùng muối hoặc nước ót có độ mặn
100-200‰ để làm tăng độ mặn.
1.7.2. Gây nuôi thức ăn tươi sống.
Trong sản xuất giống các loài nhuyễn thể nói chung và sản xuất giống hầu
Thái Bình Dương nói riêng thì việc gây nuôi các loài vi tảo làm thức ăn tươi sống là
khâu hết sức quan trọng góp phần lớn vào sự thành công của việc sản xuất giống.
Vi tảo có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao (tính theo trọng lượng khô)
protein 29-57%, lipit 7-25%, Cacbohydrat 5-32% đặc biệt một số acid béo mạch dài
không no tổng hợp bởi vi tảo là một trong các yếu tố có ý nghĩa quyết định cho sinh
trưởng và tỷ lệ sống của động vật thân mềm, trong đó có hầu.
Đối với mỗi loài vi tảo được sử dụng cho nuôi nhuyễn thể phải đảm bảo các
đặc tính: kích thước tế bào hợp lý, màu sắc dễ phát hiện, có hệ số tiêu hoá cao, tốc
độ sinh trưởng nhanh, khả năng thích ứng rộng trước những thay đổi của môi trường
nuôi cấy và có thành phần dinh dưỡng tốt, không có độc tố. Các loài tảo thường
TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

4


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

được sử dụng như: Nanochrolopsis aculata, Isochrysis galbana, Chaetoceros
calcitrans, Chlorella sp, Tetraselmis sp.. Để chủ động nguồn giống cho việc nuôi
sinh khối vi tảo thì nên xây dựng phòng lưu giữ giống, diện tích từ 10-16m 2.

1.7.2.1. Nguồn tảo giống:
Để giảm thời gian và chi phí cho phân lập giống tảo thuần, ta nên sử dụng nguồn
giống đã phân lập từ các phòng thí nghiệm hoặc nguồn gốc ngoại nhập.
1.7.2.2. Môi trường giữ giống.
Hiện nay có rất nhiều loại môi trường dinh dưỡng dùng cho tảo trong phòng
thí nghiệm. Dưới đây là một số môi trường dinh dưỡng dùng cho lưu giữ tảo và nuôi
sinh khối nhỏ trong phòng thí nghiệm.
Bảng 2. Thành phần các môi trường nuôi tảo
Thành phần bổ sung
cho môi trường (g/l)

Tên môi trường
F/2

Conway

Dung dịch 1
+ Pha các hoá chất trên với 1 lit nước cất
(Dung dịch đa lượng) + Phải đun riêng từng hoá chất
NaNO3
0.075
4,36.10-3

Na2EDTA
NaH2PO4.2 H2O

6,6.10-3

0.05
3.15.10-3


FeCl3.6 H2O
KOH

13,3.10-3

KNO3

13,3.10-3

Dung dịch 2 (Dung
dịch Silicate)

+ Pha riêng với 1 lit nước cất
+ Pha 1ml D2 với 1lit D1

Na2SiO3.5H2O

0.018
Dung dịch 3 (Khoáng vi + Pha riêng với 1 lit nước cất
+ Pha 1ml D3 với 1 lit D1
lượng)
CuSO4.5H2O

1.10-5

1,96.10-5

ZnSO4.5H2O


2,2.10-5

4,4.10-5

CoCl2.6H2O

1,1.10-5

2.10-4

MnCl2.4H2O

1,8.10-3

3,6.10-4

NaMoO4.2H2O

0,6.10-5

0,126.10-4

(NH4)6Mo7O24.4H2O

0,126.10-5

TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

5



QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

Dung dịch 4 VTM

+ Pha riêng
+ Pha 5ml D4 với 1 lít D1

B12

0,1.10-3

0,5.10-4

B1

0,2.10-3

0,2.10-4

Biotin

0,1.10-5

0,01.10-5

+ Pha 1ml Môi trường cho 1 lit nước nuôi cấy tảo
+ Chỉ thêm dung dịch 2 (Silicate) khi nuôi tảo silic


Qua thực tế cho thấy Môi trường F 2 phù hợp với nhiều loài tảo nuôi và cho
kết quả tốt cả với lưu giữ và nuôi sinh khối.
Các hoá chất phục vụ nuôi tảo đều có bán sẵn trên thị trường và chỉ cần pha
chế theo đúng công thức là có thể nuôi tốt. Tuy nhiên do tính phức tạp và chi phí lớn
nên các môi trường nuôi nêu trên chỉ được áp dụng ở quy mô nhỏ, còn nuôi ở qui
mô lớn người ta có công thức nuôi cấy khác.
1.7.2.3. Lưu giữ và nuôi sinh khối nhỏ trong phòng thí nghiệm
Việc lưu giữ giống là điều quan trọng nhằm duy trì giống, cung cấp ổn định
cho việc nuôi sinh khối lớn sau này.
* Lưu giữ liên tục tảo trong phòng thí nghiệm.
Giống tảo được lấy từ bình cầu 2 – 5lít sau khi được nhân nuôi khoảng 2 - 3
ngày. Do khi mới nhân nuôi trong bình này tảo có chất lượng tốt vì chưa bị lây
nhiễm các loài tảo lạ và nguyên sinh động vật.
Phương pháp tiến hành: Các bình thuỷ tinh, chai nhựa được rửa sạch và khử trùng
bằng HCl đặc trước khi sử dụng. Ống nghiệm và các dụng cụ liên quan rửa sạch rồi
hấp tiệt trùng trong 10 phút sau đó sấy khô ở 1050C trong 15 phút trước khi dùng.
Lấy tảo trong các bình cầu cao cổ vào các chai nhựa (đã được nuôI trước đó
2-3 ngày). Trước khi lấy tảo vào lưu giữ cần dùng dịch tảo này tráng qua các chai
nhựa 1 – 2 lần. Sau đó lấy dịch tảo vào đầy các chai, hạ nhiệt độ xuống từ từ trong
vòng 12 - 24h mới cho vào tủ bảo quản để lưu giữ.
Với điều kiện lưu giữ ở 4 – 60C, mật độ lưu giữ ban đầu là 2.106tế bào/ml. Thời gian
lưu giữ có thể được một năm. Thời gian lưu giữ ngắn hay dài phụ thuộc vào mật độ
TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

6


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)


tảo lưu giữ ban đầu. Sau 6 tháng đến 1 năm lưu giữ, ta lại đưa tảo ra nuôi trở lại và
lặp lại quá trình lưu giữ như ban đầu. Tảo sau khi lưu giữ và đã gây nuôi trong
phòng thí nghiệm được đem nuôi sinh khối ở các túi nilon, thùng nhựa và bể.
* Lưu giữ tảo trong các ống nghiệm
Dùng bơm kim tiêm đã rửa sạch rút lấy nước biển đã bổ sung môi trường cho
vào 2/3 thể tích mỗi ống nghiệm. Sau đó dùng bơm kim tiêm khác rút lấy giống tảo
trong bình cầu cho vào mỗi ống nghiệm. Tảo lưu giữ trong ống nghiệm có mật độ từ
1200 - 1500 (tb/ml).
* Nuôi sinh khối nhỏ trong phòng thí nghiệm
Tảo giống được lấy từ các ống nghiệm hoặc chai thủy tinh được lưu giữ trong
tủ bảo quản lạnh ở nhiệt độ 4 - 60C. Tất cả các dụng cụ trước khi sử dụng đều được
khử trùng
Chuẩn bị bình cầu, bình nhựa: Bình cầu, nhựa được rửa sạch cho nước biển
vào đun sôi để nguội cho môi trường vào (2ml môi trường cho 1lít nước nuôi), cho
sục khí khuấy đảo đều. Giống tảo sau khi lấy ra từ tủ bảo quản lạnh để hạ nhiệt độ từ
từ trong thời gian 6 - 12h để cho cân bằng với nhiệt độ phòng.
Tảo giống lấy ra từ các ống nghiệm thì dùng bơm kim tiêm rút tảo giống ra
(bơm kim tiêm được khử trùng bằng cồn thí nghiệm trước khi sử dụng). Rồi cho vào
các bình cầu và theo dõi sự phát triển của tảo. Tuỳ vào lượng tảo giống lấy ra, và
mật độ tảo được lưu giữ trong ống nghiệm, chai mà có thể nhân trực tiếp vào bình 2;
20lít.
Duy trì sục khí, nhiệt độ duy trì 22 - 25 0C, chiếu sáng liên tục với cường độ
ánh sáng 2500 -5000 Lux. Hàng ngày theo dõi sự phát triển của tảo. Thông thường
sau 4 - 7 ngày nuôi (tuỳ vào mật độ, chất lượng tảo giống ban đầu) mà ta có thể thu
tảo sớm hay muộn.
Mỗi lần có thể thu 1,5 – 10lít dịch tảo trong bình cầu, bình nhựa (thu cùng
thời gian trong mỗi ngày để có mật độ tảo ổn định). Sau khi thu cần cấp lại nước

TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124


7


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

biển sạch với lượng như ban đầu và bổ xung môi trường ConWanle 2ml môi trường
cho 1 lít dịch tảo lấy ra.
Thường sau khoảng 5- 10 ngày thay bình một lần, tuỳ thuộc vào chất lượng
tảo giống và quá trình thao tác. Liên tục cấy truyền để thu được mật độ cao nhất
trước khi đem ra nuôi sinh khối lớn. Trong thực tế để duy trì sự phát triển của tảo ta
thường thu tảo ở mật độ 24 - 28.106tb/ml đem ra nuôi sinh khối lớn.

Hình 2. Nuôi sinh khối nhỏ trong phòng thí nghiệm
1.7.2.4 . Nuôi sinh khối lớn phục vụ sản xuất giống nhuyễn thể
Đây là công đoạn rất quan trọng nhằm cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cho ấu
trùng trong quá trình ương giống.
Các phương pháp nuôi:
Hệ thống nuôi trong nhà, ngoài trời: nuôi trong nhà giúp kiểm soát việc chiếu
sáng, nhiệt độ, hàm lượng chất dinh dưỡng, lây nhiễm các sinh vật ăn mồi sống và
tảo, trong khi các hệ thống nuôi ngoài trời làm cho việc nuôi trồng 1 loài tảo đặc thù
khó có thể tiến hành trong 1 thời gian dài.
Hệ thống nuôi hở/kín: Nuôi hở như nuôi ở các ao và bể nuôi không mái che
(ở trong nhà hoặc ngoài trời) dễ bị nhiễm bẩn hơn các bình nuôi kín như các ống,
các bình nhỏ, các bình lớn, các túi.
Nuôi từng mẻ, nuôi liên tục và bán liên tục: Nuôi từng mẻ: gồm có việc cấy
đơn các tế bào trong một thùng chứa nước biển được cung cấp môi trường nuôi. Khi
quần thể tảo đạt mật độ tối đa thì thu hoạch hết.
TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124


8


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

Nuôi liên tục: Là phương pháp nuôi trong đó nước biển đã cung cấp môi
trường nuôi được bơm liên tục vào buồng sinh trưởng và đồng thời rửa sạch các tảo
thừa. Khi nước biển đi qua buồng sinh trưởng thì tảo liên tục phát triển và đạt được
mật độ cao khi nưóc nuôi đã đi qua hết buồng sinh trưởng và thu tảo ngay ở đầu ra
của buồng nuôi. cứ như trên mô hình hoạt động một cách liên tục.
Nuôi bán liên tục: Nuôi tảo trong bể lớn, khi mật độ đạt cao thi thu hoạch một phần
rồi lại cung cấp tiếp nước biển và môi trường nuôi vào để nuôi tiếp.
Các phương pháp nuôi tảo khác nhau có những ưu, nhược điểm khác nhau,
được tổng kết qua bảng 4.
Bảng 3. Những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp nuôi tảo khác
nhau (Anomymous, 1991)
Stt
Kiểu nuôi
1 Nuôi trong nhà
2 Nuôi ngoài trời
Nuôi hệ thống
3
kín
4 Nuôi vô trùng
Nuôi không vô
5
trùng

Ưu điểm

Mức đọ kiểm soát cao
Rẻ hơn

Nhược điểm
Tốn kém
ít kiểm soát được

Có thể ít bị lây nhiễm

Tốn kém

Đoán trước được, ít bị thất bại

Tốn kém, khó

Rẻ hơn, ít khó khăn hơn

Dễ bị thất bại
Khó, chỉ có thể áp dụng khi
nuôi với khối lượng nhỏ,
thiết bị phức tạp, chi phí có
thể cao
Chất lượng thất thường, ít
tin cậy
ít hiệu quả nhất, chất lượng
có thể thất thường

6

Nuôi liên tục


Hiệu quả, cung cấp đều đặn các
tế bào chất lượng cao, tự động
hoá được, tốc độ sản xuất cao
nhất trrong thời gian dài.

7

Nuôi bán liên
tục

Dễ, tương đối hiệu quả

8

Nuôi theo mẻ

Dễ nhất, đáng tin cậy nhất

Tuỳ theo điều kiện nuôi, mục đích nuôi mà có thể áp dụng các hình thức nuôi
khác nhau để đem lại hiệu quả nuôi phục vụ tốt nhất cho mục đích nuôi.
Sau khi tảo nuôi sinh khối nhỏ trong phòng thí nghiệm đã đạt mật độ cao như:
Isochrysis galbana 22-24.106 tb/ml; Nanochloropsis oculata 52-56.106tb/ml;
Tetraselmis chui 14-16.106tb/ml Chroomonas salina 14-18.106tb/ml; Chaetoceros
calcitrans 16-18.106tb/ml; và Chaetoceros muiileri 12-14.106tb/ml tiến hành đưa ra
TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

9



QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

nuôi sinh khối lớn. Có nhiều mô hình nuôi sinh khối (hình 13). Tuy nhiên tùy thuộc
vào quy mô trại sản xuất của mỗi trại mà chọn mô hình nuôi cho phù hợp. Nếu quy
mô trại sản xuất 10-20 triệu con giống/năm thì lượng tảo cần cung cấp hàng ngày
phục vụ ương ấu trùng là rất lớn, đòi hỏi trong thời gian ngắn phải cung cấp với một
lượng lớn tảo. Nếu nuôi ở quy mô túi nilong và thùng nhựa sẽ không đủ cung cấp,
do vậy phải dùng phương pháp nuôi đạt sinh khối nhanh nhất và nuôi sinh khối ở
quy mô bể lớn.
Đầu tiên tảo giống được lấy từ phòng thí nghiệm đưa vào nuôi trong các túi
nilong hoặc bể kính dung tích 60lít (đã được vệ sinh sạch sẽ để tránh lây nhiễm).
Tùy vào lượng tảo giống nhiều hay ít mà cấp nước cho phù hợp. Nếu mật độ tảo
thấp do cấp nước nhiều sẽ làm tảo phát triển chậm hoặc chết đi. Trong quá trình cho
tảo giống vào túi và cấp nước chủ yếu là phương pháp so màu bằng mắt thường để
cấp nước vào thời điểm đầu và bổ xung nước dần trong quá trình nuôi khi tảo đạt
mật độ cao. Thông thường với 3lít tảo giống lúc ban đầu ta cấp 1/3 túi và cấp nước
được cấp dần theo sự phát triển của tảo. Mục đích của việc nuôi này sẽ giúp tảo phát
triển nhanh và thuần. Sau 2-3 ngày nuôi, khi mật độ đạt cao tiến hành chuyển tảo
vào các bể lớn (bể xi măng trắng hoặc bể compzit 2,5-22 m 3 ) để nuôi tiếp.
-

Nguồn nước: Nguồn nước đã được lọc sạch qua cát mịn và sau đó lọc tinh qua
ống lọc 1-5µm. Nguồn nước trước khi đưa vào nuôi tảo đã được xử lý Chlorine
50ppm.

1

TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

3

2

10

4


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

Hình 3. Các mô hình nuôi tảo sinh khối
1. Nuôi trong túi nilong
3. Nuôi trong thùng nhựa

2. Nuôi trong bể kính
4. Nuôi trong bể compzit

- Ánh sáng: Thường sử dụng ánh sáng mặt trời, cường độ chiếu sáng thích hợp từ
4.000 – 8.000lux. Thời gian tăng trưởng của tảo kéo dài 4 – 5 ngày trong điều kiện
nhiệt độ 22 – 250C. Vào mùa hè nhiệt độ cao 29 – 30 0C tảo phát triển nhanh nên rất
chóng tàn. Vì vậy cần nuôi tảo trong nhà có mái che, thoáng khí, tránh nhiệt độ quá
cao vào buổi trưa.
- Sục khí liên tục 24/24.
Môi trường nuôi tảo sinh khối lớn
Môi trường nuôi tảo sinh khối lớn đã được nhiều tác giả nghiên cứu với những công
thức nuôi tảo khác nhau. Mỗi môi trường có thể nuôi hữu hiệu cho một hay một số
loài tảo. Đặc biệt đối với tảo khuê công thức nuôi phải có thêm môi trường Silicat vì
chúng sử dụng hợp chất này để sản xuất vỏ bên ngoài.
Bảng 4. Công thức dùng để nuôi tảo biển sinh khối lớn.

Stt

1

2

Loài tảo
Isochrysis galbana

Nanochlroopsis
Chlorella

Thành phần bổ sung
cho môi trường
NaNO3
NaH2PO4
FeC6H5O7
VTM B1
VTM B12
NaNO3
NH2CONH2
KH2PO4
FeC6H5O7

(g/)m3
60
4
0,5
0,1
0,0005

60
18
4
0,5

TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

11


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

3

Chaetoceros muelleri

4

Platymonas
subcordiformis

NaNO3
NH2CONH2
KH2PO4
Na2SiO3
FeC6H5O7
NaNO3
NH2CONH2
KH2PO4

FeC6H5O7
VTM B1
VTM B12

50
20
4
4,5
0,45
60
18
5
0.5
0,2
0,00025

Ngoài môi trường trên, còn có một số loại phân bón dùng cho nuôi các loại
tảo biển với chi phí đầu tư thấp.
Bảng 5. Các dạng kết hợp phân bón khác nhau dùng để nuôi sinh khối tảo biển.

Các loại phân bón
Sunphat amôn
Ure
Supe phôtphát canxi
Clewat 32
Phân N:P 16:20
N:P:K 16:20:22
N:P:K 14:14:14

Công

thức
A
150
7,5
25

Công
thức
B
100
5
15
5

Nồng độ (mg/l)
Công
Công
Công
thức
thức
thức
C
D
E
300

100
10 – 15

Công

thức
F
12 – 15

50
10 - 15
12 - 15

30

Sau thời gian nuôi từ 2-3 ngày, tảo trong bể nuôi đạt được mật độ thích hợp 418.106tb/ml thì tiến hành rút hết tảo cho cho ấu trùng ăn nếu nuôi tảo theo từng mẻ
(tức là trong suốt quá trình nuôi cấy không có bổ sung thêm hay lấy bớt đi chất dinh
dưỡng).
Hoặc nuôi theo phương pháp bán liên tục: Khi mật độ tảo đạt cao, rút một
phần tảo cho ấu trùng ăn sau đó cấp nước và môi trường bù vào để tiếp tục nuôi tiếp,
lặp lại quá trình này 2-5 lần nữa mới thay giống mới đã nuôi gối trong túi nilong
trước đó.
TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

12


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

Trong điều kiện nuôi tảo ngoài tự nhiên, việc phòng chống nóng cho khu vực
nuôi trong mùa hè là rất cần thiết, sẽ giúp tảo phát triển tốt. Trong trường hợp nhiệt
độ ngoài trời quá cao khu nuôi tảo không được che nắng sẽ làm tảo chậm phát triển
hoặc chết.
1.7.3. Lựa chọn và nuôi vỗ hầu bố mẹ.

*. Chọn hầu bố mẹ
Hầu bố mẹ được lựa chọn từ các vùng nuôi thương phẩm đạt được các chỉ tiêu sau:
- Chọn những cá thể phát triển tốt nhất trong quần đàn, không mang mầm bệnh.
- Chiều cao vỏ >7cm, vỏ sáng bóng, không bị dị hình dị dạng.
- Tuổi hầu: từ 1-2 tuổi. Không chọn những con quá ít hoặc quá nhiều tuổi sẽ không
tốt cho việc sinh sản cũng như chất lượng con giống sau này.
- Tuyến sinh dục chủ yếu ở giai đoạn III: Tuyến sinh dục phát triển căng đầy, ấn nhẹ
thấy sản phẩm sinh dục trào ra. Lúc này hầu đã sẵn sàng bướcvào sinh sản.
*. Nuôi vỗ hầu bố mẹ.
Ngay trong mùa vụ sinh sản thì hầu bố mẹ cũng phát dục không đồng đều. Do
vậy việc nuôi vỗ là hết sức quan trọng, nuôi vỗ tốt sẽ tạo nên đàn bố mẹ có tuyến
sinh dục phát triển đồng đều, tăng khả năng sinh sản. Trong quá trình nuôi vỗ, hàng
ngày khẩu phần cho cá thể phải tối thiểu ít nhất là cho ăn từ 3 loài tảo trở lên. Chế độ
cho ăn: thức ăn là hỗn hợp các tảo hiển vi: (Isochrysis galbana, Chaetoceros
calcitrans, Chaetoceros muelleri, Pavlova lutheri). Mật độ thức ăn là 18.000020.0000 tb/ml, cho ăn 2 lần/ngày. Thông thường trong khẩu phần tảo trên thì
Chaetoceros sp chiếm tới 30-40% trong khẩu phần ăn.
Quá trình nuôi chỉ thay 1/3 thể tích bể mỗi ngày. Những ngày cuối cùng của chu
kỳ nuôi có thể không cần thay nước. Việc thay nước thường xuyên và liên tục cũng
ảnh hưởng tới sự phát triển của tuyến sinh dục. Cứ sau 5 ngày nuôi tiến hành kiểm
tra tuyến sinh dục một lần. Sau khi nuôi vỗ khoảng 25-30 ngày, tỷ lệ thành thục của
đàn bố mẹ (tuyến sinh dục ở giai đoạn 3) đạt 60-70%.

TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

13


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)


1.7.4. Kích thích hầu sinh sản.
Có hai phương pháp kích thích hầu sinh sản được dùng phổ biến là phương
pháp vật lí và phương pháp hóa học.
*. Phương pháp hóa học
Là phương pháp sử dụng hóa chất gây sốc cho hầu bố mẹ để kích thích cho
chúng sinh sản, loại hóa chất thường được sử dụng nhất là Amoniac (NH4OH),
phương pháp này được sử dụng không nhiều.
*. Phương pháp vật lý
Là phương pháp gây sốc bằng biện pháp vật lý như chiếu sáng, chiếu tia cực
tím, sốc nhiệt độ, tạo dòng chảy... làm cho Hầu TBD sinh sản. Phương pháp vật lý
được sử dụng nhiều là gây sốc bằng nhiệt độ, phương pháp này được thực hiện như
sau.
Nâng nhiệt độ nước nên 4 -50C so với nhiệt độ nước ngoài môi trường gây
sốc cho hầu bố mẹ làm chúng sinh sản, đây là phương pháp đơn giản dễ làm và hiệu
quả, ít gây ảnh hưởng tới Hầu bố mẹ.
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng kết hợp một, hai hay nhiều cách với nhau
để kích thích cho hầu sinh sản có hiệu quả nhất.
Qua nhiều thí nghiệm cho thấy dùng phương pháp kích nhiệt cho đẻ có hiệu
quả nhất, tỷ lệ nở cao đạt 94%. Quá trình tăng giảm nhiệt độ kích thích sinh sản cần
lưu ý: về mùa xuân hè khi nhiệt độ nước ở ngưỡng 26 – 28 0C ta có thể tăng lên 3 0C
hoặc 50C sao cho giới hạn của chu kỳ không tăng quá 32 – 33 0C C. Ở ngưỡng nhiệt
độ này nếu thời gian kích thích kéo dài dễ gây tử vong đối với các cá thể bố mẹ tham
gia sinh sản. Thông thường nhiệt độ chỉ nên tăng lên đến 28 – 29 0C rồi sau đó giảm
nhiệt độ xuống 24 – 25 0C. ở nhiệt độ thấp khả năng chịu đựng của các cá thể tốt hơn.
Thực hiện tăng giảm nhiệt độ nước cần diễn ra từ từ, tăng 3- 4 0C trong vòng 1 giờ,
tránh việc tăng nhiệt độ một cách đột ngột.

TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124


14


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

1.7.5. Ương nuôi ấu trùng
.

*. Biện pháp kỹ thuật ương nuôi ấu trùng.
Khoảng 24giờ sau khi trứng thụ tinh, phôi phát triển thành ấu trùng đỉnh vỏ
thẳng. Trong giai đoạn này vỏ ấu trùng bắt đầu hình thành, mỏng và trong suốt. Soi
dưới kính hiển vi có thể thấy được các cơ quan nội tạng bên trong bắt đầu hình
thành, ấu trùng bơi lội tự do và có xu hướng tập trung ở tầng mặt. Kích thước của
ấu trùng từ 55 - 60µm
Từ ngày thứ 2 sau khi phát triển thành ấu trùng đỉnh vỏ thẳng, các cơ quan nội

tạng hình thành, phát triển và được hoàn thiện dần, hai vỏ phồng lên, khả năng thích
ứng với môi trường tốt hơn. Ấu trùng có thể bắt mồi từ môi trường ngoài, bắt đầu
chế độ chăm sóc thường nhật. Thức ăn cho giai đoạn này là tảo Nanochloropsis
occullata, cho ăn 30000-40000tế bào/ml. ở ngưỡng nhiệt độ 24-28 0C, tỷ lệ sống của
ấu trùng cao, tỷ lệ dị dạng thấp, tỷ lệ sống trung bình đạt 85%-95%. ở ngưỡng nhiệt
độ thấp 18-200C phôi phát triển chậm sau 20 giờ mới thấy xuất hiện ấu trùng
Trochophore và đỉnh vỏ thẳng sau 36 giờ. Tỷ lệ sống đến giai đoạn ấu trùng đỉnh vỏ
thẳng thấp 25- 30%.
Sau 4-5 ngày, ấu trùng chuyển sang giai đoạn Umbo trung kỳ xuất hiện đỉnh
vỏ, kích thước ấu trùng đạt 100-120µm. Thức ăn cho giai đoạn này là hỗn hợp 3 loài
tảo 1/3Nanochloropsis oculata, 1/3Isochrysis galbana, 1/3Chaetoceros calcitrans;
cho ăn 60000-80000tế bào/ml. Sau 12 ngày, ấu trùng đạt đến giai đoạn hậu kỳ đỉnh
vỏ. Cuối giai đoạn hậu kỳ, ấu trùng đã xuất hiện điểm mắt, kích thước ấu trùng tăng
nhanh, lúc này cho ăn thức ăn hỗn hợp trên với lượng 10000-140000tế bào/ml, tốc

độ tăng trưởng trung bình qua các giai đoạn ấu trùng đạt 11,8µm ± 0,011/ngày, thời
gian biến thái là 15 ngày, tỷ lệ sống đạt đến giai đoạn hậu kỳ đỉnh vỏ 64%.
Bảng 6. loại thức ăn và lượng cho ăn theo từng giai đoạn phát triển của ấu
trùng Hầu Thái Bình Dương
Giai
đoạn

Tuổi

Kích
thước

Mật độ
nuôi

Thức
ăn

Loại và lượng thức ăn

TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

15


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

Trứng
ấu trùng

chữ D
Umbo
trung kỳ
Umbo
hậu kỳ
ÂT điểm
mắt
Spat sớm

(µm)

ÂT/ml

(Tb/ml)

0 - 24h

50

25trứng/ml

Không

24 giờ

70 - 90

10

30000


4-5
ngày
8 – 12
ngày
14-21
ngày
21
ngày

100
-120
150
-200
230
-350

5 - 10

60000

5 - 10

80000

5

140000

5


160000

> 400

Không
100% (Na)
1/3Na+1/3
Iso+1/3Cha
1/3Na+1/3
Iso+1/3Cha
1/3Na+1/3
Iso+1/3Cha
1/3Na+1/3
Iso+1/3Cha

1
lần/ngày
2
lần/ngày
2
lần/ngày
2
lần/ngày
2
lần/ngày

Na: Nanochloropsis occullata; Iso: Isochrysis galbana; Cha: Chaetoceros
calcitrans
Khi ấu trùng đến giai đoạn có chân (metamorphosis) và sẵn sàng chuyển sang

giai đoạn con giống nhỏ thì cần phải tiến hành xử lý kịp thời, đây là dấu hiệu kết
thúc giai đoạn sống trôi nổi chuyển sang giai đoạn sống bám. Trong sản xuất giống
nhân tạo, đây là thời điểm đặc biệt quan trọng trong việc thả vật bám để thu con
giống hầu bám hoặc xử lí hóa chất để thu giống hầu rời.
Các dấu hiệu nhận biết của ấu trùng ở giai đoạn này là âu trùng đạt kích thước
khoảng 300µm, có chân bò phát triển, mang hình thành từ 3 – 5 cung mang rõ rệt.
Việc quan sát các dấu hiệu này thường được quan sát trên mẫu sống để có thể xác
định được chính xác hơn.
1.7.6. Thu con giống
*. Kỹ thuật thu giống hầu bám
Vật bám được sử dụng tốt nhất là vỏ lồi của hầu thương phẩm. Vỏ được vệ sinh
sạch sẽ, xâu lại thành chuỗi với số lượng từ 100 – 120 vỏ/dây. Mật độ ấu trùng bám
vào vật bám khoảng 20 – 25 ấu trùng/vật bám. Ấu trùng được lọc phân cỡ bằng lưới
lọc và chỉ đưa ấu trùng có kích thước trên 300µm vào bể xử lý. Cần phải theo dõi
thường xuyên và đưa vật bám ra kịp thời khi đã đạt mật độ bám để tránh lãng phí ấu
trùng và giảm hiệu quả nuôi thương phẩm sau này. Chỉ cho 2 – 3 đợt vật bám với
TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

16


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

mỗi mẻ ấu trùng xử lý để đạt hiệu quả bám cáo và mật độ bám đồng đều. Số ấu trùng
còn lại chưa bám thường có chất lượng thấp hoặc đã đạt về kích thước nhưng chưa
biến thái đầy đủ để chuyển giai đoạn thì được đưa lại bể ương và theo dõi tiếp.

Hình 4: Hầu giống bám trên các giá
thể là vỏ hầu


Hình 5: Chuyển các dây giá thể cóhầu
giống đã bám ra bè ương.

Sau khi con giống bám được 10-15 ngày, lúc này kích cỡ con giống đạt >3mm,
tiến hành chuyển giống ra ngoài ao ương đã chuẩn bị sẵn thức ăn thực vật phù du
trong đó. Sau 20-25 ngày ương, con giống đạt >0,5cm thì tiến hành thu con giống
chuyển ra bè ngoài tự nhiên nuôi thương phẩm, trước khi đem ra nuôi ngoài tự
nhiên, các vật bám này sẽ được san thưa với mật độ 12 vỏ vật bám/dây. Trên mỗi bè
tre có diện tích 100m2 treo trung bình 550dây/bè nuôi.
*.Kỹ thuật thu giống hầu rời
Ngay từ giai đoạn ấu trùng hậu kỳ đỉnh vỏ lồi, ấu trùng được thu và đưa vào
trong các chậu nhựa có đường kính 50cm, đáy có lót lưới 300µm Sử dụng Hormone
Epinepherine để xử lý cho bám rời với lượng 1- 1,2g/3 triệu ấu trùng Spat,
Lần xử lý thứ 1: Xác định số lượng ấu trùng cần xử lý và xác định khối lượng
tương đối của số ấu trùng đó cân lượng hóa chất Epinephrine phù hợp với số lượng
ấu trùng cần xử lý và hòa tan chúng trong nước ngọt.
Chuẩn bị một thể tích nước biển sạch phù hợp với số lượng ấu trùng và lượng
hóa chất đã tính ở trên (theo công thức) và hòa đều dung dịch hóa chất vào đó. Đưa
TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

17


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

ấu trùng vào xử lý và sục khí nhẹ trong 60 phút. Bể xử lý cần được để trong phòng
tối hoặc được che tối để tránh tác động của ánh sáng làm mất tác dụng của hóa chất.
Sau 60 phút, ấu trùng được lọc ra và đưa vào các khay có lưới lọc với cỡ mắt lưới

phù hợp (180µm). Nhẹ nhàng tách những ấu trùng bám vào thành bể và đưa vào
khay ương. Ấu trùng được rửa nhẹ bằng nước biển sạch và đưa vào hệ thống ương.
Sau 2 tiếng, ấu trùng được rửa lại lần nữa bằng nước biển sạch. Sử dụng một đầu bịt
tạo các tia nước nhỏ và nhẹ nhàng rửa ấu trùng để tách một số bám vào mặt lưới và
thành khay. Quá trình rửa này là để ngăn cản ấu trùng vừa xử lý bám vào lưới và
thành khay ương
Xử lý lặp lại: Cần phải tiến hành lặp lại quá trình xử lý ở ngày tiếp theo để có thể
đạt hiệu quả chuyển giai đoạn cao nhất. Trước khi xử lý lặp lại, cần phân tách số ấu
trùng đã chuyển giai đoạn khỏi số ấu trùng chưa chuyển giai đoạn và lặp lại quá
trình xử lý.
Có thể kết hợp số ấu trùng chưa chuyển giai đoạn của mẻ trước với số ấu trùng
cần xử lý lần đầu của mẻ sau nếu có số lượng đủ lớn và kịp thời để tiết kiệm lượng
hóa chất sử dụng. Nếu việc xử lý lặp lại phải tiến hành từ 4 – 5 lần thì cần cho ấu
trùng nghỉ cách 1 ngày sau lần xử lý thứ 2 và phải lọc phân cỡ, phân loại trước lần
xử lý thứ 3. Cần lưu ý rằng thời gian xử lý mỗi lần không được vượt quá 90 phút.
Xử lý trong 2giờ, khi thấy môi trường nước chuyển sang màu phớt hồng thì thu
ấu trùng. Rửa ấu trùng bằng nước biển lọc sạch và chuyển ấu trùng vào các chậu
nhựa đáy có lót lưới 300µm để nuôi thành con giống. kết hợp với thả bột vỏ nhuyễn
thể kích cỡ 300-350µm xuống đáy chậu để làm vật bám cho hầu.

Hệ thống cấp nước

TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

18


thống khay
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)


Hình 6: Ương hầu giống dạng đơn
Ấu trùng hàu sau xử lý rời được ương trong các khay lưới có đường kính 50cm
với các cỡ mắt lưới từ 180 - 500µm được đặt trong các bể elip 2,5m3 và có hệ thống
bơm tuần hoàn trong bể để cung cấp dưỡng khí và thức ăn đồng đều cho các khay
ương trong bể. Mật độ ương ban đầu là 250.000 – 500.000 ấu trùng/ khay. Mật độ
này được giảm dần trong quá trình ương.
+ Cho ăn
Thức ăn cho ấu trùng hầu ở giai đoạn này chủ yếu là tảo Chaetoceros muelleri,
Chaetoceros calcitrans, Isochrysis galbana các loài tảo khác như Tetracelmis chui,
Nannochloropsys galbana chỉ bổ xung với tỷ lệ 10 – 15%/loài. Ấu trùng được cho
ăn 2 lần/ngày với mật độ tảo 100.000-160.000 tế bào/ấu trùng/ngày khi đạt đến cỡ
0,5cm. Mật độ này có thể thay đổi tùy theo khả năng tiêu thụ của ấu trùng.
Định kỳ thay, chuyển bể ương 1 lần/ngày và vệ sinh mặt lưới bằng nước ngọt để
loại bỏ các chất thải và đảm bảo độ thoáng của mặt lưới. Bể và các vật dụng đi kèm
cần được vệ sinh bằng axit oxalic và phơi khô ít nhất 24 giờ trước khi đưa vào sử
dụng lại để hạn chế và loại bỏ các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn. Định kỳ 3 – 5 ngày thì
phân lọc ấu trùng và phân cỡ cũng như mật độ ương cho phù hợp. Sau 15 ngày
ương, con giống đạt cỡ trên 2-3mm tiến hành thu chuyển sang hệ thống bể ương lớn
hơn nuôi cho đến khi đạt kích cỡ 5mm mới đưa ra nuôi thương phẩm.

TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

19


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

Hình 7: Khay ương hầu giống cấp I


Hình 8: Bể ương hầu giống cấp I

Có thể dùng bể ương bằng bể xi măng hoặc bể compzit với diện tích 20-50m 2,
chiều cao bể >1m. Khay nuôi hàu được làm bằng tre khô hoặc gỗ, thiết kế khay
không quá nhỏ, thông thường 0,7x3m tùy theo chiều dài bể để thiết kế cho hợp lý để
tận dụng hết diện tích. Giữa các khay phải bố trí đường đi để đi vào vệ sinh hàng
ngày. Trên mặt khay được căng lưới cước với kích cỡ mắt lưới <2mm (Kích cỡ lưới
không làm lọt hàu). Khay được đặt cách đáy >30cm (hình 4.5, 4.6)
Sau khi chuẩn bị xong hệ thống bể ương, tiến hành chuyển hàu giống sang ương
trên hệ thống khay. Mật độ thả từ 8-10vạn con/m 2 khay, rải đều hàu giống trên mặt
khay.
Quản lý, chăm sóc:
Cho ăn ngay 2 lần với mật độ 80.000-160.000 tế bào/ấu trùng/ngày khi đạt
đến cỡ 0,5cm. Hàng ngày vào buổi sáng thay nước 100%. Sau khi tháo cạn bể, dùng
vòi bơm nước nhỏ (dùng máy bơm công suất nhỏ) để xịt rửa hầu trên mặt khay để
không làm dập vỡ vỏ hầu và xịt rửa đáy bể. Sau khi vệ sinh xong, cấp nước ngập
khay 30-40cm mới tiến hành cho hàu ăn.
1.7.7. Ương con giống lên cỡ 3-5mm
*.Đối với con giống hầu bám:
Sau khi đã kiểm tra đủ số lượng con giống trên vật bám ta tiến hành chuyển
sang giai đoạn ương con giống lên cỡ 3-5mm. Vì con giống lúc này còn quá nhỏ,
không đảm bảo chất lượng để đưa ra nuôi thương phẩm, do đó việc ương con giống
lên cỡ 3-5mm sẽ đảm bảo tỉ lệ sống cho con giống khi đem ra nuôi thương phẩm.

TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

20



QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

Quá trình chăm sóc quản lý bao gồm thay nước định kỳ và cho ăn. Hàng ngày
cho ăn các loài tảo hiển vi: Nanochloropsis occullata; Iso: Isochrysis galbana; Cha:
Chaetoceros graciric; Chaetoceros mulleri Cho ấu trùng hầu ăn ngày 2 lần với số
lượng 10000-140000tế bào/ml. Hàng ngày thay nước 20 – 30%/bể. Sau 10 – 15 ngày
ương, kích cỡ con giống lúc này đạt 3-5mm tiến hành thu hoạch vận chuyển ra bè
nuôi thành thương phẩm.
*.Đối với con giống hầu rời:
Ấu trùng hàu sau xử lý rời được ương trong các khay lưới có đường kính
50cm với các cỡ mắt lưới từ 180 - 500µm được đặt trong các bể elip 2,5m3 và có hệ
thống bơm tuần hoàn trong bể để cung cấp dưỡng khí và thức ăn đồng đều cho các
khay ương trong bể.
Mật độ ương ban đầu là 250.000 – 500.000 ấu trùng/khay. Mật độ này được
giảm dần trong quá trình ương.
Định kỳ thay, chuyển bể ương 1 lần/ngày và vệ sinh mặt lưới bằng nước ngọt
để loại bỏ các chất thải và đảm bảo độ thoáng của mặt lưới. Bể và các vật dụng đi
kèm cần được vệ sinh bằng axit oxalic và phơi khô ít nhất 24 giờ trước khi đưa vào
sử dụng lại để hạn chế và loại bỏ các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn.
Định kỳ 3 – 5 ngày thì phân lọc con giống và phân cỡ cũng như mật độ ương
cho phù hợp. Sau 15 -30 ngày ương, con giống đạt cỡ trên 3 - 5mm tiến hành đưa ra
nuôi thương phẩm.
1.7.8. Vận chuyển con giống
*. Đối với con giống hầu bám:
Do việc vận chuyển con giống bám khá cồng kềnh nên thường dùng phương
tiên là ô tô hoặc tàu thủy. Phương tiện vận chuyển phải có bạt che để chống nóng.
Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho hầu giống, thời gian vận chuyển không quá
24h.
*. Đối với con giống hầu rời:

TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

21


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

Tiến hành thu con giống cho vào các túi lưới hoặc các vật liệu khác phù hợp
để dùng cho vận chuyển spat. Những lưới này được bọc lại và buộc chặt bằng dây
nhựa trước khi đưa những túi lưới này đặt trên khăn ẩm và cho vào trong thùng xốp
đậy kín và chuyển đến khu ương nuôi. Thời gian vận chuyển tối đa không vượt quá
24h. Trong suốt quá trình vận chuyển phải thường xuyên kiểm tra nhiệt độ và khống
chế nhiệt độ trong thùng xốp dao động trong khoảng 16 – 22 0 C.

MỤC LỤC
I. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIÔNG.....................................1
HẦU THÁI BÌNH DƯƠNG..............................................................................1
1.1. Tên công nghệ:............................................................................................1
TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

22


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

1.2. Đối tượng áp dụng:.....................................................................................1
1.3. Địa điểm áp dụng:.......................................................................................1
1.4. Quy mô sản xuất:........................................................................................1

1.5. Cơ sở khoa học để xây dựng quy trình công nghệ:................................1
1.6. Yêu cầu kỹ thuật:........................................................................................2
1.7. Nội dung Quy trình công nghệ sản xuất giống Hầu Thái Bình Dương
(Crassostrea gigas).............................................................................................3
Hình 1: Quy trình công nghệ sản xuất giống hầu Thái Bình Dương............3
1.7.1. Lựa chọn trại sản xuất giống hầu Thái Bình Dương............................3
Bảng 1. Một số yếu tố môi trường nước trong trại sản xuất giống...............4
1.7.2. Gây nuôi thức ăn tươi sống.....................................................................4
Bảng 2. Thành phần các môi trường nuôi tảo.................................................5
Hình 2. Nuôi sinh khối nhỏ trong phòng thí nghiệm......................................8
Bảng 3. Những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp nuôi tảo
khác nhau (Anomymous, 1991)........................................................................9
Hình 3. Các mô hình nuôi tảo sinh khối........................................................11
Bảng 4. Công thức dùng để nuôi tảo biển sinh khối lớn..............................11
Bảng 5. Các dạng kết hợp phân bón khác nhau dùng để nuôi sinh khối tảo
biển....................................................................................................................12
1.7.3. Lựa chọn và nuôi vỗ hầu bố mẹ............................................................13
1.7.4. Kích thích hầu sinh sản.........................................................................14
*. Phương pháp hóa học.....................................................................................14
*. Phương pháp vật lý.........................................................................................14
1.7.5. Ương nuôi ấu trùng...............................................................................15
. *. Biện pháp kỹ thuật ương nuôi ấu trùng..................................................15
Bảng 6. loại thức ăn và lượng cho ăn theo từng giai đoạn phát triển của ấu
trùng Hầu Thái Bình Dương..........................................................................15
1.7.6. Thu con giống.........................................................................................16
*. Kỹ thuật thu giống hầu bám.......................................................................16
Hình 4: Hầu giống bám trên các giá thể là vỏ hầu.......................................17
Hình 5: Chuyển các dây giá thể cóhầu giống đã bám ra bè ương...............17
*.Kỹ thuật thu giống hầu rời..........................................................................17
Hình 6: Ương hầu giống dạng đơn.................................................................19

Hình 7: Khay ương hầu giống cấp I Hình 8: Bể ương hầu giống cấp I.....20
1.7.7. Ương con giống lên cỡ 3-5mm..............................................................20
1.7.8. Vận chuyển con giống............................................................................21

DANH MỤC BẢNG
TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

23


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

Bảng 1. Một số yếu tố môi trường nước trong trại sản xuất giống........Error:
Reference source not found
Bảng 2. Thành phần các môi trường nuôi tảo......Error: Reference source not
found
Bảng 4. Công thức dùng để nuôi tảo biển sinh khối lớn........Error: Reference
source not found
Bảng 3. Những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp nuôi tảo
khác nhau (Anomymous, 1991)....................Error: Reference source not found
Bảng 5. Các dạng kết hợp phân bón khác nhau để nuôi sinh khối tảo biển.
.........................................................................Error: Reference source not found
Bảng 6. loại thức ăn và lượng cho ăn theo từng giai đoạn phát triển của ấu
trùng Hầu Thái Bình Dương........................Error: Reference source not found

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Quy trình công nghệ sản xuất giống hầu Thái Bình Dương....Error:
Reference source not found

Hình 2. Nuôi sinh khối nhỏ trong phòng thí nghiệm..Error: Reference source
not found
Hình 3. Các mô hình nuôi tảo sinh khối......Error: Reference source not found
Hình 4: Hầu giống bám trên các giá thể là vỏ hầu.....Error: Reference source
not found
Hình 5: Chuyển các dây giá thể cóhầu giống đã bám ra bè ương.........Error:
Reference source not found
TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

24


QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG( Crassostrea gigas)

Hình 6: Ương hầu giống dạng đơn..............Error: Reference source not found
Hình 7: Khay ương hầu giống cấp I ...........Error: Reference source not found
Hình 8: Bể ương hầu giống cấp I.................Error: Reference source not found

TRUNG TÂM QUỐC GIA GIỐNG HẢI SẢN MIỀN BẮC
Địa chỉ: Xuân Đám, Cát Hải, Hải Phòng; ĐT: 0313.827.124

25


×