Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo thực trạng, giải pháp và định hướng phát triển nghề nuôi cá rô phi thương phẩm tại thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.61 MB, 22 trang )

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TỈNH THANH HÓA
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG
Số:...../BC - TTKN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thanh Hóa, ngày.....tháng 10 năm 2014

BÁO CÁO
Thực trạng, định hướng và các giải pháp
phát triển nghề nuôi cá rô phi tại Thanh Hóa
PHẦN THỨ NHẤT
THỰC TRẠNG NUÔI CÁ RÔ PHI TẠI THANH HÓA
I.VÀI NÉT VỀ RÔ PHI:
Cá rô phi là tên gọi chung của khoảng 100 loài, trong đó có 10 loài có giá trị kinh
tế cao. Trong 10 loài có giá trị kinh tế cao đó, có 3 loài chính và 1 loài lai hiện đang
được nuôi phổ biến bao gồm:
- Cá rô phi xanh:
Hình 1: Cá rô phi xanh: Cá Cát phú

- Cá rô phi vằn: Đây là dòng cá rô phi được nuôi phổ biến nhất thế giới, với sản
lượng chiếm 85% tổng sản lượng cá rô phi toàn cầu( khoảng hơn 3 triệu tấn/ năm 2011)
Hình 2: Cá rô phi vằn: Dòng Đường nghiệp, Đài loan


-

Cá rô phi đen, tên khoa học là Tilapia mossambicus/Sarotherodon


mossambicus/ Oreochromis mossambicus.
Hình 3:

-

Cá rô phi đỏ( cá Diêu hồng).
Hình 4: Cá rô phi đỏ

Hiện nay có 3 loài chính được phổ biến tại Việt Nam là :
- Cá rô phi cỏ Oreochromis Mossambicus, được nhập vào Việt Nam năm 1953
qua ngã Thái Lan.
- Cá rô phi vằn ( Rô phi Đài Loan O.niloticus ) được nhập vào Việt Nam năm
1974 từ Đài Loan.
- Cá rô phi đỏ ( red Tilapia ), có màu hồng được nhập vào Việt Nam năm 1985 từ
Maliaxia.
1.1.Đặc điểm hình thái:
Cá rô phi có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song
nhau từ lưng xuống bụng. Vi đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống
phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy song song trên
nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt.
1.2.Môi trường sống:


Các loài cá rô phi hiện đang nuôi có đặc điểm sinh thái gần giống nhau.
1.2.1.Nhiệt độ:
Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của cá rô phi từ 20-320C, thích hợp nhất là
25-320C. khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao từ 8- 42 0 C, cá chết
rét ở 5,5 oC và bắt đầu chết nóng ở 42 oC. Nhiệt độ càng thấp thì cá càng giảm ăn, ức
chế sự tăng trưởng và tăng rủi ro nhiễm bệnh.
1.2.2.Độ mặn:

Cá rô phi là loài rộng muối, có khả năng sống được trong môi trường nước
sông, suối, đập tràn, hồ ao nước ngọt, nước lợ và nước mặn có độ muối từ 0-40%.
Trong môi trường nước lợ (độ mặn 5-20‰) cá tăng trưởng nhanh, mình dày, thịt
thơm ngon.
1.2.3.pH:
Môi trường có độ HP từ 7,5-8,5 thích hợp cho cá rô phi, nhưng cá có thể chịu
đựng trong môi trường nước có độ pH thấp bằng 4.
1.2.4.Oxy hoà tan:
Cá rô phi có thể sống được trong ao, đìa có màu nước đậm, mật độ tảo dày, có
hàm lượng chất hữu cơ cao, thiếu Oxy. Yêu cầu hàm lượng oxy hoà tan trong nước
của cá rô phi ở mức thấp hơn 5-10 lần so với tôm sú. Mức ô xi
hòa5:tanThức
trong
tốtrô
Hình
ănnước
của cá
phi
nhất là trên 3,5 ppm.
1.3.Đặc điểm về dinh dưỡng và sinh trưởng.
1.3.1.Tập tính ăn:
Khi nhỏ, cá rô phi ăn sinh vật phù du ( tảo và động
vật nhỏ ) là chủ yếu ( cá 20 ngày tuổi , kích thước
khoảng 18mm). Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ
lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực
vật thuỷ sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng
ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột
cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám
mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng.Trong thiên nhiên cá
thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1-2m.

1.3.2.Sinh trưởng:
- Khi nuôi trong ao, cá sử dụng thức ăn tự nhiên sẵn có kết hợp với thức ăn chế
biến, cá rô phi vằn đơn tính lớn nhanh từ tháng đầu đến tháng thứ 5-6.
- Nếu nuôi ở điều kiện cho ăn thức ăn công nghiệp đầy đủ, các chỉ số môi trường
tốt thì từ khi cá nở đến khi cá đạt trọng lượng bình quân 700g thì thời gian nuôi từ
190->200 ngày.
II.TÌNH HÌNH NUÔI CÁ RÔ PHI TRÊN THẾ GIỚI.


- Cá rô phi là loài cá được nuôi phổ biến trên thế giới. Sản lượng cá rô phi nuôi
không ngừng tăng lên và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguồn
cung cấp dinh dưỡng cho người nghèo, nghề nuôi cá rô phi cũng được cho là một sinh
kế tốt nhất cho nông dân thoát khỏi đói nghèo. Trong tương lai, cá rô phi sẽ là sản
phẩm thay thế cho các loài cá thịt trắng đang ngày càng cạn kiệt và là mặt hàng thủy
hải sản được dự đoán làm thay đổi bức tranh thủy sản của thế giới ở thế kỷ 21, được
mạnh danh như là “Thịt gà hải sản” của thế giới( FAO).
Hình 6: Bản đồ các khu vực sản xuất nhiều cá rô phi( Dòng Oreochromis
Nilotocus)

Hình 7: Biểu đồ sản lượng cá rô phi toàn cầu
Đvt: triệu tấn


− Sản lượng cá rô phi tăng liên tục từ năm 1950 đến nay. Hiện nay, Trung Quốc
là quốc gia có sản lượng cá rô phi đứng đầu thế giới với hơn 1 triệu tấn cá rô phi/ 1
năm.
III.THỊ TRƯỜNG CÁ RÔ PHI
1.Các sản phẩm
- Cá rô phi tươi sống( Tilapia fresh/live).
- Cá rô phi nguyên con cấp đông

- Cá rô phi fillet
Hình 8: Cá rô phi phi lê
Hình 9: Cá rô phi nguyên
con cấp đông

Các sản phẩm làm từ cá rô phi được xem là phù hợp cho sức khỏe. Thành phần
cơ bản của thịt cá rô phi rất ít chất béo, thịt cá trắng và thơm. Rất phù hợp với nhu cầu
ăn uống đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng ở các nước phát triển


- Dễ chế biến. Thịt cá rô phi dễ dàng kết hợp với cá gia vị và phụ gia trong quá

trình chế biến. Nếu là cá nguyên con, việc phi lê cá rất dễ dàng so với cá khác, thớ thịt
không có cá xương dăm nên rất được ưa chuộng trong chế biến và sử dụng

- Đa dạng trong chế biến. Thịt cá rô phi có thể chế biến ra nhiều món, là thành
phần thịt chính trong các món ăn nhanh, các món sashimi cầu kỳ của Nhật Bản hoặc
món cá rô phi rán nguyên con
Hình 10: Một số món ăn làm từ cá rô phi
Tilapia sandwich
Tilapia-fish-dish

Tilapia sashimi

Tilapia fillet fish-dish

- Giá rẻ, phù hợp với túi tiền người tiêu dùng

- Dầu chất collagel, giúp người ăn cá có thể trẻ lâu
Mỹ đang là thị trường hàng đầu thế giới về cá rô phi. ở Mỹ, cá rô phi luôn nằm

trong danh sách 10 mặt hàng thủy sản ưa chuộng nhất trong suốt thập kỷ qua.
IV. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông
đến 106°05' Đông. So sánh vĩ độ với những khu vực nuôi nhiều cá rô phi nhất của
Trung Quốc thì ta thấy vĩ độ của Thanh Hóa thấp hơn rất nhiều( gần xích đạo hơn) so
với các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến. Vĩ độ của Thanh Hóa
gần như ngang bằng với đảo Hải Nam. Vì vậy về mặt khí hậu, thì nhiệt độ thời tiết của


tỉnh Thanh Hóa ấm hơn, mua đông ngắn hơn ở các khu vực nuôi cá rô phi nhiều của
Trung Quốc.

Hình 21. So sánh tương quan vị trí Thanh Hóa với các vùng nuôi ca rô phi của
Trung Quốc
- Mùa lạnh bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường
hay xuất hiện gió mùa đông bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô.
- Lượng nước trung bình hàng năm khoảng 1730–1980 mm, mưa nhiều tập trung
vào thời kỳ từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, còn từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
lượng mưa chỉ dưới 15%.
- Nhiệt độ không khí tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 86000C, nhiệt độ
trung bình từ 23,3 °C đến 23,6 °C, mùa hè nhiệt độ có ngày cao tuyệt đối đến 40 °C,
nhưng mùa đông có ngày nhiệt độ xuống thấp tới 5-6 °C. Hàng năm có khoảng 1700
giờ nắng, tháng nắng nhất là tháng 7, tháng có ít nắng là tháng 2 và tháng 3.
- Mỗi năm sông Mã đổ ra biển một khối lượng nước khá lớn khoảng 17 tỷ m³,
ngoài ra vùng biển rộng còn chịu ảnh hưởng của thủy triều, đẩy nước mặn vào, khối
nước vùng cửa sông và đồng ruộng ven biển bị nhiễm mặn.
- Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của cả
nước với diện tích khoảng 3000 km² . Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của



một đồng bằng châu thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi
đắp.
- Vùng ven biển gồm các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm Sơn,
Quảng Xương đến Tĩnh Gia
- Thanh Hóa là tỉnh có số lượng lớn cá hồ đập thủy lợi như Hồ Cửa Đạt, Hồ Yên
Mỹ, Hồ Bến En... Đây vừa là nơi điều tiết nước phục vụ sinh hoạt và nông nghiệp,
đồng thời cũng là các thủy vực vô cùng tiềm năng để nuôi một số đối tượng thủy sản
nước ngọt, trong đó có cá rô phi.

Hình 22: SÔNG MÃ

Hình 23: HỒ CỬA ĐẠT

Hình 24: VÙNG NGẬP MẶN
NGA SƠN
Như vậy, về mặt khí hậu thì hầu hết thời gian trong năm đều có thể nuôi được cá
rô phi do nhiệt độ bình quân trong năm tương đối cao, trên 23 oC. Những ngày có nhiệt
độ dưới 15oC không nhiều và thường chỉ kéo dài liên tục không quá 7 ngày. Về địa
hình địa mạo, diện tích đồng bằng của Thanh Hóa lớn, hiện tại đang phục vụ cho canh
tác nông nghiệp, hoàn toàn có thể chuyển đổi một phần sang nuôi cá rô phi.
II. Tình hình nuôi cá Rô phi hiện nay tại Thanh Hóa:
Cá Rô phi đơn tính được di nhập về nuôi tại Thanh Hóa từ năm 1996, theo hình
thức nuôi ghép. Trong những năm gần đây, cá rô phi trở thành đối tượng nuôi chính
trong các thủy vực ao hồ nước ngọt của các hộ gia đình trên địa bàn Tỉnh. Tổng diện
tích nuôi nước ngọt đạt 10.350 ha, Đối với nuôi nước ngọt, đối tượng nuôi chủ yếu là
cá truyền thống (mè, trôi, trắm, chép), cá rô phi chủ yếu theo hình thức thả cá là chính
hoặc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp.
Về sản xuất giống: Năm 2003, Công ty cổ phần giống thủy sản Thanh Hóa được tiếp
nhận chuyển giao công nghệ sản xuất cá rôphi đơn tính đực dòng GIFT ( công nghệ sử
dụng hooc mon), hàng năm tổ chức sản xuất được 3-5 triệu giống 21 ngày tuổi. Năm cao

nhất toàn tỉnh sản xuất khoảng 10 triệu con giống tuy nhiên từ năm 2011 đến nay sản xuất
giống rô phi đơn tính trong tỉnh ít dần và đến năm 2013 thì ngừng sản xuất.
Khó khăn trong việc sản xuất giống đối tượng này hiện nay ở Thanh Hoá là khi
nuôi giữ cá bố mẹ qua mùa đông giá lạnh. Mặt khác, việc tuân thủ chưa tốt quy trình
công nghệ sinh sản nên tỷ lệ chuyển đổi giới tính ở cá giống còn thấp, cá chậm lớn đã
làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả nuôi thương phẩm... Thị trường không chấp
nhận.


Về nuôi thương phẩm: Diện tích có thể phát triển nuôi cá rô phi ở Thanh Hoá
tương đối lớn (trên 14.000ha mặt nước ngọt, lợ). Tuy nhiên, cá rôphi đơn tính đực chỉ
mới được đưa vào nuôi nhiều từ năm 2003 trở lại đây, khi có chương trình cá rôphi
xuất khẩu của Bộ thủy sản. Tuy nhiên, tình hình nuôi phát triển không mạnh, diện tích
đang còn hạn chế cụ thể:
- Diện tích nuôi và sản lượng: Phần lớn diện tích nuôi cá nước ngọt tại Thanh
Hóa ( 10.350 ha) đều có thả nuôi cá rô phi theo hình thức nuôi xen ghép với tỷ lệ
khoảng 10-15% lượng giống thả, sản lượng chiếm khoảng 10% sản lượng cá nuôi
nước ngọt: 2400 tấn.
- Hình thức nuôi: Đã có nhiều hình thức nuôi bao gồm nuôi thâm canh, bán
thâm canh và nuôi ghép với các đối tượng nuôi truyền thống. Năng suất nuôi thâm
canh đạt 10-12 tấn/ha/vụ, bán thâm canh đạt 5-6 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên do cần đầu tư
lớn trong quá trình nuôi, khả năng tiêu thụ cá thương phẩm nhỏ lẻ nên các hình thức
nuôi này không phát triển mặc dù nghành nông nghiệp đã tập trung chỉ đạo, xây dựng
nhiều mô hình, chương trình tập huấn để phổ biến kỹ thuật. Đến nay hình thức nuôi rô
phi đơn tính chủ yếu hiện nay tại Thanh Hóa là hình thức nuôi xen ghép.
- Nguồn giống: Phần lớn được di nhập từ các tỉnh phía nam, Quảng Ninh và
Trung Quốc.
- Mô hình nuôi cá rô phi xuất khẩu:
Năm 2013, Công ty cổ phần XNK thuỷ sản Thanh Hoá đưa vào nuôi thâm canh
cá rô phi trên diện tích 15ha, sản lượng đạt trên 400 tấn và toàn bộ sản phẩm đẫ được

xuất khẩu.
Với chiến lược sản xuất hướng tới xuất khẩu, năm 2014 Công ty Cp XNK thuỷ
sản Thanh Hoá tiếp tục đầu tư nuôi thâm canh 25ha và 380ha nuôi quảng canh trên các
hồ thuỷ lợi, sản lượng dự kiến trên 2.000 tấn.
Đánh giá hiệu quả: Sau thời gian nuôi 4,5-5 tháng thu hoạch, cỡ cá 600800g/con, năng suất 20 tấn/ha/vụ, lợi nhuận đạt 90-110 triệu đồng/ha/vụ.
Từ năm 2009 đến nay, Trung tâm Khuyến nông xây dựng các mô hình trình diễn
nuôi cá rô phi xen ghép và nuôi thâm canh đã mang hiệu quả kinh tế , với mật độ thả 3
con/m2, theo hình thức nuôi ghép, sau hơn 5 tháng nuôi, cỡ cá rô phi trung bình đạt 0.5
– 0.6 kg/con, năng suất đạt trên 10 tấn/ha, chi phí giá thành 25.000 – 26.000 đồng/kg,
giá bán từ 33.000 – 35.000 đồng/kg, thì người nuôi lãi hơn 50 triệu đồng/ha.
Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng kế hoạch và giao cho các trạm
Khuyến nông Thành Phố, Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Vĩnh Lộc, Nga Sơn, Hậu
Lộc và Hoằng Hóa thực hiện mô hình nuôi cá nước ngọt theo quy trình
VietGAP,trong đó cá Rô phi là đối tượng chủ lực. Đến nay qua kiểm tra đã có một số
kết quả bước đầu như sau:


B¶ng 1: KÕt qu¶ kiÓm tra t¹i Thµnh phè Thanh Hãa
Ngày
Tuổi

22
37
52
67
82
98
114
130
140


Trọng
lượng

Tỷ lệ sống
(%)

37 ± 3,5
91 ± 2,2
62 ± 4,5
97 ± 5,5
82 ± 2,1
155 ± 6,5
197 ± 4,7 81,3 ± 0,8
249 ± 3,7
372 ± 11,8 79 ± 1,0
476 ± 5,8
531± 4,0
79 ± 1,2

Thức ăn công nghiệp
Loại thức
Cỡ thức
% thức
ăn
ăn
ăn

JUMBO


2 mm
2mm
3mm
3mm
3mm
3mm
3,5 mm
3,5 mm
3,5 mm

9
8
8
7
6,5
5,5
5
3,5
2,5

3
3
2
2
2
2
2
2
2


Hình 1: Tốc độ tăng trưởng tại Thành Phố Thanh Hóa

Kết quả kiểm tra cho thấy, cỡ cá thả 600 con/kg (1,6 gam/con), mật độ 3 con/m 2,
sau 144 ngày cá đạt trung bình 531±4 g/con, cá rô phi không có hiện tượng bị bệnh.
Tuy nhiên, nuôi cá rô phi tại Thành Phố Thanh Hoá còn một số điểm hạn chế, đó là
mật độ nuôi cao, tỷ lệ và kích cỡ của cá ghép như Trắm cỏ, trôi, cá chép lớn hơn cá rô
phi. Do vậy Cá rô phi bị cạnh tranh thức ăn trong giai đoạn đầu.

B¶ng 2: KÕt qu¶ kiÓm tra t¹i HuyÖn Ho»ng Hãa
Ngày
Tuổi

Trọng
lượng

Tỷ lệ sống
(%)

Thức ăn công nghiệp
Loại
Cỡ thức
% thức
thức ăn
ăn
ăn

Số lần
ăn/ngày

8

23

10 ± 2,0
37 ± 4,0

95,3 ± 1,5

2 mm

2
2

8,3
8,3


38
53
68
74
99
115
130
154

64 ± 6,2
93 ± 1,5
2 mm
4,3
105 ± 4,5

4,3
165 ± 3,5
88 ± 2
3 mm
4,3
207 ± 4,5
4,3
245 ± 5,8
86 ± 2,1
3 mm
2,3
292 ± 9,8
2,3
327 ± 26,0 80 ± 1,5
3 mm
2,3
369 ± 24,0
3,5 mm
2
Hình 2: Tốc độ tăng trưởng tại huyện Hoằng Hóa

2
2
2
2
2
2
2
2


Qua kết quả thể hiện ở bảng 2 khi tiến hành kiểm tra 15 ngày 1 lần tại xã
Hoằng Phú huyện Hoằng Hóa thả với mật độ 2 con/m2, cỡ cá thả 550 con/kg
(1,8 g/con). Tốc độ tăng trưởng nhanh ở giai đoạn trên 40 ngày tuổi từ 64 g/con
sau 15 ngày kiểm tra cá đã tăng phát triển lên gấp đôi là 105 g/con. Nhưng khi
trên 2 tháng nuôi lại có tốc độ tăng chậm lại do các hộ cho ăn không dược đày
đủ về số lượng cũng như chất lượng thức ăn điều này chứng tỏ rằng khi nuôi cá
rô phi thả nuôi chúng ta cần cho ăn thức ăn có hàm lượng Prôtêin cao trên 30%
mới đảm bảo được chất lượng giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt đồng thời
khi nuôi ở tất cả các giai đoạn do đó chúng ta cần đặc biệt chú ý ngay từ công
tác cải tạo ao đến quá trình chăm sóc quản lý để cho hiệu quả kinh tế. Đây là
yếu tố quan trọng trong sự thành công khi nuôi cá rô phi trên địa bàn Thanh
Hoá.
B¶ng 3: KÕt qu¶ kiÓm tra t¹i HuyÖn §«ng S¬n
Ngày
Tuổi

Trọng
lượng

Tỷ lệ
sống (%)

Thức ăn công nghiệp

Số lần
ăn/ngày


Loại
thức ăn


18
33
48
63
78
93
109
124
139
154
188

16,7 ± 7,6
83 ± 15
150 ± 50
230 ± 81
280 ± 105
333 ± 125
383 ± 125
433 ± 125
483 ± 125
656 ± 106,9
843 ± 85

93 ± 1,5
90 ± 2,5
86 ± 2,5
83 ± 2
79 ± 2,1

76 ± 2,6

JUMBO

Cỡ thức
ăn
2 mm
2 mm
3 mm
3 mm
3 mm
3 mm
3 mm
3,5 mm
3,5 mm
3,5 mm
3,5 mm

% thức
ăn
8
8
7
6
6
5
5
4
3,5
2

2

2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2

Hình 3: Tốc độ tăng trưởng tại huyện Đông Sơn

Kết quả nuôi tại huyện kích cỡ giống thả ban đầu 2g/con (500 con/kg).
Qua số liệu kiểm tra tốc độ sinh trưởng và phát triển đến giai đoạn 30 ngày tuổi
cũng đạt 83,3g/con nhưng sau 30 ngày đến 70 ngày tốc độ tăng trưởng nhanh
trung bình hàng tháng cá tăng 50-60g/con so với cùng thời gian nuôi tại Thành
Phố Thanh Hóa nhưng các hộ có sự chênh lệch về tốc độ sinh trưởng và phát
triển của đối tượng nuôi điều này chứng tỏ các hộ cho ăn và chăm sóc quản lý
có sự khác biệt nhiều. Nhưng lại phát triển tốt ở giai đoạn trên 70 ngày tuổi
chứng tỏ rằng trong quá trình chăm sóc quản lý ao nuôi cá các hộ nuôi cho ăn
chưa được tốt, hơn nữa chất lượng, chủng loại thức ăn cũng là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi khi nuôi
thâm canh.


B¶ng 4: KÕt qu¶ kiÓm tra t¹i HuyÖn TriÖu S¬n

Ngày
Tuổi

Trọng
lượng

Tỷ lệ
sống

11
28
44
60
77
94
110
125
140

2,1 ± 0,0
17 ± 1,5
41 ± 1,5
99 ± 3,6
140 ± 5,0
216 ± 25
286 ± 32
433 ± 47
606 ± 67

96 ± 2

90 ± 2,5
86 ± 2,1
81 ± 2,0
74 ± 5,0

Thức ăn công nghiệp
Loại thức
Cỡ thức % thức
ăn
ăn
ăn
Carhiu,
2 mm
8
2 mm
8
Jumbo
3 mm
7
3 mm
6
3 mm
6
3 mm
5
3 mm
5
3,5 mm
3
3,5 mm

2

Số lần
ăn/ngày
2
2
2
2
2
2
2
2
2

Hình 4: Tốc độ tăng trưởng tại huyện Triệu Sơn

Tại huyện Triệu Sơn kích cỡ giống thả 1,6g/con (625 con/kg). Kết quả 9
lần kiểm tra tốc độ sinh trưởng cũng rất tốt. Trong lần kiểm tra đầu sau 11 ngày
nuôi cá đạt trung bình 2.1 g/con tốc độ cá phát triển so với các điểm khác có
cùng thời gian nuôi là chậm do kích cỡ giống thả ban đầu nhỏ hơn các điểm
như Đông Sơn, Thành Phố Thanh Hóa. Nhưng kết quả đến thời sau 70 ngày
tuổi kích cỡ cá đạt trung bình 140g/con so với các điểm khác tốc độ cá phát
triển cũng rất tốt nhưng tỷ lệ sống đạt tương đối cao 86%. Qua kết quả ở trên
chúng ta thấy được thời gian đầu thả nuôi các hộ cho ăn và chăm sóc chưa
được tốt ở giai đoạn đầu lúc cá còn nhỏ, lượng thực ăn cho ăn chưa đáp ứng
được nhu cầu dinh dưỡng do đó đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng. Nhưng
sau khi kiểm các hộ đã tiếp tục chăm sóc và cho ăn đảm bảo được số lượng và


cải thiện chất lượng thức ăn nên tốc độ tăng trưởng đạt khá được thể hiện qua

các kết quả kiểm tra
B¶ng 5: KÕt qu¶ kiÓm tra t¹i HuyÖn VÜnh Léc
Ngày
Tuổi

13
40
56
72
88
105
121
138
150

Trọng
lượng

Tỷ lệ
sống (%)

Thức ăn công nghiệp
Loại
Cỡ thức
% thức
thức ăn
ăn
ăn
2 mm
Master

8
2 mm
7
Việt Đức
3 mm
6,5
3 mm
6
3 mm
5
3 mm
4,5
3 mm
4,5
3,5 mm
3,5
3,5 mm
3

2,0 ± 0,03 95 ± 1,5
15 ± 1,5
39 ± 2,5
86 ± 2,1
89 ± 13
133 ± 14
83 ± 1,2
192 ± 20
243 ± 28
79 ± 2,1
276 ± 67

321 ± 15
73 ± 3,1
Hình 5: Tốc độ tăng trưởng tại huyện Vĩnh Lộc

Số lần
ăn/ngày

2
2
2
2
2
2
2
2
2

Kết quả kiểm tra tại huyện Vĩnh Lộc Cỡ giống thả 700/kg (1.5 g/con). Kết
quả ở bảng số liệu theo đợt kiểm tra chúng ta thấy sau 13 ngày tốc độ sinh
trưởng của cá chỉ đạt trung bình 2 g/con kết quả này so với các điểm đã kiểm
tra có chậm hơn nhưng vì cỡ giống thả nhỏ nhưng sau thời gian nuôi gần 70
ngày tuổi trọng lượng chỉ đạt trung bình 90 g/con. Kết quả so với cùng thời
gian ở các điểm nuôi khác chậm hơn điều đó cho chúng ta thấy được rằng các
hộ nuôi cho ăn thức ăn của các hãng như Master, Việt Úc và của Lái Thiu do


đó chất lượng thức ăn không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và công tác
chăm sóc và phương pháp cho ăn ngay từ ban đầu phải tuân thủ đúng quy trình
kỹ thuật. Nên kích cỡ sau 169 ngày tuổi chỉ đạt trung bình 321 gam/con, vậy
kết quả này so với các điểm như Thành Phố, Đông Sơn chậm hơn rất nhiều đạt

từ 531-656 gam/con.
B¶ng 6: KÕt qu¶ kiÓm tra t¹i HuyÖn HËu Léc
Ngày
Tuổi

Trọng
lượng

0
16
43
59
75
91
108
124
142
154

5,0 ± 0,0
20 ± 0,0
40 ± 0,0
82 ± 4,0
121 ± 2,8
163 ± 2,8
211 ± 2,8
300 ± 10
336 ± 15
413 ± 15


Tỷ lệ
sống (%)
90 ± 0
85 ± 0,6
80 ± 0
77 ± 1,7
72 ± 2,7

Thức ăn công nghiệp
Loại
Cỡ thức
% thức
thức ăn
ăn
ăn
JUMBO
2 mm
9
2 mm
7
3 mm
5
3 mm
4
3 mm
3
3 mm
3
3 mm
2

3,5 mm
2
3,5 mm
2
3,5 mm
2

Số lần
ăn/ngày
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2

Hình 6: Tốc độ tăng trưởng tại huyện Hậu Lộc

Kết quả nuôi tại huyện Hậu Lộc cỡ giống thả 550 con/kg (1.8 g/con), thời
gian bắt đầu thả đến 16 ngày tuổi tốc độ sinh trưởng chậm trọng lượng chỉ đạt
20 g/con. Nhưng sau thời gian 2 tháng cá sinh trưởng và phát triển đạt 121
g/con (60 ngày tuổi) nhưng chỉ sau 16 ngày (91 ngày tuổi) tiến hành kiểm tra
tốc độ tăng trưởng đạt 163g/con và đến 108 ngày nuôi trọng lượng cá phát triển
tốt đạt 211 g/con và đến 124 ngày tuổi trọng lượng đạt trung bình 300 g/con



tăng 80 gam/con so với tốc độ tăng trưởng của lần kiểm tra trước đó. Điều này
chứng tỏ rằng vấn đề chăm sóc cho ăn và quản lý ao nuôi của các hộ chưa được
tốt vì ở đây ao nuôi không chủ động được nguồn nước nên dẫn đến tỷ lệ sống
đạt thấp trung bình chỉ đạt được 70% đến thời điểm 15 tháng 10 năm 2014.
B¶ng 7: KÕt qu¶ kiÓm tra t¹i HuyÖn Thä Xu©n
Ngày
Tuổi

Trọng
lượng

Tỷ lệ
sống (%)

14
32
48
64
80
97
103
120
152

2,0 ± 0,03
15 ± 1,0
40 ± 3,0
99 ± 9,6
141 ± 6,5
193 ± 15

221 ± 25
314 ± 60
380 ± 27

94 ± 0,6
87 ± 2,1
82 ± 2
79 ± 0,6
73 ± 3,1

Thức ăn công nghiệp
Loại
Cỡ thức
% thức
thức ăn
ăn
ăn
Lái thiêu,
2 mm
9
2
mm
8
Việt Đức
3 mm
7
và Himax
3 mm
6
3 mm

5
3 mm
5
3 mm
4
3,5 mm
3
3,5 mm
2

Số lần
ăn/ngày
2
2
2
2
2
2
2
2
2

Hình 7: Tốc độ tăng trưởng tại huyện Thọ Xuân

Bảng 8: Kết quả kiểm tra tại huyện Nga Sơn
Ngày
Tuổi

25
42

58
74

Trọng
lượng
gam/con

5,0 ± 0,0
22 ± 0,0
40 ± 2,5
80 ± 6,0
115 ± 13

Tỷ lệ
sống (%)

93 ± 2,3
84 ± 3,6

Thức ăn công nghiệp
Loại
thức ăn
JUMBO

Cỡ thức
ăn
2 mm
2 mm
3 mm
3 mm

3 mm

Số
lần/ngày

% thức
ăn

8
8
5
4
3

2
2
2
2
2


90
107
123
140
154

147 ± 18
210 ± 10
290 ± 20

330 ± 20
426 ± 20,8

78 ± 2,5
72± 1,5
70± 3,0

3 mm
3 mm
3,5 mm
3,5 mm
3,5 mm

3
2
2
2
1,5

2
2
2
2
2

Hình 8: Tốc độ tăng trưởng tại huyện Nga Sơn

Nhìn chung kết quả nuôi tại huyện Thọ Xuân và huyện Nga Sơn tốc độ
sinh trưởng chậm hơn so với 1 số điểm nuôi khác trên địa bàn tỉnh năm 2014,
tuy nhiên con giống có cũng chủng loại nhưng các hộ ở 2 địa phương này dùng

thức ăn và cho ăn chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng do đó tốc độ tăng
trưởng so với các điểm khác kém hơn. Điều này cho chúng ta biết được khi nuôi
cá rô phi chúng ta cần phải có kế hoạch về nguồn vốn để đầu tư thức ăn có chất
lượng mới đem lại kết quả và hiệu quả kinh tế cao từ đo thay đổi cơ cấu đối
tượng nuôi, tạo sản phẩm hàng hóa nhằm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng.
III. Những tồn tại, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm của các mô
hình và nghề nuôi cá Rô phi tại Thanh Hóa.
1. Những tồn tại, hạn chế:
Qua đánh giá hiện trạng các mô hình nuôi cá Rô phi tại Thanh Hóa, và
ngoài mô hình nuôi cá rô phi. Mặc dù có cùng quy trình hướng dẫn, cùng nguồn
cá giống và sử dụng thức ăn viên nổi, tuy nhiên kết quả khác nhau rất nhiều về
tốc độ tăng trưởng, chất lượng, giá trị sản phẩm, giá thành, giá bán và hiệu quả
kinh tế.
2. Nguyên nhân của sự tồn tại hạn chế:
2.1. Về khảo sát, lựa chọn địa điểm, chọ hộ thực hiện mô hình:


+ Đối với mô hình: Địa điểm, ao nuôi phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật
theo VietGAP, tuy nhiên do yêu cầu chủ quan ở cơ sở và một số nguyên nhân
khách quan, một số nơi, số điểm chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật về địa
điểm, ao nuôi và năng lực của chủ hộ thực hiện mô hình.
+ Đối với ngoài mô hình: Phần lớn ao nuôi cá chưa đáp ứng được yêu cầu
kỹ thuật về độ sâu, cấp thoát nước....
2.2. Về tuân thủ quy trình theo hướng VietGap.
+ Đối với mô hình: Mặc dù đã được tập huấn, trao đổi,chia xẻ kinh nghiệm,
thống nhất kế hoạch và ký hợp đồng thực hiện mô hình với sự hỗi trợ của
Khuyến nông. Tuy nhiên một số hộ thực hiện mô hình chưa tuân thủ đầy đủ quy
trình kỹ thuật, cụ thể như: Cải tạo không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, thả
thêm cá ghép kích thước quá lớn, cạnh tranh thức ăn với cá Rô phi ( Cá Trắm
Cỏ, Cá Trôi...), đặc biệt sử dụng thức ăn chưa đầy đủ về số lượng, chất lượng,

chưa có niềm tin để đầu tư thức công nghiệp theo yêu cầu kỹ thuật. Nguyên
nhân do sự chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật chưa sâu sát, quyết liệt và một số hộ
nuôi hiện mô hình chưa có niềm tin vào thị trường tiêu thụ.
+ Đối với ngoài mô hình: Số ít các hộ thực hiện rất tốt quy trình kỹ thuật,
tuy nhiên phần lớn chưa tuân thủ quy trình, làm theo kinh nghiệm truyền thống,
đánh tỉa, thả bù.
2.3. Về con giống:
+ Đối với mô hình: Giống Cá Rô phi đơn tính, Cá Chép lai do Công ty Cổ
phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Thanh hóa di nhập. Vì vậy nguồn cá
giống bị động và phụ thuộc vào đối tác cung cấp nên đã ảnh hưởng đến mùa vụ
của một số điểm thực hiện.
Cá Rô phi dòng mới như Đường nghiệp,Cát phú, Đài Loan lai xa... hiện
chưa sản xuất giống trên địa bàn Tỉnh, cá giống di nhập về, số lượng hạn chế
nên giá thành còn cao và chưa chủ động được mùa vụ.
+ Đối với ngoài mô hình: Ngoài mô hình của Công ty XNK Thủy sản và số
ít hộ trong tỉnh chọ được giống tốt, đa số bà con mua giống sản xuất trong nước,
kích cỡ và tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với giống nhập ngoại.
2.4. Về thức ăn:
+ Đối với mô hình: Các hộ thực hiện mô hình đã thực hiện sử dụng thức ăn
CN theo VietGap, tuy nhiên một số hộ nuôi cho ăn chưa đủ số lượng, chất lượng
theo quy trình. Vì vậy tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau giữa các mô hình
nuôi.


+ Đối với ngoài mô hình: Phần lớn là thả cá, tận dụng phế phẩm nông
nghiệp, chăn nuôi để nuôi cá. Hình thức này đầu tư thấp, giảm giá thành, người
nuôi cá vẫn có lãi. Tuy nhiên cá chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài, kích thước bé,
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Về lâu dài, không đủ tiêu chuẩn xuất
khẩu.
2.5. Dịch vụ, thị trường tiêu thụ, liên kết chuỗi giá trị.

Xu thế hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị là hướng đi tất yếu đảm bảo sự
phát triển bền vững nghề nuôi cá rô phi, đảm bảo cân đối nguồn cung, cầu của
thị trường. Tại Thanh hóa, mới hình thành ý tưởng, thử nghiệm quy mô nhỏ lẻ,
giữ các bên tham gia trong chuỗi giá trị chưa có niềm tin với nhau.
Thị trường tiêu thụ cá Rô phi thương phẩm chủ yếu là thị trường nội địa,
cá rô phi xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm của công ty trực tiếp nuôi.
2.6. Quy hoạch, quản lý:
Trong năm 2014. UBND tỉnh đã đồng ý về chủ trương quy hoạch vùng
nuôi cá rô phi xuất khẩu. Theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và kế hoạch
thực hiện, ngành nông nghiệp đã xác định, cá rô phi là đối tượng chủ lực trong
phát triển thủy sản, đến năm 2020 phấn đấu đạt 1000 ha nuôi cá rô phi xuất
khẩu.
Hệ thống quản lý Nhà nước về thủy sản chưa đồng bộ, hầu hết các xã,
huyện đều không có cán bộ kỹ thuật chuyên môn theo dõi về nuôi trồng thủy
sản, nên việc chỉ đạo phát triển còn lúng túng, việc cung cấp thông tin khoa học
– kỹ thuật cho nông dân về nuôi đối tượng này còn thiếu và yếu.
2.7. Về cơ chế chính sách:
UBND tỉnh đã có chủ trương phát triển Cá rô phi xuất khẩu. Tuy nhiên
hiện nay chưa ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ nuôi đối tượng này.
3. Bài học kinh nghiệm.
3.1. Quy hoạch, lựa chọn địa điểm, ao nuôi: Cần quy hoạch vùng nuôi, ao
nuôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, sản xuất hàng hóa tập trung, thuận tiện cho việc
liên kết theo chuỗi giá trị, thuận lợi cho việc cung ứng giống, thức ăn, thị trường
tiêu thụ và hạn chế, kiểm soát mầm bệnh, phát triển bền vững theo quy trình
Vietgap.
- Điều kiện ao: Diện tích ao nuôi đối tượng này từ 500 – 10.000 m 2, nhưng
thích hợp nhất từ 2.000 – 3.000 m2. Độ sâu > 1,7 2 m nước để giữ mát cho cá về
mùa hè. Đối với lưu giữ cá qua đông thì phải vét hết bùn đáy, giữ mực nước từ
2 m nước trở lên.



3.2. Về con giống: Nên lựa chọn dòng cá giống chất lượng, có tốc độ tăng
trưởng nhanh, kích thước lớn. Cá giống đồng đều, có nguồn giống có xuất xứ rõ
ràng, cỡ giống thả phù hợp từ > 4 cm, mật độ thả tối đa 3con/m2.
3.3. Về thức ăn:
Nuôi cá Rô phi theo hướng Vietgap phải sử dụng thức ăn công nghiệp để cá
nuôi đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu về kích cỡ thương phẩm, chất lượng sản
phẩm, rút ngắn thời gian nuôi và giảm hệ số thức ăn
3.4. Chăm sóc, quản lý môi trường, dịch bệnh:
+ Quản lý tốt các yếu tố môi trường phù phợp với yêu cầu kỹ thuật.
+ Định kỳ bổ sung thuốc phòng trị bệnh vào thức ăn cho cá để tăng cường
sức đề kháng cho cá, phòng một số bệnh thường xảy ra trên cá Rô phi vào mùa
phát sinh mầm bệnh, như: Sán, ký sinh trùng, nấm…Trong quá trình nuôi phải
áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp nhằm hạn chế dịch bệnh và tạo môi
trường sống tốt hơn cho cá.
3.5. Thị trường tiêu thụ: Từng bước hình thành Mô hình liên kết chuỗi giá
trị nghành cá rô phi khép kín, phát huy tối đã các lợi thế sẵn của của địa phương
tham gia vào chuỗi giá trị để có thể tạo ra nhiều giá trị gia tăng có nguồn gốc địa
phương nhất
PHẦN THỨ HAI:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
NGHỀ NUÔI CÁ RÔ PHI TẠI THANH HÓA
I. Định hướng:
Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thanh Hóa theo hướng nâng cao
năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững,
trong lĩnh vực NTTS đã xác định rô phi là sản phẩm chính trong NTTS nước
ngọt. Phát triển nuôi cá rô phi xuất khẩu thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn,
hiệu quả, bền vững, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân; chuyển dịch cơ
cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa và phát triển

bền vững theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu
thụ, nhằm nâng cao hiệu quả trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
II. Mục tiêu
Đến 2020: Diện tích nuôi thâm canh đạt 1.000ha, sản lượng 20.000 tấn đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu.
III. Các giải pháp thực hiện


1. Về quy hoạch: UBND tỉnh Thanh Hoá đã đồng ý cho Sở Nông nghiệp
và PTNT lập quy hoạch vùng nguyên liệu cá rô phi phục vụ chế biến, xuất khẩu
trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2015-2025. Đến nay các bước lập quy
hoạch đang được triển khai.
- Xây dựng các vùng nuôi cá rô phi thâm canh tập trung, nhằm đáp ứng yêu
cầu cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Các vùng ưu tiên để phát triển
nuôi cá rô phi thâm canh: Các vùng cá- lúa đã được đầu tư hạ tầng cần nâng cấp
để đáp ứng nuôi thâm canh.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển giống thủy sản, hệ thống cảnh báo và giám
sát môi trường, hệ thống quản lý dịch bệnh và thú y thủy sản.
- Áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt VietGAP.
2. Về con giống:
Giống là khâu rất quan trọng quyết định đến năng suất, sản lượng và chất
lượng sản phẩm nuôi thuỷ sản. Cần kiểm tra khâu sản xuất giống tại các cơ sở
sản xuất giống cá rô phi trên địa bàn để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu tổ chức
di ương thì cần tính toán thời điểm, số lượng và lựa chọn đàn giống đảm bảo
chất lượng để cung cấp cho người nuôi.
2.2. Giải pháp về dịch vụ:
Thành lập các tổ dịch vụ về nuôi trồng thuỷ sản tại các vùng nuôi, tại các
xã có diện tích nuôi thuỷ sản lớn. Tổ dịch vụ phải có cán bộ chuyên môn về nuôi
thuỷ sản làm nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo sản xuất, hỗ trợ người nuôi về kỹ thuật
và tổ chức vay vốn, dịch vụ giống, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm.

2.3. Công tác khoa học kỹ thuật, khuyến ngư:
Xây dựng hệ thống khuyến nông viên cơ sở. Tại các vùng nuôi (đặc biệt là
vùng nuôi tập trung) phải có các khuyến nông viên cơ sở, tiếp thu khoa học kỹ
thuật, phổ biến cho người nuôi.
Thành lập các tổ khuyến ngư cộng đồng với các nhiệm vụ trao đổi kinh
nghiệm kỹ thuật, quản lý, tổ chức sản xuất, kiểm soát môi trường, vay vốn sản
xuất, thị trường tiêu thụ.
Tăng cường tập huấn, mở các lớp bồi dưỡng kỹ thuật nuôi thuỷ sản cho
nông dân thông qua các tổ khuyến ngư cộng đồng. Tổ chức học tập tham quan
các mô hình nuôi tiên tiến trong Tỉnh hoặc Tỉnh bạn, tranh thủ sự giúp đỡ của hệ
thống Khuyến nông về kỹ thuật và chuyển giao công nghệ nuôi.
Xây dựng và nhân rộng các mô hình trình diễn nuôi cá Rô phi trên địa bàn
nhằm chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật cho người nuôi.


3. Kiến nghị, đề xuất:
Đề nghị Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND các Huyện tiếp
tục nhân rộng mô hình nuôi cá Rô phi thương phẩm trên địa bàn. Đồng thời, tổ
chức tập huấn, tham quan học tập cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn.
Đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục cho xây dựng các mô hình trình
diễn nuôi cá Rô phi thương phẩm theo hướng GAP ở các địa bàn.
Để chủ động nguồn giống đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu nuôi cá Rô
phi của bà con nông dân trong thời gian tới. Đề nghị các ngành, các cấp, các cơ
sở sản xuất dịch vụ giống thủy sản quan tâm đến đối tượng này, tổ chức di nhập
giống cho địa phương, kiểm soát được chất lượng, hạ giá thành, nâng cao hiệu
quả sản xuất cho người nuôi.
Nuôi cá Rô phi cần có thị trường đầu ra ổn định thì mới phát triển bền vững.
Vì vậy, cần có những giải pháp cho thị trường đầu ra cho sản phẩm.
TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG THANH HÓA




×