Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

khóa luận tốt nghiệp Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên huyện hoằng hóa tỉnh thanh hoá hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.18 KB, 70 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Môi trường là tài sản chung, vô giá của cả nhân loại. Môi trường có vai trò
vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người, ảnh hưởng không nhỏ đến
sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Cùng với dân số, môi
trường đã trở thành vấn đề quan tâm của toàn thể nhân loại không chỉ bởi vai trò
vô cùng to lớn của nó đối với chất lượng cuộc sống mà còn là chỉ số đánh giá trình
độ phát triển của đất nước. Hiện nay trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, con người đã làm cho môi trường có nhiều biến đổi theo hướng tiêu cực
và ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững như: đất đai bị xói mòn, sự cạn kiệt các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự đa dạng sinh học trên đất liền và dưới biển bị suy
giảm…Một trong những nguyên nhân của hiện trạng trên là do người dân chưa
có ý thức gìn giữ và bảo vệ môi trường. Vì thế việc giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho mọi người dân trong cộng đồng nói chung đặc biệt là cho thế hệ trẻ nói
riêng là biện pháp tích cực, có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo vệ, xây dựng môi
trường sống cho hôm nay và mai sau. Bởi lẽ, thanh niên là lực lượng xã hội to lớn,
một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là
lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy
sinh, gian khổ, sức khoẻ và sáng tạo. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể
chất và phát triển trí tuệ, luôn năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình.
Thanh niên là lực lượng xã hội quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã
hội. Từ xưa đến nay, thanh nhiên luôn được coi là rường cột của đất nước, tương
lai của dân tộc và là hạnh phúc của mỗi gia đình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà, nước nhà thịnh hay suy,
yếu hay mạnh phần lớn là do các thanh niên” [21, tr5]. Nghị quyết Hội nghị lần
thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X cũng đã khẳng định: “Thanh niên là
lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quyết định tương lai vận mệnh
dân tộc…” [12, tr35]. Chính vì vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
thanh niên hiện nay là một việc hết sức cấp bách và cần thiết.



Ở huyện Hoằng Hóa - Thanh Hóa hiện nay việc giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho thanh niên bên cạnh những thành tựu đạt đựợc như: qua hoạt động
giáo dục giúp cho thanh niên có những hiểu biết cơ bản về môi trường tự nhiên,
sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường, đặc biệt giúp thanh
niên nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường xung quanh từ đó có những
hành động cụ thể để tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường nơi mình
đang sinh sống cũng như trong toàn xã hội… Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tựu đạt được, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên ở huyện
Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hoá hiện nay vẫn còn có nhiều hạn chế: việc giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho thanh niên trong huyện chưa thực sự được triển khai
sâu rộng, việc tiến hành còn chậm trễ, việc giáo dục chưa khơi dậy ở thanh niên
vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi
trường cũng như khắc phục hiện trạng ô nhiễm môi trường….
Xuất phát từ những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho thanh niên huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hoá hiện nay” để
nghiên cứu, làm đề tài cho khoá luận của mình. Và cũng qua đây tác giả muốn
đóng góp tiếng nói nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hơn nữa hiệu quả của
việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên huyện Hoằng Hóa tỉnh
Thanh Hoá hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề môi trường và công tác bảo vệ môi trường đã có nhiều đề tài nghiên
cứu của nhiều tác giả dưới những khía cạnh và góc độ khác nhau. Các Nghị
quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước ta cũng đã bàn nhiều về vấn đề này. Quan
điểm về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã được Đảng và Nhà nước ta
khẳng định và đề cập sớm trong Kế hoạch quốc gia về môi trường và phát triển
bền vững 1991-2000; trong Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 sau được sửa đổi,
bổ sung năm 2005; Nghị định 26/CP; Chỉ thị 36 ngày 25/6/1998 của Bộ Chính
trị khoá VIII; Nghị quyết số 41 của Bộ Chính trị khoá IX (ngày 15/11/2004);
Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (2006); Chiến lược bảo



vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướng đến năm 2020... Trong các Đại
hội của Đảng, Đảng ta cũng luôn coi trọng và đề cao vấn đề bảo vệ môi trường
trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Nói về vấn đề môi trường, có rất nhiều cá nhân, tập thể, đơn vị cũng có
những bài viết, bài nói chuyện bàn về vấn đề này như: Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường: “200 câu hỏi/đáp về môi trường” (2000); Bộ Giáo dục và Đào tạo:
“Khoa học môi trường” (2001); Chu Tuấn Nhạ - Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường: “Bảo vệ môi trường trong sự nghiệp công nghiệp hóa và
hiện đại hóa đất nước - thời cơ và thách thức” (2001); Cục Bảo vệ môi trường:
“Hướng dẫn về bảo vệ môi trường cho các truyền thông viên là đoàn viên thanh
niên” (2006); Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Văn Vĩnh với bài viết: “Bảo vệ tài nguyên, môi
trường vì mục tiêu phát triển bền vững” (2009); Phạm Khôi Nguyên: “Tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác bảo vệ môi trường” (2009)…
Các bài nói, bài viết nêu trên đề cập nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường,
nhiều bài viết, bài nói làm cho chúng ta có những nhận thức ngày càng đầy đủ
hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Song chưa có bài viết hay
công trình nghiên cứu nào đề cập trực tiếp đến vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho thanh niên. Vì vậy đề tài: “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho thanh niên huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa hiện nay” mà tác giả lựa chọn
là một hướng nghiên cứu mới, góp một tiếng nói tích cực trong một lĩnh vực
đang được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho thanh niên và thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
thanh niên huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa hiện nay, khóa luận đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho thanh niên huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa hiện nay.



3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, khóa luận đặt ra nhiệm vụ:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho thanh niên hiện nay.
- Phân tích thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên
huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho thanh niên huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là công tác giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho thanh niên.
4.2. Phạm vi
- Nội dung nghiên cứu: công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
thanh niên của huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa hiện nay
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011
- Môi trường được phân loại thành môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
và môi trường nhân tạo. Trong giới hạn của khóa luận tác giả chỉ tập trung
hướng nghiên cứu ở môi trường tự nhiên.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của khóa luận dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương. Đồng thời kế thừa kết quả của
những công trình nghiên cứu có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra xã hội học; phỏng vấn
sâu; so sánh; quan sát; phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê, nghiên
cứu tài liệu.



6. Ý nghĩa của khóa luận
Khóa luận mong muốn làm sáng rõ công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho thanh niên, qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho thanh niên huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa hiện
nay. Đó cũng là cơ sở để nâng cao tinh thần trách nhiệm của thanh niên huyện
Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hoá nói riêng và thanh niên cả nước nói chung trong
việc bảo vệ môi trường để đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Bên
cạnh đó, khóa luận cũng có thể làm tư liệu để cơ quan tuyên truyền tại địa
phương có những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng công tác giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên huyện nhà hiện nay.
7. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần danh mục tài liệu
tham khảo, phần nội dung của khóa luận được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho thanh niên hiện nay
Chương 2. Thực trạng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên
huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa hiện nay
Chương 3. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho thanh niên huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa hiện nay


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC
Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO THANH NIÊN HIỆN NAY
1.1. Môi trường và ý thức bảo vệ môi trường
1.1.1. Quan niệm về môi trường
1.1.1.1. Khái niệm môi trường và một số khái niệm liên quan
- Khái niệm môi trường

Môi trường là khái niệm rộng, tùy vào nhiều góc độ nghiên cứu khác
nhau mà có những cách phân loại khác nhau.
Năm 1981 UNESCO đã đưa ra định nghĩa về môi trường như sau: “Môi
trường là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra
xung quanh mình, đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm
thỏa mãn các nhu cầu của con người”. [20, tr7]
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Môi trường là toàn bộ các yếu tố tự nhiên
và yếu tố do con người tạo ra có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và của thiên nhiên”. [4, tr5]
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam được quốc hội khóa IX thông qua
ngày 27/12/1993 định nghĩa: “Môi trường là tập hợp những yếu tố tự nhiên và
yếu tố do con người tạo ra có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát
triển của con người và thiên nhiên”. [2, tr5]
Luật Bảo vệ môi trường phân loại môi trường sống của con người thành:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố tự nhiên như vật lý, hóa học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí,
động thực vật, đất, nước…Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, để
xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, cung cấp cho con người những loại
tài nguyên khoáng sản cần thiết cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng,
đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc


sống con người thêm phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, cam kết, quy ước, ước định. Ở các cấp khác nhau như:
Liên Hợp Quốc, hiệp hội các nước, các quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng, xã,
họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể…Môi trường xã
hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên
sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người

khác với cuộc sống của các loài sinh vật khác.
Môi trường nhân tạo bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên,
làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như: ô tô, máy bay, nhà ở, công
sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo…
Như vậy, có thể hiểu môi trường như sau:
Môi trường là tập hợp những yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con
người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động
sống của con người như: Không khí, nước, sinh vật, đất, xã hội loài người.
Từ quan niệm trên có thể thấy rằng môi trường mà chúng ta đề cập là
môi trường tự nhiên, bao gồm: đất, nước, không khí, hệ sinh thái, động thực
vật và điều kiện tự nhiên khác có ảnh hưởng tương đối tới cuộc sống của con
người. Các yếu tố cấu thành môi trường tự nhiên hoàn toàn do tự nhiên cấu
tạo nên. [27, tr13]


Môi trường tự nhiên tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người. Trong
quá trình phát triển, môi trường tự nhiên có sự thay đổi do những yếu tố cấu
thành của nó hoặc do hoạt động của con người gây nên, con người là nhân tố
lớn nhất làm thay đổi môi trường tự nhiên trong quá trình mưu sinh.
- Khái niệm suy thoái môi trường và ô nhiễm môi trường
Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và
thiên nhiên. [3, tr12]
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường. [3, tr12]
1.1.1.2. Vai trò của môi trường đối với xã hội và đời sống của con người
Môi trường có vai trò quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển
của đời sống con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
đất nước, của dân tộc và nhân loại.
Vai trò của môi trường đối với xã hội và đời sống của con người thể

hiện ở chỗ:
Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất
định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ ngơi, vui chơi, giải
trí, nơi để sản xuất…Tất cả các hoạt động đó đều diễn ra trong môi trường. Môi
trường chứa đựng những điều kiện tốt nhất đảm bảo cho mọi hoạt động của con
người có thể diễn ra để duy trì chính cuộc sống của mình cũng như đảm bảo cho
sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất của con người
Từ khi con người biết cách cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu
của mình thì nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng
tăng lên cả về số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát


triển của xã hội. Mỗi nguồn tài nguyên có một vai trò riêng phục vụ cho đời
sống sinh hoạt và sản xuất của con người.
- Rừng tự nhiên: có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn tính đa dạng
sinh học và độ phì nhiêu của đất, cung cấp nguồn gỗ củi, dược liệu và cải
thiện điều kiện sinh thái.
- Các thuỷ vực: có vai trò cung cấp nước cho sinh hoạt của con người
cũng như để sản xuất ra điện, vui chơi giải trí và cũng là nơi để các nguồn
thuỷ hải sản sinh tồn và phát triển.
- Động - thực vật: có vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực,
thực phẩm cho con người và các nguồn gen quý hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: có vai trò duy trì
các hoạt động trao đổi chất. Ngày nay với những phát minh hiện đại của con
người những tài nguyên này còn được khai thác một cách tối đa nhằm phục
vụ tốt hơn cho cuộc sống của con người và cũng để tránh tình trạng cạn kiệt
nguồn tài nguyên.

- Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các
hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người, thu được nhiều lợi nhuận về
kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển.
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong quá trình sống
Trong quá trình sống, con người luôn đào thải các chất thải vào môi
trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi
trường khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia
vào hàng loạt các quá trình sinh địa hoá phức tạp. Trong thời kỳ sơ khai, khi
dân số của nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá trình phân hủy tự nhiên làm
cho chất thải sau một thời gian biến đổi lại trở lại trạng thái nguyên liệu của
tự nhiên. Sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng, quá trình công nghiệp hoá,
đô thị hoá làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến vai trò này
nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Khả năng tiếp


nhận và phân hủy chất thải trong một khu vực nhất định gọi là khả năng đệm.
Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều
chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn trong quá trình phân hủy thì chất
lượng môi trường sẽ giảm và môi trường có thể bị ô nhiễm. Vai trò này có thể
phân loại chi tiết như sau:
- Vai trò biến đổi lý - hoá học (phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng, hấp thụ,
tách chiết các vật thải và độc tố).
- Vai trò biến đổi sinh hoá (sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình nitơ và
cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hoá).
- Vai trò biến đổi sinh học (khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá,
amôn hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá).
Lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho
con người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:

- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật
chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và
báo động sớm các hiểm họa đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như
phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện
tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa...
- Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực
vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị
thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.
Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài
Các thành phần trong môi trường còn có vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên
ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các
tia cực tím từ năng lượng mặt trời; rừng giúp điều hòa khí hậu, điều tiết dòng
chảy trên mặt đất, bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất…


1.1.2. Ý thức bảo vệ môi trường
1.1.2.1. Quan niệm về bảo vệ môi trường
Thứ nhất, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất nước, của nhân
loại; là nhiệm vụ có tính toàn cầu, mang tính xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc
đấu tranh xóa đói giảm nghèo, với chiến lược dân số kế hoạch hóa gia đình,
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình, từng cơ sở,
từng địa phương, từng khu vực, từng quốc gia và của cả cộng đồng thế giới.
Thứ hai, bảo vệ môi trường phải là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân.
Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam, ghi rõ trong điều 6: “Bảo vệ môi
trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ
môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách
nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường”[3, tr4].
Điều này nói lên rằng công tác bảo vệ môi trường cần phải được quán triệt sâu

sắc ở từng đảng viên, từng tổ chức đảng, từng cấp ủy ở tất cả các ngành, các
cấp và trong toàn thể quần chúng nhân dân. Cần phải tăng cường sự lãnh đạo
của đảng bộ cơ sở để dấy lên phong trào toàn xã hội tham gia bảo vệ môi
trường. Việc giải quyết vấn đề môi trường nếu được cả cộng đồng dân cư
hưởng ứng thì khả năng thành công sẽ được nhân lên. Vì vậy, việc thu hút mọi
tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. Bởi lẽ, hơn
ai hết người dân hiểu rõ đặc điểm nơi mình sinh sống để định ra những việc
cần làm, các việc cần ưu tiên; người dân thường nhanh nhạy đưa ra các giải
pháp phù hợp mà lại ít tốn kém; các dự án, chương trình bảo vệ môi trường gắn
liền với lợi ích của người dân; nhân dân hoạt động bảo vệ môi trường như là
đối trọng với các doanh nghiệp hay các chủ doanh nghiệp thường không thực
hiện Luật Bảo vệ môi trường do quyền lợi kinh tế bị va chạm.
Thứ ba, bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời
trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả
các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng để bảo đảm phát triển bền vững,
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


Đại hội VI, Đảng ta nhấn mạnh: “Xây dựng các luận chứng kinh tế - kỹ
thuật cho các chủ trương lớn về phát triển kinh tế và xã hội, sử dụng tốt nhất
đi đôi với bảo vệ có hiệu quả môi trường sinh thái”.[24, tr15]
Đại hội VII thông qua Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 1991 - 2000,
nhấn mạnh: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã
hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường”. [24, tr18]
Đại hội VIII nêu bài học: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và
công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, bảo vệ môi trường
sinh thái”. [8, tr72]
Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 thông qua tại Đại hội IX
khẳng định: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi
đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. [9, tr25]

Đại hội X nhấn mạnh: “Coi trọng việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ
bảo vệ môi trường trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội”. [11, tr221-222]
Với những quan điểm trên của Đảng và Nhà nước về vấn đề môi trường
có thể thấy rằng bảo vệ và cải thiện môi trường là một nội dung quan trọng
của phát triển bền vững. Môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt, rừng
bị tàn phá, đất bị xói mòn và tình trạng sa mạc hoá, biến đổi khí hậu, nguy cơ
nước biển dâng… làm thu hẹp không gian sinh tồn của con người chẳng
những tác động tiêu cực đến cuộc sống hiện tại mà còn đe dọa sự phát triển
của các thế hệ tương lai. Đối với nước ta, tình trạng ô nhiễm môi trường và
những nguy cơ do biến đổi khí hậu và nước biển dâng là những thách thức to
lớn. Vì vậy, phát triển kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi
trường; chủ động đối phó với hiểm họa nước biển dâng; sử dụng công nghệ
tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, phát triển kinh tế xanh và đặc biệt là thái
độ ứng xử của con người đối với môi trường là những nội dung có tác động
mạnh nhất đến phát triển bền vững, phải được thể hiện trong toàn bộ kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như trong từng lĩnh vực, ở từng
địa phương, đơn vị.


Thứ tư, bảo vệ môi trường thể hiện ở việc phòng ngừa và ngăn chặn ô
nhiễm kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
Cũng như tất cả các công tác khác, công tác bảo vệ môi trường phải lấy
nguyên tắc phòng ngừa và ngăn chặn là chủ đạo, ít tốn kém mà mang lại hiệu
quả. Tuy nhiên để làm tốt điều này cần phải tăng cường đánh giá tác động của
môi trường và giảm những tổn thất tiềm ẩn khi có những dự án đầu tư mới.
Những đánh giá về môi trường theo ngành, khu vực sẽ trở thành những chuẩn
mực trong thực tiễn. Xu hướng hiện nay là cần phải nghiên cứu và đề xuất các
phương pháp đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư và đưa ra các
giải pháp hữu hiệu giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường như: Việc khai
thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, khoáng sản cần phải tính đến các vấn đề về

tránh ô nhiễm môi trường, tránh tình trạng cạn kiệt tài nguyên, khoáng sản…
Thứ năm, kết hợp phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Nghị quyết Trung ương IV khóa VIII đã nhấn mạnh: “Khơi dậy và phát
huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả của hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm để
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó vấn đề môi
trường là một nội dung quan trọng” [23, tr14]. Nguồn lực ở đây cần được
hiểu một cách toàn diện, bao gồm nguồn lực con người, đất đai, tài nguyên, trí
tuệ, truyền thống văn hóa - lịch sử của dân tộc. Việc phát huy tối đa nội lực ở
đây chính là phát huy nguồn lực tổng hợp, cả về kinh tế - xã hội, an ninh,
quốc phòng và sức mạnh của toàn hệ thống chính trị. Tuy nhiên, nhấn mạnh
nội lực không có nghĩa là đóng cửa, đi ngược lại với xu thế hội nhập và toàn
cầu hóa của thời đại. Phát huy nội lực là để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế
và ngược lại hợp tác quốc tế sẽ củng cố, phát triển nội lực của dân tộc.
Tóm lại, bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong
lành sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn,
khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường;
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. [3, tr3-4]


1.1.2.2. Những biểu hiện về ý thức bảo vệ môi trường
Ý thức chính là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào
bộ óc người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ý thức bảo vệ môi trường là một hình thái ý thức xã hội, về cấu trúc bao
gồm hai bộ phận: Tâm lý về bảo vệ môi trường và tư tưởng bảo vệ môi
trường. Tâm lý bảo vệ môi trường hình thành một cách tự phát dưới dạng tình
cảm, tâm trạng, cảm xúc đối với các hiện tượng môi trường xảy ra trong đời
sống xã hội. Tư tưởng bảo vệ môi trường là tổng hợp các quan điểm, quan
niệm có tính lý luận, phản ánh các hiện tượng môi trường một cách sâu sắc, tự
giác dưới dạng các khái niệm, các phạm trù khoa học. Ý thức về môi trường

của một người có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Vì vậy
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi công dân.
Biểu hiện của ý thức bảo vệ môi trường chính là: Không bỏ rác thải bừa
bãi, không đúng nơi quy định; không thải khói bụi, khí độc, mùi hôi thối gây
hại vào không khí, phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép, các chất
thải, xác động, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây bệnh vào
nguồn nước; không chôn vùi, thải vào đất những chất độc hại quá giới hạn
cho phép; khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong
danh mục quy định của chính phủ; không đốt phá rừng, khai thác khoáng sản
bừa bãi gây hủy hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái; không nhập
khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; không sử
dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ hủy diệt hàng loạt trong khai
thác, đánh bắt các nguồn động thực vật…
Biểu hiện về ý thức bảo vệ môi trường còn thể hiện ở việc tham gia vào
các hoạt động bảo vệ môi trường như: Tham gia quét dọn vệ sinh nhà ở,
đường làng, ngõ xóm; tham gia trồng cây gây rừng; tham gia nạo vét kênh
mương; tham gia tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh có nhận thức
đúng đắn về môi trường và có ý thức tham gia bảo vệ môi trường vì cuộc
sống của chính mình và của cả những người xung quanh; tham gia phát hiện,


tố giác những biểu hiện, những hành vi phá hoại môi trường lên các cấp có
thẩm quyền xử lý; tham gia quảng bá hình ảnh và môi trường sinh thái của đất
nước đến với thế giới…
Có thể nói, ý thức bảo vệ môi trường là một vấn đề hết sức quan trọng, việc
nâng cao ý thức bảo vệ môi trường không phải chỉ để đảm bảo tốt vấn đề về môi
trường mà nó còn là đảm bảo cho chính cuộc sống của chúng ta, đảm bảo cho sự
tồn tại của xã hội hiện tại và tương lai. Chính vì vậy mà việc giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho con người là việc làm vô cùng quan trọng và cấp bách.
1.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên hiện nay

1.2.1. Khái niệm giáo dục
Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về khái niệm giáo
dục do xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau.
Trong Từ điển Tiếng Việt giáo dục được xem là: “hoạt động tác động
một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng
nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực
như yêu cầu đặt ra”. [17, tr6]
Khái niệm giáo dục trong các giáo trình Giáo dục học ở nước ta cơ bản
được hiểu là: “hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt
và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người…”. [30,
tr9]
Trong nghiên cứu xã hội học, giáo dục được đề cập với nghĩa: Giáo dục
là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần,
thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được
những phẩm chất do yêu cầu đề ra.
Như vậy: Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục
đích khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người
dạy và người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân


cách người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp
ứng các nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.
1.2.2. Vai trò của thanh niên trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường
hiện nay
Theo tác giả Vũ Trọng Kim, Thanh niên là một nhóm xã hội nhân
khẩu đặc thù, bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định (15 - 35),
có sự phát triển nhanh chóng về thể chất, tâm lý, trí tuệ, có mặt trong mọi
lĩnh vực hoạt động của xã hội; có mối quan hệ mật thiết với tất cả các giai
cấp, tầng lớp trong xã hội; là lực lượng xã hội to lớn đóng vai trò quyết
định đối với sự phát triển trong tương lai của mỗi xã hội. [19, tr14]

Đánh giá vị trí, vai trò của thanh niên, Nghị quyết hội nghị lần thứ tư
Ban Chấp hành Trung ương khóa VII về công tác thanh niên trong thời kỳ
mới đã khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách
mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không
phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên…”. [16, tr325 - 326]
Trong quá trình lãnh đạo và xây dựng đất nước, Đảng ta luôn đề cao
vai trò, vị trí của thanh niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích
cách mạng, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy
của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc. Qua mỗi
thời kỳ dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Thanh niên là lực lượng xung kích, đi đầu trong các phong trào đặc
biệt là trong công tác bảo vệ môi trường. Với ưu thế là sức khỏe, trí tuệ và
sự cống hiến, không ngừng phấn đấu vươn lên, lực lượng đoàn viên thanh
niên đã và đang là lá cờ đầu xung kích trong các hoạt động bảo vệ môi
trường và đạt được nhiều thành tích rất đáng biểu dương.
Thanh niên - lực lượng quan trọng, trực tiếp tham gia vào các hoạt
động bảo vệ môi trường như: Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc;


tham gia quét dọn đường làng, thôn xóm; tham gia nạo vét kênh mương;
tham gia thu gom rác thải….
Thanh niên góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền giúp cho mọi
người có những hiểu cơ bản về Luật Bảo vệ môi trường, về tầm quan trọng
của việc bảo vệ môi trường. Môi trường trong sạch sẽ tạo cho con người
không khí trong lành để sống, học tập và lao động. Môi trường ô nhiễm sẽ
dẫn đến những hậu quả rất lớn cho con người và ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển của xã hội như: Ô nhiễm môi trường nước sẽ dẫn con người đến
gần hơn với các loại bệnh hiểm nghèo (nhất là bệnh ưng thư), nguồn tài
nguyên cạn kiệt sẽ làm cho sự phát triển đất nước trở nên tụt hậu….

Góp phần tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân đặc biệt là người
dân nơi mình sinh sống nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân về bảo vệ
môi trường như: Không vứt rác bừa bãi, phải thu gom và vứt rác đúng nơi quy
định; phân loại rác hữu cơ và vô cơ; không chặt phá rừng; mỗi gia đình phải
có ý thức thu gom rác thải vào hệ thống bể tự hoại, hầm chứa hoặc cho nước
thải vào hệ thống thoát nước công cộng; sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ, không
phóng uế bừa bãi; không hút thuốc lá nơi công cộng; vận động nhân dân tham
gia vào việc bảo vệ môi trường; trồng cây xanh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm
môi trường và tạo cảnh quan; thu dọn vệ sinh thường xuyên ở nhà và đường
làng ngõ xóm; vận động người dân tự giác chấp hành các quy định của các
cấp chính quyền địa phương về giữ gìn vệ sinh, xây dựng gia đình văn hóa…
Với tài năng, sự sáng tạo, thanh niên đã đóng góp những sáng kiến, kinh
nghiệm mới trong việc bảo vệ môi trường như: việc tận dụng các phế thải từ
sinh hoạt để làm ra những đồ dùng hay những vật liệu mới phục vụ cho con
người như vậy vừa tránh được sự ô nhiễm môi trường lại vừa đáp ứng được
nhu cầu ngày càng cao của con người như xuất phát từ thực tế ô nhiễm môi
trường ở làng nghề làm miến dong (xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà
Nội), chàng trai 25 tuổi Nguyễn Phi Trường đã có ý tưởng tận dụng lượng
chất thải hữu cơ - bã cây dong riềng - làm chất đốt.


Vai trò của thanh niên còn thể hiện ở năng lực tổ chức các diễn đàn, cuộc
thi, phát động các phong trào để tất cả mọi người đặc biệt là thanh niên thấy
rõ được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi trường, từ đó
giúp họ có những hành động đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường và cũng
trang bị cho họ kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường để họ có thể tuyên
truyền, giáo dục cho mọi người xung quanh về ý thức bảo vệ môi trường.
1.3. Sự cần thiết phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh
niên hiện nay
Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi

trường ngày càng gay gắt và phức tạp. Sự phát thải khí nhà kính làm cho trái
đất nóng lên, kéo theo mực nước biển dâng lên cao, đe dọa sự tồn tại của
nhiều quốc gia đảo và sự sống trên trái đất. Lỗ thủng tầng Ôzôn ngày càng lan
rộng. Suy thoái đa dạng sinh học trên phạm vi toàn cầu trở nên nghiêm trọng.
Bất chấp mọi nỗ lực trồng rừng và bảo vệ rừng, trên thế giới hàng năm mất đi
từ 11 - 13 triệu ha rừng. Môi trường biển xuống cấp nghiêm trọng, khối lượng
chất thải khổng lồ của sinh hoạt và sản xuất tồn đọng ngày càng lớn. Ô nhiễm
xuyên biên giới không ngừng gia tăng…
Chính vì vậy, bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những mối quan
tâm hàng đầu của toàn nhân loại và mỗi quốc gia. Tiếng nói “môi trường hôm
nay là đạo đức của ngày mai” đã bắt đầu vang lên như mệnh lệnh từ trái tim
buộc những người có lương tri và trách nhiệm trên toàn thế giới phải quan tâm.
Đối với nước ta thách thức về môi trường cũng rất lớn, đang ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển của đất nước. Các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta thời gian qua đã đặt vấn đề môi trường lên một tầm cao mới, có
ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Chỉ thị số 36 - CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII
về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước khẳng định: “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của đất
nước, là nhiệm vụ có tính chất xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa
đói giảm nghèo và vì sự công bằng xã hội”. [10, tr354]


Thời gian qua, ở nước ta, công tác bảo vệ môi trường đã đạt được những
kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận. Trước hết, đó là nhận thức về môi trường
và ý thức bảo vệ môi trường của các tầng lớp nhân dân đã được nâng lên rõ rệt.
Nhiều gương người tốt, việc tốt về bảo vệ môi trường đã xuất hiện. Hệ thống
luật pháp từ Luật Bảo vệ môi trường đến các văn bản hướng dẫn đã được xây
dựng. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương đến địa
phương đã được thành lập và đi vào hoạt động có nền nếp. Điều kiện vệ sinh
môi trường ở nông thôn và thành thị đang từng bước được cải thiện…

Những nỗ lực bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đã bước đầu góp phần tạo ra những cơ hội cho sự phát triển bền vững
đất nước, làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường của nước ta xuống thấp.
Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng và thành công ban đầu, công tác bảo vệ
môi trường ở nước ta còn chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn
chung, chất lượng môi trường nước ta tiếp tục xuống cấp. Luật Bảo vệ môi
trường chưa được thực hiện nghiêm minh; rừng nước ta tiếp tục bị tàn phá;
khoáng sản bị khai thác bừa bãi; đất đai bị xói mòn và thoái hóa; đa dạng sinh
học trên đất liền và dưới biển đều bị suy giảm; nguồn nước mặt và nước ngầm
đang ngày càng bị ô nhiễm và có nguy cơ cạn kiệt... Có rất nhiều nguyên nhân
dẫn đến tình trạng trên. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất, cơ bản nhất đó
là nhận thức của các tầng lớp nhân dân về việc bảo vệ môi trường còn hạn chế
dẫn đến có những hành vi vi phạm quy định về môi trường, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường. Chính vì vậy mà việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho mọi người dân là một việc làm hết sức quan trọng và cấp bách.
Đặc biệt là giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên lại càng trở
nên cần thiết hơn bao giờ hết, bởi lẽ chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thanh
niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người
phụ trách thế hệ thanh niên tương lai” [16, tr312]. Thanh niên là lực lượng có
vai trò hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt
với ưu điểm là năng động, sáng tạo, hăng hái, nhiệt tình, giàu tinh thần xung


phong…thanh niên đã đóng góp không nhỏ công sức và trí tuệ vào sự nghiệp
phát triển đất nước, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới đất nước trên tất
cả các lĩnh vực, trong đó có môi trường. Trung ương 5 khóa VIII đã khẳng định:
“Tuổi trẻ Việt Nam có lối sống văn minh cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn
trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải tạo
môi trường sinh thái”.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tác động của nền kinh tế thị trường

ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức, đạo đức của thanh niên Việt Nam đối với
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có cả nhận thức về vấn đề môi
trường. Tình trạng thanh niên có những hành vi phá hoại môi trường như vứt
rác thải bừa bãi, chặt phá rừng không tuân thủ quy định của nhà nước, bắt và
bán các loài động vật quý hiếm,…hiện nay ngày càng trở nên bức xúc. Điều
này cho thấy tình trạng xuống cấp trong đạo đức, lối sống cũng như nhận thức
của thanh niên ngày càng bức xúc và là mối quan tâm của toàn xã hội. Việc
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên đã trở thành yêu cầu cấp
bách trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sẽ trang bị cho thanh niên những hiểu
biết cơ bản về vấn đề môi trường, giúp cho thanh niên nhận thức rõ tầm quan
trọng của môi trường cũng như công tác bảo vệ môi trường đối với sự phát
triển đất nước. Quan trọng hơn là công tác giáo dục sẽ giúp thanh niên từ
những nhận thức, thái độ đúng đắn về môi trường sẽ có những hành vi cụ thể
tham gia vào việc bảo vệ môi trường.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường có vai trò to lớn trong việc hình thành
và phát triển định hướng hành động của thanh niên khi tham gia vào công tác
bảo vệ môi trường. Trong tình hình hiện nay, giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho thanh niên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và cấp bách. Đây là
một hoạt động có tính chất lâu dài và tốn nhiều công sức. Tuy nhiên, nếu xác
định đúng và biết sử dụng hợp lý các biện pháp cùng với sự chung tay của cả


cộng đồng thì công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên
chắc chắn sẽ thu được hiệu quả cao.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO THANH NIÊN HUYỆN HOẰNG HÓA TỈNH THANH HÓA
HIỆN NAY
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi

trường cho thanh niên huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa hiện nay
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên – xã hội
Hoằng Hoá là mảnh đất gắn bó hữu cơ với tỉnh Thanh Hoá, với Tổ quốc
Việt Nam trong suốt bốn nghìn năm lịch sử. Nằm ở hạ lưu sông Mã, Hoằng
Hoá mang truyền thống văn hoá lâu đời, phong phú, đẹp đẽ của dân tộc, đồng
thời biểu hiện rõ sắc thái văn hoá riêng của xứ Thanh. Lướt qua địa hình Hoằng
Hoá, vùng ven biển có các dải cồn cát lượn sóng kéo dài và song song xen kẽ là
những dãy đồng trũng hẹp và thấp. Còn vùng đồng bằng trũng bằng phẳng mà
hễ mưa, nếu không có đê là ngập nước, nhắc chúng ta nghĩ đến các lòng sông,
các đầm lầy cũ. Vùng đất cao không nhiều. Tất cả đã làm nên bộ mặt địa hình
Hoằng Hoá: Bằng phẳng, phì nhiêu. Bộ mặt địa hình ấy không chỉ do thiên
nhiên tạo ra, phần lớn cảnh quan của đồng bằng, độ màu mỡ của đồng bằng, sự
trầm uất, trù mật của xóm làng ở các địa bàn khá đông dân cư này đều mang
dấu vết của bàn tay, của trí não con người Hoằng Hóa ròng rã bao thế kỷ chống
chọi với thiên nhiên, tạo nên một quê hương giàu đẹp và rất đổi tự hào.
Huyện Hoằng Hoá là một huyện nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành
phố Thanh Hoá, là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hoá, diện tích tự
nhiên là 22.453 ha, dân số hơn 25 vạn người. Huyện có 47 xã và 2 thị trấn, có
89 tổ chức cơ sở Đảng với gần 12 nghìn đảng viên. Là một huyện đông dân,
địa giới hành chính rộng, trình độ dân trí phát triển không đồng đều, đời sống
nhân dân còn có những khó khăn nhưng trong những năm qua nhân dân trong


huyện bằng sức lực và trí lực của mình đã không ngừng vươn lên xây dựng và
phát triển kinh tế một cách mạnh mẽ. Năm 2010 tốc độ tăng trưởng đạt 15,7%
(tổng giá trị sản xuất đạt 2.656.300 triệu đồng = 100,13% kế hoạch năm); Cơ
cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Sản xuất nông - lâm thuỷ sản, tổng giá trị sản xuất đạt 744.549 triệu đồng, tăng 0,38% kế hoạch,
tăng 7,9% so cùng kỳ. Công nghiệp - xây dựng, tổng giá trị sản xuất đạt
1.168.651 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 21,3% cùng kỳ. Dịch vụ thương mại phát triển đa dạng, có mức tăng trưởng khá so cùng kỳ; giá trị sản
xuất ước đạt 743.100 triệu đồng, tăng 0,08% kế hoạch và tăng 24,9% cùng kỳ.

Về văn hóa - xã hội thì tiếp tục phát triển theo hướng xã hội hóa, chuẩn hóa. Sự
nghiệp giáo dục được duy trì và phát triển. Hoạt động y tế, dân số kế hoạch hóa
gia đình và trẻ em rất được quan tâm chỉ đạo và chủ động công tác phòng
chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm; phát hiện sớm, xử
lý nhanh, không để lây lan một số dịch bệnh phát sinh. Bảo đảm việc khám,
chữa bệnh cho nhân dân. Về quốc phòng - an ninh thì các cấp ủy đảng, chính
quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quốc phòng - an ninh; các ngành
chức năng chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Do đó, an ninh
chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, góp phần nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong huyện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn những hạn
chế nhất định như: Một số đơn vị chỉ đạo sản xuất chưa tuân thủ nghiêm túc
lịch thời vụ; công tác nhân rộng các mô hình khuyến nông, khuyến công còn
hạn chế. Phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp chưa mạnh và khó khăn.
Tiến độ đầu tư khu công nghiệp Hoàng Long, khu du lịch Hải Tiến có bước
chuyển biến nhưng còn chậm, chưa đồng bộ. Giải phóng mặt bằng một số dự
án còn vướng mắc. Sự chuyển biến về kinh tế - xã hội ở một số xã chậm; vẫn
còn tình trạng thiếu giáo viên ở một số trường. Vấn đề môi trường ở nông
thôn vẫn bức xúc. Giải quyết việc làm còn khó khăn; an ninh tôn giáo tiềm ẩn


phức tạp, một số tội phạm có chiều hướng gia tăng, nạn cờ bạc, số đề, hụi họ,
mua bán, sử dụng ma tuý diễn biến phức tạp; tình trạng chống người thi hành
công vụ, đánh nhau lôi kéo đông người và nổ pháo đêm giao thừa còn xảy ra.
Công tác tuyển quân còn khó khăn; vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn
thể ở một số đơn vị chưa được phát huy, vẫn nặng hành chính hóa…
Những thành tựu mà huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa đạt được là rất
đáng ghi nhận. Tuy nhiên, những hạn chế tồn tại trong thời gian gần đây cũng
là một vấn đề không thể xem nhẹ mà cần phải có những giải pháp cụ thể, thiết
thực để khắc phục. Bởi lẽ những tồn tại, yếu kém đó, đặc biệt dưới tác động

của nền kinh tế thị trường nó đã làm biến đổi thói quen, cách sống của người
dân; những biểu hiện tiêu cực trong xã hội xuất hiện như lối sống chạy theo
đồng tiền, thực dụng, phai mờ lý tưởng, tệ nạn xã hội gia tăng, môi trường ô
nhiễm…Những đặc điểm này cũng tác động đến việc hình thành nhân cách
của thanh niên, đến nhận thức và hành động của thanh niên trong mọi phương
diện, trong đó có nhận thức của thanh niên về môi trường. Nhiều thanh niên
có cái nhìn không đúng về môi trường và có hành vi làm ảnh hưởng đến môi
trường như: Có nhiều thanh niên cho rằng tài nguyên thiên nhiên là nguồn tài
sản vô tận nên khai thác một cách bừa bãi, có nhiều thanh niên vứt rác bừa bãi
gây ô nhiễm môi trường,…
2.1.2. Đặc điểm của chủ thể giáo dục
Chủ thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên có rất nhiều
như: các cấp ủy Đảng, chính quyền, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Phòng Tài
nguyên và Môi trường, Đoàn thanh niên, Nhà trường ….Chủ thể giáo dục có
đặc điểm là hầu hết đều có năng lực, phẩm chất chính trị tốt, trung thành với
mục tiêu lý tưởng mà Đảng và Bác Hồ đã chọn, có lối sống trong sạch, có
trình độ chuyên môn và sự hiểu biết sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
và trong hành động cũng như việc làm của mình, dám phê bình và luôn tự phê


bình để không ngừng hoàn thiện, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện
lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì chủ thể giáo dục cũng có những
hạn chế nhất định như: năng lực tổ chức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ còn
thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước hiện nay, năng lực xử lý tình huống nhất là những tình huống xấu
xẩy ra tại địa phương còn kém. Công tác tự phê bình và phê bình chưa cao,
cách quản lý đôi khi còn mang nặng tính áp đặt, chưa tạo được bầu không khí
dân chủ trong quá trình làm việc, cũng như giải quyết các vấn đề…Bên cạnh

đó, có một bộ phận cán bộ, đảng viên có lối sống ngày càng thoái hóa, biến
chất, coi đồng tiền là thước đo mọi giá trị…
Đặc điểm của chủ thể cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh
hưởng không nhỏ đến việc giáo dục thanh niên trong đó có giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho thanh niên.
2.1.3. Đặc điểm thanh niên huyện Hoằng Hóa – Thanh Hóa
Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, có vai trò quan trọng quyết định
đối với tương lai, sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Nghiên cứu đặc
điểm thanh niên là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng hiệu quả công
tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên.
Hiện nay, huyện Hoằng Hóa có khoảng 75.564 thanh niên (tuổi từ 15- 35),
chiếm 30% dân số toàn huyện. Cũng như thanh niên cả nước nói chung, thanh
niên huyện Hoằng Hóa có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, họ là những người yêu gia đình, quê hương, đất nước. Dù đi
đâu, ở xa hay gần nhưng lúc nào họ cũng nhớ tới nơi chôn rau cắt dốn của
mình. Họ luôn luôn kính trọng, lễ phép với người trên như ông bà, cha mẹ,
thầy cô giáo…; là tấm gương tốt để cho các em học tập và noi theo. Thanh
niên là lực lượng lao động chính trong gia đình và của xã hội. Họ làm việc ở
nhiều ngành nghề khác nhau. Họ góp phần quan trọng vào việc nâng cao thu
nhập cho gia đình và sự phát triển chung của quê hương, đất nước. Là thế hệ


trẻ nhưng đã khá hiểu biết về các vấn đề kinh tế, chính trị - xã hội của địa
phương và đất nước, có bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn tin tưởng vào con
đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, luôn tin tưởng vào thắng lợi của sự
nghiệp đổi mới do Đảng ta lãnh đạo…Đặc biệt sự phát triển kinh tế - xã hội
mạnh mẽ trong thời gian qua đã chứng tỏ đường lối đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với sự vận động của quy
luật khách quan. Điều đó càng củng cố lòng tin của nhân dân nói chung và
thanh niên nói riêng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Thứ hai, họ là những người cần cù, năng động, sáng tạo, nhạy bén và thích
ứng nhanh với cơ chế mới. Phẩm chất cần cù là phẩm chất truyền thống của
con người Việt Nam, trong điều kiện mới - xu thế hội nhập và toàn cầu hóa
hiện nay thì ngoài đức tính cần cù đó thanh niên còn tiếp thu những đặc điểm
mới như năng động, sáng tạo, nhạy bén để phù hợp với điều kiện, cơ chế hiện
nay. Điều này sẽ góp phần tạo ra hiệu quả lao động cao vừa đảm bảo chất
lượng cuộc sống vừa góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của xã hội.
Thứ ba, họ là những người có hoài bão lớn - khát vọng làm giàu cho cá
nhân và sự hướng tới đời sống tiện nghi về vật chất, không cam chịu đói
nghèo lạc hậu; có ý chí tự lực, tự cường vươn lên dù ở trong bất cứ hoàn cảnh
nào. Trong điều kiện mới, thanh niên luôn luôn muốn khẳng định mình và có
chí vươn lên làm giàu. Nhiều thanh niên trong huyện hiện nay nhờ có trình độ
và sự năng động, sáng tạo, cần cù của mình nay đã trở thành những giám đốc
công ty, hay những ông chủ của các trang trại lớn…
Thứ tư, họ là những người hiếu học, có trình độ học vấn ngày càng cao.
Hiện nay, toàn huyện đã hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và đang chuẩn bị
tiến tới phổ cập trung học phổ thông. Nhiều thanh niên đã tốt nghiệp các trường
trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, một số có trình độ trên đại học.
Đây là đội ngũ thanh niên được đào tạo bài bản, có trình độ cao sẽ là lực lượng
quan trọng góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.


×