Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

báo cáo tốt nghiệp dành cho trung cấp, cao đẳng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.59 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại hiện nay với cơ chế thị trường mở cửa thì tiền lương là
một vấn đề rất quan trọng. Đó là khoản thù lao cho công lao động của người
lao động.
Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động
biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm có ích đáp ứng nhu cầu của
con người. Trong doanh nghiệp, lao động là yếu tố cơ bản quyết định quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn làm cho quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục, thường xuyên chúng ta
phải tái tạo sức lao động hay ta phải trả thù lao cho người lao động trong thời
gian họ tham gia sản xuất kinh doanh.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao
động tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống
hiến. Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động, ngoài ra người lao
động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: trợ cấp, bảo hiểm xã
hội, tiền thưởng…Đối với doanh nghiệp thì chi phí tiền lương là một bộ phận
chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất
ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động và tính đúng thù
lao của người lao động, thanh toán tiền lương và các khoản liên quan kịp thời
sẽ kích thích người lao động quan tâm đến thời gian và chất lượng lao động từ
đó nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Từ đó thấy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong
doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Do vậy em chọn nội dung “Nghiên cứu
công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
TNHH Xuân Trường” làm nội dung thực tập nghề nghiệp lần này.



2


NỘI DUNG
PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuân Trường
- Tên viết tắt: Công ty TNHH Xuân Trường
Tiền thân của công ty là Xí nghiệp xây dựng tư nhân Xuân Trường.
Ngày 15 tháng 10 năm 2003 công ty TNHH Xuân Trường thông báo
thành lập căn cứ vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty TNHH số:
1502000104 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Tuyên Quang cấp và giải thể Xí
nghiệp xây dựng tư nhân Xuân Trường.
Mọi hợp đồng kinh tế, các nghĩa vụ tài sản, tài chính, các hợp đồng lao
động, quyền lợi công nhân, mọi quan hệ kinh tế, pháp luật có liên quan đến Xí
nghiệp xây dựng Xuân Trường. Công ty TNHH Xuân Trường có trách nhiệm
kế thừa và giải quyết, kể từ ngày 16 tháng 10 năm 2003.
- Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 8 thị trấn Na Hang – huyện Na Hang – tỉnh
Tuyên Quang
- Mã số thuế: 5000.221.664
1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Xuân Trường là một công ty xây dựng cơ bản nên
nhiệm vụ chính của công ty tập trung vào ngành xây dựng.
Các hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm:
- Hoạt động xây dựng cơ bản như: xây nhà ở, nhà công vụ cho các cơ
quan, đơn vị, các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và
các tỉnh lân cận.
- Hoạt động cho thuê máy móc có người điều khiểm đi kèm
- Hoạt động khác (bán phế liệu, dịch vụ cho bên ngoài)

3


1.3. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty gồm 3 bộ phận:
- Bộ phận hành chính
- Bộ phận chế biến lâm sản
- Bộ phận lái xe, lái máy
Trong đó bộ phận chế biến lâm sản và bộ phận lái xe, lái máy là 2 bộ
phận trực tiếp sản xuất. Bộ phận hành chính là bộ phận giúp việc và chịu sự
quản lý trực tiếp của Giám đốc.
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty

Giám đốc

Bộ phận
hành chính

Bộ phận chế
biến lâm sản

Bộ phân lái
xe, lái máy

1.3.2. Chức năng:
- Giám đốc: là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm hoàn toàn
mọi hoạt động, hoạt định chiến lược và định hướng kinh doanh của công ty.
Giám đốc là người quản lý và sử dụng số nhân viên được công ty tuyển dụng
trên cơ sở bố trí phù hợp để nhằm phát huy tốt năng lực của đội ngũ nhân
viên.

- Bộ phận hành chính: gồm 11 nhân viên có nhiệm vụ giúp việc cho
giám đốc.
+ Bộ phận kế toán: làm nhiệm vụ theo dõi các hoạt động của công ty,
ghi chép, tính toán và phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng
tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động tài chính.

4


+ Bộ phận cung ứng vật tư: theo dõi tình hình cung ứng và sử dụng vật
tư hợp lý, giúp giám đốc đưa ra các phương án sử dụng vật tư tiết kiệm, có
hiệu quả.
+ Bộ phận kỹ thuật: có nhiệm vụ giám sát thi công các công trình, báo
cáo cho giám đốc về tiến độ và chất lượng của công trình, giúp giám đốc nắm
bắt được và đưa ra các biện pháp cần thiết đôn đốc việc xây dựng công trình
có hiệu quả.
- Bộ phận chế biến lâm sản: cung cấp các vật dụng cần thiết cho việc
thi công các công trình và bán ra bên ngoài.
- Bộ phận lái xe, lái máy: làm việc theo yêu cầu công việc do giám đốc
giao.
1.4. Đặc điểm chung về công tác kế toán tại công ty
1.4.1.Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Công ty là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bộ phận kế toán tương đối
gọn nhẹ chỉ gồm 3 người: một kế toán trưởng, một kế toán viên và một thủ
quỹ.
- Kế toán trưởng: chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc, đảm bảo
công tác kế toán thực hiện theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước và quy
định của công ty. Đồng thời theo dõi, tổng hợp và cung cấp đầy đủ, kịp thời,

chính xác các thông tin kế toán cho giám đốc và các ban ngành có liên quan.
- Kế toán viên: theo dõi tình hình hoạt động của công ty, phản ánh biến
động về tài sản, nguồn vốn, theo dõi nghiệp vụ liên quan đến lương, thưởng,
các khoản trích theo lương, theo dõi công nợ… của công ty chi tiết để giúp kế
toán trưởng tổng hợp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác.
- Thủ quỹ: là người chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền
mặt tại quỹ.
1.4.2. Hình thức tổ chức sổ sách kế toán áp dụng tại công ty
Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán.
5


Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ (Sơ
đồ số 01)
(a) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế
toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký
Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán
sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán
chi tiết có liên quan.
(b) Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra
Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên
Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
(c) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng
hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo
tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và
Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh
phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi

sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số
phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số
phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp
chi tiết.

6


Sơ đồ số 01
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN
CHỨNG TỪ GHI SỔ

Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán cùng loại
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ

Sổ, thẻ
kế toán
chi tiết

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Sổ Cái

Bảng
tổng hợp

chi tiết

Bảng cân đối số
ph
át

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra

1.4.3.Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng Hệ thống tài khoản kế toán theo Quyết định
48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 do Bộ trưởng Bộ tài chính ban
hành.
7


1.4.4.Các chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty TNHH Xuân Trường áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp
vừa và nhỏ (Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14 tháng 9 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH
XUÂN TRƯỜNG
2.1. Hạch toán chi phí tiền lương cho người lao động tại công ty
Quỹ tiền lương của công ty là một khoản chi phí sản xuất kinh doanh.
Người lao động của công ty nhận lương theo mức lương khoán, mức
lương này được quy định trong hợp đồng lao động mà công ty đã ký với

người lao động.
Hàng tháng kế toán căn cứ vào hợp đồng lao động đã ký với người lao
động (nếu không nhận được yêu cầu khác từ giám đốc) lập bảng thanh toán
tiền lương để thực hiện việc trả lương cho người lao động.

8


Ví dụ: Ông Hoàng Văn Tích. Chức vụ: CƯVT (cung ứng vật tư); thuộc
bộ phận hành chính của công ty nhận mức lương khoán tháng 12 là 4.000.000
đồng.
Sau khi đã lập Bảng thanh toán tiền lương, được sự thông qua của giám
đốc, kế toán tiến hành phản ánh vào Chứng từ ghi sổ.

9


Sau đó, kế toán phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào sổ cái tài khoản 334 –
phải trả người lao động.

10


Theo như chứng từ ghi sổ số hiệu 231, ngày 31/12 thì số tiền phải trả
cho công nhân trực tiếp là 58.200.000 đồng và cho cán bộ quản lý là
47.700.000 đồng. Hạch toán như sau:
Nợ TK 154:

Nợ TK 642:
47.700.000

58.200.000
Có TK 334: 47.700.000
Có TK 334: 58.200.000
2.2. Hạch toán các khoản trích theo lương tại công ty
Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp
thuộc quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong trường hợp ốm đau, thai sản,
tai nạn lao động…
- Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH) được hình thành bằng cách trích theo
tỷ lệ quy định trên mức đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động.
Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích BHXH là 22%, trong đó 16% do công ty
nộp, được trừ vào chi phí kinh doanh; 6% còn lại do người lao động đóng góp
và được trừ vào lương tháng. Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp
người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí,
tử tuất. Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý.
Ví dụ: Ông Hoàng Văn Tích có mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là
1.400.000 đồng.
Công ty sẽ nộp BHXH cho ông Tích số tiền là: 1.400.000 đồng * 22%
= 308.000 đồng, trong đó:
1.400.000 đồng * 16% = 224.000 đồng, được trừ vào chi phí kinh
doanh;
Và: 1.400.000 đồng * 6% = 84.000 đồng, được trừ vào lương tháng của
ông Hoàng Văn Tích.
- Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT) được sử dụng để thanh toán các khoản
tiền khám chữa bệnh, viện phí, thuốc thang… cho người lao động trong thời
gian ốm đau, sinh đẻ. Quỹ này do cơ quan có thẩm quyền quản lý và được
hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên mức đóng BHXH, BHYT,
11


BHTN của người lao động. Tỷ lệ trích BHYT là 4,5%: trong đó 3% tính vào

chi phí kinh doanh; 1,5% trừ vào thu nhập của người lao động.
Ví dụ: Ông Hoàng Văn Tích có mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là
1.400.000 đồng.
Công ty sẽ trích nộp BHYT cho ông Tích số tiền là: 1.400.000 đồng *
4,5% = 63.000 đồng, trong đó:
1.400.000 đồng * 3% = 42.000 đồng, được trừ vào chi phí kinh doanh;
Và: 1.400.000 đồng * 1,5% = 21.000 đồng, được trừ vào lương tháng
của ông Hoàng Văn Tích.
- Kinh phí công đoàn (KPCĐ) là nguồn kinh phí cho hoạt động công
đoàn, hàng tháng, công ty trích 2% trên lương tối thiểu của người lao động
trong công ty (do công ty quy định), trong đó 1% tính vào lương người lao
động; 1% tính vào chi phí kinh doanh. Công ty chỉ tính trên những lao động
có tham gia tổ chức công đoàn.
Ví dụ: Ông Hoàng Văn Tích, công ty trích nộp KPCĐ cho ông Tích số
tiền: 1.000.000 đồng * 2% = 20.000 đồng, trong đó:
1.000.000 đồng * 1% = 10.000 đồng, được trừ vào chi phí kinh doanh;
Và: 1.000.000 đồng * 1% = 10.000 đồng, được trừ vào lương tháng của
ông Hoàng Văn Tích.
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) dùng để hỗ trợ người lao động bị
thất nghiệp đủ điều kiện hưởng BHTN theo quy định của pháp luật. Hàng
tháng, công ty đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định và trích tiền
lương, tiền công của từng người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ
BHTN. Theo quy định hiện hành, công ty trích nộp 2% trên mức đóng
BHXH, BHYT, BHTN, trong đó 1% tính vào chi phí kinh doanh; 1% trừ
lương người lao động, ngoài ra hàng tháng nhà nước hỗ trợ 1% từ ngân sách
và mỗi năm chuyển một lần cho Quỹ BHTN.
Ví dụ: Ông Hoàng Văn Tích có mức đóng BHXH, BHYT, BHTN là
1.400.000 đồng.
12



Công ty sẽ trích nộp BHTN cho ông Tích số tiền: 1.400.000 đồng * 2%
= 28.000 đồng, trong đó:
Trừ vào chi phí kinh doanh: 1.400.000 đồng * 1% = 14.000 đồng;
Trừ vào lương tháng của ông Tích số tiền: 1.400.000 đồng * 1% =
14.000 đồng.
Kế toán hoàn thiện Bảng thanh toán tiền lương tháng để thanh toán tiền
lương cho người lao động.

Ví dụ: Sau khi đã trừ đi các khoản phải khấu trừ, tổng số tiền thực lĩnh
của ông Hoàng Văn Tích là: 4.000.000 đồng - 129.000 đồng = 3.871.000
đồng.
Phản ánh nghiệp vụ trích các khoản trích theo lương vào chứng từ ghi
sổ:

13


14


Hạch toán nghiệp vụ khấu trừ các khoản trích theo lương vào tài khoản
sổ cái 334 và 338:

15


16



2.3. Thanh toán tiền lương cho người lao động
Theo hợp đồng lao động công ty đã ký kết với người lao động. Người
lao động sẽ nhận lương vào ngày 5-6 hàng tháng của tháng kế tiếp.
Cuối mỗi tháng, căn cứ vào Bảng thanh toán tiền lương kế toán sẽ làm
các thủ tục rút tiền để chuẩn bị thanh toán cho người lao động và phản ánh
nghiệp vụ thanh toán tiền lương cho người lao động vào ngày cuối tháng.

17


18


PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH
THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH XUÂN TRƯỜNG
3.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty
Nhìn chung công tác kế toán tại Công ty TNHH Xuân Trường thực
hiện đúng theo quy định của pháp luật và quy định của công ty, có sự gắn kết
giữa các thành viên của bộ phận kế toán và các thành viên khác trong công ty.
Tuy nhiên, công ty là công ty vừa và nhỏ nên công tác kế toán chưa
được đầu tư về phươg tiện hỗ trợ nghiệp vụ kế toán như các phần mềm hỗ trợ,
bộ phận kế toán còn ít người nên khối lượng công việc quá lớn gây ảnh hưởng
đến hiệu quả làm việc.
3.2. Một số ý kiến đề xuất
Từ những tồn tại của công tác kế toán em mạnh dạn đề xuất một số ý
kiến như sau: cần thêm người cho bộ phận kế toán, vì khối lượng công việc
19



lớn nên cần đầu tư thêm thiết bị, phương tiện hỗ trợ, đặc biệt là các phần mềm
hỗ trợ kế toán hiện đại, tiện dụng để hỗ trợ kế toán trong công tác, để công
việc đạt hiệu quả cao hơn.
Việc trả lương theo hợp đồng lao động mặc dù có ưu điểm là rõ ràng và
có sự thỏa thuận giữa các bên, thu nhập ổn định cho người lao động. Tuy
nhiên, việc trả lương như vậy chưa khuyến khích được sự hăng say với công
việc, chưa gắn kết với kết quả lao động, mang tính bình quân. Vì vậy, để khắc
phục hạn chế đó công ty nên có một chế độ xử phạt và khen thưởng hợp lý
thông qua thời gian, thái độ của người lao động đối với công việc để khuyến
khích người lao động có thái độ đúng đắn với công việc, tạo nên sự công bằng
giữa người lao động với nhau.

20


KẾT LUẬN
Trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia đặc biệt là
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam, tiền lương - lao động luôn
tồn tại song song và có mối quan hệ rất chặt chẽ, khăng khít với nhau, mối
quan hệ tương hỗ, qua lại: lao động sẽ quyết định mức lương, còn mức lương
sẽ quyết định đến mức sống của người lao động.
Nhận thức rõ điều này, công ty TNHH Xuân Trường đã sử dụng tiền
lương và các khoản trích theo lương như một đòn bẩy, như một công cụ hữu
hiệu nhất để quản lý và khuyến khích nâng cao hiệu quả lao động của người
lao động. Để từ đó hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn đạt được ở mức cao
nhất, đồng thời thu nhập của người lao động ngày càng ổn định và tăng thêm
mặc dù vẫn còn tồn tại cần khắc phục.
Với khả năng và thời gian thực tập tại công ty còn hạn chế, bản thân em
đã có gắng học hỏi, tìm tòi song bản báo cáo không thể trách khỏi những sai
sót. Do vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để

bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

21



×