Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Luận án từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở thanh hoá (từ bình diện ngôn ngữ văn hóa)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.43 KB, 150 trang )

i
MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................
BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ.................................................................
MỞ ĐẦU..................................................................................................................
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................
4. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luâ ân án............................................................
7. Bố cục của luâ ân án.............................................................................................
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI....................................................................................
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................................
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp..............................
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề biển................................
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa...........
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài..............................................................................
1.2.1. Những vấn đề chung về từ ngữ nghề nghiê âp..........................................
1.2.2. Mối quan hê â giữa từ nghề nghiê âp với các lớp từ ngữ khác....................
1.3. Văn hóa và mối quan hê â ngôn ngữ - văn hóa................................................
1.3.1. Khái niệm văn hóa.................................................................................
1.3.2. Mối quan hệ ngôn ngữ - văn hóa...........................................................
1.4. Định danh và đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của định danh..........................
1.4.1. Khái niê âm định danh..............................................................................
1.4.2. Cơ chế định danh...................................................................................
1.4.3. Đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa của định danh........................................




ii
1.5. Cấu tạo và phương thức cấu tạo từ, ngữ........................................................
1.5.1. Quan niệm về từ và các kiểu cấu tạo từ.................................................
1.5.2. Quan niệm về ngữ và các kiểu cấu tạo ngữ............................................
1.6. Khái quát chung về địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nghề biển và kết quả thu
thập, phân loại từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa....................................................
1.6.1. Khái quát chung về địa bàn tỉnh Thanh Hóa..........................................
1.6.2. Khái quát chung về nghề biển Thanh Hóa.............................................
1.6.3. Kết quả thu thâ âp và phân loại.................................................................
1.7. Tiểu kết chương 1..........................................................................................
Chương 2. ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ
CHỈ CÔNG CỤ, PHƯƠNG TIỆN NGHỀ BIỂN Ở THANH HÓA...................
2.1. Cấu tạo từ ngữ nghề nghiệp chỉ công cụ, phương tiện nghề biển ở
Thanh Hóa...........................................................................................................
2.1.1. Các loại từ ngữ nghề biển chỉ công cụ, phương tiện xét về cấu tạo
...............................................................................................................
2.1.2. Mô hình cấu tạo từ chỉ công cụ, phương tiê nâ nghề biển ở Thanh Hóa
...............................................................................................................
2.2. Đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương tiê ân
- xét về nguồn gốc...............................................................................................
2.2.1. Từ ngữ chỉ công cụ, phương tiê ân có nguồn gốc thuần Viê .ât...................
2.2.2. Từ ngữ chỉ công cụ, phương tiê ân có nguồn gốc vay mượn....................
2.3. Đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương tiê ân
xét từ phương diện định danh..............................................................................
2.3.1. Đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương
tiê ân nghề biển ở Thanh Hóa - xét về tính có lý do.................................
2.3.2. Đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương
tiê ân nghề biển ở Thanh Hóa - xét về cách thức biểu thị của tên gọi

...............................................................................................................


iii
2.4. Một số nét đặc trưng văn hóa xứ Thanh qua định danh lớp từ ngữ chỉ
công cụ, phương tiện nghề biển...........................................................................
2.4.1. Lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện nghề biển phản ánh tư duy tri
nhâ ân của cư dân biển Thanh Hóa...........................................................
2.4.2. Cấu tạo lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện nghề biển thể hiê ân
đă âc điểm lựa chọn định danh của cư dân biển Thanh Hóa.....................
2.4.3. Lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện phản ánh ngư trường khai
thác truyền thống của cư dân biển Thanh Hóa.......................................
2.5. Tiểu kết chương 2..........................................................................................
Chương 3. ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ
CHỈ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG NGHỀ BIỂN Ở THANH HÓA....................
3.1. Cấu tạo từ ngữ nghề nghiệp chỉ quy trình hoạt động nghề biển ở Thanh Hóa
.............................................................................................................................
3.1.1. Các loại từ ngữ nghề biển chỉ quy trình hoạt động, xét về cấu tạo.........
3.1.2. Mô hình cấu tạo từ chỉ quy trình hoạt đô âng nghề biển ở Thanh Hóa
...............................................................................................................
3.2. Đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ quy trình hoạt đô âng xét về nguồn gốc..................................................................................................
3.2.1. Từ ngữ chỉ quy trình hoạt động có nguồn gốc thuần Viê ât......................
3.2.2. Từ ngữ chỉ quy trình hoạt động có nguồn gốc vay mượn......................
3.3. Đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ quy trình hoạt đô âng
xét từ phương diện định danh..............................................................................
3.3.1. Đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ quy trình hoạt
đô âng nghề biển ở Thanh Hóa - xét về tính có lý do...............................
3.3.2. Đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ quy trình hoạt
đô âng - xét về cách thức biểu thị của tên gọi...........................................
3.4. Mô ât số nét đă âc trưng văn hóa xứ Thanh biểu hiê ân qua lớp từ chỉ quy

trình hoạt động nghề biển..................................................................................


iv
3.4.1. Đặc trưng văn hóa xứ Thanh biểu hiện qua cấu tạo tên gọi lớp từ
chỉ quy trình hoạt động nghề biển........................................................
3.4.2. Đặc trưng văn hóa xứ Thanh biểu hiện qua phương thức định danh
của lớp từ chỉ quy trình hoạt động nghề biển.......................................
3.4.3. Đặc trưng văn hóa xứ Thanh biểu hiê ân qua thơ ca dân gian phản
ánh hoạt động nghề biển.....................................................................
3.5. Tiểu kết chương 3........................................................................................
Chương 4. ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CỦA TỪ NGỮ
CHỈ SẢN PHẨM NGHỀ BIỂN Ở THANH HÓA.............................................
4.1. Cấu tạo từ ngữ nghề nghiệp chỉ sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa.............
4.1.1. Các loại từ ngữ nghề biển chỉ sản phẩm xét về cấu tạo........................
4.1.2. Mô hình cấu tạo từ chỉ sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa...................
4.2. Đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ sản phẩm - xét về
nguồn gốc..........................................................................................................
4.2.1. Từ ngữ chỉ sản phẩm có nguồn gốc thuần Viê ât....................................
4.2.2. Từ ngữ chỉ sản phẩm nghề biển có nguồn gốc vay mượn....................
4.3. Đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ sản phẩm, xét từ
phương diện định danh......................................................................................
4.3.1. Đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ sản phẩm nghề
biển ở Thanh Hóa- xét về tính có lý do................................................
4.3.2. Đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa của lớp từ ngữ chỉ sản phẩm nghề
biển ở Thanh Hóa - xét về cách thức biểu thị của tên gọi.....................
4.4. Mô tâ số nét văn hóa biển xứ Thanh qua lớp từ ngữ chỉ sản phẩm nghề biển
...........................................................................................................................
4.4.1. Cách thức lựa chọn đă âc trưng để định danh lớp từ ngữ nghề “cá”
và có liên quan đến nghề cá.................................................................

4.4.2. Tên gọi “cá” và liên quan đến nghề cá biểu trưng cho tâm hồn và
tính cách của cư dân biển xứ Thanh.....................................................
4.5. Tiểu kết chương 4........................................................................................


v
KẾT LUẬN..........................................................................................................
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN...............................................................................
TÀI LIÊÊU THAM KHẢO...................................................................................
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng:
Bảng 1.1.

Bảng tổng hợp vốn từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa.................................41

Bảng 1.2.

Bảng tổng hợp vốn từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa (xét nô âi dung phản
ánh)...........................................................................................................42

Bảng 2.1a. Số lượng/tỷ lệ % nhóm từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện xét theo tổng
thể các nghề..............................................................................................45
Bảng 2.1b. Số lượng/tỷ lệ % nhóm từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện, xét theo từng
nghề..........................................................................................................45

Bảng 2.2a. Từ ghép chỉ công cụ, phương tiện, xét theo tổng thể các nghề................48
Bảng 2.2b. Từ ghép chỉ công cụ, phương tiện, xét theo từng nghề...........................48
Bảng 2.3.

Tổng hợp nguồn gốc định danh từ ngữ chỉ công cụ, phương tiê ân............61

Bảng 2.4.

Tổng hợp cơ sở lựa chọn định danh của từ ngữ chỉ công cụ, phương
tiện nghề biển ở Thanh Hóa.....................................................................70

Bảng 2.5.

Số lượng xét về mô hình cấu tạo các bâ âc định danh của từ ghép chính
phụ chỉ công cụ, phương tiê ân ở Thanh Hóa.............................................75

Bảng 3.1a. Số lượng/tỷ lệ % nhóm từ ngữ chỉ quy trình hoạt động, xét theo tổng
thể các nghề..............................................................................................79
Bảng 3.1.b. Số lượng/tỷ lệ % nhóm từ ngữ chỉ quy trình hoạt động, xét theo từng
nghề..........................................................................................................80
Bảng 3.2a. Từ ghép chỉ quy trình hoạt động, xét theo tổng thể các nghề..................82
Bảng 3.2b. Từ ghép chỉ quy trình hoạt động, xét theo từng nghề..............................83
Bảng 3.3.

Cơ sở lựa chọn định danh từ ngữ chỉ quy trình hoạt động nghề biển
................................................................................................................101

Bảng 4.1.a. Số lượng và tỷ lệ % cấu tạo các nhóm từ ngữ chỉ sản, xét trên tổng thể
các nghề..................................................................................................112
Bảng 4.1.b. Số lượng và tỷ lệ % cấu tạo các nhóm từ ngữ chỉ sản phẩm, xét trên từng

nghề........................................................................................................112
Bảng 4.2a. Từ ghép chỉ sản phẩm, xét theo tổng thể các nghề.................................115
Bảng 4.2.b. Từ ghép chỉ sản phẩm, xét theo từng nghề............................................115
Bảng 4.3.

Tổng hợp nguồn gốc từ ngữ chỉ sản phẩm, xét theo từng nghề.............127


vii
Bảng 4.4.

Tổng hợp cơ sở lựa chọn định danh từ ngữ chỉ sản phẩm nghề biển
................................................................................................................135

Biểu đồ:
Biểu đồ 3.1.a.

Nguồn gốc từ ngữ chỉ quy trình hoạt động, xét tổng thể các nghề
............................................................................................................94

Biểu đồ 3.1.b.

Nguồn gốc từ ngữ chỉ quy trình hoạt động, xét từng nghề.................94


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Sự phát triển của ngôn ngữ diễn ra liên tục và không đồng đều giữa các vùng
miền, tầng lớp dân cư, các ngành nghề trong xã hội tạo nên sự phong phú và đa dạng vốn

từ của một dân tộc. Những biểu hiện khác biệt đó đã được phản ánh vào ngôn ngữ. Điều
này dẫn đến một hệ quả là, bên cạnh ngôn ngữ toàn dân dùng chung cho toàn xã hội sẽ
xuất hiện những biến thể ngôn ngữ, trong đó có hệ thống vốn từ ngữ của những người làm
nghề gắn với một nghề sản xuất - từ ngữ nghề nghiệp. Do đó, nghiên cứu từ nghề nghiệp là
một sự cần thiết bởi nó góp phần làm rõ bức tranh đa dạng của ngôn ngữ dân tộc.
1.2. Từ ngữ nghề nghiệp là một bộ phận của từ vựng ngôn ngữ dân tộc xét trên
phương diện tính chất xã hội - nghề nghiệp. Từ nghề nghiệp là công cụ, phương tiện hành
nghề và giao tiếp đồng thời là phương tiện phản ánh văn hóa của cư dân làm nghề. Hiện
nay, nhiều làng nghề truyền thống đang dần bị mai một hoặc thay đổi bởi xu thế công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, lớp từ của các nghề truyền thống cũng có nguy cơ biến mất. Cho
nên, thu thập vốn từ nghề nghiệp truyền thống và nghiên cứu chúng về mặt ngôn ngữ - văn
hóa không chỉ cần thiết mà còn cấp bách. Mặt khác, cho tới nay, các công trình nghiên cứu
về từ nghề nghiệp chưa có nhiều; từ ngữ của nhiều nghề và một số vấn đề cụ thể về lý luận
như xác định, phân loại từ nghề nghiê âp, mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với các lớp từ
khác (từ địa phương, từ toàn dân, thuật ngữ, tiếng lóng...) cũng cần được tiếp tục đẩy
mạnh. Đặc biệt, việc nghiên cứu từ nghề nghiệp trên bình diện ngôn ngữ - văn hóa là có
nhiều ý nghĩa nhưng công trình đi theo hướng nghiên cứu này cũng còn ít. Đây là khía
cạnh về lý luận và thực tiễn cần được quan tâm nghiên cứu.
1.3. Thanh Hóa là một tỉnh đất rộng, người đông, là vùng đất địa linh nhân kiệt, có
lịch sử lâu đời. Vùng biển Thanh Hoá có chiều dài 102 km, chiếm khoảng 1/31 chiều dài
bờ biển chung cả nước (102km/3260km). Đây là vùng bờ biển bãi ngang với 5 cửa sông
lớn (Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Ghép, Lạch Bạng). Quá trình khai thác biển
của người Việt cổ ở Thanh Hóa cũng tương đối sớm, cách nay khoảng 6000- 7000 năm và
có nhiều đặc điểm, dấu ấn văn hóa biển đặc sắc. Tìm hiểu sắc thái văn hóa biển, nhâ ân thức
về nghề biển cho tới nay mới chủ yếu đề câ âp trong các công trình nghiên cứu ở phương
diê ân văn hóa dân gian, dân tô âc học, nhân học văn hóa hay khảo cổ học. Viê âc nghiên cứu
văn hóa biển xứ Thanh từ phương diê ân ngôn ngữ ít được quan tâm nghiên cứu. Do vâ ây,


2

nghiên cứu từ ngữ nghề biển không chỉ cho thấy giá trị về mă ât ngôn ngữ (cấu tạo, ngữ
nghĩa, định danh) mà còn tìm hiểu văn hóa biển của địa phương, góp phần bảo tồn văn hóa
dân tô câ .
Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ và là một trong hai cái nôi của người Mường
- Việt cổ (cùng với Mường Hòa Bình). Sự tồn tại của một phần vốn từ Việt Mường trong
tiếng Việt chủ yếu lưu lại ở một số vùng ở phương ngữ Bắc Trung Bộ, trong đó có vùng đất
Thanh Hóa. Nghiên cứu từ ngữ nghể biển có thể phần nào gợi mở quá trình tiếp xúc, giao
thoa văn hóa thông qua ngôn ngữ.
Từ ngữ nghề biển ở Thanh Hoá, cho đến nay, chưa được thu thâ âp cũng như chưa có
công trình khoa học nào đề cập đến một cách đầy đủ, hệ thống đặc biệt từ bình diê ân ngôn
ngữ - văn hóa. Với những lý do và ý nghĩa như trên, chúng tôi chọn nghiên cứu: “Từ ngữ
nghề nghiê âp nghề biển ở Thanh Hoá (Từ bình diê ân ngôn ngữ - văn hóa)” làm đề tài luận án
tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận án hướng tới các mục đích sau:
- Luận án nghiên cứu từ ngữ nghề biển ở Thanh Hoá mà cụ thể là lớp từ chỉ công
cụ, phương tiện, quy trình hoạt động và sản phẩm nhằm làm rõ đặc trưng ngôn ngữ - văn
hoá thể hiện trên các phương diện cấu tạo, nguồn gốc, ngữ nghĩa, định danh. Trên cơ sở đó,
luận án chỉ ra những sắc thái tư duy văn hóa, nhận thức về nghề biển, góp phần bảo tồn
ngôn ngữ - văn hoá dân tộc.
- Luận án thống kê, thu thập vốn từ ngữ nghề nghiệp, là tư liệu giúp ích cho những
ai quan tâm nghiên cứu Thanh Hóa nói chung, từ nghề nghiệp, bình diện ngôn ngữ - văn
hóa của từ nghề nghiệp nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án có các nhiệm vụ chính sau:
- Điều tra, điền dã, thu thập vốn từ ngữ nghề biển ở địa bàn Thanh Hóa của 3 nghề:
nghề cá, nghề làm mắm và nghề sản xuất muối.
- Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiê âp, từ ngữ nghề
nghiê âp nghề biển, từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa và cơ sở lý luận làm nền

tảng triển khai nội dung luận án.
- Miêu tả, phân tích đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa thể hiện qua cấu tạo, nguồn gốc,


3
định danh, ngữ nghĩa của lớp từ ngữ nghề nghiê âp chỉ công cụ, phương tiện nghề biển ở
Thanh Hóa.
- Miêu tả, phân tích đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa thể hiện qua cấu tạo, nguồn gốc,
định danh, ngữ nghĩa của lớp từ ngữ nghề nghiê âp chỉ quy trình hoạt động nghề biển ở
Thanh Hóa.
- Miêu tả, phân tích đă âc trưng ngôn ngữ - văn hóa thể hiện qua cấu tạo, nguồn gốc,
định danh, ngữ nghĩa của lớp từ ngữ nghề nghiê âp chỉ sản phẩm nghề biển ở Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án lựa chọn 1587/1942 đơn vị từ ngữ nghề biển được thu thập xét về nội dung
phản ánh của 3 nghề: nghề cá (dùng theo nghĩa rộng, chỉ hoạt động khai thác và đánh bắt
hải sản nói chung), nghề làm mắm và nghề sản xuất muối. Cụ thể:
- Lớp từ ngữ chỉ công cụ, phương tiê ân (543 đơn vị).
- Lớp từ ngữ chỉ quy trình hoạt đô âng (239 đơn vị)
- Lớp từ ngữ chỉ sản phẩm (805 đơn vị).
3.2. Phạm vi và tư liệu nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu từ ngữ nghề biển và những vấn đề có liên quan về văn hóa
được phản ánh qua từ ngữ trên địa bàn vùng biển Thanh Hóa.
- Tư liệu khảo sát là từ ngữ nghề biển thu thập được từ điền dã thực địa tại các làng
làm nghề biển truyền thống; thu thâ âp từ các tài liê âu khác, nhất là các sáng tác dân gian viết
về nghề biển ở Thanh Hóa.
- Để thu thập tư liệu, chúng tôi lựa chọn các làng, xã làm nghề lâu đời có số lượng
và tỷ lệ dân cư làm nghề cao; ngoài ra chúng tôi cũng chú ý điều tra theo hai loại làng nghề
là vùng bãi ngang và vùng cửa sông.
4. Các phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận án, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên
cứu sau:
4.1. Phương pháp điều tra điền dã
Chúng tôi tiến hành điều tra, điền dã thực địa tại các địa phương làng, xã có nghề
biển (gồm nghề cá, làm mắm và sản xuất muối) của 6 huyện và thị xã là: Tĩnh Gia, Quảng
Xương, Thị xã Sầm Sơn, Hoằng Hoá, Hậu Lộc và Nga Sơn. Trong quá trình điều tra, điền
dã, chúng tôi sử dụng kết hợp các thủ pháp phỏng vấn, đặt câu hỏi cho các ngư dân, người
làm nghề cao tuổi có nhiều năm trong nghề. Ngoài ra, tư liệu còn được khai thác từ nguồn


4
văn học dân gian, sách báo viết về địa phương… Từ ngữ thu thập được chúng tôi sắp xếp
theo hệ thống, chú giải nghĩa chi tiết; trước khi nghiên cứu còn được kiểm tra, thẩm định
lại bởi các chủ nhân làm nghề biển. Tư liệu còn được bổ sung, có tính chất minh họa bằng
một số hình ảnh do chúng tôi chụp đối với các hoạt động, sản phẩm phổ biến của nghề biển
hiện nay. Đối với một số công cụ, phương tiện, hoạt động nghề biển truyền thống mang
đặc trưng của Thanh Hoá trước kia, nay không còn được dùng thì chúng tôi kí hoạ thông
qua lời kể của ngư dân. Điền dã được chúng tôi chú trọng, xem là phương pháp quan trọng
nhất để có nguồn tư liệu phục vụ cho luận án.
4.2. Phương pháp thống kê
Trên cơ sở phương pháp điều tra, điền dã, chúng tôi thống kê, thu thập và xử lý số
liệu hệ thống vốn từ ngữ nghề biển của ba nghề: nghề cá, nghề làm mắm và sản xuất muối.
Đây là hệ thống vốn từ ngữ mà ngư dân Thanh Hoá dùng để giao tiếp, hành nghề. Các kết
quả thống kê được tổng hợp dưới các bảng biểu, biểu đồ để làm cứ liệu cho việc phân tích,
đánh giá các nội dung của luận án.
4.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp phân tích - tổng hợp được chúng tôi dùng để miêu tả, phân tích từ
ngữ nghề biển ở Thanh Hoá trên ba phương diện chính: cấu tạo, ngữ nghĩa, định danh.
Trên cơ sở phân tích, miêu tả, tổng hợp đó, chúng tôi khái quát, rút ra những nhận xét,
đánh giá cho mỗi nội dung; chỉ ra đặc trưng khái quát về văn hoá biển xứ Thanh thể hiện

qua từ ngữ nghề nghiệp.
4.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Từ ngữ nghề nghiệp là sản phẩm nhận thức của người làm nghề, gắn liền với đặc
điểm môi trường địa lý tự nhiên, văn hoá xã hội của từng vùng. Do vậy, nghiên cứu từ
nghề nghiệp không chỉ tiếp cận dưới góc độ ngôn ngữ mà còn từ nhiều phương diện khác
như văn hoá học, lịch sử, xã hội,…Cho nên, để làm rõ đặc trưng từ ngữ nghề biển ở Thanh
Hoá, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành mà trọng tâm là cách tiếp cận
ngôn ngữ - văn hoá học.
4.5. Thủ pháp mô hình hóa
Trên cơ sở những những phân tích, luận giải các vấn đề liên quan đến luận án,
chúng tôi khái quát từ ngữ nghề biển ở Thanh Hoá thành những mô hình như: mô hình cấu
tạo từ (dựa trên tính chất, quan hệ giữa yếu tố tạo từ, có tính chất phương ngữ - toàn dân,
độc lập – không độc lập, các thành tố trực tiếp); mô hình định danh (dựa trên dấu hiệu đặc


5
trưng của đối tượng được lựa chọn định danh).
4.6. Thủ pháp so sánh
Để làm nổi rõ những vấn đề, nội dung nghiên cứu của luận án, chúng tôi có sự so
sánh từ ngữ nghề biển Thanh Hóa với các vốn từ có liên quan như, với từ toàn dân, từ địa
phương, tiếng lóng và đặc biệt là với thuâ ât ngữ và từ nghề nghiệp nghề gốm nhằm làm rõ
tính chất, đặc trưng vừa chung, vừa riêng của từ ngữ nghề biển ở Thanh Hoá.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án đã thu thập, thống kê được một số lượng vốn từ ngữ nghề biển khá lớn ở
vùng biển Thanh Hóa. Đây là vốn tư liệu ngôn ngữ quan trọng mà chỉ có thể có được chủ
yếu thông qua điều tra điền dã từ thực địa.
- Nghiên cứu từ nghề biển từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa, luận án đã không
những làm rõ giá trị về mặt ngôn ngữ mà còn góp phần chỉ ra những đặc trưng về tư duy,
nhận thức, sắc thái văn hóa địa phương xứ Thanh qua từ nghề nghiệp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luâ ân án

6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án đã miêu tả cặn kẽ, chi tiết và trình bày những đặc trưng ngôn ngữ - văn
hoá của ba lớp từ ngữ được khảo sát: lớp từ chỉ công cụ, phương tiện; lớp từ chỉ hoạt động
và lớp từ chỉ sản phẩm. Đồng thời, luận án cung cấp danh mục từ ngữ dưới dạng phụ lục
bao gồm danh mục từ ngữ của ba lớp từ ngữ trên và danh mục từ ngữ chỉ: hiện tượng tự
nhiên; tổ chức, cá nhân; ngư trường đánh bắt; thời vụ; nguyên vật liệu; đơn vị đo lường.
Đây là những tư liệu hữu ích cho những công trình nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực
nghiên cứu từ nghề nghiệp nói chung, từ nghề biển nói riêng.
- Luận án nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp theo hướng mới, đó là từ bình diện ngôn
ngữ - văn hóa chứ không phải thuần túy từ bình diện ngôn ngữ theo hướng cấu trúc như
trước nay vẫn được nghiên cứu. Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần thúc đẩy
tích cực phát triển chuyên ngành Từ vựng học tiếng Việt.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Trên cơ sở tư liệu được thống kê, miêu tả, phân tích, luận án góp phần gìn giữ,
bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống về nghề biển xứ Thanh thông qua vốn từ nghề nghiệp.
- Luận án cung cấp hệ thống vốn từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa, trong
đó có những từ ngữ biểu thị nghề hiện nay không tồn tại, góp phần làm phong phú kho từ
vựng tiếng Việt.
7. Bố cục của luâ ân án


6
Ngoài phần Mở đầu, Kết luâ ân và Phụ lục, phần Nô âi dung của luận án gồm các
chương:
Chương 1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài.

Chương 2: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện
nghề biển ở Thanh Hóa.

Chương 2: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ chỉ quy trình hoạt động nghề
biển ở Thanh Hóa.
Chương 4: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hóa của từ ngữ chỉ sản phẩm nghề biển ở
Thanh Hóa.


7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
Xã hội luôn tồn tại những khác biệt bởi sự xuất hiện các tầng lớp, giai cấp, ngành
nghề khác nhau và chúng đều được phản ánh vào ngôn ngữ. Những khác biệt đó càng thể
hiện rõ và phức tạp thêm khi có sự chuyên biệt hóa, chuyên môn hóa trong sản xuất và
phân công lao động. Đây là cơ sở xã hội để tạo ra một lớp từ ngữ gắn bó chặt chẽ với một
ngành nghề sản xuất nhất định. Mặt khác, trong sự phát triển của xã hội, con người ngày
càng nhận thức sâu hơn, biết nhiều hơn, tìm ra cái mới và đòi hỏi phải được gọi tên, đă ât
tên. Do đó, những người làm nghề trong quá trình lao động luôn phải bổ sung những lớp từ
ngữ nghề nghiệp, từ ngữ chuyên môn để phục vụ cho viê âc giao tiếp trong nghề. Nói cách
khác, “sự chuyên môn hóa các ngành được phản ánh trong ngôn ngữ không phải là sự khác
biệt về ngữ pháp và các tiếng giai cấp mà là sự tạo ra những từ ngữ chuyên môn, những từ
ngữ này chủ yếu chỉ có những người làm nghề nghiệp đó mới hiểu được” [130, tr.2].
Ngôn ngữ dân tô âc là phương tiê ân giao tiếp chung, phổ quát cho toàn cô âng đồng xã
hô âi, không bị lê â thuô âc bởi ranh giới địa lý và địa vị xã hô âi. Nó được hình thành, gắn chă ât
với tiến trình phát triển của lịch sử xã hô âi và là “mô ât sản phẩm của lịch sử” [39, tr.212].
Quá trình thống nhất dân tô âc cũng là quá trình thống nhất ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong mô ât
dân tô âc vẫn tồn tại những vùng địa lý, cư trú, tầng lớp xã hô âi khác nhau. Ngôn ngữ dân
tô âc bên cạnh những lớp từ dùng chung cho toàn xã hô âi thì vẫn có những khác biệt ở từng
vùng miền, từng ngành nghề, trong đó, có một lớp từ ngữ của những người làm nghề - từ
ngữ nghề nghiê âp.
Trong chương này, chúng tôi sẽ trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu và
những vấn đề có tính chất lý thuyết liên quan đến từ ngữ nghề nghiệp nói chung, từ ngữ

nghề biển Thanh Hóa nói riêng làm định hướng nghiên cứu cho luận án.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ ngữ nghề nghiê âp là sản phẩm giao tiếp của những người làm trong nghề. Nó
vừa mang giá trị về mă ât ngôn ngữ học, vừa mang giá trị về mă ât lịch sử, văn hóa. Nghiên
cứu về từ ngữ nghề nghiệp, đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp
Các nhà nghiên cứu nước ngoài, tiêu biểu là các nhà nghiên cứu Xô viết:

L.A.

Kapanađze và A.V. Superanskaja trong khi bàn đến thuật ngữ, hệ thống thuật ngữ, các tác


8
giả đã đề cập đến từ ngữ nghề nghiệp, đặc biệt là việc gọi tên các đối tượng [Dẫn theo
130]. Tuy nhiên, các tác giả chưa bàn sâu đến lớp từ của những người làm nghề ở các
phương diê nâ định danh, ngữ nghĩa mà chỉ đề câ pâ đến tên gọi các đối tượng mô tâ cách khái
quát.
V.D. Bonđaletop - nhà ngôn ngữ học Xô viết đã phân loại các biến thể lời nói, trong
có tiếng nghề nghiệp. Theo tác giả, “tiếng nghề nghiệp thật sự (đúng hơn là những hệ
thống từ vựng), ví dụ như “tiếng” của người đánh cá, những người đi săn, thợ đồ gốm,
công nhân làm gỗ, người làm len, thợ đóng dày, và cả những người làm các ngành nghề
khác” [Dẫn theo 130, tr.2]. Tuy nhiên, nghiên cứu của ông mới chỉ dừng lại ở những quan
niệm khái quát, nêu ra những hiê ân tượng ngôn ngữ đơn lẻ của những người làm nghề, mà
chưa nghiên cứu cụ thể từ ngữ nghề nghiệp trên các phương diện cấu tạo, hay định danh,
ngữ nghĩa.
IU.V.Rozdextvenxki khi đề cập đến vấn đề “giáo dục ngôn ngữ nghề nghiệp” tuy
không bàn sâu đến từ ngữ nghề nghiệp nhưng tác giả cũng đã chỉ ra lớp từ “được cá nhân
học theo loại hình công việc”. Theo ông, từ điển bách khoa là một trong những cơ sở của
giáo dục ngôn ngữ nghề nghiệp, “trong việc lựa chọn và giải thích vốn từ vựng nghề

nghiệp” [66, tr.369].
Ở Việt Nam, từ nghề nghiệp đã được các nhà Việt ngữ học đề cập đến trong các
giáo trình ngôn ngữ học từ những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Nguyễn Văn Tu trong Từ
vựng học tiếng Việt hiện đại [115] là mô tâ trong những nhà ngôn ngữ học đầu tiên của Viê tâ
Nam trong khi trình bày hê â thống vốn từ tiếng Viê ât hiê ân đại đã đề câ âp đến lớp từ thuô âc
về nhóm người làm nghề - từ nghề nghiê âp. Tuy nhiên, ông cũng mới chỉ dừng lại ở viê âc
nêu khái quát, chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể vào từng nghề. Đỗ Hữu Châu trong giáo trình
Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt [24] cũng đã có những những nghiên cứu nhất định về từ
nghề nghiê âp nhưng tác giả cũng chỉ mới đưa ra khái niê âm làm nền tảng cho nghiên cứu.Về
sau này, các tác giả như Hoàng Thị Châu trong Phương ngữ học tiếng Việt [27], Nguyễn
Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt [43], nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức
Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt [29] cũng đã đề câ âp
đến từ nghề nghiê âp và phân biê ât từ nghề nghiệp với các lớp từ khác (thuật ngữ, tiếng lóng,
từ địa phương).
Đă âc điểm chung của các công trình trên là các nhà nghiên cứu xem từ ngữ nghề
nghiê âp là những từ ngữ biểu thị công cụ, sản phẩm lao động, quá trình sản xuất của một


9
nghề nào đó trong xã hội. Những từ ngữ này, nếu không là người trong nghề sẽ khó hiểu,
thâ âm chí có những từ ngữ nghề nghiê âp mà người ngoài nghề không thể hiểu. Do tính chất
của giáo trình, các tác giả mới chỉ dừng lại ở mức đô â khái quát, chưa đi sâu tìm hiểu mô tâ
cách đầy đủ mối quan hê â giữa từ ngữ nghề nghiê âp với từ địa phương, thuâ ât ngữ, tiếng
lóng. Các nhà nghiên cứu cũng chưa có điều kiê ân để nghiên cứu sâu từ ngữ nghề nghiê âp ở
phương diện cấu tạo, đặc điểm về định danh, ngữ nghĩa từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa.
Trong những năm gần đây, nghiên cứu từ ngữ nghề nghiê âp từng nghề cụ thể trong
từng địa phương đã được nhiều tác giả quan tâm. Đó là các bài viết: Nguyễn Văn An [1],
Hoàng Trọng Canh [19], Lê Viết Chung [28], Phạm Hùng Viê ât [132]. Ngoài ra, còn có một
số các luận văn của các tác giả: Ngôn Thị Bích [12], Trần Thị Ngọc Hoa [54], Phan Thị Tố
Huyền [60], Phạm Bá Tân [92], Bùi Thị Lệ Thu [107],...

Các bài viết và các luận văn được công bố trên đã bước đầu nghiên cứu từ ngữ
nghề nghiê âp trên các phương diê ân cấu tạo, định danh; khảo sát mô ât số lượng đáng kể từ
ngữ của từng nghề; phân tích mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với từ địa phương, từ toàn
dân, thuật ngữ. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu đó chỉ ở phạm vi hẹp, chủ yếu là làng
nghề truyền thống của một địa phương hoặc do tính chất của công trình, các tác giả chưa
có điều kiện đi sâu phân tích về vấn đề định danh, ngữ nghĩa; chưa nghiên cứu từ ngữ
nghiệp từ phương diện ngôn ngữ - văn hóa một cách quy mô có hệ thống.
Trong số các tư liệu nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiê âp, đề tài khoa học cấp viện
của Viện Ngôn ngữ học Từ ngữ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng [130] do tác giả Nguyễn
Văn Khang làm chủ nhiệm đề tài là đáng chú ý. Nhóm tác giả đã có những nghiên cứu khá
toàn diện về tiếng nghề nghiệp, khu biệt với những loại từ cùng thuộc phương ngữ xã hội,
chỉ ra mô hình cấu tạo, trường từ vựng- ngữ nghĩa, nguồn gốc các đơn vị định danh và
thống kê được 861 đơn vị từ ngữ nghề gốm Bát Tràng. Tuy nhiên, công trình lại chưa đi
sâu nghiên cứu ở phương diê ân định danh - mô ât nhân tố quan trọng cho thấy những nét văn
hóa làng nghề được phản ánh vào ngôn ngữ.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề biển
Nghiên cứu về từ ngữ nghề biển hiện nay tiêu biểu có hai công trình khoa học cấp
bộ và cấp nhà nước do tác giả Hoàng Trọng Canh làm chủ nhiê âm đề tài. Đó là công trình
Từ nghề nghiê âp trong phương ngữ Nghê â Tĩnh (bước đầu khảo sát lớp từ nghề cá, nước
nắm, muối [17] và công trình Nghiên cứu từ ngữ - văn hóa nghề biển Thanh - Nghê â Tĩnh
(tác giả luận án này là một thành viên) [22]. Hai công trình trên đã đề cập một cách hệ


10
thống, chi tiết từ ngữ nghề biển. Trên cơ sở đối sánh giữa từ nghề nghiệp với từ địa phương
và từ toàn dân, tác giả đã phân tích mô hình cấu tạo, phương thức định danh, đặc trưng ngữ
nghĩa, một số nét văn hóa biển và thống kê được 3270 đơn vị từ ngữ nghề biển vùng Thanh
- Nghệ Tĩnh.
Việc nghiên cứu từ ngữ nghề biển đã được đề cập đến trong các bài viết cụ thể ở
những địa phương có nghề biển. Đó là các bài viết của các tác giả: Nguyễn Nhã Bản,

Hoàng Trọng Canh [10], Hoàng Trọng Canh [16], [18], [21], Phạm Tất Thắng [95]. Ngoài
ra, một số luận văn cũng đã bước đầu nghiên cứu cụ thể về từ ngữ nghề biển của các tác
giả như: Lương Vĩnh An [2], Nguyễn Thị Quỳnh Trang [127]. Các bài viết hoặc các luận
văn đã có những đóng góp nhất định: thu thập một số lượng đáng kể vốn từ nghề biển; chỉ
ra mô hình cấu tạo, phương thức định danh; sắc thái văn hóa biển qua vốn từ. Tuy nhiên,
những nghiên cứu đó chỉ ở phạm vi nhỏ hẹp và chưa đi sâu nghiên cứu từ nghề nghiệp từ
phương diện ngôn ngữ - văn hóa.
Nghiên cứu về từ nghề nghiệp, không chỉ các nhà ngôn ngữ học mà các nhà văn
hóa học cũng quan tâm. Tiêu biểu là tác giả Phan Thị Yến Tuyết trong sách chuyên khảo
Đời sống xã hội - kinh tế của ngư dân và cư dân vùng biển Nam Bộ [122]. Tác giả đã trình
bày những vấn đề đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân vùng biển của 9 tỉnh Nam
Bô â, trong đó, có đề cập đến các phương tiện đánh bắt và hoạt động khai thác thủy hải sản;
hoạt đô âng nghề sản xuất muối. Đặc biệt, tác giả cũng đã có thống kê danh mục từ ngữ về
nghề biển ở vùng biển Nam Bộ. Tuy nhiên, do tính chất của công trình nghiên cứu thiên về
văn hóa dân gian, tác giả mới thống kê số lượng rất ít từ ngữ nghề biển và chưa nghiên cứu
về mảng từ ngữ nghề biển ở phương diện ngôn ngữ như: cấu tạo, định danh hay ngữ nghĩa.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa
Trong các tài liệu nghiên cứu liên quan đến nghề biển và từ ngữ nghề biển ở Thanh
Hóa, người đầu tiên đề cập đến vấn đề này là học giả người Pháp Ch. Robequain vào năm
1929 trong cuốn Le Thanh Hoa [90]. Ông đã trình bày mô ât cách cụ thể, chi tiết về vùng đất
Thanh Hóa, trong đó có nghề biển. Tác giả đã chỉ ra các công cụ, phương tiê ân; cách thức
đánh bắt, khai thác và sản phầm của nghề biển truyền thống xứ Thanh như nghề đánh cá,
làm mắm và sản xuất muối. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đó chỉ đơn thuần nghiêng về
lịch sử văn hóa mà ít đề câ âp đến phương diê ân ngôn ngữ - văn hóa của từ nghề nghiê âp.
Từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa cũng ít nhiều được đề cập đến trong các công trình
về địa chí Thanh Hóa, văn học dân gian Thanh Hóa như: Địa chí văn hóa Hoàng Hóa [41],


11
Địa chí Hâ âu Lô âc[61], Địa chí huyê ân Tĩnh Gia [62], Địa chí huyê ân Nga Sơn [63], Địa chí

văn hóa huyê ân Quảng Xương [87], Văn học dân gian các dân tộc ở Thanh Hóa [81], Tục
ngữ dân ca, ca dao, vè Thanh Hóa [128]… Các bài viết nghiên cứu về các nghề làm muối,
làm mắm, đánh bắt cá truyền thống của một số tác giả như: Viên Ngọc Lưu [79], [80],
Phạm Thị Quy [89], Hoàng Minh Tường [124], [126],…Các công trình nghiên cứu, các bài
viết đó chủ yếu đề câ âp đến mô ât vài nét khái quát về nghề biển ở Thanh Hóa; mô ât số tên
gọi công cụ, phương tiện; tên gọi một số loại cá; tri thức, kinh nghiê âm dân gian nghề biển
ở các địa phương; các phương thức, cách khai thác, đánh bắt chứ chưa nghiên cứu ở
phương diện cấu tạo, ngữ nghĩa, định danh của từ ngữ nghề nghiê âp.
Nghiên cứu về từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa dưới góc độ ngôn ngữ học thì hiê ân
nay mới có tác giả Nguyễn Thị Duyên trong luận văn Thạc sỹ Ngữ văn Khảo sát từ chỉ
nghề biển ở Hâ âu Lô âc - Thanh Hóa[32]. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về từ nghề
biển ở Thanh Hóa từ phương diê ân ngôn ngữ học nhưng mới chỉ bước đầu khảo sát ở mô ât
huyện của Thanh Hóa. Tác giả cũng mới miêu tả khái quát vấn đề cấu tạo, định danh và
cũng chưa phản ánh hết đặc trưng về nghề biển của cư dân biển Thanh Hóa cũng như
thống kê được mô ât số lượng vốn từ ngữ nghề biển rất hạn chế.
Từ những kết quả của các công trình đã được trình bày, vấn đề nghiên cứu từ ngữ
nghề nghiê âp nói chung, từ ngữ nghề nghiê âp nghề biển ở Thanh Hóa nói riêng, cho tới nay
chưa có công trình nào được công bố thu thập, nghiên cứu vốn từ này một cách đầy đủ, hệ
thống trên tổng thể các bình diện của ngôn ngữ. Một số tác giả có đề cập đến lĩnh vực từ
nghề cá, nghề gốm, nghề rèn, nghề nông, nghề dê ât thổ cẩm...nhưng chỉ dừng lại ở khía
cạnh khái quát; quan niệm cũng chưa hoàn toàn thống nhất hoặc do tính chất từng công
trình mà các tác giả chưa nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, đặc biệt từ bình diện ngôn ngữ văn hóa.
Như vậy, nghiên cứu Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (từ bình diện
ngôn ngữ - văn hóa) là đề tài mới, chưa có ai đi sâu nghiên cứu. Do đó, chúng tôi lựa chọn
đề tài này làm đề tài luâ nâ án tiến sĩ là phù hợp và cần thiết.
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.2.1. Những vấn đề chung về từ ngữ nghề nghiê âp
1.2.1.1. Khái niệm từ ngữ nghề nghiệp
Như đã biết, lao đô âng là mô ât trong những nhân tố quan trọng nhất giúp “con người
cá nhân” thành “con người xã hô âi”. Để tồn tại, phát triển và đáp ứng nhu cầu cuô âc sống,



12
con người phải mưu sinh, lao đô âng, tìm nghề, lựa chọn nghề và học nghề. Đây là cơ sở xã
hô âi để hình thành nên mô ât lớp từ ngữ của những người làm nghề riêng biê ât phục vụ cho
quá trình giao tiếp và tư duy. Lớp từ ngữ đó cũng tạo nên dấu ấn nghề nghiê âp - từ ngữ
nghề nghiê âp.
Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiê âp (hay tiếng nghề nghiệp, từ vựng nghề nghiệp) nói
chung, quan niê âm về từ ngữ nghề nghiê âp nói riêng đã được các tác giả trong nước và nước
ngoài quan tâm.
a. Quan niệm từ ngữ nghề nghiệp của các tác giả nước ngoài
L.A. Kapanađze khi bàn về những khái niệm "thuật ngữ" và "hệ thống thuật ngữ"
cũng đã đề câ âp đến từ ngữ nghề nghiê âp và cho rằng: “Từ ngữ nghề nghiệp thường vốn
mang một số tính hình ảnh, hình tượng "so sánh" [Dẫn theo 130, tr.6].
A.V. Superanskaja khi bàn về thuật ngữ và danh pháp đã quan niệm: Tên gọi kiểu
này (tên gọi dài dòng được thừa nhận do yêu cầu tính hệ thống của việc miêu tả khoa học khi đi vào phạm vi từ vựng thông thường không tránh khỏi bị rút gọn đi) "vốn sinh ra từ
trong phạm vi của sự biểu đạt trong khoa học, đã biến thành yếu tố của lời nói thông
thường hoặc ngôn từ nghề nghiệp" [130, tr.6]. Ông diễn giải thêm: “Để việc bán hàng được
thuận lợi, các mặt hàng phải có tên gọi đặc biệt của mình...nhiệm vụ chủ yếu đề ra cho các
từ này là biểu đạt các hàng hoá với tất cả các thuộc tính vật chất của nó. Nhờ điều đó mà,
hoặc dù là những sự vật muôn màu muôn vẻ (...) và dường như trong chúng lại có tính
duyên dáng, đầy tính biểu cảm" (nhất là vào những thời điểm sáng tạo ra chúng. [Về sau
này], những sắc thái biểu cảm sẽ nhanh chóng mất đi, chỉ còn gắn với tính vật chất của
hàng hoá - và tuỳ thuộc vào tính vật chất ấy mà có sự đánh giá lại” [Dẫn theo 130, tr.6].
Như vâ ây, các nhà nghiên cứu nước ngoài khi bàn đến thuật ngữ hay danh pháp thì
cũng đã phần nào nhâ nâ ra mô ât lớp từ ngữ do mô tâ tầng lớp người làm nghề trong xã hô iâ
tạo ra để phục vụ cho quá trình giao tiếp và tư duy - từ ngữ nghề nghiệp.
b. Quan niệm về từ ngữ nghề nghiệp của các nhà ngôn ngữ học trong nước
Cùng thuộc phạm trù phương ngữ xã hội, nhưng nếu các lớp từ khác như: tiếng
lóng, tiếng địa phương, thuật ngữ, biệt ngữ,...ít nhiều có trong các cuốn từ điển tiếng Việt

thì từ ngữ nghề nghiệp lại không thấy được định nghĩa trong các cuốn từ điển đó. Từ ngữ
nghề nghiệp chỉ được đề cập trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn
Như Ý (chủ biên) [135].


13
Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiê âp, chúng ta có thể bắt gă âp trong các công trình
nghiên cứu của các nhà Viê ât ngữ học như: Lưu Văn Lăng (1960), Nguyễn Văn Tu (1968),
Đỗ Hữu Châu (1981), Nguyễn Như Ý (1996), Nguyễn Văn Khang (2001), Hoàng Thị
Châu (2004), Nguyễn Thiê ân Giáp (2010),… Nhìn chung, có hai quan điểm khác nhau.
- Quan điểm thứ nhất, chú trọng đến tính đă âc trưng của từ ngữ nghề nghiê âp, nhóm
tác giả Nguyễn Như Ý, Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ cho rằng: từ ngữ
nghề nghiệp là “các từ, ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ của các nhóm người thuộc cùng một
nghề nghiệp hoặc cùng một lĩnh vực hoạt động nào đó” [135,tr.389]. Trên cơ sở phân biê ât
từ nghề nghiệp với thuâ ât ngữ, Nguyễn Văn Tu cho rằng: “những từ nghề nghiệp khác thuật
ngữ ở chỗ được chuyên dùng để trao đổi miệng về chuyên môn chứ không phải dùng để
viết. Từ nghề nghiệp cũng khác thuật ngữ ở chỗ chúng gợi cảm, gợi hình ảnh, có nhiều sắc
thái vui đùa” [115, tr.126].
- Quan điểm thứ hai, các nhà nghiên cứu xem từ nghề nghiê âp ở phạm vi rô âng hơn
và cụ thể hơn. Đó là các quan niệm của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu,
Hoàng Trọng Phiến trong sách Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt [29], Đỗ Hữu Châu trong
Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt [24], Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt
[43] và Nguyễn Văn Khang trong Tiếng lóng Viê ât Nam [70].
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến xem “Từ nghề
nghiệp là lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi của
những người cùng làm một nghề nào đó” [29, tr.223]. Theo đó, lớp từ nghề nghiệp tập
trung chủ yếu ở những nghề mà xã hội ít quen như nghề làm giấy, làm đồ gốm, làm sơn
mài, nghề đúc đồng, nghề chài lưới… Nhưng hoạt động của các từ nghề nghiệp lại không
đồng đều, có từ sử dụng hạn chế trong phạm vi mô ât nghề, nhưng có những từ ngữ đi vào
vốn từ vựng chung, được dùng phổ biến trong xã hô âi.

Theo Đỗ Hữu Châu, “từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử
dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc (nghề thuốc, ngành văn thư v.v…)” [24,
tr.253]. Trong nội dung khái niệm mà Đỗ Hữu Châu đã trình bày, từ nghề nghiệp bao gồm
cả những từ được dùng rộng rãi trong xã hội như cày, bừa, cuốc, cào (nghề nông), đục, cưa,
bào,… (nghề mộc) bởi đây là những từ chỉ công cụ của nghề.
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những
công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội.


14
Những từ ngữ này thường được người trong ngành nghề đó biết và sử dụng. Những người
không làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết những từ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu
như không sử dụng chúng…” [43, tr.265].
Nguyễn Văn Khang gọi từ nghề nghiê âp là tiếng nghề nghiê âp và xem nó thuô âc
phương ngữ xã hô âi. Tác giả cho rằng: “nghề nghiê âp là cơ sở để tạo ra những hê â thống từ
ngữ nghề nghiê pâ riêng và cùng với đó là hình thành mô tâ phong cách ngôn ngữ có dấu ấn
nghề nghiê âp” [70, tr.24].
Như vậy, quan niệm về từ ngữ nghề nghiệp ở các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước tuy ít nhiều có những sự khác nhau, nhưng điểm chung nhất đều xem từ ngữ nghề
nghiệp là những đơn vị từ vựng biểu đạt phương tiện, công cụ, hoạt động, sản phẩm…được
sử dụng phổ biến trong phạm vi một ngành nghề nhất định.
c. Quan niệm về từ ngữ nghề nghiệp được sử dụng trong luận án
Từ ngữ nghề nghiệp là sản phẩm do những người làm nghề tạo ra, dùng để giao
tiếp trong nghề. Với những nghề thủ công truyền thống mà phạm vi hoạt động hẹp như
nghề rèn, nghề gốm, nghề mộc, nghề sơn mài, nghề giấy, nghề thuốc…thì tính chất nghề
nghiệp thể hiện qua từ rất rõ, do phạm vi hoạt động của nghề chỉ một làng, xã. Khả năng
hoạt động của chúng rất hạn chế, biệt lập trong phạm vi hoạt động của nghề. Lớp từ này
thường chỉ những người trong nghề hiểu và sử dụng; người ngoài nghề ít dùng hoặc khó
hiểu. Tuy nhiên, ngay cả những nghề phổ biến thì vẫn có những lớp từ mang đă âc trưng của

người làm nghề, trong vùng địa phương nhất định. Ví dụ: sẻo, rẻo, đòi, đồm, rạo, tóm, lưới
bốc, lưới rẻo, lưới rênh, te reo, thuyền hung tròn,… (nghề đánh cá); bàn chà, bàn chụi, long
chà… (nghề làm mắm); bầu diệc, chạt lọc, xêu, giát,… (nghề sản xuất muối). Đây cũng là
những từ nghề nghiê âp nếu xét theo tính chất xã hô âi của tầng lớp người dùng, nhưng nếu
xét theo phương ngữ địa lý thì các từ này đồng thời cũng là từ địa phương, được người
Thanh Hóa quen dùng.
Mức độ biệt lập hay hạn chế về phạm vi sử dụng của từ nghề nghiệp cũng còn tùy
thuô âc vào mức độ phổ biến và phạm vi hoạt động của từng nghề. Với những nghề phổ biến
ở phạm vi địa lý rộng lớn như nghề biển bên cạnh những lớp từ mang đă câ trưng riêng, biê ât
lâ âp như đã dẫn ra ở trên thì có rất nhiều những từ đã trở nên phổ biến trong xã hô âi. Ví
dụ: cá trích, cá thu, cá bạc má, mắm tôm, mắm chượp, bè luồng, bè xốp, lưới cước, lưới
gai, thuyền câu, thuyền thúng,…Với những lớp từ này, người trong nghề lẫn ngoài nghề dễ
hiểu và sử dụng.


15
Trong tiến trình lịch sử xã hô âi, sự giao lưu, tiếp xúc giữa các quốc gia, vùng miền
là tất yếu. Sự giao lưu tiếp xúc ấy diễn ra trên nhiều bình diê ân, trong đó có ngôn ngữ.
Nhiều từ địa phương đã được sử dụng rô nâ g rãi và trở thành vốn từ toàn dân. Từ ngữ nghề
biển ở Thanh Hóa cũng không nằm ngoài quy luâ ât chung đó. Mă âc dù, đây là nghề truyền
thống lâu đời nhưng xã hô âi ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các ngành nghề, tầng lớp
xã hô âi diễn ra liên tục đòi hỏi phải có vốn từ chung phục vụ cho nhu cầu giao tiếp. Với xu
thế đó, mô ât số lượng không nhỏ các từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa, và có thể ở vùng khác
đã được “toàn dân hóa”, trở thành vốn từ toàn dân. Ví dụ: cá heo, cá nục, cá cơm, cá lẹp,
mực, cua, ốc, thuyền, bè, lưới, phao… ;mắm hôi, mắm thính, nước mắm cốt, pha chế,
ướp…; muối chiêm, muối mùa, muối xám…Khi vốn từ nghề nghiê âp được dùng trong vốn
từ toàn dân thì phạm vi sử dụng trở nên phổ biến rô âng rãi.
Như vậy, qua các quan niệm và một vài luận giải ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng
từ ngữ nghề nghiệp có hai đặc điểm. Một là, từ ngữ nghề nghiệp phản ánh công cụ, hoạt
động, sản phẩm…của một nghề. Hai là, từ ngữ nghề nghiệp có phạm vi sử dụng hạn chế

trong nghề, trong từng địa phương. Điều này đã được tác giả Đỗ Hữu Châu đưa ra trong
công trình nghiên cứu của mình. Theo nô âi dung khái niê âm của Đỗ Hữu Châu thì từ nghề
nghiê âp bao gồm cả những từ được sử dụng rô âng rãi trong xã hô âi, được mọi người hiểu và
sử dụng, như: cày, bừa, cuốc, cào… (nghề nông), thuyền, lưới, câu (nghề cá),…đục, cưa,
bào… (nghề mô âc). Xét về nô âi dung phản ánh, đây là những từ chỉ công cụ, phương tiê ân
để phục vụ cho hoạt đô nâ g sản xuất và hành nghề. Do quá trình giao lưu, tiếp xúc giữa các
vùng địa lý dân cư, giữa các nhóm người làm nghề mà những từ như trên đã trở nên phổ
biến trong toàn dân sử dụng. Nhưng, xét về mă ât lịch đại, chúng vốn có nguồn gốc từ nghề
nghiê âp.
Vấn đề đă ât ra ở đây là xác định phạm vi sử dụng của từ nghề nghiê âp. Từ nào chỉ
dùng trong phạm vi những người hành nghề với nhau. Rõ ràng, điều này rất khó cho người
thu thâ âp vốn từ nghề nghiê âp. Để thuâ ân tiê ân cho viê âc nghiên cứu, xuất phát từ phương
diê ân nô âi dung phản ánh, chúng tôi đưa ra cách hiểu về từ ngữ nghề nghiê âp như sau:
1) Những đơn vị từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện, quá trình hoạt động, sản phẩm…
được tạo ra của nghề, được sử dụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm nghề
nào đó. Nhiều từ ngữ đã quen thuộc với người ngoài nghề, tính chất thông dụng, đã được
toàn dân hóa và trở thành từ toàn dân.


16
2) Những từ ngữ mà người trong nghề dùng để chỉ những công cụ, hoạt động, sản
phẩm…của nghề nhưng người ngoài nghề cũng dùng quen thuộc trong một vùng phương
ngữ. Xét theo phương ngữ địa lí, các từ ngữ này đồng thời cũng là từ địa phương.
3) Những từ ngữ mà người trong nghề dùng phổ biến để chỉ những công cụ, hoạt
động, sản phẩm…của nghề mà thường người ngoài nghề ít dùng hoặc không hiểu. Lớp từ
ngữ này thường có phạm vi sử dụng trong một không gian địa lí hạn chế, gắn với từng thổ
ngữ nhất định.
Từ quan niệm như vậy, vốn từ ngữ nghề biển ở Thanh Hóa mà chúng tôi thu thâ âp
là vốn từ ngữ ngư dân Thanh Hóa dùng chỉ công cụ, hoạt đô âng, sản phẩm…của nghề. Dĩ
nhiên, vốn từ ngữ này không phải hoàn toàn chỉ riêng người Thanh Hóa dùng mà các cư

dân ở vùng biển khác cũng dùng. Thâ âm chí có những từ ngữ không chỉ được dùng trong
nghề biển mà còn sử dụng trong nghề khác. Ví dụ: đài radiô, vôlăng, định vị, xe cút kít…
1.2.1.2. Vị trí của từ nghề nghiệp trong từ vựng mô tÊ ngôn ngữ
Hê â thống từ vựng vô cùng phong phú, đa dạng xét trên các phương diê ân, góc đô â
nhìn nhâ ân như: phạm vi sử dụng, nguồn gốc hoặc phong cách...Trên cơ sở đó, vị trí của từ
ngữ nghề nghiệp trong từ vựng của một ngôn ngữ được xác định không giống nhau.
Căn cứ vào phạm vi sử dụng, Nguyễn Thiện Giáp đã phân chia vốn từ vựng thành
"từ vựng toàn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ” [43, tr.255]. Tác giả
khẳng định: “từ ngữ nghề nghiệp cũng là lớp từ vựng được dùng hạn chế về mặt xã hội”
[43, tr.265].
Nhóm tác giả Vũ Đức Nghiệu, Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến cũng xếp từ
nghề nghiệp thuộc "phương ngữ xã hội". Theo đó, “Trừ những từ ngữ thuộc các lớp từ
được sử dụng hạn chế về mặt lãnh thổ (từ địa phương) hoặc về mặt “phương ngữ xã hội”
(thuật ngữ, tiếng lóng, từ nghề nghiệp), số còn lại được gọi là lớp từ vựng chung hoặc từ
vựng toàn dân” [29, tr.226]. Cũng xếp từ nghề nghiệp vào "phương ngữ xã hội", tác giả
Nguyễn Văn Khang cho rằng: "Còn có thể gọi là phương ngữ xã hội những trường hợp như
tiếng lóng, biệt ngữ, tiếng nghề nghiệp được sử dụng trong phạm vi hẹp ở một nhóm hay
một tập đoàn người nhất định" [70, tr.117].
Đỗ Hữu Châu trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (1981) đã phân chia lớp từ
vựng tiếng Việt thành hệ thống bao gồm: từ vựng nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học, biệt
ngữ (bao gồm cả tiếng lóng), hệ thống từ vựng địa phương, hệ thống Hán Việt và các từ
vay mượn. Theo đó, từ nghề nghiệp được xếp cùng một hệ thống với thuật ngữ khoa học.


17
Tuy có những quan điểm, cách nhìn nhâ ân có phần khác nhau nhưng nhìn chung,
các nhà ngôn ngữ học đều khẳng định rằng, từ ngữ nghề nghiê âp là lớp từ ngữ của những
người làm nghề, được sử dụng hạn chế về mă ât xã hô âi (thuô âc phương ngữ xã hô âi) và
thuô âc phong cách nói (chủ yếu được dùng trong giao tiếp). Do vâ ây, từ ngữ nghề nghiê âp
cùng với những lớp từ khác góp phần làm phong phú kho từ vựng ngôn ngữ dân tô âc.

1.2.2. Mối quan hê â giữa từ nghề nghiê âp với các lớp từ ngữ khác
Hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ có nhiều lớp từ ngữ khác nhau. Mỗi lớp từ ngữ
đều có những đặc trưng riêng phân biệt nó với các lớp từ ngữ khác. Để hiểu về từ nghề
nghiệp một cách rõ ràng hơn, chúng tôi thiết nghĩ cần phải đặt nó trong mối quan hệ với
các lớp từ ngữ khác của hệ thống ngôn ngữ (từ toàn dân, từ địa phương, thuật ngữ, tiếng
lóng).
a. Từ nghề nghiệp và từ toàn dân
Về khái niệm từ toàn dân, Nguyễn Thiện Giáp đưa ra định nghĩa: "Từ vựng toàn
dân là những “từ toàn dân hiểu và sử dụng. Nó là vốn từ chung cho tất cả những người nói
tiếng Việt, thuộc các địa phương khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau. Đây chính là
lớp từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất trong mỗi ngôn ngữ. Có thể nói từ vựng
toàn dân là hạt nhân từ vựng, làm cơ sở cho sự thống nhất, không có nó, ngôn ngữ không
thể có được và do đó không thể có sự trao đổi giao tiếp giữa mọi người" [43, tr.255- 256].
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến quan niệm:
"Ngay tên gọi của lớp từ này cũng ngụ ý rằng nó gồm những từ ngữ mà toàn dân, mọi
người, mọi nơi, mọi lúc đều có thể sử dụng một cách rộng rãi" [29, tr.226].
Nhóm tác giả Nguyễn Như Ý, Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ chỉ
rõ: "từ được sử dụng hàng ngày, chung cho mọi người trong một dân tộc, một quốc gia,
còn gọi là từ toàn dân. Các từ thường dùng thuộc từ vựng tích cực" [135, tr.397].
Đỗ Hữu Châu cho rằng: "Đại bộ phận các từ chỉ những sự kiện, sự vật cơ bản phổ
biến là những từ thống nhất đối với cả nước. Ngoài ra, còn có sự chuyên dùng ở địa
phương hay một số từ nào đó trong một nhóm đồng nghĩa chung cho cả tiếng Việt...Những
từ thống nhất và những từ đồng nghĩa được chuyên dùng như trên hợp thành từ vựng toàn
dân của tiếng Việt" [24, tr.244-245].
Trên cơ sở quan niệm về từ toàn dân của một số nhà ngôn ngữ học, chúng tôi cho
rằng, từ toàn dân là những từ mà mọi người đều hiểu và sử dụng. Nói cách khác, đó là lớp
từ cơ bản, vốn từ chung của quốc gia dân tộc.


18

Với những quan niệm như trên, chúng tôi nhận thấy, giữa từ nghề nghiệp và từ toàn
dân có sự khác biệt rất rõ. Về phạm vi sử dụng, từ nghề nghiệp có tính chất sử dụng phạm
vi hẹp, thậm chí trong một làng, một xã, trong khi từ toàn dân có tính chất phổ biến rộng
rãi trong toàn xã hội. Xét về đối tượng người dùng, từ nghề nghiệp được sử dụng hạn chế
trong một lớp đối tượng, những người cùng làm một ngành nghề nhất định; trong khi, từ
toàn dân lại được mọi người trong xã hội dùng. Xét về nội dung phản ánh, từ nghề nghiệp
chỉ bao quanh những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp đó (phương tiện, công cụ, hoạt
động, sản phẩm, đối tượng của nghề, nguyên liệu, hiện tượng…); còn từ toàn dân lại biểu
đạt mọi nội dung có trong hiện thực cuộc sống. Xét về phong cách sử dụng, từ nghề nghiệp
chủ yếu thuộc về phong cách nói, hội thoại, khẩu ngữ; từ toàn dân đa dạng các phong cách
như phong cách viết, phong cách khoa học. Xét về vai trò đối với hệ thống ngôn ngữ dân
tộc, từ nghề nghiệp khó có thể đóng vai trò làm nền tảng, là cơ sở để thống nhất từ vựng và
thống nhất ngôn ngữ dân tộc như từ toàn dân vì từ nghề nghiệp bị hạn chế về phạm vi sử
dụng và người dùng.
b. Từ nghề nghiệp và từ địa phương
Hiê ân nay, các nhà nghiên cứu có nhiều quan điểm khác nhau về từ địa phương.
Nguyễn Văn Tu quan niệm: "Từ địa phương không ở trong ngôn ngữ văn học mà thuô âc về
tiếng nói của mô ât vùng nhất định. Chúng mang sắc thái địa phương. Người của địa phương
này không hiểu những từ của địa phương kia” [115, tr.129].
Nhóm tác giả Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng
Ngọc Lệ xem từ địa phương là "từ của một phương ngữ thuộc một ngôn ngữ dân tộc nào
đó và chỉ phổ biến trong phạm vi vùng lãnh thổ của địa phương đó" [135, tr.339].
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến định nghĩa:
“Những từ thuộc một phương ngữ (tiếng địa phương) nào đó của ngôn ngữ dân tộc và chỉ
phổ biến trong phạm vi lãnh thổ của địa phương đó, thì được gọi là từ địa phương” [29,
tr.221].
Xem từ địa phương là mô ât bô â phâ ân của ngôn ngữ nói, Nguyễn Thiện Giáp xem:
"Từ địa phương là những từ được dùng hạn chế ở một hoặc một vài địa phương. Nói
chung, từ địa phương là bộ phận của ngôn ngữ nói hàng ngày của bộ phận nào đó của dân
tộc, chứ không phải là từ vựng của ngôn ngữ văn học" [43, tr.257].

Trong khi đó, Đỗ Hữu Châu cho rằng: "Những đơn vị từ vựng địa phương là những
đơn vị từ vựng có ý nghĩa khác nhau nhiều hay ít kèm theo sự khác nhau nhiều hay ít


×