Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tác động của đồng nhân dân tệ phá giá tới nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 16 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

TIỂU LUẬN
KINH TẾ QUỐC TẾ
“Tác động của đồng Nhân dân tệ phá giá
tới nền kinh tế Việt Nam”
GV bộ môn: GV Phan Thị Thanh Huyền
Nhóm SVTH: Nhóm 5
1. Lê Hồng Vân – TCC5B
2. Nguyễn Thùy Linh – TCC5B
3. Nguyễn Bô Sa – QLĐT5
4. Võ Đức Anh – TCC5B
5. Trần Trúc Quỳnh – KHPT5B
6. Võ Đức Nam – TCC5A

HÀ NỘI – 2016
1


MỤC LỤC
1.

Cơ sở lý luận .............................................................................................................................1

1.1. Tỷ giá hối đoái ..........................................................................................................................1
1.2. Đồng Nhân dân tệ (CNY) .....................................................................................................1
2.

Tác động của Đồng Nhân dân tệ tới nền kinh tế Việt Nam .....................................1

2.1. Thương mại - XNK hàng hóa ( cán cân thương mại) ................................................1


2.1.1. Xuất khẩu. .................................................................................................................................1
2.1.2. Nhập khẩu .................................................................................................................................4
2.2. Du lịch .........................................................................................................................................7
2.3. Đầu tư nước ngoài. .................................................................................................................8
2.4. Tỷ giá và thị trường tài chính .............................................................................................9
2.5. Ngân sách – Nợ nước ngoài ...............................................................................................10
2.6. Kết luận ....................................................................................................................................11
3.

Giải pháp ứng phó ................................................................................................................12

3.1. Toàn nền Kinh tế: .................................................................................................................12
3.2. Đối với nhà nước: ..................................................................................................................12
3.3. Đối với doanh nghiệp ...........................................................................................................12
Một số nguồn tham khảo: .............................................................................................................13

2


Danh mục từ viết tắt
1. TGHĐ: tỷ giá hối đoái
2. VNĐ: Việt Nam đồng
3. CNY: Nhân dân tệ
4. XNK: xuất – nhập khẩu
5. NDT: nhân dân tệ
6. DN: doanh nghiệp
7. GDP: tổng sản phẩm quốc nội
8. NHNN: ngân hàng nhà nước

3



1. Cơ sở lý luận
1.1.
Tỷ giá hối đoái
- Khái niệm: Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền của một quốc gia này
dưới dạng đồng tiền của một quốc gia khác. Hay nói cách khác, tỷ giá hối
đoái là lượng đồng tiền của nước khác mà một đơn vị tiền tệ của nước này
có thể mua ở một thời điểm nhất định.
Ví dụ: Ngày 5/11/2016. Tỷ giá của VNĐ và CNY theo VPBank là:
1 CNY = 3. 362 VNĐ
- Cách nhận biết tỷ giá hối đoái tăng giảm
+ Theo yết giá trực tiếp (1 đơn vị ngoại tế = x. đơn vị nội tệ)
 TGHĐ tăng: Đồng nội tệ giảm giá (Ngoại tăng – Nội giảm)
 TGHĐ giảm: Đồng nội tệ tăng giá (Ngoại giảm – Nội tăng)
+ Theo yết giá gián tiếp (1 đơn vị nội tệ = x. đơn vị ngoại tệ )
 TGHĐ tăng: Đồng nội tệ tăng giá ( Ngoại giảm – Nội tăng)
 TGHĐ giảm: Đồng nội tệ giảm giá ( Ngoại tăng – Nội giảm)
1.2.

Đồng Nhân dân tệ (CNY)

+ Đồng Nhân dân tệ liên tục phá giá
 Đợt 1, 2: 2015: Tháng 8 và Tháng 9
 Đợt 3: 2016: Tháng 1
+ Đồng Nhân dân tệ được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) quyết định đưa vào
“giỏ” Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) ngày 1/10/2016
 Đồng Nhân dân tệ có sự ảnh hưởng lớn tới thị trường Thế giới, trong
đó có Việt Nam.
2. Tác động của Đồng Nhân dân tệ tới nền kinh tế Việt Nam

2.1.
Thương mại - XNK hàng hóa ( cán cân thương mại)
2.1.1. Xuất khẩu.
a. Tác động trong ngắn và dài hạn
- Việc thay đổi tỷ giá này gây áp lực ngay lập tức tới tỷ giá đồng NDT
với các đồng tiền khác.Yếu tố này xuất phát từ bản chất về cạnh tranh giá
cả hàng hóa trong quan hệ thương mại giữa các nước.Các quốc gia trong
khu vực sẽ chịu thêm áp lực điều chỉnh tỷ giá để tăng sức cạnh tranh xuất
khẩu. Nhiều quốc gia trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Hàn Quốc
đã giảm giá đồng tiền của mình để đáp lại động thái của Trung Quốc.
- Trong trung hạn, điều này cũng tạo áp lực cạnh tranh thương mại
rất lớn khi tương quan giá cả hàng hóa của Trung Quốc rẻ đi, tạo áp lực
cho các quốc gia khác. Áp lực cạnh tranh với hàng Việt Nam không chỉ
1


đến từ Trung Quốc, bởi động thái của Trung Quốc có thể kéo theo cuộc
đua phá giá của các đồng tiền châu Á khác, nên cuộc chiến cạnh tranh sẽ
ở quy mô rộng hơn. Một số ngành xuất khẩu của Việt Nam sẽ gặp khó
khăn hơn như dệt may, nông sản, nguyên liệu thô, dầu thô…
- Về dài hạn, Việt Nam sẽ gặp khó khăn đối với việc tái cơ cấu nền
kinh tế và thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng bền vững, tạo nhiều giá
trị gia tăng từ sản xuất nội địa do việc phụ thuộc vào thị trường và hàng
hóa Trung Quốc. Việc Việt Nam gia nhập các hiệp định thương mại tự do,
có thể khiến thuế xuất đối với hàng hóa Trung Quốc giảm và bằng 0%,
điều này dẫn tới hàng hóa Trung Quốc sẽ tràn vào Việt Nam và sẽ ảnh
hưởng lớn đến sản xuất trong nước.

Nguồn: Tổng cục Hải quan.
b. Các nhóm ngành chịu tác động lớn

Nhóm ngành ảnh hưởng bất lợi lớn trong hoạt động thương mại là
nhóm nông lâm thủy sản, khoáng sản, cao su xuất khẩu sang Trung Quốc.
b.1. Chế biến và xuất khẩu thủy sản

Nguồn: Vasep
Biểu đồ: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giai đoạn 2010-2015
2


Nhìn vào biểu đồ: giá trị xuất khẩu thủy sản có xu hướng giảm mạnh
cuối năm 2015 (6,573 triệu USD) điều này thấy được tác động của việc
Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ 3 ngày từ 11/08 đến 13/08 đến chế
biến và xuất khẩu thủy sản.
- Cạnh tranh gay gắt trong thị trường thủy sản
Ngay sau khi Trung Quốc phá giá đồng NDT trong 3 ngày từ 11/0813/08, đồng tiền của một số đối thủ cạnh tranh trong thị trường thủy sản
như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia…cũng đã có những động thái giảm giá
tương tự, nhưng với mức độ ít hơn.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp Việt Nam trong 6
tháng đầu năm đạt khoảng 3 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm
ngoái. Đối với ngành thủy sản, việc phá giá đồng tiền giữa các đối thủ
cạnh tranh sẽ dẫn tới một cuộc chạy đua về giá. Điều này sẽ gây ra bất
lợi cho phía các doanh nghiệp Việt Nam do mức phá giá của tiền Đồng
đang thấp hơn so với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Tính từ thời điểm đầu năm 2015 đến trước khi đồng Nhân dân tệ phá giá,
đồng tiền của một số đối thủ cạnh tranh trong ngành thủy sản như Thái
Lan, Indonesia hay Thái Lan cũng đã phá giá khá mạnh.
Dẫn chứng: ( Nguồn Tổng cục Thống kê)
Xuất khẩu năm 2015 giảm mạnh ( gần 14,3 % so với 2014 )
Ví dụ: Tôm 25 %, Cá tra 10%, Cá ngừ 3 %, Bạch tuộc 11 %,…


Nguồn: Tổng cục thống kê
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu giảm chủ yếu là do sự biến động về
giá cả trên thị trường. Sự sụt giảm về lượng xuất khẩu của mặt hàng tôm
vốn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng góp phần làm thay
đổi hiệu quả của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2015.
3


b.2. Nông sản
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, cụ thể
trong 6 tháng đầu năm 2015 là 38,1% thị phần, song đang có xu hướng
giảm so với cùng kỳ năm 2014 (giảm 9,04% về khối lượng và giảm
13,25% về giá trị). Dự báo xuất khẩu gạo sang Trung Quốc có thể tiếp tục
giảm mạnh vì đồng NDT yếu, đồng thời khả năng cạnh tranh của gạo Việt
Nam đang kém đi so với các nước sản xuất gạo khác như Thái Lan,
Indonesia. Tương tự, cà phê và cao su của Việt Nam xuất khẩu sang
Trung Quốc cũng sẽ gặp khó khăn cùng với việc phá giá đồng NDT.
Trung Quốc hiện là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam, trong 7
tháng qua với 248 nghìn tấn, tăng 37,8% và chiếm 48% tổng lượng cao su
xuất khẩu của cả nước. Các mặt hàng cà phê hòa tan, cà phê rang xay xuất
khẩu sang thị trường này sẽ trở nên đắt đỏ hơn và DN nhập khẩu có thể sẽ
giảm giá mua, gây áp lực cho DN Việt Nam.

Xuất khẩu nông sản giảm (gần 4 % so với 2014)
Đặc biệt gạo, cao su, cà phê sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh
b.3. Dầu thô
Việc phá giá đồng NDT có khả năng ảnh hưởng ngắn hạn tới giá dầu.
Trung Quốc là quốc gia nhập siêu dầu thô lớn nhất châu Á, khi đồng NDT
giảm giá, giá nhập dầu vào nước này về căn bản có xu hướng tăng lên,
cùng với việc tăng trưởng kinh tế của nước này suy yếu, yếu tố tâm lý đầu

cơ có thể sẽ tạo nên một số ảnh hưởng ngắn hạn tới giá dầu, khiến cho giá
dầu có thể giảm thêm. Là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực,
giá trị dầu thô xuất khẩu giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu
của Việt Nam.
2.1.2. Nhập khẩu
a. Tác động trong ngắn và dài hạn
- Trong ngắn hạn
Khi đồng Nhân dân tệ mất giá hàng hóa nhập từ Trung Quốc rẻ hơn,
làm giảm chi phí đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc, nhờ đó sản xuất
4


trong nước có điều kiện hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của sản
phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế.
Trung Quốc phá giá làm cho giá hàng hóa rẻ hơn và tăng khả năng
nhập siêu cho Việt Nam. (Nhập khẩu nhiều hơn từ Trung Quốc và giảm
nhập khẩu từ các thi trường khác.)
- Trong dài hạn
Tiêu cực
+ Khó khăn trong tái cơ cấu nền kinh tế và thay đổi cơ cấu nhập
khẩu theo định hướng bền vững ( sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, hạn
chế nhập,…)
+ GDP giảm do GDP bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình,
của Chính phủ, tích lũy và cộng xuất khẩu trừ nhập khẩu.Nhập khẩu càng
lớn lên thì phần phải trừ đi càng lớn.Điều đó làm cho GDP giảm xuống.
+ Nhập siêu, đặc biệt nhóm nguyên vật liệu, thiết bị, công nghệ và
nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày
+ Bất lợi trong hoạt động thương mại nhóm sản phẩm tiêu dùng, sắt
thép, phân bón.


Nguồn: Tổng cục Thống kê.
Hình: tổng mức nhập siêu của Viêt Nam và nhập siêu của Việt Nam so
với Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2015
Phân tích:
Giai đoạn 2005 - 2014, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng
hơn 10 lần từ mức 2,7 tỷ USD năm 2005 lên mức gần 29 tỷ USD năm
2014. Nhập siêu từ Trung Quốc đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng nhập siêu của Việt Nam. Năm 2013 Việt Nam xuất khẩu sang Trung
5


Quốc khoảng 13 tỷ USD, nhập khẩu 37 tỷ USD, nhập siêu là 23,7 tỷ
USD. Năm 2014 nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng lên gần 29 tỷ USD và
dự báo số liệu nhập siêu sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn 2015 -2020, dự
báo năm 2015 nhập siêu từ Trung Quốc khoảng 35 tỷ USD.
b. Các nhóm ngành nhập khẩu bị ảnh hưởng
Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam là nước nhập
khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Các ngành nhập khẩu bị tác động trực tiếp
đó là nhập khẩu nguyên vật liệu, thiết bị, công nghệ và nguyên phụ liệu
ngành dệt may, da giày.
b.1. Nguyên vật liệu, thiết bị, công nghệ.
Việt Nam đang nhập khẩu nhiều thiết bị, công nghệ từ Trung Quốc.
Một số hàng hóa là nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị phụ tùng phục
vụ cho sản xuất và xuất khẩu được nhập khẩu chủ yếu từ thị trường Trung
Quốc do đây là nguồn cung cấp có giá cả cạnh tranh với số lượng lớn. Khi
đồng Nhân dân tệ phá giá, nhập khẩu nhóm hàng này tăng mạnh hơn, và
tăng khả năng nhập siêu.

Nguồn: Tổng cục Thống kê
b.2. Nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày

Việt Nam mới đáp ứng được 30% nhu cầu nguyên phụ liệu trong nước,
còn lại phải đi nhập khẩu, và chủ phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc.
Nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may từ Trung quốc năm 2015 đạt

6


3,7 tỷ USD. Các doanh nghiệp thường nhập khẩu bằng đồng đôla Mỹ nên
giá không thay đổi nhiều. Do đó, khi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ
cũng không ảnh hưởng nhiều đến ngành nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt
may, da giày.Việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ trong 2 ngày 1112/8/2015 trong ngắn hạn chưa ảnh hưởng nhiều nhưng trong dài hạn
việc phá giá đồng Nhân dân tệ sẽ khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng
nhập khẩu nguyên liệu dệt may từ Trung Quốc
Nguồn: Tổng cục Thống kê
2.2. Du lịch
Dữ liệu của Tổng cục Thống kê trong vòng 5 năm trở lại đây cho thấy,
mỗi năm lượng khách du lịch Trung Quốc tới Việt Nam đều chiếm từ 20 25% tổng lượng khách quốc tế tới nước ta. Đây cũng là nhóm du khách
tới Việt Nam đông đảo nhất.
Chẳng hạn, năm 2012, có 1,4 triệu khách Trung Quốc vào Việt Nam,
chiếm 21% tổng lượng khách Quốc tế. Tới năm 2013, con số này đã tăng
lên 1,9 triệu lượt khách, chiếm 25%.
Tỉ lệ này đã giảm dần qua các năm 2014, 2015. Tới năm 2015, chỉ có
1,7 triệu lượt khách Trung Quốc tới Việt Nam, giảm hơn 200.000 người
so với 2014.
Tuy nhiên, sang năm 2016 này, lượng khách du lịch quốc tế từ Trung
Quốc đã tăng trở lại. Tổng cục Thống kê cho biết, 6 tháng đầu năm 2016,
Việt Nam đã đón 1,2 triệu lượt du khách Trung Quốc, tăng 47% so với
cùng kỳ năm ngoái và gần bằng tổng số du khách Trung Quốc tới Việt
Nam năm 2012


7


2.3.

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Đầu tư nước ngoài.
a. Tích cực
- Đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam tăng do Trung Quốc tận dụng lợi
thế xuất khẩu giá rẻ, nhân công giá rẻ, Việt Nam tham gia các hiệp
định thương mại đưa thuế suất về 0%
=> Giảm chi phí đầu tư.
- Phần chi trả cho các nhà thầu Trung Quốc trước đó giảm do đồng tiền
Việt trở nên có giá hơn trước đó khi đặt cạnh đồng CNY.
Dẫn chứng:
Trung Quốc đứng thứ 9 với vốn đăng ký là hơn 7,9 tỷ USD năm 2014
và hơn 10,2 tỷ USD năm 2015, chiếm khoảng 3,15% tổng FDI, tăng 29
% so với 2014

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Tính lũy kế đến đầu tháng 3 năm 2016, Trung Quốc (chưa kể Đài Loan,
Hồng Kông, Ma Cao) có tổng cộng 1.346 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam
với tổng vốn đăng ký 10,4 tỷ USD. Các dự án đầu tư của Trung Quốc tập
trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 916 dự án,
tổng vốn đăng ký là 5,38 tỷ USD, chiếm 68% số dự án và 52% tổng vốn
đầu tư. Các lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa chiếm
gần 20% tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc. Còn lại là
các dự án đầu tư trong các lĩnh vực khác.
 Cho thấy Trung Quốc không ngừng đầu tư vào Việt Nam dù đồng
CNY mất giá.

b. Tiêu cực
8


- Việt Nam bị mất lợi thế trong thu hút dòng vốn chuyển dịch vào
ASEAN do:
+ Một loạt các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia,
Malaysia,… cùng giảm giá đồng nội tệ theo Trung Quốc.
+ Việt Nam có mức giảm thấp hơn.
 Các nước giảm tiền tệ ở mức thấp có lợi thế về thu hút FDI hơn.
2.4.
Tỷ giá và thị trường tài chính
a. Tỷ giá
- Ngày 12/8/2015, ngay khi Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ.
NHNN đã nâng biên độ tỉ giá từ +/- 1% lên +/-2%.
- Ngày 19/8/2015, NHNN tiếp tục điều chỉnh tỷ giá tăng thêm 1% và
tăng biên độ từ +/-2% lên +/-3%.
- Đây là những động thái của NHNN khi Trung Quốc liên tục phá giá
đồng nhân dân tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ và cán cân thương
mại.
Nguyên nhân:

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Biểu đồ trên cho ta thấy nước ta có nhập siêu từ Trung Quốc rất lớn.
Điều đó cho ta thấy khi Trung Quốc phá giá đồng tiền sẽ dẫn tới nhập khẩu
hàng Trung Quốc vào Việt Nam sẽ tăng cao và hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam đi Trung Quốc và các nước sẽ sụt giảm vì không thể cạnh tranh
với hàng giá rẻ Trung Quốc. Dẫn đến tâm lý lo ngại Việt Nam sẽ phá giá
mạnh tiền đồng.
=> Buộc NHNN phải có những động thái nhằm điều chỉnh cán cân

thương mại và ổn định tiền tệ
b. Thị trường tài chính
- Thị trường chứng khoán:

9


Tỷ giá luôn luôn biến động tỉ lệ nghịch với thị trường Chứng khoán.
Khi Trung Quốc phá giá CNY khiến cho các nhà chứng khoán mất niềm
tin vào VNĐ trong tương lai.
 Rút tài sản khỏi thị trường chứng khoán.
 Vì vậy thị chứng khoán Việt Nam chao đảo ngay sau khi Trung
Quốc phá giá đồng nhân dân tệ. Trước đó ngày 10/08/2015 thị
trường chứng khoán Việt Nam lập đỉnh cao nhất trong vòng 8 năm

qua.
Nguồn: Bizlive
- Thị trường vàng:

Nguồn: Bizlive
Thị trường vàng cũng có biến động ngay sau đó. Tuy nhiên biến động
không lớn do sự mạnh lên của đồng USD, khi cục Dự trữ liên bang Mỹ
FED ngỏ ý tăng lãi suất cơ bản, tâm lý găm dữ USD là chủ yếu.
2.5.
Ngân sách – Nợ nước ngoài
10


Theo số liệu chính thức gần đây nhất ở Bản tin nợ nước ngoài số 7 của
Bộ Tài chính, cuối năm 2010, dư nợ Chính phủ với Trung Quốc là

551,7 triệu USD, chiếm 2% tổng dư nợ Việt Nam; dư nợ của doanh
nghiệp vay Trung Quốc được Chính phủ bảo lãnh là 1,12 tỷ USD (quy đổi
theo tỷ giá cuối năm 2010). Việt Nam cũng nhận ODA và vay ưu đãi của
Trung Quốc 395,8 triệu USD tính đến hết tháng 6/2015 (số liệu đã được
quy đổi theo tỷ giá), chiếm 1% tổng vốn.
- Tích cực:
Khi mà đồng nhân dân tệ trượt giá thì Việt Nam sẽ được lợi từ khoản
vay nợ từ trước đó của Trung Quốc khi thanh toán.
- Tiêu cực:
Nếu Trung Quốc vẫn dìm giá đồng CNY thấp thì Việt Nam sẽ bị thiệt
hại khi tỉ giá VNĐ / USD thay đổi do ngân hàng nhà nước phải nới lỏng
tỉ giá để đối phó.

Nguồn: Bộ Tài chính
2.6.
Kết luận

11


 Thương mại và thị trường tài chính chịu sự tác động mạnh và rõ
rang nhất khi đồng nhân dân tệ CNY phá giá.
3.

Giải pháp ứng phó
3.1.
Toàn nền Kinh tế:
- Việt Nam cần kiên trì cơ cấu nền kinh tế, giảm sự phụ thuộc của xuất
khẩu Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.
- Các DN 100% vốn nước ngoài sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc như

dệt may, giày dép cần phải phát triển đồng bộ từ công nghiệp hỗ trợ
hoặc thay thế thị trường nhập khẩu Trung Quốc sang các thị trường
khác như Singapore, Malaysia, Canada.
3.2.
Đối với nhà nước:
- Điều chỉnh tỷ giá một cách phù hợp theo cơ chế thị trường thông qua
thị trường ngoại hối, lãi suất,…
- Hỗ trợ hoạt động xuất khẩu một cách mạnh mẽ: giảm chi phí về thủ tục
xuất nhập khẩu cả về thời gian và tiền bạc
- Hỗ trợ các DN nội địa trong việc khai thác thị trường trong nước.
- Sử dụng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ một số mặt hàng sản xuất trong
nước.
3.3.
Đối với doanh nghiệp
- Thay đổi phương thức sản xuất, tăng sử dụng NVL nội địa, thay đổi
“nhà” cung cấp.
- Cần phải nâng cao chất lượng.
- Cải thiện và phát huy năng lực cạnh tranh.
- Làm tốt ngay trên sân nhà

12


Một số nguồn tham khảo:
1. />49/ns100421174750/view
2. />3. />49/ns100421174750/view
4. />5. />6. />_campaign=boxtracking

13




×