TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
ĐỀ TÀI:
LY TRÍCH MANGIFERIN
TỪ LÁ XOÀI
(Mangifera Indica L.)
Luận Văn Tốt Nghiệp
Ngành: SƯ PHẠM HOÁ HỌC
GV hướng dẫn :
ThS.GVC Nguyễn Văn Hùng
Sinh viên: Trần Kim Tuyến
Lớp: Sư Phạm Hoá Học K 33
MSSV: 2072022
Cần Thơ, 2011
Luận văn tốt nghiệp
LỜI CÁM ƠN
Do đây là lần đầu tiên thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học nên trong quá
trình thực hiện tôi gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong 8 tháng thực hiện đề tài, tôi
đã học hỏi được nhiều điều bổ ích và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu. Để hoàn
thành tốt đề tài, ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự động viên và
giúp đỡ rất nhiều của quí thầy cô, gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Vì lí do
đó, ở trang đầu luận văn này tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy Nguyễn Văn Hùng, thạc sĩ, giảng viên chính Bộ môn H, Khoa Sư Phạm,
trường Đại Học Cần Thơ đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy một cách tận tình và tạo mọi
điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành tốt đề tài.
Thầy Nguyễn Phúc Đảm, Cô Thái Thị Tuyết Nhung, Cô Nguyễn Thị Thu Thủy,
Cô Lê Thị Lộc, Thầy Nguyễn Điền Trung và các thầy cô khác trong bộ môn Hóa đã tận
tình giúp đỡ và truyền thụ kiến thức cho tôi suốt 4 năm học để tôi hoàn thành tốt luận
văn.
Cha mẹ, gia đình đã ủng hộ, động viên cho tôi về tinh thần và vật chất trong suốt
quá trình thực đề tài.
Tập thể lớp Sư Phạm Hóa K33 đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt 4
năm học đại học
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Trang i
Luận văn tốt nghiệp
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang ii
Luận văn tốt nghiệp
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
Trang iii
Luận văn tốt nghiệp
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
Trang iv
Luận văn tốt nghiệp
ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
TỐT NGHIỆP
Trang v
Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN............................................................ ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN............................................................. iii
ĐIỂM KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP .................iv
MỤC LỤC .................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT........................................................ viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................x
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI ..................................................................................xi
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..............................................................................................1
2. MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI.................................................................2
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI................................2
3.1. Phương pháp..........................................................................................................2
3.2. Phương tiện ...........................................................................................................2
4. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI............................................................................2
NỘI DUNG
TỔNG QUAN ...............................................................................................................3
1. TỔNG QUAN VỀ CÂY XOÀI ..................................................................................3
1.1. Giới thiệu về cây xoài ..............................................................................................3
1.1.1. Mô tả ..................................................................................................................3
1.1.2. Một số loài..........................................................................................................5
1.1.3. Phân bố sinh thái ................................................................................................5
1.1.4. Cách trồng ..........................................................................................................6
1.1.5. Bộ phận dùng......................................................................................................6
1.2. Thành phần hóa học của cây xoài ............................................................................7
1.3 Tác dụng dược lý của cây xoài ...............................................................................12
1.3.1. Tác dụng trên virus ..........................................................................................12
1.3.2. Tác dụng kháng khuẩn .....................................................................................12
Trang vi
Luận văn tốt nghiệp
1.3.3. Tác dụng kháng nấm.........................................................................................12
1.3.4. Tác dụng ức chế thần kinh trung ương ................................................................12
1.3.5. Độc tính ...........................................................................................................12
1.6. Tính vị, công năng ................................................................................................13
1.7. Công dụng của xoài ..............................................................................................13
1.8. Bài thuốc có xoài ..................................................................................................13
2. TÌM HIỂU VỀ MANGIFERIN ................................................................................14
2.1 Thành phần hóa học và cấu trúc của mangiferin....................................................14
2.2 Tính chất của mangiferin ......................................................................................15
2.3 Tác dụng dược lí của mangiferin...........................................................................15
2.4 Một số công trình nghiên cứu về mangiferin.........................................................17
2.4.1 Một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam.......................................................17
2.4.2 Một số công trình nghiên cứu trên thế giới........................................................17
THỰC NGHIỆM..........................................................................................................19
1. DỤNG CỤ, HÓA CHẤT..........................................................................................19
1.1 Dụng cụ ...............................................................................................................19
1.2 Hóa chất ...............................................................................................................19
2. LY TRÍCH VÀ TINH CHẾ MANGIFERIN............................................................19
2.1 Xử lí lá xoài .........................................................................................................19
2.2 Quy trình ly trích và tinh chế mangiferin ..............................................................20
2.3 Các bước tiến hành ly trích và tinh chế mangiferin ..............................................21
2.4 Kết quả của quá trình ly trích và tinh chế mangiferin ...........................................22
3. NHẬN DANH VÀ XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG.......................................................22
3.1 Định tính mangiferin.............................................................................................29
3.1.1 Phản ứng màu đặc trưng ..................................................................................29
3.1.2 Sắc kí bản mỏng...............................................................................................30
3.2 Đo nhiệt độ nóng chảy của mangiferin tinh chế ...................................................29
3.2.1 Các bước tiến hành ..........................................................................................29
3.2.2 Kết quả ............................................................................................................29
3.3 Khảo sát cấu trúc hợp chất bằng phổ IR................................................................31
3.4 Khảo sát cấu trúc hợp chất bằng NMR..................................................................24
Trang vii
Luận văn tốt nghiệp
3.5 Xác định hàm lượng bằng HPLC ...........................................................................31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................33
PHỤ LỤC
Trang viii
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
: Tần số dao động (số sóng).
CTPT
: Công thức phân tử.
d
: doublet ( mũi đôi)
DMSO
: Dimethylsulfuroxyde.
EtOAc
: Ethyl acetat.
g
: Gam.
Glu
: Glucose.
HPLC
: High performance.
kg
: Kilogam.
KLPT
: Khối lượng phân tử.
IR
: Infrared spectrum.
MeOH
: Methanol.
mg
: miligam.
g
: microgam.
NMR
: Nuclear Magnetic Resonance (cộng hưởng từ hạt nhân)
PE
: Petroleum Ether (Ether dầu hoả).
s
: singlet (mũi đơn)
Stt
: Số thứ tự .
t
: triplet (mũi ba).
TCD50
: Tumour contron dose 50% (kiểm soát khối u liều 50%)
TLC
: Thin layer chormatography (sắc kí bản mỏng).
UV
: Ultra - violet .
Trang ix
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Hàm lượng một số chất khác trong lá xoài.
Bảng 2: Bảng các dụng cụ thí nghiệm.
Bảng 3: Bảng các hóa chất thí nghiệm.
Bảng 4: Bảng kết quả sản phẩm tinh chế.
Bảng 5: Bảng kết quả đo nhiệt độ nóng chảy.
Bảng 6: Bảng so sánh dữ liệu phổ IR .
Bảng 7: Bảng so sánh dữ liệu phổ NMR.
Trang x
Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1:
Cây xoài .
Hình 2:
Một số bộ phận của cây xoài
Hình 3:
Lá xoài khi thu hái.
Hình 4:
Bột lá xoài khô.
Hình 5:
Ngâm dầm trong ethanol 70%.
Hình 6:
Dịch chiết ethanol cô đặc
Hình 7:
Kết tinh trong ethanol – nước
Hình 8:
Dung dịch kết tinh lại.
Hình 9:
Sản phẩm sau khi kết tinh.
Hình 10: Sản phẩm thô.
Hình 11: Sản phẩm tinh chế.
Hình 12: Phản ứng màu đặc trưng.
Hình 13: Sắc kí bản mỏng với 2 thuốc hiện hình.
Hình 14: Hệ thống soxhlet.
Hình 15: Hệ thống cô quay chân không.
Hình 16: Máy xay.
Trang xi
Luận văn tốt nghiệp
TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Cây xoài (Mangifera Indica L.) thuộc họ Đào Lộn Hột (Ancardiacecae), là một
loại cây ăn quả có giá trị, được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ngoài trái xoài, các bộ
phận khác của cây xoài được nhân dân ta làm thuốc chữa các bệnh đau răng, trị giun, kiết
lỵ, tiêu chảy, xuất huyết tử cung, chảy máu ruột, trị ngoài da. Nhưng quan trọng nhất là lá
xoài được dùng làm nguyên liệu để ly trích mangiferin, một loại xanthon glycoside.
Mangiferin có tác dụng chống viêm nhiễm, chống lại sự oxi hóa, giảm nguy cơ tiểu
đường, trị các bệnh ngoài da... Tuy hàm lượng mangiferin có trong thân vỏ là lớn nhất
nhưng việc ly trích từ lá xoài mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Khảo sát thành phần hóa học cho thấy cây xoài chứa hợp chất hóa học khác nhau,
đặc biệt là polyphenolic, flavonoid, triterpenoids, các hợp chất của sterol, chính có trong
hầu hết các bộ phận của cây: nhiều nhất trong thân vỏ 5-7%, lá xoài 1-3% tuỳ chủng loại.
Phương pháp ly trích mangifein trong đề tài này sử dụng kĩ thuật chiết ngâm dầm
với dung môi ethanol 70% từ nguồn nguyên liệu ban đầu là lá xoài. Sau đó, cô lập
mangiferin từ dịch chiết và tinh chế bằng phương pháp kết tinh trong ethanol được
mangiferin thô, sau đó kết lại trong hỗn hơp ethanol - nước, rồi nhận danh sản phẩm tinh
chế được bằng phổ IR, phổ NMR, đo nhiệt độ nóng chảy. Xác định độ tinh khiết của sản
phẩm bằng HPLC.
Với phương pháp ly trích này thu được sản phẩm mangiferin. Đề tài đã ly trích
thành công mangiferin theo một quy trình đơn giản, không cần đến máy móc thiết bị có
kĩ thuật cao phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả ly trích được mangiferin
với hiệu suất tương đối cao và sản phẩm khá sạch.
Mong muốn có thể áp dụng qui trình này vào thực tiễn.
Sau đây là nội dung đề tài:
Trang xii
Luận văn tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ xa xưa, khi khoa học chưa phát triển thì con người đã biết dùng các cây cỏ có
trong tự nhiên làm thuốc chữa bệnh. Ngày nay khoa học phát triển mạnh, con người
không ngừng khám phá ra nhiều phương thuốc hay để chữa bệnh từ các bộ phận của cây
cỏ như rễ, thân, lá, hoa, quả... Không những thế, các nhà khoa học còn tìm tòi nghiên cứu
ra nhiều phương pháp mới có hiệu quả cao và chi phí thấp hơn. Có 2 cách để bào chế,
nhưng chủ yếu người ta sử dụng phương pháp ly trích.
Ở Việt Nam, từ rất lâu xoài đã được biết đến như một loại cây ăn quả có giá trị.
Quả xoài là một loại trái vùng nhiệt đới ăn rất ngon và bổ dưỡng. Xoài được trồng và
xuất khẩu ở nhiều nước trên thế giới, nó được mệnh danh là “Vua của các loại trái cây
nhiệt đới”. Không những thế xoài còn được biết đến như một cây thuốc quý. Hầu như các
bộ phận của xoài đều được dùng làm thuốc, để chữa một số bệnh như đau răng, trị giun,
kiết lỵ, tiêu chảy, xuất huyết tử cung, chảy máu ruột, trị ngoài da. Ngày nay, khoa học
phát triển nên việc nghiên cứu để ly trích các hợp chất có ích từ xoài ngày càng nhiều
hơn. Đặc biệt, dịch chiết từ lá xoài có rất nhiều chất quý hiếm và các nguyên tố vi lượng.
Trong đó phải kể đến mangiferin, một xanthon glycoside. Mangiferin có tác dụng tăng
cường tiêu hóa, lợi tiểu, chống viêm bảo vệ răng miệng, kháng khuẩn, chữa hen, hạ huyết
áp, có khả năng chống lão hóa, chữa lành các vết thương, làm giảm insulin, làm hạ đường
huyết giảm nguy cơ tiểu đường…Và đặc biệt ở Việt Nam nó là một loại dược phẩm có ý
nghĩa quan trọng trong việc điều trị các dạng bệnh về nhiễm herpes, eczema caposi, zona,
thuỷ đậu, bệnh ở miệng do virut gây ra. Các nhà khoa học Nga đã lần lượt dùng 4 dung
môi để ly trích mangiferin từ lá xoài: aceton, chloroform, n-butanol, dioxan. Tuy nhiên
phải sử dụng nhiều loại dung môi đắt tiền. Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều đề tài nghiên
cứu về việc ly trích mangiferin từ lá xoài nhưng chưa được phổ biến rộng rãi. Việc chọn
đề tài “Ly trích mangiferin từ lá xoài” với mong muốn góp phần tìm ra nhiều loại dược
phẩm có giá trị từ những cây cỏ có sẵn trong tự nhiên và tìm ra nhiều phương pháp ly
trích phù hợp với điều kiện ở Việt Nam.
Trang 1
Luận văn tốt nghiệp
2. MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Sau khi hoàn thành đề tài gồm 2 phần:
-
Phần lý thuyết:
+ Giới thiệu chung về cây xoài.
+ Giới thiệu về Mangiferin.
-
Phần thực nghiệm: Li trích và tinh chế mangiferin, nhận danh và xác định độ tinh
khiết của sản phẩm tinh chế được.
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
3.1 Phương pháp,
- Nghiên cứu lý thuyết:
+ Tìm tài liệu về: cây xoài, lá xoài, mangiferin
+ Tìm hiểu phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, các dạng phổ.
+ Tham khảo tài liệu có liên quan.
- Nghiên cứu thực nghiệm:
+ Phương pháp ly trích: ngâm dầm, soxhlet…
+ Phương pháp kết tinh phân đoạn bằng dung môi thích hợp để ly trích Mangiferin
từ lá xoài.
+ Phân tích định tính : sắc kí bản mỏng, đo nhiệt độ nóng chảy, phản ứng màu.
+ Phân tích sản phẩm tinh chế bằng IR, NMR, HPLC.
3.2 Phương tiện
- Máy vi tính.
- Internet.
- Sách, tạp chí khoa học và công nghệ, tạp chí dược học.
- Dụng cụ hóa chất trong phòng thí nghiệm.
4. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Nhận đề tài, tham khảo tài liệu từ mọi nguồn để hoàn thành đề cương chi tiết.
- Nghiên cứu phần lý thuyết, tìm phương pháp ly trích.
- Tiến hành làm thực nghiệm.
- Viết báo cáo, chỉnh sửa và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Trang 2
Luận văn tốt nghiệp
TỔNG QUAN
1. TỔNG QUAN VỀ CÂY XOÀI
1.1 Giới thiệu về cây xoài [1], [9], [10]
Hình 1: Cây xoài
- Tên khoa học: Mangifera indica L.
- Tên khác: Mãng quả, mác moang ( Tày)
- Tên nước ngoài: Mango tree, cuckoo’sjoy, spring tree, mango (Anh), arbre de mango
manguier, mangot, Mangue, manguier( Pháp), manga, mangueira (Bồ Đào Nha ), manja
( Hà Lan), mangou, mangoro (Châu phi).
- Họ: Đào lộn hột (Anacardiaceae).
1.1.1 Mô tả
- Cây: to cao 8-10 m, có thể đến 20m.
- Thân cành nhẵn, vỏ của cây già màu xám nâu, chứa một chất nhựa trong.
- Lá: mọc so le, hình bầu dục hoặc mũi mác thuôn, dài 15- 30cm, gốc tròn,đầu có mũi
nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, gân lá kết thành mạng rõ, lá non
màu hồng nhạt hay màu xanh nhạt và trở thành màu xanh đậm khi già, cuống lá dài
Trang 3
Luận văn tốt nghiệp
- Cụm hoa: mộc ở đầu cành thành chùm kép, hoa màu xanh lục, màu vàng, trắng, kem
nhạt hoặc hơi hồng đài 5 răng có lông ở mặt ngoài, tràng năm cánh loăn xoăn, nhị 5, chỉ
có 1-2 cái sinh sản, bầu thượng hình trứng nhẵn, chỉ có một noãn.
2b - Lá xoài
2a -Hoa xoài
- Quả: Có sự thay đổi lớn trong hình thức, màu sắc, kích thước và chất lượng của các
loại trái cây. Có thể là gần tròn, hình bầu dục, hình trứng thuôn tù hoặc hơi hình thận,
quả non có màu xanh, khi chín màu vàng, chứa thịt mọng nước, hạt dẹt, rắn.
2c – Quả xoài. Ảnh: I. S. E. Bally
Hình 2: Một số bộ phận của cây xoài.
- Mùa hoa: tháng 3-5.
- Mùa quả: tháng 6-8
Trang 4
Luận văn tốt nghiệp
1.1.2 Một số loài
Trên thế giới, xoài có khoảng 50 loài, ở nước ta có khoảng 11 loài.
Một số loài: Mangifera Cambodiana ( xoài Cơm), Mangifera Foatida ( xoài Hôi),
Mangifera Indica( xoài Tượng), Mangifera Mekongensis ( xoài Thanh Ca), Mangifera
Dongnaiensis ( xòai Đồng Nai), Mangifera Longipes (xoài Cuốn Dài), Mangifera
Duperreana ( xoài Lửa), Mangifera Flavan (xoài Vàng), Mangifera Altissima, Mangifera
Caesia, Mangifera Applanata, Mangifera Casturi...
1.1.3 Phân bố sinh thái
- Mùa nở hoa tự nhiên từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, có quả chín vào tháng 6 – 8.
Hiện nay, người ta có thể kích thích nở hoa quanh năm.
- Chi Mangifera L. phân bố tự nhiên từ vùng Ấn Độ - Xrilanca xuống phía Nam đến
quần đảo Solomon( Indonexia), sang phía Đông đến các nước Đông Dương và tỉnh Vân
Nam Trung Quốc.
- Việt Nam có 11 loài, trong đó cây xoài với nhiều giống khác nhau.
- Đây cũng là cây trồng nổi tiếng khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Châu Á
và Châu Mỹ.
- Ở Việt Nam, xoài được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Nam từ Khánh Hoà trở vào,
song nhiều nhất ở các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ. Vài năm gần đây, cây xoài
cũng được phát triển và trồng nhiều ở phía Bắc, nhưng là giống xoài mới đã được lai
ghép với giống xoài gốc ở các tỉnh ở phía Nam.
- Xoài là loại cây gỗ lớn, ưa sáng, ưa khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới. Nhiệt độ
thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 24-270C. Về mùa khô, nhiệt độ tăng lên
đến 36-380C cây vẫn chịu đựng được. Lượng mưa hàng năm ở các vùng có nhiều xoài từ
1500-2500mm. Xoài cũng có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở cả những vùng cận nhiệt
đới như Trung Quốc, Ấn Độ, nơi có nhiệt độ trung bình từ 20-220C. Xoài có thể sống
được trên nhiều loại đất, thóat nước nhanh và pH từ 5,5 đến 7. Cây có bộ rễ cộc phát
triển, ăn sâu tới 2,5 m. Vì thế cây chống chịu được giông bão. Xoài ra hoa quả nhiều
hàng năm, hoa thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng.
- Cây trồng ở các tỉnh phía Nam có mùa hoa quả trùng với mùa khô, vào lúc hoa nở rộ
gặp mưa hay sương mù thường ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ lệ đậu quả và năng suất của cây.
Nhiệt độ thích hợp cho quả chín từ 25-300C.
Trang 5
Luận văn tốt nghiệp
- Hạt xoài có tỉ lệ nảy mầm cao, tuy nhiên cây con mộc từ hạt thường sử dụng làm gốc
ghép chồi lấy từ những cây xoài có chất lượng quả cao.
1.1.4 Cách trồng
- Ở Việt Nam xoài được trồng tập trung ở các tỉnh phía Nam. Hiện có khoảng 50 giống
xoài đang được trồng và nghiên cứu.
- Xoài có thể nhân giống bằng hạt, chiết ghép và giâm cành. Do cây khó ra rễ nên chiết
và giâm cành ít được dùng.
- Ghép cây là phương pháp tiên tiến nhất đối với nhân giống xoài hiện nay. Gốc ghép
nên dùng các cây cùng họ mọc hoang dại ( muỗm, xoài rừng, xoài hôi …) sinh trưởng
khoẻ, đã thích nghi với điều kiện đất đai và khí hậu địa phương. Ở việt nam, cách ghép
mắt được dùng phổ biến. Mắt ghép phải lấy từ cành bánh tẻ, khoẻ, đã chuyển sang màu
xám. Trước khi lấy mắt, cần cắt bỏ phần non màu xanh hoặc phần hồng ở đầu cành, cắt
hết lá để lại cuống. Sau 2 tuần, khi mắt sưng to thì cắt cả cành bóc lấy mắt ghép .
- Ở miền Bắc, có thể ghép vào mùa Xuân hoặc mùa Thu. Ở miền Nam, ghép vào cuối
mùa mưa, trên gốc ghép 18-24 tháng tuổi . Vị trí ghép cách mặt đất 22-23cm. Cây ghép
xong phải chăm sóc trong vườn ươm từ 6 tháng đến 1 năm rồi mới đánh ra trồng.
- Xoài có thể trồng trên nhiều loài đất, chịu hạn tốt và cũng chịu được úng nhẹ. Nhưng
để xoài ra hoa kết quả thuận lợi, cần chọn nơi có một mùa khô, ấm. Khi trồng, đào hố
kích thước 80-90 cm, cách nhau 10-14 m, mỗi hố bón lót 20-30kg phân chuồng, 2kg supe
lân, 1 kg kali. Trồng xong phải tưới nước đầy đủ, phủ gốc che nắng trong vài tháng đầu.
Có thể trồng xen chuối, đu đủ, rau đậu khi cây còn nhỏ.
1.1.5 Bộ phận dùng
- Quả, hạt, lá và thân vỏ cây xoài.
- Lá được phơi khô hay sấy, người ta chọn lá đã già.Nhiều công trình nghiên cứu cho
ta thấy ở giai đoạn sau thu hái vài tháng, vào khoảng tháng 10 đến tháng 12, lá xoài chứa
hàm lượng Mangiferin cao nhất. Lúc này cũng phù hợp với mùa thu hoạch lá. Vì để bảo
vệ quả, trong mùa thu hoạch quả người ta không thu hái lá.
- Quả xoài chín vào mùa hè. Cần xác định đúng độ chín và căn cứ yêu cầu sử dụng để
thu hái. Nên chọn những ngày nắng ráo, hái quả vào lúc trời râm mát, có thể bảo quản
lạnh hoặc xử lí với NaB4O7( 2-4%). Trung bình một cây cho 100-200 kg quả /năm. Cây
tốt có thể đạt 500 kg quả /năm.
Trang 6
Luận văn tốt nghiệp
1.2 Thành phần hóa học của cây xoài [1], [11] , [13]
- Xoài chứa nhiều hợp chất hóa học khác nhau đặc biệt là polyphenolic, flavonoid,
triterpenoids. Trong đó, mangiferin một xanthon glycoside là thành phần chính có trong
hầu hết các bộ phận của cây nhiều nhất trong thân vỏ 5-7%, lá 1-3% tuỳ chủng loại.
- Lá xoài: chứa mangiferin, taraxarol, friedelin, tannin, lupeol - - sitosterol,
isomangiferin, homomangiferin, acid gallic , kaempferol, estragol, 3 – glucoside
astrageline, quercetin, isoquercetin.
CH3
H3C
CH3
CH3
CH3
H
CH3
H
H
H
CH3
CH3
CH3
HO
H3C CHH
3
O
CH3
CH3
CH3
CH3
Taxarol
Fridelin
R1
HO
O
R2
R3
HO
OH
O
Mangiferin: R1= H, R2 = OH , R3= C-Glu
Isomagiferin: R1= C-Glu, R2 = OH, R3= H
Homomangiferin: R1= H, R2 = OCH3, R3 = OGlu.
OH
COOH
HO
HO
O
OH
OH
OH
Acid gallic
OH
O
Kaempferol
Trang 7
Luận văn tốt nghiệp
OH
OH
OH
HO
O
OH
H2C CH CH2
OH
Estragol
O
Quercetin
OH
OH
O
HO
HO
O
OH
O
OH
O
O
OH
O
CH2OH
OH
CH2OH
O
OH
OH
O
OH
OH
OH
Isoquercetin
Bảng 1: Hàm lượng một số chất khác trong lá xoài:
Astragalin
Thành phần
Hàm lượng
H2O
78,2%
Protein
3%
Chất béo
0,4%
Cacbonhydrat 16,5%
Sợi
1,6%
Tro
19%
Calci
29mg%
Phosphor
72mg%
Fe
6,2mg%
Caroten
1.490IU
Thiamin
0,04mg%
Riboflavin
0,06mg%
Niacin
2,2mg%
Acid ascorbic
5,3mg%
- Vỏ thân cây: chứa các chất mangiferin, homomangiferin, cycloartenol, cycloart - 24 –
ene – 3 - - 26 – diol, dammarendiol, 3 - cetodammar24 – E – ene 20S - 26 diol, α
amyrin , acid mangiferolic , 14 - methaethyl mangiferoli ,
friedelin, friedelan – 3- - ol, acid ellagic , acid protocatechuic .
Trang 8
acid ambolic , acid
Luận văn tốt nghiệp
CH3
CH3
CH3
CH3
CH3
H
CH3
H
CH3
COOH
CH3
CH3
HO
HO
CH3
CH3
CH3
Cycloartenol
CH3
Acid mangiferolic
CH3
CH3
HO
CH3
CH2OH
CH3
CH3
CH3
CH3
CH2OH
CH3
CH3
HO
O
CH3
CH3
CH3
Cycloart - 24 – ene – 3 - - 26 – diol
CH3
3 – cetodammar - 24 –E – ene - 20 - S - 26 diol
O
HO
O
COOH
HO
OH
OH
O
OH
OH
O
Acid ellagic
Acid protocatechuic
HO
H
CH3
CH3
HO
CH3
CH3
CH3
CH3
CH3
CH3
H
Dammerenediol
Trang 9
Luận văn tốt nghiệp
- Hoa xoài khô chứ 15% tanin, ( acid galotanic ), acid galic, chủ yếu chứa tinh dầu
gồm 2 octen, α, pinen, α phelandren limonen, dipenten, nerol, geraniol, nerylk acetat,
citronela, mangiferol và sesquiterpen ceton.
HO
OH
HO
OH
OH O
OH
HO
O
OH
O
O
O
OH
O
O
HO
O
OH
O
O
O
O
O
HO
O
HO
O
O
O
OH
O
OH
HO
O HO
OH
O
HO
HO
OH
OH
O
HO
HO
OH
Tannin
- Quả xoài chứa các acid như mangiferonic, isomangiferolic, acid ambonic và acid
ambonic, các acid polyphenol: m.digalic, ellagic, quercetin; isoquercetin, mangiferin,
violaxanthin, các đường glucose, galactose và rhamnose; các vitamin B1, B2 và C, caroten. Quả chưa chín có cis ocimen, myrcen, glucan, arabinan và galacturonan.
H3C
CH3
H3C
CH3
COOH
CH3
CH3
O
CH3
CH3
Acid mangiferonic
CH3
COOH
CH3
HO
CH3
CH3
Acid isomangiferolic
Trang 10
Luận văn tốt nghiệp
H3C
CH3
H3C
CH3
CH2
CH3
COOH
COOH
CH3
O
CH3
CH3
HO
CH3
CH3
CH2
CH3
Acid ambonic
CH3
Acid ambolic
- Thành phần bay hơi gồm α pinen; 3 caren; limonen, -terpineol, α-humulen, selinen phellandrene, myrcene, caryophylen linalool, α-terpineol, terpinel – 1 – ol;
isolongifolen,
eremorphilen,
bicyclogermacren,
acetophenol
dimethystyren,
phenylethanol, ethyl laurat, ethyl 3 - -hydroxybutyrat và n-butyl acetat.
- Hạt xoài có chứa chất béo gồm acid myristic, phosphotidic, phosphatidylinositol;
phosphatidyl glycerol, phosphatidyl ethanol amin, mesoinositol và mangiferol,acid
mangiferic, - glucogallin, gallotannin.
HO
O
OH
HO
OH
HO
OH
HO
COO
CH2CH2CH COOH
O
CH2OH
OH
HO
- glucogallin
Acid mangiferic
CH2OR
O OR
OR
OH
O
Với R=
HO
HO
HO
HO
COO
OR
OR
HO
CO
Gallo tannin
- Các hợp chất manglesisterol, acid mangfarnasoic, mangecoumarin, cùng với n –
tetracosan, n - triacontan, mangiferolic acid methyl ester cũng được phân lập từ vỏ quả
xoài.
Trang 11
Luận văn tốt nghiệp
1.3 Tác dụng dược lý của cây xoài [1]
1.3.1 Tác dụng trên virus
- Virus cúm: Cao chiết từ lá xoài, nồng độ 0,1-1g / ml. Nuôi cấy virus cúm trong phôi
gà. Lấy 0,2 ml dịch cao đã pha cho vào phôi gà, có tác dụng ức chế sự tác dụng của virus.
1.3.2 Tác dụng kháng khuẩn
- Cao lá xoài chiết cồn cũng có tác dụng kháng khuẩn, nồng độ tối thiểu ức chế( MIC)
Staphylococcus aureus là 6,25 mg/ml, Escherichia coli là 50mg/ml và Bacillus
pyocyaneus là 100mg/ml.
1.3.3 Tác dụng kháng nấm
- Dùng nhân hạt xoài chiết cao cồn (a), phân đoạn eter ethylic (b), ethyl acetat (c) có
tác dụng ức chế sự phát triển của 2 nấm Candida lunata
và Trychophyton
mentagophytes.
1.3.4 Tác dụng ức chế thần kinh trung ương
- Pha mangiferin thành dung dịch treo trong gôm arabic 2% Tiêm trong màng bụng
cho chuột cống trắng hoặc chuột nhắt trắng liều 50, 100, 200mg/kg chất. Kết quả thấy
chuột giảm hoạt động tự nhiên, gây ra trạng thái yên tĩnh và nhắm mắt, chứng tỏ thuốc có
tác dụng ức chế dây thần kinh trung ương.
1.3.5 Độc tính
- Cho chuột cống trắng uống liều 500mg cao khô cồn chiết cho 1 kg thể trọng( gấp 10
lần liều có tác dụng chống viêm, chuột vẫn không có biểu hiện độc.
- Lá xoài trâu bò ăn được nhưng có độc nếu ăn lâu ngày sẽ ngộ độc và sẽ chết.
- Cuống quả xoài còn xanh là tác nhân gây dị ứng, nếu tiếp xúc có thể gây viêm da.
1.4 Tính vị công năng [1]
Quả vỏ, lá xoài có vị chua ngọt, tính mát, còn hạch quả có vị chua chát tính bình. Thịt
quả có tác dụng thanh nhiệt, tiêu trệ, ích vị, chỉ thổ giải khát lợi niệu. Hạch quả có tác
dụng chỉ khí kiện vị. Xoài là một trái cây bổ dưỡng cao chứa carbohydrate, protein, chất
béo, khóang chất và vitamin, đặc biệt là vitamin A (beta carotene), B1, B2 và vitamin C
(acid ascorbic ). Khi quả chín, nồng độ vitamin C giảm và glucose, fructose, và tăng
nồng độ đường sucrose. Lá có tác dụng chỉ dương hành khí, sơ trệ lợi tiểu. Vỏ thân có tác
dụng tu liễm sát trùng . Nhựa từ vỏ thân rỉ ra, màu đen không mùi, vị chát đắng hơi cay,
cũng có tác dụng như vỏ.
Trang 12