Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.76 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Thi hành án dân sự là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước trong việc
đưa các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền ra thi hành trên thực tế nhằm khôi
phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm hại. Tuy nhiên, không phải bản
án, quyết định có hiệu lực nào của cơ quan có thẩm quyền cũng có thể được tổ chức thi
hành một cách thuận lợi, khi đó thì các biện pháp cưỡng chế THA dân sự được sử dụng.
Có nhiều biện pháp cưỡng chế THA khác nhau, trong đó biện pháp khấu trừ tiền trong tài
khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải THA thường được ưu tiên áp
dụng khi người phải THA có nghĩ vụ trả tiền theo bản án, quyết định của tòa án. Những
vấn đề cơ bản của biện pháp này sẽ được làm rõ thông qua đề bài số 7 “Biện pháp khấu
trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án ”
với những nội dung sau đây:

NỘI DUNG
I.

Khái quát về các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự
Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 không định nghĩa biện pháp

cưỡng chế THA dân sự nhưng khoản 2 Điều 9 có quy định: “người phải thi hành án có
điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy
định của Luật này”
“Cưỡng chế thi hành án dân sự là biện pháp bắt buộc theo quy định của pháp luật thi
hành án dân sự do Chấp hành viên quyết định theo thẩm quyền nhằm buộc đương sự
(người phải thi hành án) phải thực hiện những hành vi hoặc nghĩa vụ về tài sản theo bản
án, quyết định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều
kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành trong thời hạn do Chấp hành viên ấn định,
hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án tẩu tán, huỷ hoại tài sản.”1

1 Mục 2.8, Tài liệu tập huấn triển khai các quy định mới của luật sửa đổi, bổ sung luật thi hành án dân sự, các văn
bản hướng dẫn thi hành và kỹ năng rà soát, chỉ đạo, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự


ngày 29.11.2015

Nguyễn Thuận Dương
MSSV: 380439

1


Theo điều 71 Luật Thi hành án dân sự thì người có thẩm quyền thi hành án chỉ có
thể tiến hành 6 biện pháp cưỡng chế sau đây:
- Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải THA;
- Trừ vào thu nhập của người phải THA;
- Kê biên, xử lý tài sản của người phải THA, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ;
- Khai thác tài sản của người phải THA;
- Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ;
- Buộc người phải THA thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định”
II.

Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của
người phải thi hành án.

1. Điều kiện áp dụng
Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người
phải THA là một trong các BPCC THA dân sự, được quy định tại các điều Điều 71, 76 và
từ Điều 79 đến Điều 83 luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 được áp dụng
trong trường hợp người phải THA phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định
mà người phải THA có đang có tiền trong tài khoản hoặc đang sở hữu giấy tờ có giá.
Nếu người phải THA phải thi hành nghĩa vụ trả tiền, mà họ đang giữ tiền, giấy tờ có
giá hoặc gửi tại kho bạc, tổ chức tín dụng thì BPCC này sẽ là biện pháp đầu tiên được áp
dụng bởi vì nếu thực hiện được thì sẽ rất có hiệu quả trong việc đảm bảo quyền lợi của

người được THA. Các biện pháp khác chỉ được thực hiện khi không thể thực hiện biện
pháp này.
Cụ thể, biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của
người phải THA được thực hiện khi:
-

Theo bản án, quyết định của tòa án thì người phải THA phải thi hành nghĩa vụ trả
tiền.

Nguyễn Thuận Dương
MSSV: 380439

2


Bản án, quyết định dân sự của toàn án có thể bắt các bên thi hành nhiều loại nghĩa vụ
dân sự khác nhau: trả lại tài sản chiếm hữu bất hợp pháp, áp dụng các biện pháp để phục
hồi xin lỗi, cải chính công khai,… Nghĩa vụ trả tiền trong THA dân sự thường xuất phát từ
việc thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng, thừa kế tài sản, bồi thường thiệt hại,…
-

Có căn cứ để xác định người phải THA có tài khoản, có tiền hoặc giấy tờ có giá để thi
hành.
Để thi hành biện pháp pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có

giá thì bản thân người phải THA phải có tiền gửi tại ngân hàng, kho bạc , tổ chức tín dụng
hoặc tiền mà chính họ đang giữ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh hằng ngày và tiền, tiền
do người thứ ba đang giữ, các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu,…
-


Hết thời hạn tự nguyện đã được chấp hành viên ấn định nhưng người phải THA
không tự nguyện thi hành hoặc chưa hết thời gian tự nguyện nhưng cần ngăn chặn
người phải THA có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc THA.
2. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử
lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
a. Khấu trừ tiền trong tài khoản để thi hành án
Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 quy định:

“Điều 76. Khấu trừ tiền trong tài khoản
1. Chấp hành viên ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải THA. Số
tiền khấu trừ không được vượt quá nghĩa vụ thi hành án và chi phí cưỡng chế.
2. Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi
hành án, cơ quan, tổ chức đang quản lý tài khoản phải khấu trừ tiền để chuyển vào tài
khoản của cơ quan thi hành án dân sự hoặc chuyển cho người được thi hành án theo
quyết định khấu trừ.”
Trước khi ra quyết định cưỡng chế, chấp hành viên cần xác định số tiền của người phải
THA trong tài khoản ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng trên cơ sở các tài liệu
do người được THA cung cấp. Theo yêu cầu của người được THA hoặc trong trường hợp

Nguyễn Thuận Dương
MSSV: 380439

3


cần kiểm tra lại thì cơ quan THA dân sự yêu cầu nơi người phải THA có tài khoản cung
cấp các thông tin về tiền trong tài khoản của người đó.
Theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 62/2015/NĐ-CP thì với trường hợp đối tượng bị
cưỡng chế có mở tài khoản tiền gửi tại nhiều Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác
nhau thì Chấp hành viên căn cứ số dư tài khoản để quyết định áp dụng biện pháp cưỡng

chế khấu trừ tiền trong tài khoản đối với một hoặc nhiều tài khoản để đảm bảo thu đủ tiền
phải THA và chi phí cưỡng chế THA, nếu có. Mức khấu trừ tương ứng với nghĩa vụ của
người phải THA, số tiền khấu trừ không vượt quá nghĩa vụ THA và chi phí cưỡng chế
THA.
Sau khi ra quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải THA thì
chấp hành viên gửi ngay quyết định đó cho ngân hàng, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng
đang giữ tiền của người phải THA và yêu cầu thủ trưởng cơ quan, tổ chức này thực hiện
quyết định. Sau khi nhận được quyết định cưỡng chế THA, thủ trưởng các cơ quan, tổ
chức này phải tiến hành khấu trừ ngay tiền gửi, tài khoản của người phải THA và chuyển
vào tài khoản cơ quan THA hoặc người được THA.
b. Thu hồi, xử lý tiền và giấy tờ có giá của người phải thi hành án
-

Người phải THA đang trực tiếp giữ tiền và giấy tờ có giá:
Theo Điều 79 Luật thi hành án dân sự thì trường hợp người phải THA có thu nhập từ

hoạt động kinh doanh thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh
của người đó để THA. Khi thu tiền, Chấp hành viên phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt
động kinh doanh và sinh hoạt của người phải THA và gia đình.
Ngoài ra theo Điều 80, trường hợp phát hiện người phải THA đang giữ số tiền mà có
căn cứ xác định khoản tiền đó là của người THA thì chấp hành viên ra quyết định thu tiền
tương ứng với nghĩa vụ THa của họ để THA. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền và cấp
biên lai cho người phải THA.
Nếu phát hiện người đang phải THA đang giữ giấy tờ có giá thì chấp hành viên ra
quyết định thu giữ giấy tờ có giá đó để THA. Trường hợp người phải THA không giao
giấy tờ có giá thì chấp hành viên yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển giao giá
trị của giấy tờ có giá đó để thi hành.
Nguyễn Thuận Dương
MSSV: 380439


4


-

Người phải THA có tiền, giấy tờ có giá nhưng đang do người thứ ba giữ.
Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải THA thì Chấp hành

viên ra quyết định thu khoản tiền đó để THA. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải
THA có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp hành viên để THA. Chấp hành viên lập biên bản
thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải THA.
Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của
người làm chứng.
Trường hợp phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân đang giữ giấy tờ có giá của người
phải THA thì chấp hành viên ra quyết định thu giữ giấy tờ đó để THA. Cơ quan, tổ chức
đó phải chuyển giao giấy tờ đó cho cơ quan THA dân sự. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá
nhân giữ giấy tờ có giá không giao giấy tờ cho cơ quan THA dân sự thì chấp hành viên
yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chuyển giao giá trị của giấy tờ đó để THA.
III.

Những tồn tại trong việc áp dụng biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu

hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án và giải pháp khắc phục
1. Bất cập trong việc áp dụng biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi,
xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án
Nội dung về biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá
của người phải THA trong Luật thi hành án dân sự 2008 sau khi được sửa đổi bổ sung
2014 không hề thay đổi dù cho có nhiều vấn đề bất cập đã tồn tại từ lâu:
a. Khấu trừ tiền trong tài khoản
-


Sự hợp tác từ ngân hàng, kho bạc, tổ chức tín dụng nơi người phải THA có tài khoản
Việc thu thập thông tin về tài khoản của người phải THA do người có thẩm quyền

THA tiến hành xác minh gặp nhiều khó khăn do vướng phải các quy định về bảo mật
thông tin khách hàng của các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Các tổ chức tín dụng sẽ viện
dẫn quy định tại Điều 14 Luật các Tổ chức tín dụng 2010 để từ chối cung cấp thông tin về
tài khoản của người phải THA. Do đó, các tổ chức tín dụng, ngân hàng lấy lý do đó không
hợp tác trong việc cung cấp thông tin cho người được THA. Sau khi đã thu thập thông tin
về tài khoản của người THA thì các ngân hàng lại viện lý do số tiền lớn, phải xin ý kiến

Nguyễn Thuận Dương
MSSV: 380439

5


của hội sở hoặc viện lý do bảo vệ khách hàng nên trì hoãn việc 18 THA, khiến vụ việc kéo
dài dẫn đến người được THA bức xúc, khiếu nại cơ quan thi hành nhiều lần.
Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức này thường trì hoãn việc thực hiện khấu trừ tài khoản
nhằm tạo điều kiện cho khách hàng chuyển tiền ra khỏi tài khoản nhằm giữ uy tín với
khách hàng.
-

Mức khấu trừ tài khoản
Đối với biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, luật THA chỉ quy định việc khấu trừ

phải tương ứng với phần nghĩa vụ và không được vượt quá mà không quy định về trường
hợp phải để lại một khoản hợp lý để phục vụ cuộc sống tối thiểu của người phải THA và
gia đình họ như việc khấu trừ thu nhập và thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người

THA. Quy định như vậy bởi lẽ việc khấu trừ tài khoản chỉ thực hiện một lần, trong khi
việc trừ vào thu nhập và thu tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra theo chu kỳ
hàng ngày, tuần, tháng, quý hoặc năm. Việc khấu trừ nhiều nhất có thể trong phạm vi
nghĩa vụ phải thi hành nhằm đảm bảo tốt nhất quyền của nười được THA.
Tuy nhiên nếu người phải THA không có bất cứ khoản thu nhập nào khác để đảm bảo
cuộc sống gia đình thì cần để lại cho họ một khoản tiền để đảm bảo cuộc sống tối thiểu
của người phải THA và người họ phải nuôi dưỡng, cấp dưỡng. Việc quy định thêm trường
hợp này là hoàn toàn cần thiết.
b. Thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án
-

Giấy tờ có giá
• Xác minh giấy tờ có giá
Trong việc xác minh tiền, giấy tờ có giá đang do người phải THA hoặc người thứ ba

giữ, Chấp hành viên gặp nhiều khó khăn khi xác minh bởi phải xác định được giấy tờ có
giá là loại gì, giá trị bao nhiêu, nguồn gốc của tài sản….trong khi rất khó để biết được các
thông tin về loại giấy tờ có giá, cơ quan quản lý giấy tờ có giá, công ty ban hành cổ phiếu,
trái phiếu…đặc biệt là hiện nay có hàng trăm công ty phát hành và niêm yết chứng khoán
trên thị trường . Bên cạnh đó còn các khó khăn khác như việc phối hợp cung cấp thông tin
của các cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan quản lý tài sản là giấy tờ có giá…đối với
chấp hành viên vẫn còn hạn chế, chưa kịp thời và hiệu quả.
Nguyễn Thuận Dương
MSSV: 380439

6


• Việc bán giấy tờ có giá
Theo điều 83 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về bán giấy

tờ có giá: “Việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Nhưng thực tế thì hiện nay chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể việc bán giấy
tờ có giá để đảm bảo THA, tại Nghị định 62/2015/NĐ-CP cũng không có quy định về vấn
đề này. Do vậy cần quy định cụ thể việc bán giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định
của pháp luật về bán đấu giá tài sản hay văn bản pháp luật chuyên ngành nào để thực hiện
cho đúng.
-

Thu hồi tiền của người phải THA
• Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
Trường hợp người phải THA có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thì người có thẩm

quyền THA ra quyết định thu tiền từ hoạt động kinh doanh, người có thẩm quyền THA
phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người phải THA và
gia đình.
Người có thẩm quyền THA ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm xác minh thông tin
về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế. Mà thu
nhập từ hoạt động kinh doanh của người phải THA rất khó xác minh vì tài sản, thu nhập
của người khác thuộc bí mật thông tin và được pháp luật bảo vệ. Người có thẩm quyền
THA muốn xác minh phải nhờ cơ quan có thẩm quyền. Chưa kể, người phải THA từ chối
cung cấp thông tin cho người được THA, người có thẩm quyền THA hoặc cố tình cung
cấp sai, thì chưa có cơ chế xử lý. Trên thực tế, đa phần đương sự cố tình che giấu nên việc
thi hành biện pháp thu tiền từ hoạt động kinh doanh là rất khó khăn. Hiệu quả của biện
pháp này phụ thuộc rất nhiều vào ý thức pháp luật của người phải THA và sự phối hợp
của nhiều cơ quan chức năng.
• Thu tiền của người phải THA đang do người thứ ba giữ:
Trường hợp phát hiện người thứ ba đang nắm giữ tiền của người phải THA thì chấp hành
viên ra quyết định thu khoản tiền đó để THA. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải
THA có nghĩa vụ giao nộp cho chấp hành viên để THA. Tuy nhiên, các giao dịch dân sự


Nguyễn Thuận Dương
MSSV: 380439

7


của cá nhân thì rất đa dạng, phong phú và khó kiểm soát. Việc phát hiện khoản tiền của
người phải THA đang do người khác nữa là cực kỳ khó khăn.
2. Giải pháp khắc phục
a. Khấu trừ tiền trong tài khoản
Để việc áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền trong tài khoản đạt được hiệu
quả cần kịp thời phong tỏa tài khoản của người phải THA và pháp luật cần có những
quy định cụ thể và tăng cường, nâng cao biện pháp xử lý đối với các cơ quan, tổ chức
không chấp hành biện pháp phong toản tài khoản đã đưa ra.
Bổ sung thêm định mức khấu trừ tài khoản khi người phải THA không còn bất kỳ
nguồn thu nhập nào khác để duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình.
b. Thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án
Biện pháp cưỡng chế khấu trừ trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá
của người phải THA liên quan đến cơ quan, tổ chức quản lý tài khoản và tài sản là tiền,
các loại giấy tờ có giá của người phải THA do đó quan hệ phối kết hợp giữa cơ quan
THA với các cơ quan quản lý các tài sản nói trên là rất quan trọng. Bên cạnh đó cũng
cần quy định các chế tài cụ thể và đủ mạnh về việc phối hợp giữa các cơ quan hữu
quan có trách nhiệm cung cấp thông tin cũng như phối hợp với cơ quan THA trong
hoạt động THA
Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xây dựng và ban hành thêm các văn bản hướng
dẫn chi tiết một số điều của Luật Thi hành án dân sự về biện pháp khấu trừ tiền trong
tài khoản, thu hồi, xử lý giấy tờ có giá của người phải THA, đặc biệt là quy định về
bán các loại giấy tờ có giá để triển khai áp dụng trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Biện pháp khấu trừ tiền trong tài khoản, thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người
phải THA là biện pháp cưỡng chế THA mà nếu thực hiện hiệu quả sẽ rất có lợi trong
việc đảm bảo quyền và lợi ích của người được THA. Bản thân việc áp dụng các biện
pháp THA rất phức tạp và có ý nghĩa rất to lớn đối với ngành THA. cần có những biện
Nguyễn Thuận Dương
MSSV: 380439

8


pháp nhằm hạn chế và giải quyết những bất cập đang còn tồn tại trên thực tế khi thực
hiện các quy định của pháp luật của vấn đề này.

Nguyễn Thuận Dương
MSSV: 380439

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.
5.

Giáo trình Luật thi hành án dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà
Nội, NXB Công an nhân dân, 2011.
Luật các Tổ chức tín dụng 2010

Luật Thi hành án dân sự Việt Nam 2008, sửa đổi bổ sung 2014.
Nghị định 62/2015/NĐ-CP
Tài liệu tập huấn triển khai các quy định mới của luật sửa đổi, bổ sung
luật thi hành án dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành và kỹ năng rà
soát, chỉ đạo, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân
sự ngày 29.11.2015

*Tài liệu tham khảo internet*
1.
2.

/>%C3%A1p-c%C6%B0%E1%BB%A1ng-ch%E1%BA%BF-thi-h
%C3%A0nh-%C3%A1n-d%C3%A2n-s%E1%BB%B1.pdf
/>spx?itemid=782

Nguyễn Thuận Dương
MSSV: 380439

10


MỤC LỤC

CÁC TỪ VIẾT TẮT
BPCC
THA

Nguyễn Thuận Dương
MSSV: 380439


: Biện pháp cưỡng chế
: Thi hành án

11



×