Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Những bài học xương máu dành cho người mới đi làm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.04 KB, 12 trang )

Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp

Tâm lý lo lắng, lo sợ, hồi hộp khi mới bắt đầu đi làm là
chuyện thường gặp ở nhiều bạn trẻ khi vừa rời môi trường
giáo dục để bước vào môi trường công việc. Tại sao lại như
vậy ?
Có nhiều người nghĩ đi làm chỉ cần áp dụng kiến thức
được học và làm tốt công việc chuyên môn của bản thân
mình. Nhưng đi làm cần bạn có các kỹ năng khác để đáp ứng
được công việc chứ không chỉ ở lĩnh vực chuyên môn. Vậy
khi mới đi làm làm cần có những kỹ năng gì?
Dưới đây là nhừng kỹ năng cần thiết để giúp bạn tự tin
hơn khi tiếp xúc với công việc thực tế, giúp bạn có thể dễ
dàng vượt qua những thử thách ban đầu để có thể đứng
vững và thành công,

Nó được gọi là “kỹ năng mềm”
Xin chia sẻ cùng các bạn

I Những quy tắc vàng cho “lính mới”
Bạn đã có một ngày đầu tiên đi làm đầy hứng khởi và nhiều niềm vui với một môi trường mới? Điều này
thật tuyệt với. Tuy nhiên, những ngày làm việc tiếp theo mới có nhiều vấn đề phát sinh. Vì vậy, trong phần 2 này,
tôi sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn những việc cần làm của một lính mới.
1. Phải thuộc hết tên của mọi người trong phòng
Đây là điều bắt buộc trong vòng từ 1-2 tuần đầu tiên. Trong cuốn sách Đắc nhân tâm cũng nói, cái tên là
thứ âm thanh êm ái nhất mà mọi người đều muốn nghe. Nếu có thể, bạn cũng nên tìm hiểu một số biệt danh mà
mọi người trong phòng đặt cho họ mà họ thích.
Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng thực sự không dễ dàng, phòng bạn chia thành các bộ phận
nhỏ, đôi khi bạn chỉ được tương tác với những người trong bộ phận của mình chứ không được tương tác nhiều với
các bộ phận khác, vì vậy cũng không có cơ hội để nhớ tên mọi người. Trong những hoàn cảnh này, như phần 1 tôi
đã chia sẻ, bạn nên có 1 bản “sơ đồ phòng” ghi rõ vị trí chỗ ngồi và tên của từng người để tiện theo dõi và gọi tên


đúng lúc.


2. Tìm cho mình một “sư phụ”
Đối với nhân viên mới, thông thường, trưởng phòng sẽ yêu cầu một nhân viên cũ giàu kinh nghiệm để
“cầm tay chỉ việc” cho bạn trong thời gian đầu (khoảng 2 tháng thử việc). Nhưng không phải người nào làm được
việc cũng có thể chỉ dạy tốt công việc cho các bạn được đâu.
Một người bạn của tôi khi trúng tuyển vào Hội sở chính của một ngân hàng quốc doanh lớn đã chia sẻ
rằng khi anh huấn luyện (đồng thời là trưởng bộ phận) giải thích các công việc cho bạn ấy, anh ấy nói rất nhanh
và đôi khi cảm giác như anh ấy giảng giải để bạn không hiểu được gì. Trong quá trình làm việc, mỗi khi có vấn đề
vướng mắc ra hỏi anh ấy thì anh ấy tỏ ra khá cáu kỉnh và không hợp tác và lúc nào cũng lặp lại câu trả lời là cái
này anh vừa hướng dẫn cho em hôm qua rồi còn gì hoặc em tự tìm hiểu đi nhé.
Bạn tôi cũng thấy rất bức xúc nhưng cũng không dám phản ánh lại với ai, đặc biệt là không bao giờ dám
nói điều này với trưởng phòng. May mắn cho bạn ấy, có một chị vào trước bạn ấy 4 tháng và cũng được chính anh
này huấn luyện. Chị ấy cũng tâm sự rằng, ngày trước anh ấy cũng giải thích với chị như vậy đấy, cái gì cũng nói
nhanh như tên lửa, không để cho ai ngộ ra điều gì cả, hỏi cái gì cũng tỏ ra thái độ không hợp tác. Và sau đó, chị
ấy đã chia sẻ lại cho bạn tôi rất nhiều điều mà chính kinh nghiệm của chị ấy đúc rút được. Theo lời bạn tôi thì nói
chuyện với chị ấy 30 phút bằng học anh kia 1 tuần.
Sau khi làm nhiều năm ở đó, bạn tôi mới biết rằng anh ấy là một người không hợp tác với tất cả mọi
người trong phòng, lúc nào cũng muốn giấu nghề để “giữ ghế” trưởng bộ phận của mình.
Qua câu chuyện của bạn tôi, tôi có một số khuyên các bạn như sau:
$1-

Nên tìm cho mình một “sư phụ” thực chất. Người này sẽ hướng dẫn cho bạn bằng chính các kinh nghiệm của
họ đã từng trải qua chứ không phải giở quy trình ra để đọc cho bạn nghe.

$1-

Nếu có thể, tìm một nhân viên mới vào trước mình, hỏi họ về kinh nghiệm của họ ở nơi đây. Thông thường thì
những người mới đến rất hay đồng cảm và chia sẻ được với nhau.


$1-

Đối với những người có thái độ không muốn hợp tác, bạn nên cư xử đúng mực, đừng bảo giờ để cho người ấy
biết là bạn đang đi “học thêm” ở một “sư phụ khác”. Cứ âm thầm xử lý, học tập dần dần ở cả 2 người thày đó.
3. Học chiêu thức trước khi học tâm pháp.
Chiêu thức ở đây được hiểu là các thao tác khi làm việc, còn tâm pháp là bản chất vấn đề đằng sau
những chiêu thức đấy. Nói có vẻ trừu tượng nhưng khi đi làm, tiếp xúc với các hệ thống mới, đôi khi những người
cũ thường chỉ nói cho bạn về các thao tác làm việc và thao tác sử dụng hệ thống đó là như thế nào. Còn việc tại
sao lại phải làm như vậy thì hầu như bạn không bao giờ được dạy một cách trực tiếp.
Ngày tôi mới đi làm ngân hàng, anh hướng dẫn chỉ dạy tôi cách thức đăng nhập vào hệ thống làm việc,
bấm nút confirm, reject ở đâu, copy cái nào vào chỗ nào, đến chỗ này cần phải làm gì và cuối cùng mình được kết
quả như thế nào. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng tôi có thể nhớ được hết các thao tác anh ấy chỉ dạy, nhưng thực sự khi để
chính tôi làm thật, tôi cảm thấy luống cuống và rất dễ nhầm lẫn, rất hay phải hỏi lại là đến bước này thì làm cái gì.
Sau đó, tôi mới ghi chép lại thật cẩn thận các bước làm từ bước đầu tiên làm gì, các bước tiếp theo làm gì, bấm
vào nút nào,... và tôi cũng không hiểu được bản chất đằng sau của các công việc đó là gì. Tôi chỉ biết rằng kết quả
của một chuỗi các thao tác tôi làm ra được kết quả giống như của anh ấy là được. Sau một thời gian (chỉ khoảng 2
tuần), tôi đã thành thạo tất cả các bước làm mà không cần nhìn lại cuốn sổ ghi chép của mình mỗi khi làm việc đó
nữa và luôn hoàn thành được công việc của anh ấy giao cho.
Sau khi thành thạo các chiêu thức, tôi đọc lại các cuốn sách về ngân hàng thương mại và kế toán ngân
hàng, tôi mới hiểu được sâu hơn về các bước mình làm và bản chất của nghiệp vụ đó là gì, các bút toán được sinh
ra như thế nào. Đặc biệt, khi được tham gia dự án nâng cấp phần mềm đó, tôi mới hiểu được cặn kẽ các luồng
công việc (work flow) và hệ thống xử lý như thế nào.


Vì vậy, trong phần này, tôi muốn các bạn nhớ rằng đôi khi ngay từ đầu, các bạn sẽ không thể hiểu được
bản chất của công việc. Đây cũng là lý do một số bạn nói rằng kiến thức trong trường đại học thật chán, chẳng áp
dụng được gì trong công việc, chỉ cần tư duy của một học sinh lớp 10 là có thể làm được công việc này. Điều này
đúng nếu bạn chỉ nhìn hẹp trong công việc của mình. Một học sinh lớp 10 có thể nhớ và làm các công việc đó một
cách ngon lành nhưng họ không thể hiểu được bản chất tại sao phải làm những công việc đó. Đây mới là điểm

khác biệt giữa một người tốt nghiệp đại học và một học sinh trung học phổ thông.
4. Sẵn sàng làm mọi việc dù là nhỏ nhặt nhất
Nhiều bạn sinh viên đi thực tập thường kêu ca rằng, sao cả ngày em đi làm mà chỉ được giao các nhiệm
vụ như photo, dập ghim sắp xếp tài liệu, thậm chí tệ hơn nữa là phải đi lau bàn, pha trà, pha cafe,... những công
việc chẳng bao giờ cần dùng đến não cả.
Điều này cũng đúng ngay cả khi bạn đi làm nhân viên chính thức trong thời gian đầu tiên. Tôi còn nhớ
ngày những ngày đầu tiên đi vào Vietinbank, công việc của tôi hầu như làm các công việc “tay chân” như lấy tài
liệu chứng từ (do các phòng ban ở HO ngồi phân tán ở các tòa nhà khác nhau), đối chiếu và xác nhận các deal
giao dịch mua bán ngoại tệ với chi nhánh rồi vô số các công việc không tên khác. Thường thì giai đoạn này sẽ kéo
dài tối đa là 1 tháng, vì sau đó, bạn sẽ được phân công các công việc cụ thể và gần như không có thời gian rảnh
để làm các công việc khác.
Tôi cũng nhận thấy rằng, đây là giai đoạn mọi người đặc biệt là lãnh đạo phòng đánh giá ban đầu về ứng
viên mới tuyển dụng. Nếu vượt qua được giai đoạn này và gây ấn tượng được với cấp lãnh đạo, chắc chắn bạn sẽ
được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng hơn. Đặc biệt bạn phải biết cách tạo ra những kết quả cao hơn kỳ vọng của
người giao việc cho bạn.
Bản thân tôi là một ví dụ. Sau 2 tháng ngồi ở phòng với các công việc khá đơn điệu như vậy, chị phó
phòng đã xin cho tôi tham gia dự án thay đổi phần mềm Treasury của Vietinbank. Các dự án sau này chị phải tham
gia, chị đều cho tôi có cơ hội làm cùng. Càng được tham gia dự án, tôi thấy mình hiểu biết và trường thành hơn rất
nhiều và có nhiều sự lựa chọn trong công việc tương lai. Nếu giả sử ngày trước, tôi coi thường và làm quấy quá
cho xong những công việc nhỏ thì chắc chắn tôi sẽ không được như ngày hôm nay.
4. Đọc và lưu các tài liệu một cách khoa học
Khi vào một công ty lớn, mọi quy trình quy chế đều được văn bản hóa để vận hành các công việc. Đôi khi,
số lượng văn bản đó sẽ rất nhiều và có thể bạn sẽ bị “ngập“ trong chỗ văn bản đó. Vì vậy, kinh nghiệm của tôi
phải tìm ra cách lưu văn bản một cách khoa học để sau này tiện tra cứu.
4.1 Lưu tài liệu trên email
$1-

Đừng bao giờ xóa thư trên email, hãy sử dụng chế độ Archive trên Outlook: Hầu hết các email của nhân viên
đều bị giới hạn dung lượng nhất định (có nơi lên đến 2gb nhưng có nơi chỉ là 200 mb). Để tránh tình trạng phải
xóa thư thường xuyên, hãy dùng chức năng Archive trên Outlook.


$1-

Đặt các forder để lưu các email các công việc có liên quan. Ví dụ, theo mô tả công việc, bạn phải làm 4 công
việc A,B,C,D. Trong từng công việc lại chia nhỏ ra A1,A2,.... Vì vậy, trên email, các bạn hãy đặt các forder dưới
inbox với các tên là A,B,C,D và các thư mục con bên trong nó. Bản thân tôi hằng ngày, mỗi khi xử lý xong một
email, bằng biện pháp thủ công (move email) tôi đưa email đó vào forder cần thiết. Nếu một thời gian email của
bạn bị đầy, bạn nên archive tất cả các nội dung đó vào mục Archive bên dưới.
4.2 Lưu tài liệu trên máy PC

$1-

Tương tự như phần trên, bạn cũng cần có các thư mục để lưu các tài liệu liên quan đến các đầu công việc được
giao.


$1-

Luôn luôn lưu cả file scan và file word. Khi xử lý các công việc, hầu như các bạn sẽ sử dụng Word, Excel, Power
point để xử lý. Đôi khi các văn bản ấy cần in ra và có chữ ký tươi của người phê duyệt. Với kinh nghiệm của tôi, tôi
khuyên các bạn nên scan lại toàn bộ các văn bản có phê duyệt đấy đề phòng các trường hợp tranh chấp xảy ra
sau này.

$1-

Một số ngân hàng hiện tại đang triển khai các phương pháp như 5S, SLA (Service level agreement) để quản lý
các phòng ban và quản lý tiến độ công việc. Đôi khi, bộ phận kiểm tra này làm việc khá máy móc, vì vậy, bạn cũng
cần phải tìm hiểu cách thức lưu tài liệu như thế nào, ký giao nhận chứng từ ra sao để không bị trừ điểm thi đua
trong các kỳ đánh giá. Lưu ý, bạn nên đánh số thứ tự và ngày hoàn thành và version của mình khi đặt tên file để
tiện tìm kiếm file nào là bản cuối cùng của mình. Ví dụ, bạn soạn thảo 1 tờ trình rồi đưa cho sếp duyệt, sếp duyệt

và yêu cầu bạn sửa từ V1.0 thành V1.1. Tôi đã gặp tình huống là vào một ngày đẹp trời sau đó, sếp lại không thích
viết theo lối của tờ trình V1.1 mà quay trở lại theo hướng viết của V1.0, rất nhiều bạn đã bị hớ khi bản V1.0 đó
mình đã không lưu trên máy, bản cứng cũng vứt đi đâu mất rồi mà chỉ thuần túy có lại bản V1.1. Vì vậy, kinh
nghiệm của tôi cho thấy rằng, mọi tờ trình gì mình muốn sửa đổi thì nên lưu lại một cách khoa học, tránh tình
trạng khi bị sếp hỏi đến lại không biết nó ở đâu.

5. Ăn mặc
Ấn tượng trong ngày đầu tiên đi làm đặc biệt quan trọng, vì vậy hãy chú ý phong cách ăn mặc
của bạn. Lựa chọn phục trang giúp bạn tăng sự tự tin và chững chạc. Nếu đang trong giai đoạn
thử việc hay thực tập, dù công ty không có yêu cầu ngắt ngao về trang phục nhưng bạn không
nên coi thường vấn đề này. Đừng để cấp trên hay đồng nghiệp nghĩ rằng bạn còn đang là một
nhân viên thử việc, thông qua phong cách ăn mặc để bạn có được sự tôn trọng từ họ.
Thời trang sinh viên không còn phù hợp với văn hoá công sở. Đã đến lúc bạn loại bỏ những
chiếc quần jean và những chiếc áo phông khoẻ khoắn trong tủ quần áo của bạn. Thay vào đó là
những bộ quần áo công sở, tạo cho bạn một hình ảnh chuyên nghiệp và năng động. Hãy bắt đầu
bằng một vài hãng thời trang công sở chất lượng cao, và sau đó bổ sung dần dần “bộ sưu tập”
thời trang công cở của bạn.
6. Cố gắng đi làm sớm và đừng chăm chăm nhìn đồng hồ chờ hết giờ
Dù công việc không đòi hỏi bạn phải đi sớm về muộn nhưng cũng không nên quá tùy tiện!Hãy
luôn nhớ rằng, mọi hành động trong văn phòng đều không thoát khỏi con mắt của cấp trên. Mỗi
ngày đến sớm hơn vài phút giúp sếp hiểu rằng bạn rất coi trọng công việc hiện tại.
Với người mới bắt đầu công việc, do chưa thích hợp với thời gian và nhịp độ công việc thường
có tâm trạng ngong chóng tan ca. Người vội vã rời công ty khi hết giờ làm có thể khiến sếp hoài
nghi về nhiệt tình với công việc và khả năng từ bỏ công việc khi có cơ hội. Hãy nhớ rằng sự
nhiệt tình với công việc trong những ngày đầu tiên đi làm là đặc biệt quan trọng, nó giúp bạn để
lại ấn tượng sâu sắc với sếp!
7. Chấp nhận những lời nhận xét của mọi người dành cho mình
Bạn phải xác định rằng mình đang là nhân viên mới, mọi thứ đều có thế xảy ra ở đây. Dù bạn
không hoàn thành công việc, dù bạn sẽ nhận được những lời nhận xét có phần “khó chịu” của
mọi người dành cho mình thì cũng phải tiếp thu. Từ những lần như vậy bạn mới có thể rút ra

kinh nghiệm làm việc cho mình. Các bạn đừng tỏ thái độ không hài lòng khi bị nhận xét nhé,
không tốt cho bạn chút nào đâu.
8. Đặt nhiều câu hỏi
Đừng giấu dốt! Các nhà tuyển dụng cho biết không hỏi chính là một trong những sai lầm lớn
nhất của những sinh viên mới ra trường trong những ngày đầu làm việc. Bất cứ khi nào bạn


không rõ vấn đề gì, dù là mã đồng phục của công ty, bạn cũng nên hỏi để tránh những sai lầm
đáng tiếc.
9. Sẵn sàng làm những việc vặt
Tất nhiên, công việc này chắc chắn không có trong danh sách công việc phải làm của bạn nhưng
bạn cũng nên học và làm việc khi cần thiết. Ví dụ, khi bạn là người uống cốc trà cuối cùng trong
ấm, bạn nên pha bình mới hay khi bạn in những tờ giấy cuối cùng trong máy in, bạn cũng nên để
lại giấy vào.
10.Tác phong công nghiệp
Trong ngày đầu tiên đi làm bạn là nhân viên mới nên có thể sẽ được chú ý nhiều hơn so với các nhân
viên khác. Do đó, việc đầu tiên mà bạn cần chú ý đó chính là nội quy làm việc. Cần phải tuân theo và
chấp hành một cách chuẩn chỉnh để mọi người thấy bạn là nhân viên có ý thức, tác phong công nghiệp.
Đừng thấy các nhân viên cũ đi muộn 5,10 phút không bị sếp nhắc nhở thì bạn có quyền đi làm muộn như
họ. Bởi đơn giản bạn là nhân viên mới nên cần chú ý hơn tới các quy định về giờ giấc. Tác phong công
nghiệp được thể hiện rõ nhất ở việc đúng hẹn, vì vậy, việc bạn đến công ty đúng giờ, giao nộp công việc
đúng thời hạn sẽ tạo được lòng tin ở nơi người khác. Điều đó thật sự tốt cho công việc của bạn.
11. Nhiệt tình với công việc
Những ngày đầu đi làm bạn sẽ gặp không ít khó khăn trong việc làm quen với môi trường làm việc, các
đồng nghiệp và công việc. Hoặc bạn cũng có thể rơi vào trường hợp mọi người vẫn chưa thực sự tin
tưởng vào năng lực của bạn nên có thể giao cho bạn những công việc nhẹ, đơn giản chưa đúng với
chuyên môn. Đừng vội nản chí và nghĩ rằng bản thân bạn không được coi trọng. Bạn được tuyển dụng
vào công ty để đảm đương công việc nhưng bạn hãy chứng minh năng lực của mình trên thực tế công
việc chứ không phải là tấm bằng bạn có. Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Làm tốt mọi công việc
được giao rồi sẽ có lúc mình được hưởng xứng đáng với những gì mình bỏ ra. Nghĩ như vậy, bạn sẽ

cảm thấy thoải mái khi làm việc, nhiệt tình hơn trong mọi việc và dĩ nhiên chất lượng công việc sẽ đạt kết
quả cao. Và khi công việc đạt kết quả cao, thì lòng tin của mọi người với bạn sẽ tăng, công việc sắp tới
bạn làm sẽ quan trọng hơn và tiến gần hơn với công việc bạn mong muốn.
12. Đừng cho mình là siêu sao
Ở ngày đầu đi làm bạn sẽ được hướng dẫn để làm quen với công việc. Việc đầu tiên hãy chú ý đến cách
hướng dẫn vận hành công việc, ghi chép lại những điều bạn cần chú ý. Với những công việc mà bạn đã
biết làm hoặc có những cách làm hiệu quả hơn so với các công ty đang vận hành thì cũng đừng ngay lập
tức phản bác mà hãy lắng nghe xem họ hướng dẫn như thế nào. Vì cách làm trước mắt đã là được đúc
kết và tổng hợp từ nhiều thế hệ nhân viên đi trước ta, và thứ hai nữa là nó mang tính ổn định và chắc
chắn đúng. Cho đến khi nào bạn vững vàng, có khả năng tự kiểm tra kết quả theo cách làm cũ thì khi đó
hãy sử dụng và đề xuất cách làm mới. Cho đến lúc đó, cách làm của bạn vẫn được coi là mới mẻ và hiểu
quả mà phải không?
13. Cách xưng hô với mọi người


Bạn vừa mới ra trường thì đồng nghĩa là trong công ty bạn không chỉ nhỏ về tuổi đời mà còn nhỏ về tuổi
nghề và kinh nghiệm với tất cả mọi người. Do đó, trong việc xưng hô cần chú ý đi kèm với các câu nói
cần có các từ “vâng, dạ, vâng ạ” để biểu thị tinh thần lắng nghe học hỏi, sự chú tâm và cầu tiến với tất cả
mọi người. Không chỉ với những người hơn tuổi chúng ta mà ngay cả với những người chỉ hơn ta vài
tháng làm việc, cũng không nên có thái độ xuồng xã. Hãy nhã nhặn và biết lắng nghe trong các mối quan
hệ để nhận được sự thiện cảm bạn nhé!
14. Đừng vội quan tâm đến lương
Đi làm mà không quan tâm đến lương thì có vẻ là quá mâu thuẫn? Chính xác bạn đi làm cần phải có
lương nhưng đó là khi bạn đã vững nghề. Còn bây giờ mới ra trường thì điều bạn cần quan tâm có nhiều
hơn thế chứ không phải là vấn đề lương. Tốt nhất là hãy hăng say làm việc, còn tiền lương hãy để thời
gian và năng lực của bạn trả lời cho bạn Lúc này, lòng tin, khả năng làm việc quan trọng hơn nhiều đến
tiền lương, và các sếp cũng nhìn vào những thứ đó để trả lương cho bạn chứ không phải là nhìn vào cái
tấm bằng của bạn. Tiền lương quả thật rất quan trọng, nhưng nghĩ và yêu cầu nó vào lúc nào cho hợp lý
còn quan trọng hơn.


Nếu bạn là người mới đi làm, bạn hãy cố gắng thể hiện mình với một phong cách chuyên nghiệp.
Ảnh minh họa
15. Tôn trọng môi trường làm việc


Nếu bạn có những thói quen hay sở thích cá nhân “ngộ nghĩnh” nào đó như ngoáy bút, nhai cao
su… thì bạn có thể tạm ngưng nó trong khi làm việc. Bởi vì khi bạn “phát huy” chúng ở đây thì
chính bạn đang tạo ra cho mình những rắc rối. Các đồng nghiệp sẽ không hài lòng với bạn đâu.
16. Không nên trì hoãn công việc
Nhìn chung, mọi người đều có xu hướng trì hoãn khi gặp phải những công việc khó. Nhưng nếu
bạn chần chừ và trì hoãn công việc nghĩa là bạn đang lãng phí thời gian của chính bản thân trong
việc hoàn thành dự án hay công việc đó. Khi gặp phải một dự án lớn và nằm ngoài khả năng kiến
thức, hãy chia nhỏ thành từng phần việc, hỏi những đồng nghiệp về những điều bạn chưa biết và
hoàn thành dần dần.
17. Nói lên suy nghĩ
Nếu bạn không thẳng thắn trình bày những nhu cầu, ý muốn của bạn trong công việc, đồng
nghiệp và sếp của bạn sẽ chẳng bao giờ biết. Bằng cách im lặng và chấp nhận làm tất cả mọi thứ
được yêu cầu, vô hình chung bạn tạo cho họ một suy nghĩ: bạn sẵn sàng làm mọi thứ họ muốn
mà chẳng hề có chính kiến.
Tuy nhiên, bạn cũng nên tỏ thái độ lịch sự, tôn trọng khi trình bày ý kiến của mình.
18. Cư xử chuyên nghiệp tại các bữa tiệc công ty
Liên hoan trong văn phòng khác với tiệc công ty và cũng khác cả với những bữa tiệc của bạn bè
mà bạn từng tham dự. Trong các bữa tiệc công ty, từ trang phục, cách ứng xử đều bị chú ý. Luôn
luôn ăn mặc phù hợp, đến đúng giờ, thân thiện và đặc biệt không uống quá nhiều.
19. Tâm trạng vui vẻ và lạc quan
Ngày đầu làm việc đôi khi có thể khiến bạn bối rối và đầy lo lắng, nhưng bạn đừng để những
cảm xúc đó khiến bạn mất tinh thần. Hãy bắt đầu ngày làm việc với nụ cười và khuôn mặt vui
vẻ. Thái độ tích cực của bạn sẽ làm “rạng rỡ” cho cả văn phòng và tạo sự thân thiện với mọi
người.
20. Mỗi ngày đi làm như thể đó là ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên đi làm luôn tràn đầy sự nhiệt tình,háo hức với công việc nhưng dần dần cảm giác
này sẽ phai mờ, đó cũng là điều tất yếu. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ quên bạn đã vất vả và khó
khăn như thế nào để nhận được công việc này. Hãy cố gắng và điều chỉnh thái độ làm việc để
thời gian về sau cũng như thời gian đầu.
21. Nói "không" khi cần thiết
Từ chối ai đó luôn là điều khó khăn và với sếp còn khó hơn nhiều lần. Tuy nhiên, nói không đôi
khi lại là cần thiết, đặc biệt khi đã vượt qua giới hạn. Khi phải đối mặt với những tình huống khó
xử, hãy xem xét các lựa chọn, nắm bắt thực tế, suy nghĩ để đưa ra quyết định.
22. Đừng ngại trải nghiệm
Bạn sẽ chẳng thể biết mình muốn làm gì trong suốt quãng đời còn lại chỉ với công việc đầu tiên.
Bạn nên thử tất cả mọi lĩnh vực và tìm ra điều mà mình thực sự thích. Càng trải nghiệm nhiều,
quyết định bạn đưa ra càng chuẩn xác.


II. 10 sự thật dành cho người mới
đi làm
20/11/2014 Huyền Vũ

Có những sự thật không phải quản lý hay đồng nghiệp nào cũng sẵn sàng chia
sẻ cho người mới đi làm.

Trước khi bước chân vào một thế giới mới – thế giới việc làm, có một số việc bạn cần
chuẩn bị để có một khởi đầu tốt.


1. Có thái độ đúng đắn với công việc
Trên thực tế, một thái độ làm việc tốt đôi khi lại được xem trọng hơn kết quả khi bạn còn
mới “chân ướt chân ráo” trong môi trường chuyên nghiệp. Chẳng ai muốn làm việc với
một kẻ huênh hoang, kiên ngạo dù cho anh ta có giỏi đến mức nào. Hãy cố gắng khiêm
nhường và đối xử tốt với mọi người.


2. “Đả thông” tư tưởng
Trừ khi bạn là CEO, còn lại, không cần biết vị trí của bạn là gì và bản mô tả công việc
của bạn như thế nào, nhiệm vụ chính của bạn luôn là hỗ trợ sếp của mình, giúp cho
cuộc sống của họ dễ thở hơn. Bạn càng sớm nhận ra điều này, công việc của bạn càng
dễ đi đúng hướng và trở nên trôi chảy hơn.

3. Không nên quá phụ thuộc vào bản đánh giá công
việc
Bản đánh giá hiệu quả công việc không phải lúc nào cũng đúng tuyệt đối. Bất cứ bản
đánh giá công việc nào cũng chứa đựng ít nhất một chút ý kiến chủ quan của sếp. Và
sếp, như mọi người khác trên đời, chắc chắn không phải lúc nào cũng đúng. Nếu bạn
được đánh giá là làm việc rất tốt bởi sếp, chưa chắc bạn đã thực sự tốt, và nếu bạn làm
việc kém, chưa chắc bản đánh giá sẽ nói lên điều đó. Bạn nên xem xét những ý kiến mà
sếp đưa ra và quyết định xem mình nên giữ vững điều gì và cải thiện điều gì. Dù gì thì
bạn mới là người có quyền quyết định mình sẽ phát triển như thế nào chứ không phải
sếp bạn.

4. Tập tính cẩn thận đến từng chi tiết
Nếu bạn không phải là người chú ý chi tiết, hãy bắt đầu thay đổi bản thân. Khi làm việc
trong tập thể, chẳng ai muốn phải suốt ngày nhắc nhở người khác: “Anh xem lại bản báo
cáo của anh đi, vẫn còn thiếu dữ liệu đấy.” Việc chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhặt giúp
bạn không bỏ sót bất cứ điều gì, và những công việc bạn hoàn thành đều chỉn chu. Điều
này giúp bạn xây dựng được lòng tin ở đồng nghiệp


5. Thái độ tích cực
Hãy luôn có thái độ tích cực nơi công sở, dù cho bạn cảm thấy rất bất bình về một vấn
đề nào đó. Không ai muốn ngày nào cũng bước vào một môi trường làm việc như chiến
trường, lại càng không muốn dính vào những cuộc tranh cãi “nảy lửa” với đồng nghiệp

trong khi cả hai hoàn toàn có thể trao đổi một cách bình tĩnh và kiềm chế hơn để tìm ra
một giải pháp chung.

6. Đặt sự yêu thích công việc lên hàng đầu
Cho dù bạn được trả lương cao ngất ngưởng so với những người mới đi làm khác, nếu
thấy công việc bạn đang làm thật chán chường từ ngày này qua ngày khác, hãy cân
nhắc nhảy việc. Thời điểm đầu trong sự nghiệp là lúc bạn nên tìm thấy một công việc
mình yêu thích chứ không phải lúc đặt lương bổng lên hàng đầu. Tuy nhiên, hãy suy nghĩ
kĩ khi chán công việc: có một số việc lặt vặt trong công ty bạn không muốn nhưng vẫn
phải làm, đó là tình trạng chung cho tất cả mọi người. Chỉ khi bạn cảm thấy không còn
muốn làm bất cứ thứ gì trong công ty, đó mới là lúc cần thay đổi môi trường và công
việc.

7. Sẵn sàng làm bất cứ điều gì được yêu cầu
Là một người mới, bạn phải chấp nhận điều này. Đến khi bạn lên tới một vị trí cao cấp
hơn, bạn sẽ có quyền lựa chọn làm những gì bạn muốn.

8. Phù hợp với văn hóa nơi làm việc
Văn hóa công sở đóng một vai trò rất quan trọng trong việc quyết định khả năng gắn bó
của bạn với công việc. Hãy chọn một môi trường có những nét văn hóa thích hợp với
bạn, nơi bạn thích làm việc. Còn nếu bạn không bao giờ chấp nhận làm việc theo cách
của người khác, hãy tự mở công ty riêng.

9. Nói lên suy nghĩ
Nếu bạn không thẳng thắn trình bày những nhu cầu, ý muốn của bạn trong công việc,
đồng nghiệp và sếp của bạn sẽ chẳng bao giờ biết. Bằng cách im lặng và chấp nhận làm
tất cả mọi thứ được yêu cầu, vô hình chung bạn tạo cho họ một suy nghĩ: bạn sẵn sàng
làm mọi thứ họ muốn mà chẳng hề có chính kiến.



Tuy nhiên, bạn cũng nên tỏ thái độ lịch sự, tôn trọng khi trình bày ý kiến của mình.

10. Đừng ngại trải nghiệm
Bạn sẽ chẳng thể biết mình muốn làm gì trong suốt quãng đời còn lại chỉ với công việc
đầu tiên. Bạn nên thử tất cả mọi lĩnh vực và tìm ra điều mà mình thực sự thích. Càng trải
nghiệm nhiều, quyết định bạn đưa ra càng chuẩn xác

III. Làm gì trong ngày đầu tiên đi làm?

Ngày đầu tiên trong sự nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng, để tạo ấn tượng với đồng
nghiệp hãy chuẩn bị tinh thần tốt nhất, nếu mọi ưu và nhược điểm đều bị khám phá ngay
trong buổi đầu này, thì đó sẽ là tâm điểm để đồng nghiệp trêu đùa sau này!
Vấn đề về trang phục: nên hay không mặc âu phục
Nhớ lại ngày đầu tiên bước chân vào công ty, Thanh ăn mặc hết sức giản dị không khác biệt
mấy so với ngày thường, bởi anh cho rằng chuyên môn mới là điều quan trọng, bởi qua thời
gian thực tập trước tại công ty anh phát hiện mọi người đều rất tự nhiên trong cách ăn mặc.
Kết quả khi đến báo cáo anh phát hiện anh bạn cùng vào làm với mình mặc âu phục, trông
rất khác, tôi còn cười đùa với anh ta nhưng thực tế bản thân lại cảm thấy mình hơi thất
vọng.
Đến phòng hành chính tập trung, khi thấy đa số đều ăn mặc giống mình, Thanh cảm thấy
yên tâm phần nào, trong bụng cười anh bạn trời nóng nực mà mặc thế kia thì đúng là chịu
tội!
Nhưng người phụ trách tập huấn của công ty có vẻ không đồng quan điểm, ngược lại anh ta
tỏ ra khá hài lòng với anh bạn kia. Phân công anh làm tổ trưởng, sau hơn 20 ngày tập huấn,
anh giúp người phụ trách được nhiều việc và nhận được sự khen ngợi hết mực. Sau này khi
đi nhận lương, không cần biết tôi ở bộ phận nào, chỉ cần nói vào cùng đợt với anh bạn kia
người ta đều hiểu.
Nhắc nhở: Ngày đầu tiên tốt nhất hãy mặc âu phục, dù người khác thế nào bạn cần bày tỏ
rõ thái độ của mình, trang phục chỉnh tề vượt lên trên sự biểu đạt của ngôn ngữ.
Nếu tự cho mình là sinh viên, đừng mong người khác coi bạn là “ đồng nghiệp ”

Tôi có thói quen, gặp người có kinh nghiệm luôn coi là thầy mình, thời gian thực tập và khi
đi làm cũng vậy, kết quả trong ngày đầu đi làm, trưởng phòng gọi tôi yêu cầu đọc rõ nội
quy của công ty, chỉ khi người có độ tuổi lớn hơn để buổi đạt sự kính trọng mới gọi là thầy,
còn đồng nghiệp hãy gọi tên, đến giờ tôi mới hiểu sự thiếu xót của mình!
Dù hiểu rõ nhưng thói quen không dễ thay đổi, ngay cả khi sếp tổng đến mọi người nhanh
miệng chào hỏi, tôi vẫn không nói lên lời.


Mọi người nói tôi còn trẻ con quá, nhưng không có ý trách móc, và không coi tôi là người
cùng tầng lớp một cách rõ rệt. Cộng thêm gương mặt non , vóc người nhỏ nhắn của mình,
nhiều khách hàng còn tưởng tôi là thực tập sinh. Bởi vậy đồng nghiệp rất quan tâm, chăm
sóc tôi nhưng bản thân tôi lại không cảm thấy hài lòng, vì sự chăm sóc này cho thấy tôi có
thể mất đi cơ hội độc lập và gánh vác trách nhiệm trong công việc, cơ hội làm việc không có
liệu tôi có khả năng thể hiện năng lực của mình?
Nhắc nhở: Hãy điều chỉnh lại tâm lý của bạn, có thể tự tập luyện trước. Và chuyển đến đồng
nghiệp thông điệp: bạn là người cùng hợp tác và làm việc với mọi người, bao hàm cả văn
hóa doanh nghiệp, giao tiếp, xưng hô trong công ty cần tuân theo qui tắc chung, học hỏi
đồng nghiệp cũ nhưng vẫn độc lập trong công việc. Đặc biệt khi bạn đã từng thực tập ở
công ty, khi làm việc chính thức hãy có sự phân biệt rõ ràng để mọi người và bản thân bạn
biết.
Cho mọi người biết bạn là ai!
Thực tế đôi khi cái tên của bạn lại trở thành lời bàn ra tán vào của đồng nghiệp, thậm chí bị
cười nhạo, nếu sự nghiệp của bạn bắt đầu trong tình huống này, bạn cần xử trí ra sao?
Dù bạn ra sức biện minh đều vô nghĩa bởi dường như ấn tượng ban đầu đều khó bị thay đổi.
Nhắc nhở: Khi giới thiệu tên với mọi người hãy coi đó là thương hiệu để quảng cáo chính
bạn, tên bạn là độc nhất vô nhị và quan trọng hơn để mọi người biết đến bạn. Nếu đồng
nghiệp mơ hồ về chính tên bạn thì liệu họ có quan tâm đến bạn, và bạn sẽ mất đi thương
hiệu của riêng mình!
Trong lần đầu gặp gỡ, thực chất đối phương muốn làm quen với bạn, khi người khác có ý
muốn này hãy cho họ nhớ rõ bạn là ai là giúp họ nhớ tên bạn một cách dễ dàng.

Cho thấy bạn được đào tạo bài bản
Hồi ức về ngày đầu đi làm còn khá rõ không tâm trí Lan. Chuẩn bị cho ngày làm việc đầu
tiên, cô đến công ty từ rất sớm. Ngày đầu tiên công việc không có nhiều, chủ yếu được phân
công xem tài liệu, làm quen với môi trường làm việc và cùng đồng nghiệp đi họp. Mọi công
việc cấp trên giao đều được cô hoàn thành ngay sau đó. Dù thời gian rãnh rỗi khá nhiều
nhưng cô không dám lên mạng hoặc gọi điện thoại.
Lúc đó có đồng nghiệp từ bộ phận khác đền photo tài liệu, cô vui vẻ yêu cầu anh ta đăng
ký, anh ta có vẻ không hài lòng, nhưng theo qui định công ty buộc cô phải làm vậy. Vì tài
liệu khá nhiều, anh ta bắt đầu nói chuyện với cô. Co trả lời với thái độ hòa nhã và theo đúng
quan điểm cá nhân, cho anh biết mình cần thực hiện mọi việc theo qui định trong giờ làm
việc.
Sau này cô mới biết, người đồng nghiệp ấy chính là sếp tổng của công ty, hôm đó máy
photo bị hỏng, anh ta mới tự mình đi in tài liệu.
Điều này có lợi gì? Thực tế, sếp không trực tiếp nói với cô hành động của mình là rất tốt,
nhưng qua thái độ, Lan biết sếp khá hài lòng với cách làm của cô. Điều này giúp cô yên tâm
làm việc.
Nhắc nhở: Ngay từ đầu bạn cần có ý thức xây đựng sự nghiệp cho chính mình. Mục tiêu lớn
là: không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn và bồi dưỡng tố chất chuyên nghiệp.


Kết luận : Ngay từ ngày đầu làm việc hãy lắng nghe lời khuyên từ bạn bè và đồng nghiệp
có kinh nghiệm đi trước, điều này rất hữu ích cho công việc của bạn:
- Ngày đầu đi làm, tốt nhất tìm được bản đồ cơ cấu và thông tin làm việc của công ty, như
vậy bạn có thể dễ dàng nắm được tên đồng nghiệp dù họ ở bộ phận nào hay phương diện
nào đôi lúc bạn cũng cần sự giúp đỡ và hỗ trợ từ họ.
- Chớ nên đến muốn ngay ngày đầu tiên và không nên sớm rời khỏi văn phòng dù bạn
không cần phải làm gì.
- Mỉm cười và chào hỏi mỗi đồng nghiệp, ngay cả bảo vệ.
- Chú trọng làm việc và tiết kiệm lời.
- Không nên thể hiện quá tích cực, nếu không đồng nghiệp sẽ thấy rất khó xử.

- Bắt đầu từ công việc nhỏ nhất và kiên nhẫn làm việc.



×