Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

công tác xã hội với người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.57 KB, 21 trang )

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, người cao tuổi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
đang có xu hướng tăng nhanh. Đây là mối quan tâm chung của nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam, bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi không chỉ mang ý nghĩa nhân
đạo sâu sắc thể hiện truyền thống “ uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.
Người cao tuổi là tầng lớp đã có nhiều cống hiến lớn lao trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc của nước ta vì vậy cần phải có những chính sách phù
hợp nhằm bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi. Người cao tuổi cần được tôn
trọng, chăm sóc để tạo mọi điều kiện cho họ có điều kiện để họ tiếp tục phát huy
những kinh nghiệm sống mà họ tích lũy được góp phần xây dựng xã hội mới.
Một trong những khó khăn mà người cao tuổi đang gặp phải đó là giảm sút sức
khỏe vì vậy trong chuyên đề này em xin lựa chọn đề tài “ Mô hình dịch vụ và
một số giải pháp chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại Ninh Bình”


I.

Cơ sở lý luận công tác xã hội với người cao tuổi

1. Khái quát chung về người cao tuổi
1.1.

Vấn đề già hóa dân số

Theo các chuyên gia dân số và kinh tế, già hóa dân số là một trong những xu
hướng có ý nghĩa nhất của thế kỷ 21, có tác động đến toàn bộ các khía cạnh của
đời sống xã hội của thế giới và từng quốc gia. Dân số già, điều đó có nghĩa là
tuổi thọ dân cư tăng lên và đó là hệ quả tích cực của phát triển kinh tế, chăm sóc
y tế và phúc lợi xã hội. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có gần 7 tỷ người
và 1/9 trong số này là người từ 60 tuổi trở lên. Theo dự báo, đến năm 2050 dân
số thế giới đạt 9,2 tỷ người và tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên sẽ là 1/5, nghĩa là cứ


5 người thì có một người cao tuổi.
Khái niệm già hóa dân số chỉ quá trình già của dân số, khi trong cơ cấu dân
số số người cao tuổi chiếm tỷ lệ ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, tỷ lệ người cao
tuổi trong tổng dân số đến “ngưỡng” nào thì dân số được coi là già hóa, hiện
vẫn có sự khác biệt. Theo một số tác giả, khi trong tổng dân số, số người từ 65
tuổi trở lên chiếm từ 7% đến 9,9% thì dân số đó được coi là bước vào quá trình
“già hóa” (theo Cowgill và Holmes, 1970). Một số tác giả và tổ chức quốc tế lại
cho rằng khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% trong tổng dân số thì dân
số đó được coi là “già hóa” (Dương Quốc Trọng, 2011). Còn khái niệm dân số
già là khi trong quy mô dân số, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 10%19,9% (Cowgill) hoặc 14% (Dương Quốc Trọng). Ngoài ra, còn có khái niệm
dân số “rất già” và “siêu già”… Để chỉ mức độ già của dân số, còn có khái niệm
tuổi thọ trung bình của dân số. Hiện nay có khoảng 33 nước có tuổi thọ trung
bình của dân số trên 80 tuổi (trong khi 5 năm trước đó, chỉ có 19 nước đạt được
tuổi thọ này).
Như vậy, có thể thấy rõ dù tỷ lệ có khác nhau, nhưng “già hóa” là chỉ “quá
trình”, còn “dân số già” là chỉ “thời điểm”. Quá trình chuyển từ già hóa dân số
sang dân số già ở các nước khá khác nhau; chẳng hạn ở Pháp kéo dài 115 năm,
ở Thụy Điển quá trình này dài 85 năm, Hoa Kỳ 70 năm, Nhật Bản 26 năm…
Mặt khác, tuổi để tính dân số già hóa hoặc già thường là 60 hoặc 65 tuổi trở
lên. Ở Hàn Quốc, năm 2010 tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 11% dân số.
Theo dự báo, đến năm 2016 tỷ lệ này là 18,1%, nhưng đến năm 2030 đã tăng lên
24,3%, 2040 tăng lên 32,5%. Như vậy, đến năm 2016 Hàn Quốc sẽ bắt đầu trở
thành quốc gia “già”.


Theo Liên hợp quốc, già hóa dân số đang diễn ra ở tất cả các Châu lục và
các quốc gia trên toàn thế giới với tốc độ khác nhau. Già hóa dân số đang tăng
nhanh ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam. Chẳng hạn để tỷ lệ
người già trong tổng số dân của Hàn Quốc tăng từ 7% lên 14% chỉ mất có 18
năm, ở Nhật Bản mất 24 năm, thì ở Thụy Điển mất 85 năm, ở Hoa kỳ mất 73

năm… Tương tự như vậy, để tỷ lệ người già tăng từ 14%- 20% Hàn Quốc chỉ
mất có 8 năm, Nhật Bản là 12 năm, thì ở Thụy Điển mất 39 năm và Hoa Kỳ mất
21 năm.
Bên cạnh việc được coi là thành tựu của quá trình phát triển, già hóa dân số
cũng tạo ra thách thức về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa ở các cấp độ cá nhân,
gia đình, cộng đồng và xã hội trên toàn thế giới. Thách thức lớn nhất là thay đổi
cơ cấu lao động, tỷ lệ người ở độ tuổi cao (từ 45-60 tuổi) sẽ tăng lên và tỷ lệ gia
nhập thị trường lao động sẽ có xu hướng giảm đi và như vậy, để đáp ứng nhu
cầu nhân lực cho nền kinh tế, các nước phải sử dụng lao động già hơn (đồng
nghĩa với việc tăng tuổi nghỉ hưu để có thêm nhân lực cho nền kinh tế). Về mặt
kinh tế, già hóa dân số và dân số già có ảnh hưởng kép đến nền kinh tế. Một
mặt, năng suất lao động của nhóm tuổi cao sẽ kém hơn so với các nhóm tuổi trẻ
khác trong lực lượng lao động, dẫn đến thu nhập của nền kinh tế nói chung và
của từng gia đình nói riêng bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến hệ lụy là những
người trẻ tuổi phải làm việc nhiều hơn để bù đắp thiếu hụt thu nhập của gia
đình. Mặt khác, chi phí chăm sóc y tế và các phúc lợi khác cho người cao tuổi
tăng lên, ảnh hưởng đến đầu tư cho phát triển. Về mặt xã hội, trong một xã hội
dân số già, các vấn đề xã hội sẽ phát sinh như quan hệ giữa các thế hệ, sự chăm
sóc cho người già của từng gia đình và xã hội… sẽ là những vấn đề các quốc gia
phải quan tâm. Như cảnh báo của Tổng thư ký Liên hợp quốc “Ảnh hưởng về
kinh tế và xã hội của hiện tượng già hóa dân số có ý nghĩa vô cùng sâu rộng,
không chỉ tác động tới cá nhân người cao tuổi và gia đình họ mà còn tác động
lan tỏa tới toàn xã hội và cộng đồng toàn cầu theo những cách thức chưa từng
được biết đến” (UNFPA, 2012).
1.2.

Đặc điểm của người cao tuổi

1.2.1. Khái niệm
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây, người ta

thường dùng thuật ngữ người già để chỉ những người có tuổi, hiện nay “ người
cao tuổi” ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác


nhau về mặt khoa học song về tâm lý, “ người cao tuổi” là thuật ngữ mang tính
tích cực thể hiện thái độ tôn trọng
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền
cới việc suy giảm các chức năng của cơ thể
Về mặt pháp luật: Luật người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người
cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”
Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên
Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ... lại quy định người cao tuổi là
những người từ 65 tuổi trở lên. Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự
khác nhau về lứa tuổi, có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác
nhau. Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức
khỏe của người dân cũng được nâng cao. Do đó, các biểu hiện của tuổi già
thường đến muộn hơn. Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác
nhau
Theo quan điểm của Công tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã
hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với những thay đổi về
tâm sinh lý, lao động – thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề
trong cuộc sống. Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần
sự trợ giúp của công tác xã hội
1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi
a. Đặc điểm sinh lý
- Quá trình lão hóa
Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể sống. Lão hóa có thể đến sớm hay
muộn tùy thuộc vào cơ thể từng người. Khi tuổi già các đáp ứng kém nhanh
nhạy, khả năng tự điều chỉnh và thích nghi cũng giảm dần, tất nhiên sức khỏe về
thể chất và tinh thần giảm sút. Về thể xác trong giai đoạn này cơ thể bắt đầu có

những thay đổi theo chiều hướng đi xuống
+ Diện mạo thay đổi: tóc bạc, da đồi mồi, có thêm nhiều nếp nhăn. Da trở
nên khô và thô hơn. Trên cơ thể, đầu và mặt xuất hiện mụn cơm nhiều hơn. Ở
tuổi già có những nếp nhăn là do lớp mỡ ở duối da mất đi cũng như do da không
còn tính chất đàn hồi. Các mạch máu mỏng vỡ ra tạo thanhg các chất xanh đen
nhỏ dưới da


+ Bộ răng yếu làm cho người cao tuổi ngại dùng các thức ăn cứng, khô,
dai dù thức ăn này giàu vitamin, đạm và chất khoáng. Người cao tuổi thường
chọn các thức ăn mềm
+ Các cơ quan cảm giác: Cảm giác- nghe nhìn, nếm và khứu giác cùng
với tuổi tác ngày càng cao thường hoạt động kém hiệu quả
+ Các cơ quan nội tạng
Tim là một cơ bắp có trình độ chuyên môn hóa cao cùng với tuổi tác cũng
phải chịu những vấn đề tương tự như các cơ bắp khác của cơ thể. Tim phụ thuôc
vào hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn, mà có thể nguyên nhân phát sinh
nhiều vấn đề liên quan đến lão hóa
Phổi của người già thường làm việc ít hiệu quả khi hít vào và lượng oxi
giảm. Khả năng dự phòng của tim, phổi và các cơ quan khác cũng giảm sút.
Người già thích nghi với các điều kiện rét chậm hơn. Họ cũng phải chịu đựng
những khó khăn tương tự khi trong trường hợp cần thiết phải tiếp cận với nhiệt
độ cao.
+ Khả năng tình dục giảm: Do sự thay đổi của nội tiết tố, ham muốn tình
dục ở người cao tuổi cũng giảm rõ rệt. Ở người già xương và khớp không còn
linh hoạt, mềm dẻo, các cơ đều yếu đi dẫn đến mọi cử động đều chậm chạp,
vụng về. Người già hay bị mệt mỏi, mọi hành vi, cử chỉ yêu đương gặp khó
khăn.
- Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Người cao tuổi thường mắc các bệnh về:

+ Các bệnh tim mạch và huyết áp: Cao huyết áp, ngồi máu cơ tim, suy
tim, loạn nhịp tim..
+ Các bệnh về xương khớp: Thoái hóa khớp, loãng xượng, bệnh gút...
+ Các bệnh về hô hấp: Cảm sốt, viêm họng – mũi, cúm, viêm phế quản,
viêm phổi, ung thư phổi...
+ Các bệnh răng miệng: Khô miệng, sâu răng, bệnh nha chu...
+ Các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng: Rối loạn tiêu hóa, suy dinh
dưỡng...


+ Ngoài ra người cao tuổi còn hay mắc các bệnh về ung bướu, bệnh thần
kinh và các bệnh về sức khỏe tâm thần...
b. Đặc điểm tâm lý
Trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc vào
bản nội lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đăc biệt là
môi trường văn hóa- tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi
bước sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác,
nhưng tựu trung những thay đổi thường gặp là
+ Hướng về quá khứ: Để giải tỏa những ưu phiền thường nhật trong cuộc
sống hiện tại, người cao tuổi thường thích hội họp, tìm lại bạn cũ, cảnh xưa
tham gia hội ái hữu, hội cựu chiến binh. Họ thích ôn lại chuyện cũ, viết hồi ký,
tái hiện kinh nghiệm sống cũng như hướng về cội nguồn, viếng mộ tổ tiên, sưu
tầm cổ vật..
+ Chuyển từ trạng thái “ tích cực”sang trạng thái “ tiêu cực” : Khi về già
người cao tuổi phải đối mặt với bước ngoạt lớn lao về lao động và nghề nghiệp.
Đó là chuyển từ trang thái lao động sang trạng thái nghỉ ngơi, chuyển từ trạng
thái tích cực khẩn trương sang trạng thái tiêu cực xả hơi. Do vậy người cao tuổi
sẽ phải tìm cách thích nghi với cuộc sống mới. Người ta dễ gặp” hội chứng về
hưu”
+ Những biểu hiện tâm lý của người cao tuổi

Sự cô đơn và mong được quan tâm chăm sóc nhiều hơn: Con cháu thường
bận rộn với cuộc sống. Điều này làm cho người cao tuổi cảm thấy mình bị lãng
quên, bị bỏ rơi. Họ rất muốn tuổi già của mình vui vẻ bên con cháu, muốn được
người khác coi mình không là người vô dụng.Họ rất muốn được nhiều người
quan tâm, lo lắng cho mình và ngược lại. Họ sợ sự cô đơn, sợ phải ở một mình.
Cảm nhận thấy bất lực và tủi thân: Đa số người cao tuổi nếu còn sức khỏe
vẫn còn có thể giúp con cháu một vài việc vặt trong nhà, tự đi lại phục vụ mình,
hoặc có thể tham gia được các sinh hoạt giải trí, cộng đồng. Nhưng cũng có một
số người cao tuổi do tuổi tác đã cao, sức khỏe giảm sút nên sinh hoạt phần lớn
phụ thuộc vào con cháu. Do vậy dễ nảy sinh tâm trạng chán nản, buồn phiền,
hay tự dằn vặt mình. Người cao tuổi thì tuổi càng cao sức khỏe lại càng giảm
sút, đi lại chậm chạp, không còn khả năng lao động, quan niệm sống khác với
thế hệ sau, nên chỉ một thái độ,một cau nói thiếu tế nhị có thể làm cho họ tự ái,
tủi thân, cho rằng mình già rồi nên bị con cháu coi thường


Nói nhiều hoặc trầm cảm: Vì muốn truyền đạt kinh nghiệm sống cho con
cháu, muốn con cháu sống theo khuôn phép đạo đức thế hệ mình nên họ hay bắt
lỗi, nói nhiều và có khi còn làm cho người khác khó chịu. Với một bộ phận
người cao tuổi bảo thủ và khó thích ứng với sự thay đổi, cộng với sự giảm sút
của sức khỏe, khả năng thực hiện công việc hạn chế, nếu thời trẻ có những ước
mơ không thực hiện được, hoặc không thỏa đáng, không hài lòng... có thể xuất
hiện triệu chứng của bệnh trầm cảm. Họ trở thành những người trái tính, hay
ghen tỵ, can thiệp sâu vào việc riêng tư của con cháu vì họ cho rằng mình có
quyền đó
Sợ phải đối mặt với cái chết: Sinh tử là quy luật của tự nhiên, dù vậy
người cao tuổi vẫn sợ phải đối mặt với cái chết. Cũng có những trường hợp các
cụ bàn về hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu... có những cụ không chấp
nhận, lảng tránh điều đó và sợ chết
Với những thay đổi chung về tâm lý của người cao tuổi đã trình bày ở trên

dẫn đến việc một bộ phận người cao tuổi thường thay đổi tính nết, con cháu cần
chuẩn bị sẵn tâm lý để đón nhận thực tế này nhằm có những ứng xử phù hợp.
2. Công tác xã hội với người cao tuổi
Những khó khăn đặt ra
Trong thực hiện các chính sách xã hội, trợ giúp những đối tượng khó
khăn, các nước phát triển trên thế giới đã sớm áp dụng các phương pháp khoa
học, mang tính chuyên nghiệp và vì vậy, kết quả đạt được cũng mang tính bền
bững, hiệu quả cao. Phương pháp này được thực hiện đầu tiên ở các nước đi
trước hàng trăm năm nay và ngày càng phát triển và hoàn thiện. Đó là công tác
xã hội chuyên nghiệp. Điểm khác nhau cơ bản ở Công tác xã hội chuyên nghiệp
với các phương pháp trợ giúp truyền thống, nhân đạo ở chỗ đây chính là "Nghề
giúp người khác tự giúp mình".
Các nước đang phát triển tiếp cận với Nghề Công tác xã hội muộn hơn
nhưng ở nhiều quốc gia, kết quả đạt được thật khả quan. Trong khu vực châu Á,
Philippin, Úc, Singapore, Thái Lan... có nghề Công tác xã hội phát triển sớm và
Trung Quốc, Mông Cổ... đang nỗ lực phát triển nghề này.
Việt Nam đã có trường đào tạo nhân viên xã hội từ trước năm 1975 ở phía
Nam và sau thống nhất đất nước, bắt đầu phát triển lại Công tác xã hội từ đầu
những năm 90 của thế kỷ 20. Có thể nói, sau gần hai thập kỷ phát triển, Công
tác xã hội cho thấy những ưu điểm của nó:
- Giúp những người trợ giúp các đối tượng khó khăn dần có cách nhìn
nhận khác hơn về đối tượng mà mình trợ giúp;


- Hiểu hơn các vấn đề của người mình trợ giúp với cách tiếp cận hệ thống
từ phân tích môi trường sống và các đặc điểm trong quá trình phát triển;
- Có cách làm (kỹ năng trợ giúp) mang tính chất nhân văn đem đến hiệu
quả bền vững hơn;
- Bước đầu đào tạo được đội ngũ cán bộ xã hội chuyên nghiệp có trình độ
cử nhân và những người làm việc trược tiếp với các đối tượng khó khăn;

- Nâng cao nhận thức của xã hội và lãnh đạo của một số cơ quan liên
quan về Công tác xã hội và sự cần thiết phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam...
Mặc dù vậy, không ít khó khăn đặt ra trong quá trình phát triển này:
- Những điều kiện cho phát triển Công tác xã hội chuyên nghiệp còn
thiếu: Khuân khổ pháp lý; lực lượng chuyên môn nòng cốt; nguồn nhân lực;
nhận thức về sự cần thiết và tính ưu việt của nghề; hệ thống dịch vụ thiết yếu và
cơ sở thực tập, hành nghề.
- Quan niệm truyền thống về trợ giúp, cách nhìn nhận vấn đề của cá nhân,
cộng đồng.
- Hạn chế về sự quan tâm của các cấp lãnh đạo do chưa được tiếp cận và
có thời gian để tìm hiểu về lĩnh vực này.
Vì vậy, mặc dù đã đạt được những kết quả ban đầu, quá trình phát triển
Công tác xã hội ở Việt Nam sẽ cần thời gian và những bước đi phù hợp.
Công tác xã hội với người cao tuổi
Mặc dù là quốc gia có dân số trẻ, cả trong khu vực và trên phạm vi toàn
thế giới, đến nay gần 10% dân số của Việt Nam đã ở độ tuổi 60 và trên 60. Sau
năm 2010, Việt Nam đã không còn là nước có dân số trẻ khi có người cao tuổi
chiếm trên 10% dân số và theo dự báo, năm 2025 khoảng 18% và năm 2050
chiếm gần 30% dân số cả nước.
Dân số Việt Nam theo độ tuổi
2008
2025
2050
0-14 tuổi
24.7
22.3
19.8
15-59 tuổi
65.6
60.9

56.7
60 tuổi trở lên
9.7
16.8
23.5
Nhóm tuổi
0-14 tuổi
15-59 tuổi
60 tuổi trở lên
Tổng số

Dân số Việt Nam (triệu người)
2008
2025
21.6
25.0
57.4
68.1
8.5
18.8
87.5
111.9

2050
24.5
70.2
29.1
123.8

Người cao tuổi có những ưu thế về những đóng góp của họ với gia đình,

xã hội, về kinh nghiệm sống và khả năng tiếp tục đóng góp vào quá trình phát
triển. Tuy nhiên, người cao tuổi cũng có nhiều vấn đề cần được quan tâm như:
vấn đề sức khỏe, đời sống vật chất, tham gia giao thông, nuôi cháu thay cha mẹ


trẻ do các nguyên nhân khác nhau...Vì vậy, để trợ giúp người cao tuổi cần có
cán bộ xã hội được đào tạo một cách chuyên nghiệp qua trường, lớp.
Hướng phát triển Công tác xã hội với người cao tuổi ở Việt Nam
Để Nghề Công tác xã hội đối với người cao tuổi ở Việt Nam được phát
triển và phổ biến rộng rãi về lâu dài cần nằm trong tiến trình chung phát triển
công tác xã hội và được coi như một nghề ở Việt Nam, theo các bước đi của đề
án đã được Chính phủ phê duyệt
Bước đi đầu tiên có thể là các hoạt động nâng cao năng lực cho những
người đang làm việc với người cao tuổi, cung cấp cho họ một số kiến thức, kỹ
năng cơ bản trong làm việc với người cao tuổi
Bên cạnh đó, có thể xem xét, kết hợp đào tạo cán bộ xã hội trong lĩnh vực
y tế với công tác xã hội với người cao tuổi. Chú trọng công tác quản lý ca và
tham vấn trong làm việc với người cao tuổi. Đa dạng hóa các loại dịch vụ trợ
giúp người cao tuổi. Đồng thời thiết kế các chương trình đào tạo chuyên sâu về
công tác xã hội với người cao tuổi.
Trong điều kiện già hóa dân số, nhiều vấn đề đặt ra đối với người cao tuổi
trong điều kiện kinh tế- xã hội đặc thù ở Việt Nam, cần sớm nhận thức về sự cần
thiết phát triển Công tác xã hội với người cao tuổi và tạo các điều kiện cần thiết
cho sự phát triển này
II.
Cơ sở thực tiễn
1. Những chủ trương của Đảng
Sau khi Hội Người cao tuổi Việt Nam được thành lập. Ban bí thư TW đã ban
hàng Chỉ thị 59/CT-TW “ Về chăm sóc người cao tuổi” quy định “Việc chăm
sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng.

Nhà nước và toàn xã hội. Hội Người cao tuổi Việt Nam mới được thành lập, cần
được nhanh chóng ổn định về tổ chức và mở rộng hoạt động ở cơ sở. Đảng
đoàn Mặt trận Tổ quốc, các ban đảng, các đoàn thể nhân dân cần giúp đỡ Hội
hoạt động có hiệu quả thiết thực, phối hợp với Hội trong việc vận động gia đình
và xã hội chăm sóc, bồi dưỡng phát huy người cao tuổi phục vụ công cuộc đổi
mới. Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các ban đảng,
các ban cán sự đảng Chính phủ, Booh lao động- Thương binh và bộ xã hội, Bộ
Y tế, Bộ tư pháp đối với Hội nghiên cứu, soát xét các chính sách luật pháp hiện
hành, đề xuất những văn bản pháp quy của Nhà nước nhằm bảo vệ, chăm sóc và
phát huy người cao tuổi. Nhà nước cần dành ngân sách để giải quyết các vấn đề
xã hội, trong đó có vấn đề chăm sóc người cao tuổi. Trước hết cần quan tâm
chăm sóc những người cao tuổi có công, cô đơn không nơi nương tựa, tàn tật và
bất hạnh, nhanh chóng xóa bỏ tình trạng người già lang thang trên đường phố,
ngõ xóm. Đề nghị chính phủ hỗ trợ Hội người cao tuổi Việt Nam về kinh phí và
điều kiện hoạt động


Báo cáo chính trị tại Địa hội IX của Đảng đã nêu : “ Đối với các lão thành
cách mạng, những người có công với nước, các cán bộ nghỉ hưu, những người
cao tuổi thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc sức khỏe, nâng cao
đời sống tinh thần và vật chất trong điều kiện mới, đáp ứng nhu cầu thông tin,
phát huy khả năng tham gia đời sống chính trị của đất nước và các hoạt động xã
hội, nêu gương tốt, giáo dục lí tưởng và truyền thống cách mạng cho thanh niên,
thiếu niên...”
Thông báo số 12- TB/TW ngày 13 tháng 6 năm 2001 đã khẳng định Hội
Người cao tuổi Việt Nam là tổ chức xã hội của người cao tuổi, có các nhiệm vụ
đã được quy định cụ thể tại Pháp lệnh Người cao tuổi. Hội có Ban đại diện ở
cấp tỉnh và cấp huyện, cấp tỉnh có từ 2 đến 3, cấp huyện có từ 1 đến 2 cán bộ
chuyên trách đồng thời khẳng định “ Nhà nước tiếp tục trợ cấp kinh phí hoạt
động cho Hội. Các cơ quan có chức năng của Nhà nước tạo thuận lợi, bảo đảm

cấp kinh phí kịp thời cho Hội”
Trong bài phát biểu tại cuộc gặp mặt nhân ngày quốc tế NCT (01/10/2002)
do TW Hội Người cao tuổi Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nông
Đức Mạnh đã nói: “ Chưa bao giờ lực lượng người cao tuổi nước ta lại đông đảo
như hiện nay. Đảng Nhà nước và nhân dân ta tự hào về lớp người cao tuổi nước
ta. . Với uy tín cao, sự mẫu mực về phảm chất chính trị, đạo đức và lối sống
cùng vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng lao động nghiệp vụ phong phú, đa dạng
của mình, người cao tuổi thực sự là một bộ phận hợp thành nguồn lực nội sinh
quý giá của cả dân tộc. Chúng ta tôn trọng, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực
ấy”...
Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng ghi rõ: “ Vvaangj động toàn dân
tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với lão
thành cách mạng những người có công với nước, người hưởng chính sách xã
hội. Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già, nhất là những người
già cô đơn, không nơi nương tựa…”.
Như vậy, từ Chỉ thị 59/CT-TW, các văn kiện Đại hội Đảng và Thông báo số
12-TB/TW của Ban Bí thư TW Đảng đều khẳng định: Người cao tuổi là nền
tảng của gia đình, là tài sản vô giá, nguồn lực quan trọng cho sự phát triển xã
hội. Vì thế, chăm sóc và phát huy tốt vai trò người cao tuổi là thể hiện bản chất
tốt đẹp của chế độ ta và đạo đức người Việt Nam, góp phần tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.


2. Luật pháp chính sách của Nhà nước
2.1.

Luật pháp liên quan đến người cao tuổi

Quan điểm trên của Đảng và Bác Hồ được thể hiện trong Hiến pháp năm

1946, Điều 14 quy định: “Những công dân già cả hoặc tàn tật không làm được
việc thì được giúp đỡ”. Điều 32 của Hiến pháp 1959 ghi rõ: “Giúp đỡ người già,
người đau yếu và tàn tật.
Mở rộng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khoẻ và cứu trợ xã hội…”. Điều 64
của Hiến pháp 1992 quy định: “…Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái. Con
cái có trách nhiệm kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ… ”. Và Điều 87 Hiến
pháp ghi rõ: “Người già, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa được
Nhà nước và xã hội giúp đỡ”.
Luật Hôn nhân và gia đình, khoản 2 Điều 36 quy định:“Con có nghĩa vụ và
quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn
tật…Và khoản 2 Điều 47 Luật này quy định: “Cháu có bổn phận… chăm sóc,
phụng dưỡng ông bà nội,ngoại”.
Luật Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã dành một chương riêng: Bảo vệ
sức khoẻ người cao tuổi … trong đó, khoản 1 Điều 41 của Luật này quy định:
“Người cao tuổi … được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh, được tạo điều kiện
thuận lợi để đóng góp cho xã hội phù hợp với sức khoẻ của mình”.
Luật Lao động quy định tại Điều 124: “Người sử dụng lao động có trách
nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ người lao động cao tuổi, không được sử
dụng người lao động cao tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm… ảnh hưởng sức
khoẻ”.
Điều 151 của Bộ luật Hình sự quy định: “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông
bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình” và Điều 152
quy định “Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng”. Bên cạnh đó, luật
cũng quy định một số tình tiết giảm nhẹ khi “người phạm tội là người già”.
2.2.

Chính sách của Nhà nước Việt Nam về người cao tuổi

Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 117/CP “Về chăm sóc
người cao tuổi và hỗ trợ hoạt động cho Hội người cao tuổi Việt Nam”. Chỉ thị

khẳng định: “Kính lão đắc thọ” là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, Đảng và
Nhà nước ta coi việc quan tâm, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của


người cao tuổi là đạo lý của dân tộc, là tình cảm và trách nhiệm của toàn đảng,
toàn dân. Các cấp chính quyền đã đề ra nhiều chính sách thể hiện sự quan tâm
đó.
Để phát huy truyền thống của dân tộc, thực hiện chủ trương chính sách của
Đảng và hỗ trợ hoạt động của Hội Người cao tuổi, Thủ tướng đã chỉ thị:
- Về chăm sóc người cao tuổi
Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng, đơn vị thuộc quyền
thường xuyên quan tâm làm tốt công tác chăm sóc người cao tuổi. Công tác này
cần được thể hiện trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn và dài
hạn của địa phương. Trong chỉ tiêu xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng cuộc
sống mới ở khu dân cư: Chỉ đạo các cơ quan văn hoá, thông tin, giáo dục và đào
tạo đẩy mạnh công tác tuyên tryền, giáo dục nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về ý
thức, thái độ và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ kính trọng người cao tuổi.
Các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước trong khi hoạch định các
kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và các chương trình quốc gia, cần chú ý bồi
dưỡng và phát huy nguồn lực người cao tuổi. Hàng năm cần dành một tỷ lệ
thích đáng ngân sách để giải quyết các vấn đề xã hội, chăm sóc, bồi dưỡng, phát
huy vai trò người cao tuổi và hỗ trợ Hội người cao tuổi.
- Đối với Hội Người cao tuổi
Hội có tư cách pháp nhân, hoạt động theo điều lệ phù hợp với Hiến pháp và
pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự hỗ trợ của Chính phủ về kinh phí và
điều kiện hoạt động.
- Đối với các Bộ, ngành
+ Nghị định số 120/CP của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị định
số 30/CP năm 2002.
+ Nghị định số 121/CP của Chính phủ năm 2003 “Về chế độ, chính sách đối

với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn” ghi rõ chế độ đối với Chủ tịch Hội
người cao tuổi cấp xã.
+ Năm 2004, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 02/ 2004/TT - BYT hướng
dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi trong đó quy định:
người cao tuổi được … chăm sóc sức khoẻ, được khám chữa bệnh khi ốm đau,
bệnh tật; được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được ưu tiên khám, chữa bệnh tại


các cơ sở y tế; Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm đảm bảo chế độ chăm
sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại địa phương. Ngành y tế chịu trách nhiệm về
chuyên môn, kỹ thuật trong chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi… Tổ chức mạng
lưới tình nguyện viên chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại nhà.Trạm y tế
xã, phường, thị trấn có trách nhiệm quản lý sức khoẻ và thực hiện chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho người cao tuổi tại địa phương. Trường hợp người cao tuổi bị
tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa bị ốm đau nhưng không đến khám, chữa
bệnh tại nơi quy định thì trưởng trạm y tế cấp xã cử cán bộ y tế đến khám, chữa
bệnh tại nơi ở của người cao tuổi hoặc báo cáo Uỷ ban nhân dân địa phương tổ
chức đưa người bệnh đến cơ sở khám, chữa bệnh… thực hiện việc ưu tiên khám
trước cho người bệnh cao tuổi (Sau trường hợp cấp cứu), phát triển các phương
pháp chữa bệnh không dùng thuốc nhất là ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh
cao tuổi.
Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế theo
quy định tại Thông tư số 24/2003 ngày 6/11/2003 của Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày
20/10/2003 của Chính phủ. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài, gia đình của người cao tuổi mua thẻ BHYT cho người cao tuổi.
Có thể nói, Thông tư 02/2004 của Bộ Y tế đã tiến một bước dài trong việc
thể chế hoá chính sách y tế cho người cao tuổi Việt Nam, tạo tiền đề quan trọng
cho việc xây dựng chính sách y tế mới cho người cao tuổi khi Luật Người cao
tuổi được Quốc hội thông qua.

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 141, năm 2004 “Về việc thành
lập Uỷ ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam”.
- Quyết định số 47, năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Về việc ban
hành quy chế quản lí và sử dụng Quỹ chăm sóc người cao tuổi”.
- Nghị định 67/CP, năm 2007 của Chính phủ “Về chính sách trợ giúp các
đối tượng bảo trợ xã hội”, trong đó có đối tượng là người từ 85 tuổi trở
lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội, được hưởng
120.000 đồng/tháng.
Bằng thực tiễn hoạt động của người cao tuổi và Hội Người cao tuổi, Hội
Người cao tuổi Việt Nam đã có những đóng góp cụ thể vào các nội dung trong
các văn bản pháp quy của Đảng và Nhà nước nêu trên. Các tổ chức Hội vừa
triển khai, vừa đúc rút kinh nghiệm, vừa tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính
quyền, từng bước bổ sung những quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách
đối với người cao tuổi. Ban Chấp hành TW Hội Người cao tuổi Việt Nam cùng
với tổ chức Hội các cấp đã trực tiếp tham gia bằng nhiều hình thức. Góp ý kiến


bằng văn bản vào các báo cáo chính trị tại Đại hội IX, Đại hội X, tham mưu
giúp Nhà nước những vấn đề cụ thể về người cao tuổi như: Thành lập Uỷ ban
Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam, xây dựng chương trình hành động Quốc
gia về người cao tuổi giai đoạn 2006 – 2010; Tổng kết 8 năm thực hiện Pháp
lệnh Người cao tuổi, chế độ trợ cấp cho người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên không
có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội, chế độ khám chữa bệnh cho người
cao tuổi, chế độ cho cán bộ Hội các cấp theo công văn 372 của Bộ Nội vụ đầu
năm 2008…
Từ ngày 1/7/2010, Luật Người cao tuổi có hiệu lực, Luật Người cao tuổi thể
hiện rất rõ nét tính ưu việt cũng như truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của
xã hội ta. Ngoài việc được Nhà nước, các tổ chức, đoàn thể chúc thọ, mừng thọ
theo quy định, người cao tuổi sẽ được chăm sóc sức khỏe thông qua việc định kì
khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đặc biệt ưu tiên cho người đủ 80 tuổi trở lên.

Các bệnh viện sẽ thành lập các khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều
trị người bệnh cao tuổi. Người cao tuổi được chăm sóc đầy đủ hơn về đời sống
tinh thần trong hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch,
hưởng phúc lợi từ các công trình công cộng và giao thông công cộng do Nhà
nước và xã hội đầu tư. Chính phủ sẽ ban hành danh mục dịch vụ mà người cao
tuổi sử dụng với mức miễn, giảm nhất định. Mặc dù đất nước còn khó khăn
nhưng Đảng, Chính phủ vẫn bố trí một phần ngân sách nhà nước để thực hiện
bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi, hộ có người cao tuổi nghèo. Theo luật mới
ban hành, người đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu và bảo hiểm xã hội sẽ
được trợ cấp hàng tháng, được hưởng bảo hiểm y tế, được hỗ trợ chi phí mai
táng khi chết... Các cơ quan nhà nước cũng có trách nhiệm tạo điều kiện tốt nhất
để người cao tuổi phát huy vai trò phù hợp với khả năng của mình thông qua
việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị, việc trực tiếp cống hiến trong khoa
học, sản xuất, kinh doanh…
Như vậy, ngoài nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, chăm sóc của gia đình,
người thân, Nhà nước có những cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp và sẽ bổ
sung, tăng dần theo xu thế đà tăng trưởng của nền kinh tế để bảo đảm chăm sóc
và phát huy vai trò của người cao tuổi
III. Thực trạng về tình hình triển khai các chính sách, chương trình,
mô hình dịch vụ hỗ trợ người cao tuổi của Việt Nam
Thực trạng đời sống của người cao tuổi
Qua số liệu điều tra về điều kiện sống của người cao tuổi ở Việt Nam năm
1998 qua điều tra 2450 người cao tuổi có thể thấy một số đặc điểm về đời sống
người cao tuổi như sau:
Về điều kiện nhà ở: Phần lớn người cao tuổi hiện còn đang sống trong ngững
ngôi nhà tạm. Điều kiện sử dụng sinh hoạt, nước sạch... và đặc biệt là các tài sản
có giá trị sinh hoạt văn hóa, đi lại và đời sống hàng ngày khác còn nhiều hạn


chế: 30% người cao tuổi ở nông thôn không có nước sạch và điện để sinh hoạt,

56% không có phương tiện dùng cho sinh hoạt, văn hóa tinh thần
Về tình trạng hoạt động thu nhập, kinh tế: Phần lớn người cao tuổi nước ta
vẫn tham gia vào các hoạt động nhằm tìm kiếm nguồn thu nhập. Tổng thu nhập
từ các nguồn trong năm bình quân của người cao tuổi nhìn chung còn thấp chỉ
khoảng 200.000 đồng/ người/ tháng. Trong đó thu nhập của người cao tuổi ở
thành thị bằng 1,9 lần thu nhập của người cao tuổi ở nông thôn. Với mức thu
nhập trên người cao tuổi chỉ đủ để đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu của bản
thân, không có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn hóa tinh thần
Về tình trạng sức khỏe: Người cao tuổi là những người thường bị các bệnh
phổ biến như huyết áp, các bệnh về thần kinh, hô hấp và các bệnh về tim mạch.
Có tới 42,75% người cao tuổi bị bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh mãn tính. Trong
đó khu vực thành thị là 56,06%, khu vực nông thôn là 35.31%. Điều này đòi hỏi
phải có công tác chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho người cao tuổi nói chung
và người cao tuổi ở thành thị nói riêng. Cần phải có chế độ chăm sóc, điều trị
kịp thời bệnh tật cho người cao tuổi nhất là các bệnh nghề nghiệp và mãn tính
Về sinh hoạt văn hóa của người cao tuổi: Trong số người cao tuổi có tỷ lệ
khá lớn người cao tuổi , đặc biệt là người cao tuổi ở nông thôn không thường
xuyên đọc báo, nghe đài hoặc xem ti vi ( trên 50%). Trong đó nguyên nhân chủ
yếu là do nghèo ( trên 65%) do không có điện ( trên 24%) do không mua được
báo ( trên 11%). Người cao tuổi không thường xuyên tham gia các hoạt động
văn hóa do địa phương, đoàn thể hoặc các tổ chức xã hội, tổ chức chiêm tỷ lệ
khá cao trong tổng số người cao tuổi ở cả thành thị và nông thôn. Do vậy để tạo
điều kiện cho nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người cao tuổi,
ngoài các chính sách, giải pháp hỗ trợ về kinh tế các cấp, các ngành, các tổ chức
cần quan tâm hỗ trợ nhiều hơn đến các hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng
đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người cao tuổi ở những vùng nông
thôn nghèo
Về đời sống tâm lý của người cao tuổi: Có 8,91% người cao tuổi đang sống
cùng với gia đình cảm thấy không được thoải mái về mặt tinh thần trong đó ở
nông thôn là 9,49% và ở thành thị là 4,11%. Tỷ lệ người cao tuổi không nhận

được sự trợ giúp thường xuyên của người khác trong đời sống hàng ngày là
7,66% trong đó người cao tuổi không nhận được sự trợ giúp thường xuyên từ
phía người khác chiếm14,15% và người cao tuổi ở nông thôn là 4,02%.Sự phát
triển của nền kinh tế thị trường cùng với quá trình mở rộng đô thị hóa đang làm


nới lỏng dần các mối quan hệ có tính truyền thống giữa gia đình, họ hàng, làng
xóm, cũng như bạn bè làm xuất hiện những mau thuẫn mới trong đời sống xã
hội tác động xấu đến tâm lý người cao tuổi. Vì vậy trong chính sách an sinh xã
hội cần đặc biệt lưu ý đến việc khơi dậy các truyền thống : “ trẻ cậy cha, già cậy
con”
Về nguyện vọng của người cao tuổi:Phần lớn người cao tuổi đều có mong
muốn được hỗ trợ khi ốm đau bệnh tật, mong muốn được quan tâm nhiều hơn
đến tinh thần ( 38,65%).Được tạo điều kiện khám chữa bệnh thường xuyên
( 30,71%). Ngoài ra người cao tuổi còn có một số nguyện vọng khác như được
quan tâm, được giao tiếp cởi mở... Ở thành thị cũng như nông thôn, miền núi
cũng như đồng bằng, ở đâu người cao tuổi cũng mong muốn được nhà nước, các
tổ chức xã hội, và cộng đồng quan tâm, giúp đỡ để có thể sống vui vẻ hơn, hạnh
phúc hơn, no đủ hơn. Nhu cầu được tham gia vào các hoạt động xã hội ở địa
phương là một trong những nhu cầu xứng đáng của người cao tuổi. Cần mở rộng
các hoạt động xã hội kêu gọi sự tham gia của người cao tuổi để người cao tuổi
tránh được cảm giác hẫng hụt và mặc cảm cho rằng mình “ vô tích sự”, “ người
thừa” khi về nhà
IV.

Đề xuât kiến nghị giải pháp với phương pháp tiếp cận của nghề
Công tác xã hội trong bối cảnh Việt Nam hiện nay

1. Các mô hình chương trình nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi tại Ninh Bình

Tính đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 112.841 người cao tuổi
trong 900.000 dân. Trong đó, nhóm NCT sống ở thành thị đang có xu hướng
sống độc thân do con cháu lo tập trung vào các hoạt động kinh tế, hojctaapj. Vì
thế, người cao tuổi và gia đình trong nhóm này đều có nhu cầu chăm sóc, nuôi
dưỡng ở tại các cơ sở dịch vụ công tác xã hội.Dodos mà thành lập Trung tâm
công tác xã hội chăm sóc người cao tuổi theo mô hình xã hội hóa là cần thiết và
phù hợp với cơ sở chính sách hiện có
Chi cục DS- KHHGĐ tỉnh đã phối hợp với ban đại diện Hội Người cao tuổi
tỉnh tập huấn thể dục dưỡng sinh: kỹ năng tư vấn và phương pháp chăm sóc
người cao tuổi tại cộng đồng cho tình nguyện viên của cacsc câu lạc bộ người
cao tuổi. Mỗi CLB được trang bị một số thiết bị y tế như máy massage cầm tay,
đèn hồng ngoại, trang thiết bị thể dục, thể thao để phục vụ việc chăm sóc sức
khỏe tại chỗ cho các cụ


Để kịp thời đáp ứng nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ NCT, Ninh bình chú trọng vấn
đề đưa nhân viên CTXH địa phương đến gia đình NCT để trực tiếp thực hiện
các dịch vụ như xác định vấn đề, giúp xây dựng kế hoạch thiết lập mối quan hệ
giữa những người cao tuổi với các thành viên gia đình, giúp họ gắn bó và tự
giác tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng, tham vấn, điều chỉnh các mối quan
hệ giữa người già và các thành viên trong gia đình, giúp họ sống hòa thuận, biết
yêu thương và kính trọng lẫn nhau
2. Những giải pháp chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
Vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở nước ta không chỉ bó hẹp trong
phạm vi y tế, mà còn bao trùm cả các vấn dề xã hội khác. Vấn đề chăm sóc sức
khỏe của người cao tuổi được thực hiện bao gồm cả các vấn đề về kinh tế xã
hội, từ phòng bệnh đến chữa bệnh
a. Nhóm giải pháp bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trên lĩnh vực sản xuất
Phần lớn người cao tuổi ở nước ta vẫn đang tham gia vào các hoạt động kinh
tế để tìm kiếm thu nhập vì vậy mà tình trạng sức khỏe của họ bị giảm sút rất

nhanh vì vậy cần phải tiến hành một số giải pháp sau để bảo vệ sức khỏe của
người cao tuổi
- Xúc tiến các hình thức lao động phù hợp với nhu cầu, năng lực, tình trạng
sức khỏe hiện thời của người cao tuổi
- Nghiêm cấm các hành vi phân biệt với những người lao động là người
cao tuổi, các hành vi lạm dụng người cao tuổi, đuổi việc người cao tuổi khi
người cao tuổi gặp ốm đau
- Tạo ra nhiều hoạt động kinh tế đặc biệt là cacsc hoạt động kinh tế phù
hợp với khả năng, trình độ, tình hình sức khỏe của người cao tuổi
- Loại trừ mọi sự ràng buộc đối với những người lao động là người cao
tuổi. Khi họ không thể hoàn thành số thời gian lao động , sản phẩm phải sản
xuất
- Khuyến khích các hình thức bảo hiểm mềm dẻo hơn các hình thức bảo
hiểm bắt buộc để người cao tuổi có thể tự nguyện tham gia và được bảo vệ
quyền lợi


- Tạo điều kiện về đất đai, tư liệu sản xuất để người cao tuổi có thể tham
gia vào các hoạt động sản xuất và với kinh nghiệm sống của mình góp phần xây
dựng kinh tế đất nước
- Hỗ trợ, mở rộng các chính sách phù hợp khuyến khích các cơ sở dạy nghề
của người cao tuổi để người cao tuổi có cơ hội truyền đạt các kinh nghiệm sống
của mình tới thế hệ trẻ
b. Nhóm giải pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên lĩnh vực đời
sống vật chất chung
- Đảm bảo mức sống tối thiểu cho người cao tuổi và gia đình họ để người
cao tuổi có thể tiếp tục sống và sống có ích
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân có những chương trình hoạt động
nhằm chăm sóc người cao tuổi đặc biệt là người cao tuổi cô đơn
- Xây dựng và tạo sự thích nghi của hệ thống bảo hiểm với mọi thành phần

của người cao tuổi nhằm đảm bảo sự bình đẳng giữa những người cao tuổi
- Tạo mối quan hệ tương hỗ giữa các thế hệ, xóa bỏ mọi sự ngăn cách, hạn
chế sự lệ thuộc của người cao tuổi vào thế hệ trẻ
- Xây dựng các hình thức tổ chức nhằm khuyến khích người cao tuổi dành
dụm, tiết kiệm cho tuổi già
c. Nhóm giải pháp và bảo về và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
- Phát triển những hệ thống dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và chữa trị một
cách hiệu quả các bệnh lý của người cao tuổi
- Khuyến khích các biện pháp chữa bệnh sớm và các biện pháp phòng ngừa
để tránh bệnh tật khi về già và tránh già trước tuổi
- Khuyến khích sự kết hợp giữa các dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội
- Xúc tiến các hoạt động hướng dẫn người cao tuổi tự chăm sóc bản thân ở
những nơi cần thiết
- Phát triển tiềm năng và công nghệ câng thiết cho những người cần giáo
dục, chăm sóc về sức khỏe
- Nghiên cứu các bệnh lý liên quan đến tuổi già và có các biện pháp phòng
chống thích hợp


- Phát triển và mở rộng các dịch vụ y tế thuận lợi để người cao tuổi có điều
kiện được chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh tật
d. Nhóm giải pháp chăm sóc sức khỏe trên lĩnh vực văn hóa, thể dục,
thể thao
- Phát triển và tăng cường việc học tập của người cao tuổi, có những hình
thức đào tạo cho người cao tuổi, xóa bỏ mọi ình thức phân biệt, tạo diều kiện để
người cao tuổi tiếp cận với hệ thống giáo dục
- Xúc tiến việc giáo dục những vấn đề liên quan đến tuổi già đặc biệt là quá
trình lão hóa công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
- Tạo điều kiện thuận lợi để người cao tuổi tham gia vào các hoạt động văn
hóa thể dục, thể thao, tham gia vào các tổ chức xã hội và tham gia để đưa ra

được quyết định liên quan trực tiếp đến bản thân mình
- Nghiên cứu, phát triển các loại hình thể dục thể thao phù hợp với thể lực,
đặc điểm sức khỏe của người cao tuổi


KẾT LUẬN
Hiện nay, người cao tuổi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
đang có xu hướng tăng nhanh. Đây là mối quan tâm chung của nhiều quốc gia.
Ở Ninh Bình trong các vấn đề của người cao tuổi thì vấn đề chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi là một vấn vấn đề đáng quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi ở nước ta hiện nay nó vừa mang ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội mà còn
mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc
Để giải quyết vấn đề sức khỏe của người cao tuổi hiện nay chúng ta cần phải
có những biện pháp đúng đắn, khoa học và có tính khả thi để chăm sóc sức khỏe
cho người cao tuổi được tốt hơn nhằm tạo ổn định cuộc sống của người cao tuổi
và giúp họ hưởng trọn niềm vui tuổi già
Người cao tuổi là lớp người có nhiều cống hiến cho xã hội, tích lũy được
nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, là kho tàng kiến thức quý báu. Do vậy, họ
cần phải được tôn trọng và ứng xử thích hợp, thể hiện truyền thống nhân ái và
thủy chung mà nền văn hóa Việt Nam luôn luôn đề cao. Tôn trọng và chăm sóc
người cao tuổi cũng có nghĩa là tạo điều kiện cho họ có thể tiếp tục phát huy
những kinh nghiệm sống mà họ tích lũy được góp phần xây dựng xã hội mới
trong những hoàn cảnh thích hợp
Toàn Đảng toàn dân hãy tích cực tham gia chăm sóc người cao tuổi, đặc biệt
là chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Một tuổi già vui vẻ và có ích trước hết
phải là một tuổi già có sức khỏe


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiên cứu xã hội về người cao tuổi Việt Nam, nhìn lại một chặng

đường
2. Chính sách với người cao tuổi
3. Báo người cao tuổi
4. Giáo trình công tác xã hội với người cao tuổi
5. Khảo sát thực trạng người cao tuổi



×