Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Tìm hiểu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.48 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA KINH TẾ
------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN NINH PHƯỚC
TỈNH NINH THUẬN

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Thích
Sinh viên thực hiện:

Kiều Thanh Điệp

Ngành học:

Kinh tế nông lâm

Khóa học:

2004-2008

ĐăkLăk, tháng 05 năm 2008


Phần thứ I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.


Mô hình kinh tế trang trại (KTTT) đang là một hướng đi mới, đúng đắn và có
rất nhiều khả năng phát triển mở đường cho nông nghiệp nông thôn ở các nước
đang phát triển bước vào thời kỳ CNH - HĐH.
Hiện nay, KTTT trở thành một hình thức tổ chức sản xuất phổ biến trong hệ
thống nông nghiệp nhiều nước trên thế giới. Tùy theo điều kiện của từng nước, KTTT
được hình thành và phát triển rất khác nhau. Nhưng mô hình KTTT đã và đang là
thành phần chính trong sản xuất nông nghiệp tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và xã hội. Trong quá trình phát triển KTTT
ở mỗi nước trên thế giới đã chứng minh được rằng: trang trại gia đình là một loại
hình sản xuất kinh doanh bền vững, có nhiều ưu việt phù hợp với yêu cầu của nền sản
xuất nông nghiệp cũng như trong nền kinh tế - xã hội của mỗi nước.
Nước ta là một nước sản xuất nông nghiệp lâu đời, ngành nông nghiệp là một
ngành sản xuất giữ vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, một ngành
đến nay chưa có ngành nào thay thế được. Khi đề cập đến nông nghiệp là đề cập đến
nông thôn và nông dân, đây là lực lượng chính đông đảo nhất phục vụ trong ngành
nông nghiệp. Nước ta có địa bàn nông thôn rộng lớn, với số dân trên 80% sinh sống ở
nông thôn và trên 70% lực lượng lao động xã hội làm việc ở khu vực này.
Qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế của nước ta đã thu được nhiều thành tựu
đáng kể trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp, nước ta đã trở
thành một quốc gia sản xuất nông nghiệp hàng hóa cao không những phục vụ nhu
cầu tiêu dùng trong nước mà còn cho xuất khẩu với số lượng và chất lượng ngày
càng cao. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển yêu cầu của việc đẩy nhanh CNH HĐH đất nước đòi hỏi các hình thức kinh tế phải có sự biến đổi cả lượng và chất.
Theo xu thế đó, KTTT với tư cách là hình thức kinh tế quá độ ở mức cao của nông
hộ đang hình thành và phát triển mạnh mẽ trên mọi miền đất nước, đặc biệt là
những khu vực miền núi, đồng bằng và ven biển với các ngành sản xuất nông - lâm

2


- ngư nghiệp mà quy mô phổ biến là KTTT gia đình và hình thức kinh tế này đã góp

phần thay đổi thực sự bộ mặt phát triển của các vùng lãnh thổ.
KTTT đang là xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế nông hộ sản xuất hàng
hóa. Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (tháng 4/1998) và Nghị quyết Hội nghị Trung
ương 6 (khóa VI) của BCHTW Đảng (tháng 3/1989) đã xác định: Gia đình xã viên
cũng trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ. Tức là, hộ nông dân (nông hộ) trong cả
nước phải huy động mọi khả năng sẵn có về lao động, vật tư, tiền vốn để đầu tư sản
xuất trên 90% diện tích đất canh tác.
Nghị quyết TW (khóa 7, 1993) đã đề ra chủ trương: “Khuyến khích các
thành phần kinh tế đầu tư phát triển các trại giống mới có hiệu quả kinh tế cao khai
thác đồi núi trọc, bãi bờ ven biển, NTTS, đánh bắt ngoài khơi, xây dựng các nông lâm - ngư nghiệp với quy mô thích hợp.”
Nghị quyết 06 ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị đã viết: “ Ở nông thôn hiện nay
đang phát triển mô hình trang trại nông nghiệp phổ biến là kinh tế hộ sản xuất hàng
hóa quy mô lớn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu, sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, một bộ phận trang trại ngoài lao động của gia đình có thể thuê
thêm lao động để sản xuất kinh doanh, quy mô diện tích canh tác xung quanh mức
hạn điền của từng vùng theo quy định của pháp luật”.
Ngoài ra, còn nhiều Nghị quyết, chính sách khác có liên quan đến KTTT. Tuy
nhiên, KTTT ở nước ta hiện nay còn phát triển một cách tự phát, chưa có một định
hướng cụ thể, các chủ trang trại thường gặp khó khăn, lúng túng khi đứng trước
những biến động của thị trường.
Ninh Thuận là một tỉnh nằm ở cực Nam của khu vực Duyên hải Miền Trung,
cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước. Trong những năm qua, KTTT ở
tỉnh Ninh Thuận không ngừng phát triển, góp phần đáng kể trong việc chuyển dịch
cơ cấu kinh tế và giảm áp lực về việc làm cho người lao động ở các địa phương.
Đây là cơ sở để tỉnh Ninh Thuận xây dựng đề án phát triển KTTT đến năm 2010
với theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với nền kinh tế hội nhập.
KTTT ở Ninh Phước trong thời gian qua phát triển không ổn định, với sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhưng chủ yếu vẫn là trang trại của hộ gia
đình nông dân. Theo thống kê đến ngày 31/12/2006 toàn huyện có tổng cộng 408


3


trang trại, trong đó: có 6 trạng trại cây hàng năm, 10 trang trại cây lâu năm, 280
trang trại chăn nuôi, 112 trang trại nuôi trồng thuỷ sản. Phần lớn các trang trại tập
trung khai thác lợi thế của các vùng đất trống đồi trọc, bãi triều, bãi cát ven đầm ven
biển, để phát triển sản xuất hàng hoá và năng động trong cơ chế mới.
Cùng với các địa phương khác trong tỉnh, vài năm gần đây KTTT ở huyện
Ninh Phước đã có bước phát triển khá cả về số lượng lẫn chất lượng. Hoạt động của
KTTT cùng với các thành phần kinh tế khác đã có đóng góp đáng kể vào tăng
trưởng và phát triển kinh tế chung của huyện, góp phần tăng thu nhập và tạo thêm
việc làm trong nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, quá trình hình thành và phát triển
KTTT cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế và mâu thuẫn cần được xem xét lại để giải
quyết cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhận thức
được tầm quan trọng của vấn đề và để góp phần vào việc nghiên cứu, tổng kết đánh
giá một cách tương đối chính xác về tình hình phát triển KTTT tại huyện Ninh
Phước trong thời gian tới. Xuất phát từ thực tiễn trên, với sự hướng dẫn của thầy
Nguyễn Văn Thích tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Tìm hiểu thực trạng và giải
pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận” làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu KTTT nhằm xác định đúng bản chất của nó trong cơ chế thị
trường.
 Đánh giá thực trạng của việc sử dụng các nguồn lực: đất đai, lao động, vốn,
tư liệu sản xuất của các trang trại trên địa bàn huyện.
 Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại trên địa bàn huyện.
 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các
trang trại trên địa bàn huyện Ninh Phước.
 Đánh giá thuận lợi, khó khăn, triển vọng phát triển và đưa ra những giải pháp

cho tình hình phát triển kinh tế trang trại của huyện trong thời gian tới.

1.3. Phạm vi nghiên cứu.
1.3.1. Phạm vi về nội dung:
Thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.
 Thông tin chung của các chủ trại.
4


 Các yếu tố sản xuất của trang trại (đất đai, lao động, vốn, tư liệu sản xuất).
 Quy mô cơ cấu đầu tư của các trang trại.
 Mức trang bị tư liệu sản xuất ở các trang trại.
 Vấn đề tiếp cận khoa học kỹ thuật - công nghệ và quản lý sản xuất kinh
doanh, tiêu thụ sản phẩm của trang trại.
 Tình hình thu chi và lợi nhuận của các trang trại.
 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.
 Thuận lợi, khó khăn và triển vọng phát triển của kinh tế trang trại trên địa
bàn huyện.
1.3.2. Phạm vi về thời gian.
Số liệu nghiên cứu từ năm: 2005, 2006, 2007.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 04/2008 đến tháng 06/2008.
1.3.3. Phạm vi về không gian.
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận.

5


Phần thứ II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lý luận.

Trong suốt quá trình học và nghiên cứu các môn học như Triết học, kinh tế
chính trị học. C.Mac phân chia lịch sử xã hội loài người là một quá trình thay thế
lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội, là một phạm trù lịch sử nhất định. Do đó,
chúng đã xuất hiện rồi phát triển mạnh mẽ và sau đó suy vong, thay thế chúng bằng
một hình thái kinh tế xã hội cao hơn, gắn liền với mỗi hình thái kinh tế xã hội là
một trình độ phát triển của một phương thức sản xuất phù hợp. Trong mối quan hệ
biện chứng giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất phải phù hợp với nhau,
KTTT không tồn tại trong hình thái kinh tế xã hội công xã nguyên thủy, khi chuyển
sang kinh tế xã hội nông nô, phong kiến thì mầm móng KTTT được xuất hiện. Sự
phân hóa giai cấp dẫn đến trong xã hội đã hình hành quá trình tích tụ ruộng đất và
sử dụng lao động làm thuê. Quá trình tích tụ ruộng đất và sử dụng lao động làm
thuê là mầm móng cho sự xuất hiện KTTT ở thời kỳ này. Quan hệ sản xuất hàng
hóa ra đời như một chất xúc tác thúc đẩy quá trình phát triển KTTT.
2.1.1. Các khái niệm về trang trại và kinh tế trang trại.
 Trang trại.
Trang trại được hiểu về mặt kinh tế như sau: “Trang trại là một hình thức tổ chức
sản xuất cơ sở trong nông - lâm - ngư nghiệp có mục đích là sản xuất hàng hoá, tư
liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập,
sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập
trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật tương đối
cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”.
 Kinh tế trang trại.
Hiện nay KTTT là vấn đề không còn mới mẻ đối với các nước phát triển và đang
phát triển, đối với Việt Nam hình thức KTTT là một vấn đề tương đối phức tạp và
còn nhiều bỡ ngỡ ban đầu. Việc nhận thức chưa đầy đủ về KTTT là một điều không
thể tránh khỏi, trên cơ sở nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn về hình thức

6



KTTT trên thế giới và Việt Nam nhiều nhà học giả đã đưa ra các khái niệm về trang
trại nhưng cũng bao gồm nhiều ý kiến quan điểm khác nhau.
Theo Nghị Quyết của Chính Phủ số 03/2000/NQ-CP, trên cơ sở tổng kết thực
tiễn tình hình phát triển của các trang trại trong thời gian qua và căn cứ vào chủ
trương đối với KTTT đã được nêu trong NQ Hội nghị lần thứ 4 của BCHTW Đảng
(10/1997) và Nghị quyết số 06 ngày 10/11/1998 của Bộ chính trị về phát triển Nông
nghiệp và nông thôn, thì KTTT được định nghĩa tóm tắt như sau: KTTT là hình
thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ
gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng
trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu
thụ nông, lâm, thuỷ sản.
Phát triển KTTT nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật, kinh
nghiệm quản lý góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu
nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo, phân bổ lại lao động,
dân cư, xây dựng nông thôn mới.
Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá
trình phân công lao động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp
sang làm các ngành phi nông nghiệp và nông thôn.
Những ưu thế của KTTT so với kinh tế nông hộ thể hiện qua những đặc trưng của
nó:
Một là: chuyên môn hóa, tập trung hóa sản xuất hàng hóa và dịch vụ theo
nhu cầu của thị trường. Đây là một đặc trưng cơ bản của KTTT so với kinh tế nông
hộ. Trong đó, giá trị sản phẩm hàng hóa là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá về quy mô
trang trại. Quy mô trang trại thường lớn hơn nhiều so với quy mô kinh tế hộ và có
tỷ suất hàng hóa cao. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu gián tiếp như: ruộng đất, vốn, lao
động…ruộng đất và vốn được tích tụ hơn gấp nhiều lần kinh tế hộ.
Hai là: có nhiều khả năng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất kinh
doanh vì trang trại có vốn và lãi nhiều hơn nông hộ, là yếu tố quan trọng để nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh.
Ba là: các trang trại vừa sử dụng nguồn lao động vốn có của gia đình vừa có

thuê mướn lao động quanh năm hoặc trong từng thời vụ.

7


Bốn là: các chủ trại là người có ý chí làm giàu, có phương pháp và nghệ
thuật trong quản trị, biến những ý chí làm giàu thành hiện thực và có những điều
kiện nhất định để tạo lập trang trại.
 Hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân bổ. Có nghĩa là hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi
xem xét việc sử dụng nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu chỉ đạt một trong hai yếu tố
trên thì đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế.
- Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm đạt được trên đơn vị chi phí đầu vào
hoặc nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hoặc công
nghệ áp dụng vào sản xuất. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất
đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng các nguồn
lực thể hiện qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa yếu tố đầu vào với nhau
và giữa các sản phẩm ra các quyết định sản xuất.
- Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố sản phẩm và các
yếu tố đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu được trên một đồng chi
phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Thực chất hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ
thuật tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và đầu ra. Vì thế nó còn được gọi là
hiệu quả giá.
Kết quả (hữu ích) là đại lượng vật chất tạo ra do mục đích con người, được
biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào từng mục đích cụ thể.
Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh cả về số tương đối và tuyệt đối
giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế đi liền với nội
dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất tức là giảm tối đa chi phí bỏ ra trên
một đơn vị sản tạo ra.

2.1.2. Các đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại.
Từ những khái niệm trên với các quan điểm khác nhau dưới góc độ lý luận hay
thực tiễn thì KTTT có những đặc trưng riêng của nó.
 Tính chất của sản xuất hàng hóa.
 Sản xuất hàng hóa là chức năng chính của KTTT.

8


 Giá trị tổng sản phẩm hàng hóa là chỉ tiêu trực tiếp đánh giá quy mô trang
trại.
 Tỷ suất hàng hóa cao, thường trên 71%.
 Các chỉ tiêu về ruộng đất, vốn, lao động lớn hơn nhiều so với kinh tế tiểu
nông.
 Quy mô ruộng đất lớn liền vùng và liền khoảnh.
 Đặc điểm của chủ trang trại.
 Trang trại là một doanh nghiệp do chính nông dân hay chủ gia đình là chủ
trại.
 Nhiệm vụ của chủ trang trại là điều hành sản xuất và trực tiếp tham gia vào
sản xuất.
 Chủ trang trại là người có ý chí làm giàu, có kinh nghiệm và hiểu biết về sản
xuất kinh doanh nông nghiệp, nắm bắt được nhu cầu của thị trường.
 Đặc trưng lao động trong trang trại.
 Chủ yếu là lao động gia đình.
 Một phần thuê mướn công nhân hoặc hợp đồng thời vụ.
 Tập thể lao động chính và phụ ở đây có mối quan hệ huyết thống với nhau.
 Lao động được tổ chức gọn nhẹ, đơn giản, quản lý điều hành linh hoạt, dễ
dàng, đạt hiệu quả cao.
 Đặc điểm quy mô ruộng đất và phương hướng sản xuất.
 Không nhất thiết phải có quy mô diện tích nhiều.

 Quy mô sản xuất trang trại không cố định theo thời gian và thay đổi theo
từng vùng sản xuất
 Đặc điểm các loại hình kinh tế trang trại.
• Loại hình theo hình thức tổ chức quản lý.
Trang trại gia đình độc lập.
Trang trại hợp doanh theo cổ phần.
Trang trại ủy thác.
• Loại hình theo cơ cấu sản xuất.
Trang trại kinh doanh tổng hợp.
Trang trại sản xuất chuyên môn hóa.
9


• Loại hình theo tính chất sở hữu tư liệu sản xuất.
Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất.
Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất.
Chủ trang trại thuê toàn bộ tư liệu sản xuất.
2.1.3. Tiêu chí về phân loại kinh tế trang trại.
Theo quy định tại thông tư liên bộ số 69/2000/TTLB/BNN - TCTK ngày
26/03/2000 của Bộ NN& PTNT và tổng cục thống kê thì một trang trại phải đạt
được cả hai tiêu chí sau đây:
+ Tiêu chí 1: giá trị hàng hóa và dịch vụ bình quân một năm.
• Đối với các tỉnh phía Bắc và Duyên hải Miền Trung từ 40 triệu đồng trở lên.
• Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50 triệu đồng trở lên.
+ Tiêu chí 2: có quy mô sản xuất tương đối lớn so với mức trung bình kinh tế hộ tại
địa phương, tương đối với từng ngành sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản và vùng kinh tế.
 Đối với trang trại trồng trọt.
Đối với trang trại cây hàng năm thì diện tích ở miền Bắc và miền Trung phải từ
2 ha trở lên, miền Nam từ 3 ha trở lên.

Đối với trang trại trồng cây lâu năm từ 3 ha trở lên đối với các tỉnh phía Bắc và
Duyên hải Miền Trung. Còn 5 ha trở lên đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên.
 Đối với trang trại chăn nuôi.
Chăn nuôi đại gia súc: (trâu, bò) nếu chăn nuôi sinh sản và lấy sữa thì có thường
xuyên 10 con trở lên còn chăn nuôi lấy thịt có thường xuyên 50 con trở lên.
Chăn nuôi gia súc: (lợn, dê) nếu chăn nuôi sinh sản có thường xuyên đối với lợn
là 20 con trở lên, đối với dê, cừu từ 100 con trở lên, dê thịt từ 200 con trở lên.
Chăn nuôi gia cầm: (gà, ngang, ngỗng) có thường xuyên từ 2.000 con trở lên
(không tính số ngày con dưới 7 ngày tuổi).
 Đối với trang trại nuôi trồng thủy sản.
Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản có từ 2 ha trở lên riêng đối với nuôi
tôm thịt theo kiểu công nghiệp thì từ 1 ha trở lên.

10


 Đối với trang trại cho các loại sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản có tính chất đặc thù như: trồng hoa, cây cảnh, nuôi ong, giống thủy sản, đặc sản
thì tiêu chí xác định là giá trị sản lượng hàng hóa (thuộc tiêu chí một).
2.1.4. Vai trò, vị trí của kinh tế trang trại đối với sự nghiệp CNH - HĐH nông
nghiệp nông thôn.
Trang trại (hay nông trại, lâm trại, ngư trại..) có vị trí quan trọng trong nông
nghiệp nông thôn.
Là tế bào của nền nông nghiệp hàng hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của
hệ thống nông nghiệp, là hình doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra nông sản hàng hóa
cho xã hội, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, với quy luật sinh học và các quy luật
sản xuất hàng hóa.
Là đối tượng để tổ chức lại nền nông nghiệp, đảm bảo thực hiện chiến lược
phát triển nền nông nghiệp hàng hóa thích ứng với sự hoạt động của các quy luật
kinh tế thị trường.

KTTT đã và đang “đánh thức dậy” nhiều vùng đất hoang hóa đồi núi trọc, sử
dụng một phần sức lao động dư thừa tại chỗ để sản xuất ra nông sản hàng hóa.
KTTT có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, bảo vệ và phát triển môi
trường, xây dựng và phát triển nông thôn mới.
Trang trại là hình thức tổ chức quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới, ở các
nước đang phát triển trang trại gia đình có vai trò to lớn quyết định trong việc sản
xuất nông nghiệp. Ở nước ta KTTT chủ yếu là trang trại gia đình mặc dù mới phát
triển trong những năm gần đây song vai trò tích cực và quan trọng của KTTT đã thể
hiện rõ nét cả về kinh tế cũng như về mặt xã hội và môi trường. KTTT có vai trò cụ
thể như sau:
 Vai trò khai thác vốn trong dân.
Về cơ cấu của các trang trại chủ yếu là vốn tự có chiếm 99,7% phần còn lại là
vay ngân hàng và vay khác. Sở dĩ phần vốn vay ngân hàng ít là các trang trại không
thể đem đất đi thế chấp, hơn nữa cơ chế và thủ tục vay ngân hàng rườm rà, khó
khăn, không có nguồn vốn vay dài hạn. Mà sản xuất nông nghiệp thì chu kỳ sản
xuất rất dài đặc biệt là cây công nghiệp. Do đó để thực hiện tốt các chủ trang trại

11


phải huy động các nguồn lực của mình đây là nguồn vốn rất lớn mà các cơ quan
chức năng chưa có biện pháp để huy động vốn.
 Vai trò giải quyết việc làm.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài giải quyết việc làm cho lao động
trong gia đình, các trang trại còn thuê lao động bên ngoài từ 3 đến 4 lao động
thường xuyên và thuê rất nhiều công lao động thời vụ tham gia trực tiếp sản xuất.
Đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc giải quyết nguồn lao động dư
thừa trong nông thôn hiện nay, qua đó cải thiện đáng kể mức sống của người dân.
 Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong sản xuất nông nghiệp nông thôn các trang trại góp phần chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục
tình trạng manh mún, tạo nên những vùng chuyên môn hoá, tập trung hoá, thâm
canh hoá. Mặt khác qua vai trò chuyển dịch cơ cấu KTTT thúc đẩy công nghiệp chế
biến nông, lâm, thuỷ hải sản ở nông thôn.
 Vai trò sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Phát triển KTTT đang được các cơ quan quản lý và người dân quan tâm đặc biệt
là chủ trương phủ xanh đất trống đồi núi trọc của Đảng và Nhà nước với các
chương trình 327, 120…các trang trại được hình thành và phát triển ngày càng rõ
nét trong những năm gần đây, các hộ nhận trồng, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng trồng và
rừng tự nhiên. Được khai thác sản phẩm phụ và được trồng xen cây công, nông
nghiệp ở những tán rừng thưa để tạo ra thu nhập cho người dân ở nông thôn.
2.1.5. Nguồn gốc hình thành và phát triển kinh tế trang trại.
Nguồn gốc hình thành:
Theo các nhà nghiên cứu về tình hình KTTT ở các nước đang phát triển, các
trang trại thường trải qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Tự cấp tự túc.
+ Giai đoạn 2: Kinh doanh tổng hợp dựa vào lao động thủ công.
+ Giai đoạn 3: Thực hiện chuyên môn hóa trên cơ sở lao động cơ khí.
Trên phạm vi cả nước, có thể các trang trại của nước ta đang ở giai đoạn 2,
kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài dựa vào lao động thủ công. Một số địa
phương có điều kiện thuận lợi có thể đã chuyển sang giai đoạn 3 là giai đoạn thực

12


hiện chuyên môn hóa nhưng trình độ cơ khí hóa ở đây còn thấp và vẫn kết hợp với
kinh doanh tổng hợp.
Ở nước ta nói chung và huyện Ninh Phước nói riêng các trang trại có xu
hướng hình thành từ những nguồn gốc sau:
Thứ nhất: các hộ nông dân đi xây dựng vùng kinh tế mới hay các hộ tại địa

phương được giao đất sản xuất nông lâm ngư nghiệp với quy mô đủ lớn để lập trang
trại trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, trồng rừng, nuôi
trồng thủy sản, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm.
Thứ hai: các hộ nông dân lập trang trại trên cơ sở tập trung ruộng đất thông
qua nhận chuyển nhượng và chuyển đổi quyền sở hữu đất cho nhau để có quy mô
ruộng đất đủ lớn để lập trang trại.
Thứ ba: các hộ nông dân thuê đất của HTX hay chính quyền địa phương
dưới hình thức nhận thầu diện tích ruộng đất, mặt nước để sản xuất và lập trang trại.
Thứ tư: một số công nhân viên chức, bộ đội, công an về hưu hay phục viên
chuyển về địa phương có điều kiện về vốn và có khả năng tổ chức sản xuất lập trang
trại. Qua đó xu hướng hình thành trang trại diễn ra không đồng đều giữa các vùng,
do các vùng có điều kiện khác nhau về đất đai, dân số, nguồn vốn, tư liệu sản xuất,
đường xá giao thông, cơ sở hạ tầng…
Xu hướng phát triển:
Thứ nhất: trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông lâm
ngư nghiệp và sự hình thành, phát triển trang trại trong nền nông nghiệp nhiều
thành phần ở nước ta là tất yếu. Trang trại có vai trò quan trọng trong sự nghiệp
CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Việc khẳng định và thừa nhận địa vị pháp lý
của trang trại là yếu tố quan trọng để cho các chủ trang trại có thể hình thành và
phát triển thuận lợi trong các thời kỳ khác nhau của xã hội.
Thứ hai: nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần cho nên các
trang trại chỉ có thể phát triển được trên cơ sở ngày càng sản xuất ra nhiều hàng hóa
theo yêu cầu của thị trường. Trang trại ở nước ta chủ yếu là trang trại gia đình hình
thành chủ yếu từ kinh tế hộ, vốn và nguồn nhân lực chủ yếu là của gia đình nên đó
cũng là động lực phát triển kinh tế trang trại lâu dài và bền vững.

13


Thứ ba: những trang trại ở nước ta được hình thành và phát triển trong điều

kiện nền nông nghiệp còn nhiều hạn chế về trình độ KHKT, diện tích đất bình quân
trên đầu người thấp so với thế giới. Muốn phát triển KTTT phải đồng thời tích tụ và
tập trung diện tích đất và nâng cao trình độ kỹ thuật, thâm canh, tăng cường hợp tác
và cạnh tranh lành mạnh có hiệu quả.
Thứ tư: trong điều kiện hiện nay để tạo điều kiện cho các trang trại phát triển
theo các xu hướng trên thì Đảng và nhà nước cần có những chính sách vĩ mô phù
hợp để giúp đỡ cho các trang trại có điều kiện phát triển. Đặc biệt là chính sách
ruộng đất, đầu tư, cho vay vốn trung và dài hạn, chính sách phát triển công nghiệp
chế biến, chủ trương đưa KHKT vào sản xuất, chính sách thuế phù hợp đến các chủ
trang trại để họ có thể phát triển ổn định và lâu dài.
2.1.6. Tầm quan trọng của việc phát triển KTTT trong nền kinh tế thị trường ở
nước ta.
KTTT- xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa.
Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (tháng 4/1998) và nghị quyết hội nghị TW 6 (khóa
VI) của BCHTW Đảng (tháng 3/1989) đã xác định: Gia đình xã viên cũng trở thành
những đơn vị kinh tế tự chủ. Tức là, hộ nông dân (nông hộ) trong cả nước phải huy
động mọi khă năng sẵn có về lao động, vật tư, tiền vốn để đầu tư sản xuất tren 90%
diện tích đất canh tác.
10 năm sau, kết quả đã sản xuất ra được 98% tổng sản lượng thóc, 99% sản
lượng rau, 95% sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày và 97% sản lượng chăn nuôi
gia súc, gia cầm đáp ứng cho nhu cầu xã hội. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp và đời
sống nông thôn nhìn chung đã dạt được những kết quả cao hơn hẳn những thời kỳ
trước đó.
Mặc dù vậy, đến 1991, tỷ trọng nông sản hàng hóa của nông dân còn rất
thấp, mới có 19,09%. Nguyên nhân của tình trạng trên là vì quy mô và những điều
kiện phát triển sản xuất hàng hóa của kinh tế nông hộ như: ruộng đất, vốn, kỹ thuật,
thị trường..bị hạn hẹp, dẫn đến năng suất lao động thấp. Về cơ bản, sản phẩm làm ra
mới đủ để tự cung tự cấp, sản phẩm hàng hóa là rất ít. Đây cũng là một đặc điểm tất
yếu của kinh tế tiểu nông, hay cũng có thể nói là giới hạn của kinh tế nông hộ.


14


Muốn thoát khỏi những giới hạn về sản xuất nông sản hàng hóa của kinh tế
nông hộ, trong quá trình đổi mới, cần phải khuyến khích phát triển nền kinh tế hàng
hóa từ trình độ thấp lên trình độ cao để phù hợp với những quy luật hoạt động của
nền kinh tế thị trường. Thực ra kinh tế nông hộ ở nước ta đã và đang diễn ra 2 xu
hướng: Vừa phát triển nền kinh tế hàng hóa vừa phân cực thành nông hộ giàu và
nông hộ nghèo. Nông hộ giàu từng bước phát triển thành những trang trại sản xuất
hàng hóa có quy mô kinh doanh hợp lý.

2.2. Cơ sở thực tiễn.
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới.
Các tư liệu sử học cho thấy hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp độc lập
trên mảnh đất đủ lớn (được gọi dưới nhiều hình thức khác nhua như: nông trại, đồn
điền, điền trang…) đã xuất hiện từ thời chế độ nô lệ. Như vậy, trang trại với hình
thức tổ chức sản xuất nông nghiệp lớn hình thành khá lâu đời trên thế giới.
Hình thức KTTT chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ và phát huy tính ưu việt của
nó khi các nước trên thế giới chuyển từ nền kinh tế hàng hóa giản đơn sang nền
kinh tế thị trường.
Ở Châu Âu kinh tế gia đình phát triển đầu tiên ở một số nước Tây Âu là
những nước đi đầu trong những cuộc cách mạng chủ nghĩa lần thứ nhất sau đó đến
các nước Bắc Âu, Nam Âu và Đông Âu. KTTT ở Tây Âu thời gian đầu phát triển
theo hướng răng số lượng và khi chủ nghĩa hóa đạt trình độ cao thì số lượng trang
trại giảm và quy mô trang trại tăng.
Ở Pháp và Đức vào đầu thế kỷ XX mỗi nước có trên 5,5 triệu trang trại quy
mô bình quân khoảng 6 triệu ha. Đến năm 1955 trang trại ở Pháp giảm xuống còn
2.285 triệu trang trại với quy mô bình quân14 ha đến năm 1989 chỉ còn 982 trang
trại với quy mô bình quân 29ha. Còn ở Đức năm 1949 có 2051 trang trại với quy
mô bình quân là 11ha đến năm 1985 chỉ còn 983 trang trại với quy mô bùnh quân là

15ha. Như vậy, bình quân số trang trại ở Pháp giảm đi 2,5% và quy mô tăng 2,2%,
ở Đức số trang trại giảm 2,1%/năm và quy mô tăng 0,9%/năm.
Các nước khác ở Bắc Âu KTTT cũng phát triển theo quy luật diễn ra ở Tây
Âu. Loại hình phổ biến ở Châu Âu là trang trại gia đình độc lập với quy mô nhỏ,
vừa và lớn chủ yếu là sử dụng lao động gia đình, số lao động thuê ngoài không
15


nhiều chỉ chiếm 5-10% tổng số lao động trong nông nghiệp vì sản xuất của các
trang trại đã được công nghiệp hóa ở mức cao.
Trang trại gia đình đã ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ KHKT tạo ra cây
trồng vật nuôi, năng suất lao động cao, sản xuất ra khối lượng hàng hóa lớn với tỷ
suất hàng hóa cao đưa khu vực Tây Âu từ chổ thiếu lương thực, thực phẩm thời kỳ
chiến tranh thế giới thứ II đến năm 1980 trở thành khu vực xuất khẩu lương thực,
thực phẩm.
Ở Bắc Mỹ kinh tế gia đình cũng gắn liền với quá trình công nghiệp hóa trước
hết là ở Mỹ và Canada. Ở Mỹ số lượng trang trại gia đình đang ở thời gian đầu của
công nghiệp hóa tăng về số lượng. Khi CNH đạt trình độ cao thì số lượng trang trại
giảm và quy mô tăng. Trang trại gia đình ở Mỹ đạt trình độ CNH cao, tương đương
và cao hơn các trang trại ở Tây Âu, sản xuất và khối lượng nông sản hàng hóa lớn
cung cấp cho thị trường thế giới. Hàng năm các trang trại xuất khẩu khoảng 100
triệu tấn ngô, lúa mỳ…
Ở Châu Á, đến nay chỉ một số nước ở Đông Bắc Á như Nhật Bản, Đài Loan,
Hàn Quốc là những nước phát triển, đây là vùng đi lên CNH sớm nhất Châu Á đồng
thời cũng là địa bàn phát triển KTTT đầu tiên ở Châu Á. Đặc điểm của các nước có
trang trại phát triển ở Đông Bắc Á là diện tích đất bình quân trên đầu người ít chỉ
trên dưới 1ha. Tuy quy mô nhỏ bé nhưng trang trại ở các nước Nhật Bản, Đài Loan,
Hàn Quốc vẫn mang đầy đủ các đặc trưng của trang trại là sản xuất nông sản hàng
hóa lớn với tỷ suất hàng hóa cao.
Nhìn chung KTTT ở các nước công nghiệp phát triển đã hình thành tồn tại và

phát triển trong suốt quá trình CNH từ thời kỳ đầu cho đến thời kỳ CNH đạt trình
độ cao, trang trại gia đình đã trở thành loại hình tổ chức sản xuất nông sản hàng hóa
đáp ứng nhu cầu CNH.
Các nước đang phát triển tập trung ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh trong
quá trình đi lên CNH cũng hình thành và phát triển KTTT gia đình để đáp ứng nhu
cầu về nông sản hàng hóa, từng bước thay thế cho tiểu nông tự cung tự cấp. Khi bắt
đầu đi lên chủ nghĩa ở các nước đang phát triển một bộ phận kinh tế tiểu nông tiến
lên sản xuất nông sản hàng hóa với các mức độ khác nhau theo mô hình trang trại
gia đình.

16


Thái Lan là nước trên con đường CNH, đang diễn ra sự chuyển dịch từ kinh
tế tiểu nông tự cấp tự túc lên KTTT gia đình sản xuất nông sản hang hóa lớn cung
cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, ở Thái lan KTTT phát triển đồng thời ở
các vùng đồi núi, đồng bằng và ven biển vì có điều kiện thuận lợi và có nhu cầu của
thị trường trong nước và ngoài nước. Ở vùng đồi núi các trang trại sản xuất lúa gạo
hàng năm xuất khẩu 5-6 triệu tấn gạo, ở vùng ven biển phát triển các trang trại
NTTS, ngoài ra còn có nhiều trang trại chăn nuôi gà, lợn, bò sữa.
Ở Malaixia và Inđônêxia thì KTTT tập trung phát triển trước hết ở các vùng
đồi núi là nơi có điều kiện thích hợp và có tập quán sản xuất cây công nghiệp như
cao su, ca cao…Là những mặt hàng thị trường đang có nhu cầu, còn ở đồng bằng
KTTT chưa phát triển, nhìn chung ở các nước đang phát triển KTTT mới phát triển
nên số lượng chưa nhiều nhưng nó cũng đã trở thành lực lượng xung kích trong sản
xuất nông sản hàng hóa và ngày càng phát triển cùng với xu thế tăng trưởng của
CNH.
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế hộ nông dân
đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông

nghiệp nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các
trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ và công nghệ cao nhằm mở rộng
quy mô sản xuất hàng hóa nâng cao năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường.
Hiện nay mô hình KTTT đang tăng nhanh về mặt số lượng với nhiều thành
phần kinh tế tham gia, nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình nông dân và một
số cán bộ công nhân viên chức, bộ đội nghĩ hưu. Sự phát triển KTTT đã góp phần
khai thác nguồn vốn trong dân, mở mang thêm diện tích đất trống đồi núi trọc, xóa
đói giảm nghèo tăng thêm nông sản hàng hóa cho thị trường.
Mặc dù Đảng và nhà nước đã có chủ trương về phát triển KTTT song còn một
số vấn đề về quan điểm và chính sách phải tiếp tục làm rõ như việc giao đất, thuế đất,
chuyển nhuợng, tích tụ đất để làm KTTT. Nếu như những vấn đề đó chậm giải quyết
thì làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng sẵn có ở nhiều vùng cho phát triển
KTTT.Hiện nay còn khoảng 31% trang trại chưa được giao đất, thuê đất ổn định lâu

17


dài nên các chủ trang trại chưa thực sự yên tâm sản xuất. Hầu hết các chủ trang trại ở
các địa phương chưa làm tốt công tác quy hoạch sản xuất, thủy lợi giao thông, điện
nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, thị trường đầu ra còn yếu kém. Phần lớn các chủ
trang trại còn thiếu hiểu biết về thị trường, KHKT, thiếu vốn sản xuất.
Trong điều kiện hiện nay nhà nước đặt ra một số chính sách lâu dài đối với
KTTT như: nhà nước khuyến khích và phát triển bảo hộ KTTT, các hộ kinh tế gia
đình, cá nhân đầu tư phát triển KTTT được nhà nước giao đất, cho thuê đất, cấp
giấy chứng nhận và quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định trong khuôn khổ pháp luật.
Nhà nước đặc biệt khuyến khích đầu tư khai thác có hiệu quả trong việc sử dụng đất
trống đồi núi trọc, ven biển tận dụng khai thác đất còn hoang hóa để sử dụng vào
sản xuất nông lâm ngư nghiệp theo hướng chuyên canh với tỷ suất hàng hóa cao.
Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát huy kinh tế tự chủ của hộ nông dân,

phát triển KTTT đi đôi với chuyển đổi HTX kiểu cũ, mở rộng các hình thức kinh tế
hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh.

 Tình hình phát triển KTTT trước khi có luật đất đai:
Đất nước ta từ khi đổi mới nền kinh tế những chính sách đổi mới trong nông
nghiệp cụ thể là sau chỉ thị 100/ CT-TW của ban chấp hành TW khóa VI năm 1981.
Nghị quyết 10/NQ-TW của bộ chính trị về đường lối đổi mới kinh tế nông nghiệp,
nghị quyết TW V khóa VI tháng 6 năm 1993 và sau đó là luật đất đai tháng 9 năm
1993 đã tạo cho các tổ chức kinh tế, các nhân, người lao động có trách nhiệm và
quyền lợi tự chủ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Theo số
liệu thống kê của GS-TS Lê Trọng thì đến năm 1989 số trng trại thống kê được là
5.215 trang trại, đến năm 1992 đã tăng lên 13.246 trang trại. Diện tích đất sản xuất
trong thời gian này tăng từ 1,9% lên 6,8%, tỷ suất nông sản hàng hóa năm 1989
chiếm 19,09% đến năm 1992 tăng lên 78,6%. Do các yếu tố lịch sử, địa hình , khí
hậu khác nhau nên tính chất sản xuất KTTT nước ta mặc dù đã phát triển về mặt số
lượgn cũng như chất lượng nhưng vẫn còn mang tính tự phát, lẻ tẻ. Do chưa có một
hành lang pháp lý vững chắc cộng với tính chất rủi ro trong sản xuất nông nghiệp và
việc nên kinh tế nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường cho nên kinh
nghiện cũng như hiểu biết về thị trường còn nhiều hạn chế. Vì vậy, nhiều người
chưa dám mạnh dạn đầu tư lớn vào KTTT. Tuy KTTT ở thời kỳ này chưa phát triển

18


mạnh nhưng nó khẳng định KTTT là mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp
hiệu quả ở nông thôn góp phần cải thiện đáng kể bộ mặt nông thôn Việt Nam.

 Tình hình phát triển KTTT khi có luật đất đai:
Kể từ khi có luật đất đai ra đời cho phép giao đất cho người nông dân sử
dụng lâu dài, ổn định đồng thời được chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất là

hành lang pháp lý cần thiết cho người nông dân tích cực tham gia sản xuất kinh
doanh lâu dài và ổn định, để thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất tập trung góp phần
làm tăng tốc độ phát triển về quy mô và số lượng trang trại. Năm 1992 cả nước chỉ
có 13.246 trang trại thì đến năm 1998 đã có trên 110.000 trang trại tập trung chủ
yếu ở một số khu vực như: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên…
Trang trại vùng đồi núi có nhiều loại hình vườn đồi trang trại nông nghiệp,
lâm nghiệp, nông lâm kết hợp với các quy mô đất đai khác nhau, các chủ trang trại
có trình độ hiểu biết khác nhau. Phương hướng sản xuất nông sản hàng hóa của các
vùng đồi núi đa dạng, tập trung vào trồng rừng khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng cây
công nghiệp như: cao su, càphê, tiêu, điều, mía, cây ăn quả và chăn nuôi trâu bò, dê,
nuôi trồng thủy sản. Quy mô đất đai của trang trại vùng đồi núi có từ 3ha trở lên tùy
theo quỹ đất từng vùng và theo hướng sản xuất kinh doanh của các trang trại.
2.2.3. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Ninh Thuận.
Trang trại ở Ninh Thuận đã được hình thành và phát triển từ trước năm 1975,
tuy số lượng không nhiều nhưng đã có quy mô tương đối và phân bố khắp nơi trong
tỉnh: trang trại chăn nuôi bò của ông Trần Hán Ba (xã Phước Nam, huyện Ninh
Phước) chăn nuôi trên 500 con, trại tổng hợp của bà Bang (Phương Hải, Ninh Hải)
chăn nuôi trâu và bò trên 500 con, trồng trên 100ha lúa, trại tôm thịt ông Hà (Tân
Hải) xấp xỉ 20ha…
Trong thời kỳ cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp những năm 80 thì
những trang trại cũ ngưng hoạt động.
Sau khi có nghị quyết 10 của BCT mà đặc biệt là sau nghị quyết TW 5 mở
đường cho kinh tế nông thôn phát triển, khẳng định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự
chủ, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh thì loại hình kinh tế trang trại cũng
xuất hiện và phát triển. Tuy vậy, sự phát triển KTTT còn mang tính tự phát nên khó

19



tránh khỏi những khuyết tật ở bước khởi đầu khái niệm về KTTT chưa làm sáng tỏ
trên một số tiêu chí quan trọng, quy mô còn dè dặt.
Xuất phát từ thực tiễn Ninh Thuận là một tỉnh DHMT, diện tích đất nông
nghiệp bình quân trên đầu người thấp (0,24ha/người), sản xuất mang tính thuần
nông dựa trên lao động thủ công là chính nên bước đầu đi vào hoạt động theo cơ
chế thị trường thì quá trình tích tụ tập trung trong sản xuất là quá trình tất yếu. Quá
trình đó diễn ra từ thấp đến cao, từ nhỏ đến vừa và lớn do đòi hỏi của quá trình sản
xuất môi trường kinh tế và điều kiện đất đai, tài nguyên.

 Sự hình thành trang trại chăn nuôi gia súc có sừng:
Trang trại chăn nuôi gia súc có sừng ở tỉnh Ninh Thuận đã được hình thành
và phát triển nhanh, rộng ở những nơi có điều kiện thuận lợi theo hướng chuyển
dịch đàn lên miền núi. Tận dụng và phát huy tốt những vùng đất hoang hóa, tạo ra
giá trị cao trên những vùng đất đồi núi khô hạn. Tuy quy mô đàn của các trang trại
có khác nhau nhưng đã đi vào hình thức chăn nuôi tập trung, nhiều trang trại đã tách
hẳn chăn nuôi với trồng trọt và ngành nghề khác.
Chăn nuôi bò, dê cừu ở tỉnh Ninh Thuận đã có từ trước và phát triển dần cho
đến nay theo nhiều quy mô, cấp độ khác nhau nhưng có thể chia ra làm 3 hình thức
chính đó là: hình thức kinh tế hộ chăn nuôi từ vài con đến khoảng dưới 30 con do
người trong gia đình tự chăn dắt, loại thứ 2 là trại có quy mô từ 30-50 con do người
nhà tự chăm sóc hoặc gửi cho trại khác hoặc thuê 1 lao động chăn dắt, loại thứ 3 là
trang trại có quy mô từ 50 con trở lên, chủ trang trại là người quản lý hoặc vừa quản
lý vừa trực tiếp tham gia lao động nhưng phải thuê mướn người chăn. Những trang
trại có quy mô lớn thì số đông chăn nuôi tổng hợp vừa chăn nuôi bò, dê, cừu hoặc
dê, cừu.
Trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 639 trang trại chăn nuôi gia súc có sừng được
phân bố như sau:
+ Tại huyện Ninh Phước: 481 trại tập trung ở các xã Phước Nam, Nhị Hà,
Phước Hà, Phước Sơn.
+ Tại huyện Ninh Sơn: 43 trại tập trung ở các xã Phước Trung, Mỹ Sơn, Hòa

Sơn, Tân Sơn.

20


+ Huyện Ninh Hải: 126 trại tập trung tại các xã Phương Hải, Nhơn Hải,
Công Hải.
Bằng quá trình vận dụng hình thức lấy ngắn nuôi dài, tích lũy vốn sản xuất
và từ tích tụ gia súc trong đàn, kết hợp với trồng trọt mà đến nay các chủ trang trại
đã phát triển đàn gia súc của mình ngày một quy mô hơn, kinh tế hơn. Khi đạt đến
quy mô nhất định (30-50 con bò, 50-100 con đối với dê cừu) thì các chủ trang trại
phải thuê mướn lao động để chăn thả gia súc.

 Sự hình thành và phát triển trang trại sản xuất tôm:
Sản xuất tôm là một ngành sản xuất hàng hóa động vật sống đòi hỏi kỹ thuật
cao, qua nhiều giai đoạn rất phức tạp, khắc khe, nhạy cảm với điều kiện thời tiết,
môi trường. Vốn đầu tư ban đầu lớn, đòi hỏi phải có tri thức kỹ thuật giỏi vừa có
năng lực quản lý tốt thì mới đem lại hiệu quả cao.
Nghề nuôi tôm ở Ninh Thuận cũng xuất hiện khá sớm với 2 hướng sản xuất
chính là nuôi tôm thịt và nuôi tôm giống. Sản xuất tôm giống đã được hình thành và
phát triển với tốc độ nhanh. Từ 14 trại năm 1992 lên 50 trại năm 1997 tập trung tại
các xã Văn Hải, Mỹ Hải (Thành phố Phan Rang Tháp Chàm), Khánh Hải, Tri Hải.
Nghề nuôi tôm thịt cũng phát triển nhanh, nhất là từ khi thị trường tôm thịt phát
triển ở những năm 80 thì nhân dân đã đi sâu đầu tư vào các biện pháp thâm canh,
mở rộng diện tích, cải tiến ao đìa đã nâng năng suất và sản lượng tôm thịt ngày càng
tăng. Từ 482 ha năm 1992 lên 588 ha năm 1995 và đến cuối năm 1996 toàn tỉnh có
595 ha với 565 hộ nuôi tôm. Sản lượng tôm từ 300 tấn năm 1989 lên 482 tấn năm
1992 và 700 tấn năm 1995. Phong trào sản xuất tôm thịt vùng Đầm Nại tăng lên thì
đồng thời cũng xuất hiện dạng hình ngư trại lấy nuôi tôm thịt làm ngành sản xuất
chủ yếu của gia đình, các nghề khác trở thành thứ yếu. Trang trại tôm giống và tôm

thịt phát triển chủ yếu ở vùng đầm ven biển, cửa sông vì môi trường nước thích
hợp, tuy nhiên mỗi loài đều có khó khăn và thuận lợi riêng do đó mô hình KTTT
nuôi trồng thủy sản ở giai đoạn này còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra
những giải pháp để làm rõ và có xu hướng đi thích hợp trong thời gian tới.
2.2.4. Những tồn tại, khó khăn và hạn chế của kinh tế trang trại ở nước ta.
Bên cạnh những thành tích đáng khích lệ, KTTT ở nước ta trong thời gian
vừa qua vẫn còn tồn tại những khó khăn. Cần được phân tích, nghiên cứu từ những

21


mô hình cụ thể, rút ra những bài học cần thiết để có giải pháp phát triển và quản lý
tốt hơn.
Hầu hết các xã chưa có quy hoạch, kế hoạch phát triển trang trại nên khi hộ
nông dân có điều kiện muốn phát triển mô hình này thì UBND xã lúng túng trong
điều hành, không tạo được sự liên kết giữa sự phát triển trang trại với sự hình thành
các vùng sản xuất tập trung và định hướng phát triển chung của vùng về thủy lợi,
giao thông, điện nước, thông tin liên lạc, thị trường…
Về đất đai: diện tích đất hoang hóa, đất ven biển được các trang trại mở rộng
khai thác chiếm tỷ lệ nhỏ chủ yếu là do quá trình tích tụ của trang trại.
Giá cả thị trường của các mặt hàng nông sản không ổn định. Theo một số
nhà chuyên môn, chất lượng hàng hóa của trang trại chủ yếu dưới dạng thô, do đó
năng suất, chất lượng, giá trị chưa cao. Báo cáo của các địa phương cho thấy, 90%
sản phẩm của trang trại bán ở dạng thô hoặc tươi sống chưa qua chế biến, 60% sản
phẩm của trang trại bán với giá thấp, chưa hợp lý. Ngoài những trở ngại về nguồn
vốn, đất đai, các chủ trang trại cần được tháo gỡ khó khăn từ vấn đề tiêu thụ nông
sản thông qua hợp đồng. Trên thực tế, số nông sản được tiêu thụ thông qua hợp
đồng còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả thị trường không
ổn định, nông dân sản xuất hàng hóa không tập trung, không đạt tiêu chuẩn về vệ
sinh an toàn thực phẩm.

Trình độ năng lực điều hành, quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của các
chủ trang trại phần lớn có trình độ thấp, số đông chưa qua đào tạo (chiếm 95%)
thường lúng túng trước cơ chế thị trường, việc điều hành tổ chức sản xuất, kinh
doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự nhiệt tình của chủ trang trại.
Sự tiếp cận và áp dụng tiến bộ KHKT của các chủ trang trại tuy đã có những
tiến bộ nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn như: thiếu thông tin, thiếu
hướng dẫn của cán bộ, thiếu hợp tác trao đổi giữa các trang trại.
Mô hình KTTT là nhân tố mới được phát triển phù hợp với quy luật kinh tế thị
trường. Nhưng trong quá trình phát triển bản thân nó đã bộc lộ nhiều vấn đề yếu
kém như: sản xuất và tiêu thụ luôn gặp khó khăn. KTTT còn mang tính tự phát,
manh mún, nhiều trang trại sản xuất thiếu quy hoạch, thiếu định hướng lâu dài, sản
xuất chưa gắn với thị trường, khâu chế biến sản phẩm còn nhiều hạn chế.

22


Phần thứ III
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Ninh Phước.
 Vị trí địa lý.
Ninh Phước là huyện ven biển nằm ở phía Đông Nam tỉnh. Tổng diện tích tự
nhiên của huyện 90.687ha, dân số trung bình 185.497 người; so với toàn tỉnh chiếm
27% về diện tích, 31,3% về dân số.
Lãnh thổ của huyện:
• Phía Bắc giáp thành phố Phan Rang- Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận.
• Phía Nam giáp huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.
• Phía Đông giáp biển Đông..
• Phía Tây giáp huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận
Trên địa bàn huyện có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua. Trung

tâm huyện nằm cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 10km theo quốc lộ 1A..
Với vị trí trên Ninh Phước có điều kiện thuận lợi trong giao lưu và phát triển kinh
tế, nhất là nuôi trồng thuỷ sản và du lịch. Ninh Phước là một huyện ven biển, có
đồng bằng, đồi núi, cảnh quan thiên nhiên đa dạng. Từ trung tâm huyện có thể dễ
dàng đi đến nhiều trung tâm tỉnh lỵ và huyện lỵ khác bằng các tuyến đường bộ,
đường sắt và đường biển.
Phát huy lợi thế về vị trí địa lý của huyện, cần đẩy mạnh phát triển toàn diện
các ngành sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, thuơng mại và dịch vụ, du lịch. Xây
dựng huyện Ninh Phước trở thành vùng động lực tác động mạnh đến phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận.
 Địa hình
Địa hình Ninh Phước 2 phía Tây và Nam là núi, Đông và Bắc là đồng bằng
sông Cái giáp biển. Kiến tạo địa chất đã tạo ra cho huyện Ninh Phước có một kiểu
địa hình kết hợp giữa đồng bằng ven biển và địa hình thung lũng trước núi, phía
Tây và Tây Nam là các dãy núi cao, chênh lệch địa hình tương đối lớn và thấp dần

23


theo hướng Đông Bắc.
 Khí hậu
Ninh Phước nằm trong vùng có khí hậu khô hạn nhất nước đặc biệt là khu
vực Cà Ná, mũi Dinh. Lượng mưa ít, nắng gió nhiều, bốc hơi mạnh.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 600mm đến 800mm, bốc hơi từ
1.700mm đến 1.800mm.
Nhiệt độ trung bình năm 270C, cao nhất là 390C và thấp nhất là 14,40C.
Độ ẩm không khí từ 71-75% năng lượng bức xạ lớn. Tổng nhiệt độ năm
9.5000C đến 10.0000C.
Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 6 năm sau.

Ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất nông, lâm nghiệp:
Nền nhiệt độ cao đều trong năm, không có mùa lạnh, đây là điều kiện thuận lợi cho
phát triển cây trồng, vật nuôi nguồn gốc nhiệt đới.
Do có mùa khô kéo dài và nắng nóng, tốc độ gió khá lớn, nên khô hạn xảy ra rất
khắc nghiệt, làm cho cây trồng khô cháy, người và gia súc thiếu nước uống. Vì vậy,
giải pháp xây dựng các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, sử dụng nước
tiết kiệm, bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý là những giải pháp không thể thiếu được
đối với sản xuất nông nghiệp của huyện.
 Thủy văn sông ngòi.
Hệ thống sông suối tương đối đa dạng, trên địa bàn huyện Ninh Phước có 2
con sông chính bắt nguồn từ các dãy núi cao chảy về hướng Đông đổ ra sông Cái Phan Rang, trong đó có sông Lu có chiều dài 45km, diện tích lưu vực 380km 2 lưu
lượng bình quân hàng năm là 2,19m 3/s, sông Lanh Ra có chiều dài là 36km, diện
tích lưu vực 295km2, lưu lượng trung bình hàng năm là 1,35m 3/s. Trong mùa khô,
lưu lượng và dòng chảy trên các sông suối của huyện xuống rất thấp, các suối nhỏ
đều khô cạn. Trong những năm qua, việc đầu tư hệ thống kênh mương, hồ đập
nhằm khai thác sử dụng nguồn nước mặt đã được coi trọng.
 Tài nguyên rừng.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện: 33.259,39ha. Trong đó: diện tích
rừng tự nhiên: 18.740ha chủ yếu là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Hầu hết diện

24


tích rừng của huyện đều thuộc loại rừng có trữ lượng thấp, các loại rừng này có độ
che phủ thấp vào mùa khô. Diện tích đất trống có khă năng trồng rừng còn khá lớn,
huyện đang triển khai thực hiện dự án phát triển rừng theo hướng nông – lâm kết
hợp. Tuy nhiên, để thực hiện nhiệm vụ trồng rừng đối với huyện Ninh Phước nói
riêng và tỉnh Ninh Thuận nói chung là rất khó khăn do nằm trong vùng khí hậu khô
hạn nhất nước, nên chi phí cho trồng rừng và quản lý, bảo vệ rừng cao hơn so với
cacs vùng khác. Cần có cơ chế, chính sách thích hợp để diện tích rừng tiếp tục mở

rộng trong những năm tới.
 Tài nguyên đất đai.
Toàn huyện có 90.686,96ha diện tích tự nhiên. Trong đó: đất sản xuất nông
nghiệp 24.959,89ha chiếm 27,52%. Riêng đất trồng cây hàng năm 21.336,84ha. Đất
chuyên dùng 3.348,58ha chiếm 3,69%. Đất ở 1.071,87ha và đất chưa sử dụng sông
suối: 24.821,20ha chiếm 27,37%.
Nhìn chung, tài nguyên đất đai của huyện đã được khai thác sử dụng hợp lý, phù
hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng. Diện tích đất phù sa đã được đầu tư
hình thành vùng lúa năng suất cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng
nâng cao chất lượng sản phẩm. Diện tích đất chưa sử dụng tuy còn lớn, nhưng chủ
yếu là đất đồi núi, đất có tầng canh tác mỏng và chưa có nguồn nước tưới. Nghiên
cứu xây dựng các hồ đập, trạm bơm tăng thêm nguồn nước tưới, có thể chuyển
được hàng ngàn hecta đất chưa sử dụng vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
 Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện chủ yếu là các loại vật liệu xây
dựng thông thường như: đá Granit, cát, san xây dựng, san hô, đất sét, cát thủy tinh...
phần lớn các tài nguyên khoáng sản mới được khai thác sử dụng ở quy mô nhỏ.
Chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng ngày càng tăng. Nguồn nước khoáng ở khu
vực Nhị Hà là tài nguyên quý, rất cần thiết cho sinh hoạt và phát triển du lịch sinh
thái, nhưng chưa được điều tra, đánh giá để có phương án khai thác sử dụng hợp lý.
Ngoài ra, còn có đồng muối công nghiệp Cà Ná và quy hoạch đồng muối
công nghiệp Quán Thẻ 2.500ha (Phước Minh), và khu công nghiệp Phước Nam còn
có một số khoáng sản khác như: san hô khoảng 10 triệu tấn, cát thủy tinh, đá
Granite có diện tích hơn 21ha ở khu vực núi Chà Bang và Gia Ty với năng suất

25


×