BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM
Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp
Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ Ở VIỆT NAM
KINH TẾ HỘ VÀ KINH TẾ TRANG TRẠI
GVHD : NGUYỄN BÁ TRUNG
SVTH : NHÓM FRIENDS
Lớp : K309TC
Kontum 11/2011
Mục lục
Mục lục 2
I. Mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu 1
II. Thực trạng 2
1. Tình hình chung 2
2. Thuận lợi và cơ hội của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế nông hộ 4
3. Khó khăn và thách thức 5
III. Kết luận 10
. Bài viết “ Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiên nay và một số vấn đề đặt ra”.1
Trên đây là bài tiểu luận của nhóm FRIENDS lớp K309TC, chúng em xin cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của thầy. Bài tiểu luận khó tránh khỏi thiếu sót mong thầy góp ý để bài tiểu luận chúng
em có thể hoàn thiện tốt hơn. Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! 2
Bảng phân công công việc 3
Kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại
I. Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất chủ yếu, giữ vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Nó càng trở lên quan trọng đối với một quốc gia với gần 80%
dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động làm việc trong các ngành thuộc lĩnh vực
nông nghiệp như đất nước Việt Nam ta.
Có thể khẳng định trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn, kinh tế hộ gia
đình giữ vai trò quan trọng không thể thiếu. Nó là đơn vị kinh tế đặc thù và phù hợp với
thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Như vậy kinh tế hộ đã tỏ
ra là một đơn vị kinh tế phù hợp với đặc thù trong sản xuất nông nghiệp, nó góp phần giải
quyết vấn đề việc làm và xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn, đáp ứng tốt nhu cầu ngày
càng cao và phong phú của con người về lương thực, thực phẩm.
Mặc dù trong những năm qua kinh tế hộ đã đạt được những thành tựu to lớn, song
chính trong bản thân nó vẫn đang tồn tại những mâu thuẫn cơ bản cần giải quyết.Cần có
phương pháp phân tích phù hợp để làm sáng tỏ các khó khăn của hộ để có chính sách kinh
tế xã hội phù hợp góp nông dân phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống trong
tương lai, làm cơ sở cho việc xem xét, phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược phát
triển nông nghiệp, nông thôn về các mặt:
Kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân văn
Về phương thức sử dụng nguồn lực và hoàn thiện chất lượng cuộc sống
Về động thái của phát triển
2. Mục tiêu
- Nắm được thực trạng kinh tế nông hộ, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế nông hộ của nước ta.
- Hệ thống hóa những lý luận và thực về phát triển kinh tế hộ, từ đó giúp ta hiểu rõ và
đầy đủ hơn về quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam hiện nay.
Trang 1
Kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại
II. Thực trạng
1. Tình hình chung
a. Những nhân tố ảnh hưởng chi phối đến sự hình thành và phát triển kinh tế hộ nông dân
Có hai nhân tố chính ảnh hưởng:
Thứ nhất là điều kiện tự nhiên, đặc điểm của nông nghiệp nông thôn
Hai là điều kiện kinh tế xã hội: Chính sách vĩ mô và vi mô đối với nông nghiệp nông thôn,
trình độ phát triển kinh tế xã hội đời sống, sự phân công lao động xã hội, trình độ sản xuất hàng
hóa và quan hệ thị trường, trình độ nhận thức của người nông dân và các cấp lãnh đạo về vai
trò kinh tế hộ nông dân, sự phân hóa giàu nghèo của nông thôn.
b. Thành tựu đạt được và xu hướng phát triển
Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu tổ chức quản lý kinh tế
của Nhà nước, kinh tế hộ được coi trọng và nó đã thúc đẩy sự phát triển của ngành nông
nghiệp nước ta đóng vai trò chính trong việc tạo ra lượng hàng hóa lớn để phục vụ xuất
khẩu. Đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực thực phẩm trở thành nước có khối lượng gạo xuất
khẩu đứng thứ hai trên thế giới.
Nông nghiệp Việt Nam đã từng bước trưởng thành, diện mạo đã thay đổi một cách cơ
bản và đóng góp nhiều thành tựu vào sự phát triển kinh tế của đất nước như:
Nông hộ trở thành đơn vị kinh tế tự chủ.
Huy động và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực của hộ, giải phóng sức sản xuất.
Giải quyết được vấn đề an ninh lương thực hướng ra xuất khẩu, xuất khẩu gạo
đứng thứ 2 trên thế giới.
Thu nhập người dân ngày càng tăng, đời sống văn hóa xã hội được cải thiện.
Kinh tế nông hộ ngày càng đa dạng hóa các loại hình nông sản cũng như các
phương thức sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật góp phần nâng cao
năng suất chất lượng, sản lượng sản phẩm.
Nông nghiệp mà nông hộ là nòng cốt đã đạt được một số thành tựu cụ thể sau:
- Vào năm 2010, tốc độ phát triển toàn ngành nông nghiệp đạt 2,8%. Giá trị sản xuất
toàn ngành ước tính tăng 4,69 % , bình quân 5 năm tăng 4,93 %/ năm. Đảm bảo an ninh
lương thực trong nước và xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo.
Trang 2
Kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại
- Sản lượng các loại cây công nghiệp lâu năm tăng qua các năm.
Bảng: Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm
( ĐVT: nghìn tấn)
Loại cây 2007 2008 2009 2010
Hồ tiêu 89,3 98,3 108,0 111,2
Cao su 605,8 660,0 711,3 754,5
Cà phê 915,8 1055,8 1057,5 1105,7
Chè 705,9 746,2 771,0 823,7
- Ngành chăn nuôi đang tiếp tục phát triển nhân rộng hình thức trang trại. Tổng giá trị
sản xuất ngành chăn nuôi tăng trưởng 7% năm 2010. Sản lượng khai thác năm 2010 đạt
2.395 ngìn tấn tăng 5,2% so với năm trước.
Bảng: Giá trị xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chính
Mặt hàng Giá trị xuất khẩu năm 2010
(tỷ USD)
Tăng so với năm 2009
(%)
Nông sản
9,95 24,22
Lâm sản
4.94 16,3
Thủy sản
3,36 29,8
Dựa trên mục tiêu chung của ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2011-2015 là: “xây
dựng nền nông nghiệp toàn diện, đa dạng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hiện
đại, bền vững, thân thiện với môi trường; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông
thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân”. Kinh tế nông hộ đang phát triển dựa trên
những xu hướng chính sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển theo hướng chuyên canh tập trung, ứng dụng các tiến bộ
kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh tác.
Thứ hai, phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản đa dạng theo quy hoạch, phát huy lợi thế
từng vùng gắn với thị trường xuất khẩu.
Thứ ba, phát triển những sản phẩm chủ lực như lúa, cà phê,… đáp ứng hơn nữa nhu
cầu trong nước, đảm bảo an ninh quốc gia và hướng ra xuất khẩu. Bên cạnh đó, đa dạng
hoá sản phẩm, tìm kiếm những hướng đi mới có tiềm năng phát triển.
Trang 3
Kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại
Thứ tư, quá trình hình thành các nông trại hay trang trại gia đình. Từ hộ gia đình nông
dân tự cung tự cấp, sản xuất mang nặng tính chất hiện vật sang nền kinh tế trang trại sản
xuất hàng hóa.
2. Thuận lợi và cơ hội của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế nông hộ
Việt Nam là một nước đang phát triển và đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới. Trong
bối cảnh hiện nay, nước ta có nhiều thuận lợi và ngày càng có nhiều cơ hội để phát triển
kinh tế đặc biệt là kinh tế tế nông hộ.
* Một số thuận lợi của nước ta để phát triển kinh tế nông hộ như:
- Nước ta có nguồn lao động nông nghiệp dồi dào. Người nông dân vốn xuất thân từ nền văn
hóa lúa nước, cần cù, chăm chỉ và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
- Đảng và nhà nước luôn quan tâm và giúp đỡ phát triển đời sống của người nông dân. Thực
hiện các chính sách hỗ trợ khuyến khích sản xuất và tiêu thụ.
- Điều kiện tự nhiên ( đất đai, khí hậu, sông ngòi…) là một thế mạnh to lớn cho đất nước ta
phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Việt Nam đang trên đường hội nhập với nền kinh tế quốc tế vì thế đã mở ra những cơ
hội để giao thương, tiếp cận nền văn hóa tiên tiến, hiện đại, khoa học kỹ thuật áp dụng
cho sản xuất và chế biến.
Trên nền tảng là những thuận lợi sẵn có, kinh tế nông hộ Việt Nam đang có những cơ
hội thuận lợi như:
Khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, tham gia vào tất cả các tổ chức kinh
tế, thương mại lớn của thế giới và khu vực cơ hội cũng sẽ càng mở ra nhiều hơn, nắm bắt
được nhu cầu của khách hàng trên thế giới một cách nhanh nhạy và đầy đủ bằng các
phương tiện truyền thông, công nghệ thông tin.
Lợi ích từ hội nhập đem đến cho người nông dân Việt Nam khi xuất khẩu hàng
nông sản, thủy sản ra thế giới là sẽ chịu mức hàng rào thuế quan thấp nhất, nhiều hàng rào
phi thuế quan sẽ được bãi bỏ. Khi tham gia và thực hiện các cam kết của các tổ chức
người nông dân cũng sẽ biết được lộ trình cắt giảm thuế xuất khẩu, khi nào mặt hàng nào
có thuế bằng 0% để định hướng phát triển theo tinh thần cạnh tranh về chất lượng và giá.
Người nông dân nước ta sẽ được lợi từ việc tiếp cận, chuyển đổi các tiến bộ công
nghệ, phương tiện sản xuất, chế biến hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Các hàng
Trang 4
Kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại
công nghệ hiện đại phục vụ trong lĩnh vực công nghiệp sẽ được nhập khẩu vào Việt Nam,
đem đến cho người nông dân sự lựa chọn tốt nhất.
Trong nước, cùng với sự phát triển của các ngành trong cơ cấu nền kinh tế với mối
quan hệ tương tác thúc đẩy lẫn nhau như ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp sản
xuất máy móc, ngành công nghiệp chế biến, hệ thống dịch vụ thu mua và phân phối nông
sản… đã tạo nhiều cơ hội để người nông dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ.
3. Khó khăn và thách thức
a. Chênh lệch giàu ngèo và mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn
Năng suất trong sản xuất kinh tế hộ còn thấp dẫn đến thu nhập thấp lại không ổn định
bên cạnh đó chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và nông
nghiệp là một trong các nguyên nhân chính đang làm tăng thêm khoảng cách thu nhập và
mức chi tiêu giữa nông thôn và thành thị. Tỷ lệ nghèo khu vực nông thôn giảm mạnh,
trong khoảng thời gian 1993- 2004, từ 66,4% xuống còn 25%. Những năm gần đây, tỷ lệ
hộ nghèo của cả nước đã giảm từ 15,47% năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007. Nhưng
một số tỉnh miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người, số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ trọng
cao: ở Lai Châu hiện nay là 55,32%; Điện Biên 40,77% Tính bền vững trong các trường
hợp thoát đói nghèo trong nông nghiệp, nông thôn không chắc chắn, do thiên tai, dịch
bệnh, ốm đau Điểm xuất phát thấp, tốc độ phát triển chậm, rủi ro lớn, thì khoảng cách
khó không thể rút ngắn nếu không có những giải pháp mang tính đột phá.
b. Hệ thống thị trường chưa phát triển, thông tin nhiễu loạn
Về nguyên lý, thị trường mang lại cơ hội cho tất cả mọi người, nhưng không phải ai
cũng có đủ khả năng như nhau để tận dụng cơ hội đó. Người nắm thông tin, người nhiều
vốn, người lanh lợi và phải có chút "tinh quái" mới tận dụng cơ hội tốt hơn và do đó giàu
lên nhanh hơn.
Đây là nguyên nhân chính số người tự do di cư ra thành thị kiếm việc làm đang tăng
lên. Họ luôn trong tâm lý lo sợ rủi ro, vì vậy, tư duy "ăn chắc, mặc bền" là phổ biến, có
đồng nào đổ vào "xây nhà xây cửa" chắp vá
Trang 5
Kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại
c. Thiếu vốn sản xuất , vốn tích lũy của các hộ gia đình có sự phân biệt giữa các loại
hình sản xuất
Tình trạng thiếu kiến thức, thiếu vốn đầu tư đang là tình trạng chung của các hộ gia
đình nên khi có chính sách cho vay vốn hộ cũng không biết sử dụng sao cho có hiệu quả
Theo số liệu của tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2006 của Tổng cục Thống
kê, tính đến giữa năm 2006 vốn tích lũy bình quân một hộ nông thôn là 6,7 triệu đồng,
tăng gấp 2,1 lần so với thời điểm tháng 10 năm 2001. Nhưng vốn tích lũy của các hộ sản
xuất phi nông nghiệp vẫn vượt lên cao hơn các hộ thuần nông. Hộ vận tải tích lũy bình
quân là 14,9 triệu đồng, hộ thương nghiệp là 12,1 triệu đồng, hộ thủy sản là 11,3 triệu
đồng, trong khi đó hộ nông nghiệp thuần chỉ tích lũy dưới 4,8 triệu đồng. Lý do chính của
việc tiết kiệm tiền trong phần đông các hộ gia đình nông thôn không phải là để tích lũy
mở rộng sản xuất, mà 82% là để chi trả khám và chữa bệnh và 70% là để đề phòng các
nhu cầu chi tiêu đột xuất khác, chỉ 6% mong đợi lợi nhuận hay lãi suất.
d. Xác định hướng sản xuất khó khăn, bế tắc trong khâu tiêu thụ
Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để cho sản xuất hàng hóa lớn đã
khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp mấy năm gần đây cũng
đang khó khăn không kém. Thị trường đầu vào của sản xuất nông nghiệp biến động rất
bất lợi cho các hộ nông dân, giá lên cao liên tục, vốn ít nên khó khăn trong việc mua với
giá gốc và thiếu những nhà cung cấp tin cậy, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa
chọn phương án tối ưu. Mặc khác, sau khi thu hoạch người nông dân phải đối mặt với
thách thức về đầu ra( vì khi sản lượng tăng thì bị rớt giá). Mặc khác, chất lượng sản phẩm
chưa cao, năng lực cạnh tranh thấp. Do đó rất khó để cạnh tranh với các sản phẩm khác
trên thị trường trong và ngoài nước.
e. Công nghiệp chế biến kém phát triển, ảnh hưởng đến kinh tế hộ
Khó khăn trong khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch cũng là một cản trở lớn đối với
kinh tế hộ nông dân. Phần lớn các hộ nông dân đều thiếu kỹ thuật và khả năng sơ chế
nông sản sau thu hoạch, thiếu thông tin thị trường, chi phí giao dịch cao Nên phần lớn
nông sản chưa nâng được thêm giá trị kinh tế đáng kể trong các khâu tiếp theo của quy
trình sản xuất đến tay người tiêu dùng, kể cả mẫu mã, tiếp thị và tiêu thụ, xuất khẩu. Thu
Trang 6
Kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại
nhập chủ yếu từ trồng trọt, thu từ dịch vụ, công nghiệp ít, vì thế lợi nhuận người nông dân
thường thấp.
f. Kinh tế hợp tác trong nông thôn kém phát triển
Nhiều hộ nông dân đang rất cần đến những sự trợ giúp có tính chất cộng đồng, hiệp
hội ngành hàng hay hợp tác trong các khâu, nhất là đầu vào và đầu ra của sản xuất, chính
sách hiện nay trong nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng đầy đủ, do chưa hoạt động thật
hiệu quả và thiết thực.
g. Tư liệu chủ yếu là đất đai ngày càng bị thu hẹp, BQ diện tích thấp
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhưng khó
khăn lớn hiện nay là diện tích đất nông nghiệp đang mất vào các khu công nghiệp, khu đô
thị và giao thông. Đất trồng lúa nước năm 2005 đã giảm trên 302 ngàn héc-ta so với năm
2000. Theo thống kê, trong 5 năm qua cả nước đã có khoảng 13% số hộ nông dân bị mất
đất. Bên cạnh đó, tình trạng lãng phí sử dụng đất diễn ra khá phổ biến. Tại huyện Từ Sơn,
Bắc Ninh có 10.600 hộ nông dân mất đất, làm cho 21.000 lao động không có việc làm,
nhưng diện tích thu hồi lại bỏ hoang, chờ dự án, hoặc chỉ sử dụng khoảng 30%
h. Lề lối làm ăn sản xuất nhỏ cản trở kinh tế hộ phát triển
Phần lớn người dân sản xuất nhỏ, tự phát theo cái lợi trước mắt mà không theo quy luật
thị trường. Chữ tín trong làm ăn là rất quan trọng, thế nhưng một số địa phương nông dân
sẵn sàng "phá hợp đồng" để được lợi trước mắt do giá thị trường đột ngột lên cao so với
hợp đồng. Đối với sản xuất nông nghiệp, tính chất mùa vụ và sự lệ thuộc vào đất đai, kiểu
khí hậu rất chặt chẽ, nên khó có thể thành công nếu cứ chạy theo sự "lên - xuống" của thị
trường. Thế mà, một số nông dân ở huyện Đông Triều, Quảng Ninh, khi giá vải xuống, thì
chặt vải trồng cây sưa. Trong khi đó, các ngành chức năng thiếu sự tuyên truyền, giải
thích hữu hiệu để có định hướng sản xuất.
i. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến phát triển kinh tế nông hộ
Ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, sản
xuất trên đất đồi là những yếu tố mà chúng ta chỉ có thể lợi dụng và làm phù hợp với
các yêu cầu của các yếu tố đó. Việc sản xuất phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, mà
các hộ lại chưa thực sự có nhiều kinh nghiệm trong việc thay đổi cơ cấu cây trồng cho
phù hợp.
Trang 7
Kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại
k. Chất lượng sản phẩm chưa cao, năng lực canh tranh thấp, không có tính sản xuất
hàng hoá cao.
Năng lực cạnh tranh còn thấp do: chất lượng hàng hoá còn thấp. Trong đó trinh độ kiến
thức của người nông dân về ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao chất
lượng sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá còn hạn chế.
Trang 8
Kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại
Giải pháp
Để phát triển kinh tế nông hộ một cách hiệu quả thì ta cần phải xem xét các giải pháp
nhằm khắc phục những khó khăn và phát huy tối đa lợi thế của nước ta có được. Bên cạnh
đó cần phải có những giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn lực như sau:
Ruộng đất: vừa là đối tượng, vừa là tư liệu sản xuất quan trọng quyết định đến năng
suất sản phẩm vì thế cần củng cố quyền sử dụng đất đai, thực hiện tốt các quyền là vấn đề
được đặt ra hàng đầu. Giải quyết quan hệ ruộng đất trong nông thôn cho phù hợp với kinh
tế thị trường. Giải quyết mâu thuẫn giữa tích tụ ruộng đất và tỉ lệ nông dân không có đất
hoặc thiếu đất sản xuất tăng.Vấn đề sử dụng đất đai phải đáp ứng yêu cầu của sản xuất
hàng hoá và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Về vấn đề kỹ thuật: Hầu hết nền kinh tế hộ ở nước ta mang nặng nền nông nghiệp lạc
hậu do đó tăng cường những tiến bộ kỹ thuật kết hợp kỹ thuật hiện đại và cổ truyền. Giải
quyết các yếu tố về sinh học, giải quyết các yếu tố liên quan đến cơ giới, thực hiện chế độ
canh tác mới.
Ngoài ra hoàn thiện hệ thống khuyến nông: Tổ chức tốt hệ thống khuyến nông cơ sở;
Tăng cường đào tạo khuyến nông viên người địa phương; Làm tốt công tác biên soạn tài
liệu hướng dẫn; Thực hiện khuyến nông có sự tham gia của nông dân ;Lồng ghép công
tác khuyến nông vào nhiệm vụ của chính quyền và các tổ chức xã hội.
Bên cạnh đó tăng cường liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà nước/khuyến
nông, nhà kinh doanh/doanh nghiệp. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ sản xuất.
Tăng cường dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp tiếp cận đến hộ: giống, phân bón, thuốc Bảo vệ
thực vật, chế biến, bảo quản…
Vấn đề về vốn cũng là một vấn đề quan trọng:
Tạo điều kiện tốt cho sự gặp gỡ giữa người thừa và thiếu vốn.
Đa dạng hóa hình thức huy động.
Xúc tiến thị trường vốn trung hạn và dài hạn.
Hình thành quĩ bảo lãnh tín dụng, thực hiện bảo lãnh:
Khuyến khích hộ tạo vốn bằng liên doanh.
Kêu gọi vốn từ các cơ quan, tổ chức.
Thông qua các đoàn thể để tìm hiểu, giúp đỡ các hộ khó khăn.
Trang 9
Kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại
Chuyển đổi cơ cấu sản xuất: Phát triển mạnh ngành nghề, dịch vụ và công nghiệp.
Tăng cơ sở vật chất cho phát triển ngành nghề, dịch vụ để nâng cao hiệu quả sản xuất
ngành nghề và dịch vụ. (Ưu tiên xây dựng các trọng điểm kinh tế của địa phương… khu
trung tâm, chợ, bến cảng ….).
Tăng cường hợp tác kinh tế giữa các hộ: Hợp tác trong lưu thông, chế biến, dịch vụ kỹ
thuật để tạo ra sức mạnh mới để chống lại các yếu tố bất lợi và tiếp nhận các yếu tố thuận
lợi.
Tìm kiếm thị trường đầu ra: Khuyến khích phát triển sản xuất đa dạng, tạo lập 1 hệ
thống thị trường sôi động ở địa phương. Phát triển hệ thống chợ, giao thông, trung tâm
buôn bán, mở rộng hoạt động tiêu thụ ra bên ngoài.
Tăng cường cơ sở hạ tầng: Tính hệ thống, tính kiến trúc, tính tiên phong trong định
hướng : Điện, đường, trường, trạm, nước sạch, hệ thống thị trường, hệ thống thông tin.
Xây dựng mới và nâng cấp hệ thống điện. Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, qui hoạch xây
dựng đường sản xuất, tăng cường hệ thống thông tin.
Thực hiện chiến lược nông dân đặt lên hàng đầu: Vì chiến lược chỉ đạt được khi dân
được tham gia vào phát triển, lấy dân là trung tâm. Mở lớp tăng cường trình độ cho nông
dân về: thú y, hướng dẫn chăn nuôi, trồng trọt nhằm tìm kiếm những nông dân giỏi, giúp
họ phát huy một cách tối đa nhất và nâng cao trình độ lao động trong nông hộ.
III. Kết luận
Trong điều kiện nước ta hướng theo CNH- HĐH, kinh tế hộ vẫn đóng vai trò quan
trọng, là mấu chốt trong phát triển mối quan hệ giữa nông nghiệp- Nông thôn- Nông dân.
Mặc dù có những bước tiến trong quá trình phát triển tuy nhiên kinh tế nông hộ vẫn tồn
tại nhiều vấn đề cần giải quyết để khai thác và sử dụng nguồn lực như đất đai, con
người Để giải quyết những khó khăn trên, vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội trong
nền kinh tế thị trường hiện tại cần có sự nổ lực và phối hợp đồng bộ giữa nhà nông, nhà
khoa học, nhà nước và nhà kinh doanh.
Với những giải pháp thiết thực trong ngắn hạn và đồng bộ trong dài hạn chúng ta có
thể tin tưởng khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển và nâng cao đời sống người nông
dân trong tương lai không xa.
Trang 10
Nguồn tài liêu:
- ( TỔNG CỤC THỐNG KÊ)
- Bài giảng môn kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại của thầy giáo Nguyễn Bá Trung.
-
- . Bài viết “ Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiên nay và một số
vấn đề đặt ra”
Trên đây là bài tiểu luận của nhóm FRIENDS lớp K309TC, chúng em xin cảm ơn
sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy. Bài tiểu luận khó tránh khỏi thiếu sót mong thầy
góp ý để bài tiểu luận chúng em có thể hoàn thiện tốt hơn. Một lần nữa chúng em
xin chân thành cảm ơn thầy!
Bảng phân công công việc
STT Thành viên Công việc
1
Nguyễn Thị Hồng Ngọc - Phần II. 3. Khó khăn và thách thức
2 Nguyễn Thị Lan
Phương
- Phần II. 3. Khó khăn và thách thức
3
Trần Thị Kim Loan
- Phần I. Mở đầu
- Phần II. 2. Thuận lợi và cơ hội của Việt Nam trong
việc phát triển kinh tế nông hộ
4
Nguyễn Thị Hải Yếng
- Phần I. Mở đầu
- Phần II. 2. Thuận lợi và cơ hội của Việt Nam trong
việc phát triển kinh tế nông hộ
5
Trương Thị Hồng Loan - Phần III. Giải pháp
6
Hà Văn Tuyến - Phần III. Giải pháp
7
Lê Thị Ái Trang
- Phần II.1. Tình hình chung
- Phần IV. Kết luận
- Sửa bài word
8
Lê Thị Kim Trâm - Phần II.1. Tình hình chung
9
Nguyễn Thị Ngọc Mỹ
- Sửa bài word.
- Tìm số liệu