Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Ô NHIỂM KHÔNG KHÍ Ô NHIỂM NHIỆT HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.19 KB, 28 trang )

BÀI SEMINAR
Đề tài:
“ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ. Ô NHIỄM NHIỆT.
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH?”

Giáo viên hướng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Khoa Lân

Sinh viên thực hiện
Nhóm 7
Nguyễn Thị Hiền (16/10/1995)
Nguyễn Thị Lan
Nguyễn Thị Lành
Hồ Đắc Thị Mơ
Lê Thị Thanh Quỳnh
Cà Thị Dạ Thảo
Lê Nguyễn Anh Thương
Lê Thị Kim Vui


A - MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường khôngvấn đề riêng lẻ của một quốc gia
hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu.Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn
đến môi trường, và đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày
càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến
vấn đề ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm không khí,ô nhiễm nhiệt dẫn đến
biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu.

B - NỘI DUNG
1. Ô nhiễm không khí
1.1. Định nghĩa


Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ có mặt trong không khí hay
là sự biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến
sức khỏe con người, sinh vật và các hệ sinh thái khác.
-Chất gây ô nhiễm môi trường không khí: Là những chất mà sự có mặt của nó
trong không khí gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sự sinh
trưởng và phát triển của động thực vật…
+ Chất ô nhiễm sơ cấp: Là chất ô nhiễm xâm nhập trực tiếp vào môi trường từ
nguồn phát sinh : SO2, CO2, CO, bụi …
+ Chất ô nhiễm thứ cấp: Là chất thâm nhập vào môi trường thông qua phản ứng
giữa các chất ô nhiễm sơ cấp và phản ứng thông thường của khí quyển: so3
sinh ra từ SO2 + O2 ; H2SO4 sinh ra từ : SO2 + O2 + H2O…
1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường không khí.
- Bản chất hóa học( chủ yếu):
+ Ô nhiễm khí
+ Ô nhiễm bụi:
- Bản chất lí học:
+ Ô nhiễm nhiệt: Là sự dư thừa năng lượng dưới dạng nhiệt, góp phần gây ra hiện
tượng nóng lên của trái đất: băng tan, nước biển dâng..
+ Ô nhiễm tiếng ồn: Là những âm thanh không có giá trị
+ Ô nhiễm phóng xạ:
- Bản chất sinh học: Ô nhiễm bào tử phấn hoa, vi khuẩn vi rút gây bệnh…

1.3. Tác hại
1.3.1. Đối với động – thực vật.


-Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.
- Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật
khi đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng
kháng bệnh.

Ví dụ: -Ozone là chất gây ô nhiễm không khí thường liên quan với sự nóng
lên của Trái đất và của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính trong bầu khí quyển.
Đồng thời nó cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của thực vật. Khí như carbon
dioxide vào cây qua lá, nơi nó được sau đó được sử dụng trong quá trình quang
hợp. Khi có ozone trong không khí, khí này hoạt động giống như những khí
khác và vào các bộ phận của cây trong cùng một cách. Tuy nhiên, khi vào bên
trong nó lại hoạt động rất khác nhau. Ozone tương tác với các bộ phận trên một
cấp độ tế bào và bắt đầu phá vỡ một số các thành phần rất quan trọng cho quang
hợp. Khi điều này xảy ra, quang hợp giảm, các bộ phận không được cung cấp
đủ năng lượng và quá trình tăng trưởng chậm lại.
-Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn,
làm lá vàng và rụng sớm.
-Đa số cây ăn quả rất nhạy đối với HF. Khi tiếp xúc với nồng độ HF lớn hơn
0,002 mg/m3 thì lá cây bị cháy đốm, rụng lá.
-Sự nóng lên của Trái đất do hiệu ứng nhà kính cũng gây ra những thay đổi ở
động- thực vật trên Trái đất.
-Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca
và giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm
hại rễ cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước.
-Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì fluor gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị
nhiễm độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.
-Các chất gây ô nhiễm không khí có tính acid sẽ kết hợp với các giọt nước trong
đám mây làm cho nước có tính acid. Khi những giọt nước rơi xuống mặt đất sẽ
gây hại cho môi trường : giết chết cây cối, động vật, cá,….Mưa acid cũng làm
thay đổi tính chất của nước ở các sông, suối,…làm tổn hại đến những sinh vật
sống dưới nước.


1.3.2. Đối với con người
Các chất đặc trưng gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con

người :
1.3.2.1. Tác hại của bụi
- Tiếp xúc với bụi trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội
tạng.
-Ảnh hưởng của bụi vào sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và kích
thước hạt bụi.
- Mức độ bụi trong bộ máy hô hấp phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, mật độ
hạt bụi và cá nhân từng người.
- Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp :
ho ra đờm, ho ra máu, khó thở,….
- Bụi đất đá không gây ra các phản ứng phụ: không có tính gây độc,…. Kích
thước lớn (bụi thô), nặng, ít có khả năng đi vào phế nang phổi, ít ảnh hưởng đến
sức khỏe.
- Bụi than: thành phần chủ yếu là hydrocacbon đa vòng
(VD:3,4_benzenpyrene), có độc tính cao, có khả năng gây ung thư, phần lớn
bụi than có kích thước lớn hơn 5 micromet bị các dịch nhầy ở các tuyến phế
quản và các lông giữ lại. Chỉ có các hạt bụi nhỏ, có đường kính khoảng 5mm
mới đi vào được phế nang.
1.3.2.2. Sulfur Điôxít (SO2)và Nitrogen Điôxít (NO2)
-SO2, NOX là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axít
(HNO3, H2SO3, H2SO4). Các chất khí trên vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc
hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa, sau đó phân tán vào máu tuần
hoàn.
-Kết hợp với bụi => bụi lơ lửng có tính axít, kích thước < 2-3µm sẽ vào tới phế
nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết.
Sulfur Điôxít (SO2).


-Sulphur Điôxít là chất khí hình thành do ôxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt cháy
các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua,… SO2 là chất

khí gây kích thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO2 (thậm chí ở
nồng độ thấp) có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn
có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế
quản. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản
mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,…
- SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra
nước tiểu và kiềm ra nước bọt.
- Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường,
thiếu vitamin B và C, ức chế enzim oxydaza.
- Giới hạn gây độc tính của SO2 là 20 – 30 mg/m3, giới hạn gây kích thích hô
hấp, ho là 50 mg/m3.
Nitrogen Điôxít (NO2):
-Nitrogen Điôxít (NO2): là chất khí màu nâu, được tạo ra bởi sự ôxy hóa Nitơ ở
nhiệt độ cao. NO2 là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô
hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen.
–Nếu tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ mắc
các bệnh về hô hấp, tổn thương các chức năng của phổi, mắt ,mũi , họng,….
1.3.2.3. Cacbon mônôxít (CO)
- Cacbon mônôxít (CO) là chất khí hình thành do ôxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt
cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua,… SO2 là
chất khí gây kích thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO2 thậm chí ở
nồng độ thấp có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn có
thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế
quản. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản
mãn tính, gây bệnh tim mạch,…
- Cacbon mônôxít (CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất
bền vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận
chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu,….



1.3.2.4. Amoniac (NH3 )
- NH3 không ăn mòn thép, nhôm, tan trong nước gây ăn mòn kim loại màu:
kẽm, đồng và các hợp kim của đồng. NH3 tạo với không khí một hỗn hợp có
nồng độ trong khoảng 16-25% thể tích sẽ gây nổ.
- NH3 là khí gây độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ hô hấp.
- Tiếp xúc với NH3 với nồng độ 100mg/m3 trong khoảng thời gian ngắn sẽ
không đẻ lại hậu quả lâu dài, nhưng nếu tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1500-2000
mg/m3 trong thời gian 30 phút sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.
1.3.2.5. Hydro sunfua (H2S).
- H2S xâm nhập vào cơ thể qua pphooir sẽ bị oxy hóa thành sunfat . Các hợp
chất có độc tính thấp sẽ không tích lũy trong cơ thể. Khoảng 6% lượng khí hấp
thụ sẽ được thải ra ngoài qua khí thở ra,phần còn lại sau khi chuyển hóa được
bài tiết qua nước tiểu.
- Ở nồng độ thấp, v kích thích lên mắt và đường hô hấp.
- Hít thở lượng lớn hỗn hợp H2S sẽ gây thiếu oxy đột ngột,có thể dẫn đến tử
vong do ngạt thở.
- Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mũi họng
khô và có mùi hôi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn cầu, tiết dịch
mủ và giảm thị lực.
- Thường xuyên tiếp xúc với H2S ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính có thể
gây nhiễm độc mãn tính. Các triệu chứng có thể là: suy nhược, rối loạn hệ thần
kinh, hệ tiêu hóa,mất ngủ, viêm phế quản mãn tính,…
1.3.2.6.Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs)
-Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) gồm nhiều hóa chất hữu cơ trong đó
quan trọng nhất là benzen, toluene, xylene,.. VOCs có thể gây nhiễm độc cấp
tính nếu tiếp xúc ở liều cao, gây viêm đường hô hấp cấp, rối loạn tiêu hóa, rối
loạn thần kinh, rối loạn huyết học, gây tổn thương gan – thận, gây kích da,…và
là tác nhân gây suy tủy, ung thư máu.



1.3.2.7.Chì (Pb):
Chì (Pb): khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có
chứa một hàm lượng chì nhất định. Ngoài ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ
quặng, từ nhà máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất,.. Chì xâm
nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da, qua sữa mẹ,..
Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loặn tủy xương, đau khớp,
viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương
và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận.
Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong
,làm giảm trí thông minh,...).
1.3.2.8. Khí Radon.

-Khí Radon sinh ra do phân rã hạt nhân Urani trong tự nhiên, là loại khí nặng
nên thường tồn tại trong lớp không khí sát mặt đất. Trong tự nhiên, radon có
trong đất đá, xỉ than, bãi thải vật liệu xây dựng, trong bùn. Radon có thể bám
qua các hạt bụi nhỏ, xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp hoặc thấm
qua da,qua các vết thương hở gây nên bệnh ung thư phổi ,ung thư máu,….
1.4. Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam.
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối
với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề.
Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới, theo
một nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường đại học của Mỹ thực
hiện và công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos mới đây.


1.4.1.Việt Nam trong quá trình đô thị hóa nhanh.
Bảo vệ môi trường đô thị ngày càng có tầm quan trọng trong phát triển bền
vững quốc gia, bởi vì dân số đô thị ngày càng đông, các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia ngày càng tập trung trong các đô thị.
Năng lượng tiêu thụ ở các đô thị có thể chiếm tới 3/4 tổng năng lượng tiêu

thụ của quốc gia, chính vì thế các vấn đề ô nhiễm không khí trầm trọng thường
xảy ra ở các đô thị, đặc biệt là thường xảy ra ở các đô thị lớn.
Ở nước ta trong thời gian khoảng ¼ thế kỷ qua, quá trình đô thị hóa tương
đối nhanh do quá trình với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.4.2. Phương tiện giao thông, cơ giới tăng nhanh,và nhu cầu tiêu thụ ngày
càng lớn.
Đất nước phát triển đồng nghĩa với việc đời sống nhân dân được nâng cao,
dẫn đến các vấn đề lớn : phương tiện cơ giới tăng nhanh, nhu cầu tiêu thụ càng
lớn,….
Theo nguồn: Chi cục BVMT Tp. Hồ Chí Minh, 2007 cho biết, ở Tp. Hồ Chí
Minh có tới 98% hộ dân thành phố có sở hữu xe máy.
Và tại Hà Nội, xe máy chiếm hơn 87% tổng lưu lượng xe hoạt động trong
nội thành Hà Nội ( Theo nguồn: Sở TNMT&NĐ Hà Nội, 2006).
1.4.3.Hoạt động giao thông vận tải.
Phương tiện giao thong và cơ giới tăng nhanh dẫn đến nhu cầu tiêu thụ xăng
dầu trong nước ngày càng tăng. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân
phát thải các chất độc hại như CO, hơi xăng dầu (HmCn, VOC), SO2, chì, …..
Những nguồn chính gây ô nhiễm không khí ở các khu đô thị bao gồm hoạt
động giao thông vận tải, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và hoạt động
xây dựng. Theo đánh giá của các chuyên gia, ô nhiễm không khí ở đô thị do
giao thông gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.


Xét các nguồn thải gây ra ô nhiễm không khí trên phạm vi toàn quốc (bao
gồm cả khu vực đô thị và khu vực khác), theo ước tính cho thấy, hoạt động giao
thông vận tải đóng góp tới gần 85% lượng khí CO, 95% lượng VOCs(Volatile
Organic Compounds). Trong khi đó, các hoạt động công nghiệp là nguồn đóng
góp khoảng 70% khí SO2. Đối với NO2, hoạt động giao thông và hoạt động sản
xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỉ nhau .

1.4.4. Hoạt động xây dựng sửa chữa công trình cùng với đường sá mất vệ
sinh
Nước ta đang diễn ra quá trình đô thị hóa mạnh nên ở tất cả các đô thị đều có
nhiều công trường xây dựng đang hoạt động :xây dựng, sửa chữa nhà cửa,
đường xá, vận chuyển nguyên vật liệu,…. và phát sinh rất nhiều bụi, bao gồm
cả bụi nặng và bụi lở lửng, làm cho môi trường không khí đô thị bị ô nhiễm bụi
nặng nề. Rác thải không được thu gom hết, đường xá mất vệ sinh, tồn đọng lớp
bụi dày trên mặt đường, xe chạy cuốn bụi lên và khuyếch tán bụi ra khắp phố
phường
1.5. Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí trên Thế giới.
Theo báo cáo lần đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa được công
bố ngày 26/9 tại Giơnevơ, Thụy Sĩ, về thông số chất lượng không khí tại nhiều
quốc gia trên thế giới, cho rằng ô nhiễm không khí trên thế giới đã ở mức nguy
hại đối với sức khỏe con người.
(Nghiên cứu này thu thập các mẫu không khí của gần 1100 thành phố tại 91
quốc gia trên thế giới, trong đó có các thủ đô và các thành phố có số dân trên
100.000 người.).
Bên cạnh đó,theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới (WHO), hằng năm trên
thế giới có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp,
60% trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Ở Trung Quốc,tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gây nên những hội
chứng xấu ở đường hô hấp và nhiều bệnh khác khiến khoảng 2,2 triệu dân tử
vong mỗi năm, trong đó có một triệu người dưới 5 tuổi.


Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới vào năm 2007 cho thấy 750.000 dân
Trung Quốc chết sớm mỗi năm do ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước.
1.6. Biện pháp khắc phục
Trong thời đại công nghiệp, ô nhiễm không khí không có thể được loại bỏ
hoàn toàn, nhưng bước có thể được thực hiện để giảm bớt nó bằng các biện

pháp sau:
- Hoàn thành việc di chuyển tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công
nghiệp gây ô nhiễm nặng ra ngoài thành phố.
- Phát triển công nghệ sản xuất sạch hơn ở tất cả các khu công nghiệp và cơ sở
công nghiệp ở xung quanh thành phố (phát triển công nghiệp xanh)
-Thực hiện chiến dịch trồng cây xanh trong thành phố,….

Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các nguồn thải ô nhiễm từ hoạt động thu công
xây dựng, chấm dứt tình trạng đường phố “nay đào mai lấp”
-Phát triển xây dựng công trình kiến trúc xanh trong đô thị.
-Phát triển không gian xanh và mặt nước trong đô thị.-Tuyên truyền, nâng cao
nhận thức và xây dựng văn hóa, đạo đức môi trường cho mọi người dân đô thị,
đặc biệt là đối với những người lái xe ô tô, xe máy và chủ các cơ sở sản xuất.


-Mở rộng các hoạt động “trồng cây gây rừng “ đối với mọi công dân.
- Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
- Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải.
- Tuyên truyền mọi người cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung.
- Thực hiện đúng các luật giữ gìn môi trường.
2. Ô nhiễm nhiệt
Ô nhiễm nhiệt là sự bổ sung nhiệt vào môi trường ( đất, nước, không khí)
ngoài sự kiểm soát của con người, làm ảnh hưởng đến con người và hệ sinh thái.
2.1. Nguồn gốc, nguyên nhân:
Nguồn gốc ô nhiễm nhiệt do con người và do thiên nhiên.
-

-

-


-

Thiên nhiên: Trái đất nóng lên là do sự nung nóng của mặt trời, bên cạnh đó
núi lửa phun trào, cháy rừng tự nhiên…nhưng các nguồn này đã tự cân bằng
nhiệt cho môi trường.
Các hoạt động đốt nhiên liệu của con người: con người đốt nhiên liệu thải
nhiệt vào môi trường gây hiệu ứng nhà kính, làm mất cân bằng nhiệt, làm
vượt quá khả năng thích nghi của các cơ thể sống, làm đảo lộn các chu trình
trong tự nhiên.
Qúa trình đô thị hóa: tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh ở mọi nơi trên
thế giới, đồng thời quá trình này là sự giảm diện tích cây xanh và song hồ…
thay vào đó là các công trình với những bề mặt bê tong, xi măng,… gây bức
xạ mặt trời rất lớn, tạo không jhis rất oi bức cho những ngày hè, chất lượng
môi trường sống bị suy giảm đáng kể.
Đối với công trình nhà ở: do thiết kế kiến trúc chưa hợp lý, nhiều công trình
không có khả năng thải nhiệt, chưa có biện pháp thông thoáng hợp lý, trong
sản xuất còn sử dụng nhiều công nghệ sinh nhiệt nên lượng nhiệt thải ra
vượt quá nhiều lần trạng thái cân bằng nhiệt của cơ thể với môi trường

2.2. Tác hại:
- Sự nóng lên của Trái đất nói chung sẽ làm mất trạng thái cân bằng nhiệt của
nhiều hệ sinh thái trên Trái đất, giảm khả năng sinh trưởng của hệ sinh thái, làm


cho hệ sinh thái mất cân bằng. Nhiệt độ tăng cao:băng ở các cực sẽ tan ra, nước
biển dâng cao, thu hẹp diện tích lục địa; chu trình hạn hán, lụt lội tăng.
- Trong quá trình hoạt động sản xuất, nếu nhiệt độ tăng cao sẽ ảnh hưởng nhiều
đến năng suất và chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của nhiều
nước.

- Đối với các công trình nhà cửa, nếu chế độ nhiệt không thích hợp sẽ ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe của con người, làm giảm năng suất lao động một cách đáng
kể.
- Nhiệt độ nước tăng sẽ làm tăng các phản ứng hóa học trong nước, tăng tỉ lệ muối
hòa tan trong nước, làm kim loại han rỉ mạnh hơn. Bên cạnh đó, các loại vi khuẩn,
vi trùng, nấm gây bệnh phát triển rất nhanh..
- Nông nghiệp: giảm sức sinh sản của vật nuôi
- Tác hại đến sức khỏe, tâm sinh lý của con người, gây rối loạn chức năng của các
hệ cơ quan.
- Ô nhiễm nhiệt làm thay đổi khí hậu, đặc biệt khu vực có đô thị và các khu công
nghiệp phát triển
2.3. Biện pháp
- Để tránh sự nóng lên của Trái đất cần phải tránh hiện tượng hiệu ứng nhà kính
xảy ra, mà biện pháp chủ yếu là hạn chế lượng CO2 thải vào khí quyển.
- Trồng cây xanh, bảo vệ rừng,…
- Trong các khu đô thị và dân cư cần tăng diện tích ao hồ, công viên,…
- Đối với các công trình nhà ở và sản xuất cần phải có biện pháp thông thoáng hợp
lý, chọn được hướng gió tốt hoặc phải có biện pháp làm mát nhân tạo cho công
trình.
- Lượng nhiệt thải ra trong quá trình sản xuất cần phải có biện pháp khử nhiệt
trước khi thải hoặc thu hồi tận dụng nhiệt phục vụ cho các mục đích khác như sấy,
đun nước…đặc biệt đối với môi trường nước nên xử lý tận dụng nhiệt làm nguội
nước trước khi thải, cải tiến điều kiện phát tán nhiệt.


3. Mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí và ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm không khí
với các loại ô nhiễm khác
3.1. Mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí với ô nhiễm nhiệt.
Các bạn có biết :”Vì sao buổi sớm, không khí trong thành phố lại bị ô
nhiễm rất nặng?” Vì sao các nhà khoa học lại đưa ra kết luận trái ngược với nhận

định lâu nay của nhiều người ?
Xưa nay chúng ta thường nghe nói "không khí buổi sớm trong lành nhất" và
mọi người dân thành phố thường tập luyện, chạy nhảy, hoạt động thể dục thể thao
vào sáng sớm hàng ngày. Nhưng gần đây, các nhà khoa học lại cảnh tỉnh rằng ở
những thành phố có ngành công nghiệp và giao thông vận tải phát triển, không khí
buổi sớm không còn trong lành mà bị ô nhiễm rất nặng.
Nó có liên quan đến sự tác động của các loại ô nhiễm:
Mức độ trong lành của không khí được quyết định bởi thành phần các chất
trong không khí, nhất là những chất độc hại đối với cơ thể con người. Ban ngày,
ánh nắng mặt trời làm nhiệt độ không khí tăng cao, khói thải của các nhà máy, xe
cộ và bụi đất cát do các loại xe cuốn lên bay lửng lơ trong không khí. Đến khi mặt
trời lặn, nhiệt độ không khí giảm dần. Qua một đêm, mặt đất mát dần, nhiệt lượng
toả vào không trung cách mặt đất mấy trăm mét hình thành tầng không khí trên
nóng dưới lạnh, giống như chiếc nồi áp xuống mặt đất. Lúc này khói thải của các
nhà máy không thể bốc lên cao để toả vào tầng mây mà chỉ luẩn quẩn ở gần mặt
đất với nồng độ mỗi lúc một đậm đặc. Nếu lúc này trên mặt đất lặng gió, độ ô
nhiễm không khí sẽ càng tăng.
Như vậy có thể nói: Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nhiệt có quan hệ tác
động lẫn nhau.
Như chúng ta đã biết, khí CO2 là một trong những chất gây ô nhiễm môi
trường không khí. Khí này khuếch tán trong khí quyển, một phần CO 2 được thực
vật và nước biển hấp thu, một phần nhỏ theo nước mưa rơi xuống đất và phần còn
lại sẽ tồn tại trong khí quyển. Khi nồng độ cacbonic quá cao sẽ gây ảnh hưởng cho
môi trường. Hiện nay CO2 được xem là nguyên nhân chính gây hiệu ứng nhà kính,
gây ô nhiễm nhiệt, làm tăng nhiệt độ không khí trên Trái Đất
Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt
trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian


giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng

xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt
trung bình +16oC là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các
tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO 2, bụi, hơi
nước, khí mêtan, khí CFC v.v...
3.2. Mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí với các loại ô nhiễm khác
- Ô nhiễm không khí sẽ có thể dẫn tới các loại ô nhiễm khác. Khi không khí bị ô
nhiễm thì nó sẽ khuếch tán ra theo các cách khác nhau gây ô nhiễm các loại môi
trường khác.
+ Một trong những chất gây ô nhiễm môi trường không khí là CO. CO sinh ra
trong quá trình đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu gốc cacbon như than, chì, dầu,
khí đốt…Như chúng ta đã biết, CO là khí không màu, không mùi CO bị oxi hóa
chậm thành CO2. CO có khả năng hòa tan vào nước và rơi xuống đất làm cho môi
trường nước và đất bị ô nhiễm.
+ Ngoài ra còn những chất gây ô nhiễm môi trường không khí như : Oxit lưu
huỳnh, oxit nito (NO,NO2), …cũng gây ô nhiễm môi trường nước và đất.
-Gió gây ra các dòng chảy rối không khí ở lớp sáp mặt đất. Nhờ gió chất ô nhiễm
được khuếch tán rộng ra làm cho nồng độ chất ô nhiễm giảm xuống rất nhiều so
với ban đầu. Gió là nhân tố đặc biệt quan trọng trong việc khuếch tán bụi và hơi
hóa chất nặng hơn không khí. Gió có thể khuếch tán chất ô nhiễm, làm giảm nồng
độ ban đầu vì nó thường gây các dòng chảy rối của không khí sát mặt đất.
Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất
với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất.
Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và hiện tượng
đó được gọi là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu phần “Hiệu ứng nhà kính”.


4. Hiệu ứng nhà kính.
4.1. Khái niệm và cơ chế hình thành.
4.1.1. Khái niệm
Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng các tia bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời

xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức
xạ nhiệt sóng dài rồi được một số khí trong bầu khí quyển hấp thụ để thông
qua đó làm cho khí quyển nóng lên.
4.1.2. Cơ chế
Nhiệt độ bề mặt Trái Đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng Mặt
Trời đến bề mặt Trái Đất và năng lượng bức xạ của Trái Đất vào khoảng
không gian giữa các hành tinh. Năng lượng Mặt Trời chủ yếu là các tia sóng
ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển, còn bức xạ của Trái Đất là sóng
dài có năng lượng thấp dễ dàng bị khí quyển giữ lại.
Do sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái Đất với không gian
xung quanh đã dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái Đất.
4.2. Nguyên nhân và các loại khí nhà kính cơ bản.
4.2.1. Nguyên nhân
Có nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính, gồm có CO 2, CH4, CFC, NF3, hơi nước.
Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào Trái Đất, một phần được Trái Đất hấp thu và
một phần được phản xạ vào không gian. Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại
nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn tại vừa
phải thì chúng giúp cho nhiệt độ Trái Đất không quá lạnh nhưng nếu chúng
có quá nhiều trong khí quyển thì kết quả là Trái Đất nóng lên.
4.2.2. Các khí nhà kính cơ bản
4.2.2.1. CO2:
Khoảng 80% năng lượng nhân tạo được sản xuất do quá trình đốt các nhiên
liệu chứa Carbon. Chất thải sinh ra là khí CO 2, một chất khí có trong thành
phần khí quyển với hàm lượng thấp (0,035%V). Khi nhu cầu sử dụng năng
lượng nhân tạo tăng thì lượng CO2 thải ra càng nhiều, dần dần tích lũy trong
khí quyển.
Thêm vào đó diện tích rừng giảm mạnh, dẫn đến lượng CO 2 trong khí quyển
tăng nhanh. Dần dần hình thành một lớp CO 2 tương đối dày bao bọc xung
quanh khí quyển Trái Đất ở tầng đối lưu. Tia phản xạ nhiệt từ Trái Đất sẽ bị
CO2 và hơi nước hấp thụ và tỏa nhiệt, lượng nhiệt này bị giữ lại phía gần bề

mặt Trái Đất và làm nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng lên. CO 2 đóng góp trong
hiệu ứng nhà kính tới 50% so với các khí khác. Các nguồn tăng CO 2 chủ yếu


là do việc đốt các nhiên liệu hóa thạch và nạn phá rừng trên toàn cầu do hoạt
động nhân tạo.
4.2.2.2. Hơi nước
Đóng góp tới 62% trong tổng nhiệt độ tăng lên của Trái Đất. Nguồn tăng hơi
nước chủ yếu do sự ấm lên toàn cầu làm biến đổi sự bốc hơi nước ổn định
vốn có trên Trái Đất.
4.2.2.3. CFC
Quan trọng nhất là khí CFC-11 (CCl 3F) và CFC-12 (CCl2F2) là khí có nồng
độ lớn nhất trong khí quyển, đóng góp vào hiệu ứng nhà kính rất lớn. CFC-11
là 0,28ppm, CFC-12 là 0,484ppm. Hằng năm các khí CFC tăng 4% (năm
1992). Các khí này đều trơ về mặt hóa học, không độc, không cháy, không
mùi, là tác nhân làm lạnh cho tủ lạnh. Do trơ về mặt hóa học nên nó có thời
gian lưu rất dài (hàng chục, thậm chí hàng trăm năm).
4.2.2.4. CH4
Là khí không màu, ít hoạt động hóa học nên có thời gian lưu trong tầng đối
lưu lớn (khoảng 20 năm) nên phân bố khắp trong vùng này. Hằng năm tăng
khoảng 2% có nồng độ trung bình 0,3ppm.
4.2.2.5. NF3
Một loại khí được phát hiện là có khả năng gây hiệu ứng nhà kính nghiêm
trọng vừa công bố là NF3 (Nitrogen trifluoride) là một loại khí thải gây hiệu
ứng nhà kính có khả năng làm khí quyển Trái Đất nóng gấp hàng nghìn lần so
với khí CO2 tồn tại trong khí quyển, thực tế nhiều gấp 4 lần so với những dự
đoán trước đây. Theo các nhà nghiên cứu thuộc viện hải dương học Scripps,
Mỹ, sau khi áp dụng hệ thống phân tích mới, lượng khí NF 3 trong khí quyển
được phát hiệ năm 2006 đã lên đến 4200 tấn, nhiều hơn so với ước tính 1200
tấn trước đây. Nghiên cứu cũng được dự đoán lượng khí thải gây hiệu ứng

nhà kính này trong khí quyển năm 2008 sẽ là 5400 tấn, tăng trung bình 11%
mỗi năm.
NF3 là loại khí không màu, không mùi, không bị đốt cháy và có khả năng làm
bầu khí quyển Trái Đất nóng hơn 17000 lần so với cùng một số lượng khí
CO2. NF3 không chỉ có khả năng hấp thụ khí nóng từ môi trường lâu hơn CO 2
mà còn tồn tại trong khí quyển lâu hơn gấp 5 lần.
Trước đây, sự phát thải khí NF3 thường được sử dụng trong quá trình sản xuất
tivi màn hình phẳng tinh thể lỏng và các vi mạch điện tử, là quá nhỏ để được
coi là một yếu tố gây ra hiện tượng Trái Đất nóng lên. Tuy nhiên, các nhà
khoa học khẳng định hiện nay khí NF 3 cũng cần được kiểm soát giống như


CO2 do nhu cầu sử dụng loại khí này đang ngày một tăng lên.
4.3. Những tác động của hiệu ứng nhà kính
Việc tăng nồng độ các khí nhà kính do loài người gây ra, điều này sẽ làm
tăng nhiệt độ trên toàn cầu (sự nóng lên của khí hậu toàn cầu) và như vậy sẽ
làm thay đổi khí hậu trong các thập kỷ và thập niên kế đến.
Có thể thấy một số ảnh hưởng rõ nét như sau:
4.3.1. Các nguồn nước
Chất lượng và số lượng của nước uống, nước tưới tiêu, nước cho kỹ nghệ
và cho các máy phát điện, và sức khỏe của các loài thủy sản có thể bịảnh
hưởng nghiêm trọng bởi sự thay đổi của các trận mưa rào và bởi sự tăng khí
bốc hơi. Mưa tăng có thể gây lụt lội thường xuyên hơn. Khí hậu thay đổi có
thể làm đầy các lòng chảo nối với sông ngòi trên thế giới.
4.3.2. Sinh vật
Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các
sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ
thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị
tiêu diệt.
4.3.3. Sức khỏe

Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan
tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Số người chết vì nóng có thể tăng
do nhiệt độ cao trong những chu kì dài hơn trước. Sự thay đổi lượng mưa và
nhiệt độ có thể đẩy mạnh các bệnh truyền nhiễm.
4.3.4. Lâm nghiệp
Nhiệt độ cao hơn tạo điều kiện cho nạn cháy rừng dễ xảy ra hơn.
4.3.5. Năng lượng và vận chuyển
Nhiệt độ ấm hơn tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng. Sẽ có
ít sự hư hại do vận chuyển trong mùa đông hơn, nhưng vận chuyển đường
thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông.
Xa hơn nữa nếu nhiệt độ của quả đất đủ cao thì có thể làm tan nhanh
băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực và do đó mực nước biển sẽ tăng quá cao,
có thể dẫn đến nạn hồng thủy.
4.3.6. Các biện pháp để giảm trừ hiệu ứng nhà kính.
Trồng nhiều cây xanh nhằm làm giảm lượng khí CO2 trong bầu khí
quyển, từ đó làm giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển.
Hãy tiết kiệm điện: Một phần điện năng được sản xuất từ việc đốt các
nhiên liệu hóa thạch, sinh ra một lượng khí CO2 lớn. Hãy sử dụng ánh sáng tự


nhiên, dùng bóng đèn tiết kiệm điện, tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi
phòng.
Khi cần di chuyển những quãng đường gần, hãy đi bộ thay vì dùng xe
máy. Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, đi học bằng xe đạp, vừa
bảo vệ được túi tiền lại vừa bảo vệ môi trường!
Hãy cho những cái bếp than hay bếp dầu “cổ lổ” đi vào quá khứ, sử dụng
bếp gas vừa nhanh lẹ vừa tốt cho môi trường.
Hãy dùng Hàng Việt Nam chất lượng cao. Tại sao chúng ta lại ăn nho
Mĩ, táo New Zealand trong khi đất nước ta bốn mùa đều có trái cây tươi
ngon, không có chất bảo quản? Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước tạo

ra một lượng khí CO2 khổng lồ và đó rõ ràng là một sự lãng phí tài nguyên rất
lớn.
Hãy tiết kiệm giấy (in giấy ở cả 2 mặt, sử dụng tập cũ để làm giấy
nháp…), tái chế bao nilông, vỏ chai nhựa sẽ giúp bảo vệ môi trường và giảm
khí CO2 trong quá trình sản xuất.

5. Sự nóng lên toàn cầu
5.1. Nguyên nhân
Nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu thường được phân thành 2 loại:
các nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân nhân tạo.
5.1.1. Nguyên nhân tự nhiên
Nguyên nhân tự nhiên của sự nóng lên toàn cầu bao gồm việc phát thải khí
metan CH4 từ Bắc cực và các vùng đất ẩm ướt, biến đổi khí hậu, núi lửa,...
Metan, một loại khí nhà kính giữ nhiệt trong khí quyển trái đất, được thải ra
với số lượng lớn ở Bắc cực và các vùng đất ẩm ướt. Trong các trường hợp núi
lửa, khi một núi lửa phun trào thì hàng tấn tro bụi được thải vào khí quyển.
Cho dù tự nhiên có góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, nhưng sự góp phần
này là rất không đáng kể khi so với phần của con người đối với nguy cơ này.
5.1.2. Nguyên nhân nhân tạo


Các nguyên nhân do con người đối với sự nóng lên toàn cầu là các nguyên
nhân được gây ra do các hoạt động của con người. Nguyên nhân nổi bật nhất
là ô nhiễm do con người tạo ra. Phần lớn ô nhiễm này có thể được cho là do
việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, bao gồm đốt than để sản xuất điện, đốt dầu
để tăng lực cho các phương tiện xe cộ sử dụng động cơ đốt trong. Khi các
nhiên liệu hóa thạch này được đốt, chúng sẽ thải carbon dioxit, mà đây lại là
một loại khí nhà kính làm giữ nhiệt trong khí quyển của trái đất và góp phần
làm nóng lên toàn cầu.
Hai là, khi Trái Đất được khai thác để lấy các nhiên liệu hóa thạch này trong

quá trình khai thác mỏ, thì khí metan bên trong lớp vỏ Trái Đất thoát vào bầu
khí quyển và bổ sung vào các khí nhà kính khác như carbon dioxide. Nếu
chúng ta bắt đầu điều tra nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu do con người,
chúng ta sẽ tập trung chú ý vào một trong những nguyên nhân quan trọng
nhất của sự nóng lên toàn cầu đó là dân số. Dân số càng đông có nghĩa là nhu
cầu càng lớn, các nhu cầu này bao gồm thực phẩm, điện và vận tải. Để đáp
ứng các nhu cầu này, nhiên liệu hóa thạch được tiêu thụ ngày càng nhiều hơn,
và cuối cùng dẫn đến sự nóng lên toàn cầu. Con người thở ra khí carbon
dioxide, và với dân số ngày càng tăng, lượng khí carbon dioxide con người
thở ra cũng tăng lên và dẫn đến sự nóng lên toàn cầu. Ngay cả nông nghiệp
cũng góp phần vào sự nóng lên toàn cầu, do việc sử dụng rộng rãi phân bón,
và phân gia súc là một nguồn khí metan đáng chú ý.
5.2. Các ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu
Sự nóng lên toàn cầu có nghĩa là sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển
Trái Đất. Sự gia tăng nhiệt độ này sẽ kích hoạt một loạt các sự kiện có thể
gây ra rất nhiều huỷ hoại đối với hành tinh.


5.2.1. Mực nước biển đang dâng lên

Hãy tưởng tượng xem Trái Đất bị bao phủ hoàn toàn trong nước biển,
vậy chúng ta sẽ sống ra sao, di chuyển mọi thứ thế nào và đặc biệt là nước
ngọt đâu mà sử dụng. Thật khó để mà tồn tại đó các bạn!
5.2.2. Ô nhiễm không khí trầm trọng


Sự mọc lên các khu công nghiệp cao không đảm bảo việc thải khói độc,
dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Toàn cầu sẽ ngày càng nóng lên.
Tưởng tượng thử thôi cũng cảm thấy chịu không nổi rồi. Hãy hành động ngay
bây giờ để bảo vệ môi trường nào các bạn!

5.2.3. Sự biến mất của Biển Chết

Thật không thể tin nổi! Nếu Biển Chết mất đi thì nhiều loại thực vật và
loài chim bản xứ sẽ có nguy cơ tuyệt chủng. Vì nước biển ở đây rất mặn, nên
chúng ta có thể lềnh bềnh trên đó và còn điều trị được bệnh nữa đó. Đừng để
mất nó nhé các bạn!
5.2.4. Hậu quả tai hại của việc mất nước (hạn hán)


Sự nóng lên toàn cầu khiến cho đất nông nghiệp mọi nơi trên toàn cầu
sẽ bị nứt nẻ. Những mảnh đất xanh màu mỡ ngày xưa đang bị thay thế bằng
sự khô cằn, hạn hán ngày nay.
Do lượng nước ngọt ngày càng cạn kiệt thay vào đó là sự xâm nhập của
nước biển khiến cho sản xuất nông nghiệp ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Nhiều nơi đã thiếu nước ngọt để sử dụng rồi đó. Từ bây giờ nên trân trọng
nguồn nước sạch đi là vừa mọi người nhé!
5.2.5. Maldives đang bị đe dọa


Vì sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nơi được coi là thiên đường của các
thiên đường sẽ chìm trong biển. Các bạn cũng đều biết Maldives là quốc gia
thấp nhất trên toàn cầu so với mực nước biển. Nơi bị nhấn chìm đầu tiên
chính là nó đó các bạn.
5.2.6. Ô nhiễm môi trường đại dương

Việc xả rác lung tung đã khiến trên đất liền cũng như trong đại dương
đều ngập tràn là rác không thôi. Cái này gọi là sống chung với lũ. Nếu các
bạn muốn con cháu mình có một môi trường xanh - sạch - đẹp thì hãy lắng
nghe môi trường nhé!
5.2.7. Rất khủng khiếp khi có lũ lụt



Các hoạt động của con người như sử dụng nhiên liệu hóa thạch, khai
thác rừng nhiệt đới và săn bắt bừa bãi đang gây ảnh hưởng ngày càng trầm
trọng đến toàn cầu.
Kết quả tai hại bạn thấy đó, hằng năm phải nhận những cơn lũ lụt bất
chợt. Rất đáng sợ đúng không nào. Hãy cùng nhau thay đổi ngay từ bây giờ,
có lẽ là vẫn chưa quá muộn!
5.2.8. Giật bắn mình với nạn phá rừng lớn

Chặt phá rừng lấy gỗ, làm đất sản xuất nông nghiệp, xây dựng các nhà
máy công nghiệp. Hiện trạng này đang xảy ra rất nhiều và “lá phổi xanh” của


Trái Đất ngày càng thu hẹp lại. Vài chục năm nữa phải mua oxy để thở thôi,
chứ không thì không sống nổi đâu.
5.2.9. Sự thiệt hại của động thực vật

Chặt phá rừng, băng tan làm cho các động vật không con nơi trú thân
và tìm kiếm thức ăn. Chúng còn bị săn bắt một cách tàn nhẫn, bừa bãi nữa.
5.2.10. San hô không còn nữa

Biến đổi khí hậu gây ra bởi sự gia tăng nhiệt độ, hiện tượng nhà kính sẽ
gây nhiều hậu quả và khó xác định. Việc đánh bắt, khai thác thủy sản không


×