Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH_NGUYỄN THANH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.86 KB, 16 trang )

HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
LỚP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MÔN HÓA HỌC MÔI TRƯỜNG

TI Ể U LU Ậ N:
1

GVHD:

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM I QM

PHẠM HOÀNG KHANH
VÕ PHAN TRINH
NGUYỄN THANH THÁI
LƯỜNG THÀNH PHƯỢNG
ĐẶNG THỊ HÒA
TP HỒ CHÍ MINH-2008
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
MỤC LỤC
Trang
I. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH LÀ GÌ ?...........................................................3
1. NGUỒN GỐC THUẬT NGỮ
2. KHÁI NIỆM
3. PHÂN LOẠI
II. HIỆN TRẠNG………………………………………………………….4
III. NGUYÊN NHÂN………………………………………………………5
A. DO TỰ NHIÊN
B. DO CON NGƯỜI
1. DO SỰ PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA CỦA CÔNG NGHIỆP


2. DO HOẠT ĐỘNG CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI
3. DO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
4. DO SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU, CÁC HÓA THẠCH QUÁ MỨC
5. DO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
6. DO SINH HOẠT CỦA CON NGƯỜI
IV. ẢNH HƯỞNG………………………………………………………..9
1. XÁO TRỘN MÔI TRƯỜNG SỐNG
2. SỨC KHỎE CON NGƯỜI
3. ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT
4. ĐỐI VỚI THỰC VẬT
5. NGUỒN NƯỚC BỊ KHỦNG HOẢNG
6. CÁC TÀI NGUYÊN BỜ BIỂN
7. LÂM NGHIỆP
8. NĂNG LƯỢNG VÀ VẬN CHUYỂN
9. CÁC ẢNH HƯỞNG KHÁC
V. BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA VÀ KHẮC PHỤC……………………14

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………16
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….17
2
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
I. HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH LÀ GÌ ?
1. NGUỒN GỐC THUẬT NGỮ:
*Năm 1824, một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ
của vùng tăng lên đã khiến nhà toán học người Pháp: Jean
Baptiste Joseph Fourier nảy ra ý tưởng đặt tên cho hiện tượng
này là Hiệu ứng nhà kính xuất phát từ effet de serre(tiếng
Pháp).
2. KHÁI NIỆM
Ban đầu, Hiệu ứng nhà kính được người ta khái niệm trong

một “không gian con con”. Một số loài cây được trồng trong
các ngôi nhà “lợp” kính. Khi đón nhận ánh sáng Mặt Trời
chiếu xuống, nhiệt độ bên trong nhà kính dường như được
“đốt cháy” từ từ, không khí được sưởi ấm. Nhờ vào sức ấm
này, cây cối có thể đâm chồi, ra hoa và kết quả sớm hơn.
*Năm 1827, Jose Fourier đã đưa ra nguyên lý giải thích hiện
tượng này và “lôi kéo” được sự quan tâm lớn của giới khoa học trên toàn thế giới.
Ông cho rằng: hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của
tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán
trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ
không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Ngày nay, người ta hiểu khái niệm này một cách rộng hơn cho cả môi trường sinh vật
đang sinh tồn là Trái Đất. Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất
nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống
mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO
2
hấp thu làm
cho không khí nóng lên.
Các khí nhà kính (bao gồm carbon dioxide, methane, hơi nước và nitrous oxide) cho phép
các tia bức xạ từ mặt trời chuyển động xuyên qua bầu khí quyển của trái đất. Trái đất hấp
thụ các tia bức xạ này sau đó phản chiếu lại. Nhưng trong quá trình này thì độ dài của sóng
bức xạ sẽ thay đổi. Khi các tia bức xạ phát ra ngoài sẽ gặp những phân tử khí nhà kính và
những phân tử này sẽ hấp thụ các tia bức xạ, khiến các
khí nhà kính trở nên nóng dần lên. Do vậy, trên diện
rộng, tất cả khí nhà kính xung quanh trái đất sẽ tạo thành
một tấm chăn ấm bao bọc lấy hành tinh làm cho khí hậu
toàn cầu ngày càng nóng lên .
Theo tính toán khoa học thì: Nếu không có “tấm kính
này” nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất sẽ xuống
đến – 23

o
C. Nhờ có hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ Trái
Đất được sưởi nóng lên 38
o
C, đồng nghĩa với việc trên
thực tế, nhiệt độ trung bình sẽ là 15
o
C.
3. PHÂN LOẠI :
1) Hiệu ứng nhà kính khí quyển :
Jean Baptiste
Joseph Fourier
3
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
Các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được
phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài. Một số phân tử trong bầu khí quyển, trong
đó trước hết là điôxít cacbon và hơi nước, có thể hấp thụ những bức xạ nhiệt này và thông
qua đó giữ hơi ấm lại trong bầu khí quyển. Hàm lượng ngày nay của khí đioxit cacbon vào
khoảng 0,036% đã đủ để tăng nhiệt độ thêm khoảng 30°C. Nếu không có hiệu ứng nhà
kính tự nhiên này nhiệt độ trái đất của chúng ta chỉ vào khoảng –15°C.
Có thể hiểu một cách sơ lược như sau : ta biết nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất
được quyết định bởi cân bằng giữa năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất và lượng bức
xạ nhiệt của mặt đất vào vũ trụ. Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ có sóng ngắn nên dễ
dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO
2
để đi tới mặt đất, ngược lại bức xạ nhiệt từ trái
đất vào vũ trụ là bước sóng dài, không có khả năng xuyên qua lớp khí CO
2
dày và bị CO
2

+
hơi nước trong khí quyên hấp thụ. Như vậy lượng nhiệt này làm cho nhiệt độ bầu khí
quyển bao quanh trái đất tăng lên. Lớp khí CO
2
có tác dụng như một lớp kính giữ nhiệt
lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh CO
2
còn có một số
khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx, Metan, CFC...
Ở thời kỳ đầu tiên của lịch sử trái đất, các điều kiện tạo ra cuộc sống chỉ có thể xuất hiện
vì thành phần của điôxít cacbon trong bầu khí quyển nguyên thủy cao hơn, cân bằng lại
lượng bức xạ của mặt trời lúc đó yếu hơn đến khoảng 25%. Cường độ của các tia bức xạ
tăng lên với thời gian. Trong khi đó đã có đủ cây cỏ trên Trái Đất, thông qua sự quang hợp,
lấy đi một phần khí điôxít cacbon trong không khí tạo nên các điều kiện khí hậu tương đối
ổn định.
2) Hiệu ứng nhà kính nhân loại:
Từ khoảng 100 năm nay con người tác động mạnh vào sự cân bằng nhạy
cảm này giữa hiệu ứng nhà kính tự nhiên và tia bức xạ của mặt trời. Sự thay
đổi nồng độ của các khí nhà kính trong vòng 100 năm lại đây (điôxít
cacbon tăng 20%, mêtan tăng 90%) đã làm tăng nhiệt độ lên 2°C. Vai trò
gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2
=> CFC => CH4 => O3 =>NO2
II. HIỆN TRẠNG :
*HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH ĐÃ XẢY RA TỪ 5000 NĂM TRƯỚC:
Cho đến nay người ta vẫn cho rằng có quá nhiều carbon
dioxide trong không khí do đốn hạ cây xanh quá mức là
nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Tuy
nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ mới đây cho biết
hiệu ứng nhà kính đã bắt đầu cách nay khoảng 5.000 năm!
Kết luận này được các nhà khoa học Mỹ và Trung :“Người

tiền sử có lẽ đã đốt gỗ để nấu nướng, thắp sáng, luyện thiếc,
xây nhà…”, Kuan Fengshi thuộc Trường ĐH Sơn Đông và là
thành viên nhóm khai quật cho biết. Kuan và nhóm nghiên
cứu cũng suy luận rằng người tiền sử đã dùng cây cối cho
4
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
các mục đích khác như chữa bệnh, làm đồ gia dụng và công cụ, nuôi động vật. Tuy nhiên
những loại cây trồng này rất khó bảo quản và tìm thấy.
Theo các nhà nghiên cứu, người tiền sử đã bắt đầu xẻ gỗ phục vụ cho nhiều mục đích khác
nhau của mình và chính điều này đã làm gia tăng carbon dioxide trước cả thời đại công
nghiệp!
*Hiệu ứng nhà kính đang xảy ra nhanh hơn

Các dải mây có thể nhìn thấy bằng mắt bao phủ 1/3 hành
tinh này và ảnh hưởng đến nhiệt độ toàn cầu bằng cách
phản chiếu ánh sáng mặt trời vào không gian và ngăn cản
nhiệt trái đất thoát ra không gian. Ngoài ra, các giọt băng
của những dải mây này có thể làm khô hoặc loại bỏ ẩm ở
thượng tầng đối lưu.

Các nhà nghiên cứu trình bày: “Lần đầu tiên ở mức hiểu biết nhất, chúng tôi cho thấy rằng
các giọt băng nhỏ không hoàn toàn ở thể rắn, như chúng ta thường tin tưởng thế, nhưng
thật ra là bị bao phủ bởi một lớp acid sulfuric/nước.
Lớp bao phủ đó làm giảm mức độ phát triển của các giọt băng và loại hơi nước ra – một
loại khí nhà kính chủ yếu – từ thượng tầng đối lưu. Điều này khiến cho hơi nước đọng lại
nhiều hơn gây nên hiệu ứng nhà kính. Lớp bao phủ này ảnh hưởng hơn nữa đối với hiệu
ứng nhà kính làm trái đất nóng dần lên bằng cách gia tăng nhẹ sự phản chiếu ánh sáng vào
không gian và làm giảm lượng nhiệt thoát ra từ trái đất.
Hiệu ứng nhà kính đã làm cho trái đất ngày càng nóng lên, gây nhiều biến động về khí hậu
và hậu quả của nó đối với cuộc sống con người là rất khó có thể dự đoán được.

Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ của trái đất có thể sẽ tăng lên từ 1,4 đến 5,8
0
C do hiệu ứng
nhà kính, cũng có nghĩa là sẽ có thêm những mối đe doạ từ thiên tai. Con người sẽ phải đối
mặt với những hiểm hoạ do chính mình gây nên nếu không được khống chế kịp thời.
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua,nồng độ CO
2
tăng 25% làm
nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C. Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu
ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan
Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO
2
sẽ tăng gấp đôi , bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5
- 4,5
O
C vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn
ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60°C (G.I.Plass), và
mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30°C.
Một con số không thể không gây hoag mang là: theo ước tính, lượng khí nhà kính trong khí
quyển đã lên đến 7 tỷ tấn, một con số dĩ nhiên chưa từng có ở bất kỳ giai đoạn nào trong
lịch sử phát triển của Trái Đất. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác
động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.
III. NGUYÊN NHÂN :
Có thể chia làm 2 nguyên nhân chính sau đây:
A. DO TỰ NHIÊN :
• Do hoạt động của núi lửa
5
HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
• Do sự hô hấp của động vật
• Do hoạt động chiếu sáng của Mặt Trời

• Do sự hình thành và biến mất của băng hà
B. DO CON NGƯỜI:
Bản thân hiệu ứng nhà kính không có tội, thậm chí phải nói
rõ hiệu ứng nhà kính còn rất cần thiết cho sự tồn tại và phát
triển của các sinh vật trên Trái đất. Tuy nhiên, một khi con
người tác động làm mất đi sự cân bằng sinh thái, hiệu ứng
nhà kính lại trở thành một kẻ tội đồ đáng ghét và cần phải
đưa ra xử lý . Do các hoạt động của con người, đặc biệt là
do nhu cầu sử dụng năng lượng gia tăng của con người, hàm lượng CO2 có trong bầu khí
quyển dần dần gia tăng, dẫn đến gia tăng tác động của hiệu ứng nhà kính.
Những cánh rừng lẽ ra là nơi hấp thu CO
2
lại bị chặt phá đến trơ chọi, làm cho lượng CO
2

càng ngày đầy.
Hiệu ứng nhà kính là do các khí nhà kính gây ra.Khí nhà kính bao gồm carbon dioxide,
methane, hơi nước và nitrous oxide,ôzone.
Vậy nguyên nhân gây ra Hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân phát sinh ra các khí nhà
kính.
Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào tốc độ chóng mặt của quá trình đô thị hoá và sự gia
tăng dân số. Các loại phương tiện giao thông, các nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp,
các đống phế thải... “nhả” ra một lượng khí CO
2
khổng lồ vào bầu khí quyển. Những cánh

CO 2 CH4 O3 NH2 H2O CFC-11 CFC12
Hàm lượng năm
1800 trong khí
quyển năm 1993

280 ppmV
0,8
pp1mV
10 ppbV
288
ppbV
- 0 0
355 ppmV 174 ppmV 50 ppbV
311
ppbV
30.000
ppmV
280 pptv 484 pptv
tỉ lệ trong hiệu ứng
nhà kinh (%)
50 13 7 5 5 12
Hiêu ứng tăng nhiệt
độ 0k
7.2 0.8 2.4 1.4 20.6 0.6
Hệ số nhà kính
tương đối (với CO2
=1)
1 21 2000 206 12400 15800
Mức tăng trung bình
hằng năm (%)
0.3-0.4 1 0.7 0.2-0.3 5 5
6

×